Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn PP dạy TIẾNG ANH THEO PP GIAO TIÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.87 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐÀ BẮC
TRƯỜNG THCS YÊN HOÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP
GIAO TIẾP

NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ VĂN TÈO
TỔ
: KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯỜNG
: THCS N HỊA
n¨m häc: 2012 - 2013


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh nay đã trở thành nhu cầu xã hội. Ngoại
ngữ đã được đưa vào chương trình giáo dục tất cả các cấp từ tiểu học đến đại
học.
Như vậy tầm quan trọng và nhu cầu của Tiếng Anh là rất lớn lao. Tuy
nhiên học Tiếng Anh cũng không phải là một việc dễ dàng, có những người học
đi học lại mà vẫn không sử dụng được trong hoạt động giao tiếp đơn giản
thông thường.
Giao tiếp là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với mọi ngôn ngữ, vì vậy để
xây dựng được những chuẩn mực về giao tiếp trong sử dụng Tiếng Anh trên
bình diện rộng. Thì ngay từ bước đầu tiên là phải xây dựng cho học sinh có một
thói quen học tập sử dụng Tiếng Anh trong nhà trường. Điều đó có nghĩa là học
cái gì thì các em sẽ thực hành luôn cái đó, những tình huống thông thường
hàng ngày mà ta thường hay gặp.


Trên thực tế thì việc dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông hiện nay còn
nhiều điều nan giải, phần đa học sinh là dân tộc nên nói không sõi và phát âm
tiếng Việt không chuẩn. Hơn nữa trình độ nhận thức của các em còn chậm và ý
thức học chưa cao nên các em không nhớ được từ mới. Giáo viên thường phải
nhắc lại, hơn nữa lượng kiến thức trong một tiết học theo phân phối chương
trình là nhiều (mặc dù một số tiết đã giảm tải), nên việc truyền đạt hết khối
lượng kiến thức trong một tiết học gặp nhiều khó khăn. Nhất là về phương
pháp dạy, định lượng kiến thức như thế nào cho phù hợp trong giờ dạy.
Bên cạnh đó giáo viên còn lúng túng. Ví dụ làm thế nào để học sinh hiểu
bài, có khả năng vận dụng được vào thực tế mà không phải ghi chép nhiều dễ
làm nhàm chán và mất thời gian.


Đối với học sinh nhìn chung các em ngại học môn Tiếng Anh. Các em luôn
cho rằng vốn kiến thức nặng, giờ học khô khan và có học cũng chỉ để qua kì thi
chuyển lớp mà thôi.
Một thực tế là học sinh được học đều đặn 3 tiết Tiếng Anh trên một
tuần trong suốt những năm học phổ thông song kĩ năng nói và viết của các em
còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù học sinh đã được học đầy đủ kiến thức về
câu, từ, đoạn văn, hội thoại........nhưng vẫn rất lúng túng. Đặc biệt là phải giao
tiếp Tiếng Anh. Nguyên nhân cơ bản là sử dụng Tiếng Anh như một công cụ
giao tiếp hàng ngày của các em chưa có.
Việc dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp sẽ góp phần giải quyết
những khó khăn trên. Làm đơn giản hóa tiết học. Học sinh sẽ hứng thú và luôn
thoải mái trong tiết học, học sinh sẽ không còn có cảm giác căng thẳng trong
giờ học nữa.
Vì vậy mà tôi chọn vấn đề: “ Dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp”
của lớp 6 để làm đề tài nghiên cứu.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:

Theo sự phân công của nhà trường tôi được trực tiếp giảng dạy môn
Tiếng Anh lớp 6. tôi thấy có những thuận lợi sau:
Đối với môn Tiếng Anh các em được trang bị về cơ sở vật chất khá đầy đủ
như : sách giáo khoa, sách bài tập và những loại sách tham khảo, tranh ảnh
minh họa cho bài học.
Ngoài ra các em còn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà
trường, phòng giáo dục và các cấp lãnh đạo trong huyện cũng như trong tỉnh.
Bản thân tôi cũng đã đem hết nhiệt huyết của mình để phục vụ các em. Tất cả
vì đàn em thân yêu.
2. Khó khăn:


Bên cạnh những thuận lợi trên còn có rất nhiều những khó khăn ảnh
hưởng đến việc dạy và học của cả cô và trò như:
Vẫn còn thiếu một số trang thiết bị dạy học như: đài đĩa, băng hình. Bên
cạnh đó ý thức học của các em chưa cao, về nhà không ôn luyện từ mới và cấu
trúc câu. Dẫn đến việc các em không nắm được nghĩa của các từ mà các em đã
học. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng ngôn ngữ.
Hơn nữa bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ:
Việc nghiên cứu chuyên đề (sáng kiến kinh nghiệm) là nhiệm vụ quan
trọng của người giáo viên. Đây là cơ sở, điều kiện để tích lũy những kinh
nghiệm, những tri thức của người thầy giáo. Chính vì vậy mà tôi nghiên cứu
chuyên đề “ Dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp” và áp dụng với học sinh
lớp 6.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Tìm hiểu nề nếp, ý thức học tập của học sinh.
- Tìm hiểu cách ghi vở viết và cách sử dụng sách giáo khoa.

- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản để hướng dẫn học sinh thực hành giao tiếp với
những kiến thức đã học.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục qua nghiên cứu, rèn luyện và kinh nghiệm của
những đồng nghiệp đi trước tại nơi tôi giảng dạy.


B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Một số lý luận cơ bản:
Giáo viên là người khởi xướng trong các hoạt động. Dạy Tiếng Anh theo
quan điểm giao tiếp “ Thầy với trò là bạn” cùng học tập, cùng tìm hiểu. Do đó
khi đứng trước một hoạt động nào đó các em học sinh do mặc cảm, không đủ
tự tin để bắt đầu trước. Trong trường hợp đó người thầy phải đảm đương trách
nhiệm tiên phong châm ngòi nổ cho hoạt động đó.
1. Chiến lược giao tiếp bằng ngoại ngữ.
a. Điều chỉnh thông điệp của mình.
- Tìm hiểu nề nếp, ý thức học tập của học sinh.
- Tìm hiểu cách ghi vở viết và cách sử dụng sách giáo khoa.
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản để hướng dẫn học sinh thực hành giao tiếp với
những kiến thức đã học.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục qua nghiên cứu, rèn luyện và kinh nghiệm của
những đồng nghiệp đi trước tại nơi tôi giảng dạy.
b. Trong trường hợp không diễn đạt được ý của mình thì có thể nói vòng quanh,
cách nói giải thích.
VD: Tôi 12 tuổi (Học sinh quên số 12)
Có thể nói : I am six and add six (6 +6 = 12)
c. Vay mượn:


Chẳng hạn đang nói Tiếng Anh học sinh quên từ có thể mượn tiếng mẹ
đẻ ( mother toung) để diễn đạt và học sinh khác có thể nhắc cho bạn bằng

Tiếng Anh.
d. Tất cả mọi hoạt động khi ta thực hiện trong giờ dạy đều với mục đích giao
tiếp.
2. Mắc lỗi không phải là tội đáng bị phạt.
Nhiều người nghĩ rằng mắc lỗi như: “ Lỗi ngữ pháp, lỗi sử dụng từ, lỗi
phát âm ....” trong khi nói và viết của học sinh là không chấp nhận được và phải
đưa ra hình phạt.
Kết quả là học sinh quan niệm rằng ai mắc nhiều lỗi là người ấy “ dốt”.
Điều đó dẫn đến nhiều học sinh rụt rè, không muốn hoạt động trên lớp.
Lý luận phương pháp giáo dục hiện đại cho rằng : Việc mắc lỗi khi sử
dụng ngôn ngữ là hiện tượng thông thường. Tất nhiên không phải ta khuyến
khích cho học sinh mắc lỗi, nhưng cần phải thay đổi quan niệm và chấp nhận
rằng mắc lỗi chính là yếu tố trong quá trình phát triển tự nhiên. Khi mắc lỗi
được người khác sửa cho mình sẽ giúp mình nhớ lâu. Đó chính là yếu tố góp
phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.
Phương pháp dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp đã được áp dụng
ở lớp 6 trường THCS Thái Dương, và thấy rõ được hiệu quả của đề tài.
Chất lượng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm hầu như
rất yếu kém. Bởi học sinh lần đầu tiên làm quen với bộ môn Tiếng Anh nên
không khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong việc học và thực hành tiếng.
Điểm khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giỏi: không
Khá: 3 em
Trung bình: 10 em


Yếu: 7 em
Kém: không
Chất lượng của môn học sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm sau một

học kì đã thu được kết quả như sau:
Giỏi: 2 em
Khá: 6 em
Trung bình: 10 em
Yếu: 2 em
Kém: không
* Ưu điểm:
Học sinh đã cảm thấy hứng thú hơn so với đầu năm học và có ý thức
trong giờ học Tiếng Anh. Tất cả các em đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ trên lớp
bằng Tiếng Anh.
Qua số lần kiểm tra vấn đáp cho thấy bước đầu các em đã hình thành
được kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh ( mặc dù các em nói còn mắc nhiều lỗi).
* Tồn tại:
Học sinh coi môn học Tiếng Anh là môn học không quan trọng, rất khó
tiếp thu và khó nhớ.
Chính vì khó nhớ và khó học thuộc nên các em chưa có ý thức trong việc
học ở nhà. Vì vậy chất lượng của học sinh vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu của
môn học.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Để dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp thì người thầy phải tạo ra các
tình huống có vấn đề để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Có thể tình huống đó là giả định nhưng phải hết sức thực và gần gũi với
thực tế cuộc sống. Nhờ những tình huống này học sinh tìm tòi vấn đề, tìm cách
đề xuất ý kiến riêng.


Đây chính là quá trình các em học tập cách tổ chức giao tiếp, cách bộc lộ
tư tưởng, tình cảm và ý kiến riêng của mình.
Do thời gian nghiên cứu, khảo sát chuyên đề “ Dạy Tiếng Anh theo quan
điểm giao tiếp” có hạn và với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi. Nên việc thực hiện

chuyên đề này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi rất mong muốn nhận được sự
giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp để tôi có
điều kiện nghiên cứu đề tài này một cách hoàn thiện và đem lại kết quả cao
hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của TCM

Thái Dương, ngày......tháng......năm
2012
Người viết

Đinh Thu Hương



×