Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ứng dụng GIS và Viễn thám xây dựng bản đồ phân vùng môi trường địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, kiểm soát chất ô nhiễm nitơ trong nông nghiệp khu vực huyện Tân Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

TRẦN LÊ QUANG

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH,
KIỂM SOÁT CHẤT Ô NHIỄM NITƠ TRONG
NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HUYỆN TÂN THÀNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH,
KIỂM SOÁT CHẤT Ô NHIỄM NITƠ TRONG
NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HUYỆN TÂN THÀNH
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Quang

MSSV: 0350100091

Khóa: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Anh

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Cô Nguyễn Hoàng
Anh, cán bộ của Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ cho em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Không chỉ về những kiến thức chuyên môn, mà còn cả trong công việc và cuộc
sống, Cô đã dìu dắt cho em từng bước hoàn thiện và trưởng thành hơn, là hành trang
vững chắc để em tiếp bước vào nghề Địa chất.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, Kỹ sư Kỹ thuật Địa chất từ
trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đồ án.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Khoa Địa chất và Khoáng
sản – Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng
dạy, giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian học tập nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp .........................................................................2
2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp ..................................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính .......................................................................................3

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................................3
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................4
3.1.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu ....................................................................................4
3.1.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu.................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................6
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................7
TỔNG QUAN .................................................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..................7
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................7
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................8
1.1.3. Nhận xét chung ......................................................................................................9
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .....................................................9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm địa chất ................................................................................................11
1.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn .................................................................................13
1.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................15
1.3. TỔNG QUAN VỀ GIS .........................................................................................16
1.3.1. Định nghĩa. ..........................................................................................................16
1.3.2. Các thành phần của GIS ......................................................................................16
1.3.3. Một số chức năng của GIS ..................................................................................17
1.3.4. Một số khả năng của GIS ....................................................................................17
1.3.5. Mô hình dữ liệu không gian ................................................................................19

iii


1.4. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM.........................................................................20
1.4.1. Định nghĩa ...........................................................................................................20

1.4.2. Nguyên tắc hoạt động ..........................................................................................20
1.4.3. Cơ sở khoa học của viễn thám. ............................................................................21
1.4.4. Phân loại ảnh viễn thám. .....................................................................................22
1.4.5. Ảnh vệ tinh LandSat 8. ........................................................................................22
1.5. TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH NITƠ TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC NITƠ
TRONG NÔNG NGHIỆP ...........................................................................................24
1.5.1. Ô nhiễm nitơ trong đất.........................................................................................24
1.5.2. Nguồn cung cấp nitơ trong môi trường địa chất. ................................................24
1.5.3. Nguồn thâm nhập nitơ trong nông nghiệp ...........................................................25
1.5.4. Chu trình chuyển hóa nitơ tự nhiên .....................................................................26
1.5.5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự thâm nhập của nitơ vào môi trường địa chất..............27
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................29
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU..........................................................29
2.1.1. Tiến hành thu thập tài liệu ...................................................................................29
2.1.2. Tham khảo tài liệu ...............................................................................................29
2.1.3. Một số khái niệm chính .......................................................................................29
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA .......................................................30
2.3. PHƯƠNG PHÁP GIS ..........................................................................................30
2.3.1. Phương pháp xây dựng lớp bản đồ độ dốc địa hình ............................................30
2.3.2. Phương pháp nội suy không gian (Spatial Interpolation) ....................................31
2.3.3. Phương pháp phân tích không gian chồng lớp bản đồ Weighted Overlay ..........33
2.4. PHƯƠNG PHÁP VIỄN THÁM ..........................................................................34
2.4.1. Phương pháp phân loại không kiểm định (K-means) ..........................................34
2.4.2. Phương pháp phân loại có kiểm định (Maximum Likelihood) ...........................36
2.5. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIS VÀ VIỄN THÁM ......................................37
2.5.1. Phương pháp AHP (Analytical Hierarchy Process) ............................................37
2.5.2. Quy trình tích hợp................................................................................................39
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................41


iv


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................41
3.1. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
ĐẾN NITƠ TẠI KHU VỰC HUYỆN TÂN THÀNH ...............................................41
3.1.1. Liên hệ giữa thành phần vật liệu, tốc độ thấm với sự thâm nhập của nitơ ..........41
3.1.2. Liên hệ giữa thành phần vật liệu, loại thổ nhưỡng, pH đến nitơ .........................42
3.1.3. Liên hệ giữa yếu tố địa hình và yếu tố địa chất thủy văn đến nitơ ......................45
3.2. XỬ LÝ DỮ LIỆU ..................................................................................................46
3.2.1. Thành phần vật liệu .............................................................................................46
3.2.2. Hệ số thấm ...........................................................................................................46
3.2.3. Độ dốc địa hình ...................................................................................................47
3.2.4. Độ sâu tầng chứa nước ........................................................................................48
3.3. PHÂN CẤP CÁC TIÊU CHÍ, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TRỌNG SỐ THEO
PHƯƠNG PHÁP AHP ................................................................................................49
3.3.1. Phân cấp các tiêu chí ảnh hưởng đến sự thâm nhập của nitơ vào môi trường địa
chất.................................................................................................................................49
3.3.2. Xác định giá trị trọng số ......................................................................................50
3.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................................52
3.4.1. Bản đồ phân vùng môi trường địa chất ...............................................................52
3.4.2. Ảnh phân loại viễn thám......................................................................................54
3.4.3. Đánh giá hiện trạng nguồn cung cấp nitơ ............................................................55
3.4.4. Đánh giá hiện trạng nguồn cung cấp nitơ đến tầng chứa nước dưới đất .............56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................58
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60
PHỤ LỤC .....................................................................................................................63


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP

Analytical Hierarchy Process

DEM

Mô hình số độ cao

DTTN

Diện tích tự nhiên

GIS

Geographic Information System

IDW

Inverse Distance Weight

NASA

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ

RS


Viễn thám

Tp

Thành phố

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm các kênh phổ ảnh LandSat 8 .........................................................23
Bảng 2.1. Thang đánh giá tầm quan trọng tương đối ....................................................38
Bảng 2.2. Chỉ số RI ứng với số tiêu chí ........................................................................39
Bảng 3.1. Liên hệ giữa thành phần vật liệu, tốc độ thấm đến nitơ ................................41
Bảng 3.2. Liên hệ giữa trầm tích biển với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất
đến nitơ ..........................................................................................................................42
Bảng 3.3. Liên hệ giữa trầm tích sông, sông biển hỗn hợp với loại thổ nhưỡng và ảnh
hưởng của pH đất đến nitơ ............................................................................................42
Bảng 3.4. Liên hệ giữa hệ tầng Xuân Lộc với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH
đất đến nitơ ....................................................................................................................43
Bảng 3.5. Liên hệ giữa trầm tích đầm lầy-biển với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của
pH đất đến nitơ ..............................................................................................................43

Bảng 3.6. Liên hệ giữa trầm tích sông biển với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH
đất đến nitơ ....................................................................................................................44
Bảng 3.7. Liên hệ giữa phức hệ Đèo Cả với loại thổ nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất
đến nitơ ..........................................................................................................................44
Bảng 3.8. Liên hệ giữa phức hệ Đèo Cả, trầm tích hỗn hợp deluvi-proluvi với loại thổ
nhưỡng và ảnh hưởng của pH đất đến nitơ ...................................................................45
Bảng 3.9. Liên hệ giữa độ dốc địa hình, khoảng cách tầng chứa nước đến nitơ...........45
Bảng 3.10. Ma trận so sánh cặp của các tiêu chí ...........................................................51
Bảng 3.11. Ma trận xác định giá trị trọng số .................................................................52

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu .................................................................................4
Hình 2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu .........................................................................6
Hình 1.1. Mặt cắt tầng pleistocen dưới .........................................................................13
Hình 1.2. Mặt cắt tầng pleistocen giữa trên...................................................................14
Hình 1.3. Mặt cắt tầng pleistocen trên ...........................................................................14
Hình 1.4. Sơ đồ khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS) ......................................16
Hình 1.5. Những thành phần tối thiểu của GIS .............................................................16
Hình 1.6. Mô hình các lớp dữ liệu trong GIS ................................................................18
Hình 1.7. Một ví dụ cho việc phân loại theo thuộc tính ................................................18
Hình 1.8. Tạo vùng đệm cho đối tượng .........................................................................18
Hình 1.9. Phương thức và kết quả nội suy điểm ...........................................................19
Hình 1.10. Các dạng pixel .............................................................................................19
Hình 1.11. Điểm, đường, vùng trong dữ liệu vector .....................................................20
Hình 1.12. Nguyên lý hoạt động của viễn thám ............................................................20
Hình 1.13. Sự phân bố các dải sóng trong quang phổ điện từ .......................................21
Hình 1.14. Giá trị cho phép của nitơ trong đất ..............................................................24

Hình 1.15. Chu trình chuyển hóa nitơ tự nhiên .............................................................26
Hình 1.16. Ảnh hưởng của pH đất đến quá trình nitrate hóa (Nguồn: Yaying Li và
cộng sự, 2018) ...............................................................................................................27
Hình 1.17. Yếu tố ảnh hưởng đến nitơ trong môi trường địa chất ................................28
Hình 2.1. Quy trình xây dựng lớp bản đồ độ dốc địa hình. ...........................................31
Hình 2.2. Một ví dụ cho biểu diễn mô hình TIN và mô hình DEM. .............................31
Hình 2.3. Ví dụ cho phương pháp phân tích Weighted Overlay ...................................33
Hình 2.4. Hộp thoại phân loại theo phương pháp K-Means. ........................................35
Hình 2.5. Phân loại theo phương pháp K-Means ..........................................................35
Hình 2.6. Một số phương pháp tổ hợp màu ...................................................................36
Hình 2.7. Ma trận sai số tương quan chéo .....................................................................37
Hình 2.8. Dạng của ma trận so sánh ..............................................................................38
Hình 2.9. Quy trình tích hợp GIS và viễn thám theo phương pháp AHP .....................40
Hình 3.1. Lớp phân vùng thành phần vật liệu ...............................................................46
viii


Hình 3.2. Lớp phân vùng giá trị hệ số thấm ..................................................................47
Hình 3.3. Lớp phân vùng độ dốc địa hình .....................................................................48
Hình 3.4. Lớp phân vùng độ sâu đến tầng chứa nước ...................................................49
Hình 3.5. Mức điểm so sánh cặp của các tiêu chí .........................................................51
Hình 3.6. Lớp phân vùng môi trường địa chất khu vực nghiên cứu .............................53
Hình 3.7. Ảnh phân loại viễn thám................................................................................54
Hình 3.8. Đánh giá hiện trạng nguồn cung cấp nitơ ......................................................56
Hình 3.9. Lớp bản đồ độ sâu đến tầng chứa nước sau khi phân cấp tiêu chí ................57

ix


TÓM TẮT

Đề tài “Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ phân vùng môi trường địa
chất phục vụ cho công tác quy hoạch, kiểm soát chất ô nhiễm nitơ trong nông nghiệp
khu vực huyện Tân Thành” được thực hiện từ 20/08/2018 đến 01/12/2018. Phương pháp
tiếp cận đề tài là sử dụng công nghệ GIS và viễn thám. Nội dung nghiên cứu của đề tài
gồm:
 Nghiên cứu các quá trình địa chất, địa chất môi trường, quá trình biến đổi nitơ
trong môi trường địa chất tại khu vực nghiên cứu.
 Nghiên cứu lý thuyết về GIS và viễn thám.
 Thu thập dữ liệu cơ lý hố khoan địa chất công trình, dữ liệu GIS: địa chất, địa
chất thủy văn, địa hình và dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8.
 Phân tích xử lý dữ liệu, biên tập bản đồ và tích hợp các dữ liệu đa tiêu chí nhằm
xác định sự tương thích của điều kiện môi trường địa chất khu vực đối với sự
phân bố của nitơ.
 Xây dựng bản đồ phân vùng môi trường địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch
kiểm soát chất ô nhiễm nitơ trong nông nghiệp.
Kết quả của đề tài bao gồm:
 Lớp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 từ kết quả phân tích ảnh viễn thám
Landsat 8
 Các lớp bản đồ phân vùng hệ số thấm, phân vùng thành phần vật liệu, độ dốc địa
hình, phân vùng khoảng cách đến tầng chứa nước dưới đất đầu tiên.
 Bản đồ phân vùng môi trường địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch kiểm soát
chất ô nhiễm nitơ trong nông nghiệp khu vực huyện Tân Thành.

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp
Nitơ là một nguyên tố có nguồn dự trữ khá giàu trong khí quyển (chiếm khoảng
78% về thể tích). Các hợp chất của nitơ đóng vai trò quan trọng vào chu trình sống của

thực vật, giúp cây trồng sinh trưởng và tăng cao năng suất, là một trong những chỉ tiêu
dinh dưỡng phổ biến nhất của đất.
Đa số nitơ trong đất tồn tại trong nhiều hợp chất hữu cơ dưới dạng amoniac,
amoni, nitrit, nitrat, và không ngừng biến đổi trạng thái oxy hóa và dạng hợp chất hóa
học. Một số dạng hợp chất sẽ được tích lũy lâu dần, gây ô nhiễm dinh dưỡng nitơ. Trong
môi trường địa chất, các quá trình tự nhiên như: xói mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển
các chất từ dòng chảy mặt giúp giải phóng các hợp chất của nitơ trong thành phần vật
liệu, làm xảy ra các quá trình biến đổi. Việc canh tác, đào xới đất, bón phân hóa học
trong nông nghiệp tác động đáng kể đến chu trình chuyển hóa nitơ tự nhiên, tăng cao
hàm lượng các hợp chất nitơ, làm thay đổi thành phần tính chất của đất, gây ô nhiễm
đất..
Huyện Tân Thành nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía nam
thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa, tuy nhiên nền kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đóng
góp vào nguồn thu nhập kinh tế chung của huyện. Theo thống kê của UBND huyện Tân
Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2017 thì tổng diện tích gieo trồng đạt 6502,8 ha, năng
suất một số cây trồng chủ yếu đạt 337,6 tạ/ha, tổng thu năng suất nông nghiệp đạt 13
613,188 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước sức ép của việc tăng năng suất cây trồng để mang lại
lợi nhuận cao thì việc sử dụng nhiều phân bón hóa học chứa nitơ, đã và đang ảnh hưởng
xấu đến môi trường đất. Trong điều kiện thuận lợi, nước được xem như một dung môi
vận chuyển các hợp chất nitơ, nước từ lớp đất bề mặt, nước mưa, ảnh hưởng đáng kể
đến sự dịch chuyển của nitrat vào sâu trong đất (Bijay Singh, 1978). Yếu tố địa hình và
lượng nước bề mặt quyết định đến quá trình vận chuyển chất ô nhiễm trên mặt và yếu
tố pH, thành phần vật liệu, thạch học, nước dưới đất sẽ quyết định đến sự thâm nhập của
chất ô nhiễm vào sâu môi trường địa chất.
Địa hình khu vực Tân Thành có xu hướng thấp dần theo hướng đông bắc-tây nam
với ba dạng chính: Địa hình núi, địa hình đồng bằng lượn sóng là nơi tập trung chủ yếu
2



đất sản xuất nông nghiệp và địa hình vùng cửa sông. Do đó, chất ô nhiễm sẽ được vận
chuyển từ nơi cao đến nơi thấp theo các dòng chảy mặt đến vùng cửa sông, nơi dễ lan
truyền tái lắng đọng trong môi trường trầm tích, thâm nhập sâu vào nước mặt, đất, nước
ngầm.
Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ chuyên đề được đánh giá là phương
pháp giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, cho kết quả đầu ra chính xác và có tính hiện
thực cao có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau. Việc tích hợp GIS và viễn thám là một
giải pháp hiệu quả để đánh giá xác định các tai biến tự nhiên, phân vùng môi trường địa
chất, hỗ trợ quản lý tài nguyên môi trường.
Trên cơ sở đó, đề tài đồ án: “Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ phân
vùng môi trường địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch kiểm soát chất ô nhiễm nitơ
trong nông nghiệp tại khu vực huyện Tân Thành” được đề xuất nhằm phân vùng môi
trường địa chất để kiểm soát chất ô nhiễm dựa trên nền tảng địa chất môi trường cơ sở
cùng với ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám. Kết quả của đề tài có thể góp phần giúp
các nhà quy hoạch quản lý thực hiện đánh giá, kiểm soát, xây dựng định hướng phát
triển nông nghiệp trong tương lại một cách bền vững và khoa học.

2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính
Ứng dụng GIS và viễn thám tích hợp dữ liệu xây dựng bản đồ phân vùng môi
trường địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch kiểm soát chất ô nhiễm nitơ trong nông
nghiệp tại khu vực huyện Tân Thành.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Xác định các khu vực có khả năng thích hợp cho nitơ thâm nhập sâu vào môi
trường địa chất, những khu vực tương đối thích hợp hoặc không thích hợp cho nitơ thâm
nhập vào môi trường địa chất.
Đánh giá và cảnh báo những khu vực dễ bị ô nhiễm nitơ ở hiện tại và tương lai.

3



3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu

Hình 1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
3.1.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Để đảm bảo hoàn thiện các mục tiêu nghiên cứu đề tài đã thực hiện các nội dung
sau, cụ thể:
 Thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu: Các giáo trình, sách, tạp
chí,…
Thu thập dữ liệu GIS: Bản đồ địa chất khoáng sản, bản đồ địa chất thủy văn, dữ
liệu địa hình khu vực nghiên cứu.
Thu thập số liệu cơ lý hố khoan địa chất công trình.
Khảo sát thực địa: Khảo sát những vùng đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân
cư,… để so sánh độ chính xác khi giải đoán ảnh viễn thám.
 Xử lý số liệu
Thống kê số liệu cơ lý hố khoan địa chất công trình, tính toán hệ số thấm của
thành phần vật liệu.
Biên tập dữ liệu GIS

4


Sử dụng phương pháp nội suy không gian IDW, Kriging để xây dựng lớp phân
vùng tính thấm của thành phần vật liệu, khoảng cách đến tầng chứa nước dưới đất.
Xây dựng lớp độ dốc địa hình từ dữ liệu địa hình.
Xây dựng lớp thành phần vật liệu từ dữ liệu địa chất
Phân loại ảnh viễn thám bằng phần mềm Envi.

 Tích hợp dữ liệu
Các lớp dữ liệu thành phần được tiến hành tích hợp theo các tiêu chí, trọng số đã
được xây dựng để thành lập bản đồ kết quả, phần mềm sử dụng cho việc tích hợp là
Arcgis 10.3.
 Đánh giá kết quả
Đánh giá độ chính xác kết quả dựa trên dữ liệu, tài liệu thu thập được kết hợp
khảo sát thực tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu của đề tài thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
phía đông giáp huyện Châu Đức, phía tây giáp huyện Cần Giờ, phía nam giáp Tp. Bà
Rịa và Tp. Vũng Tàu, phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

5


Hình 2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đồ án tốt nghiệp được tiến hành
thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
 Phương pháp thu thập tài liệu
 Phương pháp khảo sát thực địa
 Phương pháp GIS
 Phương pháp viễn thám
 Phương pháp tích hợp GIS và viễn thám

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tìm ra các chất gây ô
nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, từ đó đề ra biện pháp xây dựng nên bản đồ phân vùng
chất ô nhiễm phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý môi trường.
Nguồn ô nhiễm nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới đã vượt qua sự ô nhiễm
từ các khu định cư và các ngành công nghiệp khác, nitrat từ nông nghiệp là chất gây ô
nhiễm hóa học phổ biến nhất trong các tầng nước ngầm, là yếu tố chính làm suy thoái
nguồn nước nội địa và ven biển (Sagasta và cộng sự, 2017). Những vùng đất trồng trọt
sẽ là nơi tồn tại hàm lượng amoni, nitrat cao do việc sử dụng phân bón hóa học, và các
chất không ngừng chuyển hóa thâm nhập sâu vào trong đất (Xiukang Wang và cộng sự,
2018). Một nghiên cứu tại vùng tiểu ban Pennsylvania của Hoa Kỳ đã chỉ ra nguồn ô
nhiễm chính trong môi trường nước mặt, đất, nước ngầm là ô nhiễm diện trong nông
nghiệp do nitrat và thuốc trừ sâu. Nghiên cứu đã đề xuất kết hợp sử dụng GIS để đánh
giá mức độ ô nhiễm là hết sức cần thiết (Jobn G. Lyon và cộng sự, 1995).
Tại khu vực Chaffar thuộc Tunisia đã có nghiên cứu ứng dụng GIS kết hợp
phương pháp Drastic để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của tầng chứa nước, do nguồn
ô nhiễm thuốc trừ sâu và phân bón trong nông nghiệp. Nghiên cứu đã đề cập chi tiết đến
các đặc điểm địa chất quyết định đến mức độ, phạm vi lan truyền chất ô nhiễm vào môi
trường địa chất như: Địa hình, kiểu loại đất, thạch học vùng không bão hòa, thạch học
vùng bão hòa... Việc tích hợp 7 trọng số Drastic cùng với GIS đã thành lập nên bản đồ
đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương do nguồn ô nhiễm nông nghiệp (Habib Smida,
2010).
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Yiming Xu và cộng sự (2018) đã ước tính được
tổng lượng nitơ trong đất để thiết lập mô hình trang trại hộ gia đình, bằng các chỉ số phổ
viễn thám và sử dụng phương pháp hồi quy Kriging trong GIS tại hai khu vực Kothapally
và Masuti ở nam Ấn Độ. Nghiên cứu này đã kết hợp nhiều phương pháp: Lấy mẫu và
phân tích trong phòng thí nghiệm, thu thập xử lý dữ liệu viễn thám để chiếc tách chỉ số
quang phổ từ nhiều loại ảnh có độ phân giải không gian khác nhau, và sử dụng phương
7



pháp hồi quy Kirging để dự đoán tính chất của đất thông qua tư liệu viễn thám và dữ
liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu đã thành lập bản đồ dự đoán tổng lượng nitơ
trong đất, và đánh giá triển vọng của việc sử dụng chỉ số quang phổ từ ảnh vệ tinh
LandSat 8 có thể được áp dụng rộng rãi trong khu vực (Yiming Xu và cộng sự, 2018).
Tại vùng Tummalapalle huyện Cuddapah bang Andhra Pradesh miền Nam Ấn
Độ đã có công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp viễn thám và
GIS để đánh giá chất lượng nước ngầm. Kết quả đã xây dựng nên bản đồ phân vùng các
thành tạo địa chất, địa chất thủy văn, đánh giá chất lượng ô nhiễm do hoạt động nông
nghiệp và công nghiệp (Arveti Nagaraju, 2016).
Tại nhà máy lọc dầu Al-Daura nằm ở phía tây nam Baghdad đã có nghiên cứu về
ảnh hưởng của ô nhiễm lên các tính chất của đất bằng cách sử dụng công nghệ viễn thám
và GIS tại chín điểm đất bị ô nhiễm hydrocacbon tự nhiên. Nghiên cứu này đã sử dụng
phương pháp xác định phản xạ quang phổ bằng máy đo bức xạ Radiometer và phân tích
ảnh viễn thám. Sau đó sử dụng GIS thành lập bản đồ chuyên đề cho sự phân bố không
gian nồng độ chất gây ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tính chất của đất ảnh
hưởng đến phản xạ quang phổ và công nghệ viễn thám là một cách tiếp cận khoa học để
xác định vùng bị ô nhiễm (Mahdi O. Karkush, 2014).
Tại vùng đầu nguồn sông Zarqa miền bắc Jordan đã có nghiên cứu ứng dụng GIS
và viễn thám để phân vùng xói mòn đất phục vụ cho hoạt động nông nghiệp tại khu vực.
Nhóm tác giả đã chỉ ra đặc điểm thành phần vật liệu, thạch học, địa hình là yếu tố quan
trọng gây xói mòn đất. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các dữ liệu GIS về thổ nhưỡng, địa
chất, địa hình, lượng mưa và ảnh viễn thám Landsat 8 để phân loại hiện trạng sử dụng
đất và tích hợp dữ liệu xây dựng nên bản đồ chuyên đề, kết quả là một trong những cơ
sở giúp các nhà quản lý có thể cải tạo, bảo tồn đất một cách thích hợp cho tương lai
(Yahya Farhan và cộng sự, 2017).
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam nghiên cứu về nguồn ô nhiễm nitơ trong nông nghiệp được thực
hiện với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau: Phương pháp điều tra khảo sát thực địa,

lấy mẫu, phương pháp phân tích thí nghiệm, phương pháp xử lý số liệu…
Tác giả Trương Khánh Huyền (2017) đã nghiên cứu về chất lượng nước dưới đất
tầng Pleistocen khu vực thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy sự tồn tại của amoni,

8


nitrat vượt quá quy chuẩn cho phép nhiều lần, và có sự biến đổi theo mùa của chúng.
Việc phát hiện nitơ tồn tại ở dạng nitrat cho thấy rằng nguồn nước đã bị ô nhiễm từ lâu,
vì vậy mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng sẽ giảm bớt đi (Nguyễn
Trung Việt, 2011).
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Khuyên (2017) về vấn đề ảnh hưởng
của các hoạt động nông nghiệp đến chất lượng nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh,
kết quả cho thấy, tại một số điểm khảo sát khu vực huyện Củ Chi, hoạt động nông nghiệp
là chăn nuôi và trồng trọt làm tăng hàm lượng nitơ, ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới
đất.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2013) về mối tương quan
giữa hàm lượng Nitơ trong đất với hàm lượng Nitrat tích lũy trong một số rau xanh tại
thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Kết quả chứng tỏ hàm
lượng Nitơ, Nitrat trong rau tăng lên rất cao trong một khoảng thời gian khi bón phân
đạm. Qua đó có thể thấy việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp là nguyên
nhân quan trọng làm tăng hàm lượng chất nitơ trong đất.
Phương pháp tiếp cận GIS và viễn thám được nhóm tác giả Vũ Minh Cát và cộng
sự (2015) ứng dụng để đánh giá diễn biến đường bờ tỉnh Nam Định. Kết quả đã đánh
giá được diễn biến xói lở bồi tụ tại các cửa sông và vùng ven biển tỉnh Nam Định qua
các năm từ năm 1912 đến năm 2013.
1.1.3. Nhận xét chung
Nhìn chung các nghiên cứu đều đạt được kết quả mang tính khoa học, thực tiễn
cao và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, ứng dụng GIS và viễn thám
được áp dụng cho nhiều vấn đề về quản lý tài nguyên và môi trường, tuy nhiên ứng dụng

GIS và viễn thám để xây dựng bản đồ phân vùng chất ô nhiễm, phân vùng môi trường
địa chất, vẫn còn ở những bước phát triển đầu tiên. Nên đề tài nghiên cứu thể hiện tính
mới và rất cần thiết, giúp cho các nhà quy hoạch quản lý có thể dễ kiểm soát đánh giá
chất ô nhiễm nitơ trong nông nghiệp.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình

9


Địa hình khu vực nghiên cứu có xu hướng thấp dần theo hướng đông bắc-tây
nam, với ba dạng địa hình chính: Địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn sóng, địa hình
đồi núi thấp.
 Địa hình đồng bằng
Địa hình trũng có độ cao từ 2 đến 10m phân bố dọc theo các sông trên trầm tích
sông biển, đầm lầy biển với độ cao trung bình từ 0.3 đến 2m, có nơi thấp hơn mực nước
biển.
Dạng địa hình này phân bố tập trung ở khu vực kẹp giữa sông Thị Vải và quốc
lộ 51 thuộc các xã Mỹ Xuân, thị trấn Phú Mỹ, xã Phước Hòa, Tân Hòa, Tân Hải và một
phần sông Dinh thuộc xã Châu Pha. Địa hình đồng bằng sông Thị Vải chủ yếu dùng vào
mục đích phi nông nghiệp và trồng rừng ngặp mặn, còn đồng bằng xã Châu Pha là nơi
tập trung ngành trồng trọt nông nghiệp: lúa, rau, đậu bắp...
 Địa hình đồi lượn sóng
Dạng địa hình cao nguyên núi lửa, phần rìa của cao nguyên bazan Xuân Lộc với
bề mặt san bằng khá lớn, cao độ biến đổi từ 50m đến 200m, độ dốc từ 3º đến 8º, rìa
ngoài của chúng có độ dốc lớn.
Phân bố tập trung ở các xã Sông Xoài, Hắc Dịch, Tóc Tiên, phía tây xã Mỹ Xuân.
Đây là khu vực tập trung đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
 Địa hình đồi núi thấp

Địa hình đồi núi thấp bao gồm các núi sót rải rác có độ cao biến đổi từ 30m đến
500m, độ dốc cao từ 20º đến 30º, đỉnh thường bị bào mòn mạnh.
Gồm núi Dinh và núi Thị Vải với diện tích tự nhiên 4853 ha, độ dốc >8º, tầng đất
canh tác mỏng, thường được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
b) Khí hậu
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc trưng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa có
nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 26,3ºC), nắng nhiều (2696 giờ/năm), lượng mưa
trung bình năm khoảng 1500-1600mm, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thích hợp
cho hướng phát triển trồng trọt thâm canh tăng vụ.
Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình nhiều năm dao động từ 75,882,8%, độ ẩm cao nhất thường vào tháng 9 và tháng 10, và thấp nhất vào các tháng mùa
khô.

10


Gió: hướng gió chính thay đổi theo mùa, mùa khô đón gió Đông Bắc do ảnh
hưởng gió mùa Đông Bắc, khí hậu mát mẻ dễ chịu; mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam. Tần suất lặng gió trung bình năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (33,5%),
nhỏ nhất là tháng 4 (14,1%). Tốc độ gió trung bình 2-3m/s.
c) Đặc điểm tài nguyên đất
Khu vực nghiên cứu gồm 9 nhóm đất, trong đó nhóm đất có diện tích lớn nhất là
đất xám (9474,4 ha, chiếm 28,01% DTTN), đất phèn (8200 ha, chiếm 24,24% DTTN),
nhóm đất đỏ vàng (7627,7 ha, chiếm 25,55% DTTN) và ít nhất là nhóm đất cát 106 ha.
Tổng diện tích đất xấu (do thành phần cơ giới hoặc hàm lượng dinh dưỡng có
trong đất) là 25 838,38 ha, chiếm 76,39% DTTN nên năng suất cây trồng thường ở mức
độ thấp. Đất tốt (gồm đất phù sa, đất đỏ bazan có tổng diện tích 5268,18 ha, chiếm
15,57% DTTN được dùng tập trung khai thác trồng cà phê, cao su, cây ăn quả, trồng lúa
và hoa màu.
d) Nhận xét chung
Khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa hình, khí hậu thích hợp cho hoạt động trồng

trọt sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất xấu (chiếm 76,39% DTTN) nên rất
cần bón phân, canh tác, cải tạo đất. Đây là một yếu tố làm tăng hàm lượng chất ô nhiễm,
cũng như dễ lan truyền các hợp chất của nitơ trong đất.
1.2.2. Đặc điểm địa chất
Hệ thống các khối núi sót khu vực huyện Tân Thành hình thành từ các thành tạo
xâm nhập phức hệ Đèo Cả, đặc điểm thạch học gồm đá có thành phần chủ yếu axit đến
trung tính: Granit, granosyenit, granodiorit xen lẫn các thành tạo núi lửa hệ tầng Nha
Trang tuổi Creta với các đá thành phần trung tính như andesit và tuf của chúng. Khu vực
này được bao phủ bởi rừng phòng hộ tự nhiên, một vài nơi khai thác đá xây dựng.
Các thành tạo thuộc giới Kainozoi phân bố trên diện rộng khu vực nghiên cứu.
Chúng bao gồm nhiều kiểu thành tạo với đặc điểm phân bố và quy mô khác nhau của
hai nhóm nguồn gốc trầm tích và phun trào tuổi từ pleistocen sớm đến holocen gồm:
 Trầm tích sông hệ tầng Trảng Bom (aQ11tb): Đặc điểm trầm tích thường có độ
hạt biến đổi không đều và chiếm tỉ lệ cao chủ yếu là cát bột chứa sạn sỏi, phần ít là cát
cuội sỏi gắn kết bột sét yếu. Bề dày trầm tích từ 5-25m.
 Phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc (BQ12xl) gồm 3 tập:

11


 Tập 1 bazan tướng phun trào chảy tràn, dày 20-30m.
 Tập 2 bazan tướng chảy tràn xen ít tướng phun nổ, dày 40-60m.
 Tập 3 bazan tướng phun nổ là chủ yếu xen ít tướng chảy tràn, dày 40-120m.
 Trầm tích sông-biển hệ tầng Thủ Đức (amQ123): Trầm tích thường có thành phần
hạt thô chiếm ưu thế, chủ yếu là cát, cát bột lẫn ít sỏi sạn, sét bột, sét lẫn sạn cuội. Bề
dày trầm tích trong khoảng 10-50m.
 Trầm tích biển tướng vũng vịnh ven bờ (mQ123): Sạn, cát pha bột sét, sét pha bột
cát màu xám nhạt bề dày trong khoảng 0.5-11m.
 Trầm tích hỗn hợp sông biển (amQ13):Trầm tích có độ chọn lọc vừa phải, ít hạt
thô, thành phần gồm cát bột, cát sét, sét bột xen kẽ nhau. Bề dày từ 8-15m.

 Trầm tích biển (mQ13): Cát bột, sạn, cát thô-mịn pha sét màu xám nhạt. Bề dày
từ 1.5-11m.
 Trầm tích sông biển (amQ212): Cát pha bột, bột sét pha cát, sét bột xám nhạt. Bề
dày từ 4-15m.
 Trầm tích biển (mQ212): Thành phần chủ yếu là cát mịn-trung pha bột, lẫn ít sạn
trắng xám, xám vàng nhạt. Bề dày từ 5-10m.
 Trầm tích biển (mQ223): Bột sét, cát sạn, cát chứa mảnh sò. Bề dày từ 1-15m.
 Trầm tích sông (aQ23): Cát pha bột sét màu nâu nhạt. Bề dày từ 1-4m.
 Trầm tích sông đầm lầy (abQ223): Bột pha mùn thực vật phân hủy kém xám đen
xám nâu. Dày 1-3m.
 Trầm tích đầm lầy biển (bmQ23): Sét bột cát, cát bột sét, lẫn mùn xác thực vật
xám đen xám nâu. Bề dày từ 1-3m.
 Trầm tích deluvi-proluvi (dpQ): Tảng, dăm, sạn, cát. Dày 1.5-4m.
Nhận xét chung: Các thành tạo trầm tích nguồn gốc đầm lầy biển với thành phần
hạt mịn chiếm đa số, hàm lượng phần trăm thành phần hạt bột sét cao nên rất dễ lưu giữ
chất ô nhiễm trên mặt. Ngược lại những thành tạo trầm tích nguồn gốc biển, tích tụ
deluvi-proluvi hàm lượng phần trăm thành phần cát cao, hạt từ mịn đến trung thô, lẫn
tảng, dăm, sạn nên tốc độ thấm nước rất nhanh, thuận lợi cho việc lan truyền chất ô
nhiễm vào sâu môi trường địa chất.

12


1.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Khu vực nghiên cứu tồn tại 3 tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen
dưới (qp1), pleisotcen giữa-trên(qp2-3), pleistocen trên (qp3). Các thành tạo chứa nước
này được phủ lên trên bởi các thành tạo rất nghèo nước tuổi từ pleistocen dưới đến
holocen.
a) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen dưới
Theo mặt cắt hố khoan địa chất thủy văn 1/50 000, tầng chứa nước lỗ hổng các

trầm tích pleistocen dưới phân bố ở khu vực xã Tóc Tiên, xã Hắc Dịch, xã Sông Xoài.
Tầng chứa nước này bị phủ lên trên bởi các thành tạo rất nghèo nước pleistocen dưới hệ
tầng Trảng Bom, thành phần thạch học chủ yếu gồm cát từ mịn đến trung thô chứa sạn
sỏi, cát bột lẫn sỏi sạn xen kẹp thấu kính hạt mịn.
Tầng chữa nước pleistocen dưới diện phân bố rộng, mức độ giàu nước từ nghèo
đến giàu, thích hợp cho việc khai thác nước với quy mô từ nhỏ đến trung bình.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Hình 1.1. Mặt cắt tầng pleistocen dưới
b) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen giữa – trên
Tầng chứa nước pleistocen giữa – trên có diện phân bố rộng ở thị trấn Phú Mỹ,
xã Mỹ Xuân. Tầng chứa nước này được phủ lên trên bởi các thành tạo rất nghèo nước
tuổi pleistocen giữa muộn, pleistocen muộn, holocen, thành phần thạch học chủ yếu gồm
cát hạt trung đến thô, cát bột lẫn sỏi sạn lẫn sét, sét bột cát mịn.

13


(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Hình 1.2. Mặt cắt tầng pleistocen giữa trên
Tầng chứa nước pleistocen giữa-trên có diện phân bố rộng, mức độ giàu nước từ
nghèo đến giàu, thích hợp cho việc khai thác cung cấp nước với quy mô từ nhỏ đến lớn
tùy thuộc vào mức độ giàu nước trong khu vực.
c) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen trên
Tầng chứa nước pleistocen trên phân bố ở xã Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Hòa.
Tầng chứa nước này được phủ lên trên bởi các thành tạo rất nghèo nước tuổi pleistocen
trên, holocen, thành phần thạch học chủ yếu gồm cát hạt mịn đến trung thô, chứa sạn
sỏi, lẫn sét bột, bột cát mịn.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hình 1.3. Mặt cắt tầng pleistocen trên

14


Tầng chứa nước pleistocen trên có diện phân bố rộng, mức độ giàu nước từ nghèo
đến trung bình, thích hợp với việc khai thác nước với quy mô nhỏ lẻ phục vụ cho hộ gia
đình.
d) Nhận xét chung
Khoảng cách từ lớp đất bề mặt đến tầng chứa nước có những nơi rất nông (1 m),
có những nơi rất sâu (>12 m). Trong điều kiện địa chất thích hợp, nguồn nitơ từ hoạt
động nông nghiệp dễ thâm nhập vào tầng chứa nước.
1.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2014, dân số toàn huyện là 136 291 người. Dân
cư chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có người Hoa, Khmer, Mường, Tày. Mật độ dân
số bình quân là 503 người/km2, song phân bố không đều giữa các xã. Dân số tập trung
đông ở các xã Hắc Dịch, Châu Pha, Tân Hải, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ, và tập trung
thấp ở vùng địa hình thấp đất mặn phèn ven sông Thị Vải và quanh núi Tóc Tiên.
Theo số liệu thống kê năm 2012, số người trong độ tuổi lao động của huyện là 97
448 người, chiếm 70,95% dân số. Lao động nông lâm ngư nghiệp là 19 102 người, chiếm
36,75% so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
b) Kinh tế
Nền kinh tế trong huyện phát triển ổn định và ngày càng đạt hiệu quả tăng trưởng
cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều khu công nghiệp tập trung, các
cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất phân bón, thép xi măng… được hình thành. Quá
trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, gần 80% các tuyến đường liên xã, liên thôn
của huyện đã được bê tông hóa, mức sống người dân ngày được nâng cao.
Mặc dù một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển thành đất sản xuất công
nghiệp và đất ở đô thị, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển tương đối toàn

diện, cả về trồng trọt và chăn nuôi, đầu tư chiều sâu, phát triển chủ yếu về chất theo
hướng kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm truyền thống địa phương với việc áp dụng
rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt gần
1.888 tỷ đồng tăng 22,8 lần so với năm 1994. Đời sống nông dân đã được cải thiện đáng
kể, nông dân sản xuất giỏi ngày càng nhiều hơn.

15


×