Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giao an lc ma sat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.44 KB, 5 trang )

Tiết 12: LỰC MA SÁT
Ngày soạn: 23/8/2017
Ngày giảng dạy: 25/8/2017
Giáo viên: Trần Thanh Thuận
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm của các lực ma sát (ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát
nghỉ).
- Viết được công thức của lực ma sát trượt.
- Nêu một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như
ở bài học.
- Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của con người ,
động vật và xe cộ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ thí nghiệm mỗi bộ gồm :
- Khối hình hộp chữ nhật (bằng gổ, nhựa,…) mắt khóe các lỗ để đựng quả cân.
- Một số quả cân.
- Một lực kế.
- Một máng trượt.
2. Học sinh
- Ôn lại những kiến thức đã học về ma sát ở lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp.


Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi :
“ Nhắc lại lực đàn hồi, đặc điểm
của lực đàn hồi, phát biểu định luật
Húc? ’’

Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Các học sinh còn lại nghe bạn trả
lời, nhận xét và bổ sung sau khi bạn
trả lời xong.

1


Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt (20 phút)
Hoạt động của giáo viên
Đặt vấn đề: Tại sao khi chúng ta
đi xe đạp khi dừng đạp thì sau một
thời gian xe sẽ dừng lại?
Ma sát là gì? Có bao nhiêu lực
ma sát?

Hoạt động của học sinh
Trả lời: Do lực ma sát

Trả lời câu hỏi của giáo viên: Ma
sát là một loại lực cản xuất hiện giữa
các bề mặt vật chất, chống lại xu
hướng thay đổi vị trí tương đối giữa
hai bề mặt.

Có ba loại lực ma sát:
+ Ma sát trượt.
+ Ma sát lăn.
+ Ma sát nghỉ.

Chia lớp học thành 4 nhóm để
tiến hành thí nghiệm.

Ổn định theo vị trí nhóm.

Đặt câu hỏi thảo luận nhóm: Thí
Thảo luận và cho câu trả lời: Cần
nghiệm đo độ lớn ma sát trượt cần
đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình.
đo bao nhiêu lần và giá trị lực ma sát
trượt sẽ tính như thế nào?
Hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh
hưởng đến lực ma sát trượt.
Bước 1: Móc lực kế vào một
khúc gỗ hình chữ nhật đặt trên bàn.
Bước 2: Kéo lực kế theo phương
ngang cho khúc gỗ chuyển động gần
như thẳng đều.
Bước 3: Ghi nhận số chỉ của lực
kế cũng chính là độ lớn lực ma sát
trượt tác dụng vào vật.
Hướng dẫn học sinh trả lời câu
hỏi C1: Độ lớn lực ma sát trượt phụ
thuộc vào những yếu tố nào?


Tiến hành thí nghiệm , ghi nhận
kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
Rút ra kết luận:
Độ lớn lực ma sát trượt:
+ Không phụ thuộc vào diện tích
tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình
trạng của hai mặt tiếp xúc.

Thảo luận nhóm rồi trả lời:
Phụ thuộc vào áp lực lên mặt tiếp
xúc, bản chất và các điều kiện bề
mặt (độ nhám, độ sạch, độ khô,...)
2


của các mặt tiếp xúc.

Giới thiệu hệ số ma sát trượt .

Ghi nhận nội dung về hệ số ma sát
trượt.

Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma
sát trượt và độ lớn của áp lực, kí
hiệu là .
Giới thiệu bảng hệ số ma sát trượt
của một số cặp vật liệu (bảng 13.1

SGK 76).
Từ kiến thức về hệ số ma sát
trượt, yêu cầu học sinh rút ra cách
tính lực ma sát.

Công thức tính lực ma sát:

Hoạt động 3: Tìm hiểu ma sát lăn (5 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Đặt các câu hỏi, yêu cầu học sinh
hoạt động thảo luận theo 4 nhóm để
trả lời.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
Lấy ví dụ?

Khi vật này lăn trên vật kia.
Ví dụ: Xe ô tô đang lăn bánh trên
đường.

Nhắc lại về ma sát lăn.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một
vật lăn trên mặt một mặt khác , để
cản lại chuyển động lăn của vật.
Hướng dẫn học sinh trả lời câu
hỏi C2.
Búng cho hòn bi lăn trên mặt sàn
nằm ngang.

a) Tại sao hòn bi lăn chậm dần?
b) Tại sao hòn bi lăn được một
quãng đường xa mới dừng lại?

Do hòn bị chịu tác dụng lực ma
sát lăn.
Do lực ma sát lăn rất nhỏ.

Giới thiệu cách làm giảm ma sát
3


trượt khi có hại.
Trong trường hợp ma sát trượt có
hại thì người ta thường dùng con lăn
hay ổ bi đặt vào giữa hai mặt tiếp
xúc.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ma sát nghỉ (10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm nhận biết ma sát nghỉ.

Hoạt động của học sinh
Quan sát thí nghiệm.

Làm lại thí nghiệm từng bước cho
Rút ra đặc điểm của lực ma sát
học sinh, nêu đặc điểm của lực ma
nghỉ:

sát nghỉ.
+ Có hướng ngược với hướng của
Bước 1: Móc lực kế vào một
lực tác dụng song song với mặt tiếp
khúc gỗ hình chữ nhật đặt trên bàn.
xúc, độ lớn bằng độ lớn của lực tác
Bước 2: Kéo lực kế theo phương dụng, khi vật còn chưa chuyển động.
ngang một lực nhỏ rồi tăng dần.
+ Khi lực tác dụng song song với
mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào
đó thì vật sẽ trượt. Điều đó chứng tỏ
lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại
bằng giá trị này.
Cho học sinh thảo luận nhóm so
sánh độ lớn ma sát nghỉ cực đại và
lực ma sát trượt.
Giới thiệu vai trò của lực ma sát
nghỉ.
Giữ cho vật đứng yên trên bề mặt
đó khi vật bị một lực tác dụng song
song với mặt tiếp xúc.
Cho học sinh lấy các ví dụ làm
tăng ma sát có ích.

So sánh: Lực ma sát nghỉ cực đại
lớn hơn lực ma sát trượt.
Ghi nhận vai trò của lực ma sát
nghỉ.

Lấy các ví dụ về cách làm tăng

ma sát có ích: làm các rãnh, khía, nụ
gai ở giày, dép, bánh xe, lưỡi cưa.

4


IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh giải bài tập ví dụ:
Bài 5/SGK 78,79.

Làm bài tập ví dụ.

Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
làm các bài tập 6,7/SGK 79.

Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.

Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài
sau: Lực hướng tâm.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×