Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bai thu hoach CDNN HANG II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.67 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TRUNG ƯƠNG – NHA TRANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO
VIÊN MẦM NON HẠNG II

Câu 1: Phân tích các bước trong quy trıı̀nh tạo động lực làm việc cho giáo
viên mầm non. Liên hệ với việc tạo động lực làm việc cho giáo viên tại cơ sơ
trường mầm non nơi chị đang công tác.
Trả lời:
Tạo động lực việc làm là quá trình tác động của chủ thể lãnh đạo (LĐ trường
MN) tới đối tượng bị lãnh đạo (GVMN) nhằm tạo ra động lực làm việc cho họ.
Nói cách khác: là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của lãnh đạo trường
mầm non nhằm tạo ra sự khát khao và tự nguyện của GVMN trong thực hiện
công việc để đạt được mục tiêu của cơ sơ giáo dục mầm non đề ra.
Quy trình tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non gồm:
Bước 1: Tiến hành tạo động lực làm việc
Đầu tiên Tìm hiểu đối tượng tạo động lực làm việc là khả năng vận dụng kiến
thức, thái độ và kỹ năng của cán bộ quản lý vào việc tìm hiểu giáo viên mà hạt
nhân là tìm hiểu các vấn đề về nhu cầu của giáo viên có liên quan đến khả năng
đáp ứng của cán bộ quản lý khích lệ giáo viên tích cực hoạt động.
Tìm hiểu đối tượng tạo động lực làm việc gồm những công việc cụ thể:
+ Động viên nhiều kênh thông tin để tìm hiểu giáo viên
+ Động viên khuyến khích giáo viên.
+ Tìm hiểu được các vấn đề của giáo viên: nhận biết nhu cầu, cảm xúc tình
cảm,mối quan hệ các giáo viên trong trường, hiểu hoàn cảnh sống, những khó


khăn giáo viên gặp phải..


+ Tích cực tìm hiểu các cách để tạo ra động lực làm việc từ việc họa và đọc tài
liệu. Có mối quan tâm và có kiến thức về tạo động lực việc làm: đọc
sách,internet….tìm hiểu qua các tấm gương thực tế, tự tìm kiếm tham gia đào
tạo…
Vận dụng có hiệu quả các hiểu biết về giáo viên, có kỹ năng và thái độ tích cực
trong việc tìm hiểu những vấn đề thuộc về cá nhân và vấn đề của giáo viên liên
quan hoạt động nhà trường là cơ sơ để cán bộ quản lý đánh giá được nhu cầu
của giáo viên qua đó lập kế hoạch tạo động lực việc làm hiệu quả.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch tạo động lực làm việc
Xây dựng kế hoạch tạo động lực làm việc là khả năng vận dụng kiến thức, thái
độ và kĩ năng của cán bộ quản lí vào việc thiết kế trước các hoạt động tạo động
lực làm việc cho giáo viên.
Các bước xây dựng kế hoạch tạo động lực làm việc:
+ Đánh giá đặc điểm tình hình nhà trường, xác định nhu cầu của giáo viên.
+ Xác định rõ mục đích tạo động lực làm việc.
+ Dự kiến tài chính cho các hoạt động tạo động lực làm việc.
+ Xác định các cách thức tạo động lực làm việc phù hợp với từng giáo viên.
+ Dự kiến các hoạt động sẽ tiến hành để tạo động lực làm việc.
+ Lấy ý kiến của các thành viên trong trường.
+ Xác định thời điểm đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch sau mỗi năm
học.
Bước 3.Tạo động lực làm việc của giáo viên
Là khả năng vận dụng hiệu quả hiểu biết về nhu cầu của giáo viên và cách thức
tạo độnglực việc làm, để lựa chọn tiến hành tác động phù hợp nhằm gia tang
tính tích cực của giáo viên và mục tiêu nhà trường.
3.1.Tạo động lực việc làm của GV thông qua tác động vào các nhu cầu
+ Nhu cầu tồn tại

+ Nhu cầu liên kết , giao tiếp
+ Nhu cầu được tôn trọng
+ Nhu cầu tự khẳng định
3.2.Tạo động lực làm việc cho GV qua tấm gương của cán bộ quản lý


Sự tận tâm với công việc chung của cán bộ quản lý là một phẩm chất vàng của
cán bộ quản lý, thể hiện dưới nhiều hình thức: tận tâm công việc, cách nâng cao
kỹ năng quản lý, không vụ lợi, sự tận tâm cán bộ quản lý sẽ tạo ra sức hút đối
với giáo viên vì tận tâm hành động đến cùng.
• Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý: Đối với cán bộ quản lý, tinh thần
trách nhiệm giúp họ hoàn thành các mục tiêu đặt ra cho bản thân và nhà
trường, thể hiện: Tinh thần trách nhiệm trong công việc cảu cán bộ quản lý,
khả năng hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sang làm quá giờ, có động lực làm việc
trong mọi hoàn cảnh.
• Thái độ tích cực của cán bộ quản lý: Thái độ của cán bộ quản lý sẽ lan
truyền đến các giáo viên, giáo viên là hình ảnh phản chiếu thái độ của cán bộ
quản lý. Cán bộ quản lý có thái độ tích cực sẽ được truyền cho những người
xung quanh thành môi trường chuẩn mực.
Bước 4. Đánh giá kết quả tạo động lực làm việc
• Có phương pháp hiệu quả để thu thập thông tin về kết quả tạo động lực việc
làm cho giáo viên.
• Có các tiêu chí đánh giá sự thay đổi của giáo viên sau khi tác động.
• So sánh đánh giá kết quả tạo động lực việc làm với mục tiêu đề ra.
• Nhận thấy hiệu quả tạo động lực việc làm qua thái độ và kết quả công việc
của giáo viên.
• Đối chiếu đánh giá của các thành viên trong trường
• Có cải tiến hàng năm để năm sau tạo động lực tốt hơn
Liên hệ việc tạo động lực việc làm cho giáo viên ơ trường
Với vai trò là một cán bộ quản lý trong tương lai tôi thiết nghĩ mình cần nắm bắt

đúng thời điểm, thời cơ cũng như phối hợp tốt các đoàn thể trong nhà trường để
tạo ra một nguồn lực, động lực việc làm thật tốt cho giáo viên, nhân viên trong
cơ quan. Công việc này đòi hỏi gặp không ít khó khăn, bơi với một tập thể 29
cán bộ giáo viên nhân viên mà nữ chiếm đa số chỉ có 3 nam cũng đã là một áp
lực. Vì vậy với vai trò quản lý cần đánh giá một cách khách quan, công tâm, dân
chủ có như vậy mới tạo ra động lực làm việc cho giáo viên, tạo ra sự hăng say
nhiệt huyết với công việc, tận tâm với nghề. Bên cạnh đó phải thường xuyên


nắm bắt tình hình hoàn cảnh sống mỗi giáo viên phân công công việc cho phù
hợp, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ, tay nghề. Thường
xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa,văn nghệ, giao lưu nhằm tạo mối đoàn kết
trong tập thể. Trong nhiều năm qua với một tập thể có 7 giáo viên giờ số lượng
đã tăng cao, cơ sơ vật chất khang trang, số lượng giáo viên kết nạp đảng ngày
càng nhiều, nhiều giáo viên tham gia các hội thi do thị xã tổ chức: Hội thi giáo
viên dạy giỏi, Hội thi làm đồ dùng đồ chơi…đạt được nhiều thành tích cao,
trường công nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia cấp độ I. Qua đó cũng đã
khẳng định được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.
Vì vậy việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non vô cùng quan trọng,
vì đây là thước đo đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, vai trò cán bộ
quản lý cũng là một nhân tố quan trọng đánh giá kết quả đạt được. Có thể nói
cán bộ quản lý chính là người tạo ra động lực việc làm cho giáo viên, giúp giáo
viên nhiệt huyết với nghề, an tâm công tác. Cán bộ quản lý chính là tấm gương
đi đầu cho tập thể, là người đưa ra những kế hoạch, ý kiến, thông tin giúp cho
giáo viên nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt công việc của mình.


Câu 2 : Phân tích những điểm cần lưu ý khi lựa chọn đề tài nghiên cứu cho ví dụ
minh họa.
Những điểm cần lưu ý khi chọn đề tài

- Tên đề tài chú ý viết không quá 20 từ, tên đề tài cần thể hiện rõ nội
dung,khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện, không nên quá dài
hoặc không trọng tâm
- Đối tượng nghiên cứu: Khi nghiên cứu cần xác định đối tượng rõ ràng,
trong phạm vi nào.
- Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Cần chỉ ra được đề tài nghiên cứu được
thực hiện với mục tiêu gì
- Phương pháp nghiên cứu: Cần cho hội đồng biết được công trình được
thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu gì ( định tính,
địnhlượng..)mô tả ngắn gọn về phương pháp thực hiện ( ví dụ thông qua
phương pháp tổng hợp tài liệu nghiên cứu..)
- Mô tả cách thức thu thập dữ liệu: Cần nêu các thông tin cơ bản như thiết
kế nghiên cứu, thu thập số liệu ơ đâu, thời gian khi nào, cách thức thu
thập số liệu….để thể hiện tính tin cậy trong việc thể hiện số liệu.
- Mô tả dữ liệu: Tùy từng đề tài nghiên cứu với các đối tượng khác nhau,
cần mô tả cụ thể.
- Kết quả nghiên cứu: Khi chỉ ra kết quả nghiên cứu cần ngắn ngọn mang
lại ấn tượng người đọc.
- Khuyến nghị: Chú ý gắn kết quả với kiến nghị để thể hiện tính khoa học,
tránh tình trạng đưa ra một loạt kiến nghị không liên quan đến kết quả
hoặc đối tượng nghiên cứu
Ví dụ :
Tên đề tài : Một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Hiện trạng

Đa số các cháu chưa qua các lớp nhà trẻ, bé nên nhận
thức, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ còn hạn chế, lại
không đồng đều nên ảnh hương đến việc dạy kỹ năng
sống cho trẻ; Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc
của cha mẹ; Trẻ bị ảnh hương bơi cuộc sống hiện đại như:

Internet, tivi, các trò chơi điện tử....
Đa số phụ huynh làm nông còn khó khăn về kinh ít
quan tâm tới việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ;
Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ


Giải pháp thay thế
Vấn đề nghiên cứu
Thiết kế
Đo lường
Phân tích

Kết quả

những công việc mà trẻ yêu cầu; Nhiều phụ huynh chưa
có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
Tổ chức triển khai các chuyên đề trong các đợt tập huấn
chuyên môn
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi tại
trường mầm non.
Khảo sát trẻ đầu năm học và cuối năm học
Bảng số liệu điều tra trẻ 4-5 tuổi học trong toàn trường
Dựa vào các phương pháp biện pháp thực hiện
Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức
giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Biện pháp 3: Giáo dục một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân
cho trẻ
Biện pháp 4: Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ
huynh.
1. Đối với trẻ

Trẻ biết được một số kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản
thân;
Trẻ biết xử lý các tình huống đơn giản xảy ra ơ lớp, ơ nhà
hoặc nơi công cộng;
Trẻ nhận biết những mối nguy hiểm cơ bản và tránh xa.
2. Đối với giáo viên
Giáo viên biết phối kết hợp các phương pháp, biện pháp,
làm cho hoạt động trơ nên sinh động, hấp dẫn trẻ;
Giáo viên tạo được sự tin tương ơ trẻ và phụ huynh;
Giáo viên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm
năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín
nhiệm;
Giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ qua các chuyên
đề, hội thi giáo viên giỏi cấp trường đạt tốt.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×