Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

BỘT cá DÙNG TRONG THỨC ăn CHĂN NUÔI, THỦY sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.86 KB, 2 trang )

TIN KH&CN

BỘT CÁ DÙNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
Cá nói chung, cá biển nói riêng là nguồn nguyên liệu được dùng để làm bột cá. Nó giữ
vai trò vô cùng quan trọng trong chăn nuôi, là nguồn protein động vật không thể thiếu
trong các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp công nghiệp.
1. Vai trò của bột cá dùng trong thức ăn
chăn nuôi
Bột cá biển nguyên chất là một sản phẩm
được làm từ cá nguyên con, xương và phụ
phẩm từ cá sau chế biến. Bột cá biển có màu
nâu sau khi nấu chín, ép và sấy khô. Bột cá
biển phải có chỉ số như: độ đạm, độ tươi, tro,
độ ẩm luôn trong mức giới hạn. Bột cá biển
là một trong những nguồn nguyên liệu tốt
nhất trong sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
và thủy hải sản. Đạm trong bột cá biển luôn
có ưu điểm hơn các loại đạm khác vì dễ tiêu
hóa và giàu các axit amin thiết yếu.
Hiện tại ở Việt Nam có hai loại bột cá chủ
yếu là bột cá biển từ nguyên liệu cá biển (cá
nước mặn) và bột cá từ nguyên liệu cá tra (cá
nước ngọt). Tùy theo nguyên liệu chế biến sẽ
làm ra hai loại sản phẩm bột cá. Từ cá kém
chất lượng sẽ thu được bột cá dùng trong chăn
nuôi và thủy hải sản. Từ các loại cá có giá trị
cao sẽ có được bột cá thực phẩm.
Bột cá chứa 55-67% là đạm (protein) tổng
số, trong đó đạm tiêu hóa và hấp thu là 8095% (tùy vào công nghệ chế biến và nguyên
liệu ban đầu). Trong khi đạm tiêu hóa của các
nguồn protein từ thực vật chỉ ở mức tiêu hóa


và hấp thu 30-40%. Đạm của bột cá là đạm
hoàn hảo, chứa đủ các axit amin không thay
thế và có tỷ lệ cân đối giữa các axit amin.
Bột cá là thành phần có giá trị nhất trong
thức ăn chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt là trong
khẩu phần của cá săn mồi và tôm. Nó có vị
ngon và chất lượng rất tốt, cung cấp đầy đủ
protein với các axít béo thiết yếu. Bột cá giúp
tăng sức kháng bệnh (đối với gia súc) đặc biệt
trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nó có hàm
SỐ 9/2017

lượng phốt pho cao và dễ gây ô nhiễm.
Trong nuôi trồng thủy sản thâm canh thường sử
dụng loại thức ăn có chứa bột cá biển được sản xuất
chuyên biệt, gọi là bột cá biển LT. Nó được sản xuất
bằng cách giữ cá từ lúc khai thác đến lúc chế biến
ngắn trong mức có thể; giữ tàu khai thác sạch sẽ, bảo
quản vật liệu thô bằng đá hoặc cấp đông và dùng nhiệt
độ thấp trong suốt cả thời gian nấu và phơi khô mà
không làm tăng thời gian phơi khô. Bột cá biển LT có
một số ưu điểm vượt trội so với nhiều loại bột cá biển
khác. Mặc dù bột cá biển LT đắt hơn rất nhiều so với
bột cá biển thông thường nhưng thức ăn đã được nâng
cao hiệu quả chuyển hóa khi thêm loại bột cá biển LT
vào, vì vậy giảm được chi phí thức ăn trên mỗi đơn vị
khối lượng cơ thể.
Việc bổ sung bột cá biển vào thức ăn thủy sản cũng
có một vài điểm khác biệt, tùy thuộc vào loài, giai đoạn
phát triển của loài sẽ sử dụng các khẩu phần và thành

phần dinh dưỡng tương ứng. Tỷ lệ thêm vào phổ biến,
hiện tại giới hạn từ mức thấp 5% trong thức ăn của cá

Cá nói chung, cá biển nói riêng là nguồn nguyên liệu
được dùng để làm bột cá

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[62]


TIN KH&CN
da trơn, 60% trong thức ăn của cá biển.
2. Phương pháp để chế biến bột cá
Để chế biến thức ăn chăn nuôi tại hộ gia
đình và trang trại, người chăn nuôi sử dụng
bột cá tự chế là chủ yếu, nhưng việc sản xuất
và chế biến bột cá của bà con đa số chưa
đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường và
chất lượng sản phẩm không tốt. Bà con có
thể tham khảo phương pháp chế biến bột cá
để sử dụng trong chăn nuôi, nuôi thủy sản
như sau:
2.1. Nguyên liệu và bảo quản nguyên
liệu
Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử
dụng các loại cá tạp như: cá đù, cá hồng, cá
phèn, cá mối, cá mó, cá dìa, cá trích, cá chỉ

vàng, cá bò gai, cá nục, cá rô phi…
Bảo quản nguyên liệu: Cá tươi bảo quản
bằng nước đá + muối. Bảo quản bằng hỗn
hợp nước đá + muối 5% giữ tươi cá được 16
ngày. Hỗn hợp nước đá + muối 15% giữ tươi
cá được 30 ngày.
Không bảo quản cá quá 15% muối, vì khi
chế biến phải tiến hành nhả muối lâu khiến
nguyên liệu bị mất nhiều protein, vitamin…
làm giảm chất lượng bột cá.
2.2. Dụng cụ máy móc chế biến
- Thùng to 400 lít dùng để đun nước
nhúng cá và làm chín, năng suất 50kg/mẻ.
- Máy cắt cá 3A 3KW. Chạy động cơ 3
KW nguồn 220V, năng suất 350kg/h.
- Máy ly tâm vắt nước 3A 3KW.200
vòng/phút . Chạy bằng động cơ 3KW nguồn
220V, năng suất 50kg/mẻ.
- Máy đánh tơi 3A 3KW, năng suất 50
kg/mẻ.
- Tủ sấy 3A có thể điều chỉnh từ nhiệt độ
60-120oC, năng suất 100kg/mẻ.
- Máy băm nghiền đa năng 3A 2.
2KW, năng suất 150 kg/giờ.
2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ
Nguyên liệu → Xử lý → Nấu chín → Ly
tâm → Làm tơi → Sấy (phơi khô) → Nghiền
→ Bao gói.
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Nếu cá đang được bảo quản bằng hỗn hợp

nước đá + muối cần dùng nước sạch để xả
muối và làm tan đá, cho đến khi hàm lượng
SỐ 9/2017

muối trong cá còn <1%. Xử lý sạch tạp chất. Sau đó,
đưa cá vào máy băm cắt cá 3A 3KW cắt nhỏ với chiều
dày lát cắt 3-5cm.
- Bước 2: Nấu chín nguyên liệu
Dùng nồi nấu dung tích 400 lít có gắn ròng rọc để
điều khiển cần xé (dụng cụ đựng cá) cá vào nồi nấu.
Cho nguyên liệu vào cần xé, 50 kg/mẻ, dùng ròng rọc
thả cần xé chứa cá vào nồi nước đang sôi. Tỷ lệ nước
nấu/nguyên liệu = 5/1. Thời gian nấu 2-3 phút đến khi
có mùi thơm của cá chín.
- Bước 3: Ly tâm vắt khô nguyên liệu
Sử dụng máy ly tâm 200 vòng/phút. Sau khi đã nấu
chín cá, đưa cần xé chứa cá vào máy ly tâm 200
vòng/phút. Quay 3-5 phút đến khi không còn nước
dịch chảy ra từ vòi thu dịch cá của máy là được. Dịch
cá thu được đóng vào can làm thức ăn gia súc.
- Bước 4: Làm tơi nguyên liệu
Đổ cá nguyên liệu từ cần xé vào máy đánh tơi. Cho
máy đánh tơi chạy 8-10 phút cho tới khi nguyên liệu
rời ra thành từng mảnh nhỏ.
- Bước 5: Sấy nguyên liệu
Nguyên liệu lấy ra từ máy đánh tơi trải ra khay
lưới, cho vào tủ sấy 80-850C trong 7-8 giờ; hoặc phơi
nắng đến khi khô.
- Bước 6: nghiền bột và đóng gói
Nguyên liệu đã qua bước sấy khô được đưa vào

máy nghiền đa năng 3A để nghiền nhỏ thành bột. Khi
cá đã nghiền thành bột được cho vào túi ni lông buộc
kín lại. Cho các túi bột cá vào thùng kín tránh côn
trùng, chuột bọ phá hoại.
2.4. Chất lượng bột cá
Sản xuất bột cá theo công nghệ trên có định mức
nguyên liệu là 4,5/1, nghĩa là cứ sản xuất 100kg nguyên
liệu cá tạp thu được 22kg sản phẩm bột cá và 27kg dịch
ly tâm. Sản phẩm có chất lượng khá cao, bột cá tơi,
không vón cục, không mốc, có mùi thơm đặc trưng của
bột cá, vị ngọt của đạm, có màu vàng nâu nhạt.
2.5. Sử dụng
Bột cá là một nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
có độ đạm cao. Thông thường tỷ lệ đạm trong các khẩu
phần ăn của các loài vật nuôi cũng như thủy sản nuôi
thấp hơn tỷ lệ đạm trong bột cá. Vì vậy, tùy thuộc vào
loài vật nuôi, giai đoạn sinh trưởng, mục đích khai thác
để xác định mức protein trong khẩu phần, từ đó sẽ tính
toán được tỷ lệ nguyên liệu bột cho các cần vào trong
một khối lượng thức ăn (1 tạ hay 1 tấn)./.
Nguyễn Kim Đường
Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng KH&CN
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[63]




×