Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN môn kinh tế học hiện đại (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.96 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
“Sử dụng lý thuyết thất bại của thị trường để phân tích, đánh giá tình
hình sữa bột trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua”
1. Lý thuyết thất bại của thị trường
Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn
hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng
của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto (hiệu quả phân bổ nguồn lực). Tại đó, lợi
ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà
người sản xuất bỏ ra để có sản phẩm đó (MU=MC). Nhưng trên thực tế, nền
kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng
nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn.
Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính
ưu việt và mặt trái của nó. Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó
điểm cân bằng trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố
có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả.
Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường
tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.
Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường,
thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng. Sức
mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân (hay nhóm
người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường. Ví dụ, chúng ta
giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một
cái giếng. Người chủ giếng có sức mạnh thị trường - tức nắm được vai trò độc
quyền trong việc bán nước. Người chủ giếng không phải tuân theo sự cạnh tranh
khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân. Ảnh hưởng
bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với
phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực (hay chi
phí ngoại ứng) là ô nhiễm. Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ
1



chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải. Trong
trường hợp, này chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về
môi trường. Ví dụ, kinh điển về ngoại ứng tích cực (hay ích lợi ngoại ứng) là
phát kiến khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra
một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng. Trong trường hợp này,
chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên
cứu khoa học.Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa
không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền
hưởng thụ, quyền sử dụng. Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một
chi phí cận biên bằng không. Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được
tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Đứng trên giác độ kinh
tế vì mục tiêu lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng
hóa công cộng (vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận).
Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng. Thông tin không hoàn
hảo (thông tin không đối xứng): là tình huống trong đó người sản xuất, người
tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc tham gia vào công
việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường.
2. Phân tích, đánh giá thị trường sữa bột trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua
2.1. Tình hình sản xuất sữa bột ở Việt Nam
Có thể nói rằng sữa có một thị trường vô cùng rộng lớn cả trên phương
diện là thức uống cần thiết của con người và ở một nước có dân số đông, cấu
trúc dân số trẻ như Việt Nam - với cấu trúc dân số trẻ thì lượng sữa tiêu thụ
trung bình trên đầu người càng cao. Do đó Việt Nam là một thị trường sữa đầy
tiềm năng. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các rào cản bảo hộ cho ngành sản xuất
trong nước nói chung và sữa nói riêng dần được tháo bỏ, thì thị trường sữa của
Việt Nam phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất trong
nước lẫn nước ngoài như Vinamilk, Dutch Lady, Mead Jonhson, Dumex, Nestlé,
Abbott…Cũng như các ngành khác, ngành sữa là một chuỗi các hoạt động tạo ra
2



giá trị gia tăng từ khâu sản xuất nguyên liệu từ sữa bò đến khâu chế biến và đưa
tới tay người tiêu dùng. Có thể nói thị trường sữa Việt Nam hiện nay biến động
không ngừng, nổi trội hơn cả là thị trường sữa bột, cạnh tranh sữa nội sữa ngoại,
giá sữa leo thang… đặc biệt là sữa bột cho trẻ em.
Hiện nay nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần
nhỏ nhu cầu để sản xuất các loại sữa đặc, sữa tươi và sữa chua, còn nguyên liệu
để sản xuất sữa bột phải nhập khẩu 100%. Các sản phẩm sữa bột do các doanh
nghiệp trong nước như công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty CP Dinh
dưỡng Đồng Tâm (Nutifood), công ty TNHH FrieslandCampina… sản xuất đều
từ nguồn sữa bột nguyên liệu nhập ngoại.
2.1.1 Các hãng sản xuất sữa bột ở Việt Nam
2.1.1.1. Tình hình cạnh tranh của các hãng
Hiện nay, trên thị trường có 7 công ty chính trong ngành sữa: công ty sữa
Việt Nam - Vinamilk, công ty Dutch Lady, công ty TNHH Nestlé Việt Nam,
công ty Nutifood, công ty cổ phần Hanoi Milk, công ty Đại Tân Việt, công ty
F&N, và nhiều công ty có quy mô sản xuất nhỏ khác. Các công này hiện nay
đang cạnh tranh khá gay gắt trên phần lớn các phân khúc của thị trường.
Đối với các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng, Vinamilk chiếm khoảng
35% thị phần nội địa. Khoảng 65% thị phần còn lại thuộc sản phẩm của các
công ty: Dutch Lady, Nestlé, Abbott (Hoa Kỳ), Anlene (New Zealand), Dumex,
Mead Johnson (Hoa Kỳ)

3


(Nguồn EIM 2010)

Đây cũng là lý do mà thị trường sữa bột trẻ em hiện nay ở nước ta cạnh

tranh rất cao, ngoại trừ một số công ty sản xuất sữa lớn như công ty CP Sữa Việt
Nam (Vinamilk), công ty CP Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) có thể cạnh
tranh với vô số nhãn hiệu sữa ngoại thì đa số các công ty sản xuất sữa bột trong
nước đều lép vế hơn hẳn. Điều này chứng tỏ sữa ngoại chiếm lĩnh gần như độc
quyền trong thị phần sữa bột ở Việt Nam.
2.1.1.2. Các nuớc xuất khẩu sữa nhiều nhất vào Việt Nam
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam,
với tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. So với các nước trong khu vực, các đánh giá
của một số công ty nghiên cứu thị trường cũng cho biết thị trường sữa bột Việt
Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước. Đánh giá về tiềm năng phát triển
của thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, với tốc độ tăng dân số khoảng
1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức
4


cao, khoảng 20%,… là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường
sữa.
Tuy nhiên, thị trường với tổng giá trị đạt khoảng 10 nghìn tỷ đồng này
hiện đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu. Rất nhiều hãng sữa lớn trên
thế giới đã hiện diện trên thị trường với chủng loại sản phẩm phong phú, đa
dạng về mẫu mã, giá cả và… chất lượng. Nguồn gốc nhập khẩu chủ yếu từ Tây
Ban Nha, New Zealand, Ireland, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Thái Lan,
Malaysia,…
Biểu đồ: Kim ngạch nhập khẩu của top 10 nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào
Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2009[].

([]Báo cáo ngành hàng Việt Nam: Sữa – quý 1/2009, Trung tâm thông tin phát triển
NNNT – Bộ NN&PTNT.)


Ngoài ra, còn một lượng hàng khác được nhập qua đường hàng xách tay;
một số doanh nghiệp cũng nhập khẩu một vài tấn đến vài container đển phân
phối bán lẻ, tuy nhiên những dạng kinh doanh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị
trường.
Kim ngạch nhập khẩu sữa bột liên tục tăng mạnh trong những năm qua.
Năm 2007 có gần 7,1 triệu hộp sữa bột được nhập khẩu vào Viêt Nam, đến năm
2008 đã tăng thêm 17,3% lên trên 8,3 triệu hộp…"Với sản phẩm sữa bột, chúng
5


ta đang thua ngay chính trên sân nhà của mình. Các nhà chế biến sữa trong nước
vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, vì
ngành chăn nuôi bò sữa nội địa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. Lượng
sữa tươi trong nước chỉ thỏa mãn 22-25% nhu cầu nguyên liệu", ông Trịnh Quý
Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam phát biểu.
Theo khảo sát, ngay cả khi sữa nội và ngoài cùng sản xuất từ một nguồn
sữa nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm mác ngoại có xu hướng được người tiêu
dùng ưa chuộng hơn. Giai đoạn từ 2007-2009, sản lượng bán nhóm sữa bột của
các hãng sữa nước ngoài chiếm xấp xỉ 70% toàn thị trường. Theo danh sách các
doanh nghiệp nhập khẩu sữa do Tổng cục Hải quan thống kê, năm 2008-2009 có
tới 230 doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên liệu.
Mặc dù vậy, trên thực tế chỉ một lượng nhỏ các doanh nghiệp có thể tồn tại và
mở rộng thị phần. Riêng Abbott, Dutch Lady, Vinamilk, Dumex, Mead Johnson,
Nestlé đã chiếm gần 90% thị phần sữa bột tại Việt Nam.
2.2. Tình hình tiêu thụ sữa bột ở nước ta
Theo số liệu thống kê của Agroinfo (Trung tâm Thông tin phát triển nông
nghiệp - nông thôn), tiêu thụ các sản phẩm sữa tính theo đầu nguời tại Việt Nam
tăng khá mạnh trong giai đoạn 1997 - 2009, trong đó, đứng đầu là sữa bột
nguyên kem, với tốc độ tăng trưởng bình quân 28,9%/năm (từ 0,07 kg/người
(1997) lên 4 kg/người (2009). Tiếp đến là sữa không béo, với mức tăng bình

quân xấp xỉ 20%/năm.
Cũng theo Vntrades (trang web điện tử về thị trường việt nam) cho biết,
tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng bình quân 7,85%/năm, từ 8,09 lít/người
năm 2000 lên 14,81 lít/người năm 2008. Giai đoạn 2000 - 2005, mức tiêu thụ
sữa bình quân đầu người đã tăng gấp rưỡi. Năm 2008, chỉ tiêu này tiếp tục tăng
khoảng 21,2% so với 2005. Quy mô tiêu thụ sữa của toàn thị trường vào năm
này đạt 1.257 triệu lít quy đổi.
Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình tiêu thụ sữa trong những
năm qua.
6


Bảng 1: Mức tiêu thụ sữa trong nước trong một số năm .
(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)

Dân số(triệu người)

2000

2005

2006

2007

2008

77,63

82


83,08

83,99

84,90

,16
Tiêu thụ sữa nội địa(triệu lít

628

1004

1056

1239

1257

8,09

12,22

12,71

14,75

14,81


quy đổi)
Tiêu thụ bình
quân(lít/người/năm)
Bảng 2: Mức tăng trưởng tiêu thụ sữa trong nước các giai đoạn.
(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)
Tốc độ tăng trưởng

Đơn vị

2001-

2006-

2005

2008

2001-2008

Tiêu thụ sữa

%/năm

9,84

7,79

9,06

Tiêu thụ sữa bình quân đầu


%/năm

8,60

6,62

7,85

người

2.2.1. Sự tăng truởng về tiêu thụ sữa bột ở nuớc ta
Về thực trạng, thị trường Việt Nam với hơn 86 triệu dân, tỉ lệ tăng hàng
năm vào khoảng 1,2% nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với
mức tăng GDP khoảng 6-8% mỗi năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức tương
đối cao (khoảng 20%) sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành sữa
bột.

7


Hơn nữa, như thống kê ở bảng trên, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người
tại Việt Nam năm 2008 là 14,8 lít/người/năm,và có sự tăng trưởng khá mạnh,
song chỉ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông Phan Chí Dũng
- Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công thương thì tiêu thụ sữa ở Việt Nam
vẫn còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và
trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm,… nên
nhu cầu về sữa và tiềm năng của thị trường sữa, đặc biệt là sữa bột còn rất lớn.
Hiện nay, cơ cấu tiêu dùng đang có nhiều thay đổi. Năm 2002 sữa bột
chiếm khoảng 25% tổng khối lượng sữa tiêu thụ trong nước, nay chỉ còn khoảng

21%.
Hơn nữa, như thống kê ở bảng trên, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người
tại Việt Nam năm 2008 là 14,8 lít/người/năm, còn ở mức rất thấp so với các
nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140
lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm, Úc 110 lít/người/năm, Đài Loan 40
lít/người/năm… nên nhu cầu về sữa và tiềm năng của thị trường sữa còn rất lớn.
Sữa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành
thị có kinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp. Theo số liệu
thống kê của Viện Dinh dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bình
quân hàng năm nhiều gấp 4 lần người dân nông thôn.
Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được dùng các sản
phẩm sữa càng ít. Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa của các xã
nghèo chỉ bằng một phần năm mức tiêu thụ sữa ở xã không nghèo. Trong tương
lai khi mức thu nhập bình quân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ gia tăng cả
ở khu vực thành thị và nông thôn.
2.2.2. Tình hình giá cả sữa bột trong những năm qua
Mức giá bình quân trên toàn thị trường của nhóm sản phẩm sữa bột, đặc
biệt là sữa bột dành cho trẻ em liên tục tăng trong thời gian qua. Năm 2007, mức
8


giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 155,729 triệu
đồng/tấn. Năm 2008 mức giá này tăng lên 187,956 triệu đồng/tấn, tăng 20,7% so
với năm 2007. Trong 8 tháng đầu năm 2008, mức giá bình quân của nhóm sản
phẩm sữa bột trên thị trường là 197,065 triệu đồng/tấn, tăng 4,8% so với năm
2008 và 26,5% so với năm 2007.
Như vậy chỉ sau hai năm mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm
sữa bột đã tăng gần 30%.
Đồ thị : Đường trung bình giá của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường
các năm[6]

([6] Xử lý thông tin về giá bán các mặt hàng sữa bột do các hãng, doanh nghiệp
sữa cung cấp)

Về tính cạnh tranh, giá cả có thể coi là điểm mạnh của Vinamilk so với
các sản phẩm của các đối thủ trong nước và ngoại nhập. Mặc dù giá sữa nguyên
liệu đầu vào tăng khá mạnh trong năm 2013 khoảng 25%, giá bán sản phẩm chỉ
tăng có 7%, nhưng tỷ lệ giá vốn/DTT năm 2013 sụt giảm so với năm 2012.
Nguyên nhân là do Vinamilk bên cạnh tăng giá bán để bù đắp chi phí thì sản
lượng hàng bán cũng tăng 10% giúp tận dụng nguồn lực sẵn có về con người và
máy móc.

9


Tuy nhiên, báo Đầu tư Chứng khoán dẫn nhận định của CTCK Bảo Việt
(BVSC) cho rằng quy định về việc áp dụng trần giá bán đối với sữa bột dành
cho trẻ em dưới 6 tuổi chính thức có hiệu lực từ tháng 6 năm 2014 và giá sữa
nguyên liệu tăng sẽ khiến doanh thu và lợi nhuận trong mảng kinh doanh của
Vinamilk bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, so với giá bán buôn trước đây, giá trần
theo quy định mới đối với các sản phẩm sữa bột của Vinamilk sẽ thấp hơn từ 1015%. Với doanh thu sữa bột hiện chiếm khoảng 19% tổng doanh thu, quy định
này sẽ khiến doanh thu của Vinamilk bị ảnh hưởng khá nhiều.
Nếu điều chỉnh đúng với giá trần, các mặt hàng của doanh nghiệp phải
giảm giá trung bình khoảng 21%.
Theo BVSC, Vinamilk không thể tăng giá nếu muốn duy trì và gia tăng
thị phần trước tình hình cạnh tranh gay gắt và sức tiêu thụ chậm. Trong khi đó,
nguyên liệu sữa bột hiện chiếm khoảng 60% tổng giá vốn đã tăng mạnh trong
quý I/2014 và dù đang có xu hướng giảm, nhưng ước tính giá nguyên liệu sữa
bột trung bình năm 2014 sẽ cao hơn mức năm 2013.
Tương lai thị trường sữa bột không chỉ trông chờ vào Vinamilk, trong khi
bức tranh thị phần dường như chưa thay đổi như hiện nay.


10



×