Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý tiến độ xây dựng tại dự án di chuyển, nâng cấp trạm bơm đan hoài, huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.01 KB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập
của cá nhân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Công Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi đã truyền đạt cho em kiến thức trong suốt quá
trình học cao học tại nhà trường. Ngoài ra tác giả cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý dự
án thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc làm đề tài luận văn.
Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo GS.TS Vũ
Thanh Te, thầy giáo đã hướng dẫn cho tác giả nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu
và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Thời gian làm luận văn 4 tháng chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của
tác giả còn hạn chế nên chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Đó là sự
giúp đỡ quý báu để tác giả cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu
và công tác sau này.
Tác giả chân thành cảm ơn Ban cán sự lớp và các bạn học viên trong lớp đã
tạo điều kiện, đóng góp ý kiến giúp đỡ để tác giả hoàn thành đề tài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt……………………………...………………………….….
Danh mục các bảng biểu……………………………….……………………………..
Danh mục các hình vẽ………………………………………………………………...
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….....1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………..….2
4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu...............................................................2
5. Kết quả đạt được của luận văn................................................................................2
6. Kết cấu của luận văn...............................................................................................3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...............................................4
1.1.Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình..................................................4
1.1.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình….…...4
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình………………………….….……5
1.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình.…………………….……….6
1.2.Các phương pháp, hình thức lập tiến độ thi công………………………….…....7
1.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình……………………………...….11
1.3.1. Lập tiến độ thi công xây dựng công trình sau khi trúng thầu……………….11
1.3.2. Tổ chức thi công xây lắp theo tiến độ…………………………………..…...18
1.3.3. Quản lý điều phối tiến độ thi công…………………………………..………21
1.4. Những phát sinh thường xảy ra trong quá trình thực hiện quản lý tiến độ……23
1.5. Các phương pháp kiểm tra tiến độ………………………………..…………...25
1.5.1. Phương pháp đường tích phân………………………………………………25


1.5.2. Phương pháp đường phần trăm……………………………………………...26
1.5.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký………………………………………………..27
Kết luận chương 1……………………………………………………...…………..28

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG..29
2.1. Tổng quan về tiến độ thi công ...........................................................................29
2.1.1. Khái niệm tiến độ thi công xây dựng công trình.............................................29
2.1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của của tiến độ thi công xây dựng công trình..…29
2.1.3. Phân loại tiến độ thi công xây dựng công trình…………………….……….30
2.1.4. Cơ sở lập tiến độ thi công xây dựng công trình……………………….…….31
2.1.5. Tính tất yếu của quá trình lập kế hoạch tiến độ thi công……………………33
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công…………………34
2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch tiến độ thi công……...………34
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây lắp ……………………….……35
2.2.3. Yếu tố đảm bảo tiến độ thi công xây dựng……………………………….…36
2.2.4. Quản lý rủi ro đảm bảo tiến độ thi công xây dựng…………………….…….40
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình..................................................................................................................44
2.3.1. Đối với một dự án...........................................................................................44
2.3.2. Đối với hoạt động của đơn vị khi quản lý nhiều dự án…………….…..……45
2.4.Giới thiệu một số bài toán trong điều khiển tiến độ………………….……..….45
2.4.1. Bài toán điều chỉnh sơ đồ mạng theo thời gian và nhân lực……………..….46
2.4.2. Bài toán tối ưu hóa sơ đồ mạng theo chỉ tiêu thời gian- chi phí…………….48
2.4.3. Bài toán phân phối và sử dụng tài nguyên tối ưu trong lập kế hoạch và chỉ đạo
sản xuất……………………………………………………………………………..53
2.5. Lập tiến độ thi công dự án theo sơ đồ mạng bằng phần mềm Microsoft Project
2010………………………………………………………………………………...54
2.5.1. Giới thiệu về Microsoft Project………………………………………...……54
2.5.2. Nội dung của Microsoft Project 2010…………………………………….....55


2.6. Tổng kết những vấn đề bất cập của việc lập và quản lý thực hiện tiến độ thi
công hiện nay………………………………………………………………...…….61
2.6.1. Bất cập trong giai đoạn chuẩn bị thi công của chủ đầu tư tác động đến quá

trình thực hiện tiến độ của nhà thầu……………………………………………..…61
2.6.2. Bất cập trong việc lập kế hoạch tiến độ của nhà thầu xây lắp…….…..……62
2.6.3. Bất cập trong quản lý thực hiện tiến độ của nhà thầu xây lắp…….……..…63
2.6.4. Tổng kết các nguyên nhân dẫn đến phá vỡ tiến độ cơ sở………….……….64
2.7. Lý luận cơ bản về tìm phương án tối ưu về giá thành và thời gian khi lựa chọn
tiến độ trong trường hợp bị chặn trên thời gian phải hoàn thành………………….66
Kết luận chương 2……………………………………...……………………........68
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT KẾ
HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM
ĐAN HOÀI, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI………....……69
3.1 Giới thiệu về công trình di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội………………………………………….....…..……….69
3.1.1. Thông tin chung về công trình………………………………………..…..…69
3.1.2. Khối lượng thực hiện thi công công trình………………………………..….72
3.1.3. Điều kiện tự nhiên của khu vực thi công dự án……………………….…….77
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới điều kiện tiến độ thi công xây dựng công
trình……………………………………………………………………..…..….......78
3.2.1. Thuận lợi……………………………………………………………...……..78
3.2.2. Khó khăn………………………………………………………………...…..79
3.3. Xây dựng phương án thi công của công trình…………………………………79
3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị……………………………………………………...…...79
3.3.2. Giai đoạn thi công chính…………………………………………………….80
3.3.3. Giai đoạn hoàn tất………………………………………………………...…81
3.4 Lập tiến độ thi công của công trình và kiểm tra tính hiệu quả………………....81
3.4.1 Sơ đồ tiến độ theo phương đường thẳng ..……………………………..…….81
3.4.2. Kiểm tra sơ đồ ngang theo tiến độ ban đầu………………………...………..84


3.4.3. Lập tiến độ thi công theo phương án 2………………………………………88
3.5 Đề xuất tiến độ thi công công trình……………………………………...……..95

3.5.1. Về thời gian…………………………………………………………….……95
3.5.2. Về biểu đồ nhân lực…………………………………………………..……..95
3.5.3. Về thiệt hại ứ đọng vốn……………………………………………...……....95
Kết luận chương 3……………………………………………………………...…..97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………98
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
S
T
T
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
1
1
1
2
1
3

Chủ


CTXD
Công
trình
DAĐT
Dự
đầu
Dự
NSNN
Ngân
sách
Nhà
Nhà
thầu
Tr
Tiến
Tiến
độ
Tiến
thi
XDCT
X
d


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bả
ng
Bả

ng
Bả
ng
Bả
ng
Bả
ng

T
h
B

Đ
a
B

B

á
n
B

á
n

T
r
a
8
2

8
7
8
9
9
3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tra

nh

nh

nh

nh

nh

nh

nh

nh

nh

nh


M
ô
M
ô
K
iể
K
iể
B
iể
M

B
iể
B
iể
B
iể
B
iể

11
25
26
27
50
87
87
92

93



1

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trạm bơm Đan Hoài nằm tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà
Nội. Công trình trạm bơm Đan Hoài nằm trong dự án “ Di chuyển, nâng cấp trạm
bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” do UBND thành phố Hà
Nội phê duyệt dự án và giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
làm chủ đầu tư thực hiện mục tiêu chủ động cung cấp nước cho 7.076 ha diện tích
đất canh tác của huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức, một phần diện tích đất của
huyện Từ Liêm. Hỗ trợ tiếp nước cho sông Đáy, sông Nhuệ phục vụ cho việc phát
triển dân sinh kinh tế và cải tạo môi trường.
Đã nhiều năm qua do mực nước sông Hồng xuống thấp, tuổi thọ công trình đã
cao, hệ thống kênh mương yếu kém nên tình trạng khô hạn vẫn thường xuyên xảy ra
hàng năm, ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ và đời sống các hộ dân tại khu vực.
Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây
(nay là Hà Nội) và năm 2010 UBND thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt điều
chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài,
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Hiện nay các nhà thầu đã và đang tập trung
nhân lực, phương tiện máy móc kỹ thuật, thiết bị, vật liệu thi công dự án. Tuy nhiên
qua thời gian triển khai, công trình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp có thể
là nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của dự án.Trong những năm gần đây, vấn
đề tiến độ trở thành vấn đề nổi cộm trong xây dựng. Việc đẩy nhanh được tiến độ

thi công sẽ góp phần giảm thiểu giá thành công trình rất nhiều.
Hiện nay đã có rất nhiều đề tài dự án, chương trình khoa học và các phần mềm
tính toán hỗ trợ việc thực hiện và quản lý tiến độ thi công xây dựng nói chung và
công trình thủy lợi nói riêng. Tuy nhiên các kết quả mới chỉ dùng ở lại ở góc độ vĩ
mô chưa đi sâu vào từng đặc thù công trình riêng biệt. Do đó việc “Nghiên cứu
đánh giá công tác quản lý tiến độ xây dựng tại dự án di chuyển, nâng cấp trạm


2

2

bơm Đan Hoài - Huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội” là rất quan trọng và
cần thiết.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Các mục đích và mục tiêu của đề tài nghiên cứu hướng tới chủ yếu là:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về tiến độ và công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án nói
chung.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng cho công trình trạm bơm
Đan Hoài, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ xây dựng tại dự án di
chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là tiến độ thi công xây dựng trạm
bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý tiến độ thi công xây
dựng trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội do Ban QLDA
thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội quản lý.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ khi phê duyệt dự án xây dựng trạm bơm đến nay
4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

+ Các tiếp cận: tiếp cận các cơ sở lý thuyết về tiến độ và quản lý tiến độ thi công
xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về công tác
quản lý tiến độ công trình xây dựng.
+ Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả luận văn có sử
dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: phương pháp tổng hợp, phân tích hệ
thống, phân tích định tính và định lượng, phương pháp so sánh, các phương pháp
thống kê kết hợp với khảo sát thực tế...
5. Kết quả đạt được của luận văn
+ Luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận về tiến độ và công tác quản lý tiến độ thực
hiện dự án nói chung.


3

3

+ Đề tài đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng cho công
trình trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
+ Đề tài luận văn đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ
xây dựng tại dự án di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham
khảo, gồm có các chương như sau:
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG 2 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT KẾ
HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM
ĐAN HOÀI, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



4

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.1.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
Có khá nhiều định nghĩa về dự án đầu tư được nêu lên trong các tài liệu nghiên
cứu hoặc các văn bản pháp lý.
Có ý kiến cho rằng “Dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp những
đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định
nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của
sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.”
Trong tài liệu khác thì dự án đầu tư xây dựng lại được coi như là “ tập hợp các
đề xuất về bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ
thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Như vậy có thể nói rằng: Dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng đầu tư hay các
hoạt động bỏ vốn được hình thành và thực hiện theo kế hoạch cụ thể, với các điều
kiện ràng buộc để đạt được các mục đích nhất định, cụ thể là các lợi ích, trong
khoảng thời gian xác định. [3]
1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng là một trường hợp đặc biệt của dự án đầu tư, trong đó
có hoạt động xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác
là dự án đầu tư bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu
tư của phần xây dựng chiếm rất nhỏ.

Nói một cách khoa học ''Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công


5

5

trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Nội dung của dự án đầu
tư xây dựng được thể hiện trong tài liệu gọi là hồ sơ dự án. Mà theo quy mô, tính
chất của công trình của dự án, có thể là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật”. [2]
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ thì
dự án ĐTXD công trình được phân ra nhiều loại theo một số tiêu chuẩn như sau:
a. Theo quy mô và tính chất.
Theo dấu hiệu này dự án ĐTXD công trình được phân biệt thành dự án quan
trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc Hội xem xét quy định về chủ trương
đầu tư.
Các dự án nhóm A bao gồm phần lớn các dự án có mức đầu tư cao. Tuy nhiên
mức sàn của TMĐT được quy định tùy theo loại hình công trình xây dựng công
nghiệp, dân dụng, giao thông, văn hóa,. v.v, với mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
Các nhóm B, C cũng được quy định tương tự, tức là tùy theo loại công trình mà
có mức đầu tư khác nhau. [2]
b. Theo nguồn vốn đầu tư.
Căn cứ theo nguồn vốn, dự án được phân thành các nguồn như sau:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm các dự án kết cấu kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị
và nông thôn).
- Dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước bao gồm: vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng ĐTPT Nhà nước, vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp
của nhà nước….
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn. [2]


6

6

c. Theo các tiêu chí khác.
Ngoài cách phân loại trên, các dự án ĐTXD còn được phân loại theo một số dấu
hiệu khác như loại hình công trình, mục đích sử dụng, hình thức đầu tư,.v.v.
- Theo loại hình công trình xây dựng.
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công
trình an ninh-quốc phòng, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
- Theo mục đích sử dụng.
+ Dự án có mục đích kinh doanh.
+ Dự án không có mục đích kinh doanh.
- Theo hình thức đầu tư.
+ Dự án đầu tư xây dựng mới.
+ Dự án đầu tư lại (cải tạo, sửa chữa…)
- Theo tiêu chí có yếu tố nước ngoài.
+ Dự án có yếu tố nước ngoài.
+ Dự án không có yếu tố nước ngoài. [2]
1.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định,
hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều
nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính,
các hoạt động sản xuất… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ,
kỹ thuật … và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.
- Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại được thực
hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và
môi trường luôn thay đổi.
- Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu
và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn
thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự


7

7

án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự
án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá
trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có
hiệu quả nhất. Sự thành công của Quản lý dự án (QLDA) thường được đánh giá
bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không?
- Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một
quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất
định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực
khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một
trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án.[4]
1.2.Các phương pháp, hình thức lập tiến độ thi công
Ở dạng sơ đồ, kế hoạch tiến độ được thể hiện dưới ba hình thức sau đây:

a/ Sơ đồ ngang:
Mô hình kế hoạch tiến độ ngang do nhà khoa học Gantt đề xướng năm 1917,
là kỹ thuật quản trị tiến trình và thời gian thực hiện công việc của dự án, trên đó
công việc được biểu diễn bằng những đoạn thẳng nằm ngang, có độ dài nhất định,
chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc công việc khi tổ chức
các công việc theo trình tự công nghệ nhất định. Hình 1.1 dưới đây là một ví dụ về
thể hiện tiến độ theo sơ đồ ngang.

Hình 1.1. Mô hình kế hoạch tiến độ ngang
Ưu điểm:


+ Dễ thiết lập, làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các
công tác;
+ Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.
Nhược điểm:
+ Không thể hiện được mối liên hệ giữa các công tác, không phản ánh rõ quy trình
công nghệ. Trong dự án có nhiều công tác thì nhược điểm này thể hiện rất rõ.
Tuy vậy, sơ đồ ngang được ứng dụng nhiều trong xây dựng để thể hiện tiến độ
thực hiện dự án, tiến độ thực hiện từng công việc, tổng tiến độ thi công công trình
với dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp. [7]
b/ Sơ đồ xiên

Hình 1.2. Mô hình kế hoạch tiến độ xiên thể hiện tiến độ
Sơ đồ xiên là kỹ thuật quản trị tiến trình và thời gian các hoạt động (công
việc) của dự án trên trục tọa độ hai chiều trong đó trục hoành biểu diễn thời gian
thực hiện công việc, trục tung biểu diễn không gian tiến hành công việc, các khoảng
không gian này chính là các bộ phận nhỏ của đối tượng xây lắp (khu vực, đợi, phân
đoạn công tác .....) công việc được biểu diễn bằng một đường xiên riêng biệt.
Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công

việc và sơ đồ tổ chức thi công. Về nguyên tắc các đường xiên không được cắt nhau,


trừ trường hợp là các công việc độc lập với nhau về công nghệ và không gian thực
hiện. Hình 1.2 là một ví dụ thể hiện tiến độ theo sơ đồ xiên.
Ưu điểm:
+ Thể hiện được diễn biến công việc cả trong không gian và thời gian nên có tính
trực quan cao.
+ Thích hợp với các công trình có nhiều hạng mục giống nhau, mức độ lặp lại của
các công việc cao. Đặc biệt thích hợp với các công tác có thể tổ chức thi công dây
chuyền.
Nhược điểm:
+ Là loại mô hình điều hành tĩnh, nếu khối lượng công việc nhiều và tốc độ thi công
không đều thì mô hình trở nên rối và mất đi tính trực quan, không thích hợp với
những công trình phức tạp
+ Sơ đồ xiên được ứng dụng phần lớn là cho các qua trình được chuyên môn hóa và
tổ chức theo dây chuyền. Dạng khuyếch đại của SĐX (gọi là dây chuyền liên hợp)
được dùng khi lập tiến độ thực hiện dự án trong thành phần hồ sơ dự án. [7]
c/ Sơ đồ mạng
Mô hình mạng lưới là một đồ thị có hướng biểu diễn trình tự thực hiện tất cả
các công việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa chúng, nó phản ánh tính quy luật
của công nghệ sản xuất và các giải pháp được sử dụng để thực hiện chương trình
nhằm mục tiêu đề ra.
Một quá trình sản xuất xây dựng gồm nhiều quá trình thành phần hay công
việc xây lắp. Do tính chất công nghệ hoặc do yêu cầu tổ chức mà các công việc này
có liên quan mật thiết tới nhau, phản ánh qua các mối liên hệ giữa các thời điểm bắt
đầu hoặc kết thúc của chúng. Nếu liên kết chung đúng với mối quan hệ vốn có đó
của chúng thì cả quá trình thi công sẽ được biểu diễn bằng một mô hình có dạng
như mạng lưới, trong đó gồm có nhiều công việc, liên kết với nhau, có hướng phát
triển được biểu diễn bằng mũi tên theo chiều đi từ sự kiện bắt đầu đến sự kiện kết

thúc. Đó là một đồ thị có hướng.


Sơ đồ mạng lưới dùng trong xây dựng được phân thành nhiều loại căn cứ vào
nhiều dấu hiệu khác nhau như:
Theo liên hệ với trục thời gian, người ta phân biệt sơ đồ mạng lưới theo tỷ lệ
thời gian và sơ đồ mạng lưới tự do.
Sơ đồ mạng lưới theo tỷ lệ thời gian là loại sơ đồ trong đó thời hạn bắt đầu và
kết thúc của các công việc được xác định một cách chính xác trên trục thời gian.
Như vậy trong dạng cổ điển, độ dài mũi tên biểu thị công việc nào sẽ bằng số đơn vị
thời gian thực hiện công việc đó, mà số thời gian này được xác định trên trục thời
gian được lấy làm căn cứ để thiết lập sơ đồ mạng.
Sơ đồ mạng lưới tự do là loại sơ đồ được vẽ một cách tự do, độ dài các mũi tên
thể hiện công việc không bị gò ép bởi một tỷ lệ nào cả, miễn là cho thấy một mạng
lưới rõ ràng dễ đọc, dễ thể hiện quá trình sản xuất đúng các quy trình kỹ thuật và
yêu cầu tổ chức.
Theo đối tượng thể hiện hay sản phẩm của quá trình sản xuất, phân biệt sơ đồ
mạng lưới một mục tiêu và sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu
Sơ đồ mạng lưới một mục tiêu là loại sơ đồ thể hiện tiến độ thi công mà kết
quả cuối cùng là một sản phẩm được bàn giao một lần trọn vẹn. Đây là loại thường
dùng, thường lập nhất trong thi công xây dựng. Nó có thể thu được khi lập tiến độ
thi công một bộ phận công trình hay tổng tiến độ thi công một công trình.
Sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu có nhiều sản phẩm được bàn giao vào các thời kỳ
khác nhau trong quá trình thi công. Loại sơ đồ mạng lưới này được thiết lập cho
trường hợp thi công liên hợp nhà và công trình có chia làm nhiều đợt xây dựng và
bàn giao đưa vào sử dụng.
Sơ đồ mạng lưới mũi tên công việc, là loại sơ đồ trong đó người ta dùng mũi
tên để thể hiện công việc, tại các điểm đầu và điểm cuối mũi tên thì biểu diễn bằng
vòng tròn thể hiện sự bắt đầu và kết thúc công việc.
Theo tính chất số liệu ban đầu để phân biệt 2 loại là mạng tiền định và mạng

ngẫu nhiên.


Sơ đồ mạng lưới tiền định là loại mạng lưới trong đó thời gian hoàn thành
từng công việc được coi như cố định và được tính toán trước. Còn sơ đồ mạng lưới
ngẫu nhiên là loại mạng có thời hạn thực hiện từng công việc được coi là những đại
lượng ngẫu nhiên, có giá trị trung bình và phương sai nhất định.
Mạng tiền định được sử dụng ngay từ lúc khởi thủy của phương pháp sơ đồ
mạng lưới, có tên gọi là phương pháp đường găng, viết là CPM (viết tắt của từ tiếng
Anh là Critical Parth Method) thuật toán được tác nghiệp trên mạng mũi tên công
việc. Cũng vì vậy mà nhiều khi loại mạng mũi tên, công việc còn được gọi là mạng
CPM.
Mạng ngẫu nhiên gắn với một phương pháp tính đặc trưng có tên gọi là kỹ
thuật ước lượng và đánh giá chương trình, viết tắt là PERT (tiếng Anh là Program
Evaluation Review Technic). Vì vậy các mạng ngẫu nhiên thường được gọi là mạng
PERT và ngược lại khi nói đến PERT được hiểu là mạng ngẫu nhiên.[8]
1.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quản lý tiến độ thi công là tổ hợp các hoạt động nhằm đảm bảo quá trình sản
xuất được thực hiện đúng kế hoạch về trình tự và thời gian.
Các hoạt động đó bao gồm lập tiến độ, tổ chức quá trình sản xuất theo tiến độ
và kiểm soát tiến độ thực hiện các quá trình sản xuất.
1.3.1. Lập tiến độ thi công xây dựng công trình sau khi trúng thầu
1.3.1.1. Các nguyên tắc lập tiến độ
Tiến độ được lập trên nguyên tắc sau:
Tiên tiến về khoa học: Cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các
phương pháp tổ chức lao động khoa học, tổ chức thi công theo dây chuyền
Kỹ thuật, chất lượng: Nội dung tiến độ thi công phải bao quát được các yêu
cầu về kỹ thuật thi công, công việc và trình tự thực hiện chúng phải được xác định
theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, lao động, vật liệu xây dựng và xe máy để
thực hiện các quá trình phải được bố trí, cung cấp một cách kịp thời, đảm bảo về

yêu cầu công nghệ - kỹ thuật thi công cũng như về điều kiện yêu cầu kiểm tra và
nghiệm thu.


Chính xác và khả thi: Các công việc được bóc tách đầy đủ chính xác các đặc
trưng như khối lượng và nhu cầu về các loại nguồn lực. Các định mức kỹ thuật phải
thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thi công cụ thể, đáng tin cậy.
Hiệu quả kinh tế: Tiến độ phải mang lại hiệu quả tài chính cụ thể cho nhà thầu
thi công nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, phân chia và phối hợp tốt các quá trình
sản xuất.
An toàn: Tiến độ lập ra phải đảm bảo an toàn trong quá trình thi công .
Sơ đồ lập ra phải linh động, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tác nghiệp: Sơ đồ phải mạch
lạc nội dung tiến độ, hình thức đơn giản thuận tiện cho người thi công dễ theo dõi
và thực hiện.
Sử dụng tài nguyên thi công điều hòa.
1.3.1.2. Căn cứ lập kế hoạch tiến độ
Kế hoạch tiến độ được lập dựa trên:
- Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật – thi công, thiết kế bản vẽ thi công, sô liệu về khảo
sát;
- Tiến độ thi công theo hợp đồng đã ký;
- Hồ sơ dự thầu và kế hoạch tiến độ tham gia dự thầu, kế hoạch phối hợp cúa
các đơn vị tham gia thi công và cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị cho công trình;
- Hợp đồng xây dựng và các điều kiện cam kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư
hoặc với thầu chính;
- Tiên lượng, dự toán thi công, tổng dự toán thi công đã duyệt (hay giá hợp
đồng thi công);
- Thời hạn thi công đã được không chế: Quy định thời gian khởi công và hoàn
thành;
- Các nguồn cung cấp và khả nãng cung cấp, điểu kiện sử dụng nguồn lực,
phương án thi công các công tác chủ yếu của nhà thầu;

- Các quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn, chế độ, định mức, năng lực của đơn
vị xây dưng;
- Năng lực của chính nhà thầu và các thầu phụ (nếu có).


1.3.1.3. Mô hình lập và thể hiện kế hoạch tiến độ
Mô hình kế hoạc tiến độ là một biểu kế hoạch trong đó quy định trình tự và
thời gian thực hiện các công việc, các quá trình hoặc hạng mục công trình cùng
những yêu cầu về các nguồn tài nguyên và thứ tự dùng chúng đề thực hiện các
nhiệm vụ kế hoạch đưa ra.
Tùy theo yêu cầu, nội dung và cách thể hiện có 4 loại mô hình kế hoạch tiến độ
như sau:
- Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số: Dùng để lập kế hoạch đầu tư và thi công dài
hạn trong các dự án
+ Phần 1: Trình bày thứ tự và tên gọi các hạng mục đầu tư cùng giá trị công tác
tương ứng
+ Phần 2: Dùng các con số để chỉ sự phân bố vốn tài nguyên dùng để xây dựng
các hạng mục theo thời gian. Phần này quy ước tử số là tổng giá trị đầu tư các hạng
mục, mẫu là phần giá trị xây dựng.
+ Phần 3: Tổng hợp vốn đầu tư cho các khoảng thời gian và toàn bộ kế hoạch
- Sơ đồ ngang: Dùng các đường thẳng nằm ngang để mô tả tiến trình thực hiện các
công việc
+ Phần 1: Bên trái là danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ tự công
nghệ và tổ chức thi công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy
thi công, thời gian thực hiện, vốn … của từng công việc.
+ Phần 2: Được chia làm 2 phần
Phần trên là thang thời gian được đánh số tuần tự khi chưa biết thời điểm khởi
công hoặc đánh số theo lịch khi biết rõ thời điểm khởi công.
Phần dưới thang thời gian trình bày đồ thị Gantt: Mỗi công việc được thể hiện
bằng một đoạn thẳng nằm ngang, có thể liên tục hay gấp khúc qua mỗi đoạn công

tác để thể hiện tính không gian. Để thể hiện những công việc có liên quan đến nhau
về mặt tổ chức sử dụng đường nối, để thể hiện sự di chuyển liên tục của một tổ đội
sử dụng mũi tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc có thể đưa nhiều thông số


khác nhau: Nhân lực, vật liệu, máy, ca công tác …, ngoài ra còn thể hiện tiến trình
thi công thực tế…
+ Phần 3: Tổng hợp các nhu cầu tài nguyên, vật tư, nhân lực, tài chính. Trình
bày cụ thể số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ …Các tiến độ đảm bảo
cung ứng cho xây dựng.
- Sơ đồ xiên: Được thể hiện trên Hệ trục tọa độ vuông góc, là dạng sơ đồ không
những diễn tả tiến trình công việc theo thời gian, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa
các công việc theo không gian.
+ Trục tung thể hiện danh mục đối tượng thi công
+ Trục hoành thể hiện thời gian
+ Các đường kể xiên mô tả các công việc theo quá trình công nghệ
+ Sơ đồ xiên dùng khi thể hiện tiến độ tổ chức theo phương pháp dây chuyền
- Sơ đồ mạng: Sơ đồ mạng được xây dựng dựa trên mô hình toán học hiện đại, đó là
lý thuyết đồ thị với hai yếu tố: Công việc và sự kiện. Sơ đồ mạng là mạng lưới bao
gồm các cung và nút, thể hiện mối quan hệ quy ước hoặc logic giữa các công việc.
[9]
1.3.1.4. Trình tự lập kế hoạch tiến độ và phê duyệt
Tiến độ thi công công trình được thiết lập theo trình tự các bước như sau:
- Phân tích công nghệ xây dựng công trình: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, yêu
cầu về kỹ thuật, kinh nghiệm của ngành cũng như của cá nhân và năng lực của đơn
vị thi công để xác định công nghệ thi công cho từng công tác và giải pháp tổ chức
thi công cho toàn bộ công trình
Công nghệ thi công sẽ là cơ sở để xác định quy trình kỹ thuật, danh mục công
việc và thứ tự thực hiện chúng. Công nghệ thi công là căn cứ để lựa chọn giải pháp
tổ chức thi công thích hợp và phương án thiết bị thi công có hiệu quả (Thí dụ thi

công cọc để gia cố nền đất có thể bằng các công nghệ khác nhau: Hạ cọc bằng búa
đóng hoặc bằng máy ép; dùng cọc bê tông đúc sẵn hoặc cọc khoan nhồi. Mỗi
phương án công nghệ trên đều gắn liền với thiết bị đặc trưng cách tổ chức và quy
trình riêng đặc thù).


- Xác định các phương pháp tổ chức thi công các công tác xây lắp
Quá trình xây lắp có thể thực hiện theo phương pháp tuần tự, phương pháp
song song, phương pháp gối tiếp, phương pháp dây chuyền. Khi áp dụng phương
pháp gối tiếp hoặc phương pháp dây chuyền để thi công một quá trình xây lắp việc
phân chia đối tượng thi công thành các phân đoạn, đợt thi công là cần thiết. Mặt
khác quá trình tổng hợp thi công kết cấu, bộ phận công trình cũng được phân chia
thành các quá trình bộ phận sau đó tổ chức cho chúng thực hiện công việc trên các
phân đoạn khác nhau một cách điều hòa và liên tục.
- Lập danh mục công việc:
Cơ sở của việc lập danh mục công việc là kết quả của bước trên tức là công
nghệ thi công cho các công tác xây lắp cộng với phương pháp tổ chức quá trình thi
công…
Khi lập danh mục công việc điều cần chú ý là công việc phải tương thích với
danh mục công việc trong định mức xây dựng. Công việc nên được sắp xếp theo sự
tiến triển của quá trình thi công công trình.
- Xác định khối lượng công việc
Khối lượng công việc được xác định dựa vào kích thước hình học của cấu kiện
trong công trình. Đơn vị được sử dụng để tính khối lượng phải là đơn vị đã được
dùng để tính định mức máy, định mức lao động (ví dụ đơn vị khối xây là m3, đơn vị
mặt trát là m2, của thép là tấn,…).
- Tính hao phí ca máy và lao động cho thi công
+ Nhu cầu về ca máy cho 1 công tác có thể được xác định bằng 2 cách
Thứ nhất: Tcm =


Vm
( ca máy)
Nsm

(1.1)

Trong đó: T cm - số ca máy cần thiết
V m - Khối lượng công việc mà máy phải thực hiện
N sm - Năng suất ca của máy
Hoặc xác định bằng công thức: Tcm = Vm.Km ( ca máy)
Trong đó: T cm - Số ca máy cần thiết

(1.2 )


×