Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đổ bê tông mặt đê tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 100 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỖ TIẾN DŨNG

HOÀN THIỆN QUI TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG ĐẮP MỞ RỘNG VÀ ĐỔ BÊ TÔNG MẶT ĐÊ TỈNH
THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỖ TIẾN DŨNG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG ĐẮP MỞ RỘNG VÀ ĐỔ BÊ TÔNG MẶT ĐÊ TỈNH
THÁI BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XẤY DỰNG
Mã số: 60580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG TƯ

HÀ NỘI, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tác cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn
nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Đỗ Tiến Dũng

5

i


LỜI CÁM ƠN
Tác giả chân thành cám ơn PGS.TS.Nguyễn Trọng Tư, người đã dành nhiều thời gian,
tâm huyết hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Thủy lợi, khoa
Công trình, Phòng Đào tạo sau Đại học và sau đại học đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả
trong thời gian học tập tại trường.
Tác giả tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thân trong gia đình, đồng nghiệp đã trợ giúp
tác giả những thông tin và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được

sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, của đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn và giúp
tôi trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Trân trọng cảm ơn.
Hà nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Học viên

ĐỖ TIẾN DŨNG

6

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH ĐÊ ĐIỀU ............................................................................................................4
1.1
Công
tác
quản

........................................................4

chất

lượng


thi

công

xây

dựng

Quản lý chất lượng .................................................................................................4
Quản lý chất lượng xây dựng .................................................................................6
Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng ở các nước và Việt Nam.............7
1.2 Công tác an toàn đê điều .........................................................................................12
Các loại công trình đê điều và chức năng của đê điều .........................................12
Công tác an toàn đê điều ......................................................................................13
1.3 Công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều ở Việt Nam....................13
Quản lý chất lượng thi công công trình đê điều những năm gần đây ..................13
Quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đổ bê tông mặt đê những năm gần
đây .................................................................................................................................17
Kết luận chương 1 .........................................................................................................18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU...........................................................19
2.1 Nội dung quản
....................................19



chất

lượng


thi

công

xây

dựng

công

trình

2.2 Quy định hiện hành về quản lý chất lượng thi công xây dựng
................................21
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thi công công trình
.........................23
Yếu tố con người ..................................................................................................23
Yếu tố vật tư .........................................................................................................25
Yếu
tố
máy
móc,
......................................................................................26

3

3

thiết


bị


Yếu tố giải pháp thi công......................................................................................26
2.4 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm và pháp lý về chất lượng thi công công trình đê
điều ...............................................................................................................................27

4

4


Những tiêu chuẩn quy phạm, về chất lượng công trình đê điều ..........................27
Hệ thống pháp luật về đê điều ..............................................................................28
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn về xây dựng đê điều ......................32
Quy mô công trình sửa chữa, mở rộng các loại công trình đê điều thường gặp ở
Thái Bình .......................................................................................................................36
2.5Quy trình quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đổ bê tông mặt đê hiện nay...
...................................................................................................................................37
Chất lượng thi công đất và thi công bê tông trong các công trình đê điều...........37
Quy trình quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng đê hiện nay.........................45
Quy trình quản lý chất lượng thi công bê tông mặt đê hiện nay ..........................46
Kết luận chương 2 .........................................................................................................47
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG ĐẮP MỞ RỘNG VÀ ĐỔ BÊ TÔNG MẶT ĐÊ TỈNH THÁI BÌNH .......48
3.1 Mục tiêu và kế hoạch hoàn thiện công tác thi công đắp mở rộng và đổ bê tông mặt
đê tỉnh Thái Bình...........................................................................................................48
Hệ thống đê Thái Bình .........................................................................................48
Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đổ bê

tông mặt đê ....................................................................................................................56
Kế hoạch hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đỏ bê
tông mặt đê ....................................................................................................................56
3.2 Đánh giá thực trạng thi công đắp mở rộng đê và thi công bê tông mặt đê tại Chi
cục Thủy lợi tỉnh Thái Bình ..........................................................................................56
Cơ cấu tổ chức và thực trạng năng lực của Chi cục .............................................56
Những thành công và thất bại trong QLCL của Chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình .
...................................................................................................................................58
3.3 Đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đổ bê
tông mặt đê tại chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình ..........................................................61
Quy trình quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng mặt đê ................................61
Quy trình thi công bê tông mặt đê tại Chi cục Thủy lợi Tỉnh Thái Bình .............66
Những ưu điểm khi hoàn thiện quy trìnhquản lý chất lượng thi công đắp mở rộng
đê và đổ bê tông tỉnh Thái Bình ....................................................................................75

5

5


3.4 Ứng dụng qui trình cho dự án đê Tả Hồng Hà I từ K147 ÷ K147 + 600 xã Độc Lập
– Hưng Hà – Thái Bình và các bài học kinh nghiệm ....................................................76
Giới thiệu dự án ....................................................................................................76
Quá trình vận dụng qui trình và bài học kinh nghiệm..........................................78
Kết luận Chương 3.........................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83

6


6


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Quy trình quản lý chất lượng xây dựng theo 15/2013/ NĐ – CP ngày
6/2/2013...........................................................................................................................6
Hình 1.2 Kè Hồng Phong – Hồng Minh – Hưng Hà bị sụt lún nền, sạt mái trong đợt lũ
tháng 10/2017 khi mới đưa vào sử dụng .......................................................................15
Hình 1.3 Đê bê tông đoạn K147 Tả Hồng Hà I- bị nứt dọc tim đường, công trình mới
đưa vào sử dụng đầu năm 2016.....................................................................................16
Hình 3.1 Mặt cắt ngang điển hình đê Hồng Hà I – Hệ thống đê tỉnh Thái Bình ..........49
Hình 3.2 Mặt cắt ngang điển hình đê Hữu Trà Lý – Hệ thống đê tỉnh Thái Bình ........52
Hình 3.3 Mặt cắt ngang điển hình đê Hữu Luộc- Hệ thống đê tỉnh Thái Bình.............53
Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức Chi cục thủy lợi tỉnh Thái Bình ............................................57
Hình 3.5 Công trình đắp mở rộng và đổ bê tông mặt đê Hữu Trà Lý – xã Xuân Hòa –
Vũ Thư – Thái Bình – bàn giao năm 2017....................................................................58
Hình 3.6 Tỷ lệ cỏ mọc được rất thấp đê Tả Hồng Hà bàn giao đầu năm 2016.............59
Hình 3.7 Đê bê tông Tả Trà Lý – xã Chí Hòa – Hưng Hà đứt gãy ...............................60
Hình 3.8 Yêu cầu kỹ thuật khi thi công hạ cấp mái đê cần đắp mở rộng .....................63
Hình 3.9 Mặt cắt ngang mặt đê bê tông ........................................................................68
Hình 3.10 Mặt cắt ngang đê trước khi đắp mở rộng .....................................................77
Hình 3.11 Mặt cắt ngang đê sau khi thi công đắp mở rộng mặt đê ..............................77
Hình 3.12 Mặt cắt ngang đê sau khi thi công đổ hoàn thiện bê tông mặt đê ................78

7

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Sai số khối lượng pha trộn bê tông (đơn vị %)`.............................................41
Bảng 2.2 Nội dung và tần suất kiểm tra hỗn hợp bê tông .............................................42
Bảng 2.3 Quy trình QLCL thi công đắp mở rộng đê hiện nay......................................45
Bảng 2.4 Quy trình QLCL thi công đổ bê tông mặt đê hiện nay ..................................46
Bảng 3.1 Qui trình thi công đắp mở rộng mặt đê tại chi cục Thủy Lợi Thái Bình .......62
Bảng 3.2 Qui trình QLCL thi công bê tông mặt đê tại chi cục Thủy lợi Thái Bình .....67
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng pooc lăng [7] .......................................69
Bảng 3.4 Thành phần hạt cát dùng để chế tạo bê tông [8] ............................................71
Bảng 3.5 Hàm lượng tạp chất cho phép trong cát (tính theo % khối lượng mẫu) [8]...71
Bảng 3.6 Hàm lượng ion Cl- trong cát [8] ....................................................................71
Bảng 3.7 Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ dập nén [8] .................................72
Bảng 3.8 Yêu cầu kỹ thuật đối với nước dùng để chế tạo bê tông [9] ..........................73
Bảng 3.9 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công đắp mở rộng và đổ bê tông
mặt đê ............................................................................................................................76
Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật mặt cắt ngang đê sau khi đắp mở rộng mặt đê...............77
Bảng 3.11 Thông số mặt cắt ngang đê sau khi đổ bê tông mặt đê ................................78

8

8


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BT : Bê tông
BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
BTC : Bộ tài chính
BXD : Bộ xây dựng
KT : Kiểm tra
NĐ- CP : Nghị định – Chính phủ
NT : Nghiệm thu

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TT : Thông tư
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TVGS : Tư vấn giám sát

viii

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Với tình hình diễn biến thiên tai ngày càng trở nên phức tạp, diễn biến khó lường, các
hiện tượng khí hậu phức tạp ngày càng xuất hiện ngày một nhiều xảy ra trên khắp toàn
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Ở nước ta hiện nay thiên tai được khái quát gồm 19 loại hình thiên tai khác nhau, trong
đó lũ,bão, lốc xoáy, hạn hán thường xuyên xảy ra, đòi hỏi chúng ta phải có những biện
pháp, giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của các loại hình
thiên tai.
Chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình – trực thuộc Sở Nông nghiệp Thái Bình, với chức
năng nhiệm vụ chính: nằm trong ban phòng chống thiên tai tỉnh Thái Bình, quản lý các
công trình phục vụ phòng chống lũ bão: đê, kè , cống, và các công trình phụ trợ.
Với diễn biến tình hình thiên tai ngày càng trở nên phức tạp, hàng năm chi cục Thủy
lợi tỉnh Thái Bình thường xuyên, tu bổ, đắp mở rộng, nâng cao cao trình mặt đê, đổ bê
tông hoàn thiện mặt cắt. Để công trình phục vụ công tác phòng chống lũ bão ngày
càng hiệu quả tốt hơn thì công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công là một
công tác đặc biệt quan trọng, để mang lại những công trình có thời gian tuổi thọ cao.
Đề tài: “HOÀN THIỆN QUI TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẮP

MỞ RỘNG VÀ ĐỔ BÊ TÔNG MẶT ĐÊ TỈNH THÁI BÌNH” được lựa chọn làm đề
tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục đích của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở các nguyên nhân xác định được thông qua
quá trình phân tích, đánh giá đề xuất qui trình nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình đắp mở rộng và đổ bê tông mặt đê do Chi cục
Thủy Lợi tỉnh Thái Bình quản lý.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận
viii

10


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận thực tiễn,
hệ thống tiêu chuẩn qui phạm và pháp luật hiên hành.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như mô tả, phân tích, tổng hợp;
- Các số liệu thứ cấp được thu thập dựa trên các nguồn tài liệu về quản lý thi công xây
dựng và tình hình thực tiễn của công trình;
- Thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích, đánh giá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình
đê điều mà Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Bình đã và đang triển khai thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu

- Công tác quản lý chất lượng thi công các công trình Đê điều do Chi cục Thủy Lợi
thực hiện;
- Phân tích, đánh giá số liệu, trình tự thi công, chất lượng thi công các giai đoạn về
thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều do Chi cục Thủy lợi
Thái Bình thực hiện từ năm 2012 đến năm 2017;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thi công giai đoạn tới.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cập nhật, hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng thi công công
trình đê điều đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng

2

2


thi công của Chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình. Những kết quả nghiên cứu có giá trị
tham khảo trong công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất của đề tài là tài liệu
tham khảo hữu ích, khả thi cho Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án chuyên ngành trong
công tác quản lý thi công xây dựng.
6. Kết quả dự kiến đạt được

Các kết quả nghiên cứu chính mà đề tài có thể đạt được là:
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình đê điều tại Chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình; xác định các hạn chế và nguyên
nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công;
- Đề xuất qui trình nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại

Chi cục Thủy Lợi tỉnh Thái Bình.

3

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU
1.1 Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
Quản lý chất lượng
1.1.1.1 Chất lượng
Theo tiêu chuẩn Nhà nước Liên Xô (15467:70), “Chất lượng sản phẩm là tổng thể
những thuộc tính của nó quy định tính thích dụng của sản phẩm để thỏa mãn những
nhu cầu phù hợp với công dụng của nó”. Một định nghĩa khác “Chất lượng là một hệ
thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng thông số có thể đo được
hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử
dụng của nó”. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và
phù hợp của một sản phẩm/ dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, qui
cách đã được xác định trước, chẳng hạn “Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc
trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong
điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.
Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organization for Quality Control)
cho rằng “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu người tiêu
dùng”.
Theo W.E.Deming “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể
tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”.
Theo J.M.Juran, “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng “ khác với
định nghĩa thường dùng là “phù hợp với quy cách đề ra”
Theo A.Fêignbaum “Chất lượng là những đặc tính tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ khi

sử dụng sẽ làm cho sản phẩm , dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”.
Những năm gần đây, một khái niệm chất lượng được thống nhất sử dụng khá rộng rãi
là định nghĩa tiêu chuẩn quốc tế ISO 8402 : 1994 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
(ISO) đưa ra, đã được đông đảo các quốc gia chấp nhận (Việt Nam ban hành tiêu

4

4


chuẩn TCVN ISO 8402 : 1999): “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể
(đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng ) đó khả năng thỏa mãi nhu cầu đã nêu ra hoặc
tiềm ẩn”. Thỏa mãn nhu cầu là điều quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng
của bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào và chất lượng là phương diện quan trọng nhất
của sự cạnh tranh. Theo ISO 9000:2000 “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các
đặc tính vốn có của một sản phẩm , hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của
khách hàng và các bên có liên quan” . Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã
được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Các bên có liên quan bao gồm khách
hàng nội bộ - các bộ nhân viên của tổ chức, những người thường xuyên cộng tác với tổ
chức, những người cung ứng nguyên vật liệu, luật pháp…
1.1.1.2 Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng có thể được hiểu tổng thể là các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành
chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp
để đạt hiểu quả cao nhất về chất lượng với chi phí thấp nhất . Ngày nay, quản lý chất
lượng đã được mở rộng tới tất cả hoạt động, từ sản xuất đến quản lý , dịch vụ trong
toàn bộ chu trình sản phẩm. Điều này được thể hiện qua một số định nghĩa sau:
“Quản lý chất lượng là xây dựng, bảo vệ và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản
phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách
kiểm tra chất lượng một cách hệ thống , cũng như các tác động hướng đích tới các
nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm” (Tiêu chuẩn Liên Xô –

1970).
“Quản lý chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ
thuật đảm bảo cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu
cầu trong hợp đồng bằng con đường hiệu quả nhất” ( A. Robertson – Anh ).
“Đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau
trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số chất lượng, duy trì và
nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất , thỏa mãn nhu
cầu của tiêu dùng” ( A.Feigenbaum – Mỹ).

5

5


“Quản lý chất lượng là một hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất
những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu
dùng” (Kaoru Ishikawa – Nhật).
Theo Iso 8402- 1999: “Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý
chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua các biện pháp như
lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong hệ thống chất lượng”.
Theo ISO 9000 – 2000: “Quản lý chất lượng là hoạt động phối hợp với nhau để điều
hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng”
Quản lý chất lượng xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một chuỗi công việc và hành động được hệ
thống nhằm hướng dẫn , theo dõi và kiểm soát công trình xây dựng để mang tới hiệu
quả tốt nhất cho công trình xây dựng .

6


6


CÔNG
TÁC
QUẢN

CHẤT
LƯỢNG
KHẢO
SÁT
XÂY
DỰNG

CÔNG TÁC
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG
THIẾT KẾ
XÂY DỰNG

CÔNG TÁC
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG
THI CÔNG
XÂY
DỰNG

CÔNG TÁC

BẢO HÀNH

Hình 1.1 Quy trình quản lý chất lượng xây dựng theo 15/2013/ NĐ – CP ngày
6/2/2013
Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm
với người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả quá trình hình thành sản phẩm xây
dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khâu hình thành ý tưởng
về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi
công… đến giai đoạn khai thác sử dụng. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở

7

7


chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất
lượng khảo sát, chất lượng thiết kế…
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục
công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện
các bước công nghệ thi công , chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư
lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người hưởng thụ
công trình mà cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư
xây dựng…
- Vấn đề môi trường cần được chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các
yếu tố môi trường mà còn cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các

yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng ở các nước và Việt Nam
1.1.3.1 Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng ở các nước
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong các văn bản quy phạm có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất
lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an
ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan
trọng bảo đảm sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, quản lý chất lượng công trình
xây dựng là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
- Quản lý chất lượng xây dựng ở Pháp:
Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh
về quản lý giám sát và quản lý chất lượng công trình xây dựng. Ngày nay, nước Pháp
có hàng chục công ty kiểm tra chất lượng công trình rất mạnh, đứng độc lập ngoài các


tổ chức thi công xây dựng. Pháp luật của cộng hòa Pháp quy định các công trình có
trên 300 người lao động, độ cao hơn 28m, nhịp rộng hơn 40m, kết cấu cổng sân vườn
ra hơn 200m và độ sâu móng trên 30m đều phải tiếp nhận việc kiểm tra giám sát chất
lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính phủ
công nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng công trình.
Ngoài ra, tư tưởng quản lý chất lượng của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”. Do đó,
để quản lý chất lượng các công trình xây dựng , Pháp yêu cầu bảo hiểm bắt buộc với
các công trình này. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình xây dựng
không có đánh giá về chất lượng của các công ty kiểm tra được công nhận. Họ đưa ra
các công việc và các giai đoạn bắt buộc phải kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể
xảy ra chất lượng kém. Kinh phí chi cho kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành. Tất
cả các chủ thể tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư, thiết kế, thi công ,
kiểm tra chất lượng, sản xuất bán thành phẩm, tư vấn giám sát đều phải mua bảo hiểm
nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Chế độ bảo hiểm bắt buộc đã buộc các bên tham gia

phải nghiêm túc thực hiện quản lý giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình, lợi
ích hợp pháp của Nhà nước và của khách hàng.
- Quản lý chất lượng xây dựng ở Hoa Kỳ:
Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật Mỹ rất đơn giản
vì Mỹ dùng mô hình 3 bên để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên thứ nhất là
các nhà thầu( thiết kế, thi công…) tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Bên
thứ hai là khách hàng giám sát và chấp nhận về chất lượng sản phẩm có phù hợp với
tiêu chuẩn các yêu cầu đặt hàng hay không. Bên thứ ba là một tổ chức tiến hành đánh
giá độc lập nhằm định lượng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cho việc bảo hiểm
hoặc giải quyết tranh chấp. Giám sát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ
chuyên môn, có bằng cấp chuyên ngành ; chứng chỉ do Chính phủ cấp; kinh nghiệm
làm việc thực tế 3 năm trở lên; phải trong sạch về mặt đạo đức và không đồng thời là
công chức Chính phủ.
- Quản lý chất lượng xây dựng ở Liên Bang Nga:


Luật xây dựng đô thị của Liên Bang Nga quy định khá cụ thể về quản lý chất lượng
công trình xây dựng. Theo đó, tại Điều 53 của Luật này, giám sát xây dựng được tiến
hành trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản nhằm
kiểm tra sự phù hợp của các công việc hoàn thành với hồ sơ thiết kế, với các quy định
trong nguyên tắc kỹ thuật, các kết quả khảo sát công trình và các quy định về sơ đồ
mặt bằng xây dựng của các khu đất.
Giám sát xây dựng được tiến hành đối với đối tượng xây dựng. Chủ xây dựng hay bên
đặt hàng có thể thuê người thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thiết kế để kiểm tra sự phù
hợp với các công việc đã hoàn thành với hồ sơ thiết kế. Bên thực hiện có trách nhiệm
thông báo cho các cơ quan giám sát xây dựng nhà nước về từng trường hợp xuất hiện
sự cố trên công trình xây dựng.
Việc giám sát phải được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng công trình, căn cứ
vào công nghệ kỹ thuật xây dựng và trên cơ sở đánh giá xem công trình đó có đảm bảo
an toàn hay không. Việc giám sát không thể diễn ra sau khi hoàn thành công trình. Khi

phát hiện thấy những sai phạm về công việc, kết cấu, các khu vực kỹ thuật công trình,
chủ xây dựng hay bên đặt hàng có thể yêu cầu giám sát lại sự an toàn các kết cấu và
các khu vực mạng lưới đảm bảo kỹ thuật công trình sau khi loại bỏ những sai phạm
đó. Các biên bản kiểm tra các công việc, kết cấu và các khu vực mạng lưới đảm bảo kỹ
thuật công trình được lập chỉ sau khi đã khắc phục được các sai phạm.
Việc giám sát xây dựng của cơ quan nhà nước được thực hiện khi xây dựng các công
trình xây dựng cơ bản mà hồ sơ thiết kế của các công trình đó sẽ được các cơ quan nhà
nước thẩm định hoặc là hồ sơ thiết kế kiểu mẫu, cải tạo, sửa chữa các công trình xây
dựng nếu hồ sơ thiết kế của công trình đó được cơ quan nhà nước thẩm định; xây dựng
các công trình quốc phòng theo sắc lệnh của Tổng thống Liên Bang Nga. Những người
có chức trách giám sát xây dựng nhà nước có quyền tự do ra vào đi lại trong các công
trình xây dựng cơ bản trong thời gian hiệu lực giám sát xây dựng nhà nước.
- Quản lý chất lượng xây dựng ở Trung Quốc:
Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc giám sát trong lĩnh vực xây dựng công trình từ
những năm 1988. Vấn đề quản lý chất lượng công trình được quy định trong luật xây


dựng Trung Quốc . Phạm vi giám sát xây dựng các hạng mục công trình của Trung
Quốc rất rộng, thực hiện ở các giai đoạn như : giai đoạn nghiên cứu tính khả thi thời
kỳ trước khi xây dựng, giai đoạn thiết kế công trình, thi công công trình và bảo hành
công trình – giám sát các công trình xây dựng, kiến trúc. Người phụ trách đơn vị giám
sát và kỹ sư giám sát đều không được kiêm nhiệm làm việc ở cơ quan nhà nước. Các
đơn vị thiết kế và thi công, đơn vị chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư của công trình
đều chịu sự giám sát.
Quy định chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công công trình phải phù hợp với yêu cầu
của nhà nước. Nhà nước chứng nhận hệ thống chất lượng đối với đơn vị hoạt động xây
dựng. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng trước chủ đầu tư. Đơn
vị khảo sát, thiết kế, thi công chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình thực hiện; chỉ
được bàn giao công trình đưa vào sử dụng sau khi đã nghiệm thu. Quy định về bảo
hành, duy tu công trình, thời gian bảo hành do Chính phủ quy định.

Đối với hai chủ thể quan trọng nhất là Chính quyền và các tổ chức cá nhân làm ra sản
phẩm xây dựng, quan điểm của Trung Quốc thể hiện rất rõ trong các quy định của
Luật xây dựng là :” Chính quyền không là cầu thủ và cũng không phải là chỉ đạo viên
của cuộc chơi. Chính quyền viết ra luật chơi, tạo sân chơi và giám sát cuộc chơi.
1.1.3.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng ở Việt Nam
Công tác quản lý chất lượng trong xây dựng ở Việt Nam được thực hiện khá bài bản
với xương sống là Luật xây dựng số 50/2014/QH13 đã được QH khóa XIII thông qua
tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/6/2014 ( sau đây gọi là Luật xây dựng 2014) và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Một trong những điểm mới quan trọng liên quan đến
chất lượng công trình tại Luật xây dựng 2014 là quy định vai trò và trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng được phân cấp, làm rõ gồm : Bộ Xây dựng,
UBND các tỉnh, quận, huyện. Tránh được tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước
về xây dựng khi công trình sự cố không có đơn vị chịu trách nhiệm sẽ gây thiệt hại cho
xã hội. Dưới Luật còn có các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể như Nghị định
46/2015/NĐ- CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Để hướng dẫn chi tiết nội
dung của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015, Bộ xây dựng ban


hành thông tư hướng dẫn số 26/2016/TT-BXD, thông tư này có hiệu lực từ 15 tháng
12 năm 2016.
Tại Điều 23 [1] ghi rõ chi tiết trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng : Chất
lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản
xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử
dụng và công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa
hạng mục công trình, công trình hoàn thành và sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực
hiện của các chủ thể được quy định như sau:
- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công
trình xây dựng
- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công

việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi
công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận( hạng mục) công trình xây dựng(
nếu có ).
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử
dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao
công trình xây dựng.


×