Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

đề cương Công tác xã hội với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.98 KB, 12 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Phân tích khái niệm Khuyết tật? Người khuyết tật. Lấy ví dụ minh họa.
 Suy giảm chức năng là những người có vấn đề về thể chất.
 KNKT: khuyết tật là những hạn chế trong hoạt động theo chức năng hay trong

phạm vi bình thường của con người những hạn chế do suy giảm chức năng gây
nên.
 Tàn tật là hạn chế hay thiếu hụt do( một khuyết tật) khả năng thực hiện vai trò
trong xã hội.
 Ví dụ: người bị chất độc màu da cam -> suy giảm -> khuyết tật -> tàn tật ->
thiếu hụt các chức năng cơ thể -> hạn chế vận động -> hạn chế việc làm -> hạn
chế hòa nhập xã hội.
Ví dụ cụ thể: tên tuổi tóm tắt tiểu sử cá nhân gia đình.
 Theo CRPD Người khuyết tật là những người thiếu hụt những khiếm khuyết

lâu dài về cảm giác trí tuệ thần kinh cơ thể, họ phải đối mặt với nhiều rào cản
khác nhau những điều này có thể cản trờ họ tham gia đầy đủ và có hiệu quả
vào các sinh hoạt xã hội trên cơ sở bình đẳng những người khác.
 Biểu hiện của họ rất đa dạng, có rất nhiều loại khiếm khuyết mà con người
phải chịu tác động theo nhiều cách khác nhua có một vài người chỉ chịu một
dạng tật nhưng có những người phải chịu nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Có
người bị bẩm sinh hoặc khi họ sống trong xã hội có những rủi do không đáng
có khiến họ bị khuyết tật.
2. Phân biệt các dạng khuyết tật, các mức độ khuyết tật theo luật người

khuyết tật của Việt Nam năm 2010.
 Phân loại các dạng khuyết tật theo các dạng tật trong điều 3 luật người
khuyết tật Việt Nam 2010
Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động cơ
thể như đầu cổ chân tay thân mình dẫn đến hạn chế vận động di chuyển.


Khuyết tật Nghe nói:là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe hoặc nói
hoặc cả hai là nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ rang dẫn đến hạn chế
trong giao tiếp và trao đổi thông tin bằng lời nói


Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất đi khả năng nhìn và cảm
nhận ánh sang màu sắc hình ảnh sự vật trong điều kiện ánh sang và môi trường
bình thường.
Khuyết tật thần kinh tâm thần: là rối loạn tri giác trí nhớ cảm xúc kiểm
soat hành visuy nghĩ và có những biểu hiện lời nói bất thường
Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức tư duy
biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ phân tích sự vật hiện tượng
giải quyết sự việc.
Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể
khiến cho hoạt động lao động sinh hoạt học tập khó khăn mà không thuộc các
trường hợp bên trên.
 Mức độ khuyết tật:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không
thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy
định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Những khó khăn trở ngại đối với người khuyết tật. Sự kỳ thị và phân biệt

đối xử với người khuyết tật. Lấy ví dụ minh họa.
Khó khăn của NKT:
a. Học tập Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí
tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu
tri thức rất khó khăn, nhưng khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người

khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm
khuyết của mình. Mặc khác, đôi khi sự đầu tư về cơ sở vật chất dành cho việc
giáo dục cho người khuyết tật còn quá ít do kèm theo thiếu hỗ trợ của gia đình
cho nên việc duy trì học tập tiến lên của người khuyết tật không nhiều. Vì vậy,
khi tiếp xúc với người khuyết tật, chúng ta nên hiểu, thông cảm với cách ăn nết
ở, đặc biệt là kiến thức của người khuyết tật.
b. Việc làm Khó khăn trong học tập, cùng với khuyết tật ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng xin việc làm trong các công ty, xí nghiệp hay tổ chức cá
nhân... Ngoài ra, một số công việc có đòi hỏi mà người khuyết tật khó thực hiện


tốt được đối với thể lý dù kiến thức dư thừa. Cho nên, chúng ta cần nhìn ra
khuyết tật hầu chọn việc, giao việc đúng với khả năng và phù hợp với khuyết tật
của họ. Như thế, họ cảm thấy là những người hữu dụng và trọng dụng hầu tự
vươn lên và yêu người, yêu đời mà vui sống.
c. Hôn nhân Ngày nay, còn rất nhiều người khuyết tật gặp nhiều cản trở
trong tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi. Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người
bình thường, điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung, con người
có xu hướng lựa chọn bạn đời có bộ gien tốt, do vậy người khuyết tật thường bị
cho là lựa chọn "dưới tiêu chuẩn".
Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năng chăm sóc con cái yếu kém
và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế khó khăn, xấu hổ với xã hội...
Mặc khác, người khuyết tật cũng thường có mặc cảm mình làm khổ người yêu
với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô) ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu yêu và
lấy người lành lặn. Nói chung, dư luận xã hội cho rằng sẽ là đôi đũa lệch nếu
như một cô gái khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngược lại) và
nghĩ rằng họ đến với nhau vì một lý do khác chứ không phải tình yêu. Nên nhớ
rằng đúng là có những khó khăn nhất định trong hôn nhân đối với người khuyết
tật nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ phụ thuộc duy nhất vào việc người nào
đó có khuyết tật hay không, mà hạnh phúc gia đình phải dựa vào tình yêu chân

thật. Chúng ta nên nhớ rằng ông bà ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ông bà
muốn dạy rằng chúng ta đừng đánh giá nhau bằng hình dáng bên ngoài mà bên
trong. Cho nên, đừng vì người ta khuyết tật mà cho họ là thế này thế nọ… họ
cũng là con người như chúng ta, họ cũng có những phẩm giá, nghị lực, tâm hồn
đáng trân trọng. Vì vậy, chúng ta hãy đến với họ với tấm lòng chân thành, yêu
thương và quí mến họ như mình ta vậy. Vì chưng, xã hội là cộng đồng người
trong đó có người hiền người dữ, người khỏe mạnh, người ốm đau, người lành
lặn va người khuyết tật sống chung với nhau. Để cuộc sống chung này không
“đụng”, cần có một tấm lòng. Tấm lòng đó là sự hiểu biết, cảm thông, chịu
đựng, tha thứ và yêu thương nhau.
d. Tâm lý:Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp
bản thân mình so với những người bình thường khác. Nhiều người khuyết rất
nhạy cảm hay mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm
khuyết cơ thể của mình đến nỗi chẳng muốn vươn lên, vượt qua và hòa nhập.
Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy cũng có


nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại, vươn lên, vượt qua, hòa nhập, giao lưu, lập
gia đình, sinh con cái như những người lành lặn. Họ coi khuyết tật như một “tai
nạn” để rồi vượt lên chính mình. Vì vậy, hỡi các bạn khuyết tật hãy biết chấp
nhận chính mình, hãy can đảm vươn lên dù khó khăn hầu làm cuộc sống chúng
ta thêm vui tươi và hy vọng thay cho u sầu đắng cay. Còn các bạn khỏe mạnh,
các bạn hãy hiểu, cảm thông, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho người khuyết tật hầu
họ có thể có tinh thần, có ý chí, có niềm vui và có tình người để hòa nhập xã hội
mà vui sống.
Kỳ thị - Phân biệt đối xử
Sự phân biệt đối xử của cộng đồng là nguyên nhân chính làm cản trở
người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp. Cản trở lớn nhất với người khuyết tật là
kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc
sống. Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật - nó

là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người - mà
không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng cảm thông thực sự sẽ chỉ hướng
cho hành động đúng đắn của chúng ta.
 Cho nên, người khuyết tật cần lắm thái độ tôn trọng, không kỳ thị của
mọi người để có thể tự tin và vui sống hơn. Đồng thời cũng cần hiểu rằng,
bất cứ người lành lặn nào cũng có nguy cơ tiềm ẩn trở thành người khuyết
tật.
4. Đặc điểm tâm lý của người khuyết tật. Lấy ví dụ minh họa.

Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản
thân mình so với những người bình thường khác. Nhiều người khuyết rất nhạy
cảm hay mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ
thể của mình đến nỗi chẳng muốn vươn lên, vượt qua và hòa nhập.
Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy cũng
có nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại, vươn lên, vượt qua, hòa nhập, giao lưu,
lập gia đình, sinh con cái như những người lành lặn. Họ coi khuyết tật như một
“tai nạn” để rồi vượt lên chính mình.
Ví dụ: Nick Vujicic với câu nói hỡi các bạn khuyết tật hãy biết chấp nhận chính
mình, hãy can đảm vươn lên dù khó khăn hầu làm cuộc sống chúng ta thêm vui
tươi và hy vọng thay cho u sầu đắng cay.


5. Một số chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.

Chính sách hỗ trợ giáo dục
Nhà nước tạo điều kiện để nkt học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của
người khuyết tật trong đó chính sách như:
Về độ tuổi nhập học và phương thức giáo dục: nkt được nhập học ở độ tuổi cao
hơn so với qui định đối với giáo dục phổ thông người khuyết tật được chọn một
trong ba phương thức là giáo dục hòa hập giáo dục bán hòa nhập và giáo dục

chuyên biệt. trong đó giáo dục hòa nhập là phương thức được nhà nước khuyến
khích dành cho người khuyết tật. giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt
được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để nkt học tập theo pt giáo
dục hòa nhập.
Người khuyết tật cha, mẹ, hoặc người giám hộ nkt lựa chọn phương thức phù
hợp với sự phát triể cá nhân của người khuyết tật
Về phương tiện và tài liệu hỗ trợ giáo dục cho nkt
Người khuyết tật được cung cấp phương tiện hỗ trợ học hành riêng trong
trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe nói , được học ngôn ngữ kí hiệu,
người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi,.,…
Về chính sách hỗ trợ học bổng
Trẻ em khuyết tật khó khăn về kinh tế được miễn giảm học phí và được nhà
nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập với mức 70000/hsinh/tháng để mua sách
vở và các đồ dung khác….
Hỗ trợ đối với người làm công tác giáo dục tại các lớp chuyên biệt dành cho nkt
Nhà giáo cán bộ quản lý tham gia giáo dục vơi NKT nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật được hưởng các chế độ ưu đãi theo qui định của chính phủ cụ
thể như sau

Chính sách dạy nghề hỗ trợ việc làm
Dạy nghề đối với người khuyết tật
 Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa
chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.


 Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào

tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy
định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
 Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều

kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy
định của pháp luật.
 Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Việc làm đối với người khuyết tật
 Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động,
được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe
và đặc điểm của người khuyết tật.
 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng
người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu
chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc
của người khuyết tật.
 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật
tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi
trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật
phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là
người khuyết tật.
 Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới
thiệu việc làm cho người khuyết tật.
 Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người
khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được
hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo
quy định của Chính phủ.
Chính sách hỗ trợ y tế
Chăm sóc sức khỏe tại nơi cư trú
Trạm y tế xã có trách nhiệm sau đây
 Triển khai các hình thức tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức phổ
thông chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn
người khuyết tật phương pháp phòng bệnh tự chăm sóc sức khỏe và

phục hồi chức năng
 Lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe người khuyết tật


 Khám bệnh chữa bệnh phù hợp phạm vi chuyên môn cho người khuyết

tật kinh phí để thực hiện quy định nói trên do ngân sách nhà nước đảm
bảo…
Khám bệnh chữa bệnh
 Nhà nước đảm bảo người khuyết tật được khám bệnh chữa bệnh
và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp
 Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm y tế
 Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
để người khuyết tật được khám chữa bệnh
 Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích
động trầm cảm có ý tưởn hành vi tự sát gây nguy hiểm cho người
khác được hỗ trợ sinh hoạt phí chi phí đi lại và chi phí điều trị
trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám chữa bệnh
 Khuyến khích các tổ chức cá nhân khám bệnh chữa bệnh cho
người khuyết tật.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng
nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ
tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình
đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người
khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

4. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn
hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan,
tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng.
BẢO TRỢ XÃ HỘI
Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:


a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều
45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi
dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt
nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai
hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao
tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng
tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ
quy định.
Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
1.Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo
được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại

khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
a Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;
d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
3. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh
phí quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Phân tích mô hình phát hiện sớm và can thiệp sớm cho người khuyết tật?
Lấy ví dụ minh họa?
Phát hiện sớm Khuyết tật là:
nhận biết (công nhận) các dấu hiệu khiếm khuyết hay sự chậm trễ, khác
thường trong sự phát triển về thể chất, giác quan, nhận thức, ngôn ngữ, tâm lý,


…của trẻ so với ngưỡng phát triển chung của lứa tuổi khi các dấu hiệu này mới
xuất hiện và trẻ đang ở độ tuổi < 4.
Can thiệp sớm khuyết tật sau khi đã phát hiện và xác định được KT là:
- Xác định khả năng, nhu cầu của trẻ khuyết tật
- Xây dựng và thực hiện các chương trình Can thiệp về y tế, giáo dục, tâm
lý và xã hội trực tiếp cho trẻ KT, và
- Phát triển các chương trình hỗ trợ cho gia đình trẻ KT, cộng đồng, trường
MN, giáo viên hoà nhập
- Các hoạt động CTS được thực hiện cho trẻ 0 – 6 tuổi.
Mục đích của can thiệp sớm
CTS tập trung tác động vào sự chậm trễ trong quá trình phát triển của trẻ,
nhằm:
• Kích thích tối đa sự phát triển của trẻ bằng mọi cách có thể

• Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của khuyết tật tới sự phát triển của
trẻ
• Phòng tránh khuyết tật thứ phát
• Chuẩn bị tốt nhất cho trẻ KT hòa nhập cộng đồng
Các hình thức can thiệp sớm
 CTS tại Trung Tâm/trường chuyên biệt
 CTS tại nhà
 CTS tại trường Mầm non
 Can thiệp kết hợp

Lưu ý:
1. Tình trạng, khả năng và khó khăn của trẻ KT và điều kiện của gia đình là
Căn cứ chính cho việc quyết định lựa chọn hình thức can thiệp thích hợp
2. Các hoạt động CTS, bao gồm cả các hoạt động do phụ huynh tiến hành tại
nhà, đều phải được tiến hành dựa trên KHCTS/KHGDCN đã được thống
nhất từ trước.
3. Sự tiến bộ của trẻ là căn cứ để đánh giá chất lượng CTS và GDHN
Quy trình phát hiện sớm can thiệp sớm
 Bước 1: Sàng lọc tại cộng đồng => Phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ
rối nhiễu phát triển và giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn
 Bước 2: Khám sàng lọc xác định khuyết tật tại Trung tâm Hỗ trợ
Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp


 Bước 4: Thực hiện kế hoạch can thiệp
 Bước 5: Đánh giá lại và điều chỉnh KH

(Bước 6: thực hiện lại từ bước 2 hoặc chuyển tiếp trẻ sang chương trình khác)
Quy trình phát hiện sớm can thiệp sớm:


Công cụ phát hiện sớm:
Bước 1: Khám sàng lọc tại cộng đồng.:
• Phiếu sàng lọc phát hiện sớm chậm phát triển ở trẻ em (Bộ Y tế)
• Chuẩn phát triển cho trẻ sơ sinh tới 5 tuổi (Viện Nhi Hoa Kỳ),
• Denver
Bước 2: Khám đánh giá tại Trung tâm Hỗ trợ
Trường hợp 1: Nếu trẻ có biểu hiện chậm phát triển tất cả các lĩnh vực =>
PEP-R; Bảng liệt kê mức độ phát triển trong Từng bước nhỏ một (quyển 8);
Trường hợp 2: Nếu trẻ có biểu hiện khiếm thính =>
Bảng đánh giá trẻ khiếm thính; Test đánh giá khả năng nói; Chuẩn phát triển về
ngôn ngữ cho trẻ sơ sinh tới 5 tuổi; Bảng liệt kê mức độ phát triển trong Từng
bước nhỏ một (quyển 8);


Trường hợp 3: Nếu trẻ có biểu hiện khuyết tật ngôn ngữ, khó khăn về giao tiếp.
=>PEP-R; Chuẩn phát triển về ngôn ngữ cho trẻ sơ sinh tới 5 tuổi; Bảng liệt kê
mức độ phát triển trong Từng bước nhỏ một (quyển 8);
Trường hợp 4: Nếu trẻ có dấu hiệu khiếm thị => Bảng đánh giá thị lực; Bảng
đánh giá thị giác chức năng; Bảng liệt kê mức độ phát triển trong Từng bước
nhỏ một (quyển 8); Bảng liệt kê mức độ phát triển Oregon;
Trường hợp 5: Nếu trẻ có biểu hiện chậm phát triển nhận thức, khuyết tật trí tuệ
=>PEP-R, Bảng liệt kê mức độ phát triển trong Từng bước nhỏ một (quyển 8);
Raven màu;
Trường hợp 6: Nếu trẻ có dấu hiệu hội chứng Down. =>PEP-R, Bảng liệt kê
mức độ phát triển trong Từng bước nhỏ một (quyển 8); Raven màu;
Trường hợp 7: Nếu trẻ có vấn đề về hành vi thích ứng, tăng động =>Test sàng
lọc ADHD; Test ABS-S:2; Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD, ODD, CD theo bảng
phân loại bệnh DSM4;
Trường hợp 8: Nếu trẻ có dấu hiệu tự kỷ (rối loạn phát triển phổ tự kỷ)
=>Phiếu đánh giá các dấu hiệu để nhận biết trẻ có nguy cơ tự kỷ (CHAT); Thang

sàng lọc tự kỷ M-CHAT; Tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ theo bảng phân loại bệnh
DSM4; Bảng liệt kê hành vi Phát triển trẻ em (DPC-P);
Trường hợp 9: Nếu trẻ đã được chẩn đoán bị tự kỷ => PEP-R; CARS; Test
GARS(để lượng giá hành vi và chẩn đoán mức độ tự kỷ).
7.

Phân tích mô dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. Lấy ví
dụ minh họa
Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung và cũng bảo đảm yêu cầu giải
quyết việc làm cho lao động. Đối với người khuyết tật, dạy nghề là tiền đề tạo
cơ hội việc làm và xúc tiến việc làm, góp phần hỗ trợ họ từng bước hoà nhập
cộng đồng.
Với mục tiêu Cho cần câu, hơn cho xâu cá nhưng với ý nghĩa mới hơn
là hướng dẫn làm cần câu chứ không cho sẵn cần câu trong ngành công tác xã
hội có thể hình dung rằng người khuyết tật cũng có thể học nghề và được đào
tạo nghề để có thể tự phát triển bản thân và với việc được dạy nghề và người
khuyết tật có thể học nghề thì đó có thể sẽ là tiền đề để người khuyết tật có thể
hòa nhập cộng đồng.


Phân tích các mô hình giáo dục cho người khuyết tật. Lấy ví dụ minh họa.
9. Phân tích mô hình phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Lấy ví dụ minh
họa.
10. Phân tích mô hình sống độc lập cho người khuyết tật. Lấy ví dụ minh họa.
11. Vận dụng kiến thức, kỹ năng trong mô hình quản lý trường hợp để trợ giúp thân
chủ trong tình huống cụ thể.
8.




×