Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tổ chức dạy học phân hóa bài chữ người tử tù .1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.96 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chuyên ngành: LL và PP dạy bộ môn Văn và Tiếng Việt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Bài tập điều kiện
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA BẰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC
THEO GÓC BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ( NGUYỄN TUÂN)

Chuyên đề: Dạy học tích hợp – Dạy học phân hóa.
Giảng viên: PGS.TS. Trịnh Thị Lan
Học viên: Phan Thị Thu Yến
K28 – LLPP&TV- ĐHSP


Bài tập điều kiện
TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA BẰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO
GÓC BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ( NGUYỄN TUÂN)
I. SƠ LƯỢC VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA
Dạy học phân hóa được hiểu là cách tổ chức dạy học linh hoạt dựa trên sự khác
biệt cá nhân hay nhóm người học, từ đó tạo chương trình hoạt động riêng phù hợp
với từng đối tượng.
Các kiểu dạy học phân hóa gồm:
-

DHPH dựa vào trình độ nhận thức của người học.
DHPH dựa vào loại hình trí tuệ.
Phân hóa dựa vào phong cách học tập của học sinh

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA BẰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO


GÓC BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ( NGUYỄN TUÂN)
1. Dạy học theo góc
Dạy học theo góc là PPDH mà ở đó học sinh của một lớp học chia thành
nhiều nhóm và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau được giao ở các vị trí cụ thể
trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập
theo các phong cách học tập khác nhau.
2. Dạy học theo góc tìm hiểu cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù.
2.1. Tìm hiểu, khảo sát phong cách học tập của học sinh trong lớp thông qua
phiếu trắc nghiệm.
2.2. Bố chí không gian lớp học: GV chia không gian lớp học thành 3 góc khác
nhau để 3 nhóm hoạt động sao cho khoảng cách giữa các nhóm đảm bảo không bị
ảnh hưởng lẫn nhau.
2.3. Nếu nhiệm vụ bài học hoặc nêu vấn đề cần giải quyết của bài học, giới
thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn HS chọn các góc.


Góc thứ nhất: góc hoạt động: HS xây dựng kịch bản kịch diễn theo kịch bản sau
đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập. Góc này dành cho những HS có
cách học theo kiểu nhìn và kiểu nghe.
Góc thứ 2: Góc đọc hiểu: HS đọc kĩ văn bản trên cơ sở khả năng phân tích cao, các
em sẽ lần lượt thực hiện các nội dung trên phiếu học tập.
Góc thứ 3: Góc hội họa: Gồm những HS yêu thích hội họa. HS dựa trên nội dung
văn bản về cảnh cho chữ vẽ lại khung cảnh cho chữ trong tác phẩm.
Phiếu học tập số 1: Góc hoạt động
HS đọc kĩ văn bản phần cảnh cho chữ, xây dựng kịch bản, phân vai nhân vật
cho một số HS trong nhóm, diễn kịch. Một số quan sát và trả lời phiếu HT:
1. Khung cảnh của cảnh cho chữ như thế nào?
2. Hành động, lời nói và thái độ của Huấn Cao như thế nào?
3. Hành động và lời nói và thái độ của quản ngục như thế nào?
4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ

Phiếu học tập số 2: Góc đọc hiểu
1. Thời gian, không gian diễn ra cảnh cho chữ có gì đặc biệt?
2. Vị thế và tâm thế của Huấn Cao và Quản ngục có gì thay đổi?
3. Huấn Cao đã nói gì với quản ngục ? Thái độ quản ngục như thế nào?
4. Cảnh cho chữ làm nổi bật phẩm chất gì của Huấn Cao?
Phiếu học tập 3: Góc hội họa
1. Em nhận xét gì về độ tươngg phản mầu sắc trong cảnh cho chữ?
2. Hình ảnh Huấn Cao được khắc họa trong cảnh cho chữ là người như thế nào?
3. Hình ảnh quản ngục trong cảnh cho chữ được khắc họa là người như thế nào?
4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ?
HS lắng nghe, lựa chọn góc phù hợp và di chuyển nhanh, tránh tình trạng gây hỗn
loạn, mất thời gian. GV có thể hướng dẫn học sinh luân chuyển góc sau khi hoàn
thành nhiệm vụ và yêu cầu góc báo cáo kết quả sau khi hoàn thành.
2.4. Hướng dẫn HS hoạt động theo các góc và dịch chuyển


GV hướng dẫn hoạt động của nhóm và các cá nhân trong mỗi góc để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Mỗi nhóm sẽ có kết quả chung
- Theo dõi, hướng dẫn và trợ giúp HS tại mỗi góc
GV theo dõi hoạt động của mỗi góc để hướng dẫn, hôc trợ, giải đáp khó khan của
HS.
- Hướng dẫn học sinh luân chuyển góc:
Nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ tại góc của mình có thể luân chuyển góc để học
hỏi. HS có thể chuyển góc để học hỏi. HS có thể chuyển góc theo chiều nhất định
để tạo nên vòng tròn luân chuyển hoặc cũng có thể cho HS tùy ý trao đổi giữa các
góc, các nhóm HS.
2.5. Hướng dẫn HS báo cáo kết quả.
Tại mỗi góc, HS sẽ có kết quả làm việc chung. Mỗi nhóm HS sẽ chọn báo cáo kết
quả tại góc hoặc có thể trình bày trên bảng.
Các HS khác chú ý lắng nghe và đưa thông tin phản biện.

2.6. GV đánh giá
GV chốt lại những điểm cần chỉnh sửa và bổ sung them một số vấn đề quan trọng.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
2.7. Kĩ thuật dạy học phối hợp
Sử dụng kĩ thuật : “Khăn trải bàn” đây là hình thức tổ chức có sự hợp tác, kết hợp
giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm với mục đích là kích thích và tang
cương sự tham gia tích cực của HS, tăng tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
đồng thời phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.


Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

Ý nghĩa cảnh cho chữ

Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

III. KẾT LUẬN
Dạy học theo góc là một trong các biện pháp dạy học phân hóa hiệu quả, dễ
áp dụng và thiết thực đối với dạy học ngữ văn. Với biện pháp này sẽ phát huy tối
đa năng lực tư duy, khả năng sáng tạo và sự hứng thú của người học. Tuy nhiên,
dạy học theo góc đòi hỏi phải có không gian phù hợp nên trong quá trình dạy học
Gv cần linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp dạy học theo góc, theo trạm, dạy
học hợp đồng, dạy học theo nhóm…




×