Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi u vùng thân đuôi tụy lành tính tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2010 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.67 KB, 48 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tụy gồm nhiều loại trong đó u tụy chiếm một vị trí quan trọng, u tụy
có u tụy nội tiết và u tụy ngoại tiết.
U tụy ngoại tiết (exocrine pancreatic tumors) là những khối u hình thành từ
những tế bào của nang tuyến và ống tuyến, u tụy ngoại tiết là những khối u chắc, có
màu trắng ngả vàng, 60% nằm ở đầu tụy, 20% nằm rải rác trong khắp tuyến tụy và
15% nằm ở thân hoặc đuôi tụy, chủ yếu là u ác tính, chiếm 95% ung thư tụy. U tụy
nội tiết (Islet cell/endocrine tumors of the pancreas) là các khối u bắt nguồn từ các tế
bào tiểu đảo Langerhans, u có thể ở bất cứ nơi nào của tụy, nhưng hay gặp hơn ở thân
và đuôi tụy [1], gồm 2 loại chức năng và không chức năng. U tụy nội tiết chức năng
(functional is let cell tumor) hay u tụy nội tiết đặc hiệu gồm : insulinoma,
glucagonoma, somatostatinoma, ppoma, gastrinoma… [2].
Trên thể giới, năm 1882, Trendelenburg là người đầu tiên cắt khối u tụy trên
người, (u sacom tế bào hình thoi). Năm 1890, Briggs mô tả việc cắt khối u lớn vùng
thân tụy. Năm 2012, Peter J Kneuertz và cộng sự đã có nghiên cứu so sánh giữa cắt
đuôi tụy mở, cắt đuôi tụy nội soi có tỷ lệ biến chứng thấp và thời gian nằm viện
thấp hơn.
Tại Việt Nam việc nghiên cứu về u tụy còn chưa được chú ý đúng mức. Tuy
nhiên trong vòng mấy năm trở lại đây, nhờ việc phát triển của các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh: siêu âm, siêu âm nội soi, chụp cộng hưởng từ, chụp MS CT scanner
kèm theo sự tiến bộ của giải phẫu mô bệnh học nên số trường hợp u tụy được chẩn
đoán và mổ có xu hướng tăng đặc biệt là u thân đuôi tụy. Tại bệnh viện Việt Đức có
một số nghiên cứu về u tụy như năm 2004, Đỗ Trường Sơn có nghiên cứu về chẩn
đoán và điều trị ung thư tụy ngoại tiết (Luận án tiến sỹ y học). Năm 2007, Nguyễn
Thanh Hải có nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tụy nội tiết (Luận văn thạc
sỹ y học). Năm 2012, Nguyễn Thế Sáng có nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật
ung thư biểu mô thân đuôi tụy (Luận văn thạc sỹ y học). Năm 2014, Phạm Đức Huấn,
Phạm Hoàng Hà đã đưa ra kết quả ban đầu cắt thân và đuôi tụy nội soi. Năm 2015, Thân



2

Ngọc Minh có nghiên cứu chẩn đoán và phẫu thuật u thân đuôi tụy (Luận văn thạc sỹ y
học). Nhưng chưa có nghiên cứu nào tổng kết, hệ thống lại về phẫu thuật nội soi u thân
đuôi tụy lành tính tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
phẫu thuật nội soi u vùng thân đuôi tụy lành tính tại bệnh viện hữu nghị Việt
Đức giai đoạn 2010 – 2018 ” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các loại u thân đuôi tụy lành tính được
điều trị phẫu thuật nội soi tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 2010 đến 2018.

2.

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi u vùng thân đuôi tụy lành tính
tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu, mô học, sinh lý tuyến tụy
1.1.1. Giải phẫu tuyến tụy [5], [6], [7]
1.1.1.1. Vị trí và hình thể ngoài của tuyến tụy
Tụy có hình búa thon dài, nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, trong khoang
sau phúc mạc, ngang mức đốt sống lưng I và II. Ở người lớn, tụy nặng 70-90gr, dài
12-15cm, dày 2-3cm, tụy được chia thành 4 phần: đầu,cổ, thân và đuôi tụy.

- Đầu tụy: nằm trong khung tá tràng, gồm hai mặt trước và sau. Mặt trước
được che phủ bởi môn vị ở phía trên và đại tràng ngang ở phía dưới. Mặt sau đầu
tụy liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch thận phải và động mạch chủ.
Mặt sau đầu tụy có 1 rãnh lõm để đoạn dưới OMC nằm gọn trong đó.
- Cổ tụy: nằm trước đốt sống lưng thứ nhất, dài 1,5-2cm, mặt sau là tĩnh mạch
cửa được tạo nên bởi sự hợp lưu tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách.
- Thân tụy: nằm vắt chéo hướng sang trái, ngang mức đốt sống lưng I. Mặt
trước thân tụy tiếp xúc với lá sau của hậu cung mạc nối. Mặt sau thân tụy là động
mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch lách, động mạch chủ và tĩnh mạch thận trái.
- Đuôi tụy: là phần di động nhất của tụy, hướng tới cuống lách.
1.1.1.2. Ống tụy
- Ống tụy chính (ống Wirsung): bắt đầu từ đuôi tụy chạy dọc theo tuyến tụy,
trên đường đi nó nhận tất cả các ống nhánh từ mọi phía đổ về, cùng với đoạn cuối
OMC đổ vào tá tràng ở bóng Vater.
- Ống tụy phụ (ống Santorinin): được coi là một nhánh của ống tụy chính, 1
đầu tách ra từ ống tụy chính và đầu kia đổ vào tá tràng ở nhú tá bé.
1.1.1.3. Liên quan giữa tá tràng và tụy
Chỉ có đầu tụy liên quan với tá tràng, đoạn di động và môn vị nằm trước tụy,
đoạn DII dính chặt vào đầu tụy và nhận 2 ống tụy (chính và phụ) và OMC đổ vào,
DIII ôm lấy mỏm móc tụy, DIV xa dần tụy.


4

1.1.1.4. Hệ thống mạch máu của tụy
• Động mạch:
Vùng đầu tụy- tá tràng được cấp máu bởi hai cặp động mạch:
- Động mạch tá tụy trước-trên và động mạch tá tụy sau-trên, hai động mạch
này xuất phát từ động mạch vị tá tràng.
- Động mạch tá tụy trước-dưới và động mạch tá tụy sau-dưới, hai động mạch

này tách ra từ động mạch mạc treo tràng trên.
Thân và đuôi tụy được cấp máu bởi các nhánh của động mạch lách:
- Có nhiều nhánh nhỏ tách ra từ động mạch lách đến cấp máu cho thân đuôi
tụy từ bờ trên tụy.
- Động mạch tụy lưng là một nhánh tách ra từ động mạch lách, ngoài những
nhánh của động mạch này đến đầu tụy và mỏm móc tụy thì nó tách ra một nhánh
động mạch lớn (động mạch tụy dưới hoặc động mạch tụy ngang) đến cấp máu cho
thân và đuôi tụy từ bờ dưới tụy.
• Tĩnh mạch:
- Các tĩnh mạch tụy chủ yếu chạy song song với các động mạch. Các tĩnh
mạch đổ vào tĩnh mạch cửa hoặc hai nhánh chính của nó là tĩnh mạch mạc treo
tràng trên và tĩnh mạch lách. Một số điểm đáng lưu ý liên quan đến tĩnh mạch khi
phẫu thuật tụy:
- Tĩnh mạch tá tụy trước-trên đổ vào tĩnh mạch vị mạc nối phải.
- Tĩnh mạch tá tụy sau-trên đổ vào tĩnh mạch cửa từ bên phải, ngay sau bờ
trên của tụy.
- Các tĩnh mạch tá tụy dưới thường tận hết bằng một thân chung đổ vào tĩnh
mạch mạc treo tràng trên.
- Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới đổ vào tĩnh mạch lách ở 38% cá thể, 1/3
trường hợp đổ vào hợp lưu lách- mạc treo tràng, các trường hợp còn lại đổ vào tĩnh
mạch mạc treo tràng trên.
- Tĩnh mạch vị trái đổ vào tĩnh mạch cửa ở 3/4 trường hợp, đổ vào tĩnh mạch
lách ở 1/4 trường hợp còn lại


5

1.1.1.5. Hệ bạch huyết của tụy
Các mạch bạch huyết của tụy hình thành một mạng phong phú, kết nối với
nhau, xung quanh các tiểu thùy. Các mạch bạch huyết này đổ vào 5 thân chính và 5

nhóm hạch: trên, dưới, trước, sau, và các hạch lách:
- Nhóm hạch trên: Các thân bạch huyết của nhóm hạch này xuất phát từ nửa
tụy trước-trên và sau-trên. Phần lớn tận hết ở các hạch lympho trên tụy, nằm dọc
theo bờ trên của tụy.
- Nhóm hạch dưới: Những thân bạch huyết này nhận bạch huyết của nửa dưới
trước và sau của đầu và thân tụy. Chúng đi vào nhóm hạch bạch huyết tụy dưới, hầu
hết các hạch này nằm dọc theo bờ dưới của đầu và thân tụy.
- Nhóm hạch trước: Hai thân bạch mạch chính chạy dọc theo mặt trước của
phần trên và dưới của đầu tụy. Chúng kéo dài đến các hạch bạch huyết tá tụy trước
và dưới môn vị.Chúng cũng có thể chạy xuống các hạch bạch huyết ở rễ của mạc
treo đại tràng ngang.
- Nhóm hạch sau: Các hạch bạch huyết phía sau chạy theo mặt sau của phần
trên và dưới của đầu tụy. Chúng đổ vào các hạch bạch huyết tá tụy sau, các hạch
bạch huyết OMC, các hạch bạch huyết bên phải động mạch chủ bụng, và có một vài
hạch ở gốc của động mạch mạc treo tràng trên.
- Nhóm hạch lách: Các mạch bạch huyết này xuất phát từ đuôi tụy. Chúng đổ
vào bạch huyết vùng rốn lách, các hạch bạch huyết trên và dưới của đuôi tụy.
1.1.1.6. Thần kinh
Thần kinh tách ra từ đám rối tụy và đám rối mạc treo tràng trên
1.1.2. Mô học [7], [8]
Tụy gồm 2 phần: ngoại tiết (những nang tuyến và ống bài xuất) và nội tiết
(những tiểu đảo Langerhans).
1.1.2.1. Tụy ngoại tiết.
• Những nang tuyến:
- Nang tuyến có hình cầu hay hình ống ngắn, thành của nang tuyến được lợp
bởi hai loại tế bào, lòng nang tuyến hẹp khi nang tuyến ở giai đoạn nghỉ và rộng ra
khi hoạt động bài xuất tích cực.


6


- Những tế bào tuyến (tế bào chế tiết): Gồm một hàng tế bào hình tháp nằm
trên màng đáy. Nhân tế bào hình cầu nằm gần cực đáy hơn, vùng cực ngọn tế bào
chứa đầy những hạt chế tiết.
- Những tế bào trung tâm nang tuyến không được xếp thành lớp liên tục,
những tế bào này có hình dẹt hoặc hình thoi và thường nằm trên cực ngọn các tế
bào nang.
• Những ống bài xuất:
- Ống trung gian
- Ống bài xuất trong tiểu thùy
- Ống bài xuất gian tiểu thùy
- Ống bài xuất lớn và những ống cái

1.1.2.2. Tụy nội tiết (tiểu đảo Langerhans)
- Xen giữa các nang tuyến tụy ngoại tiết là những đám nhỏ gồm những tế bào
nội tiết và rất nhiều mao mạch, chúng cấu tạo nên những tiểu đảo Langerhans. Mỗi
tiểu đảo là một khối (đường kính 100-300μm) được tạo thành bởi những đáy tế bào
tuyến nối với nhau thành lưới tế bào xen kẽ với lưới mao mạch kiểu xoang. Các tiểu
đảo có thể được định ranh giới bởi một lớp mỏng sợi võng bao quanh nhưng có rất ít
sợi võng ở mặt bên trong tiểu đảo.
1.1.3. Sinh lý tụy [7],[9]
1.1.3.1. Chức năng ngoại tiết
- Tụy ngoại tiết chế tiết ra dịch tụy, sau đó dịch tụy sẽ theo hệ thống các ống
tuyến đổ vào ống tụy chính và ống tụy phụ, và cuối cùng đổ vào DII tá tràng. Dịch
tụy là một chất lỏng kiềm tính, chứa một lượng lớn bicarbonat và các men protease,
α-amylase và lipase; những men này tiêu hóa protein, carbonhydrat và lipid. Các
men tiêu hóa protein của tụy gồm trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase. Cả
3 loại men này đều được tiết ra dưới dạng tiền men không hoạt động, khi đến tá
tràng chúng sẽ được hoạt hóa thành dạng hoạt động.



7

1.1.3.2. Chức năng nội tiết
Tụy tiết ra các hormon: Insulin, glucagon, somatostatin.
• Insulin:
- Trong máu insulin hầu như hoàn toàn nằm dưới dạng tự do, thời gian bán
hủy của nó là 6 phút, nồng độ insulin trung bình lúc đói là 69pmol/l.
- Tác dụng của insulin:
+ Chuyển hóa Glucid
+ Chuyển hóa Lipid
+ Chuyển hóa protein và sự tăng trưởng
+ • Glucagon:
- Glucagon được bài tiết từ tế bào alpha của tiểu đảo Langerhans, là một
polypeptide có trọng lượng phân tử 3485.
- Glucagon: có nhiều tác dụng ngược insulin.
+ Chuyển hóa glucid:
+ Các tác dụng khác: (1) Tăng phân giải lipidở mô mỡ dự trữ; (2) Ức chế
tổng hợp triglycerid ở gan và ức chế vận chuyển acid béo từ máu vào gan; (3) Có
thể làm tăng cường độ tim, tăng bài tiết mật, ức chế bài tiết HCl của dịch vị.
• Somatostatin:
- Somatostatin do tế bào delta của tiểu đảo Langerhans bài tiết.
- Somatostatin chỉ hoạt động như một hormon tại chỗ:
+ Ức chế hoạt động của tế bào tiểu đảo Langerhans, do đó làm giảm bài tiết cả
insulin và glucagon.
+ Làm giảm nhu động dạ dày, tá tràng, co bóp túi mật.
+ Làm giảm cả bài tiết dịch và hấp thu ở đường tiêu hóa.
+ Ức chế bài tiết gastrin, secretin, cholecystokinin.



8

1.2. Chẩn đoán u thân đuôi tụy
1.2.1. Chẩn đoán u tụy ngoại tiết
1.2.1.1. Đặc điểm lâm sàng u tụy ngoại tiết
+ Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng mệt mỏi, tiếp theo là đau bụng lâm
râm, mơ hồ vùng thượng vị và hạ sườn trái
+Sút giảm cân là vì không ăn được do có suy chức năng tuyến tụy, cũng có thể
là do chèn ép tá tràng.
+ Đau bụng cũng hay gặp nhưng ít khi đau dữ dội như kiểu cơn đau quặn của
sỏi ống mật chủ. Đau vùng trên rốn sát mũi ức, xuyên ra sau lưng.
+Vàng da và mắt tăng dần
+ Những triệu chứng khác ít gặp hơn như cổ chướng, ngứa, ỉa lỏng, táo bón,
buồn nôn và nôn...
+ Khoảng 10% số người u tụy có biểu hiện đái đường rõ trên lâm sàng, và
20% không có biểu hiện triệu chứng (không có đường trong nước tiểu và đường
trong máu cũng không cao).
1.2.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
• Xét nghiệm
- Chất chỉ điểm khối u CA19.9
- Bilirubin máu
- Amylase máu
- Đường huyết thử lúc đói.
- Định lượng các men SGOT và SGPT
• Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò
- Siêu âm ổ bụng
Độ nhậy của siêu âm chẩn đoán đối với u tụy thay đổi trong khoảng từ 76%94% tuỳ theo từng công bố khác nhau [35].
- Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính cung cấp hình ảnh có độ chính xác cao hơn kỹ thuật siêu
âm, cũng có khả năng hướng dẫn cho chọc hút chẩn đoán bằng kim nhỏ hoặc phong



9

bế đám rối dây thần kinh tạng trong điều trị tạm thời chống đau (ung thư tụy giai
đoạn muộn) vì thế kỹ thuật này cũng thường được lựa chọn trong quá trình chẩn
đoán u tụy [3],[33],[36].
- Chụp cộng hưởng từ
Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể thực hiện nhiều lát cắt ở mọi mặt phẳng
không gian, có thể cho thấy những bất thường về mặt hình thái của đường mật và ống
tụy, tình trạng cấu trúc nhu mô, xâm lấn mạch máu [3].
- Chụp tụy mật ngược dòng qua nội soi
Trên phim chụp tụy qua nội soi nếu thấy các hình ảnh hẹp hoặc bít tắc ống tụy
thì đó là những dấu hiệu rất thường gặp của tổn thương ác tính. Một số hình ảnh có
thể thấy được bao gồm: tắc nghẽn ống tuỵ, hình khoang do u bị hoại tử, hình ảnh
phá huỷ một phần của nhu mô tụy bởi khối u [3],[33].
- Siêu âm nội soi
Siêu âm nội soi có khả năng phát hiện được những tổn thương nhỏ, sự xâm lấn
mạch máu, tình trạng hạch và có thể cho phép làm sinh thiết. Siêu âm nội soi với
hình ảnh có độ phân giải cao có thể đánh giá được tụy và các cơ quan kế cận [37],
[38].
- Nội soi ổ bụng
1.2.1.3. Đặc điểm mô bệnh học của u tụy ngoại tiết
Có nhiều cách phân loại tổn thương u tụy, có thể chia các tổn thương u tụy như sau.
Đây là cách được nhiều nhà lâm sàng ưu thích do có giá trị với thái độ xử trí [9].
* Tổn thương lành tính không u
- Nang giả tụy (Pseudocysts)
- Nang ruột (Enterogenous cyst)
- Nang dạng vảy (Squamoid cyst)
- Nang xơ (Cystic fibrosis)

….
- Nang biểu mô lympho (lymphoepithelial cysts)
* Tổn thương u lành tính
- U nang nhày (Mucinous cystic neoplasm)


10

- Nang thanh dịch ít nang (Oligocystic serous cystadenoma)
- Nang thanh dịch vi nang (Microcystic serous cystadenoma)
- U nhày thể nhú trong ống tụy, lành tính (Intraductal papillary mucinous
neoplasm, benign)
- Nang tế bào thần kinh đệm (Cystic schwanoma)
* Tổn thương trung gian (giữa lành tính và ác tính)
- U nang nhày (Mucinous cystic neoplasm, boderline)
- U đặc giả nhú (Solid-pseudopapillary neoplasm)
- U nhày thể nhú trong ống tụy, dạng trung gian (Intraductal papillary
mucinous neoplasm, boderline)
* Tổn thương ác tính
- U nhày thể nhú trong ống tụy, không xâm lấn (Intraductal papillary mucinous
neoplasm, non – invasive)
- U nhày thể nhú trong ống tụy, có xâm lấn (Intraductal papillary mucinous
neoplasm, invasive)
- Nang thần kinh nội tiết (Cystic neuroendocrine tumor)
- Nang di căn (Cystic metastases)
- Ung thư biểu mô nang (Cystic acinar cell carcinoma)
1.2.2. Chẩn đoán u tụy nội tiết
1.2.2.1. Insulinoma
Insulinoma là khối u tế bào tiểu đảo tụy, sản xuất một cách dư thừa insulin.
Insulinoma là bệnh hiếm gặp, tỉ lệ hàng năm ở Mỹ là 4 ca trên 1 triệu dân, tuy nhiên

nó vẫn là loại u tụy nội tiết chức năng gặp nhiều nhất.
• Giải phẫu bệnh.
- Đại thể: Đa số insulinoma chỉ có một,có vỏ bọc; kích thước u thường nhỏ [43].
- Vị trí u: thân tụy 30-40%, đuôi tụy 23-30%, đầu tụy chiếm 28-35%, mỏm
móc tụy 3%.
- Vi thể: Có 3 dạng, dạng thường gặp nhất có đặc điểm: tế bào u tương đối
đều nhau, nhân đồng dạng, xếp thành bè
• Lâm sàng.
- Tam chứng Whipple là hội chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân
insulinoma.


11

- Năm 1935 tam chứng Whipple đã được mô tả:
+ Những triệu chứng của hạ đường máu khi đói: bủn rủn chân tay, mệt, vã mồ
hôi, mạch nhanh, đau đầu, lú lẫn, thay đổi tính cách, động kinh, thậm chí là hôn mê.
+ Glucose huyết thanh khi bệnh nhân đói ít hơn 50mg/dL (<2,8mmol/l).
+ Các triệu chứng của hạ đường máu khi đói sẽ giảm đi hoặc mất khi bệnh nhân
ăn thức ăn có nhiều đường hoặc được truyền glucose vào tĩnh mạch [44],[45].
• Cận lâm sàng.
- Xét nghiệm sinh hóa máu (bệnh nhân nhịn ăn):
+ Lượng insulin huyết thanh >10mU/mL (bình thường < 6mU/mL).
+ Lượng Glucose ít hơn 40mg/dL (<2,2mmol/l).
+Lượng C-peptide vượt quá 2,5ng/mL (bình thường < 2ng/mL).
+ Lượng Proinsulin lớn hơn 25% (hoặc lên đến 90%) lượng insulin phản ứng
miễn dịch [44].
1.2.2.2. Gastrinoma
- Gastrinoma là khối u tiết gastrin. U có thể ở tụy nhưng vị trí hay gặp nhất là
tá tràng.

• Giải phẫu bệnh
- Đại thể: Gastrinoma của tụy thường có bờ rõ nhưng không có vỏ bao bọc,
đường kính trung bình 4cm.
- Vi thể: Rất giống với carcinoid của ruột, xếp thành bè hoặc dạng ống tuyến
hoặc kết hợp cả hai.
• Lâm sàng.
- Tam chứng kinh điển của hội chứng Zollinger- Ellison bao gồm: (1) Loét
nặng đường tiêu hóa trên; (2) Tăng tiết acid dạ dày; (3) Khối u tế bào tiểu đảo tụy
(tế bào non-beta).
- Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, gặp ở 75% bệnh nhân. Điển hình là
những cơn đau ở vùng thượng vị
- Khám thực thể có thể không phát hiện gì đặc biệt, thường thấy ấn đau
thượng vị
• Cận lâm sàng:
Chẩn đoán gastrinoma dựa vào 3 tiêu chuẩn:


12

- Tăng tiết gastrin máu khi nhịn ăn.
- Tính lưu lượng acid cơ bản (Basal acid output – BAO) thấy lớn hơn
10mEq/h.
- Test kích thích secretin dương tính.
1.2.2.3. Glucagonoma
- Glucagonoma là khối u tụy nội tiết hiếm gặp, ước tính hàng năm gặp 1 ca
trên 20 triệu dân. Được mô tả lần đầu năm 1942 bởi Becker và cộng sự [2],[48].
• Giải phẫu bệnh.
- Đại thể: Hầu hết u nằm ở tụy, thường có 1 u, chỉ có 2- 4% có nhiều u. U
dạng đặc hoặc dạng nang, kích thước trung bình 5cm.
- Vi thể: có hai loại khác nhau.

• Lâm sàng.
- Biểu hiện ban đầu của glucagonoma được mô tả trong hầu hết các trường
hợp là sụt cân, đái tháo đường, ỉa chảy và viêm miệng.
- Ban đỏ hoại tử di chuyển (Necrolytic Migratory Erythema- NME
• Cận lâm sàng:
- Định lượng glucagon, khi glucagon huyết thanh vượt quá 1000pg/mL là có
ý nghĩa chẩn đoán rất lớn.
- Thử đường máu và /hoặc thử sự dung nạp đường huyết để xác định sự xuất
hiện của đái đường.
1.2.2.4. VIPoma
VIPoma là khối u tiết ra một số lượng lớn vasoactive intestinal polypeptide
(VIP) và peptide histidin methionine (PHM).
• Giải phẫu bệnh.
- Đại thể: Đa số là 1 khối u (85%), kích thước thường lớn hơn 3cm.. Vị trí
của VIPoma: 75% khu trú ở thân đuôi tụy, 25% ở đầu tụy.
• Lâm sàng:
- Đặc điểm lâm sàng chính của VIPoma là ỉa chảy với số lượng lớn, lúc đầu
ỉa chảy từng lúc, khi khối u phát triển thì ỉa chảy xảy ra liên tiếp.


13

- Hội chứng WDHA (Watery Diarhoea, Hypokalaemia, and Achlorhydria) gồm:
ỉa chảy, hạ Kali máu, vô toan dạ dày.
• Cận lâm sàng:
- Định lượng VIP huyết thanh: VIP huyết thanh tăng, thường từ 2251850pg/mL (bình thường ít hơn 170pg/mL).
- Điện giải đồ: thường có Kali và bicarbonate thấp.
- Phân tích acid dạ dày: Giảm acid trong dạ dày [50],[51].
1.2.2.5. Somatostatinoma.
Somatostatinoma sinh ra somatostatin. Năm 1977, Larsson và Ganda đã thông

báo một cách độc lập hai trường hợp somatostatinoma đầu tiên.
• Giải phẫu bệnh.
- Đại thể: U ở tụy chiếm 56%, u thường lớn hơn 5cm. Vị trí có thể gặp ở
đầu, thân, đuôi tụy hoặc toàn bộ tụy.
- Vi thể: Thấy những hạt chế tiết đa dạng.
• Lâm sàng.
- Ngũ chứng lâm sàng kinh điển của somatostatinoma gồm:
+ Đái đường.
+ Sỏi mật: Bệnh nhân có các triệu chứng của cơn đau bụng do sỏi mật hoặc
biến chứng khác của sỏi mật.
+ Sút cân: Có thể từ 8 đến 20 kg.
+ Ỉa mỡ hoặc ỉa chảy.
+ Giảm toan hoặc vô toan: do tác dụng ức chế tiết acid dạ dày của somatostatin.
- Khám thực thể: có thể thấy những nhân xơ thần kinh trên da (neurofibromatosis).
• Cận lâm sàng:
- Định lượng somatostatin huyết thanh khi đói: tăng cao trong
somatostatinoma, bình thường ít hơn 100pg/mL [52],[53].
1.3.2.6. U tụy nội tiết không chức năng
• Giải phẫu bệnh:
- Khối u thường có đường kính trên 5cm. Có khoảng 50-90% ác tính.


14

- Vi thể: U tụy nội tiết không chức năng có cấu tạo mô học giống như u tụy
nội tiết chức năng [2].
• Lâm sàng:
- Bệnh nhân có các triệu chứng không đặc trưng như: đau bụng, sờ thấy khối
u bụng, xuất huyết tiêu hóa, sụt cân, hoặc vàng da,… hoặc có thể được phát hiện
tình cờ nhờ vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh vì những nguyên nhân khác

gây khó chịu ở vùng thượng vị.
• Xét nghiệm máu:
Thường không có biểu hiện gì đặc biệt, có thể có bilirubin máu tăng cao
trong các trường hợp khối u gây chèn ép đường mật [54].
1.2.2.7. Chẩn đoán hình ảnh u tụy nội tiết.
U tụy nội tiết chức năng thường có biểu hiện lâm sàng khi kích thước còn nhỏ:
90% insulinoma có đường kính <2 cm; gastrinoma < 4cm. VIPoma; Glucagonoma,
Somatostatinoma thì rất hiếm gặp và kích thước thường lớn hơn. Trái lại, u tụy nội tiết
không chức năng thường có kích thước lớn hơn 5cm.
Hầu hết u tụy nội tiết chỉ có 1 khối u, một số trường hợp có nhiều khối u.
Chẩn đoán hình ảnh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán, điều
trị, theo dõi sau mổ.
- Siêu âm nội soi (SANS) là một trong những phương tiện hàng đầu trong việc
phát hiện u tụy nội tiết. SANS có thể phát hiện được những khối u có kích thước lớn
hơn 0,5cm. Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra SANS có độ nhậy trên 70% trong phát
hiện vị trí u, tuy nhiên kết quả SANS phụ thuộc vào vị trí của u và người làm [55],
[56],[33].
- Chụp CLVT bụng với thuốc cản quang cả đường tĩnh mạch và đường
miệng, khoảng cách các lớp cắt qua tụy là 5mm. Độ chính xác của nó thay đổi rất
nhiều từ 35%-85% [33],[55],[56].
1.3. Điều trị u thân đuôi tụy
1.3.1. Nội khoa
Khi xác định được bản chất u nang là nang thanh dịch và kích thước u nhỏ hơn


15

2 cm thì có thể theo dõi định kì không cần can thiệp. Nếu u lớn hơn hoặc có các
biến chứng thì lên cắt phần tụy có chứa u nang. U nang thanh dịch là thể mà khả
năng ác tính là thấp nhất [5].

Khi xác định bản chất của u là u tụy nội tiết có hoạt động chức năng thì điều
trị nội khoa chờ mổ, cải thiện triệu chứng, cải thiện thể trạng, hoặc những trường
hợp không có khả năng phẫu thuật.
1.3.2. Ngoại khoa

1.3.2.1. Sơ lược lịch sử phẫu thuật u tụy
- Phẫu thuật cắt tụy lần đầu tiên được thực hiện trên chó vào năm 1683 bởi
Johan Conrad Brunner.
- Năm 1882 Trendelenbury là người đầu tiên cắt u tụy trên người.
- Năm 1890 Briggs mô tả cắt khối u thân đuôi tụy.
- Những năm sau đó có nhiều công trình nghiên cứu về u tụy, bóng vater và u
đường mật.
- Đến năm 1935 Whipple và cộng sự báo cáo các kinh nghiệm về cắt ung thư
biểu mô bóng vater.
- Ngày 6 tháng 3 năm 1940 Whipple thực hiện cắt khối tá tụy trong 1 thì.
- Năm 1940 Watson đề xuất một cải tiến của phẫu thuật Whipple đó là cắt khối
tá tụy bảo tồn môn vị
- Năm 1948 Fallis và Szilogyi là người đầu tiên cắt tụy toàn bộ thành công
trong điều trị ung thư đầu tụy

1.3.2.2. Các phương pháp phẫu thuật u tụy
- U tụy lành tính : tùy từng vị trí mà có thể chỉ cắt u, bóc u đơn thuần tại chỗ
bảo tồn tụy tối đa. Trong một số trường hợp phải cắt tá tràng – đầu tụy, cắt thân và
đuôi tụy có và không bảo tồn lách, cắt đuôi tụy có và không bảo tồn lách
Cắt thân và đuôi tụy kèm cắt lách: được thực hiện lần đầu bởi Billrotth năm
1884, là phẫu thuật cắt phần tụy từ đuôi cho tới sát bờ trái của động mạch mạc
treo tràng trên, không bao gồm tá tràng và đường mật. Được chỉ định khi u nằm
ở đuôi tụy hoặc thân và đuôi tụy, chưa vượt quá bờ trái động mạch mạc treo
tràng trên, đã có hoặc chưa có xâm lấn lách, động, tĩnh mạch lách. Cắt thân và
đuôi tụy bảo tồn lách: áp dụng cho những trường hợp u nằm ở thân và đuôi tụy

chưa có xâm lấn lách hoặc mạch lách, bó mạch lách có khả năng tách ra và bảo
tồn nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn và rối loạn đông máu sau cắt lách.


16

Đối với các u thân đuôi tụy thuộc typ lành tính hoặc độ ác tính thấp, tiên lượng
tốt, khối u thường có ranh giới rõ ràng với tổ chức tụy, phẫu thuật đã được đưa ra
như một phương án an toàn và hiệu quả, đặc biệt là với những BN nhỏ tuổi [38]
[39] [40]. Tuy nhiên các tác giả cũng khuyến cáo cần làm sinh thiết tức thì trong
mổ. Nếu kết quả giải phẫu bệnh là ác tính, chỉ định cắt rộng rãi (cắt khối tá tụy, cắt
thân và đuôi tụy) cần được đặt ra.
- U tụy ác tính : đa số tác giả khuyên nên cắt bỏ tuyến tụy rộng rãi và nạo vét
hạch : Cắt khối tá tràng – đầu tụy, cắt thân đuôi tụy có hoặc không cắt lách, trong
trường hợp u xâm lấn hoặc di căn vào các tạng xung quanh thì quan điểm vẫn là cắt
u tối đa kèm các tạng khác. Trong trường hợp đặc biệt u tụy quá to, xâm lấn nhiều
xung quanh, xâm lấn các mạch lớn không có khả năng cắt bỏ thì nên tiến hành nối
mật ruột, nối tắt đảm bảo lưu thông tiêu hóa tạm thời cho bệnh nhân

1.3.2.3 Chỉ định phẫu thuật cắt u thân đuôi tụy
- Chỉ định mổ mở :
+ U lành của thân hoặc đuôi tụy có nguy cơ hóa ác.
+ Nang thật vùng thân hoặc đuôi tụy.
+ U tụy hoặc nang có kích thước lớn
+ U tụy nội tiết hoạt động chức năng
- Chỉ định mổ nội soi :
+ U lành của thân hoặc đuôi tụy không xâm lấn, không dính.
+ Nang thật vùng thân hoặc đuôi tụy.
+ U tụy nội tiết có hoạt động chức năng ở thân đuôi tụy.


- Chống chỉ định mổ nội soi:


17

+Khối ung thư ở giai đoạn T4 xâm lấn các cấu trúc mạch máu quan trọng như
bó mạch mạc treo tràng trên hoặc động mạch gan, bó mạch lách (cần bảo tồn lách)
hoặc đã di căn phúc mạc.
+Viêm phúc mạc do vỡ u thân hoặc đuôi tụy đến muộn.
+Người bệnh có chống chỉ định gây mê hoặc bệnh lý tim mạch, hô hấp có
chống chỉ định bơm hơi trong ổ bụng.
1.3.3. Kết quả phẫu thuật u thân đuôi tụy [43] [44],[ 45] [46] [47]
Như đã trình bày ở trên, phẫu thuật điều trị u thân đuôi tụy gồm có : cắt thân
đuôi tụy nội soi + cắt lách hoặc bảo tồn lách. Do đó cũng như tất cả các phẫu thuật
cắt tụy do nguyên nhân khác, biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt nội soi do u
thân đuôi tụy gồm có: tử vong, rò tụy,nội soi thất bại chuyển mổ mở, chảy máu sau
mổ, áp xe tồn dư, nhiễm trùng vết mổ, rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, thiếu
hụt tụy ngoại tiết... Những biến chứng ít gặp hơn như: rò tá tràng, rò mật, rò dạ dày,
viêm tụy cấp, suy gan, suy thận, suy tim sau mổ...
Bảng 1.1: Biến chứng sau mổ cắt tụy trong một số nghiên cứu [48]
Markus (2003)

Deso (2011)

Buchler (2000)

(%)

(%)


(%)

Tử vong

2

9,8

3

Mổ lại

4

-

4

Rò tụy

3

11,8

2

Chảy máu

3


0

4

Rò mật

1

3,9

-

Áp xe tồn dư

2

3,1

1

Biến chứng

Nhiễm trùng vết mổ
4
5,1
4
Tỉ lệ tử vong sau mổ cắt tụy (bao gồm: cắt khối tá tụy, cắt thân đuôi tụy, cắt
tụy toàn bộ) đã giảm đi đáng kể từ 7,8% (1988) xuống còn 4,6% (2003) [49].
Nguyên nhân tử vong sau mổ cũng có nhiều thay đổi: trong những nghiên cứu gần
đây cho thấy nguyên nhân tử vong chủ yếu là do tình trạng bệnh lý toàn thân như:



18

suy tim, suy đa tạng,trong khi theo những nghiên cứu cũ, nguyên nhân tử vong đa
phần là do biến chứng tại chỗ đặc biệt là bục miệng nối tụy [50]. Theo nghiên cứu
của Markus trên 617 trường hợp cắt tụy có 10 trường hợp tử vong sau mổ trong đó
có 4 BN là do biến chứng tại chỗ: 2 áp xe ổ bụng kèm với suy đa tạng, 1 hoại tử
ruột, 1 nhiễm trùng huyết sau rò mật, còn lại 6 trường hợp tử vong do biến chứng
toàn thân gồm suy tim cấp, suy đa phủ tạng, nhiễm trùng huyết qua catheter [50].
Nghiên cứu của Papavramidis trên 718 trường hợp UĐGN của tụy được phẫu thuật
cũng ghi nhận 8 trường hợp tử vong sau mổ: 4 do chảy máu, 1 do nhiễm khuẩn, 1
do suy đa tạng, 2 trường hợp không rõ nguyên nhân [48].
Rò tụy là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tụy. Mặc
dù có nhiều tiến bộ về kỹ thuật mổ cũng như chăm sóc hậu phẫu, rò tụy sau mổ vẫn
chiếm tỉ lệ cao từ 5-30%. Phân độ rò tụy theo ISGPF [45]. Theo nghiên cứu của
Wande trên 176 trường hợp phẫu thuật cắt tụy, có 30,1% rò tụy sau mổ, trong đó rò
độ A chiếm 49%, rò độ B chiếm 40%, độ C chiếm 19%. Rò độ A thông thường
không cần phương pháp điều trị đặc hiệu, trong khi rò độ B cần phải điều trị ít nhất
1 trong các phương pháp: kháng sinh (81%), bổ sung dinh dưỡng (43%), octreotide
(24%), và thường phải để dẫn lưu trên 3 tuần và phải tái nhập viện. Rò độ C thường
đi kèm với biến chứng nhiễm khuẩn và 100% phải điều trị kháng sinh và bổ sung
dinh dưỡng. Có 3 phương án điều trị rò tụy độ C được nêu ra: (1) phẫu thuật, (2)
dẫn lưu qua da, (3) kháng sinh và theo dõi. Trong nghiên cứu của Nguyễn Cao
Cường trên 270 BN được phẫu thuật u tụy tại bệnh viện Bình Dân từ 1998-2007, tỉ
lệ rò tụy sau cắt khối tá tụy là 8,16%, sau mổ cắt thân đuôi tụy là 16,44% [51].
Trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn (2012) trên 59 trường hợp cắt khối tá tụy ghi
nhận 1 trường hợp rò tụy mức độ B theo ISGPF [45].



19

Bảng 1.2: Phân độ rò tụy sau mổ theo ISGPF
Tiêu chuẩn

Không rò

Nồng độ

<3 lần nồng

amylase trong

đọ huyết

dịch dẫn lưu

thanh

Lâm sàng
Điều trị đặc

Tốt

thường
Tốt

Không

hiệu

Siêu âm/CT
Dẫn lưu trên 3
tuần
Dấu hiệu
nhiễm trùng
Nhập viện lại
Nhiễm trùng
huyết
Mổ lại
Tử vong liên
quan tới rò tụy

Rò độ A
>3 lần nồng
độ huyết
thanh bình

Rò độ B
>3 lần nồng độ
huyết thanh
bình thường

Rò độ C
>3 lần nồng
độ huyết
thanh bình

Trung bình

thường

Xấu

Không

Có/Không



Âm tính

Âm tính

Âm/Dươngtính

Dương tính

Không

Không

Có thể có



Không

Không






Không

Không

Không/Có



Không

Không

Không



Không

Không

Không



Không

Không


Không



Chảy máu sau mổ: Chảy máu sau mổ là biến chứng sau mổ tụy chiếm khoảng
2-15%. Hội nghiên cứu quốc tế về phẫu thuật tụy đã đưa ra định nghĩa về chảy máu
sau mổ cắt tụy dựa vào thời gian vị trí và mức độ chảy máu. Thời điểm chảy máu có
thể sớm (trước 24h sau mổ) hoặc muộn (sau 24h sau mổ). Vị trí chảy máu có thể
trong lòng ống tiêu hóa (miệng nối, diện cắt tụy, loét, giả phình mạch,...) hoặc ngoài
ống tiêu hóa (các mạch máu, diện bóc tách, miệng nối,...). Mức độ chảy máu có thể
nhẹ: lượng máu chảy qua dẫn lưu hoặc qua sonde dạ dày, hình ảnh trên siêu âm
không nhiều, giảm nồng độ hemoglobin<3g/dL, biến đối lâm sàng không nghiêm
trọng, truyền từ 1-3 đơn vị hồng cầu khối trong 24 giờ sau mổ. Nặng: lượng máu
mất nhiều, giảm nồng độ Hemoglobin>3g/dL, dấu hiệu lâm sàng rối loạn: mạch
nhanh, huyết áp tụt, thiểu niệu, sốc... phải truyền trên 3 đơn vị hồng cầu khối.
ISGPS cũng đưa ra 3 mức độ chảy máu sau mổ tụy (A,B,C).


20

Bảng 1.3: Phân độ chảy máu sau mổ tụy theo ISGPS [52]
Mức độ

A

Thời điểm, vị trí và

Toàn

mức độ chảy máu


trạng

Sớm, trong/ngoài ống
tiêu hóa, nhẹ
Sớm,
trong/ngo

B

ài ống
tiêu hóa,
nặng

C

Muộn,
trong/ngoài
đường tiêu
hóa, nhẹ

Muộn, trong/ngoài ống
tiêu hóa, nặng

Chẩn đoán

Điều trị

Thăm khám,
Tốt


CTM, Siêu

Không

âm, CT
Thường
tốt/Hiếm
khi đe dọa
tính mạng
tức thời
Nặng, đe
dọa tính
mạng

Thăm khám,
CTM, siêu
âm, CT, chụp
mạch, nội soi
Chụp mạch,
CT, nội soi

Truyền dịch/máu,
HSTC, nội soi can
thiệp, nút mạch,
mổ lại cho chảy
máu sớm.
Nút mạch, cầm
máu nội soi hoặc
mổ lại, HSTC


Chảy máu muộn, trong/ ngoài ống tiêu hóa, mức độ nhẹ có thể không đe dọa
tính mạng ngay lập tức nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho chảy máu nặng tiếp
theo nên được xếp vào độ B.Nội soi dạ dày nên được tiến hành khi có các dấu hiệu
xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài phân đen, nôn máu hoặc máu chảy qua sonde dạ dày).
Peter J Kneuertz và cộng sự đã nghiên cứu so sánh với cắt đuôi tụy mở, cắt
đuôi tụy nội soi có tỷ lệ biến chứng thấp và thời gian nằm viện thấp hơn. Đã có
nhiều báo cáo nhưng không làm sáng tỏ xu hướng lựa chọn bệnh nhân (BN), kỹ
thuật và kết quả, xác định kết quả sau cắt đuôi tụy nội soi ở một trung tâm chuyên
khoa, phân tích xu hướng lựa chọ BN, kỹ thuật và giá trị của thang điểm nguy cơ
biến chứng (CRS).Kết quả: 132 cắt đuôi tuy nội soi có 8 BN (6,1%) chuyển mổ mở.
Tỷ lệ biến chứng chung và biến chứng lớn trong 30 ngày là 43,2% và 12,9%. Tỷ lệ
tử vong dưới 1%. Rò tụy ở 28 BN (21%) trong đó 14 BN (11%) rò nhiều. Những
BN cắt đuôi tụy nội soi gần đây (66 BN) có xu hướng nhiều bệnh nặng phối hợp
hơn (Điểm Charlson > 2 chiếm 40,9% so với 16,7 %, p = 0,003), u gần trung tâm
hơn (74,2% so với 26,2 %, p< 0,001), cắt mở rộng nhiều hơn (10,6 cm so với 8,3


21

cm, p<0,001), thời gian mổ ngắn hơn (141 phút so với 172 phút, p=0,007), ít sử
dụng bàn tay hỗ trợ hơn (25,8 % so với 66,6 %, p<0,001), Không có sự khác biệt có
ý nghĩa giữa 2 nhóm về kết quả trong và ngay sau mổ. Khi so sánh với mổ có bàn
tay hỗ trợ thì PTNS hoàn toàn có thời gian nằm viện ngắn hơn (5,3 ngày so với 6,8
ngày, p= 0,032).
Benoist (1999) đã nghiên cứu vai trò của bảo tồn lách trong phẫu thuật cắt
thân đuôi tụy và thu được kết quả cho thấy bảo tồn lách đã được thực hiện thành
công trong tất cả 15 trường hợp nghiên cứu [62].
Jurg Kleeff và cộng sự (2007) nghiên cứu cắt thân đuôi tụy trên 302 bệnh
nhân thu được 76,5% trường hợp cắt thân đuôi tụy kèm lách; cắt thân đuôi tụy kèm

theo các tạng lân cận (như dạ dày, đại tràng, thận, gan…) thực hiện trong 36,1%,
tuy nhiên đây là nghiên cứu chung cho các bệnh lý có chỉ định cắt thân đuôi tụy.
Theo kết quả nghiên cứu này thì tỷ lệ biến chứng chung là 35,4%, do phẫu thuật là
27,2%, trong đó rò tụy 11,6%, áp xe tồn dư 5%, chậm làm rỗng dạ dầy 4,6%, chảy
máu 3% và nhiễm trùng vết mổ 2,7%; tỷ lệ tử vong 2%; trong nghiên cứu này tác
giả thấy có sự khác biệt khá lớn giữa các kỹ thuật đóng mỏm tụy còn lại: không
thấy rò tụy trong nhóm nối ruột với mỏm tụy còn lại, tỷ lệ rò trong nhóm khâu mỏm
tụy 9,3%, trong nhóm đóng stapler 15,9%, rò trong nhóm bảo tồn lách 5,1%, nhóm
cắt lách 11,2%, nhóm cắt đa tạng là 15,6% [63].
Phạm Đức Huấn, Phạm Hoàng Hà nghiên cứu so với mổ mở, phẫu thuật cắt
thân đuôi tụy nội soi có tỷ lệ biến chứng ít hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn với
những bệnh nhân được lựa chọn thích hợp. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm
phẫu thuật cắt thân đuôi tụy nội soi và đánh giá kết quả sớm sau mổ. Nghiên cứu
thực hiện trên 7 bệnh nhân được mổ cắt thân đuôi tụy nội soi tại khoa Phẫu thuật
Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 4/2009 đến 4/2013. Mô tả đặc điểm tổn
thương tụy, đặc điểm kỹ thuật mổ và kết quả phẫu thuật. Kết quả: Phẫu thuật được
chỉ định cho 1 trường hợp ung thư nang tuyến, 3 trường hợp nguy cơ ung thư (1 u
đặc giả nhú, 1 u nang nhầy và 1 u nội tiết), 3 trường hợp nang tụy lành tính. Thời


22

gian mổ ngắn nhất 150 phút, dài nhất 360 phút, 2 trường hợp bảo tồn lách, 1 trường
hợp chuyển mổ mở, 2 trường hợp nội soi hỗ trợ. Biến chứng sau mổ có 1 bệnh nhân
viêm tụy cấp, không có trường hợp nào rò tụy, không có tử vong trong và sau mổ.


23

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán u vùng thân đuôi tụy lành tính
được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 /
2010 – 6/2018.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán u vùng thân đuôi tụy lành tính
điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
- Có kết quả giải phẫu vi thể được làm tại khoa giải phẫu bệnh bệnh viện hữu
nghị Việt Đức theo phân loại giải phẫu bệnh u thân và đuôi tụy lành tính của WHO 2000
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mổ u thân đuôi tụy nhưng không cắt được u, mổ thăm dò sinh thiết…
- Các bệnh nhân ung thư thân đuôi tụy; hoặc u di căn đến thân đuôi tụy; nang
giả tụy do chấn thương hoặc viêm tụy mạn, các trường hợp u vùng đầu tụy.
- Bệnh nhân hồ sơ bệnh án không đầy đủ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm và thời gian
- Địa điểm : Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
- Thời gian : từ tháng 1 / 2010 – 6/2018
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện không xác xuất bao gồm tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu. Cỡ mẫu ước lượng khoảng 30 bệnh nhân
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Hồi cứu và tiến cứu
Thu thập số liệu, thông tin bệnh nhân theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống
nhất dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0



24

2.2.5. Các nội dung nghiên cứu

2.2.5.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các loại u vùng thân đuôi tụy
• Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp,
- Tiền sử bản thân và gia đình
+ Tiền sử bản thân: hút thuốc lá, uống rượu, đái tháo đường, viêm tụy, bệnh khác
+ Tiền sử gia đình: bệnh có tính chất gia đình
• Đặc điểm lâm sàng
- Lý do vào viện: đau bụng, khám định kỳ, lý do khác
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Đau bụng
+ Thiếu máu : hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt
+ Rối loạn tiêu hóa : ỉa chảy
+ Tăng cân
+ Vàng da
+ Sờ thấy khối u
+ Xuất huyết tiêu hóa (nôn máu, đi ngoài phân đen)
Insulinoma (Tam chứng Whipple, tăng cân, thiếu máu, vàng da, sờ thấy khối u);
Gastrinoma (Đau bụng thượng vị, ỉa chảy, loét đường tiêu hóa, vàng da);
VIPoma (Ỉa chảy, hạ K+, vô toan, đau bụng, sụt cân);
Somatostatinoma (Đái đường, sỏi mật, sụt cân, ỉa chảy, ỉa mỡ, vô toan, giảm toan),
Glucagonoma (Sụt cân, đái tháo đường, ỉa chảy, viêm miệng, ban đỏ hoại tử di
chuyển, huyết khối tĩnh mạch).
• Đặc điểm cận lâm sàng
- Thiếu máu

- Bilirubin máu


25

- Đặc điểm tổn thương trên hình ảnh CLVT:
+ Vị trí khối u: gồm u thân tụy, đuôi tụy, thân đuôi tụy
+ Kích thước u (cm)
+ Khối u phát triển bao bọc xung quanh các mạch máu.
- Chỉ điểm u (CA 19.9
- Thể giải phẫu bệnh: lành tính theo WHO 2000
+ U biểu mô tuyến ống tụy
+ Thể khác: gồm u biểu mô tuyến nang thanh dịch, u biểu mô tuyến nang
nhầy, u biểu mô đặc giả nhú…
+ U tụy hoạt động chức năng :Insulinoma, Gastrinoma, VIPoma,
Somatostatinoma, Glucagonoma.

2.2.5.2. Kết quả điều trị phẫu thuật nội soi.
* Kết quả sớm :
- Thời gian phẫu thuật
- Cách thức phẫu thuật :
+ Cắt thân đuôi tụy + u bảo tồn lách
+ Cắt thân đuôi tụy chứa u + cắt lách.
+ Cắt khối u thân đuôi tụy.
- Tỷ lệ nội soi chuyển mổ mở
- Các biến chứng sớm sau mổ: bao gồm các biến chứng xảy ra trong thời gian
nằm viện.
+ Tử vong: Ghi nhận tất cả các trường hợp tử vong sau mổ (trong thời gian
nằm viện) do bất kỳ nguyên nhân gì.
+ Chảy máu sau mổ: Được xác định bằng lâm sàng có chảy máu đường tiêu

hóa hoặc chảy máu qua dẫn lưu, và / hoặc có hội chứng chảy máu trong sau mổ. Ghi
nhận các biện pháp xử trí: Nội khoa, thủ thuật, mổ lại.


×