Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ph lc GIAO AN PHN SINH HC VI SINH v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.36 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT – SINH HỌC 10 THPT
Chủ đề 1: Đại cương về thế giới Vi sinh vật
1. Mục tiêu
(*) Kiến thức
- Nêu đặc điểm hình thái, cấu trúc đặc các nhóm VSV.
- Nêu đặc điểm chuyển hóa vật chất và năng lượng ở các nhóm VSV.
- Nêu đặc điểm sinh trưởng, sinh sản ở các nhóm VSV.
- Nêu vai trò, tác hại của VSV trong đời sống.
- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng ở VSV.
- So sánh được các nhóm VSV về đặc điểm hình thái, cấu trúc, chuyển hóa vật chất –
năng lượng, sinh trưởng và sinh sản.
- Vận dụng kiến thức VSV để giải thích một số hiện tượng thực tế.
(*) Kỹ năng: Hình thành và phát triển các kỹ năng:
- Kỹ năng khoa học như: quan sát, làm thí nghiệm, vẽ sơ đồ...
- Kỹ năng học tập như: tự học, hợp tác trong hoạt động nhóm, phát hiện tình huống
có vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin, trình bày vấn đề.
- Kỹ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức môn học để giải thích các hiện tượng thực tiễn.
(*) Thái độ
- Yêu thích môn Sinh, hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học.
- Có ý thức tự vận dụng kiến thức môn học để giải thích các vấn đề thực tiễn.
(*) Năng lực: hướng đến NLTH, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
2. Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạng thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.
- Kỹ thuật “hỏi chuyên gia”.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
3. Chuẩn bị


- Chuẩn bị hoạt động thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu hình thái, cấu trúc VSV và thực
nghiệm tìm tòi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV (trình bày


trong luận văn)
- Máy tính, máy chiếu.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu hình thái, cấu trúc vi sinh vật
(Thời gian tiến hành 2 tiết học liền nhau)
(Trình bày trong luận văn)
Sau hoạt động này, GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị nội dung
cho hoạt động của buổi sau: GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm lớn (thực
hiện từ cuối cuối học trước)
+ Nhóm A: Mỗi cá nhân tìm hiểu về các phương phức dinh dưỡng và quá trình tổng
hợp các chất ở VSV. (thuộc bài 22 và bài 23)
+ Nhóm B: Mỗi cá nhân tìm hiểu về quá trình phân giải các chất ở VSV (thuộc bài 23,
bao gồm cả nội dung hô hấp và lên men ở bài 22).
Hoạt động tìm hiểu quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng,
sinh sản ở vi sinh vật. (Thời gian tiến hành: 2 tiết học liền nhau)
- GV nêu vấn đề: Trong tự nhiên, VSV
- HS tiếp cận và hình dung tổng quan vấn
phân bố ở khắp mọi nơi, hiển nhiên là

đề nghiên cứu.

chúng phải có môi trường sống rất đa
dạng, có nhiều kiểu dinh dưỡng và chuyển
hóa vật chất (thậm chí ở cơ thể đa bào bậc
cao không có)
- GV chiếu đoạn video về nuôi cấy vi sinh
vật và hỏi:
+ Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy vi


-Theo dõi và suy nghĩ, trả lời câu hỏi.


sinh vật, có thể sử dụng những loại môi
trường như thế nào?
-> GV nhấn mạnh môi trường dinh dưỡng

-HS có thể đặt câu hỏi về đặc điểm của

(tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp) và môi

môi trường trong đoạn video (ví dụ: tại

trường sinh vật. Giới thiệu về đặc điểm

sao lại sử dụng thạch để tạo môi trường

của thạch trong nuôi cấy VSV.

đặc trong nuôi cấy VSV...)

- GV yêu cầu tổ chức hoạt động HS theo

-HS thảo luận rút ra được hệ thống kiến

kỹ thuật “hỏi chuyên gia”:

thức về vấn đề nhóm mình được giao


+ HS trong mỗi nhóm lớn thảo luận về nội -> trở thành “chuyên gia” ở lĩnh vực đó.
dung mình đã được giao chuẩn bị .
GV theo dõi, điều chỉnh hình thức và nội
dung thảo luận của các nhóm cho phù hợp
+ HS ở các nhóm nhỏ 1A và 1B lần lượt

-HS đóng vai các “chuyên gia” ở các lĩnh

đóng vai là các “chuyên gia” trao đổi

vực mình đã được tìm hiểu và ngược lại

thông tin với nhóm còn lại về lĩnh vực

đóng vai “người học” ở lĩnh vực còn lại.

mình đã chuẩn bị. Sự trao đổi mang tính
chất tương tác 2 chiều, HS ở 2 nhóm có
thể giảng giải, đặt câu hỏi, nêu tình
huống ... cho nhau. Nhóm 2A và 2B tiến
hành tương tự.
-Sau khi kết thúc hoạt động “chuyên gia”,

-HS thực hiện kiểm tra kết quả hoạt động

GV lựa chọn một số HS yêu cầu trả lời

theo yêu cầu của GV.

câu hỏi, làm các bài tập, xử lý các vấn đề


-HS có thể đặt câu hỏi thắc mắc.

liên quan; giải đáp thắc mắc. Qua đó, GV
nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả
hoạt động của các nhóm.
-Đồng thời khái quát hệ thống kiến thức
và nhấn mạnh cơ sở phân chia các phương

-Hệ thống kiến thức vào vở ghi .


thức dinh dưỡng, đặc điểm chung của quá
trình chuyển hóa vật chất, phân biệt các
hình thức hô hấp và lên men.
-GV đặt câu hỏi:

-HS huy động kiến thức trả lời:

+ Tại sao quả vải chín để 3-4 ngày có mùi

+ Quá trình lên men tạo rượu và từ rượu

chua?

oxi hóa thành giấm.

+ Theo em, virut dinh dưỡng theo phương

+ Virut không có phương thức dinh dưỡng


thức nào? Quá trình chuyển hóa vật chất

riêng.

và năng lượng ở virut có đặc điểm gì?
-> GV nhấn mạnh: virut chưa có cấu trúc
tế bào, sống ký sinh nội bào bắt buộc,
không có hoạt động chuyển hóa riêng mà
phụ thuộc vào tế bào chủ.
- Virut có khả năng sinh trưởng và sinh

-HS nêu ra nhiều ý kiến.

sản không?
-> sự tăng số lượng ở virut gọi là quá trình
“nhân lên”
(*) GV nêu vấn đề: Tại sao virut không có

-GV tiếp cận tình huống có vấn đề.

khả năng chuyển hóa vật chất và năng
lượng nhưng vẫn có khả năng “nhân
lên”? Quá trình nhân lên ở virut khác gì so
với quá trình sinh trưởng, sinh sản ở các
VSV khác?

-HS làm việc nhóm tìm hiểu về quá trình

- Yêu cầu HS làm việc nhóm để giải quyết nhân lên của virut, quá trình sinh trưởng

tình huống có vấn đề trên (nghiên cứu nội

và sinh sản của các VSV khác để tìm ra

dung bài 30, 25,26 SGK).

điểm khá biệt.

- GV tổ chức cho HS trình bày, thảo luận,

-HS trình bày, thảo luận, đặt câu hỏi, đánh

nhận xét quá trình làm việc và kết quả

giá hoạt động của nhóm khác.


hoạt động nhóm. GV chuẩn hóa và hệ
thống kiến thức.

- Hoàn thiện hệ thống kiến thức vào vở

Nhấn mạnh: virut sử dụng enzim, nguyên

ghi.

liệu, bộ máy tổng hợp của tế bào chủ nên
mặc dù không có sự chuyển hóa vật chất
riêng nhưng virut vẫn có khả năng “nhân
lên”.

- GV đặt câu hỏi:

HS trả lời và có thể đặt các câu hỏi khác.

+ Nhiều trường hợp, virut xâm nhập
nhưng không làm tan tế bào chủ. Tại sao?
+ Nội bào tử có phải là hình thức sinh sản
của vi khuẩn không? Tại sao?
+ Tại sao nói “ Dạ dày – ruột ở người là
một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với
VSV?”
(*) Sau hoạt động này, GV hướng dẫn HS
chuẩn bị thí nghiệm ở buổi sau: thí
nghiệm lên men lactic, lên men etylic.
Hoạt động thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật. (Thời gian tiết hành 2 tiết học: tiết 1 và tiết 5)
(Trình bày trong luận văn)
Hệ thống kiến thức: Phương thức dinh dưỡng, quá trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng, sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
1. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
a. Môi trường dinh dưỡng (nuôi cấy vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh)

Môi trường tự nhiên, môi trường tổng hợp, môi trường bán tổng hợp; dạng lỏng hoặc
đặc.
b. Môi trường sinh vật (nuôi cấy virut)


Sử dụng sinh vật (vi khuẩn, côn trùng, trồng cây), tế bào, phôi để nuôi cấy các virut kí
sinh tương ứng.
2. Phương thức dinh dưỡng của vi sinh vật

- Căn cứ vào nguồn năng lượng VSV sử dụng, kiểu dinh dưỡng của VSV được chia
thành: quang dưỡng (sử dụng năng lượng ánh sáng) và hóa dưỡng (sử dụng năng lượng
-

từ chất vô cơ).
Căn cứ vào nguồn vật chất (C) mà VSV sử dụng, kiểu dinh dưỡng của VSV được chia
thành: tự dưỡng (sử dụng nguồn C là CO2) và dị dưỡng (sử dung nguồn C từ chất hữu

cơ)
 VSV có 4 phương thức dinh dưỡng (Bảng SGK trang 89).
3. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
a. Quá trình tổng hợp các chất
VSV có khả năng tổng hợp hầu hết các chất hữu cơ cần thiết (các axit amin, axit
nucleic, protein, lipit, cascbohidrat...)
b. Quá trình phân giải các chất:

(*) Đặc điểm:
- Với các chất hữu cơ có kích thước lớn: VSV tiết enzim ngoại bào phân giải thành các
-

chất đơn giản (axit amin, đường đơn, axit béo, nucleotit...) và hấp thu vào tế bào.
Các chất đơn giản đó có thể được chuyển hóa theo 1 trong 3 con đường:
+ Hô hấp kiếu khí: điều kiện có O2, sử dụng O2 làm chất nhận e cuối cùng, tạo sản
phẩm CO2 và H2O, giải phóng mức năng lượng cao.
+ Hô hấp kị khí: điều kiện không có O2, sử dụng O liên kết trong các chất vô cơ (NO3-,
SO22-... )làm chất nhận e cuối cùng, giải phóng mức năng lượng khá cao.
+ Lên men: điều kiện không có O2, chất nhận e cuối cùng là sản phẩm trung gian của
quá trình chuyển hóa, giải phóng mức năng lượng thấp.
(virut không có hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng riêng, phụ thuộc tế bào
chủ).


4. Quá trình sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.

+ Sinh trưởng VSV được coi là sự tăng số lượng cá thể trong quần thể.
a. Ở virut
(*) Chu trình tan: trong tế bào chủ, virut có hoạt động sống và có thể thực hiện chu
trình nhân lên làm tăng số lượng virut, với 5 giai đoạn:
- Hấp phụ
- Xâm nhập
- Sinh tổng hợp


- Lắp ráp
- Phóng thích
-> kết quả: virut tăng số lượng, phá vỡ tế bào chủ, lây nhiễm sang tế bào khác.
(*) Chu trình tiềm tan: Virut cài xen vật chất di truyền vào vật chất di truyền của tế bào

-

-

chủ, nhân lên cùng với tế bào chủ (không làm tan tế bào).
b. Ở các vi sinh vật khác
(*) Quá trình sinh trưởng
Khái niệm:
+ Thời gian thế hệ: Thời gian từ khi 1 tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân
chia.
+ Số lượng tế bào VSV (N) sau thời gian nuôi cấy từ số lượng tế bào (N0) là:
N=N0 x 2n ( với n là số thế hệ trong thời gian nuôi cấy)
Quá trình sinh trưởng của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy khác nhau:

Đặc điểm

Môi trường nuôi cấy không liên tục

Môi trường nuôi cấy liên tục

Môi trường

Không bổ sung thêm chất dinh

Liên tục bổ sung thêm chất

nuôi cấy

dưỡng, không lấy đi sản phẩm

dinh dưỡng và lấy đi sản

chuyển hóa.

phẩm chuyển hóa.

Đặc điểm sinh

Theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa,

Sau pha tiềm phát ban đầu,

trưởng của


cân bằng, suy vong.

quần thể VSV chỉ sinh

quần thể VSV

trưởng theo pha lũy thừa.

(*) Quá trình sinh sản của vi sinh vật
Chủ yếu theo 3 hình thức: phân đôi, nảy chồi hoặc tạo bào tử (đối với VSV nhân thực
bắt đầu có sinh sản hữu tính bằng bào tử với hình thức phân bào giảm nhiễm: bào tử
tiếp hợp).
Chủ đề 2: Vi sinh vật ứng dụng
1. Mục tiêu
(*) Kiến thức
- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh, các con đường lây
bệnh.
- Nêu được khái niệm miễn dịch, các dạng miễn dịch.


- Trình bày được các biện pháp phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm.
(*) Kỹ năng: Hình thành và phát triển các kỹ năng:
- Kỹ năng khoa học như: quan sát, làm thí nghiệm, vẽ sơ đồ...
- Kỹ năng học tập như: tự học, hợp tác trong hoạt động nhóm, phát hiện tình huống
có vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin, trình bày vấn đề.
- Kỹ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức môn học để tạo sản phẩm, giải quyết các vấn đề xã hội.
(*) Thái độ:
- Yêu thích môn Sinh, hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học.
- Có ý thức tự vận dụng kiến thức môn học để giải thích các tình huống thực tiễn, tạo

sản phẩm, bảo vệ sức khỏe, giải quyết các vấn đề xã hội.
- Có ý thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức vi sinh vật cho mọi người, từ đó khích lệ
những người xung quanh cùng tham gia vào các hoạt động xã hội.
(*) Năng lực:
Hướng tới NLTH, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác.
2. Hình thức, phương pháp/kỹ thuật dạy học

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạng: dự án học tập, sắm vai/diễn kịch, hoạt động
3.
4.

chiến dịch.
Chuẩn bị
Chuẩn bị các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Máy tính, máy chiếu.
Tiến trình dạy học
Hoạt động giáo viên
GV đặt câu hỏi: qua nghiên cứu đặc điểm
hình thái, cấu tạo và hoạt động sống của
VSV, em hãy cho biết VSV có lợi ích và tác
hại gì đối với đời sống con người?
Giáo viên nêu vấn đề: Theo em với điều kiện
thực tế ở địa phương, chúng ta có thể ứng
dụng VSV trong các lĩnh vực nào khả thi

Hoạt động học sinh
-HS có thể kể ra :
+Lợi: bảo quản, chế biến thực phẩm,
sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế
phẩm sinh học, bảo vệ môi trường, ...

+Hại: tổng hợp độc tố cho người và
động vật, gây hư hại thực phẩm, đồ
đạc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ...


nhất?

-HS thảo luận nêu ra một số hướng

 Chốt lại 3 hướng ứng dụng:

+ Sản xuất thực phẩm.
+ Phòng tránh bệnh tật.
+ Bảo vệ môi trường
Với 3 dạng HĐ TNST.

ứng dụng.

Dự án sản xuất thực phẩm có ứng dụng hoạt động sống của vi sinh vật
(2 tiết trên lớp cách nhau 2 tuần và 1 buổi thăm quan, dã ngoại)
(Trình bày trong luận văn)
Sắm vai/diễn kịch : “Siêu nhân blue trắng”
(2 tiết trên lớp cách nhau 1 tuần, thời gian luyện tập HS tự bố trí)
(Trình bày trong luận văn)
Chiến dịch “Trường em xanh – sạch – đẹp”
(2 tiết trên lớp cách nhau 2 tuần và 1 buổi ra quân thực hiện chiến dịch)
(trình bày trong luận văn)




×