Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ tài 4 GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn hóa ở VIỆT NAM HIỆN NAYdocx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.38 KB, 9 trang )

Đề tài:
Trình bày suy nghĩ về vai trò của giới trẻ ( sinh viên Bách Khoa) trong việc bảo tồn
và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc trong điều kiện hội nhập
quốc tế.
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đây là một vấn đề, đáng quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu về đề tài này không chỉ

đem lại những hiểu biết nhất định về văn hóa, những giá trị truyền thống của dân
tộc mà qua đó còn tự định hướng cho bản thân hướng đi đúng đắn. Giúp sinh viên
nhìn nhận được vai trò của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị
truyền thống của dân tộc. Điều này còn có ý nghĩa hơn trong việc xây dựng và hoàn
thành nhân cách, trở thành một người có ích và là trụ cột cho xã hội. Trong quá
trình hội nhập mở cửa, chúng ta phải luôn coi trọng việc bảo tồn, giữ gìn những
tinh hoa văn hóa của dân tộc. Có như vậy, chúng ta mới không đánh mất mình, hòa
nhập nhưng không hòa tan và giữ được lối sống cốt cách tâm hồn của con người
Việt Nam. Văn hóa còn thì đất nước còn, mất văn hóa thì mất tất. Câu nói đó không
chỉ có ý nghĩa trong hiện tại, tương lai mà còn mãi mãi về sau. Nó luôn nhắc nhở
thế hệ ngày hôm nay, trong đó có thanh niên chúng ta, hãy biết giữ gìn, trân trọng
nền văn hóa của dân tộc đồng thời phải không ngừng bổ sung, phát triển, quảng bá
cho văn hóa tương lai của dân tộc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá”.
Bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng cộng sản Việt Nam coi là một trong
những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là giá trị cốt lõi nhất của nền văn
hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết
nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.


1


Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, những giá trị truyền thống của dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giữ gìn, bảo tồn và phát
huy những giá trị truyền thống tộc càng trở thành yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là việc
giữ gìn những giá trị tinh hoa cốt lõi của dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa giữa trường đại học
Bách Khoa và các trường quốc tế . Sự du nhập của những dạng thức văn hóa không
phù hợp với truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ ( sinh
viên). Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ (sinh viên)ngày nay có nhận thức được tầm
quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hay có xu hướng
vọng ngoại, ngày càng xa rời những giá trị truyền thống quý báu.
II.

NỘI DUNG

1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam hiện nay
Một là, nắm vững tư tưởng chỉ đạo phát triển văn hóa. Kế thừa, phát triển quan
điểm chỉ đạo, những định hướng lớn của Đảng và tình hình phát triển văn hóa Việt
Nam thời gian qua, nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam
phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa được xác định
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo

văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần
tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển

2


kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững.
Hai là, thống nhất nhận thức về mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Mục
tiêu trước mắt là, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa;
làm cho văn hóa tham gia tích cực vào thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng những giá trị văn hóa mới đi đôi với
việc mở rộng giao lưu quốc tế. Nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng
tạo văn hóa của nhân dân; từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa,
nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Ba là, quán triệt, thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa. Nền văn
hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên
tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các
phương tiện chuyển tải. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống; xây
dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế; làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí,
xuất bản; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường
dịch vụ và sản phẩm văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, đầu tư của Nhà nước cho
văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm
huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, v.v.

Bốn là, tích cực đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh
vực văn hóa. Hiện nay, trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một
số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, thậm chí phủ nhận
3


thành quả của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ
nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tệ sùng bái nước
ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân vị kỷ,… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Vận dụng
2.1 Đánh giá thực trạng
a. Thành tựu, nguyên nhân
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc diễn ra trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, với những biến động phức tạp khó lường đang đặt ra
những yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên chũng ta không chỉ có bản lĩnh chính trị
vững vàng mà còn phải tinh thông về văn hóa, tham gia giữ gìn, phát huy những giá
trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, phần lớn sinh viên Bách
Khoa đã phát huy vai trò xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong thời gian qua, sinh viên đã phát huy đc vai trò của mình trong giữ gìn,
phát huy những giá trị truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, giao thoa văn
hóa giữa trường Bách Khoa và các trường quốc tế tích cực, chủ động làm tốt công
tác tuyên truyền vận động mọi quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng , Nhà
nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.. Không
chỉ vậy, chúng ta còn phát huy vai trò của mình trên mặt trận văn hóa , thực sự trở
thành chiến sĩ văn hóa trong cuộc đấu tranh chống lại các sản phẩm xấu độc, lai
căng xâm hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và chính họ cũng đã cùng nhân
dân làm cho âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc thất bại, góp phần
quan trọng làm rạng rỡ văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khiến nó trở

thành 1 mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên Bách Khoa nói riêng thực sự là màu
xanh của quê hương đất nước, là mẫu hình đẹp về văn hóa lối sống và tâm hồn cao
4


thượng của tuổi trẻ, khắp nơi trên mọi miền quê, hình ảnh áo xanh tình nguyện đã
trở thành biểu tượng đẹp đẽ, không những góp sức xây dựng quê hương ngày càng
giàu đẹp mà tuổi trẻ còn ra sức bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của
dân tộc trong thời kỳ hội nhập
Giới trẻ ngày nay còn góp phần rất lớn trong việc giới thiêu các giá trị truyền
thống của dân tộc tới quốc tế,Một du học sinh có chia sẻ: “ Khi giao lưu với các
bạn thanh niên quốc tế, tôi thấy tự hào và yêu Tổ quốc mình hơn, tự bản than tôi
luôn nhớ những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc để có thể giới thiệu với bạn bè
thế giới
Cũng phải thấy rằng, trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc
nhiều người trẻ đôi khi quên đi trách nhiệm của mình, chỉ khi đặt vào trong môi
trường khác biệt, họ mới nhận thức đầy đủ và đúng đắn
b. Hạn chế, nguyên nhân
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương
thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn.
Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con
người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và
làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời,
như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động
giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc
cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo
động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn

hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần
phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò
5


chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian
học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh,
độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần
tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của
một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện
trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên
"biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn
lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.Thậm chí, có
những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi sinh
viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi
kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt
động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng
chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn
hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và
sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy
nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội.
Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc
khắc phục thực trạng này.
c. Giải pháp
Nhìn lại thời gian qua, sinh viên Bách Khoa đã có những đóng góp, góp phần

xây dựng một nền văn hóa tiến bộ những vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều điều chưa làm được hoặc làm chưa đạt yêu cầu. Trong xu thế hiện
6


nay, văn hóa Phương Tây đang tràn lan và du nhập mạnh mẽ, bên cạnh những giá
trị văn hóa tốt đẹp thì cũng tồn tại nhiều sai lệch,xấu xa. Và thanh niên nói chung,
sinh viên Bách Khoa nói riêng là đối tượng tiếp thu và đón nhận đầu tiên. Vì vậy,
việc làm đầu tiên của sinh viên đó là phải biết phân biệt cụ thể đâu là tốt đẹp để tiếp
thu, đâu là xấu xa để tránh xa, đẩy lùi.
 Sinh viên phải nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc gìn giữ bản sắc văn hóa
của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bởi chỉ có trên cơ sở nhận thức
đúng đắn thì mới giúp sinh viên có những hành động đúng trong việc đề ra
chương trình, kế hoạch hành động có hiệu quả nhất. Đây còn là động lực thúc
đẩy giúp sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu, tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân
tộc, từ đó thêm yêu quê hương đất nước và luôn cống hiến hết mình cho sự
nghiệp xây dựng tổ quốc nói chung và nền văn hóa nói riêng. Sinh viên cũng
phải biết cầu thị, tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới nhưng
vẫn phải trân trọng gìn giữ nét riêng của đất nước. Như chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “ hòa nhập mà không hòa tan”.
 Phải đề ra chương trình , kế hoạch hành động cụ thể thiết thực để giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc. Sau khi đã có nhận thức đúng thì sinh viên phải xây dựng kế
hoạch, đề ra những biện pháp cụ thể hữu ích để làm cho những di tích lịch sử,
những lễ hội truyền thống của dân tộc như lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, lễ hội
chùa Hương ở Hà Nội…. được thăng hoa có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần.
Thông qua công tác tuyên truyền vận động, giáo dục, sinh viên cần ý thức và
giúp người dân biết giữ gìn những gì đã có, hiểu rõ đâu là cái cần phải giữ gìn,
bảo vệ không những cho hôm nay mà còn cho mãi mãi về sau và cái gì cần phê
phán, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Ở những cuộc thi, những chương trình,
những lễ hội là dịp tốt nhất để cho thanh niên phát huy hết vai trò, sở trường,

năng lực của bản thân góp phần định hướng những giá trị về đạo đức, lối sống có
văn hóa cho sinh viên và các tầng lớp khác.
 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc. Điều kiện bên ngoài có thuận lợi bao nhiêu chăng nữa, nhưng nếu bản thân
mỗi sinh viên không tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thì sẽ không bao giờ phát huy
được vai trò của bản thân mình. Không ai hết mà chính sinh viên phải là người
chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hóa như Hồ Chí Minh đã từng nói: Mỗi
người phải là một chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống lại văn hóa lai căng, xấu
độc từ bên ngoài. Thấy được vai trò của mình, có những bạn sinh viên đã vượt
7


qua chặng đường hàng mấy trăm cây số để lên vùng cao đem cái chữ đến với
đồng bào, góp phần xóa mù chữ, giúp đồng bào biết được ánh sáng của sự văn
minh tiến bộ và tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng về xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
 Sinh viên phải tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Hiện nay chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng cuộc đấu tranh trên mặt
trận văn hóa và chúng coi đây là mũi nhọn xung kích làm phai nhạt mục tiêu lý
tưởng của thanh niên. Những biểu hiện xấu của văn hóa phương Tây với lối sống
thực dụng, sống chỉ có biết hôm nay, không biết đến có ngày mai; những hành vi
đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc; sự thích thú những bộ phim nước
ngoài với nội dung chém giết, võ thuật và nhiều tệ nạn trong thanh niên hiện nay
chính là những phản văn hóa, những việc làm và hành động tác động rất mạnh
đến tâm lý của thanh niên. Sự tác động xấu đó dễ làm cho một bộ phận thanh
niên chúng ta quay lưng lại với lịch sử dân tộc, với phong tục tâp quán của con
người Việt Nam, với văn hóa Việt Nam. Thanh niên là những người hàng ngày
hàng giờ phải đối mặt, phải tiếp xúc với văn hóa đó nhiều nhất cho nên phải chủ
động kế thừa những cái tiến bộ và lọc bỏ những cái không phù hợp, đi ngược lại

với văn hóa của dân tộc. Thanh niên phải nhận thức rõ văn hóa Việt Nam là
thành quả của sự kết tinh văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới, phải trang bị cho
mình một hệ thống tri thức vững vàng, đầy đủ để không bị động bất ngờ, thường
xuyên tìm hiểu văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới để tạo hành trang tri thức,
góp phần xây dựng đất nước.
 Mỗi thanh niên thiếu niên phải thực sự thấy được những giá trị văn hóa của dân
tộc, những giá trị được chắt lọc đúc kết hàng đời nay, đc gìn giữ và kế thừa qua
bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu vào trong máu thịt của người dân,
để dù có đi đâu, sống ở nơi nào con người vẫn luôn là người dân nước Việt Nam
Gia đình cộng đồng cũng phải chung sức chung lòng để tô đậm thêm nữa những
giá trị văn hóa trong sự trà trộn của những luồng văn hóa khác, bên cạnh đó cần
phải hiểu rõ rằng giữ gìn ở đây không phải là khư khư ôm lấy cái đã có, cần phải
kế thừa phát huy đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa
chọn với những văn hóa mới tích cực. Từ đó hình thành nên 1 nền văn hóa Việt
Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng , vừa thống nất, đảm bảo đc yêu
cầu hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời đại mới. Thực hiện điều này là
trọng trách, nghĩa vụ của giới trẻ, mỗi thanh niên, thiếu niên hôm nay
Với sức trẻ tràn trề, với sự nhiệt huyết không dễ gì dập tắt, với mong muốn
8


được công hiến, em tin rằng những gì chúng ta đang cố gắng hôm nay sẽ đạt
được những thành quả như mong muốn.

9



×