Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

đánh giá hoạt động của bão trên biển đông từ năm 1990 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

TRẦN TRUNG HIẾU

TÊN ĐỒ ÁN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO TRÊN BIỂN
ĐÔNG TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2016
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHÍ TƯỢNG HỌC
Mã ngành: 52410221

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỒ ÁN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO TRÊN BIỂN
ĐÔNG TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2016

Sinh viên thực hiện: Trần Trung Hiếu

MSSV: 0250010015

Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Đình Quyết

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017




TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Bộ môn: KHÍ TƯỢNG
Họ và tên: TRẦN TRUNG HIẾU

MSSV: 0250010015

Ngành: KHÍ TƯỢNG HỌC

Lớp: 02 - ĐHKT

1. Đầu đề đồ án: Đánh giá hoạt động của bão trên biển Đông từ năm 1990 đến 2016.
2. Nhiệm vụ:
- Thống kê diễn biến, đường đi, cường độ, thời gian hoạt động của bão trên biển

Đông từ năm 1990 đến 2016.
- Đề tài chọn phạm vi nghiên cứu trên biển Đông giai đoạn từ năm 1990 đến
2016.
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/07/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 02/11/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: Th.S Lê Đình Quyết
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

Trưởng bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... V
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ VI
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài. .........................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án. ................................................................................1
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu. ...............................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu của đồ án. ...........................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đồ án. .......................................................................................2
6. Kết cấu của đồ án. ......................................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BÃO ..........................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ BÃO. ..........................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa về bão. .............................................................................................4
1.1.2. Cấu trúc của bão. ............................................................................................... 5
1.1.3. Các giai đoạn hình thành và phát triển của bão. ................................................6
1.1.4. Nguyên lí và điều kiện hình thành bão. .............................................................7
1.1.5. Sự di chuyển của bão .........................................................................................8
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO BÃO. ................................................................ 13
1.2.1. Các phương pháp xác định tâm và cường độ bão. ..........................................13
1.2.2. Các phương pháp dự báo đường đi của bão. ...................................................14
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG TỪ
NĂM 1990 ĐẾN 2016 ..................................................................................................15
2.1. THỐNG KÊ, XEM XÉT VỀ CẤP ĐỘ VÀ HƯỚNG GIÓ CỦA BÃO HOẠT
ĐỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG TỪ NĂM 1990 ĐÊN 2016. ............................................15
2.1.1. Thống kê, xem xét về cấp độ của bão hoạt động trên biển Đông từ năm 19902016. ..........................................................................................................................15
2.1.2. Hướng gió ( Diễn biến đường đi ). ..................................................................16
ii


2.1.3. Nhận xét...........................................................................................................20
2.2. SỐ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ. ............................................................. 21
2.2.1. Số liệu. .............................................................................................................21
2.2.2. Phương pháp đánh giá. ....................................................................................33
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG. ............................. 33
2.3.1.Đánh giá thời gian tồn tại của bão trên biển Đông. ..........................................33
2.3.2.Xu hướng dịch chuyển của bão. .......................................................................33
2.3.3.Thống kê về số lượng cơn bão. ........................................................................34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ .............................................................................................. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc bão. ............................................................................................5
Hình 1.2. Kích thước bão. .......................................................................................6
Hình 1.3 Mô tả điều kiện hình thành XTNĐ ...........................................................8
Hình 1.4. Bão quỹ đạo ổn định. ...............................................................................9
Hình 1.5. Bão quỹ đạo phức tạp ..............................................................................9
Hình 1.6. Bão quỹ đạo parabol. .............................................................................10
Hình 1.7. Trường hợp bão đôi. ..............................................................................11
Hình 1.8. Quỹ đạo bão (với Vmax> 17m/s) thời kỳ 1979-1988. ..........................11
Hình 1.9 Phân bố số lượng XTNĐ (%) trên quy mô toàn cầu. ............................. 12
Hình 2.1. Siêu bão HAIYAN. ...............................................................................15
Hình 2.2. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 1990-1994. ........16
Hình 2.3. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 1995-1999. ........17
Hình 2.4. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 2000-2004. ........18
Hình 2.5. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 2005-2009. ........19
Hình 2.6. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 2010-2016. ........20
Hình 3.1. Bão trên biển Đông năm 1990. ............................................................. 39
Hình 3.2. Bão trên biển Đông năm 1995 ............................................................... 40
Hình 3.3. Số lượng Bão từ 50N – 100N. ................................................................ 41
Hình 3.4. Số lượng Bão từ 100N – 150N. .............................................................. 42
Hình 3.5. Số lượng Bão từ 150N-200N. .................................................................43

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu bão trên biển Đông từ năm 1990 đến 2016 (tháng 2 không có
bão). ......................................................................................................................21
Bảng 2.2. Số cơn bão trên biển Đông giai đoạn từ năm 1990 đến 2016. .............35
Bảng 2.3. Số lượng bão và ATNĐ đổ bộ Việt Nam từ năm 1990-2016 (cơn). ....36

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

The Intertropical Convergence Zone (dải
ITCZ

hội tụ nhiệt đới)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

TBNN

Trung bình nhiều năm


ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thiên nhiên là điều kiện sinh tồn của con người. Nhưng đồng thời thiên nhiên
cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tai họa. Những tai biến do thiên nhiên gây ra có sức tàn
phá vô cùng khốc liệt, trong đó phải kể đến những thiên tai như: động đất, núi lửa, lũ
quét... đặc biệt là bão.
Bão là hiện tượng thiên tai của tự nhiên, nó hình thành và ảnh hưởng trên một
khu vực rộng lớn với mức độ phá hủy nghiêm trọng, gây ra những hậu quả nặng nề tới
hoạt động kinh tế và đời sống con người.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của bão là các nước nằm trong khu vực
nhiệt đới (trong đó có Việt Nam). Ở những quốc gia này đã lập ra các trung tâm
nghiên cứu, dự báo bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả do bão gây ra, nhất là khu
vực nhiệt đới nơi có cường độ, số lượng và tần suất các cơn bão mạnh nhất.
Ngày nay, diễn biến của các cơn bão đang dần dần thay đổi. Do đó việc nghiên
cứu, đánh giá được xu hướng, cường độ, tần suất hoạt động của các cơn bão trong
khoảng thời gian nhất định có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Quá trình nghiên
cứu, đánh giá giúp ta hiểu thêm được nguyên nhân, cơ chế phát sinh, đường đi, tần
suất hoạt động của bão, từ đó đưa ra các phương án dự báo, phòng chống và khắc phục
những hậu quả mà bão gây ra.
Xuất phát từ những lí do trên em đã chọn đề tài “ Đánh giá hoạt động của bão
trên biển Đông từ năm 1990 đến 2016”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án.
- Mục tiêu:

• Tìm hiểu khái quát về bão: điều kiện hình thành, cơ chế, sự di chuyển.
• Đánh giá chung được quy luật của bão trên biển Đông từ năm 1990 đến
2016.
- Nhiệm vụ: Thống kê diến biến, đường đi, cường độ, thời gian hoạt động của
bão trên biển Đông từ năm 1990 đến 2016.

1


3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung:
+ Tổng quan các nghiên cứu về bão.
+ Thống kê hoạt động của bão trên biển Đông theo lưới tọa độ xác đinh:
• Từ kinh độ 950E đến 1350E.
• Từ vĩ độ -50N đến 250N.
+ Thống kê quỹ đạo di chuyển của bão.
+ Thống kê cấp độ gió trong bão.
+ Đánh giá tần suất bão.
• Theo vị trí địa lý.
• Theo mùa.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Đề tài chọn phạm vi nghiên cứu trên biển Đông.
• Thời gian: Đề tài chọn nghiên cứu giai đọan từ 1990 đến 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu của đồ án.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về hoạt động của bão trên biển Đông.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập tài liệu là bước đầu tiên trong quá
trình nghiên cứu, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn như: sách giáo trình, internet, các
đơn vị liên quan. Tất cả nguồn tài liệu sẽ giúp đánh giá tổng quan hơn về hoạt động
của bão trên biển Đông.
- Phương pháp mô hình: Sử dụng phần mềm MeteoSys – Client – NB. Phần

mềm này tích hợp thông tin khí tượng-máy trạm. Trong phần mềm hiển thị những
thông tin như : Synop, mô hình số trị, sóng biển, viễn thám... Phần mềm này giúp truy
vấn thông tin về bão trên từng khu vực trong từng năm, truy vấn về đường đi, hướng
gió cũng như cấp độ và tần suất bão xuất hiện.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đồ án.
Thống kê được trong một năm có bao nhiêu cơn bão, tần số, cường độ của các
cơn bão, đánh giá được diễn biến đường đi của bão đã xảy ra. Qua đó dự báo được xu
thế của các cơn bão trong những năm sau đó để phục vụ cho công việc phòng chống
bão lũ, làm giảm thiệt hại về người và của.
2


6. Kết cấu của đồ án.
Ngoài các mục mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,... những nội dung
chính của luận án bao gồm:
Chương 1: “ Tổng quan về bão”. Chương này làm rõ khái niệm về bão, các giai
đoạn hình thành, phát triển của bão, sự di chuyển của bão... đồng thời chỉ ra các
phương pháp xác định tâm, cường độ và đường đi của bão để đánh giá được tính chất
và hoạt động của bão trong giai đoạn nghiên cứu.
Chương 2: “ Đánh giá hoạt động của bão trên biển Đông từ năm 1990 đến
2016”. Chương này đưa ra những số liệu để thống kê xem xét đường đi, cường độ và
xu hướng của bão nhằm đánh giá về hoạt động của bão trong thời gian nghiên cứu.
Chương 3: “ Kết quả ”. Chương này trình bày những kết quả cũng như những
thống kê về hoạt động của bão như cường độ, xu hướng, đường đi... Qua đó rút ra
được đánh giá về hoạt động của bão trên biển Đông từ năm 1990 đến 2016.

3


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ BÃO
1.1. TỔNG QUAN VỀ BÃO.
1.1.1. Định nghĩa về bão.
Theo Atkinson (1971): “Bão – là xoáy thuận quy mô synop không có front phát
triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kì và có hoàn lưu xác định” [3].
Bão là hệ thống hoàn lưu có dạng gần tròn với gradient khí áp ngang và tốc độ gió
rất lớn. Trong nghiệp vụ và trong thực tế người ta phân biệt áp thấp nhiệt đới khi tốc độ
gió cực đại ở trung tâm nhỏ hơn 17,1m/s và bão khi tốc độ gió cực đại ở trung tâm bằng
và lớn hơn 17,1m/s. Ban đầu bão là một vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng áp
thấp ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán cầu. Trong những điều kiện thuận lợi vùng áp
thấp này có thể khơi sâu thêm, gió vùng trung tâm mạnh lên trở thành áp thấp nhiệt đới và
sau đó là bão. Trong bão giai đoạn phát triển ổn định có thể thấy mắt bão, khu vực đường
kính 30-40 km với áp thấp nhất, lặng gió hay gió yếu. Do trong mắt bão có dòng giáng
nên nhiệt độ ở đây cao hơn xung quanh, ít mây hay quang mây.[2]

4


1.1.2. Cấu trúc của bão.

Hình 1.1. Cấu trúc bão.[5]
Các thành phần chính của bão bao gồm: các dải mây, mưa, mắt bão và thành
mắt bão. Ở nửa dưới của khí quyển không khí chuyển động xoáy vào tâm theo chiều
ngược chiều kim đồng hồ, chuyển động lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra ngoài ở
trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm cơn bão không khí chuyển động
giáng xuống, tạo nên vùng quang mây, lặng gió gọi là mắt bão. Đường kính trung bình
của mắt bão là từ 30-60 km. Ngay sát xung quanh mắt bão là vùng có gió mạnh nhất
và có mưa nhiều nhất được gọi là thành mắt bão. Trên ảnh vệ tinh và radar, thành mắt
bão là một (hoặc vài) vòng mây dày đặc xung quanh mắt bão. [2]


5


Hình 1.2. Kích thước bão.
Các cơn bão có kích thước rất khác nhau. Trung bình đường kính của một cơn
bão vào khoảng 300 – 500 km, nhưng có thể có những biến đổi đáng kể. Một điều cần
nhấn mạnh là kích thước của bão không thể hiện cho cường độ bão, không phải cơn
bão nào có kích thước lớn đều là những cơn bão có cường độ mạnh và gây ra mức độ
tàn phá lớn.
1.1.3. Các giai đoạn hình thành và phát triển của bão.
Đời sống của một cơn bão trung bình là vào khoảng 7 – 8 ngày đêm, trải qua
các quá trình phát sinh, phát triển cho đến khi đổ bộ vào đất liền hoặc tan rã trên
biển. Tuy nhiên không hiếm những cơn bão tồn tại tới 15 ngày hoặc hơn nữa và,
trái lại cũng có nhưng cơn bão chỉ tồn tại trong một vài ngày, thậm chí có XTNĐ
chỉ mạnh lên thành bão trong 3 – 6 giờ rồi lại suy yếu ngay. Đời sống của một cơn
bão có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai
đoạn chín muồi và giai đoạn tan rã. [4]
• Giai đoạn hình thành: Bão xuất hiện từ một nhiễu động có sẵn trong
trường đường dòng nhiệt đới, phần lớn (khoảng 80% trường hợp) bão hình thành
liên quan tới dải hội tụ nhiệt đới.
6


• Giai đoạn trẻ: Không phải tất cả các cơn bão đạt tốc độ gió cấp bão trong
giai đoạn hình thành đều phát triển thành bão, nhiều xoáy thuận tan đi sau 24 giờ.
Một số khác di chuyển trên khoảng cách lớn như áp thấp nhịêt đới. Nếu có sự tăng
cường thì khí áp thấp nhất giảm nhanh xuống dưới 1000 mb.
• Giai đoạn chín muồi: Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp vùng trung
tâm giảm xuống cực tiểu và không tiếp tục giảm nữa, tốc độ gió cực đại ngừng tăng
lên. Nhưng ở giai đoạn này vùng bán kính gió mạnh quanh tâm bão thường mở

rộng hơn. Đặc biệt bán kính vùng gió mạnh có thể mở rộng tới 200 – 300 km.
• Giai đoạn tan rã: Khi bão di chuyển vào đất liền do điều kiện địa hình,
lực ma sát tăng lên và nhất là khả năng cung cấp ẩm cho bão bị mất đi nên kích
thước của bão giảm đi rất nhanh. Bão cũng có thể suy yếu và tan rã trên biển khi
gặp các điều kiện bất lợi như: đi vào vùng nước lạnh, bị không khí lạnh xâm nhập,
kết cấu hoàn lưu trên cao không thuận lợi. [4]
1.1.4. Nguyên lí và điều kiện hình thành bão.
Bão chỉ hình thành khi có sự phối hợp của các nhân tố nhiệt động lực và
trong

hình thế synốp nhất định. Có 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
1. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (từ 26 -

27oC) bảo đảm nước bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ
thống bão.
2. Thông số Coriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong
đới giới hạn bởi vĩ độ 5 - 20o hai bên xích đạo.
3. Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung của
dòng ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu của sự hình thành bão. [2]
Bên cạnh đó, Riehl (1948) cũng đưa thêm hai điều kiện [4]:
1. Ở trên cao, trường gió phải phân kỳ để bảo đảm sự giải toả khối lượng
không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão như ta đã nói trong phần về trường các
yếu tố khí tượng. Điều đó thường được thoả mãn ở miền nhiệt đới, vì từ mực 500
mb trở lên, nhất là tại mực 200, 300 mb thường xuyên tồn tại áp cao cận nhiệt.
2. Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. Những kết quả thống kê
cho thấy 80% các cơn bão có liên quan với dải hội tụ nhiệt đới. Năm dải hội tụ
7


nhiệt đới ít hoạt động thì cũng ít bão.

Cũng có những nghiên cứu khác về điều kiện hình thành của bão như Gray
(1968, 1979). Nhìn chung để bão có thể hình thành và phát triển thì môi trường cần
đạt được các điều kiện như: nền nhiệt độ nước đại dương  26,5C từ bề mặt nước
tới độ sâu  50m; khoảng cách tối thiểu từ xích đạo tới tâm của XTNĐ khoảng 500
km là điều kiện để lực Coriolis có thể có hiệu lực, có một hệ thống ở gần bề mặt
với độ xoáy và độ hội tụ cần thiết để có thể phát triển thành XTNĐ, độ đứt gió
thẳng đứng giữa các mực 850 mb và 200 mb phải nhỏ ( < 10m/s).

Hình 1.3 Mô tả điều kiện hình thành XTNĐ.
1.1.5. Sự di chuyển của bão
Những lực cơ bản tác động đến quá trình di chuyển của bão có thể kể đến là
nội lực và ngoại lực. Tốc độ và hướng di chuyển của bão phụ thuộc vào sự tương
tác rất phức tạp giữa hoàn lưu gió xoáy nội tại của cơn bão và hoàn lưu khí quyển
xung quanh. Ngược lại, cơn bão cũng có thể làm biến đổi môi trường không khí
xung quanh nó. Chính vì thế, sự di chuyển của bão chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố.[1]
Trong thực tế, mỗi cơn bão có một quỹ đạo đường đi riêng. Xem xét cả ngàn
cơn bão, người ta không thấy có hai cơn bão nào có quỹ đạo trùng nhau. Tuy nhiên
nếu xem xét đặc điểm chính về hình dạng của từng quỹ đạo thì có thể phân chúng
thành một số không nhiều các loại quỹ đạo.[1]
Thông thường, bão có thể bắt gặp các dạng quỹ đạo sau: dạng quỹ đạo ổn
định, dạng quỹ đạo phức tạp, dạng quỹ đạo parabol. Ngoài ra một dạng quỹ đạo nữa
mà đôi khi chúng ta bắt gặp đó là dạng quỹ đạo bão đôi. [1]

8


Hình 1.4. Bão quỹ đạo ổn định.

Hình 1.5. Bão quỹ đạo phức tạp.

9


Ở trên thế giới, 50% số bão có quỹ đạo hình parabol nằm ngang hướng đỉnh về
phía tây, ở Bắc Bán cầu theo chiều kim đồng hồ còn ở Nam Bán Cầu ngược chiều
kim đồng hồ. [1]

Hình 1.6. Bão quỹ đạo parabol.
Đối với trường hợp xoáy kép, các cơn bão cùng phát sinh trong một dải hội tụ
nhiệt đới, nói khác đi là được hình thành trong cùng một cơ cấu hoàn lưu quy mô lớn,
khi chúng tiến gần đến nhau thì chúng rơi vào phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu quy
mô vừa của nhau. Khi đó người ta gọi chúng là cặp bão đôi. Bão đôi có quỹ đạo quay
quanh lẫn nhau một cách tương đối theo chiều xoáy thuận. [1]

10


Hình 1.7. Trường hợp bão đôi.
Bão hình thành trên biển nhiệt đới (nóng) và thường di chuyển theo hướng Tây và
hướng cực, mặc dù đường đi của những cơn bão riêng lẻ có thể là thất thường. Mức độ
dầy đặc của quỹ đạo các cơn bão trên hình 1.8 ở Đông Bán Cầu cũng cho ta thấy hình ảnh
phân bố tần số bão ở đây thời kỳ 1979-1988. Dọc theo quỹ đạo đường đi của bão thì vùng
phía bắc của bão là vùng nguy hiểm nhất với gió mạnh kèm theo mưa to, các cơn dông,
lốc cục bộ và hiện tượng nước biển dâng cao dưới tác động của gió đẩy mạnh vào bờ.[1]

Hình 1.8. Quỹ đạo bão (với Vmax> 17m/s) thời kỳ 1979-1988.

11



Xét về tần suất và khu vực hình thành bão, tính trung bình cho toàn cầu hàng
năm có 80 cơn bão. Trên 50% số cơn bão toàn cầu xuất hiện ở Bắc Thái Bình Dương
(trong đó 38% ở Tây Thái Bình Dương và 18% ở Đông Bắc Thái Bình Dương). Số
bão ở Bắc Bán Cầu chiếm 73% số bão toàn cầu, phần còn lại của số lượng bão toàn
cầu xuất hiện ở Nam Bán Cầu. Ở Nam Bán Cầu cực đại bão vào tháng 1, ở Bắc Bán
Cầu vào tháng 8 và tháng 10. [1]

Hình 1.9 Phân bố số lượng XTNĐ (%) trên quy mô toàn cầu.
Trên miền Bắc Thái Bình Dương, có thể thấy hai trung tâm hoạt động của bão:
một ở phía tây và một ở phía đông Thái Bình Dương. Trung tâm bão phía đông có tần
số cực đại tới 303 cơn bão trong vòng 100 năm trong dải từ 5 - 20oN và tập trung vào
khu vực sát bờ tây Trung Mỹ. Trung tâm hoạt động bão phía tây có tần suất cực đại
nhỏ hơn so với trung tâm hoạt động bão phía đông (230 cơn) nhưng mở rất rộng theo
hướng kinh tuyến. Nhiều cơn bão di chuyển từ vĩ độ 10 - 15oN tới vĩ độ 50oN và tại đó
không khí lạnh tràn vào xoáy thuận trước kia là bão, hệ thống front hình thành, bão trở
thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới. [2]
Khu vực hình thành phân bố theo mùa và chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính.
Thứ nhất là mối quan hệ giữa quá trình hình thành XTNĐ và nhiệt độ bề mặt biển, với
nhiệt độ bề mặt biển cao nhất xảy ra trong cuối mùa hè. Đặc biệt vùng nước ấm cũng
được mở rộng ra xa hơn từ xích đạo tại Bắc bán cầu khi có sự kết hợp của dòng Gulf
stream và dòng Kuroshio. Một số tài liệu đã tập trung vào mối quan hệ giữa nhiệt độ
mặt nước biển và hoạt động của bão. Emanuel (2005) đã chứng minh mối liên hệ này
sử dụng cường độ và thời gian tồn tại của các cơn bão từng mùa bão, chỉ ra sự tương
12


quan cao theo quy mô thập kỷ trên vùng biển Đại Tây Dương và Tây Bắc Thái Bình
Dương. Một mối liên hệ tương tự được Webster cùng đồng nghiệp (2005) chỉ ra. Nhân
tố thứ hai là những biến đổi theo mùa trong khu vực rãnh gió mùa (Monsoon trough).
Theo Gray (1968), Dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) gần như liên tục bao quanh Trái Đất, nó

có thể xảy ra như một dòng hội tụ giữa gió tín phong hướng đông từ Bắc và Nam bán
cầu hoặc là khu vực hội tụ của dòng gió mùa hướng Tây (monsoont westerly). Khu
vực hình thành xoáy thuận duy nhất không có sự kết hợp với rãnh gió mùa là Bắc Đại
Tây Dương.[2]
Khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đặc biệt có hoạt động của XTNĐ trong cả
năm. Do đó, không có định nghĩa chuẩn cho mùa bão ở khu vực này. Cực tiểu là tháng
2 (nửa đầu tháng 3) và mùa bão hoạt động chính là từ tháng 7 đến tháng 11 (đỉnh điểm
là cuối tháng 8). [2]
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO BÃO.
Ngày nay, việc ứng dụng số liệu vệ tinh vào trong công tác nghiệp vụ dự báo
KTTV không còn là mới mẻ, không thể thiếu được và ngày càng có vai trò quan trọng
giúp tăng cường độ chính xác của các bản tin dự báo. Đối với nghiệp vụ phân tích và
dự báo xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ), thì số liệu vệ tinh lại có thế mạnh hơn bất cứ
nguồn số liệu khác. Nó cho phép giám sát liên tục cả về mặt không gian và thời gian
các đối tượng thời tiết có quy mô Synop và một số đối tượng có uy mô nhỏ hơn. Phân
tích trên nguồn số liệu vệ tinh liên tục giúp xác định được sự bắt hình thành của
XTNĐ, các quá trình phát triển của chúng, để từ đó giúp các nhà dự báo phân tích
được vị trí tâm, mức độ phát triển, và giúp họ đưa ra những dự báo, cảnh báo tốt hơn.
1.2.1. Các phương pháp xác định tâm và cường độ bão.
Phương pháp Dvorak được tính toán trên ảnh VIS và ảnh IR. Quá trình thực
hiện phương pháp được chia thành 10 bước: [2]
Bước 1: Xác định tâm hệ thống mây.
TÍNH T-NUMBER TỪ VIỆC ĐO ĐẠC CÁC ĐẶC TRƯNG MÂY XTNĐ.
Bước 2: Lựa chọn mẫu hình mây để phân tích:
2A. Dạng băng cuốn (Curved band).
2B. Dạng lệch tâm (Shear).
13


2C. Dạng có mắt (Eye).

2D. Dạng khối mây dày đặc trung tâm (CDO).
2E. Dạng tâm nhúng đĩa mây (Embedded).
TÍNH T-NUMBER TỪ VIỆC SO SÁNH MẪU VỚI MÔ HÌNH.
Bước 3: Khối mây lạnh ở tâm (CCC).
Bước 4: Xác định khuynh hướng 24h qua.
Bước 5: Chỉ số MET (Model expected Tnumber).
Bước 6: Chỉ số PT (Pattern T-number) .
Bước7,8 và 9: Áp dụng những nguyên tắc của phương pháp để các định Tnumber cuối cùng và CI-numbe3rr.
Bước 10: Đưa ra dự báo cường độ 24.
Ngoài ra còn có: Phân tích bản đồ mặt đất, phương pháp vòng tròn...
1.2.2. Các phương pháp dự báo đường đi của bão.
Phương pháp quán tính dựa trên giả thiết là hiệu ứng tổng hợp của các lực đã
tác động dẫn cơn bão trong một thời đoạn đã qua sẽ tiếp tục tác động với cùng xu thế
trong thời kỳ cần dự báo. Đây là phương pháp đơn giản cho kết quả tốt trong vòng 12h
nếu bão di chuyển ổn định không chuyến hướng do sự biến đổi của dòng dẫn đường
(dòng môi trường). [2]
Phương pháp khí hậu xây dựng theo giả thiết là cơn bão dự báo sẽ di chuyển
theo hướng và tốc độ trung bình nhiều năm của các cơn bão lịch sử tại cùng vĩ độ và
kinh độ. [2]
Cả hai phương pháp quán tính và phương pháp khí hậu đều phụ thuộc vào hình
thế synôp và khi có quỹ đạo của bão. Hiện hai phương pháp này cho kết quả tốt nhất
đối với các cơn bão ở khu vực có tần suất bão tương đối cao. Người ta thường coi
trọng số của hai phương pháp dự báo quán tính và dự báo khí hậu như nhau nên sử
dụng hai phương pháp với kết quả tính là véc tơ tổng hợp :1/2(P+C). Trong đó vectơ
quán tính xác định bằng cách ngoại suy từ chuyển động bão trong 12-24h qua. Vectơ
khí hậu xác định theo tài liệu khí hậu về bão tại khu vực. [2]
Ngoài ra còn có: Phương pháp synop, phương pháp quán tính khí hậu.

14



CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG
TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2016
2.1. THỐNG KÊ, XEM XÉT VỀ CẤP ĐỘ VÀ HƯỚNG GIÓ CỦA BÃO
HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG TỪ NĂM 1990 ĐÊN 2016.
2.1.1. Thống kê, xem xét về cấp độ của bão hoạt động trên biển Đông từ
năm 1990-2016.
Theo thống kê trong giai đoạn từ 1990-2016 có 24 cơn bão có sức gió trên cấp
12, 75 cơn bão dưới cấp 12 đổ bộ vào Việt Nam, trong đó tháng 10, 11 trong giai đoạn
này có rất nhiều cơn bão mạnh trên cấp 12 (22 cơn), có những cơn bão rất mạnh lên
đến cấp 16 và 17 như: siêu bão HAIYAN (tháng 11/2013), siêu bão ANGELA (tháng
10,11/1995).

Hình 2.1. Siêu bão HAIYAN.[6]

15


2.1.2. Hướng gió ( Diễn biến đường đi ).
Từ phần mềm MeteoSys – Client – NB. Ta truy vấn về đường đi của bão trong
khoảng thời gian từng 5 năm một.

Hình 2.2. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 1990-1994.
(MeteoSys – Client – NB)
Theo thống kê từ phần mềm MeteoSys – Client – NB, diễn biến đường đi của
bão đổ bộ vào Việt Nam từ năm 1990 – 1994 phần lớn đi vào vùng phía Bắc, Bắc
Trung Bộ. Có khoảng 9 cơn bão đi vào vùng Nam Trung Bộ và 2 cơn đi vào khu vực
Nam Bộ ( đồng bằng sông Cửu Long). Phần lớn các cơn bão thì tập trung ở khu vực
150N – 200N và hình thành ngoài khu vục biển Đông.

16


Hình 2.3. Diễn biến đường đi của bão đổ bộ Việt Nam từ năm 1995-1999.
(MeteoSys – Client – NB)
Diễn biến đường đi của bão đổ bộ vào Việt Nam từ năm 1995 – 1999 khá phức
tạp khi đường đi của bão đổ bộ trải rộng từ khu vực Bắc Bộ xuống tới khu vực Nam
Trung Bộ. Khu vực Nam Bộ vẫn rất ít xuất hiện bão, chỉ có một vài cơn đổ bộ vào khu
vực Nam Bộ trong 5 năm. Bão hình thành chủ yếu ngoài khu vực biển Đông sau đó đi
vào biển Đông và tiếp tục tiến vào đất liền Việt Nam.

17


×