Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thu hoach dien an dan su ho so 13 kim lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 16 trang )

HỒ SƠ TÌNH HUỐNG SỐ 13
(Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên Đơn)
Vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa:

- Nguyên đơn: Công ty TNHH Kim Lân
Địa chỉ trụ sở: Cụm công nghiệp Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Đại diện theo pháp luật: Ông Hàn Anh Tuấn

Chức vụ: Giám Đốc

Đại diện theo ủy qyền: Bà Kiều Thị Hải Vân

- Bị đơn: Công ty TNHH Nhật Linh.
Địa chỉ trụ sở: Cụm công nghiệp Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Chí Linh

Chức vụ: Giám Đốc

Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Tiến Công

I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN:
Công ty TNHH Kim Lân (Công ty Kim Lân) tiến hành ký kết Hợp Đồng
Nguyên Tắc với Công ty TNHH Nhật Linh (Công ty Nhật Linh) về việc mua bán hàng
hóa. Thời hạn thực hiện của Hợp đồng là 12 tháng.
Sau khi Hợp đồng kết thúc, hai bên đã tiến hành thanh lý Hợp đồng. Ngày
25/02/2016 Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh đã lập biên bản đối chiếu công nợ
tính đến ngày 31/12/2015, số tiền mà Công ty Nhật Linh nợ Công ty Kim Lân là
3.250.319.430 đồng (Ba tỷ hai trăm năm mươi triệu ba trăm mười chín nghìn bốn
trăm ba mươi đồng)
Ngày 08/5/2016 Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh lập Biên bản đối chiếu
công nợ lần 2 tính đến ngày 30/4/2016, số tiền mà Công ty Nhật Linh nợ Công ty Kim


Lân là 3.177.970.970 đồng (Ba tỷ một trăm bảy mươi bảy triệu chín trăm bảy mươi
nghìn chín trăm bảy mươi đồng)
Ngày 09/5/2016, Công ty Kim Lân đã có Công văn số 0506ĐN/CV gửi Công ty
Nhật Linh về việc đôn đốc thực hiện thanh toán tiền hàng còn nợ với Công ty theo
Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016. Tuy nhiên, công ty Nhật Linh không
thấy có phản hồi gì.
1


Ngày 17/5/2016 tại Trụ sở của Công ty Kim Lân, hai bên đã tiến hành họp
thông nhất về khoản nợ nêu trên, Công ty Nhật Linh đã đồng ý thông nhất là có nợ
Công ty Kim Lân với số tiền như tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/12/2016 và
sẽ tiến hành lên lộ trình và phương thức thanh toán theo sự thống nhất của hai bên
Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh có Công văn số 77/CV-NL về việc sẽ cam kết
thanh toán tiền hành còn nợ cho Công ty Kim Lân một cách sớm nhất.
Ngày 27/5/2016 Công ty Nhật Linh đã thông báo với Công ty Kim Lân về lộ
trình và phương thức thanh toán nợ như sau: Mổi tuần thanh toán một lần với số tiền là
300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng chẵn) vào các ngày thứ 6 hàng tuần cho đến khi
hết và việc thanh toán kết thúc vào 30/7/2016.
Tuy nhiên, Công ty Nhật Linh chây ỳ không chịu thanh toán số nợ trên làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của công ty và đời sống của toàn bộ công
nhận nhà máy của Công ty Kim Lân.
Vì vậy, ngày 10/7/2016 Công ty Kim Lân khởi kiện Công ty Nhật Linh ra Tòa
án nhân dân huyện Thuận Thành với 02 yêu cầu như sau:
1. Yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thụ lý giải
quyết vụ kiện đòi nợ tiền hàng giữa Công ty Kim Lân với Công ty Nhật Linh. Yêu cầu
này có cơ sở theo như phân tích về thẩm quyền của Tòa án ở trên.
2. Yêu cầu Công ty TNHH Nhật Linh có trách nhiệm thanh toán số nợ gốc là
3.270.212.570 đồng (Ba tỷ hai trăm bảy mươi triệu hai trăm mười hai nghìn năm trăm
bảy mươi đồng) và lãi suất theo quy định pháp luật.


II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỐ TỤNG CƠ BẢN:
1/ Xác định tư cách tố tụng của các đương sự:
- Tư cách nguyên đơn: Theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015: Nguyên đơn là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Qua nội dung hồ sơ
thì Công ty TNHH Kim Lân là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và
thông qua đại diện theo pháp luật là ông Hàn Anh Tuấn đồng thời là Giám đốc công ty
có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành yêu cầu giải quyết là
nguyên đơn trong vụ án tranh chấp.
- Tư cách bị đơn: Theo qui định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015: Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện. Như vậy, trong vụ án này bị đơn
là Công ty TNHH Nhật Linh, đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Chí Linh.
2/ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp:
2


Theo nội dung hồ sơ thể hiện, Công ty Kim Lân đòi Công ty Nhật Linh trả tiền
hàng hóa còn nợ phát sinh từ Hợp Đồng Nguyên Tắc ký ngày 02/01/2015. Cho nên,
đây là tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015.
3/ Xác định thời hiệu khởi kiện của vụ án:
Theo qui định tại Điều 319 Luật thương mại năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện
đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm
phạm.
Đối chiếu tại hồ sơ vụ án thì ngày quyền và lợi của Công ty TNHH Kim Lân bị
xâm hại là từ ngày hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của công ty
Nhật Linh theo Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ vì hết thời hạn trả nợ mà Công ty
Nhật Linh vẫn không thực hiện thanh toán cho Công ty Kim Lân đối là ngày
26/02/2015 (Sau ngày hai bên lập Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ vào ngày

25/02/2015). Ngày 10/7/2015 Công ty TNHH Kim Lân khởi kiện Công ty TNHH Nhật
Linh ra Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành là còn thời hiệu khởi kiện.
4/ Xác định văn bản pháp luật áp dụng:
- Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5/ Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Căn cứ vào thỏa thuận giữa Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh trong Hợp
đồng tại Điều 5 quy định như sau “Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có những
mâu thuẫn hay tranh chấp xảy ra, hai bên phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết thỏa
đáng, chân tình bằng văn bản. Nếu không thỏa thuận được, hai bên sẽ viện đến Trọng
tài kinh tế thành phố Hà Nội, phán quyết của Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội sẽ là
quyết định cuối cùng và bắt buộc hai bên phải thi hành.”
Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa hai công ty nếu không thể được giải quyết
bằng con đường thỏa thuận đàm phán thì Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội sẽ là cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay không tồn tại cơ quan tài phán mang tên Trọng
tài kinh tế thành phố Hà Nội trong thỏa thuận trọng tài giữa các bên. Như vậy, thỏa
thuận trọng tài này giữa 02 bên không thể thực hiện được căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị

3


quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày
20/3/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại như sau:
“Điều 4. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được quy định tại Điều 6
Luật TTTM
Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được quy định tại Điều 6 Luật TTTM
là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ

thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức
trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm
trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.”
Căn cứ Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm năm 2010 quy định về trường hợp Toà
án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài như sau:
“Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi
kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô
hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa
Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh thuộc Tòa án vì thỏa thuận trọng tài không thể
thực hiện được.
Đối chiếu thêm các quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa
án để xác định Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành thụ lý giải quyết có đúng thẩm
quyền không.
- Thứ nhất, về thẩm quyền theo cấp Tòa: Căn cứ tại Điểm b, Khoản 1, Điều 35
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về
Kinh doanh, thương mại.” Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp này.
- Thứ hai, về thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ tại Điểm a khoản 1 Điều 39
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm”. Qua nội dung hồ sơ
thì bị đơn là Công ty TNHH Nhật Linh có địa chỉ trụ sở tại Cụm công nghiệp Thanh
Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Do đó thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
thuộc Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh như hồ sơ thể hiện là đúng
quy định của pháp luật.
6/ Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:


4


Theo hồ sơ thể hiện thì Công ty TNHH Kim Lân khởi kiện Công ty TNHH
Nhật Linh ra Tòa án nhân dân huyên Thuận Thành yêu cầu hai vấn đề sau:
Thứ nhất, yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thụ lý
giải quyết vụ kiện đòi nợ tiền hàng giữa Công ty Kim Lân với Công ty Nhật Linh. Yêu
cầu này có cơ sở theo như phân tích về thẩm quyền của Tòa án ở trên.
Thứ hai, yêu cầu Tòa án buộc Công ty TNHH Nhật Linh có trách nhiệm thanh
toán số nợ gốc và lãi chậm thanh toán cho Công ty TNHH Kim Lân theo lãi suất quy
định của nhà nước, tổng số tiền là: 3.270.212.570 đồng (Ba tỷ hai trăm bảy mươi triệu
hai trăm mười hai nghìn năm trăm bảy mươi đồng) và lãi suất theo quy định pháp luật.
7/ Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
- Về các thông tin, tài liệu, chứng cứ do Nguyên đơn tự chuẩn bị:
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì Nguyên đơn là Công ty
TNHH Kim Lân cần cung cấp cho Tòa án những tài liệu chứng cứ đây:
+ Thông tin xác minh tính cách pháp nhân của Công ty Kim Lân và công ty này
vẫn còn hoạt động tại thời điểm khởi kiện: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Các thông tin, tài liệu liên quan đến việc ký kết, thực hiện, thanh lý hợp đồng
và yêu cầu thanh toán:


Hợp đồng Nguyên tắc ký ngày 02/01/2015.

 Bản đối chiếu công nợ ngày 25/2/2016


Bản đối chiếu công nợ ngày 08/5/2016.




Bảng kê tính lãi.

 Công văn số 0506ĐN/CV ngày 09/5/2016.
- Các thông tin, tài liệu, chứng cứ Tòa thu thập, gồm: Biên bản lấy khai các đương
sự và Biên bản hòa giải mà Tòa án đã thu thập.

5


III. KẾ HOẠCH HỎI CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA:
Luật sư nguyên đơn hỏi để bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng
- Hỏi đại diện của bị đơn:
1. Lý do Công ty TNHH Nhật Linh không thực hiện việc thanh toán cho công ty
TNHH Kim Lân theo hợp đồng nguyên tắc ký ngày 02/01/2015?
2. Có phải Biên bản đối chiếu công nợ ngày 28/5/2015 đã được Công ty xác nhận
bằng con dấu và chữ ký của người đại diện công ty không?
3. Công ty Nhật Linh đã thanh toán tiền nợ hàng cho Công ty Kim Lân được bao
nhiêu rồi? Thanh toán mấy lần?
4. Công ty Nhật Linh cho biết 02 ủy nhiệm chi mà công ty đã thanh toán là thực
hiện theo hợp đồng nào?
5. Tại sao công ty Nhật Linh lại cam kết trả nợ và đề ra phương thức thanh toán
đến ngày 30/7/2016 nhưng không thực hiện?
6. Giữa công ty Nhật Linh và công ty Kim Lân có Hợp đồng góp vốn vào ngày
03/10/2008, vậy tại sao công ty không cung cấp cho tòa án?
- Hỏi đại diện của nguyên đơn:
1. Lãnh đạo Công ty TNHH Kim Lân có tư nguyện ký kết Hợp đồng nguyên tắc
ngày 02/01/2015 với Công ty Nhật Linh hay không?
2. Bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016 có được các bên thống nhất hay không?
3. Số tiền hàng Công ty Nhật Linh xác nhận còn nợ Công ty Kim Lân có phải phát

sinh từ việc thưc hiện hợp đồng ký ngày 02/01/2015 hay không ?
4. Công ty Nhật Linh đã thanh toán cho bên nguyên đơn hay chưa?
5. Có phải tại phiên họp ngày 17/5/2016 các bên đã thống nhất với nhau về khoản
nợ phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc ký ngày 02/01/2015?

6


V. LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGUYÊN
ĐƠN:
(Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn
– Công ty TNHH Kim Lân)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2019

BẢN LUẬN CỨ

Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát!
Thưa các vị luật sư đồng nghiệp cùng toàn thể mọi người có mặt tại phiên tòa
hôm nay.
Tôi là Luật sư– Công ty Luật TNHH Sao Sáng – Đoàn Luật sư thành phố Hà
Nội. Hôm nay, tôi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp Kiện đòi tiền
hàng” được Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thụ lý giải quyết với
tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn Công ty TNHH
Kim Lân.
Kính thưa Hội đồng xét xử!

Công ty TNHH Kim Lân (Công ty Kim Lân) tiến hành ký kết Hợp Đồng
Nguyên Tắc với Công ty TNHH Nhật Linh (Công ty Nhật Linh) về việc mua bán hàng
hóa. Thời hạn thực hiện của Hợp đồng là 12 tháng.
Sau khi Hợp đồng kết thúc, hai bên đã tiến hành thanh lý Hợp đồng. Ngày
25/02/2016 Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh đã lập biên bản đối chiếu công nợ
tính đến ngày 31/12/2015, số tiền mà Công ty Nhật Linh nợ Công ty Kim Lân là
3.250.319.430 đồng.
Ngày 08/5/2016 Công ty Kim Lân và Công ty Nhật Linh lập Biên bản đối chiếu
công nợ lần 2 tính đến ngày 30/4/2016, số tiền mà Công ty Nhật Linh nợ Công ty Kim
Lân là 3.177.970.970 đồng.
7


Ngày 09/5/2016, Công ty Kim Lân đã có Công văn số 0506ĐN/CV gửi Công ty
Nhật Linh về việc đôn đốc thực hiện thanh toán tiền hàng còn nợ với Công ty theo
Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/02/2016. Tuy nhiên, sau đó công ty Nhật Linh vẫn
không phản hồi gì.
Ngày 17/5/2016 tại Trụ sở của Công ty Kim Lân, hai bên đã tiến hành họp
thông nhất về khoản nợ nêu trên, Công ty Nhật Linh đã đồng ý thống nhất là có nợ
Công ty Kim Lân với số tiền như tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/12/2016 và
sẽ tiến hành lên lộ trình và phương thức thanh toán theo sự thông nhất của hai bên
Công ty và Công ty Nhật Linh có Công văn số 77/CV-NL về việc sẽ cam kết thanh
toán tiền hành hàng còn nợ cho Công ty Kim Lân một cách sớm nhất.
Ngày 27/5/2016 Công ty Nhật Linh đã thông báo với Công ty Kim Lân về lộ
trình và phương thức thanh toán nợ như sau: Mỗi tuần thanh toán một lần với số tiền là
300.000.000 đồng vào các ngày thứ 6 hàng tuần cho đến khi hết và việc thanh toán kết
thúc vào 30/7/2016.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay Công ty Nhật Linh chây ỳ không chịu
thanh toán số nợ trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của công ty
và đời sống của toàn bộ công nhận nhà máy của Công ty Kim Lân.

Vì vậy, Công ty Kim Lân khởi kiện Công ty Nhật Linh những vấn đề sau:
Thứ nhất, buộc Công ty Nhật Linh phải thanh toán số tiền hàng còn nợ và lãi
phát sinh cho việc chậm thanh toán với tổng số tiền là: 3.500.319.430 đồng
Thứ hai, không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Nhật Linh.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nội dung đơn khởi kiện, các biên bản hòa giải và
phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa hôm nay, tôi xin trình bày một số quan điểm của
mình đối với vụ án để chứng minh yêu cầu của thân chủ tôi là hoàn toàn có căn cứ và
hợp pháp.
1. Yêu cầu Công ty TNHH Nhật Linh có trách nhiệm thanh toán số nợ gốc cho
Công ty TNHH Kim Lân và lãi phát sinh do chậm trả cụ thể như sau:
- Số tiền nợ gốc: 3.250.319.430 đồng.
- Số tiền lãi chậm trả phát sinh từ số nợ gốc theo quy định pháp luật từ ngày bị
đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán là ngày 26/02/2016 đến ngày khởi kiện tạm tính là
250.000.000 đồng.
Như vậy, yổng số tiền phải thanh toán là: 3.500.319.430 đồng (Ba tỷ năm trăm
triệu ba trăm mười chín nghìn bốn trăm ba mươi đồng)
8


Yêu cầu trên của thân chủ tôi là hoàn toàn có cơ sở để chấp nhận. Bởi lẽ, giữa
thân chủ tôi và Công ty Nhật Linh có ký hợp đồng nguyên tắc ngày 02/01/2015 về
mua bán hàng hóa với thời hạn là 12 tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng các bên đã tiến
hành thanh lý hợp đồng. Các biên đã thống nhất các khoản nợ và lập Biên bản đối
chiếu công nợ ngày 25/2/2016 (BL 27) xác nhận Công ty Nhật Linh còn nợ Công ty
Kim Lân tính đến hết ngày 21/12/2015 số tiền là 3.250.319.430 VNĐ. Biên bản có đầy
đủ chữ ký đại diện và con dấu của hai bên. Bằng biên bản này, Công ty Nhật Linh đã
xác nhận khoản nợ và nghĩa vụ trả nợ của mình bằng con dấu công ty. Điều này xác
nhận một sự thật khách quan rằng có khoản nợ này trên thực tế và Biên bản đối chiếu
công nợ ngà 25/12/2015 là một chứng cứ có giá trị chứng minh cao.
Tại BL 33 – Biên bản làm việc ngày 17/5/2016 giữa đại diện của hai phía công

ty, đại diện Công ty Nhật Linh – Bắc Ninh cam kết sẽ thanh toán cho công ty Kim Lân
tiền hàng còn nợ nhưng lộ trình và phương thức thanh toán theo thỏa thuận giữa 2 bên
trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, ngày 17/5/2016, công ty Nhật Linh cũng đã xác nhận có nợ công ty
Kim Lân số tiền như trên và cũng đã gửi công văn số 77/CV-NL vể việc sẽ cam kết
thanh toán các khoản nợ tiền hàng phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc ngày 02/01/2015,
thế nhưng phía Công ty Nhật Linh đã không giữ đúng lời hứa của mình, không thực
hiện việc trả nợ như lời cam kết.
Tại Biên bản lấy lời khai ngày 12/11/2016 công ty Nhật Linh đã thừa nhận đã ký
xác nhận tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 25/12/2015, như vậy nghĩa là công ty
Nhật Linh có nợ thân chủ tôi số tiền như biên bản đã đề cập. Còn về lý do họ không
chấp nhận số tiền được thể hiện trong Biên bản xác nhận công nợ ngày 25/2/2016 là
không có cơ sở. Bởi vì, 02 ủy nhiệm chi mà công ty Nhật Linh đã thanh toán là thanh
toán cho hợp đồng số 000086,84, còn số tiền thân chủ tôi buộc công ty Nhật Linh trả
là phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc ký ngày 02/01/2015. Từ đó cho thấy, công ty
Nhật Linh chưa từng thanh toán bất cứ khoản nợ nào cho công ty Kim Lân phát sinh từ
Hợp đồng nguyên tắc ngày 02/01/2015 đã được ghi nhận trong biên bản đối chiếu
công nợ ngày 25/2/2016.
Như vậy, từ những lập luận trên tôi khẳng định giữa hai công ty Kim Lân và
Nhật Linh có mối quan hệ mua bán hàng hóa xác lập dựa trên Hợp đồng nguyên tắc và
những lần giao dịch sau đó trên cơ sở bản hợp đồng này, từ đó phát sinh nghĩa vụ giao
hàng và quyền được nhận tiền thanh toán tiền hàng từ người mua của thân chủ tôi là
Công ty Kim Lân; phát sinh quyền được nhận hàng và nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
của Công ty Nhật Linh đối với người bán là Công ty Kim Lân.

9


Trong giao dịch mua bán hàng hóa, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và
do vậy, khi thân chủ tôi đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ giao hàng của mình thì

phía Công ty Nhật Linh phải có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho thân chủ tôi là
đúng. Quan trọng hơn là Công ty Nhật Linh đã xác nhận công nợ phát sinh từ Hợp
đồng nguyên tắc nên tôi khẳng định có việc Công ty Nhật nợ tiền hàng và chưa thanh
toán số tiền gốc là 3.250.319.430 đồng cho Công ty Kim Lân trên thực tế.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự, thương mại, cụ thể tại Điều
290 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong giao dịch
dân sự thì “Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa
điểm và phương thức đã thỏa thuận và nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền gốc và tiền
lãi”.
Ngoài ra Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định về quyền yêu cầu trả lãi
do chậm thanh toán như sau: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán
tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi
phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó…”. Khoản 2 Điều 50 Luật
thương mại năm 2005 cũng quy định: “Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh
toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận”.
Về mức lãi suất chậm trả áp dụng trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 11 quy
định về xác định lãi suất trung bình quy định tại Điều 306 của Luật Thương Mại của
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi
phạm thì lãi suất chậm trả áp dụng để nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán là lãi suất
quá hạn trung bình của 03 ngân hàng Vietcombank, ViettinBank và Agribank ở huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nơi Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành đang giải quyết
vụ án.
Cũng theo nội dung án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại thì chỉ
áp dụng lãi suất trả chậm trung bình trên thị trường của 3 ngân hàng trên địa phương
thay vì áp dụng theo lãi suất của Ngân hàng nhà nước với trường hợp Hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa các thương nhân thuộc Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 điều
chỉnh.
Các tài liệu, chứng cứ tại hồ sơ đã thể hiện rất rõ cho những lập luận trên như:

- Hợp đồng nguyên tắc ngày 02/01/2015;
- Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ ngày 25/2/2016.
- Biên bản làm việc ngày 17/5/2016 giữa hai bên.
10


án lệ chỉ áp dụng việc lấy lãi suất trả chậm trung bình trên thị trường của 3 ngân hàng
trên địa phương thay vì áp dụng theo lãi suất của Ngân hàng nhà nước nếu như em áp
dụng Điều 306 Luật Thương mại năm 2005.
Từ những chứng cứ, lập trên tôi cho rằng việc yêu cầu thanh toán của Công ty
TNHH Kim Lân cả tiền nợ gốc là 3.250.319.430 đồng và tiền lãi chậm trả là
250.000.000 đồng là hoàn toàn có cơ sở, đúng quy định của pháp luật. Vì vậy tôi kính
đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và chấp thuận yêu cầu trên.
2. Công ty Nhật Linh cho rằng toàn bộ tài sản xây dựng trên đất của công ty Kim
Lân là của công ty Nhật Linh đầu tư theo Hợp đồng góp vốn số 288/HĐ/2008
ngày 03/10/2008 và được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số
2121/000088 ngày 17/10/2008 là không có cơ sở. Do đó Công ty Nhật Linh yêu cầu
khấu trừ giá trị tài sản trên vào số nợ tiền hàng buộc phải thanh toán là hoàn
toàn vô lý.
Công ty Nhật Linh cho rằng, giữa bị đơn và Công ty Kim Lân có hợp tác góp
vốn với nhau theo Hợp đồng góp vốn số 288/HĐ/2008 ngày 03/10/2008 và khẳng định
toàn bộ tài sản của công ty Kim Lân là tài sản của Công ty Nhật Linh. Tuy nhiên, phía
công ty Nhật Linh lại không đưa ra được bất cứ bằng chứng, chứng cứ gì chứng minh
cho nhận định trên. Cho nên tôi cho rằng việc này là hoàn toàn bịa đặt, không có cơ sở
để tin cậy.
Ngoài ra, bản chất trong vụ việc này là tranh chấp kiện đòi nợ tiền hàng phát
sinh từ Hợp đồng nguyên tắc ngày 02/01/2015 chứ không phải tranh chấp liên quan tới
Hợp đồng góp vốn mà công ty Nhật Linh đã đề cập. Cho nên, phía bị đơn lại yêu cầu
khấu trừ giá trị tài sản xây dựng trên đất của công ty Kim Lân vào số nợ là hết sức vô
lý, hoàn toàn không liên quan đến vụ án. Bởi lẽ giả sử số tiền vốn góp ban đầu khi

Công ty Nhật Linh góp chung với Công ty Kim Lân đúng là của Nhật Linh nhưng khi
góp chung vào để thành lập công ty thì đã có sự chuyển đổi chủ sở hữu tài sản từ Nhật
Linh sang Công ty Kim Lân, nghĩa là tài sản vốn góp đó giờ đây không thuộc quyền sử
hữu của Kim Lân nữa mà nó là tài sản chung của Công ty, do vậy Nhật Linh không có
cơ sở đồi khấu trừ tiền vốn này vào số tiền hàng còn nợ mà họ buộc phải thực hiện.
Nếu Công ty Nhật Linh cho rằng toàn bộ tài sản trên đất trong yêu cầu phản tố của họ
là của mình theo Hợp đồng góp vốn ngày 03/10/2008 thì có thể khởi kiện ra Tòa án ở
một vụ án khác và chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết.
Như vậy, xin nhắc lại một lần nữa trong vụ án này là phía Công ty Nhật Linh đã
thừa nhận tại tòa có nợ tiền hàng của Công ty Kim Lân, nhiều lần chây ỳ, kéo dài thời
11


gian không chịu thanh toán theo đúng cam kết là vi phạm các thỏa thuận trong Hợp
đồng nguyên tác ký ngày 02/01/2015 và vi phạm nghiệm trong pháp luật có liên quan.
3. Bác yêu cầu phản tố của Công ty Nhật Linh bởi vì trái pháp luật, vi phạm
nghiêm trọng pháp luật tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ vào thông báo số 30/TB-TA ngày 23/8/2016 của Tòa án nhân dân
huyện Thuận Thành thì phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hòa giải diễn ra vào ngày 03/9/2016. Tuy nhiên, đến ngày 17/11/2016 thì Công ty
Nhật Linh mới có yêu cầu phản tố (BL 69), vậy mà Tòa án nhân dân huyện Thuận
Thành nghiễm nhiên chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Hành vi trên của thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng. Bởi lẽ, khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”. Như vậy, để yêu cầu phản tố
được chấp nhận thì phía bị đơn phải đưa ra yêu cầu của mình trước thời điểm mở
phiên họp còn trong trường hợp này yêu cầu phản tố của phía bị đơn Công ty Nhật
Linh được đưa ra sau phiên họp mà vẫn được Toà án chấp nhận là vi phạm pháp luật
về tố tụng dân sự.

Từ việc Tòa án nhân dân huyện Thuận Thành chấp nhận đơn phản tố của bị đơn
và căn cứ vào Đơn đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BL 83) yêu
cầu Tòa án niêm phong và kê biên toàn bộ tài sản của Công ty Nhật Linh đầu tư trên
đất Công ty Kim Lân, Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài
sản trên đất của Công ty Kim Lân (có danh mục tài sản kèm theo) chưa hợp lý, bởi vì
đối tượng đang tranh chấp ở đây là tiền chứ không phải công trình đầu tư trên đất. Tuy
nhiên, vì Tòa án đã chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn trái quy định pháp luật, vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng do vậy việc kê biên phong tỏa tài sản tại Công ty
Kim Lân là sai, tác động không tốt làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chúng tôi cũng không đồng tình với yêu cầu của bị đơn khi bị đơn cho rằng chỉ
thanh toán công nợ cho Công ty Kim Lân khi Công ty Kim Lân ký xá nhận vào bảng
thống kê tài sản mà Công ty Nhật Linh đang để lại trên đất công ty Kim Lân theo đúng
nội dung cuộc họp. Bởi vì hai lý do sau:
Thứ nhất, nội dung cuộc họp ngày 17/5/2016 giữa hai bên (có Biên bản làm
việc ghi lại – BL 33 không thể hiện nghĩa vụ thanh toán có điều kiện như ý kiến của
Công ty Nhật Linh. Hai việc này sẽ được thực hiện riêng biệt nhau qua nội dung khẳng
định của đại diện phía Công ty Kim Lân trong Biên bản như sau, cụ thể như sau “Đề
12


nghị Công ty TNHH Nhật Linh – Bắc Ninh nhanh chóng thực hiện việc thanh toán tiền
hàng còn đang nợ của Công ty TNHH Kim Lân và gửi văn bản liệt kê tài sản trên đất
của Công ty TNHH Kim Lân mà Công ty TNHH Nhật Linh – Bắc Ninh chưa di dời.”
Thứ hai, khi bị đơn góp vốn vào Công ty Kim Lân bằng cách bỏ tiền đầu tư xây
dựng các công trình (bao gồm nhà xưởng, nhà điều hành, nhà ăn, kho tàng, trạm biến
áp...) trên phần đất thuộc Công ty Kim Lân thì đã có sự thay đổi chủ sở hữu tài sản từ
công ty Nhật Linh sang Công ty Kim Lân (sau khi bổ sung thêm thành viên góp vốn).
Như vậy phần tài sản trên là tài sản chung của công ty do cả nguyên đơn và bị đơn đều
là thành viên góp vốn chứ không thuộc quyền sở hữu riêng của Công ty Kim Lân

(trước khi bị đơn hùn vốn vào). Do vậy mà yêu cầu đòi bù trừ nghĩa vụ tài sản này của
phía bị đơn không hợp lý.
Từ những chứng cứ và phân tích ở trên, tôi kính đề nghị Tòa án nhân dân huyện
Thuận Thành không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty Nhật Linh, chấp
nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty TNHH Kim Lân, buộc phía
bị đơn Công ty TNHH Nhật Linh phải trả cho thân chủ tôi những khoản sau đây:
-

Số tiền nợ gốc: 3.270.212.570 đồng (Ba tỷ hai trăm bảy mươi triệu hai trăm
mười hai nghìn năm trăm bảy mươi đồng)

-

Số tiền lãi chậm trả tính theo lãi suất chậm thanh toán trung bình của 03 Ngân
hàng Vietcombank, Techcombank, Agriabank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là
250.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi triệu đồng)
Tổng số tiền: 3.500.319.430 đồng (Ba tỷ năm trăm triệu đồng ba trăm mười
chín nghìn bốn trăm ba mươi đồng)

Trên đây là quan điểm của tôi đối với vụ án, kính mong Hội đồng xét xử xem
xét khi nghị án để có một bản án công minh, thấu tình đạt lý.
Trân trọng cảm ơn Hội đồng xét xử và mọi người đã lắng nghe phần trình bày
của tôi./
IV. NHẬN XÉT VỀ BUỔI DIỄN ÁN
1. Thư ký phiên tòa:

13


2. Thẩm phán phiên tòa:


3. Hội thẩm nhân dân 1:

4. Hội thẩm nhân dân 2:

5. Đại diện Viện kiểm sát:

6. Luật sư nguyên đơn:

14


7. Luật sư bị đơn:

8. Nguyên đơn:

..
9. Bị đơn:

15


Nhận xét chung về buổi diễn án:

16



×