Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 186 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu độc lập của bản thân
tác giả. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong tất cả các công trình nào trước đây.Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Yến

1

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt
tình của gia đình, thầy cô và bạn bè, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chất
lượng trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Chi cục Quản lý
đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên”.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Bá Uân đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Nhà trường, các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy lợi,
Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Tập thể lớp cao học 23QLXD22, các
đồng nghiệp trong cơ quan, cùng gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện
thuận lợi về mọi mặt cho tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều
nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo
nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm. Tác giả rất mong nhận được


sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm
ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoàng Yến

2

i


MỤC LỤC
CAM

LỜI
ĐOAN..............................................................................................................i

LỜI

CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH

MỤC

HÌNH




VẼ,

...................................................................................vi

DANH

ĐỒ

MỤC

BẢNG

BIỂU.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC
KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU
.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài.............................................................................................................
1
2.
Mục
đích
nghiên
tài........................................................................................................ 2

cứu

3.
Đối
tượng

phạm

............................................................................................. 2

vi

4.
Cách
tiếp
cận

phương
............................................................................... 2

pháp

đề

nghiên

cứu

nghiên

cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG

TRONG

GIAI


ĐOẠN

THỰC

HIỆN

DỰ

CHẤT

LƯỢNG

ÁN

....................................................3
1.1. CHẤT LƯỢNG
.............................3



QUẢN



SẢN

PHẨM

1.1.1.

Chất
lượng
phẩm .............................................................................................3
1.1.2.

Quản



sản

lượng

chất

sản

phẩm

......................................................................................8

1.2. SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM XÂY DỰNG
TRONG
GIAI
ĐOẠN
THỰC
ÁN .................................................................................... 14


1.2.1. Sản phẩm xây dựng

dựng ..................................... 14

3

3

đặc

điểm

HIỆN
của

sản

DỰ
phẩm

xây


1.2.2.

Các

giai

đoạn

quản




chất

lượng

sản

phẩm

xây

dựng

........................................... 19

1.2.3. Nội dung quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng trong giai đoạn thực hiện
dự án
..................................................................................................................................................20

1.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG
CÔNG
TRÌNH
ĐÊ
ĐIỀU
TA ..........................................................................................22
1.3.1.

Thực


trạng

hệ



NƯỚC
đê

thống

điều

......................................................................................22

1.3.2. Tình hình quản lý chất lượng xây dựng hệ thống đê điều ở nước
ta...................24
1.3.3.

Các

sự

đê

cố

điều




nước

ta

.......................................................................................27

KẾT
LUẬN
1 ..............................................................................................29

CHƯƠNG

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỰ

ÁN

ĐẦU



DỰNG...........................................................................................30

4

4

XÂY



2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG 30
2.1.1. Dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng
.......................................................................... 30
2.1.2. Quản lý chất lượng dự án theo giai đoạn
.......................................................................... 33
2.1.3. Quản lý chất lượng dưới góc độ của các chủ
thể.............................................................. 35
2.1.4. Các tiêu chí đáng giá công tác quản lý chất lượng dự
án................................................. 38
2.1.5. Các mô hình và phương pháp quản lý chất lượng dự án
................................................. 38
2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU..............................................................................................
40
2.2.1. Nhóm nhân tố chủ quan..................................................................................................... 40
2.2.2. Nhóm nhân tố khách quan................................................................................................. 42
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..................................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................ 50
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PCLB TỈNH HƯNG YÊN
............51
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ PCLB TỈNH
HƯNG YÊN ..................................................................................................................51

3.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ
máy........................................................................................51
3.1.2. Chức năng nhiệm
vụ............................................................................................53
3.1.3. Một số dự án tiêu biểu do Chi cục quản
lý..........................................................54

5

5


3.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG
YÊN.58
3.2.1. Hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên…………………...….58
3.2.2. Tình hình đầu tư, tu bổ xây dựng công trình đê điều
....................................................... 65
3.2.3. Tình hình sự cố đê điều......................................................................................................
66
3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DO CHI CỤC LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
....................... 68
3.3.1. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế………………….
……….68
3.3.2. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn lựa chọn nhà
thầu.........................70
3.3.3. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng
........................75


6

6


3.4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TẠI CHI CỤC
...................... 76
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm
công tác quản lý chất lượng dự án
.............................................................................................................. 77
3.4.2. Hoàn thiện quy trình và mô hình quản lý chất lượng.......................................................
79
3.4.3. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế
.................................... 86
3.4.4. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn lựa chọn nhà
thầu................... 87
3.4.5. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây
dựng ................. .88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................
90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 91
1. Kết luận...................................................................................................................................... 91
2. Kiến nghị ................................................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
93

7


7


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp........................................... 4
Hình 1.2. Sơ đồ đảm bảo chất lượng............................................................................ 13
Hình 1.3. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư XDCT ................. 19
Hình 1.4. Bản đồ hệ thống đê sông Hồng, sông Thái Bình ........................................... 22
Hình 2.1. Sự phát triển của các mục tiêu và chủ thể tham gia dự án ĐTXD................ 31
Hình 2.2. Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng ..................................................... 34
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên ................................. 51
Hình 3.2. Đê tả sông Hồng thành phố Hưng Yên ......................................................... 58
Hình 3.3. Kè Phú Hùng Cường, thành phố Hưng Yên……………………………………60
Hình 3.4. Đê tả sông Luộc............................................................................................. 62
Hình 3.5. Điếm canh đê................................................................................................. 63
Hình 3.6. Hình ảnh vết nứt tại tim đê tháng 01/2017 ................................................... 67
Hình 3.7. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ… ............... ..76
Hình 3.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Quản lý đê điều và PCLB tỉnh Hưng Yên .... 77
Hình 3.9. Quy trình Quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án ................... 80

vi

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Danh sách các dự án trọng điểm thời gian qua............................................55

vi


9


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

C
h
C
T
X
D
C
Đ
Đ
T
H
S
H
S
H
S
H
S
Q
L
U
B
B
Q
P

C
P
T

N
g
C
ô
X
â
C
h
Đ

H

H

H

H

Q
u

y
B
a
P
h

P
h

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề
tài
Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các tỉnh
Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam. Nằm trên trục đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách cảng biển quốc tế Hải
Phòng 70 km và sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cùng với mạng lưới giao thông
bao gồm: quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường nối đường cao
tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 39A, quốc lộ 39B,
quốc lộ 38 tạo ra hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội,
giao lưu với các tỉnh trong nước và các nước trong khu vực.
Kể từ khi tách tỉnh năm 1996 tới nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
chính quyền và nhân dân Hưng Yên đã nỗ lực rất lớn trong việc tận dụng tối
đa các nguồn lực của địa phương và Trung ương để đầu tư hàng trăm công
trình thủy lợi, đê điều lớn và nhỏ trong phạm vi toàn tỉnh điển hình như Dự
án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng tỉnh Hưng Yên, giúp
tăng cường khả năng chống lũ, an toàn ổn định cho đê điều, bảo vệ tính
mạng tài sản cho hàng triệu nhân dân thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và
một phần thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, khi lượng công trình đê điều được triển khai nhiều với tổng mức
đầu tư mỗi công trình từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ thì công tác quản lý
chất lượng các công trình là một khó khăn với một tỉnh mới thành lập như
Hưng Yên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng công trình không đảm

bảo, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do trình độ quản lý
chất lượng dự án của chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án nói chung,
trong giai đoạn thực hiện dự án nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Chi
cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên” để tìm hiểu, nghiên
1

1


cứu và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, tăng cường công tác quản lý
chất lượng các dự án xây dựng tại Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão
tỉnh Hưng Yên là cần thiết và có tính thực tiễn cao.

2

2


2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình trong
giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Chi cục Quản lý đê điều và
PCLB tỉnh Hưng Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện các dự án đầu xây dựng
do Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên làm chủ
đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này.
b. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện
các dự
án đầu tư xây dựng và những nhân tố ảnh
hưởng.
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất
lượng dự án tại các dự án do Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh
Hưng Yên làm chủ đầu tư.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thực tiễn dùng trong phân tích đánh giá
được thu thập từ các năm từ 2010 - 2015, các giải pháp được đề xuất cho đến
năm 2020.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu
Cách tiếp cận lý luận kết hợp với thực tiễn, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây để giải quyết vấn đề:
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số
liệu;
- Phương pháp thống
kê;

3

3


- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp
quy;
- Phương pháp phân tích so sánh, phân tích
tổng hợp;
- Phương pháp hệ thống
hóa.


4

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1. CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1.1. Chất lượng sản phẩm
1.1.1.1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng
khá phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên,
chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi, do con người và
nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu về “chất lượng” tùy
theo đối tượng sử dụng cũng có ý nghĩa khác nhau.
Đầu tiên, quan điểm Siêu Việt cho rằng: “Chất lượng được định nghĩa là
sự đạt một mức độ hoàn hảo, mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là
một cái gì đó cho người ta nghĩ đến một sự hoàn mỹ nhất, cao nhất”
[1]. Quan điểm này chứa đựng tính chủ quan, cục bộ, nặng định tính và
chưa định lượng được chất lượng, chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết,
khả năng áp dụng không cao.
Thứ hai, quan điểm xuất phát từ nhà quản lý: “Chất lượng sản phẩm trong sản
xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh
giá trị sử dụng của nó” [1]. Quan điểm này ở chừng mực nào đó sát với thực tế
sản xuất kinh doanh nhưng không thể thỏa mãn được các điều kiện về kinh
doanh và cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
Thứ ba, quan điểm xuất phát từ nhà sản xuất: “Chất lượng sản phẩm là sự đạt
được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật đã
được đặt ra từ trước ở khâu thiết kế sản phẩm” [1]. Quan điểm này có 02 bất

cập là đề cao yếu tố công nghệ trong quá trình sản xuất mà quên đi sự đánh
giá của người tiêu dùng và có thể làm sản phẩm bị tụt hậu không đáp ứng được
nhu cầu thị trường trong thế giới mà nền khoa học công nghệ phát triển rất nhanh và
mạnh mẽ.

5

5


Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức,
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn,
hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm. Khái niệm về chất lượng sản phẩm này
phải thực sự xuất phát

6

6


từ hướng người tiêu dùng. Theo quan điểm xuất phát từ người tiêu dùng: “ Chất
lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu
dùng” [2].
Theo Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hàng hóa (ISO-International Organization
Standardization) đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính
của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể
hoặc tiềm ẩn” [2]. Định nghĩa này thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội
tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. Do
đáp ứng được thực tế nên định nghĩa này hiện nay được chấp nhận một cách
rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Tóm lại, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau, dựa trên
các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có một điểm chung nhất, có thể nói là cốt
lõi nhất đó là “sự phù hợp với yêu cầu”. Là các yêu cầu của khách hàng, các yêu
cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và tính pháp lý. Như vậy, cần phải xem xét
chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất, cần phải hiểu khái niệm về chất
lượng một cách có hệ thống, mới đảm bảo cách nhìn nhận đầy đủ nhất và hoàn thiện
nhất về chất lượng. Từ đó hình thành khái niệm về chất lượng tổng hợp: “Chất
lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp” [1], chất lượng
chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện: tính năng của sản phẩm
và dịch vụ đi kèm, giá cả phù hợp, thời hạn giao hàng cùng với tính an toàn và
độ tin cậy của sản phẩm.

7

7


Hình 1.1. Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp [1]

8

8


1.1.1.2. Các thuộc tính của chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử
dụng khác nhau, mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông
qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ
với nhau tạo ra một mức chất lượng nhất định của sản phẩm. 08 thuộc tính

chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm [2] bao gồm:
- Thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh tính công dụng, chức năng của sản phẩm
được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc
tính về cơ, lý, hoá của sản phẩm;
- Các yếu tố thẩm mỹ: Đặc trưng cho sự truyền cảm, hợp lý về hình thức,
dáng vẻ, kết cấu, kích thước, tính cân đối, màu sắc, trang trí và tính thời
trang;
- Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm
giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
trong một thời gian nhất định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong
quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng;
- Độ tin cậy của sản phẩm: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản
ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho tổ chức có khả năng
duy trì và phát triển thị trường của mình;
- Độ an toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành
sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu
tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm;
- Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Là yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải
tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường;
- Tính kinh tế của sản phẩm: Thể hiện khi sử dụng sản phẩm ít tiêu hao
nguyên liệu, năng lượng. Yếu tố này hiện trở nên rất quan trọng phản ánh
chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

9

9


- Tính tiện dụng của sản phẩm: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính
dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng và khả năng thay thế của sản phẩm khi

bị hỏng;

10

10


1.1.1.3. Phân loại chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm bao gồm 06 loại [2]: chất lượng thiết kế, chất lượng chuẩn,
chất
lượng thực tế, chất lượng cho phép, chất lượng tối ưu và chất lượng toàn
phần.
- Chất lượng thiết kế: là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu của sản
phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra để sản xuất.
Chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, các yêu cầu về
vật liệu chế tạo, những yêu cầu về gia công, sản xuất, yêu cầu về bảo quản, về thử
nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng. Chất lượng thiết kế còn gọi là
chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về lý thuyết với nhu cầu thị
trường, còn thực tế có đạt được điều đó hay không thì nó còn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố.
- Chất lượng chuẩn: là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó được phê
duyệt trong qúa trình quản lý chất lượng. Người quản lý là các cơ quan quản lý
mà chính họ là người có quyền phê duyệt. Sau khi phê chuẩn rồi thì chất lượng
này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy.
- Chất lượng thực tế: là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm và
nó thể hiện sau quá trình sản xuất và trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và
chất lượng thực tế của sản phẩm. Chất lượng cho phép do cơ quan quản lý
chất lượng sản phẩm, cơ quan quản lý thị trường, hợp đồng quốc tế, hợp đồng
giữa đôi bên quy định.

- Chất lượng tối ưu: biểu thị khả năng toàn diện đáp ứng nhu cầu thị trường
trong điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất. Nó nói lên mối quan
hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí.
- Chất lượng toàn phần: thể hiện mức tương quan giữa hiệu quả có ích cho sử
dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sản xuất và sử dụng sản
phẩm đó.
11

11


1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gồm 02 nhóm [2]: nhóm nhân tố
bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài.
a. Nhóm nhân tố bên trong

12

12


Trong phạm vi một tổ chức có 04 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm
(hay còn được gọi là quy tắc 4M), đó
là:
- Con người (men): Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán
bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Đây là nhân tố có
ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù trình độ công nghệ có hiện
đại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác
động đến hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phương pháp (methods): Phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức quản lý
và tổ chức sản xuất của tổ chức. Một tổ chức nếu nhận thức được rõ vai trò của
chất lượng trong cuộc chiến cạnh tranh thì tổ chức đó sẽ có đường lối, chiến
lược kinh doanh đúng đắn, quan tâm đến vấn đề chất lượng. Trên cơ sở đó,
các cán bộ quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu
tố của quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hoàn thiện chất lượng sản
phẩm. Vì vậy, chất lượng của hoạt động quản lý chính là sự phản ánh chất lượng
hoạt động của doanh nghiệp .
- Máy móc thiết bị (machines): máy móc, công nghệ và kỹ thuật sản xuất luôn là một
trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản
phẩm, nó quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm. Trình độ công nghệ,
máy móc, thiết bị có tác động rất lớn trong việc nâng cao những tính năng kỹ
thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Nhiều doanh nghiệp đã coi
công nghệ là chìa khoá của sự phát triển.
- Nguyên vật liệu (materials): Nguyên vật liệu là nhân tố trực tiếp cấu thành sản

phẩm, tính chất của nguyên vật liệu quyết định trực tiếp đến tính chất của sản phẩm.
Nên chú ý rằng không phải là từng loại mà là tính đồng bộ về chất lượng của
các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất đều tác động đến chất lượng
sản phẩm. Ngày nay, việc nghiên cứu, phát hiện và chế tạo các nguyên vật liệu
mới ở từng doanh nghiệp dẫn đến những thay đổi quan trọng về chất lượng sản
phẩm.

13

13


b. Nhóm nhân tố bên ngoài
- Nhu cầu của nền kinh tế: Chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối bởi các điều kiện

cụ thể của nền kinh tế được thể hiện ở các mặt: nhu cầu của thị trường, trình
độ kinh tế, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của nhà nước...

14

14


- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: trong thời đại ngày nay trình độ chất
lượng của bất cứ sản phẩm nào cũng gắn liền và chi phối bởi sự phát triển của
khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là sự ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, giúp chu kỳ công nghệ sản phẩm được rút ngắn, công dụng sản phẩm
ngày càng phong phú, đa dạng.
- Hiệu lực quản lý: khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi tổ
chức phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý của mỗi đất nước. Hiệu quả quản
lý nhà nước là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm,
đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản suất, đảm bảo uy tín, quyền lợi của
nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1.1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm
1.1.2.1. Các quan niệm về quản lý chất lượng
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhu
cầu người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật, hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của mọi tổ chức để
đạt được mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào sự
nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu quản lý chất lượng
mà có những quan điểm khác nhau.
Theo chuyên gia người Anh, A.G.Robertson: Quản lý chất lượng được xác định
như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các
cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng
trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả tốt

nhất, đối tượng cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng [2].
Theo chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản
Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa: Quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là
nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất
lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng [2].

15

15


×