Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

giai phap nang cao thanh tich chay ben cua hoc sinh truong thcs thanh duc kygks 20130530020643 97383 kxci

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.23 KB, 18 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh trường

TH&THCS Lý Thường Kiệt ”
- Họ và tên tác giả: LÊ MINH CHÁNH
- Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài:
II. Đối tượng nghiên cứu
III . Phạm vi nghiên cứu
IV . Phương pháp nghiên cứu
B . PHẦN NỘI DUNG
I . Cơ sở lý luận
II . Cơ sở thực tiễn
III . Nội dung vấn đề
C . PHẦN KẾT LUẬN
I . Bài học kinh nghiệm
II . Hướng phổ biến và áp dụng đề tài
III .Hướng nghiên cứu tiếp.

1


A .PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Từ thời cổ xa xưa
con người đã biết sử dụng chạy để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn khi bị chúng tấn
công. Qua nhiều năm tháng, chạy trở thành môn thể thao hấp dẫn chinh phục thời gian
trên những đoạn đường quy định, thể hiện khả năng sức nhanh và sức bền của con
người.
Ngày nay, môn chạy được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, chạy bền có nhiều


cự ly như: 800 m, 1500 m, 2000 m, 3000 m. Nhưng ở trường trung học cơ sở chương
trình lớp 7 chỉ học chạy cự ly 800 m. Chạy bền có tác dụng giúp cho học sinh nâng cao
năng lực hoạt động của nội tạng, đồng thời phát triển các tố chất cần thiết như: Sức
mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và linh hoạt. Bên cạnh đó tạo cho các em ý chí cao
thắng được cảm giác mệt mỏi, chủ quan. Nó cũng góp phần phát triển cơ thể toàn diện,
làm cơ sở để học tập các môn: Nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ, bóng đá và các môn thể thao
khác, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, cũng như trực tiếp phục vụ cho yêu cầu sống
hằng ngày hay trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Chạy bền là môn thể thao vận động góp phần giáo dục học sinh trở thành con người
có đủ đức – trí – thể – mỹ phục vụ tốt cho việc học tập. Học sinh cũng thấy được mình
có thu được kết quả và đang tiến bộ.
Do môn chạy bền có những tác dụng như thế nên trong quá trình giảng dạy người
giáo viên cần chú ý đến những yêu cầu sau:

- Phải coi trong về tố chất bền của học sinh và kỹ năng vận động
- Giảng dạy trên lớp kết hợp với việc tập luyện ngoài trời; đưa ra những kiến thức
cơ bản, những bài tập cần thiết để học sinh tự rèn luyện thêm ngoài giờ học.

- Giáo viên không nên phân tích kỹ thuật động tác quá nhiều mà nên để dành thời
gian cho học sinh tập luyện.

- Phải chú ý đề phòng chấn thương, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

2


- Do yêu cầu và tác dụng của bộ môn chạy bền rất cần thiết và quan trọng trong nhà
trường nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Xuất phát từ những nhận thức trên để đạt được mục tiêu cần đạt trong môn chạy bền,
về vấn đề bảo vệ thành tích đạt được, hàng năm tham gia hội thao, hội khoẻ phù đổng

các cấp. Bản thân tôi luôn tìm tòi và có những giải pháp để nâng cao hiệu quả nên tôi
chọn đề tài này.
II. Đối tượng nghiên cứu:
1. Đối với học sinh:
Học sinh khối 7 trường TH&THCS Lý Thường Kiệt
2. Đối với giáo viên:

- Dựa trên phân phối chương trình, nội dung bài học mà giao bài tập cụ thể cho học
sinh thực hiện tập luyện.

- Hướng dẫn cho học sinh về tự tập.
- Nhắc nhở học sinh loại bỏ những động tác không cần thiết đến nội dung học.
III. Phạm vi nghiên cứu:

- Học sinh khối 7 trường TH&THCS Lý Thường Kiệt
- Có thể áp dụng giải pháp này cho các khối còn lại trong trường TH&THCS Lý
Thường Kiệt
IV. Phương pháp nghiên cứu:

- Để tiến hành làm đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm hổ trợ và đề ra những giải pháp hoặc
những kinh nghiệm lựa chọn áp dụng.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: Có số liệu so sánh đối chiếu trước và sau khi
thực hiện.
+ Áp dụng kinh nghiệm giải pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc.

3



- Giả thiết khoa học:
a. Có người cho rằng ở trường học, học sinh chỉ chạy bền trên hình thức bắt buộc
cho có chứ không thấy có tác dụng gì, thì thành tích làm sao có.

- Giáo viên thường giao khoán cho học sinh tập và hướng dẫn sơ sài các bài tập.
b. Có người lại cho rằng: Rèn luyện thể thao là việc không thể thiếu để giữ cho cơ
thể trẻ trung. Luyện tập 30 phút mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch,
tiểu đường, loãng xương và một vài chứng ung thư.

- Rèn luyện thể dục và rèn luyện thân thể làm rắn chắc cơ bắp, tăng sự linh hoạt và
nâng cao sức bền tế bào trong cơ thể sẽ tiếp nhân thêm nhiều ô xy, lượng nhiên
liệu thừa trong cơ thể sẽ bị đốt góp phần cải thiện dáng vóc, rèn luyện thân thể bù
đắp thêm năng lượng giúp vận động viên tránh rơi vào tình trạng thái quá sức mà
điều này đồng nghĩa với sự lão hoá từ đó có những bài tập nâng cao cho thành tích
như: Chạy đạp sau, nhảy bật ba bước, 5 bước,….
Từ những giả thiết trên, để chứng minh cho việc tập luyện của học sinh có kết quả
như thế nào chúng ta sẽ làm rõ ở phần nội dung và giải pháp.

4


B . PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:

- Phương pháp giảng dạy là vấn đề cần thiết đối với giáo viên, việc áp dụng phương
pháp giảng dạy là phải thường xuyên được vận dụng một cách sáng tạo và cần
phải sử dụng nhiều phương pháp để giảng dạy trong học tập và huấn luyện đội
tuyển nhằm nâng cao thành tích cho thi đấu với chất lượng học tập của học sinh.


- Môn thể dục là môn học chính khoá trong nhà trường việc cải tiến phương pháp
giảng dạy đối với chương trình và việc học tập để nâng cao chất lương học tập và
thành tích trong thi đấu thể thao với môn chạy bền cần có giải pháp tập luyện phù
hợp, hợp lý theo từng học sinh nhằm giúp các em có hứng thú trong tập luyện và
thi đấu.

- Mục tiêu giáo dục THCS như đã được xác định trong luật giáo dục là “giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn mực học sinh tiếp tục học tập lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc…”

- Tiếp tục rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên giữ gìn vệ
sinh, tác phong nhanh nhẹn, lành mạnh, kỷ luật, tinh thần tập thể và cùng nhau
phòng tránh các chất gây hại như: Rượu, thuốc lá, ma tuý, HIV,…

- Khoa học đã chứng minh lứa tuổi học sinh có thể bắt đầu tập chạy bền từ 10 – 13
tuổi là thời kỳ thuận lợi cho con người phát triển toàn diện về thể chất và hình
thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống. Chính vì vậy tập luyện
thể dục có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở nhằm rèn luyện hình
thành nhân cách học sinh có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở
trường.
II. Cơ sở thực tiển:

5


- Phương pháp là hoạt động của người hướng dẫn người tập được hoạch định tổ
chức và điều chỉnh một cách chi tiết, sự định mức một cách hợp lý, việc cải tiến
phương pháp dạy học, huấn luyện thể dục được quan tâm và thường xuyên áp

dụng đối với giáo viên hướng dẫn tập luyện cho học sinh là vấn đề thực tiển cần
được áp dụng trong dạy học.

- Đặc thù môn học chạy bền là đưa trọng tâm cơ thể nhanh hơn, nhịp điệu mới cuộc
sống mới đang dâng tràn thì thành tích càng nhanh hơn.

- Theo đặc điểm tâm sinh lý thể thao đối với môn chạy bền trong một hoạt động chu
kỳ có cường độ lớn thực hiện trong điều kiện thiếu ô xy với cường độ gần tới giới
hạn (95 %). Trong khi đó, quá trình giảng dạy chạy bền chưa cao, đồng thới cũng
góp phần ảnh hưởng đến các em còn yếu. Bên cạnh đó chưa đáp ứng được sức bền
khi xuất hiện “trạng thái mệt mỏi” trong trạng thái mệt mỏi học sinh thấy chân
nặng, tức ngực, khó thở, đau cơ, có ý muốn bỏ cuộc,......
Xuất phá từ những vấn đề trên, để nâng cao thành tích môn học chạy bền học sinh
khối 7 trường THCS mà bản thân tôi đang tiến hành nghiên cứu nhằm đề ra giải pháp
hợp lý giúp các em học tập tốt bộ môn thể dục trong trường THCS.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào các phương pháp và bài tập sẽ tạo cho các em
phát triển tốt sức bền ý chí, các tố chất thể dục nhằm đạt được thành tích cao trong học
tập và thi đấu TDTT (Đặc biệt là hội khoẻ phù đổng các cấp).
III.

Nội dung vấn đề:

- Dạy kỹ thuật chạy bền để nâng cao thành tích thì môn học phải dựa trên cơ sở
người học đã được trang bị kỹ thuật xuất phát – kỹ thuật chạy giữa quãng – kỹ
thuật chạy trên đường vòng – chạy về đích.

- Ngay từ đầu năm, tôi đã đưa bài tập vận động vào cho học sinh khối 7 trường
luyện tập, thông qua các tiết học nội khoá môn chạy bền, các bài tập phát triển thể
lực từ tiết chương trình 3 đến tiết chương trình 70 của môn thể dục lớp 7 trường
trung học cơ sở tập luyện. Tiếp đó, trong giờ học thể dục nội khoá những bài học


6


bổ trợ, phát triển thể lực chung và chuyên môn, được thường xuyên tập luyện, mỗi
tuần tổ chức ngoại khoá hai lần.

-

Tôi đã có áp dụng các bài tập vận động phù hợp với năng lực của học sinh trong
trường học – bài tập được áp dụng như sau:
TT

Nội dung bài tập

1

Chạy bước nhỏ

2

Chạy nâng cao đùi di chuyển về trước
tăng dần tầng số bước.

3

Chạy đạp sau

4


Chạy nhanh

5

Chạy biến tốc

6

Chạy lên dốc

7

Chạy xuống dốc

8

Nhảy dây tăng dần

9

Chạy bền có tăng tốc độ ở cuối cự ly

10

Trò chơi vận động các hình thức thi đấu.

Lượng vận động
12 – 15 m
2 – 3 lần
10 – 15 m

3 – 4 lần
15 – 21 m
3 lần
50 – 100 m
3 lần nghỉ giữa 3 phút.
300 – 400 m
3 lần nghỉ giữa 3 phút
100 – 200 bậc
3 lần nghỉ giữa 3 phút
200 – 300 bậc
3 lần nghỉ giữa 3 phút
1’10” – 1’20”
3 lần nghỉ giữa 3 phút
400 – 800 m
Từ 3’50”12– 2’50”08

Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy bền như sau:
+ Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:
 Giới thiệu, phân tích và làm mẫu kỹ thuật.
 Xem tranh ảnh, mô phỏng kỹ thuật.
 Cho tập chạy bền để xác định kỹ thuật chạy.
+ Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy giữa quãng thông qua các biện pháp sau:
 Phân tích, làm mẫu kỹ thuật.

7


 Kỹ thuật chạy giữa quãng, thân người hơi ngã về trước (40 → 60). Lúc này hông
của người chạy cần chuyển nhiều về trước, chân tiếp xúc với đầt bằng nửa
trước bàn chân, sau đó chuyển cả bàn, khi chạy bàn chân đặt thẳng theo hướng

chạy.
 Giai đoạn đạp sau là giai đoạn quan trọng nhất, đạp sau cần tích cực và duỗi
được hoàn toàn các khớp hông, gối, bàn chân. Góc độ đạp sau tương đương 50
– 550. Trong lúc đưa chân lăng về trước cần chú ý hết sức thả lỏng cẳng chân.
Khi ở trên không, cần giữ thân thể thăng bằng và thả lỏng các cơ thân mình.
Hình minh hoạ

 Độ dài bước chạy cự ly trung bình khoảng 160 → 210 cm, tần số bước chạy
khoảng 160 → 210 bước/phút.
 Kỹ thuật đánh tay phải nhịp nhàng, thoải mái theo nhịp bước chân, phải thả
lỏng các cơ ở vai. Kỹ thuật đánh tay rất quan trọng cho việc giữ thăng bằng
thân thể trong khi chạy.
Chú y: Học sinh cần thực hiện đúng cách đặt chân, động tác đạp sau, nâng đùi,
đánh tay trong khi chạy.
+ Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật đường vòng thông qua các biện pháp sau:
 Kỹ thuật chạy trên đường vòng, thân trên hơi đổ về bên trái để chống lại lực ly
tâm, tay phải khi ra trước đánh vào trong, tay trái ra sau đánh hơi ra ngoài, bàn
chân hơi đặt chếch vào trong đường chạy.

8


 Chạy bền trên đường vòng có bán kính lớn và nhỏ.
 Chạy từ đường thẳng vào đường vòng rồi từ đường vòng ra đường thẳng.
Chú y:
• Cần thực hiện hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng rồi tập kỹ thuật chạy
trên đường vòng.
• Điểm đặt chân, tư thế của thân trên.
+ Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát thông qua các biện
pháp sau:

 Tập tư thế chuẩn bị xuất phát học sinh đặt chân khoẻ ở trước, ngay sau vạch
xuất phát, chân kia đặt sau cách chân trước 30 → 50cm và tiếp xúc với đất bằng
nửa bàn chân trước.
 Chạy bền cự ly 800 m khi nghe lệnh “sẳn sàng” người chạy hơi khuỵ chân
xuống, thân trên đổ về trước, trọng tâm thân thể dồn vào chân trước, tay ngược
bên với chân đặt trước hơi gập để tự nhiên ở phía trước, tay kia cơ tự nhiên đặt
phía sau. Khi có lệnh người chạy đạp mạnh chân lao ra với những bước chạy
dài dần, tốc độ tăng dần từ 20 → 30 m chuyển vào bước chạy bình thường.
 Tập xuất phát cao, chạy lao kết hợp với chạy thả lỏng 60 → 70m.
 Xuất phát cao ở đầu đường vòng 50 → 100 m.
Chú y: Tư thế đầu, tầm nhìn của mắt, độ ngả của chân.
+ Nhiệm vụ 5:Dạy kỹ thuật chạy về đích thông qua các biện pháp sau:
 Tập khoảng cách rút về đích và sức lực còn lại của học sinh. Khi chạy về đích,
tay đánh nhanh hơn, độ ngả chân tăng lên, gốc độ đạp sau giảm, tốc độ chạy
tăng chủ yếu nhờ tăng tần số bước.
Chú y: Học sinh cần phải giữ tốc độ tối đa không được giảm tốc độ khi chạy về
đích.
+ Nhiệm vụ 6: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly trung bình thông qua các biện pháp sau:
 Chạy bền trên đường thẳng với cự ly 100 → 200 m.

9


 Chạy biến tốc cự ly 400 m.
 Chạy tăng tốc độ 40 → 60 m theo chu kỳ.
 Chạy bền xuất phát cao cự ly 400 → 800 m cần tăng tốc độ ở cuối cự ly.
 Thi đấu kiểm tra đánh giá kết quả.
Chú y: Học sinh có thể chạy bền cự ly 500m với tốc độ trung bình.
Sau khi nghiên cứu thực trạng, chọn lựa bài tập, tôi tiến hành soạn thảo chương
trình ứng dụng cụ thể như sau:

Bước 1: Lập tiến trình biểu theo phân phối chương trình
Bước 2: Soạn giáo án cho nhóm thực nghiệm theo chương trình
Bước 3: Ứng dụng vào chương trình giảng dạy. Tiến hành giảng dạy dựa theo tiến
trình biểu, giáo án đã soạn và các bài tập đã được lựa chọn trên nhóm thực nghiệm (mỗi
tuần 2 tiết).
* Phân tích dữ liệu và kết quả thành tích chạy bền.
1. Khách thể nghiên cứu : Khách thể là học sinh lớp 7A9 và 7A12 trường TH&THCS
Lý Thường Kiệt thành phố Sóc Trăng
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc cùa lớp
DÂN TỘC
HOA

KINH
KHMER
LỚP
TSHS
NỮ
7A9
39
20
24
9
6
7A12
35
22
21
10
4
- Về ý thức học tập học sinh của cả hai lớp này tương đương nhau ,khoảng hơn 50% ham

thích học chạy bền
- Tôi lấy lớp 7A9 làm lớp thực nghiệm & lớp 7A12 làm lớp đối chứng
2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi chọn dạng 4 :Thiết kế kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên
Bảng 2:
LỚP
TÁC ĐỘNG
7A7 Một số bài tập bổ trợ chuyên môn

KIỂMTRA SAU TÁC ĐỘNG
03

10


nhằm nâng cao thành tích chạy bền
7A12 Luyện tập bình thường theo PPCT
/03-04/>0 : tác động có kết quả

04

4.3.3 Bảng thành tích và kết quả kiểm tra
Thành tích
Xếp loại
Đạt(Đ)
Chưa đạt(Cđ)
So sánh kết quả :
Kiểm tra
Nhóm thực nghiệm (7A9)
Nhóm đối chứng (7A12)


Nam

Nữ

≤ 125”
≥ 126”

≤ 136”
≥ 137”

TSHS
39/20
35/22

Đạt
TS
36
28

%
92.3%
80%

Chưa đạt
TS
%
3
7.7%
7

20%

BIỂU ĐỒ : THÀNH TÍCH CHẠY BỀN CỦA HAI NHÓM

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
/03-04/=92,3-80=12,3
Kết quả cho thấy tỉ lệ đạt(Đ) của nhóm thực nghiệm (đã được tác động) cao hơn nhóm
đối chứng(không tác động) .
Vậy bài tập vận động tôi áp dụng đã có tác dụng nâng cao thành tích học tập đối
với môn chạy bền của học sinh khối 7 trong thời điểm kiểm tra đánh giá sơ bộ môn chạy
bền. Do đó áp dụng bài tập, phương pháp hợp lý sẽ giúp cho các em có hứng thú học tập,
có sức khoẻ tốt, nâng cao thành tích học tập bộ môn và nâng cao chất lượng giáo dục.
11


* Những mặt làm được:
- Thời gian học tập hợp lý không gây ức chế việc tập luyện của học sinh.
- Nâng cao sức khoẻ cho học sinh trong học tập.
- Giúp học sinh phát triển các tố chất, thể lực tốt, học tập có thành tích cao trong thi đầu.
- Luôn luôn tạo tiết học sinh động, vui vẻ để học sinh gắn bó đoàn kết, có ý thức kỷ luật
cao.
* Những mặt cần tránh:
- Những vấn đề không liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Không đưa những động tác quá kỹ thuật, quá cầu kỳ làm học sinh khó tiếp thu bài.

12


C . PHẦN KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:


- Muốn có thành tích cao trong học tập giảng dạy thì phải luôn vận dụng tốt các
phương pháp và cách thức đưa bài tập vận động phù hợp cho từng nội dung, cho
từng tiết học.

- Bài tập cần phải vừa sức phù hợp lứa tuổi, giới tính, học sinh khối 7 có được một
số kiến thức và kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ nâng cao
thể lực.

- Thông qua bài học cần tổ chức nhiều trò chơi vận động, thi đấu tạo sức hứng thú
tham gia tập luyện ngày càng nhiều hơn cho học sinh.

- Qua thực tế giảng dạy thể dục trong nhà trường với đối tượng học sinh khối 7,
việc áp dụng phương pháp học tập tốt sẽ tạo cho các em có niềm tin, hứng thú học
tập thì thành tích sẽ được nâng cao và sức khoẻ tốt học tập tốt các môn học khác.
2. Hướng phổ biến và áp dụng đề tài:

- Sẽ áp dụng đề tài vào giảng dạy ở trường TH&THCS Lý Thường Kiệt với các
khối lớp còn lại
3. Hướng nghiên cứu tiếp:

- Thông qua thực tế giảng dạy đạt hiệu quả tôi sẽ nghiên cứu định hướng tiếp vào
việc rèn luyện đội tuyển nhằm nâng cao thành tích các em có thể tham gia thi đấu
tốt ở hội khoẻ phù đổng vòng tỉnh sắp tới.

- Trên đây là những vấn đề tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn.
Ngoài ra bản thân nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót hạn chế rất mong sự
đóng góp, bổ sung của quý thầy cô đồng nghiệp để đề tài có thể áp dụng rộng rãi
góp phần nâng cao chất lượng dạy môn học trong trường trung học cơ sở.


13


BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA CHẠY BỀN
LỚP ĐỐI CHỨNG 7a12
LỚP THỰC NGHIỆM 7a9
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM
ST
HỌ VÀ TÊN
T
1 Nguyễn Thuý An
Đ
1 Chung Kiều Ái
2 Quách Gia Bội
Đ
2 Trần Quỳnh Anh
3 Trần Dương Kỳ Duyên

3 Nguyễn Nhựt Tinh Anh
Đ
4 Phương Mỹ Hạnh
4 Đặng Liên Dũng
Đ
5 Trần Lê Quỳnh Hân
5 Dương Trường Giang
Đ
6 Nguyễn Ngọc Hân
6 Nguyễn Huy Hoàng


7 Huỳnh Nhâm Gia Khang
7 Trần Cẩm Huy

8 Đỗ Huỳnh Anh Khôi
8 Nguyễn Quốc Khánh
Đ
9 Trịnh Y Kiện
9 Lê Nguyễn Lam
Đ
10 Lý Phi Lân
10 Đặng Tấn Lộc
Đ
11 Huỳnh Xuân Lộc
11 Danh Thuý Mai

12 Văn Thanh Mai
12 Lâm Thị Ngân
Đ
13 Nguyễn Sơn Hải My
13 Nguyễn Thanh Nhàn
Đ
14 Đặng Nhật Nam
14 Trịnh Ngọc Nhi
Đ
15 Nguyễn Bích Ngân
15 Lưu Tuyết Nhung
Đ
16 Lý Gia Nghi
16 Lâm Tâm Như

Đ
17 Nguyễn Vĩnh Nghi
17 Hồng Mai Như

18 Huỳnh Lê Như Ngọc
18 Hồ Văn Phong
Đ
19 Huỳnh Uyển Nhi
19 Thạch kim Phong
Đ
20 Vương Bích Nhi
20 Trang An Phú
Đ
21 Nhan Trần Quỳnh Như
21 Huỳnh Thanh Quang
Đ
22 Vương Tống Tố Như
22 Trịnh Đức Quang

23 Trần Nguyễn An Phong
23 Vũ Phương Quỳnh
Đ
24 Huỳnh Hữu Phúc
24 Lê Nguyễn Băng Tâm
Đ
25 Vũ Ngọc Nguyễn Phương
25 Sơn Minh Thái
Đ
26 Trương Minh Quân
26 Tô Ngọc Thanh

Đ
27 Trần Minh Quí
27 Lâm Thanh Thảo
Đ
28 Trần Như Quỳnh
28 Phan Tấn Thịnh
Đ
29 Nguyễn Minh Thuận
29 Nguyễn Trương Hoàng Thy
Đ
30 Quách Bảo Thư
30 Trần Thị Thuỷ Tiên
Đ
31 Trần Ngọc Bảo Trân
31 Nguyễn Ngọc Thuỳ Trang
Đ
32 Trần Thị Bảo Trân
32 Lý Thị Mỹ Trân

33 Dương Bích Tuyền
33 Dương Tú Trinh
Đ
34 Nguyễn Sơn Hải Vy
34 Nguyễn Quốc Tuấn
Đ
35 Nguyễn Lê Vy
35 Bùi Văn Vẹn

ĐIỂ
M

Đ
Đ
Đ

Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ

Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ


Đ
Đ
Đ

Đ
Đ
14


36
37
38
39

Tô Nguyễn Quang Vinh
Lý Hồng Như Ý
Lâm Thị Hoàng Yến
Lý Mỹ Yến

Đ
Đ
Đ
Đ

THANG ĐO THÁI ĐỘ
Câu hỏi khảo sát
Rất Thích Bình
Không Chán
thích
thường thích lắm

1 .Trong môn học thể dục ở trường em có thích
học chạy bền không ?
2 .Em có thích luyện tập thêm một số động tác bổ
trợ cho chạy bền không ?
3 .Trường tổ chức giải Điền kinh học sinh ,em có
thích đăng kí thi chạy bền không ?
4 .Em có thích luyện tập thêm các bài tập bổ trợ
để phát triển sức bền không ?
5 .Nếu em được chọn đi dự thi chạy bền cấp
thành phố hoặc cấp Tỉnh em có thích không ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên thể dục 7 -NXB Giáo dục.
2. Sách điền kinh

-NXB thể thao.

3. Rèn luyện và phương pháp TDTT

-NXB TDTT.

4. Sinh lý học thể dục thể thao

-NXB TDTT.

5. Điền kinh và thể dục

-Bộ GD&ĐT –Vụ GD thể chất


15


16


MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
A/ MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

I.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

B/ NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN


II.

CƠ SỞ THỰC TIỂN

III.

NỘI DUNG VẤN ĐỀ

C/ KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Bảng điểm kiểm tra chạy bền
Thang đo thái độ

17


Đây là nghiên cứu của bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2015-2016. Kính mong
nhận được sự đóng góp nhiệt tình của đồng nghiệp để Đề Tài Nghiên Cứu của tôi hoàn
thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA BGH

ngày…..tháng……năm 2016
NGƯỜI VIẾT

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG PHÒNG
GD & ĐT TP. SÓC TRĂNG

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ

18



×