Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐỀ tài TĂNG HUYẾT áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 32 trang )

Đề tài thực tế tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh nhân tim mạch ở
các nước công nghiệp và ngay tại nước ta. Tăng huyết áp đang trở thành vấn
đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố
nguy cơ. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người
trẻ tuổi đã chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu (64 triệu người sống
trong tàn phế). Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp và là vấn xã hội ở các
nước phát triển tỷ lệ tăng huyết áp ở người (>18 tuổi) theo định nghĩa của
JNCVI là khoảng gần 30% dân số và có trên một nữa dân số >50 tuổi có tăng
huyết áp. Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ tăng
huyết áp ở người lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ tăng huyết áp
ở Hà Nội cho người lớn đã khoảng 23%.
Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ gây chết
người mà còn để lại những di chứng nặng nề. (Ví dụ: tai biến mạch máu não)
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Việc điều trị tăng huyết áp làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ. Và
khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Mặc dù việc điều trị tăng huyết áp cho
thấy ngăn chặn được bệnh tim mạch và kéo dài nâng cao đời sống. Nhưng tăng
huyết áp vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ và chưa được điều trị một
cách hợp lý, đầy đủ ở mọi nơi. Đồng thời tăng huyết áp thường đi kèm những
yếu tố nguy cơ tim mạch khác như hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng lipid máu
và béo phì là những yếu tố nguy cơ tim mạch chi phối bệnh tăng huyết áp. Khắp
trên thế giới, những yếu tố nguy cơ tim mạch tồn tại đang xen này không được
phát hiện một cách đầy đủ ở những bệnh nhân tăng huyết áp, kết quả làm tăng tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
Ở Việt Nam thực trạng hiểu biết và kiểm soát tăng huyết áp rất đáng quan
tâm. Năm 1992 Trần Đỗ Trinh khảo soát trên 1716 người bị tăng huyết áp thì
67,5% không biết bệnh, 15% biết bệnh nhưng không điều trị, 13,5% điều trị
nhưng bất thường và không đúng cách, và chỉ 4% là điều trị đúng cách. Những


1


Đề tài thực tế tốt nghiệp

nghiên cứu gần đây của một số tác giả cho thấy chỉ có 23% biết đúng các yếu tố
nguy cơ của bệnh tăng huyết áp (béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, căng
thẳng trong cuộc sống, ăn nhiều mỡ động vật, ăn mặn, ít hoạt động thể lực trong
cuộc sống).
Chính vì những lý do trên nên em chọn đề tài: “Tìm hiểu kiến thức về
bệnh tăng huyết áp và cách phòng các biến chứng của bệnh tăng huyết áp”
nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát kiến thức về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân đang điều trị
tại khoa nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng
Nam.
2. Tìm hiểu cách phòng các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân tăng
huyết áp.

2


Đề tài thực tế tốt nghiệp

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
Khuyến cáo cập nhật sử dụng cách phân loại của hội tim mạch Việt Nam
đã được công bố vào năm 2002. Đây là khuyến cáo dựa vào phân loại của
WHO/ISH năm 1999, năm 2005, JNCVI 1997 và đặc biệt là khuyến cáo của
ESC/ESH 2003. Việc phân loại bao gồm tối ưu, bình thường, bình thường cao.

Ba giai đoạn tăng huyết áp: nhẹ, vừa, nặng. Việc chọn giai đoạn tăng huyết áp sẽ
được chọn theo con số huyết áp cao nhất. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi
huyết áp tâm thu ≥140mmHg, và huyết áp tâm trương <90mmHg. Tăng huyết
áp tâm thu đơn độc được phân làm 3 mức độ 1,2 và 3 theo trị số huyết áp tâm
thu. Nhiều tác giả trong nước khi nghiên cứu sử dụng phân độ JNCVII tuy vậy
việc áp dụng phân độ này không phổ biến. Phân độ tăng huyết áp thông dụng
hiện nay.
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp ( theo JNCVII)
Phân loại
HA tối ưu
HA bình thường
HA bình thường cao
Tăng HA độ I (nhẹ)
HA độ II (trung bình)
Tăng HA độ III (nặng)
Tăng HA tâm thu đơn

Huyết áp tâm

Huyết áp tâm trương

thu(mmHg)
< 120
< 130
130- 139
140- 159
160- 179
≥ 180
≥ 190


(mmHg)
< 80
< 85
85- 89
90- 99
100- 109
≥ 110
< 90

độc
Phân độ này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám. Nếu huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm trương không cùng một phân loại, chọn bên huyết áp cao hơn để
xếp loại.
1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp.

3


Đề tài thực tế tốt nghiệp

Đại đa số tăng huyết áp ở người lớn không có căn nguyên (hay tăng huyết
áp nguyên phát) chiếm trên > 95%.
Một số yếu tố được coi là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp:
+ Các bệnh về thận: viêm cầu thận mạn, sỏi thận, viêm thận kẻ, hẹp động
mạch thận.
+ Các bệnh nội tiết: u tủy thượng thận, cushsing cường giáp, cường
Aldosterol.
+ Các bênh hệ tim mạch: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ,
bệnh vô mạch, hẹp xơ vữa động mạch chủ bụng có ảnh hưởng đến động mạch
thận.

+ Do dùng một số thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai, một số nguyên nhân
khác như ngộ độc thai nghén, yếu tố tâm thần.
- Tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp căn nguyên cần được chú ý,
nhất là trong các trường hợp sau:
+ Phát hiện ra tăng huyết áp ở tuổi trẻ <30 hoặc già >60.
+ Tăng huyết áp rất khó khống chế bằng thuốc.
+ Tăng huyết áp tiến triển nhanh hoặc tăng huyết áp ác tính.
+ Có biểu hiện bệnh lý cơ quan khác mà có thể là nguyên nhân của tăng
huyết áp.
1.3. Triệu chứng tăng huyết áp
- Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì, cho đến khi
phát hiện bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng
khác có thể gặp là chóng mặt, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt…không dặc hiệu.
Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp tùy vào nguyên nhân tăng huyết áp
hoặc biến chứng của tăng huyết áp.
1.4. Phân tầng mối nguy cơ cho bệnh nhân tăng huyết áp
- Việc phân tầng các mối nguy cơ cho bệnh nhân tăng huyết áp rất quan trọng
giúp hằng định chiến lược điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân hợp lý, việc phân tầng
tăng huyết áp dựa trên các yếu tố nguy cơ và các tổn thương cơ quan đích.
1.4.1. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh tăng huyết áp:
4


Đề tài thực tế tốt nghiệp

- Hút thuốc lá.
- Rối loạn lipid máu.
- Đái tháo đường.
- Trên 60 tuổi
- Giới (nam hoặc nữ đã mãn kinh).

- Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh động mạch vành: nữ <65 tuổi
hoặc nam <55 tuổi.
1.4.2 Tổn thương cơ quan đích
+ Tim: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim, dày thất trái, suy vành mạn, suy
tim.
+ Mạch não: xuất huyết não, tắc mạch não, tai biến mạch máu não thoáng
qua, bệnh não do tăng huyết áp.
+ Thận: đái máu, đái ra protid, suy thận.
+ Đáy mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết mạch co nhỏ
+ Bệnh động mạch ngoại vi
1.4.3. Phân tầng đối với nguy cơ đối với bệnh nhân tăng huyết áp.
* Có 3 nhóm nguy cơ (theo JNC VI)
- Nhóm A: là những bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ hoặc tăng huyết áp mà
không có tổn thương cơ quan đích. Không có các nguy cơ bệnh mạch vành,
không có biểu hiện bệnh tim mạch.
- Nhóm B: là những bệnh nhân tăng huyết áp chưa có tổn thương cơ quan
đích và không có bệnh tim mạch kèm theo mà có ít nhất một yếu tố nguy cơ
bệnh tim mạch đã nói trên mà không phải là tiểu đường.
- Nhóm C: là nhóm có bệnh tim mạch kèm theo hoặc có tổn thương cơ
quan đích hoặc có tiểu đường và có thể có hoặc không kèm theo các yếu tố nguy
cơ bệnh tim mạch.

5


Đề tài thực tế tốt nghiệp

Bảng phân tầng mức nguy cơ và thái độ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp
Giai đoạn tăng
huyết áp

Bình thường

Nhóm nguy cơ A

Nhóm nguy cơ B

Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh lối sống

(tới 12 tháng)
Dùng thuốc

(tới 6 tháng)
Dùng thuốc

Nhóm nguy
cơ C
Dùng thuốc

cao
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2 và 3

Dùng thuốc
Dùng thuốc


1.5. Điều trị tăng huyết áp.
1.5.1. Mục đích và nguyên tắc điều trị
- Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng
- Đưa huyết áp về trị số bình thường (<140/90mmHg), nếu có đái tháo
đường <135/85 mmHg)
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
- Phải cân nhắc từng cá thể bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố
nguy cơ, các tác dụng phụ và ảnh hưởng có thể của thuốc mà có chế độ dùng
thuốc thích hợp.
- Nếu không có những tình huống tăng huyết áp cấp cứu thì huyết áp nên
được hạ từ từ để tránh những thiếu máu cơ quan đích.
- Việc giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh: triệu chứng cơ năng của
tăng huyết áp không phải lúc nào cũng gặp và không tương xứng với mức độ
nặng nhẹ của tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là một điều trị suốt đời. Chỉ
có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được đáng kể các tai biến do tăng
huyết áp.
1.5.2. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không.
- Giảm cân nặng nếu thừa cân:
+ Chế độ ăn giảm cân cần đặc biệt được nhấn mạnh ở những bệnh nhân
nam giới béo phì trung tâm (bụng).

6


Đề tài thực tế tốt nghiệp

+ Việc giảm béo phì đã được chứng minh làm giảm cholesterol và giảm
phì đại thất trái.

+ Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị tăng huyết áp
+ Hạn chế rượu:
Nếu dùng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não ở bệnh
nhân tăng huyết áp, làm tăng trở kháng với thuốc điều trị tăng huyết áp.
Một số điều tra cho thấy nếu dùng rượu thích hợp có thể làm giảm nguy
cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngược).
Do đó lượng rượu nếu có dùng nên hạn chế mỗi ngày uống không quá
30ml ethanol tương đương với 720ml bia, 300ml rượu vang, 60ml rượu wisky
đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng nữa nam giới.
+ Tăng cường luyện tập thể lực.
Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến khích bệnh nhân tập thể
dục đều.
Chế độ luyện tập cần đều đặn 30-40 phút hàng ngày và hầu hết các ngày
trong tuần.
Với những bệnh nhân có triệu chứng hoặc nguy cơ bệnh mạch vành cần
phải cho bệnh nhân làm các nghiệm pháp gắng sức thể lực trước khi quyết định
cho bệnh nhân tập thể lực.
+ Chế độ ăn.
- Giảm muối, đã được chứng minh làm giảm số huyết áp và nguy cơ biến
chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng
muối < 2,4g/ngày (tương đương với 6g muối ăn Natriclorua).
- Duy trì đầy đủ lượng kali 20 mmol/ngày đặc biệt ở bệnh nhân có dùng
thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp.
- Đảm bảo đầy đủ lượng calcium và magie.
- Chế độ ăn hạn chế các mỡ động vật bảo hòa các thức ăn giàu cholestrol.
+ Bỏ thuốc lá:
- Cần hết sức nhấn mạnh và cương quyết trong mọi trường hợp.
- Đây là một trong những nguy cơ mạnh nhất của các biến chứng tim mạch.
7



Đề tài thực tế tốt nghiệp

1.5.3. Các thuốc điều trị.
Ngày nay do sự tiến bộ của y dược học, nên có rất nhiều loại thuốc được
dùng trong điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên dùng thuốc loại gì, dùng như thế
nào, cần phải theo dõi những gì thì nên tuân thủ chế độ điều trị chặt chẽ của các
y bác sĩ chuyên khoa, tránh dùng thuốc tùy tiện, hoặc bỏ điều trị sẽ gây ra những
hậu quả không lường trước.
1.5.4. Cách phòng biến chứng của tăng huyết áp.
Trong năm vừa qua Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 10 yếu tố ảnh hưởng rất
lớn sức khỏe con người và có thể làm giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 tuổi. Trong 10 yếu
tố này thì ngoài cao huyết áp còn có hút thuốc lá, nghiện rượu, mỡ trong máu cao,
béo phì… nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ người bệnh cao huyết áp đã
không ngừng gia tăng và biến chứng của bệnh cao huyết áp đã gây tử vong và tàn
phế cho những người mắc chứng bệnh này ngày càng nhiều. Từ đó nhiều nghiên
cứu về cao huyết áp được thực hiện. Từ những nghiên cứu này các nhà khoa học đã
đưa ra nhiều khuyến cáo hữu ích, những phương cách điều trị cũng như cách phòng
ngừa hữu hiệu các biến chứng của bệnh cao huyết áp. Để đánh giá mức độ nguy
hiểm của bệnh cao huyết áp không chỉ dựa vào trị số huyết áp mà còn dựa vào các
yếu tố gọi là yếu tố nguy cơ, tổn thương nội tạng do cao huyết áp hoặc bệnh đi kèm
theo để phân loại mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.
Tuy nhiên để khống chế biến chứng của bệnh tăng huyết áp chúng ta có thể
làm thuyên giảm hay mất hẳn như một số yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, ăn mặn, béo
phì vòng bụng mỡ trong máu cao, đái tháo đường . . . Để thực hiên được điều đó ta
cần cung cấp kiến thức để bệnh nhân thay đổi lối sống.
1.5.4.1. Thay đổi lối sống có tác dụng:
. Phòng ngừa biến chứng cao huyết áp .
. Làm hạ huyết áp trong những trường hợp cao huyết áp nhẹ.
. Làm giảm liều thuốc cần dùng và làm tăng tác dụng của thuốc.

. Giảm thiểu những yếu tố nguy cơ có thể được.

8


Đề tài thực tế tốt nghiệp

* Thay đổi lối sống gồm:
- Ngưng hút thuốc lá: giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đường
hô hấp.
Nếu việc ngưng hút thuốc gặp khó khăn có thể dùng nicotin.
- Giảm cân nặng: Trong trươờg hợp bị thừa cân nặng, nếu giảm cân được thì
giúp cho việc điều trị hạ huyết áp dễ dàng hơn. Ngoài ra còn tác dụng tốt cho bệnh
tiểu đường, mỡ trong máu cao, dầy thất trái.
- Uống rượu: Uống quá nhiều rượu đến say xỉn rất dễ bị tai biến mạch máu
não nhưng uống ít rượu không quá 2 lon bia mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ
bệnh tim mạch.
- Ăn lạt: Ăn lạt bằng cách giảm từ 2 muỗng cafê muối mỗi ngày xuống còn 1
muỗng cafê mỗi ngày có thể giúp giảm số huyết áp trên xuống còn 4-6 mmHg.
Người cao huyết áp nên kiêng cử muối chỉ ăn mỗi ngày khoảng 6g muối khoảng 1
muỗng cà phê.
1.5.4.2. Lợi ích của việc điều trị cao huyết áp:
* Khi hạ được số huyết áp trên 10- 14 mmHg và số huyết áp dưới 5-6
mmHg có thể làm giảm được 2/5 nguy cơ tai biến mạch máu não, 1/6 nguy cơ bệnh
mạch vành và 1/3 nguy cơ bệnh tim mạch.
* Cao huyết áp độ I điều trị với 1 loại thuốc cần giảm số huyết áp trên
10mmHg, số huyết áp dưới 5mmHg.
* Cao huyết áp độ II, III cần điều trị để giảm số huyết áp trên 20mmHg, số
huyết áp dưới 10mHg, hoặc hơn nữa cần phải kết hợp nhiều thuốc.
Chọn lựa thuốc hạ áp: Phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Yếu tố kinh tế - xã hội và thuốc có sẵn ở nhiều nước khác nhau.
- Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Tổn thương cơ quan đích và các bệnh tim mạch, tiểu đường, thận đi kèm.
- Tương tác với những thuốc khác.

9


Đề tài thực tế tốt nghiệp

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Đối tượng nghiên cứu gồm 75 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là
bệnh tăng huyết áp, không phân biệt độ tuổi, giới, nghề nghiêp, trình độ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư
- Các bệnh nhân không thể tiếp xúc được như: mắc bệnh tâm thần, bị câm, điếc.
- Bệnh nhân bị biến chứng nặng như tai biến mạch máu não
- Bệnh nhân không hợp tác
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu:
3. - Khoa nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng
Nam.
2.2.4 Thời gian nghiên cứu:
- Từ ngày 25/03/2019 đến ngày 27/04/2019
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
2.2.3. Nội dung nghiên cứu:
Các đối tượng nghiên cứu được hỏi về tiền sử, bệnh sử, các yếu tố nguy

cơ, khám lâm sàng và ghi chép đầy đủ vào mẫu điều tra nghiên cứu gồm 3 nội
dung chính:
+ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
+ Tìm hiểu kiến thức về bệnh tăng huyết áp
+ Cách phòng các biến chứng của bệnh
- Chiều cao của bệnh nhân được đo bằng thước dây gắn trên tường
- Cân nặng được đo bằng cân đồng hồ
- Chỉ số BMI (Body mass index): cân nặng (kg)/ (chiều cao)2 (m)
2.2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo các theo thuật toán thống kê sử dụng
trong y sinh học.
10


Đề tài thực tế tốt nghiệp

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Mức độ bệnh phân bố theo độ tuổi
Tuổi:
Số lượng
<18
01
18 – < 60
17
≥ 60
57
Tổng số
75

Biểu đồ 3.1: Mức độ bệnh phân bố theo độ tuổi

Tỷ lệ %
1.34
22.66
76.00
100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân tăng huyết áp ở tuổi ≥ 60 chiếm: 76.00%,
3.1.2. Mức độ bệnh phân bố theo độ giới

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tăng huyết phân bố theo giới
Nhận xét: Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Với 53.34% ở nam so
với 46.66% ở nữ
3.1.3. Số lượng bệnh phân bố theo dân tộc (Bảng 1)
Số lượng
75
00
75

Kinh
Dân tộc thiểu số
Tổng số
11

Tỷ lệ %
100
00
100



Đề tài thực tế tốt nghiệp

Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân được điều tra thuộc dân tộc kinh chiếm
100%
3.1.4. Mức độ bệnh phân bố theo nghề nghiệp:

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân mất sức lao động chiếm tỷ lệ khá cao 80.00%

12


Đề tài thực tế tốt nghiệp

3.1.5. Số lượng bệnh phân bố theo trình độ văn hóa

Biểu đồ 3.4 Số lượng bệnh phân bố theo trình độ văn hóa
Nhận xét: Trình độ văn hóa đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp 2.67%
3.1.6. Mức độ bệnh phân bố theo nơi sinh sống

Biểu đồ 3.5 Mức độ bệnh phân bố theo nơi sinh sống
Nhận xét: phần lớn bệnh nhân sinh sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 56.00%

13


Đề tài thực tế tốt nghiệp

3.1.7. Chỉ số BMI: BMI = P(kg)/ h2(m) (Bảng 2)

Chỉ số BMI
Số lượng
Tỷ lệ %
Bình thường từ 18.5 – 24.9
33
44.00
Độ I từ 25 – 29.9
40
53.34
Độ II >= 30
2
2.66
Tổng số
75
100
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có chỉ số BMI ở độ I chiếm tỷ lệ 53.34%
3.2. Kiến thức về bệnh tăng huyết áp
3.2.1. Số lượng bệnh nhân biết chỉ số huyết áp bình thường.

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ bệnh nhân biết chỉ số huyết áp bình thường.
Nhận xét: Đa số bệnh nhân được điều tra không biết huyết áp bình thường
của mình là bao nhiêu chiếm 77.34%.

3.2.2. Sự hiểu biết về các triệu chứng của tăng huyết áp
14


Đề tài thực tế tốt nghiệp

Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ về các triệu chứng của tăng huyết áp

Nhận xét: Có 56.60% bệnh nhân biết triệu chứng thường gặp nhất của
tăng huyết áp là đau đầu.
3.2.3. Sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp (Bảng 2)
Các yếu tố

Số bệnh

nguy cơ

nhân biết

Thuốc lá
Rượu bia
Béo phì
Chế độ ăn mặn
Thần kinh
Tập thể dục
Nhận xét: Phần lớn

Số bệnh
Tỷ lệ %

10/75
13.33
16/75
21.33
11/75
14.66
2/75
2.66

3/75
4.00
18/75
24.00
bệnh nhân không biết

nhân

Tỷ lệ %

không biết
65/75
59/75
68/75
73/75
72/75
57/75
các yếu tố nguy cơ

86.66
78.66
90.66
97.33
96.00
76.00
của tăng

huyết áp.
3.2.4. Số lượng bệnh nhân điều trị thuốc huyết áp thường xuyên khi
phát hiện tăng huyết áp.


Không
Tổng số

Số lượng
10
65
75
15

Tỷ lệ %
13.33
86.76
100


Đề tài thực tế tốt nghiệp

Biểu đồ 3.9: Số lượng bệnh nhân điều trị thuốc huyết áp thường xuyên khi
phát hiện tăng huyết áp.
Nhận xét: Phần đông bệnh nhân không điều trị thuốc huyết áp thường
xuyên khi phát hiện tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 86.76%.
3.2.5. Số lượng bệnh nhân tử vong do tăng huyết áp.

Không
Tổng số

Số lượng
25
50

75

Tỷ lệ %
33.33
66.67
100

Biểu đồ 3.10: Số lượng bệnh nhân tử vong do tăng huyết áp.
Nhận xét: Số bệnh nhân biết được tăng huyết áp có thể gây ra tử vong
chiếm tỷ lệ thấp 33.34%.
3.2.6. Số lượng bệnh nhân biết khi bị tăng huyết áp gây ra các biến
chứng.

Không
Tổng số

Số lượng
56
19
75

Tỷ lệ %
74.67
25.33
100

Biểu đồ 3.11: Số lượng bệnh nhân biết khi bị tăng huyết áp gây ra các
biến chứng.
* Tỷ lệ bệnh nhân trả lời câu hỏi tiếp theo nếu có thì những biến chứng do
huyết áp gây ra thường tập trung ở cơ quan là não hoặc tim là đa số.

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có biết tăng huyết áp có thể gây ra các biến
chứng chiếm 74.67% và các biến chứng mà bệnh nhân biết là ở não hoặc tim các
biến chứng khác không biết.
3.3. Cách phòng các biến chứng
3.3.1. Số lượng bệnh nhân áp dụng biện pháp phòng các biến chứng
tăng huyết áp


Số lượng
21
16

Tỷ lệ %
28.00


Đề tài thực tế tốt nghiệp

Không
Tổng số

54
75

72.00
100

Biểu đồ 3.12: Số lượng bệnh nhân áp dụng biện pháp phòng các biến
chứng tăng huyết áp.
 Trong 21 bệnh nhân trả lời câu hỏi tiếp theo nếu có thì phòng bằng

cách gì?
Các biện pháp

Số lượng bệnh nhân trả lời
Ăn nhạt
03
Uống thuốc hằng ngày
10
Tập thể dục
07
Không hút thuốc lá, không uống rượu
01
Khám sức khỏe định kỳ
14
Nhận xét: Đa số bệnh nhân không áp dụng biện pháp phòng các biến
chứng chiếm 72.00% và trong số 21 bệnh nhân biết thì có 14 người cho rằng
khám sức khỏe định kỳ là biện pháp phòng các biến chứng tốt nhất.
3.3.2. Số lượng bệnh nhân thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ
tại cơ sở y tế.

Không
Tổng số

Số lượng
11
64
75

Tỷ lệ %
14.66

85.34
100

Biểu đồ 3.13: Số lượng bệnh nhân thường xuyên kiểm tra huyết áp định
kỳ tại cơ sở y tế.
* Trong 11 bệnh nhân trả lời câu hỏi tiếp theo nếu có thì kiểm tra ở tuyến
nào?
Tuyến kiểm tra
Số lượng
Trung ương
0
Tỉnh
0
Huyện
1

9
Tổng số
11
Nhận xét: Đa số không kiểm tra sức khỏe định kỳ chiếm 85.34% và số
khám sức khỏe định kỳ chủ yếu ở tuyến xã 9/11 bệnh nhân
17


Đề tài thực tế tốt nghiệp

3.3.3. Số lượng bệnh nhân theo dõi cân nặng.

Không
Tổng số


Số lượng
5
70
75

Tỷ lệ %
6.66
93.34
100

Biểu đồ 3. 14: Số lượng bệnh nhân theo dõi cân nặng.
Nhận xét: Đa số không theo dõi cân nặng chiếm tỷ lệ 93.34%.
3.3.4. Số lượng bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị.

Không
Tổng số

Số lượng
6
69
75

Tỷ lệ %
8.00
92.00
100

Biểu đồ 3.15: Số lượng bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị.
Nhận xét: Đa số bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị chiếm tỷ lệ

92.00%.
3.3.5. Số lượng bệnh nhân biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp.

Không
Tổng số

Số lượng
17
58
75

Tỷ lệ %
22.66
77.34
100

Biểu đồ 3.16: Số lượng bệnh nhân biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp.
Nhận xét: Đa số bệnh nhân không biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp
chiếm 77.34%.
3.3.6. Số lượng bệnh nhân biết cách xử trí khi xảy ra biến chứng.

Không
Tổng số

Số lượng
13
62
75

Tỷ lệ %

17.33
82.67
100

Biểu đồ 3.17: Số lượng bệnh nhân biết cách xử trí khi xảy ra biến chứng.
Nhận xét: Đa số bệnh nhân không biết cách xử trí khi xảy ra biến chứng
chiếm tỷ lệ 82.67%.
18


Đề tài thực tế tốt nghiệp

CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
Qua điều tra từ ngày 25/03/2019 đến ngày 27/04/2019 đối với 75 bệnh
nhân được chẩn đoán xác định là tăng huyết áp đang điều trị tại khoa nội tim
mạch Bệnh viện Trung ương Huế, tôi thấy có một số nội dung cần bàn luận sau:
4.1. Đặt điểm chung của mẫu nghiên cứu:
- Về độ tuổi, giới: Có 76.00% số bệnh nhân tăng huyết áp ở độ tuổi trên
60 tuổi và có 1.34% bệnh nhân tăng huyết áp gặp ở lứa tuổi dưới 18. Kết quả
này cũng phù hợp với một số nghiên cứu, tần suất bệnh tăng huyết áp song hành
với sự gia tăng về tuổi thọ. Bệnh tăng huyết áp ít gặp ở người < 30 tuổi và đặc
biệt rất ít gặp ở độ tuổi <18 và huyết áp tăng rõ ở lứa tuổi trên 50 đến 65 tuổi.
Điều này cũng dễ hiểu bởi những người lớn tuổi càng có nhiều yếu tố thuận lợi
như: Béo phì, stress trong cuộc sống, ít vận động… và trong nghiên cứu của
chúng tôi nam chiếm tỷ lệ 53.34% cao hơn nữ chiếm 46.66% điiều đó có thể do
ở giới nam có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tăng huyết áp hơn, đặc
biệt là uống rượu bia, hút thuốc lá. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của một số tác giả khác.
- Về độ tăng cân: Để đánh giá mức độ béo ở người lớn phải dựa vào chỉ

số khối cơ thể. Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (1990)
BMI = Trọng lượng (kg)/ (chiều cao)2 (m)
Trong nghiên cứu của số bệnh nhân có chỉ số BMI lớn hơn bình thường
chiếm 88% và phần lớn BMI ở độ I và II phù hợp với nghiên cứu của Đinh
Mạnh Trinh và cộng sự BMI từ 18,5- 24,4 chiếm 74,1%. Độ béo càng cao thì
nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp còn lớn.
Còn các yếu tố khác trong đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu mà chúng
tôi đề cập như: trình độ văn hóa, nơi sinh sống, nghề nghiệp sẽ góp phần để
chúng tôi làm rõ bàn luận ở hai mục tiêu mà chúng tôi nghiên cứu dưới đây.
4.2. Phần tìm hiểu kiến thức về tăng huyết áp.

19


Đề tài thực tế tốt nghiệp

Trong nghiên cứu của tôi có tới 58/75 số bệnh nhân chiếm 77.34% không
biết huyết áp bình thường của mình là bao nhiêu. Bên cạnh đó có tới 56.60%
bệnh nhân biết được triệu chứng đau đầu và 25.33% biết triệu chứng chóng mặt
là triệu chứng của tăng huyết áp, tuy nhiên đau đầu và chóng mặt chưa phải là
triệu chứng đặc hiệu của tăng huyết áp, nó có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau
và bản thân người bệnh cũng ít khi nghĩ ngay tới tăng huyết áp. Vì vậy người
bệnh thường mua thuốc giảm đau thông thường để uống như Efferalgan mà
không dùng thuốc hạ huyết áp để điều trị đặc hiệu.
Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại. Qua những con số trên chúng ta
thấy rằng kiến thức về bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng còn bị hạn chế,
người bệnh còn thờ ơ với sức khỏe của mình. Khi bình thường, thường không đo
kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh. Chỉ
khi xảy ra những biến chứng của bệnh hay mắc một bệnh nào đó thì mới đi
khám và điều trị. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những tỷ lệ mà chúng tôi thu

được trong nghiên cứu này. Có tới 33.34% số bệnh nhân biết tăng huyết áp có
thể tử vong và 74.67% có biết tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng, nhưng
trái lại phần lớn số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu lại không biết huyết áp bình
thường của mình là bao nhiêu và khi đâu gọi là tăng huyết áp. Mặc khác tăng
huyết áp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, điều trị đúng thì có
thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm kể cả đó là biến chứng cấp tính hay
mạn tính như các biến chứng trên: tim, mạch não, thận, đáy mắt, bệnh động
mạch ngoại vi. Tuy nhiên các biến chứng mà bệnh nhân biết chủ yếu là tim và
động mạch não. Điều này cũng hợp lý bởi biến chứng về tim và mạch não cũng
là hai biến chứng thường gặp nhất của tăng huyết áp, và cũng là hai biến chứng
nặng nề nhất không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn nguy
hiểm đến tính mạng (tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh tim mạch và tai biến mạch
máu não là rất lớn trong cộng đồng). Các biến chứng còn lại tuy ít hơn nhưng nó
cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một thực tế đáng lo ngại mà trong nghiên cứu của chúng tôi thu được là
có 86.67% số bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị thường xuyên. Theo
20


Đề tài thực tế tốt nghiệp

tìm hiểu của chúng tôi bệnh nhân chỉ điều trị huyết áp khi đang ở các cơ sở y tế
còn khi ra viện bệnh nhân thường không uống thuốc hoặc uống hết đơn rồi
không uống tiếp hoặc chỉ khi nào thấy mệt mới uống thuốc.
Bệnh nhân tăng huyết áp ngày nay đang là một bệnh thời sự bởi tỷ lệ mắc
bệnh ngày một tăng trong cộng đồng và có rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà
bệnh này mang lại và bệnh này có thể phòng được nếu như biết điều chỉnh các
yếu tố nguy cơ. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp như: Thuốc
lá, rượu bia, béo phì, chế độ ăn, thiếu canxi, tập thể dục. Tuy nhiên trong nghiên
cứu của chúng tôi số bệnh nhân biết đầy đủ về các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng

huyết áp là hầu như không có, số bệnh nhân biết về các yếu tố nguy cơ là rất ít
… không đầy đủ như chỉ có 10/75 số bệnh nhân tiếp xúc thuốc lá và 16/75 số
bệnh nhân biết khi uống rượu là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
Từ những thực tại trên bản thân tôi nghĩ rằng tuy bệnh tăng huyết áp đang
là căn bệnh thời sự nhưng sự hiểu biết về bệnh này trong một bộ phận dân cư
còn rất hạn chế, một mặc do trong cộng đồng một bộ phận dân cư còn thờ ơ với
súc khỏe, trình độ đào tạo còn thấp, gánh nặng về kinh tế đã và đang đưa người
dân tránh xa với các dịch vụ y tế ngày càng cao, chỉ đến khám khi bệnh đã nặng
hoặc gây ra các biến chứng. Các chương trình về y tế cộng đồng chưa thực sự
đến gần và được người dân tiếp cận, hưởng ứng tham gia, vậy nên mỗi vòng lẩn
quẩn lặp đi lặp lại, thiếu kiến thức về bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao.
4.3 Về cách phòng các biến chứng.
Trong nghiên cứu của tôi có 72.00% số bệnh nhân không áp dụng biện
pháp phòng các biến chứng của bệnh chỉ có 28.00% có áp dụng một trong các
biện pháp phòng nhưng không đầy đủ, chỉ có 3 bệnh nhân biết ăn nhạt, hay chỉ
có 1 bệnh nhân không hút thuốc, không uống rượu… Như chúng ta đã biết, tăng
huyết áp và bệnh tim mạch có rất nhiều yếu tố nguy cơ như: Chế độ ăn và tập
quán ăn mặn. Theo các công trình nghiên cứu để đi đến kết luận chung là tăng
natri máu có liên quan chặt chẽ tới bệnh tăng huyết áp. Người ta chứng minh
được là những vùng có tập quán ăn mặn tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn ở những
vùng khác. Và một công trình nghiên cứu cửa viện dinh dưỡng quốc gia đã
21


Đề tài thực tế tốt nghiệp

chứng minh là ở người tăng huyết áp lượng NaCl thải ra nước tiểu cao hơn ở
người bình thường. Những bệnh nhân tăng huyết áp ăn chế độ ăn giảm muối và
uống thuốc lợi tiểu thì giảm được huyết áp.
Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng muối < 6g (NaCl/ngày

hoặc 2,4g Na/ngày). Bỏ thuốc lá và uống rượu: huyết áp sẽ tăng theo lượng rượu
uống vào đặc biệt là những người >40 tuổi. Nếu uống quá 60 gr rượu/ngày thì
khả năng tăng huyết áp cao rõ. Những người hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày và
uống rượu trên 100ml trên ngày liên tục trên 3 năm có huyết áp cao hơn những
người không uống rượu và hút thuốc. Mặc khác những người tăng huyết áp có
thói quen uống rượu thường không dùng thuốc điều trị huyết áp một cách đều
đặn. Vậy nên cần hết sức nhấn mạnh và cương quyết trong mọi trường hợp
không có bất kỳ một loại thuốc nào cai nghiện thuốc lá, rượu bằng chính nghị
lực của mình. Hãy nhớ rằng thuốc lá là một trong những nguy cơ mạnh nhất của
các biến chứng tim mạch. Ngoài chế độ ăn, bỏ thuốc lá, uống rượu thì chế độ
luyện tập thể lực, giảm stress cũng là một phương pháp điều trị bắt buộc dù có
kèm theo dùng thuốc hay không.
Một vấn đề đơn giãn nhưng hết sức quan trọng là theo dõi cân nặng đây là
một việc làm dễ dàng nhưng trong nghiên cứu của tôi có tới 70/75 số bệnh nhân
không theo dõi cân nặng. Vấn đề này rất đáng lo ngại bởi như chúng tôi đã bàn
độ béo càng cao thì nguy cơ bệnh tăng huyết áp càng lớn. Việc giảm béo phì đã
được chứng minh làm giảm cholesterol và giảm phì đại thất trái, giảm các biến
chứng tim, mạch máu của bệnh.
Trong nghiên cứu của tôi có 85.34% số bệnh nhân không kiểm tra sức
khỏe định kỳ và 9/11 bệnh nhân khám sức khỏe định kỳ tại tuyến xã. Theo tìm
hiểu của tôi người bệnh chỉ đi khám sức khỏe khi thấy trong người mệt mỏi hay
mắc một bệnh nào đó còn bình thường thì ít khi bệnh nhân đi khám bệnh. Điều
đó cho thấy kiến thức của người bệnh còn thấp, điều này tương xứng với trình
độ văn hóa của bệnh nhân số nhiều là tiểu học. Các chương trình y tế cộng đồng
và dịch vụ y tế còn chưa được tiếp cận đến người dân đồng thời họ chưa hiểu hết
được giá trị của việc khám sức khỏe định kỳ dù mắc bệnh hay không. Bên cạnh
22


Đề tài thực tế tốt nghiệp


việc không khám sức khoe định kỳ. Trong kết quả nghiên cứu của tôi thu được
có 69/75 số bệnh nhân còn không tuân thủ chế độ điều trị. Họ thường mang
nặng suy nghĩ uống thuốc mới gọi là điều trị mà hoàn toàn bỏ quên điều trị
không dùng thuốc (thay đổi lối sống) và khi uống thuốc thì bỏ dỡ giữa chừng
uống thuốc hết đơn là thôi hoặc khi nào thấy mệt mới uống thuốc. Đây là những
thói quen xấu có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bệnh
tăng huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não thể xuất huyết não hay phù phổi
cấp do suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu…
Vậy nên cần tư vấn về những lợi ích mà việc thay đổi lối sống tức là loại
bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe, tuân thủ chế độ điều trị và kiểm tra
sức khỏe định kỳ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh tăng huyết
áp có thể gây nên. Và khi các biến chứng xảy ra người bệnh phải biết làm gì tốt
nhất để giảm thiểu nguy hại đến tính mạng chứ không như 62/75 chiếm 82.66%
số bệnh nhân tôi tìm hiểu không biết xử lý gì.
Sức khỏe là vốn quí của con người, người có sức khỏe có 100 điều ước,
người không có sức khỏe chỉ có một điều duy nhất là làm sao cho khỏe mạnh.
Tất cả vì sức khỏe của bản thân và sức khỏe cộng đồng.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN
Qua điều tra 75 bệnh nhân đang điều trị tại khoa nội Tim mạch Bệnh viện
đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi: trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất: 76.00%
- Giới: nam giới chiếm tỷ lệ cao: 53.34%
- Nghề nghiệp: mất sức lao động chiếm tỷ lệ cao: 80.00%
- Trình độ văn hóa: tỷ lệ học triểu học, THCS, THPT chiếm 68.00%
- Nơi sinh sống: đa số ở thành thị chiếm 56.00%
- Chỉ số BMI:
+ Độ I từ 25 – 29.9; chiếm 53.34%

23


Đề tài thực tế tốt nghiệp

+ Độ II >= 30; chiếm 2.66%
5.2. Nội dung điều tra
5.2.1. Phần tìm hiểu kiến thức về bệnh tăng huyết áp
- Số bệnh nhân không biết huyết áp bình thường của mình là 77.34%
- Có 56.60% bệnh nhân biết triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp là
đau đầu
- Có 13.34% bệnh nhân biết thuốc lá là yếu tố nguy cơ
- Có 21.34% bệnh nhân biết uống rượu là yếu tố nguy cơ
- Có 14.67% bệnh nhân biết béo phì là yếu tố nguy cơ
- Có 2.67% bệnh nhân biết chế độ ăn mặn là yếu tố nguy cơ
- Có 4.00% bệnh nhân biết yếu tố thần kinh là yếu tố nguy cơ
- Có 24.00% bệnh nhân biết tập thể dục là yếu tố nguy cơ
- Có 86.67% bệnh nhân không điều trị huyết áp thường xuyên
- Có 33.34% bệnh nhân trả lời tăng huyết áp có thể gây tử vong
- Có 74.67% bệnh nhân biết tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng
5.2.2. Cách phòng các biến chứng
- Có 72.00% bệnh nhân không áp dụng các biện pháp phòng các biến
chứng của bệnh.
- Có 85.34% không kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Có 93.34% bệnh nhân không theo dõi cân nặng
- Có 92.00% bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị
- Có 22.66% bệnh nhân biết cách xử trí khi bị tăng huyết áp
- Có 82.67% bệnh nhân không biết xử lý ban đầu khi có biến chứng
CHƯƠNG VI
KIẾN NGHỊ

Qua điều tra 75 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là tăng huyết áp tại
khoa nội Tim mạch bệnh viện Trung ương huế tôi thấy phần đông kiến thức
cũng như cách phòng các biến chứng về bệnh còn hạn chế. Vì vậy tôi có một số
kiến nghị sau:
24


Đề tài thực tế tốt nghiệp

6.1. Đối với bệnh viện
- Cần có các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh, đặc
biệt là bệnh tăng huyết áp phải đến được với đông đảo người dân nhất là đối với
người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi, hải đảo…
6.2. Đối với đội ngũ Y, bác sỹ, điều dưỡng
- Đội ngũ Y, Bác sỹ, điều dưỡng cần kết hợp tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho bệnh nhân trong quá trình điều trị và chăm sóc về một số kiến thức của bệnh
tăng huyết áp và cách điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như biết
cách xử trí ban đầu khi xảy ra biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Ngọc Hoa: Điều trị tăng huyết áp điều trị học nội khoa 2009 nhà
xuất bản y học tr 106 - 120
2. Hoàng Quốc Hòa: Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành chẩn đoán và
điều trị nhà xuất bản y học tr 28 - 40
3. Châu Ngọc Hoa: Tăng huyết áp, bệnh học nội khoa 2009 nhà xuất bản
y học
4. Nguyễn Lân Kiều: Tăng huyết áp, thực hành bệnh tim mạch nhà xuất
bản y học 2007 tr 135 - 172
5. Nguyễn thị Chỉnh: Tăng huyết áp, đau ngực và nhồi máu cơ tim nhà
xuất bản y học 2006
6. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Qúy Châu: Tăng huyết áp, hướng dẫn chẩn

đoán và điều trị nhà xuất bản 2011 tr 211 - 217
7. Nguyễn Văn Minh: Khuyến cáo các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa
giai đoạn 2006 đến 2016 nhà xuất bản y học 2006 tr 1 - 83
8. Văn Tuần Hoa: Sinh lý tuần hoàn sinh lý bệnh nhà xuất bản y học tra
317 - 352.
9. Huỳnh Văn Minh: Tăng huyết áp, bài giảng bệnh học nội khoa. Nhà
xuất bản Y Học. tr 30 – 45.
10. The Washington Manual of Medical therapeutics, 33rd edition, 2010.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×