Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu về sấy thóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.21 KB, 24 trang )

NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thực tiễn nhiều sản phẩm các ngành nông lâm ngư nghiệp để nâng
cao chất lượng và giá trị sản phẩm cung như để bảo quản thì cần có quá trình
chế biến, một trong những phương pháp chế biến và bảo quản đó là phương
pháp sấy. Phương pháp sấy có nhiều ưu điểm và tầm quan trọng trong sản suất
chế biến, không chỉ riêng đối với các ngành công nghiệp chế biến sản suất
nông lâm thủy hải sản mà còn có ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp
khác như ngành sản suất giấy…
Để sây dựng và thiết kế một hệ thống sấy phù hợp đảm bảo yêu cầu công
nghệ, và đặc biệt là phải nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm đó cũng là
giá trị kinh tế. Một khâu quan trọng không thể thiếu nó mang tính chất và ý
nghĩa quyết định đến chất lượng và mức độ hiệu quả của hệ thống sấy đó là
khâu tìm hiểu vật liệu sấy. Khâu này tuy đơn giản nhưng quan trọng trong lựa
chọn phương pháp sấy và hệ thống sấy. Tìm hiểu vật liệu sấy ta nắm đước
tính chất nhiệt vật lý hóa học của vật liệu sấy qua đó ta thiết kế hệ thống sấy
hiệu quả.
Một trong những nông sản có giá trị kinh tế và ý nghĩa là thóc, thóc ở
nước ta có sản lượng lớn theo thống kê hàng năm sản lượng thóc tăng đặc biệt
sản lượng thóc xuất khẩu tăng hàng năm và nước ta đã vươn lên là cường
quôc số 1 trong suất khẩu gạo. Sản lượng gạo của chúng ta xuất khẩu tăng và
lớn nhưng giá trị cũng chưa cao có nhiểu nguyên nhân xong một trong những
nguyên nhân quan trọng là trong khâu chế biến bảo quản thóc gạo chưa đạt
yêu cầu cao.
Để góp phẩn nâng cao chất lượng và giá trị sản suất lúa gạo người ta ứng
dụng công nghệ sấy trong chế biến và bảo quản thóc.
Vậy nhóm em xin tìm hiểu về vật sấy là thóc.
Chúng em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy!

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ



Trang 1


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU SẤY
1.1.

Phân bố vùng nguyên liệu vật liệu sấy (thóc lúa).

Thóc là một trong những loại lương thực chính trên thế giới. Là loại cấy
nhiệt đới ưa thới tiết nóng ẩm mưa nhiều nó có vùng phân bố khá rộng lớn,
lúa nước đước trồng nhiều ở các nước vùng Đông Nam Á có khí hậu thuận
lợi. Các nước trồng nhiều lúa nước phải kể đến là Thái Lan, Indo, Trung
Quốc, Việt Nam… ở nước ta lúa được gieo trồng hầu hết các vùng miền
nhưng chủ yếu phải kể đến là hai vựa lúa lớn nhất nước là vùng đồng bằng
sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng lúa ở hai vùng này
lớn nhất cả nước quyết định đến sản lượng suất khẩu và an ninh lương thực
của cả nước, ngoài ra lúa còn trồng nhiều vùng đồng bằng ven biển và trung
du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Điện Biên… lúa trồng ở miền núi lá các
giống lúa lương có khả năng chịu hạn tốt cần ít nước hơn chúng được trồng
trên các thửa ruộng bậc thang.
Cây lúa thuộc họ thân thảo và có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất và
có ý nghĩa kinh tế hơn cả là loại lúa nước. Lúa nước lại được chia làm hai loại
là lúa ngắn hạt và lúa hạt bình thường. Ngày nay các nhà lai tạo cho ra nhiều
loại giống lúa lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu các vùng
miền nước ta cho năng suất cao chất lượng gạo tốt có giá trị kinh tế cao như
giống lúa tám thơm, tạp giao, bắc thơm, lúa nếp … tùy theo thành phần loại
hóa học của chuỗi tinh bột mà có giống lúa dẻo và giống lúa răn.

Lúa Ấn Độ cho hạt thóc có dạng thon dài, tỉ lệ chiều dài so với chiều
rộng của hạt vào khoảng từ 3,0/1,0 đến 3,5/1,0.
Lúa Nhật Bản cho hạt thóc có dạng hơi bầu, tỉ lệ chiều dài so với chiều
rộng của hạt vào khoảng từ 1,4/1,0 đến 1,9/1,0.
Lúa nước Ấn Độ được thị trường thế giới ưa chuộng hơn.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 2


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại lúa nước.
1.2.
Đặc trưng thành phần cấu tạo của vật liệu sấy ( thóc).
- Thóc là vật liệu sấy dạng hạt có kích thước tương đối nhỏ.
- Thành phần cấu trúc hạt có vỏ cứng bao bọc bảo vệ.
- Hạt thóc thuộc loại hạt dài có vỏ nhăn. Hạt có khả năng tách rời nhau
không báo dính nhau thành từng cụm mà là các hạt riêng rẽ.
- Hạt thóc có cấu trúc đặc.
Thóc là loại hạt lương thực có cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu là lớp
vỏ trấu bao bọc ngoài cùng tiếp theo là lớp vỏ cám bên trong là phôi hạt gạo.
Lớp vỏ trấu màu vàng là lớp vỏ bảo vệ có thành phần hóa học là xenlulozo
tương đối mỏng trên bề mặt ngoài có các mày râu, lớp vỏ cám là lớp bao bóc
phôi hạt gạo chứ thành phần chủ yếu là tinh dầu và các vi ta min như vitamin
B1, trong cùng là phôi hạt có thành phần hóa học chủ yếu là tinh bột và có
chứa một số loại vitamin. Sét về mặt cấu trúc nhiệt vật lý thì thóc là loại vật
liệu sấy dạng hạt có cấu trúc đặc hạt nhiều lớp, khích thức hạt tương đối nhỏ.
Tỉ lệ khối lượng vỏ trấu với khối lượng toàn hạt dao động trong khoảng

từ 10 đến 35%.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 3


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Hình 1.2. Cấu tạo hạt lúa.

Hạt thóc có kích thước trong khoảng sau đây.
Chiều dài từ 4,5 đến 10,0 mm (không kể râu).
Chiều rộng từ 1,2 đến 3,5 mm.
Chiều dày từ 1,0 đến 3,0 mm.
Khối lượng của 1000 hạt vào khoảng 16-38 g.
1.3.

Đặc trưng thành phần hóa học của vật liệu sấy ( thóc).

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 4


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Thành phần hóa học của hạt thóc gồm chủ yếu là tinh bột, protein,
xenluloza. Ngoài ra trong hạt thóc còn chứa một số chất khác với hàm lượng
ít hơn so với 3 chất kể trên như đường, vitamin, muối khoáng, chất béo…

Bảng 1.1: Thành phần hóa học của hạt thóc
Thành phần hóa
học
Protein

Hàm lượng các chất (%)
Lớn nhất
Trung bình
10,43
8,74

Nhỏ nhất
6,66

Tinh bột

47,70

68,00

56,20

Xenluloza

8,74

12,22

9,41


Tro

4,68

6,90

5,80

Đường

0,10

4,50

3,20

Chất béo

1,60

2,50

1,90

Dextrin

0,80

3,20


1,30

a. Các gluxit.
Các gluxit của thóc ngoài tinh bột là thành phần chủ yếu còn có đường,
xenluloza, hemixenluloza, dextrin.
Tinh bột 3-8 µm. Thành phần cấu tạo tinh bột lúa tẻ khoảng 17% amiloza
và 83% amilopectin, còn trong tinh bột lúa nếp hầu như không có amiloza mà
gần như 100% là amilopectin. Amilopectin là thành phần quyết định tính dẻo
của loại thóc.
Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột thóc khoảng 65-70ºC.
b. Protein.
Protein của thóc gồm chủ yếu là globulin và glutelin (orizein), ngoài ra
còn có một ít lơcôzin và prolamin.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 5


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Bảng 1.2: Thành phần của cácaxit amin trong protein của gạo xay (gạo
lật) (theo % protein)
Axit amin
Triptophan

Hàm lượng
1,08

Axit amin

Valin

Hàm lượng
06,99

Treonin

3,92

Acginin

05,76

Izolơxin

4,69

Histidin

01,68

Lizin

3,95

A.acpactic

04,72

Metionin


1,80

A.glutamic

13,69

Xictin

1,36

Glyxin

06,84

Penylalanin

5,03

Prolin

04,84

Tirozin

4,57

Xerin

05,08


Lơxin

8,61

Alanin

03,56

c. Chất béo.
Chất béo có trong hạt thóc chủ yếu tập trung ở phôi và lớp alơron. Trong
thành phần chất béo của thóc có 3 axit chính, đó là axit oleic, linolic và
palmitic. Các axit béo khác như axit stearic, miristic, arakhic, linosteric có với
hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra trong chất béo của thóc còn có một lượng
lizolixitin và photpho.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 6


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của chất béo của thóc
Axit béo

Hàm lượng (%)
Trong khoảng
Trung bình


Chưa no:
Oleic

41,0 - 45,6

42,3

Linolic
No:

27,6 - 36,7

30,6

Miristic

0,1 - 0,3

0,2

Palmitic

12,3 - 17,3

15,5

Stearic

1,8 - 2,6


2,1

Arakhic

0,5 - 0,7

0,6

Linosteric

0,4 - 0,9

0,7

4,0 - 4,6

4,2

Chất khoáng xà phòng
hóa

d. Chất khoáng.
Chất khoáng phân bố không đồng đều trong các phần của hạt thóc, chủ
yếu tập trung ở các lớp vỏ. Chất khoáng nhiều nhất trong hạt thóc là photpho.
Photpho phân bố nhiều ở các lớp vỏ hạt, do đó sau khi xát kĩ thì lượng
photpho của gạo bị mất đi khá nhiều. Chất khoáng nhiều nhất trong vỏ trấu là
silic. Chất khoáng nhiều nhất trong phôi lúa là photpho, kali và magie. Có
83% photpho của phôi hạt ở dạng phitin, 13% ở dạng a.nucleic.
1.4.
Giá trị thực phẩm, ý nghĩa kinh tế, xã hội của hạt thóc.

a. Ý nghĩa thực phẩm dinh dưỡng.
Thóc gạo là một trong những loại lương thực chính trên thế giới bên
cạnh nó còn có các loại lương thực như lúa mì, ngô…Ở nước ta thóc là một
trong những lương thực chính bên cạnh ngô, bột mì, khoai, sắn… Trong thành
phần những thức ăn hàng ngày thì tinh bột được coi là nguồn cung cấp năng
lượng chủ yếu cho cơ thể con người, trong đó gạo chiếm vai trò đặc biệt quan
trọng. Ngoài tinh bột là thành phần chủ yếu, trong gạo còn có các chất dinh
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 7


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

dưỡng khác như protein, chất béo, chất khoáng, vitamin … nhưng với hàm
lượng rất thấp về mặt năng lượng thì gạo là một trong những loại lương thực
có độ sinh năng lượng khá cao, 1kg gạo có thể cung cấp khoảng 3600 kcal,
như vậy nếu mỗi ngày ăn khoảng 450g gạo và một số thức ăn nữa là có thể đủ
số calo cần thiết cho cơ thể một người lao động bình thường.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong gạo lớn hay nhỏ tùy thuộc vào
giống lúa, điều kiện trồng trọt và phương pháp chế biến. Thông thường, trong
quá trình chế biến từ lúa ra gạo, người ta đã tách ra khoảng 86% chất béo,
75% chất khoáng, 70% vitamin nhóm B, 82% xenluloze, 15% protein và 6%
tinh bột có trong hạt thóc. Những chất này bị tách ra theo trấu và cám.
Để giảm tổn thất này trong quá trình chế biến, người ta đã áp dụng
những biện pháp pháp gia công nước nhiệt. Ưu điểm của biện pháp gia công
nước nhiệt là giữ lại được phần lớn các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước
của gạo xát và làm tăng cường tính chất công nghệ của lúa, do đó khi xay xát
ít bị gãy nát, tỉ lệ thu thành phẩm cao hơn, tỉ lệ gạo nguyên hạt cũng cao hơn.
Thóc gạo ngoài chức năng cung cấp lương thực nó còn là một trong

những nguồn nguyên liệu chế biến cho các ngành công nghiệp chế biến.
Cám dùng để sản xuất dầu và dùng làm thức ăn cho gia súc. Dầu cám
được dùng trong công nghiệp thực phẩm, công nghiệp xà phòng. Từ cám còn
tách ra được chất chống oxy hóa. Trong cám có chứa nhiều các vitamin, do đó
nhiều nước còn dùng cám để sản xuất vitamin.
Trấu được dùng làm nhiên liệu, sản xuất than hoạt tính và cung cấp cho
các lò đốt, lò hơi sinh khối…
b. Ý nghĩa kinh tế.
Thóc gạo có giá trị kính tế cao. Nước ta thóc là loại lương thực chủ yếu
đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và cung cấp để xuất khẩu đem lại
lợi nhận kinh tế.
Thóc gạo do người nông dân sản suất với quy mô và sản lượng nhỏ chủ
yếu là theo phương pháp thủ công đặc biệt là khâu chế biến bảo quản người
nông dân sau khi thu hoách lúa thì thóc trước khi đem bảo quản là quá trình
phới sấy tự nhiệt phương pháp này tuy có chi phí thấp nhưng chất lượng thóc
gạo không cao làm giảm giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của hạt.
Thóc gạo được chế biến bảo quan nhờ phương pháp sấy nhân tạo có chất
lượng cao hơn có giá trị kinh tế cao hơn.
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ
Trang 8


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

1.5.
Tính chất nhiệt vật lý của vật liệu sấy( thóc).
a. Đặc trưng khối lượng.
Khối lượng riêng của vật liệu sấy là một trong những yếu tố quan trọng
trong khi thiết kế hệ thống sấy về mặt kết cấu chịu lực.
Khối lượng riêng của vật liệu sấy ở đây là thóc phụ thuộc vào trạng thái

độ ẩm của hạt thóc
Đối với thóc ướt khối lượng riêng lớn hơn nó khoảng ρ = 449 ÷ 550
kg/m
Đối với thóc khô thì khối lượng riêng của thóc bé hơn ρ = 750 kg/m
b. Nhiệt dung riêng
Nhiệt dung riêng đặc trưng có mưc tiêu hao nhiệt của vật liệu sấy vật
liệu sấy có nhiệt dung riêng càng lớn khả năng tích chữa nhiệt càng cao.
Nhiệt dung riêng của hạt được xác định theo công thức.
C = Ck + Ca .

ω
100

Công thức thực nghiệm.
C = 1,55 + 0, 0253.ω (

kJ
)
kg .K

Trong đó
Ck- Nhiệt dung riêng của hạt khô tuyệt đối, kJ/kg.K
C - Nhiệt dung riêng của nước, kJ/kg.K
ω - Độ ẩm của hạt,%
c. Độ ẩm của hạt
Độ ẩm cân bằng của hạt thóc tính theo tỉ lệ % phụ thuộc vào nhiệt độ
và độ ẩm tương đối của không khí.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ


Trang 9


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Bảng1.5. Độ ẩm cân bằng của hạt thóc (%)
Nhiệt
độ (ºC)
20

20
7,5

30
9,1

Độ ẩm tương đối của không khí (%):
40
50
60
70
80
10,4
11,4
12,5
13,7
15,2

90
17,6


100
_

d. Hệ số dẫn nhiệt
Hệ số đẫn nhiệt của vật liệu phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt của vật liệu
khô, của nước và độ xốp của vật liệu. Ta có thể xác định hệ số dẫn nhiệt bằng
công thức
λ=

q
, w/m.K
∆θ

Trong đó
q - Mật độ dòng nhiệt, W/m
Δθ - Gradien nhiệt độ, K/m
Hoặc ta có thể xác định theo công thức
λ = 0,07 + 0,0023.ω , w/m.K

Với ω = 14%, hệ số dẫn nhiệt của thóc: λ = 0,09 W/mK
e. Hệ số dẫn nhiệt độ
Hệ số dẫn nhiệt độ đặc trưng cho tốc độ thay đổi nhiệt độ của vật liệu.
Đối với vật liêu sấy dạng hạt hạt, hệ số dẫn nhiệt đặc trưng cho tốc độ đốt
nóng hay làm nguội hạt được xác định bởi công thức
a=

λ
, m2 / s
C .ρ


Trong đó
λ- Hệ số dẫn nhiệt của hạt, W/m.k
C- Nhiệt dung riêng, kJ/kg.K
Ρ- Khối lượng riêng, kg/m3
Độ dẫn nhiệt độ của hạt rất bé khoảng 6,15.10 ÷ 6,85.10 m/s
1.6.

Đặc tính của khối hạt vật liệu sấy ( thóc).

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 10


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Khối hạt bao gồm nhiều hạt tạo thành, khối thóc còn có những tính chất
đặc thù mà từng hạt riêng lẻ không có. Cụ thể là tính không đồng đều về độ
ẩm nhiệt độ, chất lượng thóc như thóc chưa chín đều, thóc lép và tạp chất lẫn
vào khi thu hoạch, các tính chất này gây ảnh hưởng trong quá trình sấy.
a. Tính tan rời của khối thóc
Đây là đặc tính khi đổ thóc từ trên cao xuống, thóc tự dịch chuyển để tạo
thành khối thóc có hình chóp nón, phía đáy rộng, đỉnh nhọn và không có hạt
nào dính liền với hạt nào. Khi đó sẽ tạo nên góc nghiêng tự nhiên α giữa đáy
và sườn khối thóc, α và độ tan rời có mối quan hệ chặt chẽ, α càng lớn thì độ
tan rời càng nhỏ. Tính tan rời của thóc phụ thuộc vào kích thước và hình dạng
hạt, độ ẩm, tạp chất. Có thể dựa vào độ tan rời này để xác định sơ bộ chất
lượng và sự thay đổi chất lượng của thóc trong quá trình sấy và bảo quản.
b. Tính tự chia loại của khối thóc

Khối hạt có cấu tạo từ nhiều thành phần (thóc sạch, thóc lép, tạp chất),
không đồng nhất (khác nhau về hình dạng, kích thước, tỉ trọng), do đó trong
quá trình di chuyển tạo nên những vùng khác nhau về chất lượng, gọi là tính
tự chia loại của khối hạt. Hiện tượng này ảnh hưởng đến việc làm khô, bảo
quản. Vì vậy, trong thiết bị sấy phải có biện pháp hạn chế tối đa tính tự phân
loại của khối thóc để chất lượng thóc sau khi sấy được nâng cao.
c. Độ hổng của khối thóc
Trong khối thóc bao giờ cũng có khe hở giữa các hạt chứa đầy không
khí, đó là độ hổng của thóc. Ngược lại nếu độ hổng là phần thể tích hạt chiếm
chỗ trong không gian thì đó là độ chặt của khối thóc.
Độ chặt và độ hổng có ý nghĩa quan trọng trong bảo quản, kể cả về mặt
công nghệ và mặt sinh lí của khối hạt. Nếu hạt có độ hổng cao, không khí dễ
dàng chuyển dịch gây nên hiện tượng truyền nhiệt đối lưu và chuyển dịch ẩm.
Độ hổng được tính bằng % thể tích khoảng không gian giữa các khe hở
các hạt với thể tích toàn bộ khối hạt chiếm chỗ. Giữa độ hổng và khối lượng
riêng có liên quan với nhau, khối lượng riêng càng lớn thì độ hổng càng nhỏ.
Độ hổng của khối thóc vào khoảng 50÷60%.
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 11


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

d. Tính dẫn nhiệt và truyền nhiệt
Quá trình dẫn nhiệt của khối thóc được thực hiện do hai phương thức
chủ yếu là truyền nhiệt và dẫn nhiệt đối lưu, cả hai phương thức này đều tiến
hành song song và có liên quan chặt chẽ với nhau. Đặc tính truyền, dẫn nhiệt
kém và không đồng đều của khối thóc cần được khắc phục và tận dụng tối đa
trong công tác bảo quản để hạn chế hiện tượng bốc hơi ẩm cục bộ.

e. Tính hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm
Là khả năng hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm của thóc trong quá trình
sấy, thường là hiện tượng hấp phụ bề mặt. Vì vậy trong quá trình sấy xảy ra
nhiều giai đoạn: Sấy → ủ → sấy → ủ … để giúp vẩn chuyển ẩm ra bề mặt
thóc làm cho thóc được sấy khô đều.
f. Trở lực của khối hạt
Trở lực, Pa của khối hạt di động (H) và cố định (H) tăng tỉ lệ thuận với
tốc độ dòng khí thổi qua và tính theo công thức.
H d = A.υdn .ld

H t = ( a.υt + b.υt2 ) .lt

Trong đó
l - Chiều dày dòng hạt, mm.
l - Chiều dày lớp hạt, m.
v & v - Tốc độ dòng khí đi qua dòng hạt và lớp hạt, m/s.
( thường lấy v = 0,06 m/s )
A, n, a, b - Các hệ số thực nghiệm phụ thuộc tính chất vật lí của hạt &
khối hạt.
Đối với thóc
A = 14,6; n = 14,1; a = 3600 ÷ 4200; b = 23000 ÷ 25000
CHƯƠNG 2 SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN THÓC
2.1.
Quy trình chế sơ chế và bảo quản thóc
Quá trình chế biến và bảo quản thóc lúa gồm 4 giai đoạn
- Thu hoạch
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 12



NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

- Làm sạch và phân loại.
- Làm khô.
- Bảo quản.
Mỗi giai đoạn có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình chế biến và bảo
quản thóc.
a. Thu hoạch.
Thời điểm thu hoạch thóc lúa.
Lúa chín vàng là thời điểm mà có thể thu hoạch lúc đó tỉ lệ tinh bột trong
hạt cao chất lượng gạo cao. Ở đồng bằng Bắc Bộ lúa thua hoạch chủ yếu theo
hai vụ là vụ đông xuân và vụ hè thu. Ở vùng đồng bằng Nam Bộ lúa được sản
suất thâm canh tăng vụ.
Có hai phương pháp thu hoạch
- Phương pháp thu hoạch thủ công.
- Phương pháp thu hoạch cơ khí hóa, dùng máy móc.
Đối với phương pháp thu hoạch thủ công thì năng suất không cao cần có
thời gian dài áp dụng với quy mô canh tác nhỏ lẻ có diện tích gieo trồng
không nhỏ. Còn phương pháp thu hoạch cơ giới hóa có năng suất lớn hơn,
phù hợp với quy môi canh tác với diện tích gieo trồng lớn.
- Lúa mới thu hoạch cần trải qua quá trình tuốt đập tách thóc ra khỏi
thân rơm.
- Đặc điểm của lúa mới thu hoạch
Lúa mới thu hoạch là lúa tươi có hàm lượng nước trong hạt cao, thông
thường độ ẩm của thóc mới thu hoạch khoảng 20 – 27 %. Với độ ẩm như vậy
ở một số giống có sức sống tốt có thể nảy mẩm trong thời gian ngắn khoảng
48h sau khi thu hoạch. Thóc nảy mầm giảm chất lượng lương thực và chất
lượng hạt giồng. Vậy để tránh hiện tượng này thì chúng ta cần có biện pháp
sử lý làm khô thóc sau khi tách hạt.

Thóc có thể làm khô theo từng giai đoạn hoặc làm khô thẳng đến độ ẩm
yêu cầu bảo quản và chế biến. Như vậy ta có các phương pháp làm khô khác
nhau. Có thể làm khô tự nhiên hoặc làm khô bằng hệ thống sấy nhân tạo.
b. Làm sạch và phân loại.
Thóc sau khi tuốt đập tách hạt thóc ra khỏi thân rơm có lẫn các tập chất
như mùn rơm, trấu bổi và có lẫn một số tạp chất vô có trong quá trình thu
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ
Trang 13


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

hoạch và vận chuyển. Có thể làm sạch phân loại thóc nhờ các phương pháp
quạt gió hay sàng sảy…
Làm sạch có ý nghĩa quan trọng nó là một trong những khâu sử lý cần
thiết trong quá trình bảo quản thóc đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với quá
trình sấy để hệ thống sấy làm việc hiệu quả. Cũng như một phần làm tăng độ
sạch của vật liệu sấy trong qua trình bảo quản tốt hơn.
c. Làm khô.
- Đặc điểm của thóc tươi.
Thóc mới tách hạt là thóc tưới có độ ẩm cao nên một số loại có thể nảy
mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho thóc bị hư hại hoặc kém phẩm
chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch từ 20-27%. Để thóc
không bị hư hại hoặc giảm chất lượng, màu sắc thì trong vòng 48 giờ sau thu
hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn dưới 20%, sau đó cần tiếp tục xử lí.
Tùy theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để
làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Quá trình làm
khô phải làm sao để độ ẩm thoát ra từ từ nhằm đạt được độ ẩm mong muốn
đồng thời đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ trong hạt thóc so với bên ngoài là
nhỏ nhất.

Độ ẩm của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu
cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13-14% có thể bảo quản
được từ 2-3 tháng, nếu muốn bảo quản lâu hơn 3 tháng thì độ ẩm tốt nhất của
thóc từ 12-12,5%. Độ ẩm thóc và phương pháp làm khô cũng ảnh hưởng tới
hiệu suất thu hồi gạo và tỉ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp
cho quá trình xay xát từ 13-14%.
- Làm khô là quá trình làm giẩm độ ẩm của vật liệu sấy tới độ ẩm yêu
cầu công nghệ nào đó, đối với thóc độ ẩm cần đạt tới độ ẩm bảo quản và chế
biến.
Có hai phương pháp làm khô.
- Làm khô tự nhiên (phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời).
- Làm khô nhân tạo bằng các hệ thống sấy.
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 14


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng. Nhưng tùy theo phương
pháp mà yêu cầu công nghệ về độ ẩm cũng khác nhau. Đối với phương pháp
sấy nhân tạo thì độ ẩm có thể đạt yêu cầu bảo quản. Phương pháp phới khô tự
nhiên độ ẩm có thể không đạt được như mong muốn nhưng có ưu điểm không
tốn chi phí làm khô.
Ưu điểm của phương pháp làm khô tự nhiên là đơn giản chi phí thấp dễ
thực hiện ấp dụng rộng với quy mô nhỏ. Nhưng có nhược điểm lớn nhất là độ
ẩm thóc bảo quản không đạt giá trị yêu cầu thường là cao hơn, vật liệu sấy
không đều, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Phương pháp sấy nhân tạo có nhiều ưu điểm nó dùng tác nhân sấy làm
khô vật liệu sấy và độ ẩm của vật liệu sấy đạt yêu cầu công nghệ, vật liệu sấy

có quá trình sấy hợp lí chất lượng vật liệu đảm bảo, phương pháp sấy nhân tạo
không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết nhưng phương pháp này chi phí cao
hơn.
d. Bảo quản.
- Yêu cầu.
Thóc bảo quản yêu cầu phải đảm bảo chất lượng sau khi bao quản không
bị hao hụt về lượng do các sinh vật gặm nhấm sâm hại như chuột gián… thóc
bảo quản trong thời gian dài không bị bốc nóng hay thấm ẩm gây hiện tượng
nấm mốc làm giảm chất lượng và giá trí của thóc.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thóc trong quá trình bảo quản.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thóc là nhiệt độ, độ ẩm,
trạng thái kho chứa,..
+ Yếu tố độ ẩm.
Độ ẩm bảo quản thóc là một trong những thông số quyết định đến tính
chất của hạt thóc sau bảo quản. Độ ẩm của không khí trong môi trường cần
bảo quản cao là một trong nhưng nguyên nhân gây hiện tượng nấm mốc hạt
khi bảo quản, và muốn bảo quản thóc được trong một thời gian dài thì chúng
ta cần duy trì một nhiệt độ và độ ẩm làm trong giá trị giới hạn cho phép.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 15


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Độ ẩm của môi trường bảo quản cao hơn giá trị cho phép thì độ ẩm của
hạt có thể tăng sau khi bảo quản. Sau khi đem sử dụng cần sấy qua để độ ẩm
của hạt giảm suống mức quy định.
+ Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của hạt
thóc sau bảo quản. Nhiệt độ bảo quản thóc có thể lấy bằng nhiệt độ môi
trường bên ngoài nhiệt độ thích hợp cho bảo quản thóc là dưới 250C. Nhiệt độ
bảo quản thóc phụ thuốc vào từng loại thóc bảo quản thóc giồng hay bảo quản
thóc thương phẩm thì nhiệt độ có khác nhau.
Nhiệt độ bảo quản quá cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đên độ ẩm hạt sau bảo quản giảm vậy cần có biện pháp hồi ẩm cho hạt sau
bảo quản.
Bảo quản thóc ở nhiệt độ quá cao khiến chất lượng thóc giảm đặc biệt là
tính chất nguyên hạt hạt thóc khi say sát có tỉ lệ nguyên hạt thấp tỉ lệ tấm
nhiều do độ ẩm giảm.
+ Yếu tố kho chứa.
Kho chứ phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật bảo quản kho phải chống được
các sinh vật gặm nhấm sâm hại đế thóc như chuột gián. Kho phải cách ẩm và
phải duy trì được nhiệt độ và độ ẩm bảo quản.
+ Yếu tố sinh lý hạt thóc.
Mặc dù đã tách ra khỏi cây lúa nhưng hạt thóc vẫn là một vật thể sống và
thường xuyên trao đổi chất với môi trường xung quanh. Hoạt động sinh lí của
các cấu tử trong khối hạt cũng làm chênh lệch độ ẩm thường thì hạt cỏ dại, hạt
xanh, hạt lép hô hấp mạnh hơn hạt bình thường. Mặt khác, chỗ nào tích tụ
nhiều vi sinh vật và sâu mọt thì chỗ đó hạt ẩm nhiều.
- Các phương pháp bảo quản.
Bảo quản với quy mô lớn
+ Bảo quản trong các silo
Thóc sau khi sấy hay làm khô thì được bảo quản trong các silo đặt trong
nhà hay ngoài trời. Phương pháp này có ưu điểm thóc không bị ẩm thâm nhập
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 16



NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

từ môi trường bên ngoài do vỏ silo bằng kim loại kin không có ẩm thẩm thấu
vào trong nhiệt độ cũng thích hợp. Tuy nhiên độ thông gió thông thoáng cho
quá trình trao đổi chất kém. Phương pháp bảo quản này đảm bảo chất lượng.
Có thể bảo quản thóc trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo chất lượng.
+ Bảo quản trong kho chứa
Thóc sau khi làm khô được chứa trong các bao tải và xắp xếp trong kho
chứa. Phương pháp bảo quản này phụ thuốc nhiều vào điều kiện của kho chứa
đó là nhiệt độ và độ ẩm, phương pháp bảo quản này thóc bảo quản trong thời
gian ngắn hơn. Và chất lượng thóc bảo quản có sự giảm chất lượng
Bảo quản với quy mô nhỏ quy mô hộ gia đình.
+ Bảo quản trong kho nhỏ hay trong các chum vại hòm chứa hay thùng
chứa.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG SẤY THÓC
3.1.

Yêu cầu chung.

Tùy theo loại thóc là thóc thương phẩm hay thóc giống mà có hệ thống
sấy phù hợp, một số yêu cầu vầ phương pháp sấy thóc.
- Hạt thóc còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo.
- Hạt thóc còn giữ nguyên vẹn kích thước và màu sắc.
- Tính chất hạt thóc phải được đảm bảo.
- Đôi với thóc giống sau khi sấy khả năng nảy mầm cao và tính chất
giống không thay đổi.
- Có độ ẩm đạt yêu cầu bảo quản thường nhỏ hơn 14%.
- Thóc sau sấy khi đem xay xát thì tỉ lệ nguyên hạt cao.
Vậy nên khi thiết kế hệ thống sấy ta cần xác định rõ thông số của tác

nhân sấy phù hợp cho thóc, nhất là chọn nhiệt độ sấy và thời gian sấy thích
hợp.
3.2.

Một số phương pháp sấy.

Có 2 phương pháp sấy chính là sấy nóng và sấy lạnh.
a. Phương pháp sấy nóng
- Tác nhân sấy là không khí và khói lò.
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 17


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

- Động lực quá trình sấy tác nhân sấy có nhiệt cao truyền nhiệt cho vật
liệu sấy làm tăng phân áp suất hơi nước trong vật liệu sấy đồng thời phân áp
suất hơi nước trong tác nhân sấy nhỏ hơn vật liệu sấy tạo ra động lực cho quá
trình sấy.
b. Các hệ thống sấy.
- HTS đối lưu:
VLS nhận nhiệt bằng đối lưu từ tác nhân sấy nóng ( khói lò hoặc không
khí nóng) nhiệt truyền từ bề mặt vào trong vật liệu sấy. Có các hệ thống sấy
đối lưu như HTS buồng, HTS hầm, HTS thùng quay, hệ thống sấy tháp…
- HTS tiếp xúc
VLS nhận nhiệt trực tiếp từ bề mặt gia nhiệt nhiệt độ bề mặt vật liệu sấy
cao hơn trong tâm, phân áp suất hơi trên bề mặt lớn hơn môi trường nên có
dòng ẩm thoát vào môi trường, nhiệt độ tâm vật liệu sấy tăng dần tạo dòng ẩm
dịch chuyển ra bề mặt vật liệu sấy. Có các hệ thống sấy tiếp súc HTS lô, HTS

tầng, hệ thống sấy thùng quay…
- HTS bức xạ
Vật liệu sấy nhận nhiệt bức xạ từ nguồn nhiệt, nhiệt độ tâm vật liệu sây
tăng gây ra chênh lệch phân áp suất hơi trong lòng vật liệu sấy và bề mặt vật
liệu sấy tạo động lực dịch chuyển ẩm từ trong lòng vật liệu sấy ra môi trường.
Nguồn nhiệt bức xạ từ các lò vi sóng hay năng lượng điện từ.
c. Phương pháp sấy lạnh
Tác nhân sấy là không khí có phân áp suất hơi nhỏ hơn trên bề mặt vật
liệu sấy tạo độ chênh lệch áp suât có dòng ẩm dịch chuyển vào môi trường, đó
là động lực của quá trình sấy. Ban đầu không khí được làm lạnh ngưng tụ
giảm ẩm sau đó nó được cấp nhiệt làm giẩm độ ẩm tương đối giảm phân áp
suất hơi nước trong tác nhân. Và nó tiếp súc với vật liệu sấy.
- HTS lạnh ở nhiệt độ > 00C
- HTS thăng hoa nhiệt độ < 00C và thường là khoảng -300C
- HTS chân không
Phương pháp sấy lạnh có nhiều ưu điểm vật liệu sấy còn giữ nguyên tính
chất, hương vị và các thành phần hóa học do tác nhân sấy có nhiệt độ thấp.
3.3.
Một số hệ thống sấy nóng.
a. Hệ thống sấy buồng.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 18


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

HTS buồng năng suất thường nhỏ, sấy theo mẻ vật liệu sấy cố định trên
khay sấy và các khay sấy đặt trên các xe goong. Hệ thống sấy phù hợp với

loại vật liệu có độ ẩm cao và có kích thước lớn.
b. Hệ thống sấy hầm.
Hệ thống sấy hầm có năng suất sấy lớn hơn có khả năng sấy lien tục. vật
liệu sấy phù hợp cho hệ thống sấy buống là các vật liệu có kích thước nhỏ
dạng miếng, hạt không sấy được vật liệu dạng huyền phù.
c. Hệ thống sấy thùng quay.
Hệ thống sấy thùng quay có năng suât sấy lớn và phù hợp với vật liệu
sấy dạng hạt, hệ thống sấy liên tục, vật liệu sấy được sáo trộn đồng đều.
d. Hệ thống sấy tháp.
HTS tháp có thể sấy liên tục với năng suất cao phù hợp với vật liệu sấy
dạng hạt, VLS chảy liên tục từ trên xuống dưới dưới tác dụng của trọng lực
bản thân. Trong quá trình sấy VLS được xáo trộn đều cùng TNS, do vậy sản
phẩm sấy đồng đều hơn. Và việc phân vùng TNS nóng và lạnh cũng dễ dàng.
e. Hệ thống sấy phun.
Hệ thống buồng phun phù hợp với sấy các vật liệu dạng dung dịch huyền
phù như sấy sữa, không phù hợp với vật liệu sấy dạng hạt.
f. Hệ thống sấy tầng sôi.
Hệ thống sấy tầng sôi vật liệu sấy xáo trộn trong quá trình, hệ thống sấy
có năng suất sấy cao phù hợp với dạng vật liệu sấy dạng hạt có kích thước
nhỏ nhẹ tác nhân sấy là không khí nóng hoặc khói lò truyển động với tốc độ
lớn làm xáo trộn vật liệu sấy. Qúa trình sấy liên tục tác nhân sấy và vật liệu
sấy chộn đều tiếp súc với nhau, hiệu quả truyền nhiệt ẩm cáo hiêu quả thời
gian sấy nhanh, quá trình sấy đồng đều.
3.4.
Lựa chọn hệ thống sấy
a. Đặc điểm của vật liệu sấy.
- Vật liệu sấy dạng hạt có kích thước nhỏ có tính tan rời.
- Vật liệu sấy có vỏ bảo vệ.
- Vật liệu sây không chịu được nhiệt độ sấy cao.
- Độ ẩm của vật liệu sấy vào từ 20%- 27% thuộc loại có độ ẩm trung

bình.
- Độ ẩm của vật liệu sấy ra từ 12%-14%.
- Nhiệt độ sấy khoảng 450C-500C.
- Vật liệu sấy phù hợp với các phương pháp sấy nóng.
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 19


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

- Yêu cầu về hệ thống sấy phải là hệ thống sấy liên tục có năng suất
lớn.
b. Lựa chọn phương pháp sấy và hệ thống sấy.
Phương pháp sấy phù hợp với thóc
- Chọn phương pháp sấy nóng tác nhân sấy là không khí nóng hoặc
khói lò.
Hệ thống sấy đối lưu.
- Hệ thống sấy tháp.( ưu tiên)
- Hệ thống sấy thùng quay.
- Hệ thống sấy tầng sôi.
3.5.
Xác định chế độ sấy.
Trong hệ thống sấy tháp, VLS và TNS trao đổi nhiệt - ẩm cho nhau bằng
phương pháp đối lưu. Người ta tổ chức quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa hai
dòng VLS và dòng TNS có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều có cắt
nhau nhưng thường là ngược chiều và cắt nhau. Và trong hệ thống sấy tháp
thường chia ra 2 hoặc 3 vùng sấy có nhiệt độ TNS khác nhau và 1 vùng làm
mát trước khi kết thúc quá trình sấy.
a. Nhiệt độ đốt nóng hạt cho phép

Thóc là loại hạt yêu cầu phải sấy chế độ mềm vì tính chịu nhiệt của thóc
rất kém, không cho phép nâng nhiệt độ đốt nóng hạt lên cao. Nếu nhiệt độ đốt
nóng quá cao thì hạt thóc sẽ xuất hiện các vết nứt của nội nhũ. Nguyên nhân
hình thành các vết nứt này là trong quá trình sấy tạo nên gradien ẩm từ ngoài
vào trung tâm hạt, độ ẩm của lớp ngoài của hạt giảm nhanh, tạo ra trạng thái
căng thể tích của phần trung tâm, khi tăng nhiệt độ làm cho sức căng đó vượt
quá độ bền của hạt thì tạo nên các vết nứt. Các vết nứt xuất hiện theo các vách
protein ngăn cách giữa các hạt tinh bột.
Để xác định nhiệt độ đốt nóng giới hạn cho phép trong quá trình sấy, ta
có thể áp dụng công thức
th = 2, 218 − 4,34.ln(τ ) +

23,5
0,37 + 0, 63.ωtb

Trong đó
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 20


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

- τ - Thời gian sấy, phút. (phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu của VLS và
nhiệt độ TNS đầu vào). Thông thường τ = 0, 75 ÷ 1,5h
- ωtb - Độ ẩm trung bình của VLS, %.
ωtb = 0,5. ( ω1 − ω2 )

- Thông thường nhiệt độ đốt nóng hạt cho phép không vượt quá
50÷60ºC

Đặc biệt với thóc để làm giống thì yêu cầu về nhiệt độ sấy nghiêm ngặt
hơn vì nếu nhiệt độ cao quá sẽ ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm của thóc.
th = 35 ÷ 450 C

b. Độ ẩm vào ra của VLS (thóc.
ω1 = 20 ÷ 27%
ω2 = 12 ÷ 14%

c. Nhiệt độ tách nhân sấy.
Tùy thuộc vào nhiệt độ đốt nóng hạt cho phép mà ta có thể chọn nhiệt độ
TNS vào hệ thống sấy theo từng vùng.
Vùng sấy t = 100-120ºC
Vùng sấy t = 130-150ºC
Vùng làm mát t13 = 20-25ºC
Còn nhiệt độ TNS ra khỏi từng vùng sấy thì có thể xác định theo công
thức
t2 ≤ ( 5 ÷ 10 ) + th

d. Tốc độ của tác nhân sấy.
Theo kinh ngiệm tốc độ TNS trong HTS tháp v = 0, 2 ÷ 0,5m / s Ngoài ra
để hạt không bị cuốn và các kênh thải thì tốc độ TNS trong các kênh này
không nên vượt quá 6m/s. Tốc độ không khí làm mát v = 0, 03 ÷ 0, 06m / s .
KẾT LUẬN
Thóc là vật liệu sấy phù hợp với phương pháp sấy nóng, các hệ thống
sấy phù hợp với thóc là hệ thống sấy đối lưu với các hệ thống sấy tháp hay
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 21



NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

sấy thùng quay, thóc sau khi sấy có độ ẩm đạt yêu cầu có thể bảo quản trong
thời gian dài. Hệ thống sấy thóc nâng cao chất lượng và giá trị, và thuận lợi
cho việc sản suất và bảo quản thóc lúa của các doanh nghiệp thu mua thóc gạo
và người sản suất thóc gạo, phương pháp sấy khắc phục được sự lệ thuộc vào
thiên nhiện trong lao động và sản suất.

Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 22


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

Mục lục

Trang

LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1:TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU SẤY………………………….2
1.1.
Phân bố vùng nguyên liệu vật liệu sấy (thóc lúa)……………..2
1.2.
Đặc trưng thành phần cấu tạo của vật liệu sấy ( thóc)………...3
1.3.
Đặc trưng thành phần hóa học của vật liệu sấy ( thóc)………..4
a. Các gluxit.
b. Protein.
c. Chất béo.

d. Chất khoáng.
1.4.
Giá trị thực phẩm, ý nghĩa kinh tế, xã hội của hạt thóc………..7
a. Ý nghĩa thực phẩm dinh dưỡng.
b. Ý nghĩa kinh tế.
1.5.
Tính chất nhiệt vật lý của vật liệu sấy( thóc)……………….....9
a. Đặc trưng khối lượng.
b. Nhiệt dung riêng.
c. Độ ẩm của hạt.
d. Hệ số dẫn nhiệt.
e. Hệ số dẫn nhiệt độ.
1.6.
Đặc tính của khối hạt vật liệu sấy ( thóc).................................11
a. Tính tan rời của khối thóc.
b. Tính tự chia loại của khối thóc.
c. Độ hổng của khối thóc.
d. Tính dẫn nhiệt và truyền nhiệt.
e. Tính hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm.
f. Trở lực của khối hạt.
CHƯƠNG 2 SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN THÓC
2.1.
Quy trình chế sơ chế và bảo quản thóc……………………….13
a. Thu hoạch.
b. Làm sạch và phân loại.
c. Làm khô.
d. Bảo quản.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG SẤY THÓC
3.1.
Yêu cầu chung………………………………………………..18

3.2.
Một số phương pháp sấy…………………………………......18
a. Phương pháp sấy nóng.
b. Các hệ thống sấy.
c. Phương pháp sấy lạnh.
Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 23


NHÓM 1: CHUYÊN ĐỀ SẤY THÓC

3.3.
Một số hệ thống sấy nóng………………………………….....20
a. Hệ thống sấy buồng.
b. Hệ thống sấy hầm.
c. Hệ thống sấy thùng quay.
d. Hệ thống sấy tháp.
e. Hệ thống sấy phun.
f. Hệ thống sấy tầng sôi.
3.4.
Lựa chọn hệ thống sấy……………………………………......21
a. Đặc điểm của vật liệu sấy.
b. Đặc điểm của vật liệu sấy.
3.5.
Xác định chế độ sấy………………………………………......21
a. Nhiệt độ đốt nóng hạt cho phép.
b. Độ ẩm vào ra của VLS (thóc).
c. Tốc độ của tác nhân sấy.
KẾT LUẬN


Cán bộ hướng dẫn: Thầy Đặng Trần Thọ

Trang 24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×