Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

D an tai chinh nong thon III s GIAO d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.4 KB, 3 trang )

1. Mục tiêu dự án

THE WORLD BANK

Dự án Tài chính Nông thôn III với khoản tín
dụng tương đương 200 triệu USD được Ngân hàng
Thế giới tài trợ cho Chính phủ Việt nam với mục tiêu
nhằm: Tăng cường các lợi ích kinh tế cho các hộ gia
đình cũng như các doanh nghiệp tư nhân ở nông
thôn bằng cách nâng cao khả năng tiếp cận của họ
với nguồn vốn
2. Các bên tham gia dự án

Dự án Tài chính nông thôn III
SỞ GIAO DỊCH III
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Sở giao dịch III được WB và Chính phủ Việt
Nam lựa chọn là Ngân hàng bán buôn cho Dự án
 Định chế tài chính tham gia (PFI) là các
Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính
khác
 Người vay cuối cùng: là các cá nhân, hộ gia
đình, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở khu vực
nông thôn có tiểu dự án vay vốn hợp lệ
3. Chính sách bảo vệ môi trường của dự án

HƯỚNG DẪN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG


NGÀNH TRỒNG TRỌT

 Các tiểu dự án vay vốn Dự án Tài chính
nông thôn III cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường của Chính phủ Việt Nam và của Ngân hàng
Thế giới
 Tùy thuộc vào loại hình, địa điểm, quy mô
đầu tư và mức độ tác động môi trường của từng tiểu
dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi
trường, Đăng ký bản cam kết bản vệ môi trường hay
kí thỏa thuận bảo vệ môi trường theo văn bản số
7132/HD-TCIII “Hướng dẫn thực hiện đánh giá và
giám sát tác động tới môi trường của các tiểu dự án
vay vốn Dự án Tài chính Nông thôn III do Ngân hàng
thế giới tài trợ” (hay bản Hướng dẫn môi trường)
 Các chủ tiểu dự án cần thực hiện đầy đủ các
biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết
 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
nam và các Định chế tài chính tham gia có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường.
4. Các quy định về bảo vệ môi trường của dự án
trồng trọt
+ Các dự án thuộc lọai phải lập Báo cáo Đánh giá tác
động môi trường:

- Dự án xây dựng công trình tưới, cấp nước, tiêu
thoát nước phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp: Tưới,
tiêu, cấp nước cho diện tích từ 100 ha trở lên
- Dự án xây dựng vùng trồng cây công nghiệp;

vùng trồng rau, hoa tập trung (kể cả các dự án tái
canh): Diện tích từ 50 ha trở lên
+ Tất cả các Dự án còn lại không thuộc loại trên phải
đăng ký Bản Cam kết bảo vệ Môi trường.
+ Trong khuôn khổ Dự án TCNT III, tùy vào từng
trường hợp cụ thể, chủ tiểu dự án có thể lập Bản
Thỏa thuận bảo vệ môi trường và ký với PFI theo quy
định trong bản Hướng dẫn môi trường.
5. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng quá mức/ không đúng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật
- Nước thải từ quá trình rửa dụng cụ phun thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón
- Nước chảy tràn chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật
- Nước chảy tràn có lẫn đất cát từ quá trình xói mòn
và rửa trôi đất
- Khí thải do việc phun thuốc bảo vệ thực vật
6. Các tác động đến môi trường và sức khỏe
- Dư lượng thuốc (hóa chất) BVTV có tác động
xấu tới môi trường và nông sản:
- Gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho
con người, tưới tiêu, chăn nuôi
- Gây ô nhiễm nguồn nước cấp, tác hại các hệ sinh
thái nước, thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng
thủy sản.
- Thuốc BVTV phát tán vào không khí gây ô nhiễm,
tác hại sức khỏe.
- Gây ô nhiễm đất, diệt khu hệ sinh vật đất, các loại
côn trùng, động vật hoang dã, tác hại đến đa dạng

sinh học và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái nông
nghiệp.
- Làm cho một số loài dịch hại thứ yếu trở thành chủ
yếu và sự gây hại của những loài mới nổi lên còn
khốc liệt hơn những loài trước đây.


+ Tác động do phân bón và chất kích thích sinh
trưởng
- Dư lượng phân hóa học (N, P) làm ô nhiễm
nguồn nước, gây phú dưỡng hoá, gây tác hại tới thủy
sinh, nguồn lợi thủy sản, chất lượng nước, mỹ quan.
- Sử dụng phân hữu cơ và nước giải chưa hoai để
bón cho hoa, rau có thể gây ô nhiễm môi trường và
nhiễm khuẩn cho nông sản.
+ Tác động từ việc thu hoạch và quản lý khu vực
trồng trọt
Chất thải sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu, vỏ trái
cây…) gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở giao thông
thủy (nếu được đổ vào sông, kênh, rạch), phân hủy
hữu có gây gia tăng khí nhà kính và ô nhiễm mùi.

7. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi
trường
7.1. Quản lý nguồn nước thải
- Tưới tiêu hợp lý sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn
nước ngọt cho tương lai.
- Định kỳ theo thời gian phân bổ việc tưới tiêu cho
cây trồng hợp lý
- Xây dựng các mạng lưới máy bơm để phục vụ

cho việc tưới tiêu trong diện tích rộng.
- Xây dựng các bể chứa nước mưa để phục vụ cho
sinh hoạt và nông nghiệp.
- Tận dụng nguồn nước mưa để phục vụ cho việc
tưới tiêu

7.2. Đối với khí thải
- Không phun thuốc liên tục nhiều ngày hoặc lúc trời
nắng
- Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động khi
làm việc
7.3. Đối với hóa chất bảo vệ thực vật
- Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu
sinh học
- Cất giữ dụng cụ bao bì, thuốc trừ sâu riêng biệt,
tiêu hủy sau khi sử dụng
- Hạn chế dùng các loại hóa chất cho nông nghiệp,
áp dụng phương pháp canh tác và sử dụng các loại
phân bón hữu cơ thân thiện


- Tập huấn cho nông dân cách sử dụng và quản lý an
toàn hóa chất
- Đẩy mạnh canh tác nông nghiệp hữu cơ.
7.4. Giáo dục môi trường
- Tăng cường các chương trình giáo dục truyền
thông cho nông dân sử dụng 3 đúng trong nông
nghiệp, lâm nghiệp đó là đúng liều, đúng lượng và
đúng cách.

- Lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường trong
trồng trọt trong các chương trình khuyến nông trên
các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài cho
nhân dân.



×