Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.03 KB, 26 trang )

Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS
MỤC LỤC

NỘI DUNG

2

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

II.

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
B. NỘI DUNG
I.

MỤC TIÊU
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

II.

1.
2.
3.
4.
5.


6.
7.
8.

TRANG

Bộ nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc bằng nam châm
Bộ nhạc cụ gõ đệm bằng gáo dừa
Trống lắc
Chũm chọe
Vòng lắc- Sênh tiền
Thanh phách

Thước kẻ khuông nhạc

MỘT SỐ TIẾT DẠY MINH HỌA CÓ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2
3
3
4
6
6
6
6
7
8
8
9
10

10
10
12

TỰ LÀM
III.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
IV.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
V.
NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ
C: KẾT LUẬN
I.NHẬN ĐỊNH CHUNG
II.NHỮNG ĐIIỀU KIỆN ÁP DỤNG
III.TRIỂN VỌNG VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
IV.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19
20
21
22
22
23
23
23
24

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ


1


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Như chúng ta đã biết, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là một yêu cầu hết sức cấp thiết.
Một trong những phương phấp nhằm đổi mới phương pháp dạy học đó chính là
việc tích cực sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy,Là giáo viên giảng dạy
môn âm nhạc tại trương THCS Bình Kiều tôi thấy rằng việc sử dụng đồ dùng dạy
học trong các giờ dạy giúp cho học sinh rất hứng thú học tập, phát huy được tính
tích cực chủ động sáng tạo của mình từ đó chất lượng giờ dạy được nâng cao .Tuy
nhiên qua thực tế giảng dạy tôi thấy các thiết bị dạy học âm nhạc còn chưa phù hợp
với tình hình thực tế. Mà cụ thể là chưa có các nhạc cụ gõ đệm cho bài hát mà
trong học hát hay học tập đọc nhạc việc gõ đệm theo giai điệu là rất quan trọng.
Riêng đối với học sinh lớp 6, khi dạy các bài về kí hiệu âm nhạc giáo viên phải dạy
chay làm các tiết học trở lên nhàm chán , buồn tẻ, không gây hứng thú chô học
sinh. Từ đó , các em không thích học vì rất khó thuộc nốt nhạc. Để khắc phục
những khó khăn nêu trên đồng thời giúp học sinh thỏa mãn hứng thú bằng những
bài tập thực hành, những trò chơi bổ ích. Tôi cho rằng việc chế tạo bộ nốt nhạc và
các nhạc cụ gõ đệm, thước kẻ khuông nhạc phục vụ co giảng dạy âm nhạc cần sớm
được thực hiện và phổ biến rộng rãi tới đội ngũ giáo viên đang làm nhiệm vụ giảng
dạy bộ môn âm nhạc ở tất cả các trường THCS.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và một
truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam âm nhạc cần thiết
như cơm ăn , nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta tận dụng mọi
cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Qua tìm hiểu
về nhạc khí dân tộc Việt Nam, tôi nhận thấy, hầu như mọi chất liệu sẵn có trong
thiên nhiên đều có thể trở thành nhạc khí dưới đôi tay khéo léo của người Việt. Tất

cả các nguyên vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được người
Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc
trưng của âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền phong phú đa
dạng về loại hình, cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phươg thức, kĩ thuật
diễn tấu cũng như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người Việt.
2


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Nhờ lòng say mê âm nhạc, sự thông minh tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi
của cha ông ta. Ngày nay, chúng ta có thể tìm trong hệ nhạc khí cổ truyền Việt
Nam tát cả những nhạc khí cực kỳ đơn sơ cho tới những nhạc cụ hoàn thiện độc
đáo. Là một giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc. Tôi nhận
thấy, để kế thừa truyền thống của cha ông, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đồng
thời phát huy tính tích cực, rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì và óc sáng tạo
cho cả người dạy và học. Người giáo viên cần phải tôn coi trọng việc chế tạo và sử
dụng đồ dùng dạy và học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được mục
tiêu: “Đổi mới phương pháp là đổi mới đồ dùng dạy học”. Mang lại hiệu cao nhất
cho nhất cho các tiết dạy âm nhạc. Đó chính là lí do để tôi đề xuất và hoàn thành
tốt việc chế tạo và đưa vào sử dụng bộ nốt nhạc cùng các nhạc cụ gõ đệm trong
giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS Bình Kiều và đó chính là lí do để tôi
hoàn thành sáng kiến : “Tự làm một số đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng
dạy môn âm nhạc ở trường THCS”.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1.Cơ sở lí luận
Khuông nhạc, khóa son, hình nôt, dấu lặng đơn,lặng đen… gọi chung là
các kí hiệu âm nhạc (hay bộ nốt nhạc) được dùng để dạy các em tập làm quen với
các kiến thức âm nhạc đơn giản. Bên cạnh đó, thanh phách, song loan, mõ, trống,

sênh…là những nhạc cụ được kích âm nhằm mục đích giữ nhịp cho bài hát và là
phương tiện phục vụ cho các hoạt động biểu diễn văn nghệ. Tất cả các phương
tiện, đồ dùng dạy học kể trên đều được chế tạo từ các vật liệu đơn giảng, dễ kiếm
và được sử dụng một cách có hiệu quả trong dạy học âm nhạc tạo ra không khí học
tập vui tươi, thoải mái, góp phần làm sinh động các hoạt động biểu diễn, nâng cánh
cho tiếng hát cho các em hay hơn.
Việc tập cho các em làm và sử dụng thành thạo bộ nhạc cụ gõ đm và coi nó
như một thứ đồ chơi trẻ em thông qua các trò chơi được tổ chức trong quá trình
dạy học âm nhạc, các hoạt động văn nghệ ngoại khóa sẽ mang lại sân chơi mới lạ,
hấp dẫn nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ trong nhà trường.
3


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Trong những năm học gần đây Phòng giáo dục huyện Khoái Châu đã có
những văn bản cụ thể quy định hướng dẫn việc làm và sử dụng thiết bị, đồ dùng
dạy học âm nhạc nhằm đổi mới phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực ở
người học, đồng thời khuyến khích người dạy tìm tòi, sáng tạo và khai thác sử
dụng các thiết bị đồ dùng một cách hiệu quả.
Căn cứ vào Quyết định số 12/ 2003 – QĐ/BGD& ĐT ban hành ngày
23/3/2003 về việc làm và sưu tầm một số đồ dùng dạy học tự phục vụ cho hoạt
động dạy học của giáo viên. Qua quá trình thực dạy môn âm nhạc ở trường THCS
Bình Kiều, tôi rất tâm đắc với việc nghiên cứu và chế tạo bộ nốt nhạc và các nhạc
cụ gõ đệm. Tôi cho rằng đây là một việc cần sớm được thực hiện và triển khai rộng
rãi đến toàn thể đội ngũ giáo viên âm nhạc. Bởi vì, chúng không những góp phần
làm phong phú các thiệt bị dạy học âm nhạc trong nhà trường, khắc phục sự đơn
điệu, hạn chế các thiết bị cũ mà chúng còn phù hợp với đối tượng học sinh ở khối
6,7,8,9, đáp ứng kịp thời phương pháp dạy học. Ngoài ra, các phương tiện đồ dùng
dạy học âm nhạc nói ở trên không chỉ có người dạy mới làm được mà người học

cũng có thể làm để tự làm phục vụ cho việc học của mình. Thông qua quá trình
làm và sử dụng bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ. Người dạy và người học tự rèn
luyện cho mình sự tỉ mỉ, khéo léo, niềm đam mê, óc sáng tạo và lòng kiên trì trong
suốt quá trình dạy và học. Đó chính là những cơ sở, lí luận tạo tiền đề cho việc
nghiên cứu và chế tạo thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy âm nhạc tại trường
THCS Bình Kiều của bản thân tôi.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường THCS Bình Kiều trong những năm gần đây có những bước tiến
đáng kể về đổi mới phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng
được trang bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy học vào đổi mới phương
pháp và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí đánh giá giáo
viên. Bên cạnh đó nhà trường còn luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp,
ban ngành, hội cha mẹ học sinh… về việc hỗ trợ cơ sở vật chất đặc biệt là sự đầu
tư các trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Từ đó, tạo ra động lực thúc đẩy phong trào
4


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

làm, sưu tầm và sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên được diễn ra
thường xuyên. Mặt khác, qua hai hội thi đồ dùng dạy học tự làm do trường THCS
Bình Kiều và Phòng Giáo dục Đào Tạo huyện Khoái Châu tổ chức trong năm học
2011- 2012, bản thân tôi vinh dự trực tiếp tham gia và giao lưu học hỏi kinh
nghiệm làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ các đồng nghiệp, từ đó, tôi càng
nhận thức sâu hơn tầm quan trọng của việc làm sử dụng các thiết bị dạy học, tạo
cho tôi niềm đam mê nghiên cứu chế tạo ra các nhạc cụ gõ đệm và bộ nốt nhạc
phục vụ tốt cho giảng dạy môn âm nhạc của trường THCS Bình Kiều.

B. NỘI DUNG
5



Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS
I. MỤC TIÊU:

Đề tài: “Tự làm một số đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm
nhạc ở trường THCS” nhằm chế tạo ra một số đồ dùng, thiết bị cần thiết cho việc
giảng dạy môn âm nhạc từ đó giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo. Tiếp thu bài nhanh hơn, chất lượng giờ dạy tốt hơn.
II.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

1.Mô tả giải pháp của đề tài:
1.1Bộ nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc bằng nam châm
-Vật liệu:
Giấy, đề can (2-3 tờ với nhiều màu sắc khác nhau), nam châm lá, băng keo 2 mặt,
bút lông, bút màu, keo dán 2 mặt.
-Cách làm:
Vẽ các kí hiệu âm nhạc lên tấm giấy đề can, dùng kéo cắt chúng theo nét vẽ. Sau
đó, lấy keo 2 mặt dán các hình đã cắt lên tờ nam châm lá. Cắt nam châm lá theo
hình đã dán vào giấy đề can để được các nốt nhạc và các kí hiệu âm nhạc bằng
nam châm.
-Ứng dụng:
Dùng kí hiệu âm nhạc bằng nam châm gắn lên bảng để thực hiện các bài giới
thiệu khuông nhạc,khóa son, hình nốt…VD: Khi tập dạy nhận biết nốt nhạc trên
khuông (âm nhạc ở lớp 6). GV chỉ cần vừa nói tên nốt vừa gắn hình nốt vào vị trí
dòng kẻ nhạc ở trên bảng mà không cần mất nhiều thì giờ để vẽ mẫu. Khi dạy các
bài học tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son, tập viết nốt nhạc trên khuông, ôn tập
nốt nhạc. GV sử dụng các nốt nhạc để tổ chức các trò chơi củng cố vừa giúp học
sinh học thuộc bài tại lớp, vừa làm cho không khí lớp học sôi nổi. Ngoài ra, chúng
ta còn có thể sử dụng các nốt nhạc bằng nam châm để ghép thành các bài tập đọc

nhạc rất sinh động mà không cần đến tranh vẽ của thiết bị, cũng như khi dạy các
tiết ôn tập đọc nhạc ở lớp 6,7,8,9

6


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

1.2Bộ nhạc cụ gõ đệm bằng gáo dừa
-Vật liệu: Gáo dừa khô, sơn, cọ vẽ, giấy nhám.
-Cách làm: Lựa những chiếc gáo dừa khô và dà, dùng dao gọt sạch lớp sơ dừa
bám bên ngoài, cạo sạch phần cùi dừa còn sót bên trong. Dùng giấy nhám trà cho
nhẵn và bóng rồi lấy sơn vè lên mặt gáo tùy theo ý thích.
-Ứng dụng: Dùng 2 tay cầm 2 chiếc gáo dừa, đạp vào nhau hoặc đạp vào gáo
dừa của người bên cạnh theo nhịp hoặc tiết tấu bài hát, bài múa dân ca. Ngoài ra
đay không chỉ là một nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát mà nó còn được sử dụng làm
đạo cụ múa phụ họa cho các bài dân ca Khơ Me.

1.3.Trống lắc:
7


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

- Vật liệu:
Vỏ hộp trà hoặc vỏ lon bia, bi xe đạp cũ hỏng hoặc sỏi, đá nhỏ, giấy đề can
màu.
- Cách làm:
Lấy 2 hộp trà hoặc 2 vỏ lon bia cắt phần đá, bỏ một số bi hoặc sỏi vào trong rồi
luồn đáy lon vào đáy kia cho khít.Dùng giấy đề can trang trí theo ý thích. Tương tự

như vậy ta có thể sử dụng một số vật liệu khác để chế tạo như : Vỏ chai nước suối,
vỏ hộp thuốc…
- Ứng dụng:
Dùng tay lắc hoặc dùng dùi gõ vào mặt trống theo nhịp, hoặc phách để giữ nhịp
cho bài hát. Có thể dùng phối hợp với các nhạc cụ gõ khác để tổ chức biểu diễn
bài hát đây là những nhạc cụ có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với
số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớphọc bên cạnh.

1.4.Chũm chọe:
-Vật liệu:
Vỏ hộp bánh pira, dây ruy băng hoặc dây dứa.
- Cách làm:
Cắt từ hộp piza 2 hình tròn đường kính 20 cm, dùng kìm cuốn mép lại, đục lỗ ở
giữa, đạp cho conh giống nắp vung nồi sau đó luồn dây qua hai lỗ đã đục.
-Ứng dụng:
8


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Dùng tay kẹp vào 2 đầu dây và đập chúng vào nhau. Cũng với những hình tròn
cắt từ hộp bánh ta ta sẽ gõ mép lên 2cm để làm thanh la. Với dụng cụ chũm chọe ta
có thể sử dụng trong các tiết ôn tập bài hát giáo viên gọi cá nhân hoặc một tốp học
sinh lên hát kết hợp dugj cụ chũm chọe để gõ nhịp, học sinh sẽ rất hứng thú và
đồng thời giữ chắc được nhịp của bài hát.

1.5.Vòng lắc - sênh tiền:
-Vật liệu:
Nắp chai bia hoặc chai nước ngọt, dây kẽm nhỏ, thanh nhựa
- Cách làm:

Đục lỗ thủng ở giữa các nắp chai, lấy đoạn kèm dài khoảng 3-5 cm sâu lại rồi
cột thành vòng tròn làm thành vòng lắc.
Với các nắp chai đã đục sẵn ta dùng thanh nhựa cắt từ vỏ can nhựa để kẹp làm
thành sênh tiền.
-Ứng dụng:
Dùng tay lắc hoặc vỗ nhẹ như trống lắc của học sinh mẫu giáo

9


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

1.6. Thanh phách:
-Vật liệu : 2 thanh tre khô
-Cách làm: Dùng tre khô cắt thành các đoạn ngắn khoảng 25- 30 cm, vót cho
thật nhẵn.
-Ứng dụng: Dùng tay cầm 2 chiếc thanh phách, đập vào nhau hoặc đập vào
thanh phách của người bên cạnh theo nhịp hoặc tiết tấu bài hát. Ngoài ra giáo viên
có thể sử dụng thanh phách các giờ dạy hát, dạy tập đọc nhạc để giữ nhịp cho học
sinh.
1.7. Mõ:
-Vật liệu: Gốc tre, giấy nhám, đoạn tre khô
-Cách làm: Lấy đoạn gốc tre, đẽo sạch lớp rễ rồi dùng giấy nhám trà cho bóng.
Vót cho đoạn tre khô cho thật nhẵn bóng để làm thanh gõ mõ.
-Ứng dụng: Dùng thanh gõ vào mõ tạo ra âm thanh rát vang. Có thể sử dụng
1. 8. Thước kẻ khuông nhạc
- Vật liệu: Một khúc gỗ hình chữ nhật, khoan, phấn viết.
-Cách làm: Cắt khúc gỗ hộp hình chữ nhật dài chừng 15cm, các cạnh khác từ
3-4 cm. Trên mặt chia đều 5 lỗ(trong những lỗ đó ta cho phấn vào đrr kẻ 5 dòng
trân bảng đen). Các lỗ này khoan (hoặc đục) vừa viên phấn bỏ vào, sâu 2 cm.

-Ứng dụng: Có thể sử dụng thước kẻ khuông nhạc trong các giờ học tập đọc
nhạc hoặc trong các giờ học nhạc lí . Khi kẻ khuông nhạc, giáo viên chỉ cần thước
10


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

kẻ dài đặt lên bảng và kéo khúc gỗ (tựa vào thước) dọc theo thước. và như thế ta có
5 dòng kẻ đều nhau vừa nhanh vừa chính xác(khoảng cách đều nhau), đẹp mắt.
Ngoài bộ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ ra tôi còn tận dụng các vật liệu dư thừa
chế tạo thêm những sản phẩm phụ như: hoa, chiếc thẻ âm nhạc… làm phần thưởng
âm nhạc trong các hoạt động biểu diễn và trò chơi âm nhạc.

*Tóm lại: Đối với các nhạc cụ gõ: GV sử dụng để hướng dẫn học sinh gõ theo
phách, nhịp, tiết tấu hoặc gõ 2 âm sắc… vừa giữ nhịp cho các em khi hát, vừa làm
đạo cụ cho các em biểu diễn bài hát taoh cho không khí lớp học vui tươi, các em
không còn rụt rè, nhút nhát mà tự tin hơn trong cách thể hiện bài hát:
VD: Khi gõ phách cho câu hát:
Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa
GV có thể cho các em dùng thanh phách gõ vào phách mạnh, còn các em
khác cầm song loan hoặc trống lắc thì đệm vào phách nhẹ. Khi các em biểu diễn
bài hát theo nhóm. GV nên cho các en sử dụng phối hợp nhiều nhạc cụ với nhiều
cách đệm khác nhau như: Đệm theo tiết tấu, phách nhịp, sẽ làm cho các em hát tốt
hơn, giọng hát các em bay bổng hơn.
Đối với bộ nốt nhạc : Giáo viên sử dụng đề giới thiệu các kí hiệu âm nhạc
ở lớp 6. Khi giới thiệu các hình nốt nhạc : Giáo viên vừa giảng vừa gắn hình nốt
nhạc bàng nam châm lên bảng như vậy vừa không tốn thời gian vẽ lại gây hứng thú
học tập cho các em. Trong hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2012- 2013
11



Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

tôi đã khá thành công trong việc sử dụng dụng cụ nốt nhạc bằng nam châm tiết
dạy: Tập viết nốt nhạc trên khuông ở chưng trình âm nhạc lớp 6 học kì I . Ngoài ra,
khi dạy các bài tập đọc nhạc tôi còn sử dụng các hình nốt nhạc gắn lên khuông
nhạc để luyện thanh và viết các bài tập đọc nhạc lên bảng mà không cần sử dụng
đén bảng phụ .
2.Tiết dạy minh họa
Tiết 4: Nhạc lí: các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I.Mục tiêu:
- Cho HS nhận biết và nhận biết các hình nốt nhạc thường gặp trong các bản nhạc.
- HS hiểu được quan hệ giữa các hình nốt (thông qua sơ đồ)và cách viết các hình
nốt tren khuông.
- HS biết được 2 dấu lặng đen và lặng đơn thường gặp
- Thông qua bài TĐN số 1 các em làm quen với các nốt nhạc Đồ, Rê, Mi, Pha, Son,
La trên khuông.
II. Chuẩn bị:
- Bộ nốt nhạc và kí hiệu âm nhạc
- Bộ nhạc cụ gõ đệm
- Thước kẻ khuông nhạc
- Bảng phụ ghi mối quan hệ giữa các nốt nhạc
- Đàn oóc gan
- Tập luyện kĩ bài T ĐN số 1 và ghép lời ca
III.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức : 6A

6B


2.Kiểm tra bài cũ: hãy viết 7 nốt nhạc trên khuông?
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Hỏi: Kí hiệu ghi cao độ là gì?

TG
Nội dung cần đạt
15
1/ Các kí hiệu ghi trường độ
phú

Của âm thanh
12


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

t

- Để ghi lại được bài hát, bản nhạc thì
phải có ngôn ngữ riêng- Đó chính là
kí hiệu âm nhạc.
* Như vậy để ghi lại giai điệu của bản
nhạc thì sử dụng 7 nốt nhạc còn ghi
lại độ ngân ngắn dài của giai điệu thì
chúng ta phải dùng các kí hiệu ghi
trường độ.
- Là động ngân ngắn dài của âm
thanh.
* Kí hiệu ghi trường độ được kí hiệu


Hỏi: Trường độ là gì?

bằng hệ thống các hình nốt.
1. Hình nốt: (Trường độ)
- Treo 2 bài hát đã chép sẵn trên bảng
phụ và đàn giai điệu bài Tây du kí và

Hỏi: Qua việc theo dõi bản nhạc

bài Em đi thăm Miền Nam cho học

và nghe hát. Hãy cho biết gí trị độ

sinh quan sát và nghe.

dài của các hình nốt?

- Để ghi độ dài của âm thanh người ta
đã dùng kí hiệu ghi độ dài như:
+ Nốt tròn bằng 2 nốt trắng

(GV kẻ khuông nhạc sau đó dùng

+ Nốt trắng bằng 2 nốt đen

bộ nhạc gắn nam châm

+ Nốt đen bằng 2 nốt đơn


Gắn vào khuông nhạc)

+ Nốt đơn bằng 2 nốt kép
- Trong khi 1 người hát 1 nốt tròn thì
người khác có thể hát được 16 nốt
đơn.
* Sơ đồ hình nốt: SGK
2. Cách viết các hình nốt trên khuông
nhạc:
13


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

+ Các nốt nhạ nằm ở dòng kẻ thứ 3
đuôi
Nốt có thể quay lên hoặc quay xuống .
+ các nốt từ dòng thứ 3 trở xuống
đuôi nốt quay lên.
+ Các nốt từ dòng thứ 3 trở lên đuôi
nốt quay xuống.
+ Các nốt có móc đứng cạnh nhau có
Hỏi: Trong những bài hát đã học

thể nối ới nhau bằng gạch ngang.

những nốt nhạc có những qui luật

4.Dấu lặng:


như thế nào ở trên khuông nhạc?

- Đàn giai điệu bài hát Đội ca của NS

(GV gọi học sinh lên bảng gắn nốt

Phong Nhã.

nhạc lên dòng kẻ nhạc theo qui

- Ở đó là có dấu lặng đen.

luật đã học)

- Dấu lặng là kí hiệu chỉ thời gian tạm
ngừng, nghỉ của âm thanh. Mỗi hình
nốt có một dấu lặng tương ứng
II. Tập đọc nhạc
Đô, Rê, Mi, Sol, La

(Gv sử dụng bộ kí hiệu dấu lặng
gắn lên bảng)

* Luyện trường độ
- GV gõ mẫu tiết tấu- HS chú ý theo
dõi gõ lại chính xác .
* Luyện độ cao:

Hỏi: Dấu lặng đe, lặng đơn tương


Đồ - rê- mi – Fa- son- la- si – đ

ứng với nốt nào?

Câu 2 tập tương tự, sau đó ghép thành

(GV sử dụng thanh phách để gõ

2 câu chú ý chỗ dấu lặng.

tiết tấu)

- Cả lớp đọc hoàn chỉnh cả bài

Hỏi: Bài TĐN có sử dụng cao độ

* Ghép lời
14


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

nào? Trường độ nào?
Hỏi: Đọc tên cacs nốt của bài
TĐN này có thể chia làm mấy
câu? (2 câu)
- Đàn giai điệu thang âm CdurCả lớp đọc thang âm cho chính
xác, sau đó đọc trục âm.
- Đàn g/đ 3 lần HS nghe, nhẩm.
- Cả lớp đọc nhạc, 1 dãy hát lời

sau đó đổi lại.
- (Sử dụng nhạc cụ gõ đệm yêu
cầu học sinh vừa đọc nhạc vừa gõ
theo tiết tấu)
- 2 HS đọc nhạc ghép lời, kết hợp
với gõ phách và tiết tấu.
- Đánh giá những ưu nhược điểm.
4.Củng cố:
Hỏi:

- Có bao nhiêu hình nốt cơ bản

Trả lời

- Cách viết các hình nốt trên khuông
như thế nào?
- Dấu lặng là gì?
- Cả lớp đứng dậy và đọc hát lời bài T
Yêu cầu

ĐN có kèm theo động tác phụ họa

Thực hiện

5.Hướng dẫn về nhà:
Nhắc nhở
- Về tập viết các hình nốt: Tròn, đen, Trắng, móc đơn
-

móc kép, lặng đen, lặng đơn


- Ghi nhớ quan hệ giữa các hình nốt thông qua sơ đồ.
15


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

- Đọc nhạc và hát chính xác bài TĐN số 1
- Tập đặt lời ca mới cho bài T ĐN số 1
Tiết 10: - Ôn tập bài hát : Chúng em cần hòa bình
- Tập đọc nhạc: T Đ N số 4
I.Mục tiêu
- Học sinh ôn thuần thục, làm quen với cách hát hành khúc, tập hát cho phù
hợp với sắc thái của thể loại nhạc này. Tập hát canon, đối đáp.
- Rèn cách đọc nửa cung quãng E- F; H-C
II. Chuẩn bị:
- Bộ nốt nhạc và kí hiệu âm nhạc
- Bộ nhạc cụ gõ đệm
- Thước kẻ khuông nhạc
- Đàn oóc gan, máy nghe nhạc
- Hát chuẩn xác bài hát Chúng em cần hòa bình có nhạc đệm
- Tập hát ca non với phần nhạc ghi sẵn trong đàn
- Đọc chuẩn xác bài T ĐN và ghép lời ca có nhạc đệm
II. Tiến trình dạy học
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò

TG


Nội dung cần đạt

- Nghe GV trình bày bài hát

1. Ôn hát: Chúng em cần hòa bình

- Cả lớp trình bày bài hát kết

* Đây là bài hát viết ở thể laoij hành khúc

hợp với gõ phách và tiết tấu

nên cần hát đúng sắc thái của bài là vui

theo chỉ huy của GV

khỏe, ở đoạn b hát bài này.

(GV hướng dẫn học sinh sử
dụng bộ nhạc cụ gõ phách và

*Hát canon:

tiết tấu)
- Cho học sinh xung phong hát
16


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS


lại bài, nhận xét về ưu điểm và
những lỗi còn mắc phải.
- Chia lớp thành 2 nhó: Nhóm
1 hát sau Nhóm 2 gõ phách

2.T ĐN số 4: Mùa xuân về

đến đoạn b điệp khúc hát hòa

* Tìm hiểu bài hát

giọng với nhau
- Chia lớp thành tổ nhóm ôn
hát.
Gọi tổ nhóm lên trình bày bài
hát có nhạc đệm
- Đàn giai điệu và đọc bài T
ĐN số 4 một lần
- Hỏi: Bài T ĐN số 5 được viết
ở nhịp nào? Nêu ý nghĩa của
nhịp đó? Em có nhận xét gì về

* Luyện trường độ:

ô nhịp đầu?

- (chia làm 5 câu)

(GV sử dụng bộ nốt nhạc và kí


- (Câu1,3 và câu 2,4,5).

hiệu âm nhạc yêu cầu học sinh
gắn các ký hiệu âm nhạc có tên
lên bảng)

- Tiết tấu câu 1,3

Hỏi: Bài T ĐN được chia làm

- Tiết tấu câu 2,4,5:

mấy
Câu?

* Luyện cao độ:

Hỏi: Trong 5 câu có những câu

- Luyện cao độ trên thang âm cho chính

nào giống nhau?

xác- GV chú ý quãng H- C và E- F

- GV sử dụng thanh phách tự

* Tập đọc tên nốt nhạc.


làm đẻ gõ tiết tấu 2-3 lần, HS
theo dõi và thực hiện lại, tập
gõ thuần thục.
17


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

- Hỏi: Sắp xếp cao độ có trong
bài trên khuông nhạc?

* Đọc từng câu

(GV sử dụng bộ nốt nhạc yêu
cầu học sinh gắn các kí hiệu
âm nhạc có trong bài lên
bảng).
Gọi 1 em đọc, sau đó cả lớp
nốt của bài T ĐN số 4.
- Đàn bài T ĐN 1 lượt cho học
sinh nắm được giai điệu của
bài T ĐN số 4.
- GV đàn từng câu từ 2-3 lần

* Ghép lời ca

HS nghe, nhẩm, sau đó đọc to
theo yêu cầu của GV, Tập đọc
các câu tương tự nghe theo lối


* Trình bày bài TĐN ở mức độ hoàn chỉnh

móc xích.
- Đọc hoàn chỉnh cả bài 2 lần.
-1/2 lớp gõ phách,1/2 lớp gõ

- Chia lớp thành 2 nhóm đọc nhạc kết
hợp gõ phách và tiết tấu.

TT cả lớp đọc nhạc, thuần
thục, sau đó đổi bên.
(GV hướng dẫn học sinh sử
dụng bộ nhạc cụ gõ đệm để gõ
phách)
- Gọi một số em đọc bài. GV
cùng HS
Nhận xét.
Hỏi: Em hãy tập ghép lới ca
cho bài T ĐN?
- Chia lớp thành 2 nhóm:
18


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Một nhóm đọc nhạc một
nhóm hát lời ca, sau đó
đổi bên.
- Chia lớp thanh tor nhóm
ôn T ĐN

- Gọi tổ nhóm lên trình
bày
II.
Củng cố: 5
Yêu cầu

- Cả lớp hát bài “Chúng em cần hòa bình”- lần 1 Trình bày
hát đồng ca, lần 2 hát canon.

III.
Hướng dẫn

- Đọc nhạc, hát lời hoàn chỉnh bài T ĐN số 4
Hướng dẫn về nhà:
- Tập thuộc và chính xác về cao đ, trường độ sắc Lắng nghe và
thái của bài hát Chúng em cần hòa bình

thực hiện

- Đọc kĩ bài T ĐN số 4 – rèn kĩ năng đọc, nhìn
nốt nhạc.
- Tìm hiểu trước về cuộc đời và sự nghiệp của
nhạc sĩ Đỗ nhuận và số 1 ca khúc nổi tiếng của
ông
3. Phạm vi áp dụng:
Với đề tài: “Tự làm một số đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn
âm nhạc ở trường THCS” tôi đã áp dụng từ năm 2014 cho đến nay tại trường
THCS Bình Kiều nơi tôi công tác tôi nhận thấy đã mang lại hiệu quả tích cực ho
các tiết dạy âm nhạc các em rất hào hứng, thích thú, tích cực trong học tập.
Với sáng kiến kinh nghiệm này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các trường

THCS và tiểu học trong toàn huyện .
4. Kết quả
Sau một thời gian sử dụng các thiết bị, đồ dùng tự làm nêu trên vào giảng
19


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

dạy, tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt qua các tiết dạy sinh động đầy hứng thú.
Kết quả như sau:
- Khối 6
Đạt
Năm học

2012- 2013
2013- 2014

Lớp

SL

%

Chưa đạt
S
%

6A
6B


15
13

47%
41%

L
17
19

6A
6B

31
30

97%
94%

1
2

53%
59%
3%
6%S

- Khối 7:
Đạt
Năm học


2012- 2013
2013- 2014

Lớp

SL

%

Chưa đạt
S
%

7A
7B

17
18

47%
55%

L
19
15

7A
7B


35
31

97%
94%

1
2

53%
45%
3%
6%

Ngoài những số liệu nêu trên, các nhạc cụ gõ đệm của tôi còn được đem ra sử dụng
làm đạo cụ múa cho các buổi văn nghệ ngoại khóa trong và ngoài nhà trường và
mang về các giải cao.
Hàng năm, học sinh trường tôi đều được lựa chọn để hát múa cho các hoạt động
ngoại khóa do Phòng Giáo dục và phòng văn hóa thông tin huyện. Ngoài ra, trong
các hội thi tiếng hát hoa phượng đỏ. Học sinh trường chúng tôi đều đạt được giải
tiêu biểu như các em: Hồng Hạnh, Thu Trang, Phương Sinh.
5. Bài học kinh nghiệm
Như vậy, qua gần hai năm vừa dạy học vừa tìm tòi, thử nghiệm, chế tạo và đưa
vào sử dụng các thiết bị, đồ dùng mà tôi vừa trình bày ở trên. Tôi rút ra bài học: Để
làm tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học và sử dụng nó một cách hiệu trong quá trình
dạy học âm nhạc, người giáo viên cần phải:
- Thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học
20



Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

- Biết cách sử dụng thành thạo các thiết bị đồ dùng dạy học, mà cụ thể là bộ
mốt nhạc bằng nam châm và các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc.
- Kiên trì, tỉ mỉ, có óc thẩm mĩ khéo léo, sáng tạo.
- Không ngừng tìm tòi, học hỏi, biết tận dụng các vật liệu có sẵn, dễ kiếm và
thân thiện với môi trường để chế tạo.
- Chon thời điểm để tập kết vật liệu.
- Hướng dẫn, khuyến khích động viên họ sinh cùng tham gia vào việc chế tạo
- Cách chế tạo phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm.
- Biết trang trí các thiết bị đồ dùng đẹp mắt, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi học
sinh.
- Biết khắc phục những hạn chế của các nhạc cụ có sẵn, tìm ra những giải
pháp khắc phục cho việc chế tạo các nhạc cụ gõ mới.
- Biết phối hợp sử dụng trong tát cả các hoạt động dạy học chính khóa cũng
như các hoạt động ngoại khóa, làm tăng thêm giá trị sử dụng cho các nhạc
cụ gõ.
6. Những điểm còn hạn chế:
- Việc chế tạo các đồ dùng tự làm cho bộ môn âm nhạc cần phải đầu tư thời
gian có óc sáng tạo, có lòng say mê nhiệt tình.
- Những nguyên liệu để làm đồ dùng còn đơn giản chưa mang tính hiệu quả
cao.
- Nếu không bảo quản sẽ nhanh bị hỏng.

C. KẾT LUẬN
I. Nhận định chung.
21


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS


Đây là một trong những phương tiện dạy học quan trọng góp phần làm nên sự
thành công của tiết dạy. Đặc biệt là những đồ do giáo viên và học sinh tự thiết kế
và chế tạo ra, nó không chỉ đơn giản, dễ tìm, dễ làm mà nó còn vừa thân thiện với
môi trường vừa tránh lãng phí. Những thiết bị như bộ gõ đệm được làm từ phế
phẩm nhưng rất sinh động, đẹp mắt lại có giá trị sử dụng cao trong giảng dạy và
hoạt động vui chơi của trẻ, giúp trẻ bớt căng thẳng trong quá trình học tập, khơi
dậy trong các em sự say mê học tập, rèn luyện tai nghe, tạo ra sự nhanh nhẹn hoạt
bát tự tin trước đám đông. Từ đó, các em dần yêu thích và gắn bó với môn học.
Tuy nhiên, để có được bọ nốt nhạc và các nhạc cụ gõ đệm kể trên đòi hỏi người
giáo viên ngoài việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo mà còn phải biết tận
dụng thời cơ để khuyến khích các em cùng tham gia vào công việc sưu tầm nguyên
liệu chế tạo những nhạc cụ phục vụ cho dạy và học. Sau thời gian nghỉ tết là thời
điểm các em làm kế hoạch nhỏ thu gom phế liệu để xây dựng công trình măng non.
Chúng ta nên tận dụng thời điểm này để chọn lựa nguyên vật liệu và hướng dẫn
các em tự làm cho riêng mình bộ nhạc cụ gõ đệm. Đây không chỉ là việc làm đem
lại sự phong phú cho các thiết bị dạy học của thầy và trò trong nhà trường mà còn
kích thích niềm đam mê sáng tạo ra các nhạc khí có giá trị hoàn thiện hơn về sau.
Kế thừa truyền thống của cha ông ta trong việc sáng chế ra những nhạc cụ mang
đậm bản sắc dân tộc Việt.
Trên đây là một số sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích lũy trong suốt
quá trình giảng dạy trong bộ môn âm nhạc trong những năm học qua. Tuy nhiên
trong phần trình bày không thể tránh khỏi những thiếu xót,kính mong hội đồng
khoa học các cấp xem xét và góp ý cho tôi để tôi có thêm bài học kinh nghiệm
phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn.

II.Những điều kiện áp dụng.

22



Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm “Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy
bộ môn âm nhạc ở trường THCS” áp dụng cho đối tượng học sinh ở các trường
THCS.Nhằm dáp ứng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh.
III.Triển vọng vận dụng và phát triển.
- Với những tìm tòi và sáng kiến “Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho
việc giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS”tôi đã áp dụng tại trường
THCS Bình Kiều trong năm học 2011- 2012. Kết quả đạt được mang ý nghĩa
tích cực cụ thể là học sinh rất hứng thú đối với tiết học âm nhạc và kết quả
tổng kết môn âm nhạc tiến bộ rất nhiều so với những năm trước. Tôi nghĩ
rằng sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các trường THCS.
IV. Đề xuất kiến nghị.
- Với phòng GD & ĐT:
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học nhằm khơi dậy
phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các trường và ở mỗi giáo viên.
- Với nhà trường:
+ Thường xuyên khuyến khích cũng như tổ chức cuộc thi tự làm đồ dùng cấp
trườnG
+ Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy môn âm nhạc
- Với giáo viên.
+ Không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm sáng tạo ra những đồ dùng dạy
học phục vụ cho việc giảng dạy.
“Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác”.
Bình Kiều, ngày 03 tháng 10s năm 2013

Đàm Thị Tuyền

[Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You
can position the text box anywhere in the document. Use the Text Box Tools
tab to change the formatting of the pull quote text box.]

23


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK âm nhạc lớp 6
24


Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS

2. SGK âm nhạc, lớp 7
3. SGK âm nhạc lớp 8
4. SGK âm nhạc lớp 9
5. SGV âm nhạc 6,7,8,9
6. Sách thiết kế bài giảng âm nhạc lớp 6,7,8,9

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS BÌNH KIỀU

Tổng điểm:………………Xếp loại: …………………………..
25



×