Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại quảng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ VĂN CƯỜNG

NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI QUẢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ VĂN CƯỜNG

NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI QUẢNG YÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 60580302


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nâng cao vai trò quản lý nhà
nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên” là
luận văn do bản thân học viên tự tìm tòi và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Thầy
giáo PGS. TS Lê Văn Hùng. Các thông tin, tài liệu, số liệu trong luận văn là hoàn
toàn đúng với thực tế, đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn

Ngô Văn Cường

3

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của Thầy
giáo PGS. TS Lê Văn Hùng, học viên đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý xây dựng với đề tài: “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng dự
án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên”.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa công trình
và toàn thể các thầy, cô giáo của trường Đại học Thủy lợi đã giúp đỡ học viên trong

quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến Thầy giáo PGS. TS Lê Văn Hùng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
truyền đạt những thông tin, tài liệu khoa học quý báu, giúp học viên có đủ kiến thức
cơ sở và chuyên ngành để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Phòng, Ban, các Đơn vị có liên
quan trên địa bàn thị xã Quảng Yên cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện trong việc thu thập thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến
để học viên hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Văn Cường

4

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2

3.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ...............................................................3
6. Kết quả dự kiến .......................................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ...............................................................................................4
1.1 Chất lượng xây dựng và nội dung quản lý nhà nước về xây dựng.......................4
1.1.1 Chất lượng xây dựng ........................................................................................4
1.1.2 Quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng công trình .....................................5
1.1.3 Mục đích, ý nghĩa công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công
trình………………………………………………………………………………….9
1.2 Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ........................10
1.2.1 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình...................................10
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự án
đầu tư xây dựng công trình .......................................................................................12
1.3 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng......................................18
1.3.1 Giới thiệu sơ bộ về các bước thực hiện dự án................................................18
1.3.2 Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư...........19

3

3


1.3.3 Quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng .................................... 21
1.3.4 Đánh giá tình hình quản lý về chất lượng công trình xây dựng .................... 23
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG........................................................ 25
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước đối với chất lượng xây dựng ................. 25

2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật......................................................................... 26
2.1.2 Văn bản quy phạm kỹ thuật........................................................................... 26
2.1.3 Hệ thống tổ chức ........................................................................................... 27
2.1.4 Hướng dẫn và kiểm tra .................................................................................. 31
2.1.5 Nhu cầu của khách hàng................................................................................ 34
2.1.6 Thoả mãn nhu cầu của khách hàng ............................................................... 34
2.2 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi ........................................................................................... 35
2.2.1 Hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định đang áp dụng
hiện nay.....................................................................................................................35
2.2.2 Hê thống tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng: ............................................ 39
2.3 Đánh giá vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở địa
phương……………………………………………………………………………..48
2.3.1 Tình hình chất lượng công trình xây dựng hiện nay ở nước ta ..................... 48
2.3.2 Vai trò quản lý nhà nước của địa phương và các ban quản lý dự án về chất
lượng xây dựng......................................................................................................... 49
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI
QUẢNG YÊN……………………………………………………………………...56
3.1 Giới thiệu và đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự án
đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. ........................................................................ 56
3.1.1 Một số công trình thủy lợi đã được xây dựng và chuẩn bị đầu tư trên địa bàn
thị xã trong thời gian tới........................................................................................... 56
3.1.2 Công tác kiểm soát và đánh giá chất lượng thi công..................................... 57


3.2 Thực thi pháp luật đối với công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng tại địa phương............................................................................................60
3.2.1 Phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................60
3.2.2 Một số vấn đề tồn tại ......................................................................................64
3.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi tại Quảng Yên.............................................................................67
3.3.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình thủy lợi trong
giai đoạn khảo sát......................................................................................................67
3.3.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ lợi trong
giai đoạn thiết kế, lập dự toán ...................................................................................68
3.3.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ lợi trong
giai đoạn lựa chọn nhà thầu xây dựng.......................................................................69
3.3.4 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ lợi trong
giai đoạn thi công xây dựng ......................................................................................70
3.3.5 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ lợi trong
giai đoạn vận hành khai thác.....................................................................................74
3.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất
lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên .............................77
3.4.1 Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ
lợi trong giai đoạn khảo sát .......................................................................................78
3.4.2 Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ
lợi trong giai đoạn thiết kế ........................................................................................79
3.4.3 Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ
lợi trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu........................................................................80
3.4.4 Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ
lợi giai đoạn thi công xây dựng công trình ...............................................................81
3.4.5 Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuỷ
lợi trong khai thác sử dụng công trình ......................................................................84


3.5 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình đối với công trình Nâng cấp tuyến
đê Hoàng Tân (đoạn đấu nối liền giữa đê Cái Rậm và đê Đất Đỏ), thị xã Quảng

Yên, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 85
3.5.1 Giới thiệu chung về công trình .................................................................... 85
3.5.2 Nội dung thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng đối với công
trình trong quá trình triển khai thực hiện ................................................................. 90
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 96
1. Kết luận ................................................................................................................ 96
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 98


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng ...............................5
Hình 1.2 Mô hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ...................7
Hình 2.1 Sơ đồ phương thức quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng .................25
Hình 3.1 Cao trình mặt đê không đồng nhất giữa các gói thầu.................................72
Hình 3.2 Đê Hà Nam, thị xã Quảng Yên - Mặt đê nứt gãy do không bố trí khe dọc73
Hình 3.3 Đê Hà Nam, thị xã Quảng Yên - Công tác quản lý chưa được quan tâm, cỏ
mọc chùm hết thân và mái đê....................................................................................74
Hình 3.4 Cánh cống hạ lưu Xi phông qua sông Chanh - Han gỉ chưa được bảo
dưỡng sửa chữa. ........................................................................................................75
Hình 3.5 Đê Hà An, thị xã Quảng Yên - Mặt đê được cứng hoá bằng bê tông xi
măng đã hư hỏng chưa được sửa chữa kịp thời. ......................................................76
Hình 3.6 Tuyến đê Hoàng Tân trước khi nâng cấp...................................................86
Hình 3.7 Tuyến đê Hoàng Tân sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng .......................87


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia...................................................40
Bảng 2.2 Danh mục Tiêu chuẩn Quốc gia ................................................................41

Bảng 3.1 Danh mục một số công trình đã và đang triển khai trên địa bàn thị xã .....56

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

B
N
B
Q
B
T
B
X
C
Đ
C
L
N
Đ
Q
H
Q
L
T
T
X
D
U

B
T
C

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong tiến trình đổi mới, phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh Quảng Ninh và thị xã Quảng Yên, nhu
cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn.
Là một thị xã ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ninh, trong những năm gần
đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành thị xã Quảng Yên đã được đầu tư xây

dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, các dự án đầu tư xây dựng ngày
càng phát triển cả về quy mô và số lượng.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra rằng bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Dự án đầu tư xây dựng được
thực hiện gồm 3 bước: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Việc áp
dụng đảm bảo đúng quy định các điều Luật, Nghị định mới ban hành nhưng chưa có
Thông tư hướng dẫn kịp thời và khi vận dụng vào địa phương còn rất nhiều các Văn
bản hướng dẫn kèm theo gây không ít khó khăn trong trình tự, thủ tục đầu tư xây
dựng cơ bản. Bên cạnh đó nguồn vốn bố trí cho các dự án còn thiếu, quá trình thực
hiện không đảm bảo tiến độ, công tác giải ngân còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực hành tiết kiệm nguồn ngân sách của Nhà nước và công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Để đảm bảo các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện có hiệu quả, công tác quản
lý nhà nước về chất lượng các công trình nói chung và công trình thủy lợi nói riêng
đã trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng. Xuất
phát từ thực tiễn nêu trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về quản
lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình
thủy lợi, vì vậy em lựa chọn đề tài: “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chất
lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên” cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
1

1


2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá vai trò quản lý nhà nước và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu công tác công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự án
đầu tư xây dựng công trình và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dự án đầu tư
xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận:
Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu.
Thu thập tài liệu về các công trình.
Tiếp cận thực tế.
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu từ các công
trình nghiên cứu kết hợp với tổng kết kinh nghiệm thực tế.
Phương pháp kế thừa, tham khảo những tài liệu liên quan tới nội dung nghiên cứu
của đề tài.
Phương pháp phân tích đánh giá vai trò quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu
tư xây dựng công trình thủy lợi.
Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm.

2

2


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phân tích công tác quản lý nhà nước về chất
lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, có căn cứ pháp lý thực hiện nghiên
cứu quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đánh
giá vai trò quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy

lợi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong phân tích, đánh giá chất lượng
dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Những đề xuất, giải pháp sẽ là gợi ý cho
các đơn vị có liên quan trong việc quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi.
6. Kết quả dự kiến
Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư
xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý nhà
nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Quảng Yên.

3

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Chất lượng xây dựng và nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
1.1.1 Chất lượng xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các
yêu cầu của đời sống con người được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, máy móc, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. [1]
Chất lượng công trình xây dựng là mức độ thỏa mãn, đáp ứng các yêu cầu của
người sử dụng công trình đó. Đã nói đến công trình xây dựng là phải đề cập đến
chất lượng của công trình đó. Theo giai đoạn, chất lượng công trình xây dựng phụ
thuộc vào mức độ của việc xác định các yêu cầu, nhu cầu sử dụng, vào chất lượng
thiết kế công trình xây dựng, vào chất lượng thi công công trình xây dựng, vào trình

độ của người sử dụng.
Chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: Công năng sử
dụng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm
mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian.
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn
sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà
còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có
vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của nước ta và các nước trên
thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới. Trong đó chất lượng công trình xây dựng
cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các Nghị định, Thông tư,
Văn bản hướng dẫn Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn
thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý chất lượng công trình
tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả.

4

4


Chất lượng công trình xây dựng là tổng hợp của những yêu cầu về an toàn, bền
vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và
tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và
hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về
mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng
yếu tố xã hội và kinh tế. Để đảm báo công trình xây dựng có được chất lượng như
mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực
quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia
các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. [2]
AN TOÀN
CHẤT LƯỢNG

XÂY DỰNG

=

BỀN VỮNG
KỸ THUẬT
MỸ THUẬT

+

TIÊU CHUẨN
QUY CHUẨN
SỰ ĐÁP ỨNG CÔNG NĂNG
SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH

Hình 1.1 Yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
1.1.2 Quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng công trình
1.1.2.1. Quản lý nhà nước về xây dựng
Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo
thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành
xây dựng; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng; Ban
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; Hướng
dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng; lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng; cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt
động xây dựng; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý
vi phạm trong hoạt động xây dựng; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ
trong hoạt động xây dựng; Đào tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng; Hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
1.1.2.2 Quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng công trình
Quản lý chất lượng là toàn bộ các hoạt động của một tổ chức nhằm duy trì chất

lượng và giảm bớt chi phí sản phẩm. Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng


trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực,
trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ. Quản lý chất lượng
đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm tại mọi thời điểm.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến hoạt
động xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư
xây dựng công trình. Luật cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng. Công tác quản lý
CLCT đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Đây là sự thay đổi quan trọng về
pháp luật, góp phần tạo ra sự chuyển biến nhận thức cho chính những người làm
công tác quản lý trong ngành Xây dựng. Các chuyên gia của Cục giám định nhà
nước về chất lượng công trình xây dựng thường ví “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Điều này hoàn toàn đúng với thực tế bởi nguyên tắc chính của quản lý chất lượng
công trình xây dựng là phòng ngừa.


Hình 1.2 Mô hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Nhà nước tập trung xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ
chức, hướng dẫn và kiểm tra để tạo pháp lý cho mối quan hệ của các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng. Việc kiểm soát các yêu cầu đảm bảo chất lượng như
độ bền vững, mức độ an toàn, công năng và mỹ thuật thì phải do chủ đầu tư tổ chức


kiểm soát thông qua cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư tổ
chức thực hiện.
Quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng bao gồm tất cả các hoạt
động có định hướng và liên tục mà các tổ chức thực hiện để xác định đường lối,

mục tiêu và trách nhiệm để dự án thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra, nó thiết lập hệ
thống quản lý chất lượng thông qua đường lối, các quy trình và các quá trình lập kế
hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và về chất lượng xây dựng công
trình nói riêng phải thực hiện hai vai: Vai cơ quan chuyên môn về xây dựng (thuộc
chức năng QLNN) để kiểm soát các yêu cầu của các dự án đầu tư xây dựng thuộc
mọi nguồn vốn nhưng đồng thời là cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết
định đầu tư đối với các dự án thuộc nguồn vốn nhà nước đặc biệt đối với các dự án
vốn ngân sách nhà nước.
Chất lượng dự án đầu tư xây dựng là yếu tố rất quan trọng, nó có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Ở nước ta
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng rất lớn
trong thu nhập quốc dân. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành và áp dụng
các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây
dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng
dự án đầu tư xây dựng; Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết
bị hiện đại, sản xuất vật liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong
xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân lực nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu
cầu quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức có chuyên môn về chất lượng
tại các Hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám
định... Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn
ISO 9001 – 2000 và các tiêu chuẩn hiện hành.


Những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ
bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chỉ cần các
tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, các nhà thầu (khảo
sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức năng của mình một

cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thu công trình
xây dựng.
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn
đề cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
Quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng phải được thực hiện trong
suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang giai
đoạn vận hành, thực hiện trong mọi quá trình, mọi khâu công việc.
Quản lý chất lượng dự án là quá trình liên tục, gắn bó giữa yếu tố bên trong và bên
ngoài. Để thực hiện dự án cần có máy móc thiết bị, con người, yếu tố tổ chức... Sự
hoạt động, vận hành của các yếu tố này không thể thoát ly môi trường luật pháp,
cạnh tranh, khách hàng... Sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó hình thành môi
trường, nội dung, yêu cầu và các biện pháp quản lý chất lượng dự án.
Quản lý nhà nước về chất lượng là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên, các
cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến dự án bao gồm các cơ quan
QLNN, chủ đầu tư, nhà thầu, các nhà tư vấn, những người hưởng lợi.
1.1.3 Mục đích, ý nghĩa công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình
Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các bên hữu quan đến công tác quản lý
chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình. Đầu tư xây dựng thông qua các biện
pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải
tạo chất lượng sản phẩm nhằm tạo nên những sản phẩm xây dựng phù hợp với
những tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã định, thoả mãn nhu cầu sử dụng của xã hội.
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một nhiệm vụ rất quan trọng


trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tuổi thọ công trình đáp ứng thời gian
quy định trong hồ sơ thiết kế, phát huy hiệu quả dự án, đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ
theo quyết định phê duyệt. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng công trình
có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần phòng chống tham nhũng, phòng tránh những

lãng phí, thất thoát trong quá trình xây dựng, tiết kiệm cho ngân sách quốc gia và
làm tăng tuổi thọ công trình, tăng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng công trình tạo ra sự
phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
1.2.1 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình
Chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình phụ thuộc vào năng lực của những
nguời tham gia xây dựng công trình (lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, khảo sát,
thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng và giám sát thi công xây dựng
công trình); phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt vào công
trình; phụ thuộc vào chất lượng thi công xây dựng; phụ thuộc vào chất lượng khảo
sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình; và phụ thuộc vào công tác quản lý
chất lượng các khâu trong quá trình lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình.
Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình là quá trình quản lý việc thực
hiện dự án một cách hợp lý nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng
mà khách hàng đặt ra. Chất lượng dự án đầu tư xây dựng là vấn đề cần được hết sức
quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời
sống của con người.
Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các
yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như
kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng. Hoạt động Quản lý
chất lượng dự án đầu tư xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của
các cơ quan QLNN, của CĐT và các chủ thể khác.


Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng - yếu tố quan
trọng quyết định đến chất lượng công trình xây dựng - đã có nhiều tiến bộ. Với sự
tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội
ngũ công nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng
cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các

nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính
sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng,
chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của
nền kinh tế quốc dân. [3]
Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể
tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định trong quá trình chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm
bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. [4].
Quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các
hoạt động của cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo
chất lượng, cải tiến chất lượng trong các giai đoạn của dự án. Quản lý nhà nước về
chất lượng dự án đầu tư xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý
tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế,
thi công... cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết
thời hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch
xây dựng, chất lượng dự án đầu tư XDCT, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản
vẽ thiết kế.
Chất lượng công trình xây dựng cần phải được quản lý gồm các hoạt động liên
quan. Ngoài việc công trình đảm bảo yêu cầu an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật,
giảm thiểu chi phí còn phải phù hợp với các văn bản pháp luật của Nhà nước, hợp
đồng giao thầu. QLCL phải được xem xét dựa trên chu trình quản lý, cách thức thực
hiện có hệ thống, liên hệ chặt chẽ, đúng trình tự quy định. Chất lượng công trình
tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất
lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. Các
tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên


vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn ở quá trình hình
thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội
ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện.

Chất lượng luôn gắn với vấn đề an toàn công trình. An toàn không chỉ là trong khâu
khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong giai đoạn thi công xây dựng đối
với bản thân công trình, với đội ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây dựng và
khu vực công trình. Ngoài ra, Chất lượng công trình thuỷ lợi cần chú ý vấn đề môi
trường không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả tác
động theo chiều ngược lại của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
Nói tóm lại, Chất lượng dự án đầu tư xây dựng là đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong
những điều kiện nhất định. Nó thể hiện sự phù hợp về quy hoạch, đạt được độ tin
cậy trong khâu thiết kế, thi công, vận hành theo tiêu chuẩn quy định, có tính xã hội,
thẩm mỹ và hiệu quả đầu tư cao, thể hiện tính đồng bộ trong công trình, thời gian
xây dựng đúng tiến độ.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự
án đầu tư xây dựng công trình
Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng có rất nhiều yếu tố tác động do tính chất
đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng nên quản lý nhà nước về chất lượng dự án
đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện dự án xây dựng sẽ gặp nhiều
thách thức và nhiều khó khăn vướng mắc. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây
dựng công trình thuỷ lợi.
1.2.2.1 Nhóm nhân tố chủ quan
a. Trình độ, năng lực của cán bộ tham gia quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu
tư xây dựng
Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý: trong các công việc
quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Con người là nhân tố cơ bản
trong công tác quản lý, là chủ thể thực hiện các bước từ việc xây dựng kế hoạch,


chiến lược cho đến thực hiện các bước cụ thể dựa trên các mối quan hệ được quy
định để đạt được kế hoạch, chiến lược theo đúng tiêu chí đặt ra. Do đó trình độ,
năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng là một

yếu tố tác động rất lớn tới chất lượng các đề xuất, thực hiện và giám sát thực hiện
các nội dung quản lý nhà nước. Trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức ở đây bao
gồm mọi cá nhân tham gia hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư
xây dựng từ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đến từng cán bộ trực tiếp xử lý các công việc
cụ thể. Vì vậy muốn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng dự án
đầu tư xây dựng phải có đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ đủ trình độ chuyên môn,
trình độ quản lý, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và trách nhiệm trong công việc, nhất
là đối với lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan
đến lợi ích của nhiều chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
b. Tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
Bộ máy tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình phải đảm bảo cơ cấu tổ chức và số lượng biên chế phù hợp mới có thể
triển khai, tổ chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định trong công tác quản lý
nhà nước về chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Nếu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
không đủ lớn, lực lượng không đủ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh
tra, kiểm tra, hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Bộ máy quản lý gồm các cơ quan từ trung ương đến các địa phương. Với mô hình
này, việc giám sát đầu tư xây dựng và quản lý nhà nước về chất lượng dự án đầu tư
xây dựng thực hiện theo phương thức từ xa, định kỳ theo quy định. Công tác giám
sát từ xa nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý
nhà nước có được cái nhìn tổng thể về đầu tư xây dựng và quản lý nhà nước về chất
lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng và về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình không chỉ là
nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan
quản lý khác. Vì vậy, tổ chức bộ máy quản lý trong đó sự điều chỉnh chức năng, cơ
chế phối hợp phù hợp giữa các đơn vị trong bộ máy quản lý nhà nước là một nhân


×