Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho học sinh nam khối 12 trường THPT tây tiền hải thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.59 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

DƯƠNG THANH BÌNH

ỨNG DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT PHÁT BÓNG
CAO TAY CHÍNH DIỆN CHO HỌC
SINH NAM KHỐI 12 TRƯỜNG
THPT TÂY TIỀN HẢI- THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

DƯƠNG THANH BÌNH

ỨNG DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT PHÁT BÓNG
CAO TAY CHÍNH DIỆN CHO HỌC
SINH NAM KHỐI 12 TRƯỜNG
THPT TÂY TIỀN HẢI- THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: GDTC

Hướng dẫn Khoa học


ThS. DƯƠNG VĂN VĨ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Dương Thanh Bình
Sinh viên lớp: K40 GDTC
Tôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ
thuật phát bóng cao tay chính diện cho học sinh nam khối 12 trường
THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề
tài không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các kết quả nghiên
cứu này mang tính thời sự cấp thiết đúng thực tế khách quan của trường
THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Dương Thanh Bình


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
ĐC

Đối chứng

ĐHSP

Đại học sư phạm

GDTC


Giáo dục thể chất

M

Mét

NXB

Nhà xuất bản

S

Giây

STN

Sau thực nghiệm

TDTT

Thể dục thể thao

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực Nghiệm


TTN

Trước thực nghiệm

TW

Trung Ương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... .1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................4
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của thể dục thể thao
trong nhà trường. ............................................................................ .4
1.2. Đặc điểm các tố chất vận động trong bóng chuyền. ...........................5
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi trung học phổ
thông....................................6
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trung học phổ thông...........................................
6
1.3.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trung học phổ
thông............................................. 7
1.4. Vị trí và đặc điểm của môn bóng chuyền...........................................9
1.5. Đặc điểm kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện.............................. 10
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát bóng cao tay chính diện.
..................................................................................................... . 10
1.6.1. Các yếu tố về kỹ thuật........................................................................... 11
1.6.2. Các yếu tố thể lực.................................................................................. 11
1.6.3. Các yếu tố tâm lí. .................................................................................. 12
1.7. Phương pháp phát triển các tố chất thể lực trong bóng chuyền. ....... 12

1.7.1. Phương pháp phát triển sức mạnh......................................................... 12
1.7.2. Phương pháp phát triển sức nhanh........................................................ 14
1.7.3. Phương pháp phát triển sức bền............................................................ 16
1.7.4. Phương pháp phát triển khéo léo. ......................................................... 18
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP - TÔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................. .
19
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 19
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. ........................................ 19
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 20
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. ........................................................... 20
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ........................................................... 21


2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 21
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê............................................................ 21
2.3. Tổ chức nghiên cứu. ...................................................................... . 22
2.3.1. Thời gian nghiên cứu. ........................................................................... 22
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 24
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................ 24
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 25
3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và việc giảng dạy môn bóng
chuyền, thực trạng thực hiện kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện
của học sinh nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình. 25
3.1.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và việc giảng dạy môn bóng
chuyền của trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình. ......................... 25
3.1.2. Thực trạng hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện của học sinh
nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình. ......................... 28
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của bài tập nâng cao hiệu

quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho học sinh nam khối 12
trường THPT Tây Tiền Hải- Thái Bình........................................... 30
3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính
diện cho học sinh nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình.
................................................................................................................. 30
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát
bóng cao tay chính diện cho học sinh nam khối 12 trường THPT Tây Tiền
Hải – Thái Bình. .......................................................................................
37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Số biểu
bảng biểu đồ

Nội dung

Trang

Bảng 3.1

Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục trường THPT Tây
Tiền Hải – Thái Bình

26

Bảng 3.2


Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học
tập môn GDTC

27

Bảng 3.3

Thực trạng sử dụng kỹ thuật phát bóng của học sinh nam
khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình

29

Bảng 3.4

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu
quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho nam học
sinh khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình
(n=10)

32

Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên lựa chọn test đánh
giá hiệu quả phát bóng cao tay chính diện cho học sinh
nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình.
(n=10)

36


Bảng 3.6

Kết quả test kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm.(nA = nB = 32)

38

Bảng 3.7

Tiến trình thực nghiệm trong 6 tuần

40

Bảng 3.8

Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm của hai nhóm
TN và ĐC. (nA = nB = 32)

41

Bảng 3.9

Kết quả so sánh hai số trung bình quan sát trước và sau
thực nghiệm của nhóm đối chứng

42

Bảng 3.10 Kết quả so sánh hai số trung bình quan sát trước và sau
thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
Biểu đồ

3.1

Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra bằng test 1 phát bóng

Biểu đồ
3.2

Chạy hình cây thông (s)

43
44

vào khu vực 4m cuối sân (quả)
44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát
triển của xã hội loài người, lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục
thể thao. Và từ đó thể dục thể thao trở thành biện pháp quan trọng để chuẩn bị
cho lao động mà lao động là điều kiện tự nhiên để đảm bảo cuộc sống. Thể
dục thể thao cũng góp phần làm cải thiện cuộc sống, mang lại nhiều lợi ích
vốn quý cho con người. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:” Giữ gìn
dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe
mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một
phần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.
Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu
nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm

và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục, ngày nào cũng
tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường
thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày
nào cũng tập” [3]. Có sức khỏe là có tất cả như Bác đã dạy càng làm rõ hơn
tầm quan trọng của thể dục thể thao nói riêng và giáo dục thể chất nói chung.
Ngoài ra, thể dục thể thao còn góp phần rèn luyện đạo đức, nhân phẩm cho
con người. Có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn giỏi, có sức khỏe
tốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thời
đại mới bên cạnh sự hội nhập của nền kinh tế, là các hoạt động giao lưu văn
hóa-thể thao để tăng cường thêm tình đoàn kết hữu nghị, sự học hỏi lẫn nhau
giữa các địa phương, quốc gia hay các châu lục. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của các môn thể thao như bóng đá, cầu lông, điền kinh….. Môn bóng
chuyền là một trong nhưng môn thể thao phong trào phát triển rộng khắp, nó
có mặt ở khắp mọi nơi từ nông thôn và thành thị và được nhiều người trên


2

khắp thế giới tham gia tập luyện và thi đấu, đó là phương tiện GDTC góp
phần giáo dục người tập về các mặt: Đạo đức, ý trí, thẩm mỹ, tính tập trung và
lòng dũng cảm, đặc biệt là nâng cao tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm, tập
thể gắn bó.
Mặt khác, bóng chuyền là môn thể thao giàu tính cảm xúc với sự sôi
động vốn có, đòi hỏi người chơi phải thông minh sáng tạo để đáp ứng với
nhịp độ trận đấu cao, thời gian kéo dài, sự căng thẳng của thi đấu đối kháng.
Vì thế, GDTC cho thế hệ trẻ là vấn để được Đảng và nhà nước đặc biết quan
tâm, Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tháng 6/1991 của Đảng
cộng sản Việt Nam khẳng định về công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất
lượng thể chất trong điều kiện thời gian rất ngắn [2].
Trong những năm qua, phong trào Thể dục Thể thao trên cả nước đã có

những bước phát triển mạnh mẽ cả về thể thao thành tích cao cũng như thể
thao quần chúng. Có được thành công đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước cũng như sự cố gắng của toàn ngành Thể dục thể thao. Các
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về Thể dục Thể thao luôn được
vận dụng linh hoạt, sáng tạo và gắn liền với cuộc vận động:” Toàn dân tập
luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Trong môn bóng chuyền, kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện là một
kỹ thuật rất quan trọng, là khởi đầu của một pha bóng, sử dụng bàn tay phát
bóng về sân đối phương, đây cũng là một kỹ thuật tấn công. Kỹ thuật phát
bóng cao tay chính diện yêu cầu chính xác nhanh mạnh, xoáy để tạo độ khó
cho pha bóng, góp phần ngăn cản đối phương thực hiện nhưng pha phát động
tấn công.
Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho học
sinh nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình đã có một số tài liệu
nghiên cứu như: Đề tài “Ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả phát bóng cao


3

tay chính diện cho học sinh nam khối 11 trường THPT Xuân Hòa- Vĩnh
Phúc” của tác giả Hoàng Công Duy sinh viên K37 trường ĐHSP Hà Nội 2, đề
tài “Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính
diện cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình”
của tác giả Nguyễn Đình Chinh sinh viên K36 Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tuy
nhiên điều kiện cơ sở vật chất, thời gian tập luyện của các em học sinh trường
THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình là không hợp lý đối với học sinh nam khối
12 trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình chưa có tác giả nào nghiên cứu về
vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng bài tập
nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện cho học sinh nam
khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình”.

* Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn được các bài tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng
cao tay chính diện cho học sinh nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải –
Thái Bình góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật môn Bóng chuyền
của nhà trường.
* Giả thuyết khoa học:
Nếu lựa chọn và ứng dụng thành công các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ
thuậtphát bóng cao tay chính diện cho học sinh nam khối 12 trường THPT
Tây Tiền Hải - Thái Bình thì hiệu quả giảng dạy và tập luyện kỹ thuật đó sẽ
đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao được trình độ tập luyện và thi đấu bóng
chuyền của học sinh nam khối 12 trường THPT Tây Tiền Hải – Thái Bình.


4

CHƯƠNG 1
TÔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của thể dục thể thao
trong nhà trường
Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện có tri thức, có đạo đức
và hoàn thiện về thể chất.
Tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nâng cao trình độ thể chất, góp
phần làm phong phú đời sống tinh thần và giáo dục con người. Đảng ta đã
khẳng định: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do
con người” [3], Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng và được đặt ở vị
trí trung tâm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.
Như lời Bác Hồ nói: “Con người là vốn quý của xã hội, bảo vệ sức
khỏe cho con người là nhiệm vụ trong tâm hàng đầu của ngành TDTT” [3].
Vì vậy, phải quan tâm và bồi dưỡng nhân tố con người phát triển toàn

dựng xã hội chủ nghĩa trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” [3].
Đào tạo và bồi dưỡng nhân tố con người là trách nhiệm chung của
Đảng và Nhà nước, nhưng trước tiên thuộc về ngành Giáo dục và Đào tạo
trong đó có ngành TDTT. GDTC đặc biệt là GDTC cho thế hệ trẻ là một bộ
phận không thể thiếu trong nền giáo dục quốc dân, Bác Hồ nói: “Giữ gìn dân
chủ, xây dựng nhà nước, gây dựng nhà nước, gây đời sống mới việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công” [3], chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta
luôn quan tâm tới sự phát triển của nền thể dục thể thao nước nhà.
Nhằm góp phần xứng đáng với những vị trí quan trọng đó, công tác
TDTT phải theo đúng định hướng, đường lối của Đảng, phải bám sát những
yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống và hoạt động một cách có hiệu quả, thiết


5

thực, gắn với mục tiêu xây dựng con người, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, xã
hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu
thiết thực của các tầng lớp nhân dân về sức khỏe, quan tâm chăm sóc và giáo
dục thế hệ trẻ, đời sống tinh thần nâng cao hơn, xây dựng lối sống lành mạnh
đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình
thành nền TDTT phát triểnvà tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực,
đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí
xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông
Nam Á.
1.2. Đặc điểm các tố chất vận động trong bóng chuyền
Theo nhiều kết quả nghiên cứu của các chuyên gia bóng chuyền đã
khẳng định: vận động viên bóng chuyền phải nâng cao tương ứng trình độ sức
mạnh, trong đó tập trung vào những nhóm cơ cần thiết, liên quan đến kĩchiến thuật, kĩ thuật cơ bản, kĩ thuật thực dụng.
Sức mạnh được phát triển và duy trì trong suốt quá trình tập luyện của
vận động viên bóng chuyền.

Sức mạnh trong bóng chuyền gắn liền với sức mạnh tốc độ. Sức mạnh
tốc độ là tố chất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành tích bóng chuyền, tiêu
biểu nhất của nó là sức bật. Có sức bật tốt, vận động viên mới có thể nhảy
chân tốt và nhảy đập bóng, nhảy phát có hiệu quả.
Bóng chuyền là môn thể thao sinh động, đòi hỏi phải di chuyển nhanh,
phản ứng nhạy bén, biến hóa và tư duy quyết định nhanh. Vì thế sức nhanh rất
cần cho môn bóng chuyền.
Sức bền là tố chất bắt buộc phải có của vận động viên bóng chuyền tuy
nhiên sức bền trong bóng chuyền là sức bền vừa yếm khí vừa hiếu khí.


6

Vì vậy, trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, các tố chất sức mạnh tốc
độ, sức nhanh, sức mạnh giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển thể lực vận
động viên bóng chuyền.
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trung học phổ thông
Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng cơ thể của các em chưa kết thúc.
Mặc dù hoạt động thần kinh cao cấp của các em đó đến lúc phát triển cao,
nhưng ở một số em phần nào hưng phấn cũng mạnh hơn ức chế, dễ có
những phản ứng thiếu kiềm chế cần thiết, do đó dễ làm rối loạn sự phối hợp
vận động. Tính tình, trạng thái tâm lý ở lứa tuổi này cũng hay thay đổi có
lúc rất tích cực, hăng hái, nhưng có lúc lại buồn chán tiêu cực. Ở tuổi này các
em cũng hay đánh giá quá cao năng lực của mình, mới chạy bao giờ cũng
dốc hết sức ngay, mới tập tạ bao giờ cũng muốn cử tạ nặng ngay, các em
thường ít chú ý khởi động đầy đủ, như thế rất dễ tốn sức, hay xẩy ra chấn
thương và chính điều đó đôi lúc làm ảnh hưởng không tốt tới tập luyện thể
dục thể thao.
Nguyên lý phát triển trong triết học Mác - Lênin thừa nhận, sự phát

triển là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp. Đó là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Sự phát triển tâm lý
gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất những cấu tạo tâm lý
mới ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định. Như vậy, sự phát triển tâm lý của
con người gắn liền với sự hoạt động của con người trong đời sống thực tiễn
phụ thuộc chủ yếu vào một dạng hoạt động chủ đạo.
Vì vậy, khi tiến hành công tác giáo dục thể chất cho các em ở lứa tuổi
này không chỉ yêu cầu học sinh thực hiện đúng, nhanh những bài tập dưới sự
chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên mà cũn phải chú ý, uốn nắn, luôn nhắc nhở và
chỉ đạo, định hướng và động viên các em hoàn thành nhiệm vụ, kèm theo
khen


7

thưởng để có sự khuyến khích động viên, nói cách khác phải dạy các em biết
cách học, tự rèn luyện thân thể.
Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải động viên,
khuyến khích các em học kém, tiếp thu chậm, phải khuyến khích hướng dẫn
các em tập luyện tốt, lấy động viên thuyết phục là phương pháp chính, chứ
không phải là vồ vập, đe dọa. Qua đó tạo được hứng thú trong tập luyện để
tạo nên sự phát triển cân đối với từng học sinh và góp phần giáo dục cho các
em thành người có tính kiên cường, biết tự kiềm chế và có ý chí.
1.3.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông
Lứa tuổi trung học phổ thông là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời kỳ đạt
được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể cũng muộn
so với sự phát triển cơ thể của nguời lớn. Có nghĩa là ở lứa tuổi này cơ thể các
em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ
phận cơ thể được nâng cao cụ thể là:

* Hệ vận động
- Hệ xương: Ở lứa tuổi này phát triển một cách đột ngột về chiều dài,
độ dày, đàn tính xương giảm, độ giảm xương do hàm lượng Magie, photpho,
canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hoá xương ở các bộ phận chưa hoàn
tất. Chỉ xuất hiện ở một số bộ phận cơ (cột xương sống). Các tổ chức sụn
được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương
cột sống thì khoảng cách biến đổi của cột sống không giảm mà trái lại tăng lên
có xu hướng cong vẹo.Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học
sinh tập luyện với dụng cụ có trọng tải quá nặng và các hoạt động gây chấn
động quá mạnh.
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi
đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương.
Cơ to phát triển nhanh hơn so với cơ nhỏ, cơ chi trên phát triển nhanh hơn so
với cơ chi dưới. Khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính cơ tăng lên không


8

đều, chủ yếu nho và dài. Do vậy khi cơ hoạt động dẫn đến chóng mệt mỏi. Vì
vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
* Hệ thần kinh
Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đó khá hoàn thiện, hoạt
động phân tích trên vo não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng
nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được
nâng cao. Ngay từ buổi thiếu niên đó diễn ra quá trình hoàn thiện cơ quan
phân tích và những chức năng vận động quan trọng nhất, nhất là các cảm
giác bản thể trong điều kiện động tác. Ở lứa tuổi này học sinh không chỉ
học các phần động tác đơn lẻ như trước (chạy, nhảy, bật, bay và chạm đất khi
nhảy, ném tại chỗ và có đà.) mà chủ yếu là từng bước hoàn thiện những
phần đó học

trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh, ở các điều kiện khác
nhau, phù hợp với từng đặc điểm của học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần thay
đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thứ trò chơi, thi đấu để hoàn
thành tốt những bài tập đó đề ra.
* Hệ hô hấp
Ở lứa tuổi này phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung
ngực cũng nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và nông, không có sự ổn định của
dung tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của
các em tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxy, dẫn đến mệt
mỏi.
* Hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển mạnh để kịp thời
phát triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển, do
đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn
(tiết kiệm hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng
của tim đối với các lượng vận động thể lực đó khá chính xác, tim trở nên dẻo
dai hơn.


9

Từ những đặc điểm tâm lý để lựa chọn một số bài tập bổ trợ trên căn
bản khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông,
đặc biệt khi áp dụng các bài tập bổ trợ cần căn cứ vào đặc điểm thể lực phù
hợp với khối lượng vận động. Đồng thời điều chỉnh thời gian tập luyện cho
phù hợp tâm sinh lý của học sinh để cho quá trình giảng dạy đạt kết quả cao,
giúp cho học sinh trở thành con người phát triển toàn diện về thể chất, tinh
thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập và phần nào lôi cuốn các em
hăng say tham gia tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông.
1.4. Vị trí và đặc điểm của môn bóng chuyền

Trên thế giới, bóng chuyền xuất hiện từ rất lâu đời vào khoảng cuối thế
kỉ 19 và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, bóng chuyền thế giới đã có nhiều
thay đổi trong kỹ thuật, chiến thuật và luật thi đấu. Trong những năm gần đây
bóng chuyền thế giới thay đổi rất nhanh về kỹ thuật cũng như chiến thuật, có
nhiều kỹ thuật mới ra đời.
Bóng chuyền là môn thể thao mà khi hoạt động chủ yếu dùng cẳng tay
và bàn tay trực tiếp đánh vào bóng. Hoạt động bóng chuyền là hoạt động
không có chu kỳ, trong thi đấu thường xuyên có những tình huống khác nhau
xảy ra và diễn biến liên tục.Vị trí thi đấu của VĐV luôn luôn thay đổi trên sân
sau mỗi lần tranh giành quyền phát bóng và vị trí đấu thủ luân chuyển theo
chiều kim đồng hồ. Do vậy đòi hỏi mỗi đấu thủ phải có thể lực tốt, trình độ kỹ
chiến thuật toàn diện. Biết vận dụng những tư thế kỹ thuật khác nhau như vậy
mới có khả năng hoàn thành chức năng nhiệm vụ ở bất kỳ vị trí nào trên sân.
Trong môn bóng chuyền kỹ chiến thuật luôn luôn thay đổi biến hoá đa
dạng nhưng vẫn mang tính chất liên hoàn, nhịp điệu, có tính hấp dẫn, sôi nổi,
sinh động. Điều kiện thiết bị đơn giản, thi đấu hấp dẫn dễ phổ cập, được quần
chúng ưa thích tập luyện. Thi đấu bóng chuyền có tính chất đối kháng cao,
nhất là ở khâu đập bóng và chắn bóng.


10

1.5. Đặc điểm kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện
Quả phát bóng là khâu mở đầu cho một trận đấu, hay một pha bóng.
Đây là quả tấn công đầu tiên sang phần sân đối phương, nhằm gây khó khăn
cho đối phương, tạo điều kiện thuận lợi để ghi những điểm quan trọng để
giành thắng lợi. Trải qua quá trình phát triển của kỹ thuật phát bóng đã biến
hóa rất nhiều từ kỹ thuật phát bóng ban đầu như phát thấp tay rồi đến cao tay
và uy lực nhất như kỹ thuật nhảy phát bóng ngoài ra còn các hình thức biến
hóa của các kỹ thuật này. Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện là kỹ thuật

được sử dụng nhiều trong cả tập luyện và thi đấu. Kỹ thuật phát bóng này có
đặc điểm là khi phát bóng người ở tư thế chuẩn bị, mặt đối diện với lưới,
tay tiếp xúc lúc đánh bóng ở tầm cao. Bóng tung cao hơn đầu khoảng 1 1,5m và hơi chếch về trước, tay phải vung lên trên, hơi gập ở khớp khuỷu và
kéo căn ra sau. Góc gập ở khớp khuỷ lớn hơn 90. Cùng lúc vung tay, vai
phải và đầu
chuyển động ra sau, vùng ngực và thắt lưng căng. Khi đánh bóng, tay phải
duỗi mạnh ở khớp khuỷu, đưa tay vươn lên cao kết hợp với nâng vai và vung
tay ra trước đánh bóng (góc nghiêng vươn tay khoảng 80) từ phía sau hơi
xuống dưới để bóng chuyển động ra trước - lên cao.
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát bóng cao tay chính diện
Bóng chuyền là một môn thể thao hoạt động không có chu kỳ, do đó
các hoạt động thi đấu diễn ra rất đa dạng, tình huống trận đấu không dự báo
trước chính xác, do đó chỉ tập luyện lâu dài và có trình độ cao mới có thể xử lí
đạt hiệu quả cao ở các phương án tấn công cũng như phòng thủ.
Trong thi đấu vận động viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau
như: Chuyền bóng, phát bóng, đập bóng hay chắn bóng dùng các kỹ thuật này
được người tập luyện và thi đấu dùng liên tục trong suốt quá trình thi đấu và
tập luyện việc hình thành kỹ xảo động tác và sử dụng chúng trong tập luyện
và thi đấu người ta đều phải tính đến hiệu quả sử dụng chúng. Với trình độ


11

phát triển ngày càng cao các kỹ thuật phát bóng không chỉ với mục đích đưa
bóng vào cuộc mà còn gây khó khăn cho đối phương trong chuyền bước một
cao hơn là ăn điểm trực tiếp, trong quá trình thi đấu kéo dài người thực hiện
có thể thành công hoặc phát bóng hỏng trong những trường hợp đó người
thực hiện đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Yếu tố kỹ thuật, yếu tố thể
lực, yếu tố tâm lý.
1.6.1. Các yếu tố về kỹ thuật

Yếu tố kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả phát bóng
nói chung và phát bóng cao tay chính diện nói riêng. Nếu kỹ thuật chưa đạt
được tới kỹ xảo thì động tác phát bóng sẽ mắc phải rất nhiều sai lầm.
Khi trình độ kỹ thuật thấp thì kỹ năng vận động thể hiện động tác phải
tập chung chú ý cao vào các thành phần động tác. Còn nhiều cử động thừa.
Nếu được lặp lại nhiều lần thì động tác càng trở nên thành thục, các cơ sở
phối hợp động tác dần dần được tự động hóa và kỹ năng trở thành kỹ xảo.
Người tập khó có thể đạt được thành tích nếu họ không có vốn dự trữ
các kỹ xảo vận động riêng lẻ phong phú. Mỗi người tập phải luôn tập chung
vào từng chi tiết động tác trong hành vi chiến thuật của mình, khi đã thành kĩ
xảo thì tính liên tục của động tác thể hiện ở tính nhẹ nhàng liên kết và tính
nhịp điệu bền vững của động tác. Sự hình thành một kỹ xảo động tác phụ
thuộc vào các yếu tố chủ quan hoặc khách quan như: Các yếu tố lựa chọn các
bài tập, cách thực hiện các bài tập, tâm lý khi thực hiện, các điều kiện sân
bãi…vv.
1.6.2. Các yếu tố thể lực
Yếu tố thể lực rất cần thiết giúp cho người học nhanh chóng tiếp thu và
hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật thi đấu, nâng cao thành tích thể thao. Trình độ
thể lực không cao sẽ không đáp ứng được quá trình thi đấu căng thẳng liên tục
trong thời gian dài.


12

Các môn thể thao nói chung và môn bóng chuyền nói riêng trong thi
đấu phải thực hiện các kỹ thuật khác nhau trong thời gian dài. Do vậy ở cuối
các hiệp đấu, trận đấu người tập sẽ bị giảm sút về thể lực dẫn đến việc thực
hiện kỹ thuật kém hiệu quả.
Như vậy, trong tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền đòi hỏi mỗi cá
nhân phải có trình độ kỹ thuật cao, muốn vậy phải tạo được một trình độ thể

lực chuyên môn tốt để phục vụ cho việc phát triển các kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lí và thành tích sau này.
1.6.3. Các yếu tố tâm lí

Môn thể thao bóng chuyền có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển
các mặt tâm lí của người tập: Tri giác, sự quan sát, trí nhớ, sự tư duy, trí
tưởng tượng, cảm xúc và các phẩm chất ý chí. Tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả phát bóng. Trạng thái tinh thần, đạo đức của một tập thể đội
bóng phụ thuộc trực tiếp vào tính chất, mối quan hệ lẫn nhau trong nội bộ. Do
vậy tinh thần tập thể, mối quan hệ tinh thần tập thể, mối quan hệ tôn trọng lẫn
nhau, giúp đỡ lẫn nhau, sự đoàn kết nhất trí của từng thành viên trong tập thể
là những điều kiện cần thiết cho quá trình tập luyện.
1.7. Phương pháp phát triển các tố chất thể lực trong bóng chuyền
1.7.1. Phương pháp phát triển sức mạnh

Khái niệm: Sức mạnh là khả năng của con người khắc phục sức cản bên ngoài
bằng sự gắng sức của cơ bắp.
Trong môn bóng chuyền, đa số các động tác kĩ thuật đều đòi hỏi sức
mạnh chuyên môn rất lớn. Điển hình là động tác phát bóng tấn công sẽ không
có giá trị nếu không có sức mạnh của cơ vai, động tác chuyền bóng nếu thiếu
sức mạnh nhất định của cơ bàn tay, cơ duỗi cẳng tay và vai sẽ không hoàn
thành kĩ thuật trên nhiều vị trí,… Đặc biệt, trong kĩ thuật phức tạp như đập


13

bóng, chắn bóng đấu thủ phải có sức mạnh tổng hợp rất cao, trong đó sức bật
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Để phát triển sức mạnh chuyên môn nên tập trung chú ý tới các nhóm
cơ. Cụ thể là các nhóm cơ gập cổ tay, duỗi cẳng tay, quay vai, gập duỗi thân,

duỗi cẳng chân và duỗi bàn chân. Đặc biệt chú trọng tới các nhóm cơ thực
hiện động tác bật nhảy và hoạt động của khớp vai. Do đặc điểm của môn bóng
chuyền, việc chiếm được độ cao trong những hoạt động ở gần lưới có vai trò
cực kì quan trọng. Có được độ cao đó là nhờ sức bật của vận động viên. Sức
bật này phụ thuộc vào sức mạnh của cơ chân vả tốc độ co rút cơ. Việc tập
trung những bài tập để phát triển sức mạnh và sức nhanh của các nhóm cơ
thực hiện động tác bật nhảy là vô cùng cần thiết.
Trong huấn luyện sức mạnh chủ yếu dùng các phương pháp nỗ lực tối
đa, nô lực lặp lại và nỗ lực động.
Phương pháp nỗ lực tối đa có tác dụng phát triển khả năng gắng sức cơ
bắp lớn và có giá trị giáo dục ý chí cao. Phương pháp này chủ yếu sử dụng
những bài tập chuyên môn đòi hỏi phải có sức mạnh lớn và tối đa, xen kẽ
bằng khoảng thời gian nghỉ ngơi. Với phương pháp này, sức mạnh cơ bắp lúc
đầu phát triển nhanh.
Phương pháp nỗ lực lặp lại có tác dụng chủ yếu tăng khối lượng cơ
bắp. Thực chất của phương pháp này là tập đi tập lại rất nhiều lần đến lúc xuất
hiện mệt mỏi, trong đó khối lượn có thể ở mức trung bình lớn. Tính chất các
bài tập nhằm tạo cho vận động viên có sự cố gắng về thần kinh – cơ( điều
khiển sự co cơ qua hoạt đọng của thần kinh) giống như trong thi đấu.
Phương pháp nỗ lực động cho phép tạo ra sức mạnh tốc độ ( khả năng
thể hiện sức mạnh trong hoạt động nhanh chóng). Phương pháp này sử dụng
các bài tập với vật năng dưới mức giới hạn( nhiều ít phụ thuộc vào nhóm cơ,
trình độ vận động…) nhưng thực hiện với tốc độ nhanh nhất.


14

Với những phương pháp trên, trong các bài tập, người ta chia ra thành
những bài tập động và bài tập tĩnh:
- Bài tập động: Những bài tập này mang tính chất co cơ, làm phát triển

sức mạnh của cơ trong trạng thái hoạt động. Thông qua việc sử dụng những
động tác mang tính đối kháng tăng dần, người ta đạt được những động tác có
sức manh. Căn cứ vào bản chất của sự đối kháng có thể chia chúng làm 2
nhóm:Nhóm những bài tập có đối kháng bên ngoài vànhóm những bài tập
khắc phục trọng lượng cơ thể.
- Bài tập tĩnh: Đây cũng là những bài tập bổ trợ cho sức mạnh, song do
đặc điểm của môn bóng chuyền, để tranh ảnh hưởng bất lợi, cần thận trọng
lúc sử dụng, chỉ nên sử dụng với những nhóm cơ nhất định và ở những góc độ
nhất định, đồng thời cũng không nen tập với khối lượng cao mà xen kẽ với
các bài tập này với những bài tập động hoặc các động tác thả lỏng.
Các bài tập phát triển sức mạnh:
- Bài tập 2 người.
- Bài tập trên thang gióng, dụng cụ thể dục.
- Bài tập với bóng đặc, bao cát, tạ.
- Bài tập với cầu bật, lưới bật. ( nếu có)
- Chạy, nhảy.
1.7.2. Phương pháp phát triển sức nhanh

Bóng chuyền là môn thể thao có đặc điểm hoạt động phản ứng nhanh
và cường độ luôn luôn thay đổi, chủ yếu là các hoạt động dưới dạng sức mạnh
tốc độ. Vì vậy ngoài sức mạnh thì sức nhanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Khái niệm: Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác nhất định trong
thời gian ngắn nhất.
Trong bóng chuyền những hình thức biểu hiện thông thường của sức
nhanh là:


15

- Suy nghĩ (tư duy) nhanh để có được giải pháp phù hợp trước những

tình huống xảy ra, bảo đảm thực hiện tốt kĩ thuật và chiến thuật.
- Phản ứng nhanh (đơn giản và phức tạp) đáp lại một kích thích hoặc
một loạt kích thích xảy ra ở trên sân.
- Thực hiện nhanh một cử động đơn trong động tác kí thuật.
- Thực hiện nhanh những hoạt động có chu kỳ.
Như vậy huấn luyện sức nhanh tức là phát triển tất cả các khả năng biểu
hiện trên đây ở vận động viên bóng chuyền.
Về phương diện sinh lý, sức nhanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính ổn
định của thần kinh cơ, tính đàn hồi của cơ, tính linh hoạt của các khớp và sự
phối hợp hoạt động của các cơ đối kháng. Đồng thời nó còn phụ thuộc vào
mức độ nắm vững kĩ thuật của vận động viên. Do vậy huấn luyện sức nhanh
cuả động tác cần phải có quan hệ chặt chẽ với huấn luyện các tố chất thể lực
khác và với việc hoàn thiện kĩ thuật bóng chuyền.
Để huấn luyện sức nhanh, nên sử dụng các bài tập có giới hạn và tốc độ
cực đại, tốt nhất nên sử dụng các bài tập có nội dung giống với từng phần kĩ
thuật của môn bóng chuyền và áp dụng các biện pháp lặp lại. Cần kết hợp các
bài tập phát triển sức nhanh theo tín hiệu về thính giác và nhất là thị giác.
Điều này có giá trị rất cao trong việc hoàn thiện sức nhanh của phản ứng đáp
lại.
Trong các bài tập phát triển sức nhanh di chuyển cần tính đến quy luật
di chuyển của vận động viên ở trên sân để có những nội dung tập luyện hợp lí.
Các động tác di chuyển ngắn, xuất phát đột

ngột, dừng nhanh, nhảy bật

nhanh, tiến, lùi, ngã, lộn,… là những hoạt động có đặc tính riêng của môn
bóng chuyền mà nhiệm vụ huấn luyện sức nhanh phải tập trung giải quyết.
Trong di chuyển, sức nhanh định hướng là một yêu cầu chuyên môn cao của
bóng chuyền. Sức nhanh định hướng đòi hỏi vận động viên phải biết lựa chọn



16

nhanh chóng và chính xác vị trí trên sân trong tình huống thi đấu phức tạp.
Việc huấn luyện sức nhanh cho các nhóm cơ ở tay và thân trên cần tập trung
vào các nhóm cơ thực hiện các động tác gập cổ tay, duỗi cánh tay, quay vai và
gập thân.
Không nên tập các bài tập phát triển sức nhanh khi cơ thể đang mệt
mỏi, vì lúc này khả năng thục hiện động tác với tốc độ nhanh bị giảm và sự
phối hợp động tác bị phá vỡ.
Các bài tập phát triển sức nhanh:
- Nhảy, chạy tăng dần tốc độ
- Các bài tập nhào lộn
- Các trò chơi vận động, chạy tiếp sức
- Thể dục dụng cụ
- Các bài tập chuyên môn với bóng.
1.7.3. Phương pháp phát triển sức bền

Khái niệm: Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi trong một hoạt động
nào đó. Cụ thể hơn sức bền của vận động viên bóng chuyền là khả năng hoạt
động tích cực, có hiệu quả trong một thời gian thi đấu kéo dài.
Về phương diện sinh lí, sức bền phụ thuộc vào:
- Khả năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và hệ
hô hấp.
- Độ bền vững của các tố chất thể lực và của các kĩ năng vận động để
chống lại ảnh hưởng của mệt mỏi.
- Trình độ kĩ thuật của vận động viên cũng như kĩ năng thực hiện kĩ


17


thuật.
Như vậy, phát triển sức bền không chỉ dòi hỏi phát triển sức bền chung
mà còn đòi hỏi phát triển của các tố chất thể lực khác cũng như trình độ của


vận động viên. Đồng thời để khắc phục mệt mỏi, việc rèn luyện phẩm chất ý
chí có ý nghĩa rất to lớn.
Sức bền chuyên môn trong bóng chuyền bao gồm: Sức bền bật, sức bền
tốc độ và sức bền thi đấu.
- Sức bền bật là năng lực của vận động viên thực hiện nhiều lần bật
nhảy trong suốt quá trình toàn trận đấu. Đối với vận động viên bóng chuyền
phải chú ý sức bền bật. Muốn phát triển sức bền bật nên áp dụng các bài tập
có số lượng bật nhảy nhiều nhất, bật nhảy tới một độ cao thích hợp.
- Sức bền tốc độ thể hiện ở khả năng duy trì tốc độ thực hiện các động
tá kĩ thuật (di chuyển, chuyền, đệm, …) của vận động viên trong suốt quá
trình trận đấu. Vận động viên bóng chuyền cần phát triển sức bền tốc độ.
- Sức bền thi đấu là sự tổng hợp của cả sức bền bật, sức bền tốc độ,
cũng như khả năng thực hiện một cách chính xác tất cả các động tác kĩ thuật
và khả năng tập trung chú ý trong suốt quá trình trận đấu. Để phát triển sức
bền thi đấu, thường sử dụng biện pháp thi đấu hai bên với số hiệp đấu nhiều
hơn luật định và trong thi đấu có đề ra những yêu cầu cao, tập trung vào từng
hiệp đấu.
Trong các buổi tập, việc sử dụng các bài tập có xu hướng hoàn thiện kĩ
thuật xen kẽ với những bài tập phát triển thể lực, hoặc xen kẽ với những bài
tập mô phỏng có cường độ lớn là rất có lợi. Việc xen kẽ như vậy có tác dụng
phát triển sức bền chuyên môn đồng thời gây thêm hưng phấn cho vận động
viên tập luyện.
Các bài tập phát triển sức bền:
- Chạy, nhảy và tập các môn bóng khác.

- Các bài tập không có dụng cụ với số lần lặp lại lớn.
- Trò chơi vận động và tiếp sức.
- Tập kĩ thuật và thi đấu bóng chuyền.
- Bài tập trên lưới bật (nếu có).


×