Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG sốt kéo dài căn NGUYÊN NHIỄM KHUẨN ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG từ THÁNG 12016 đến THÁNG 122017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.75 KB, 48 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

O THY T

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM
SàNG
SốT KéO DàI CĂN NGUYÊN NHIễM KHUẩN ở
TRẻ EM
TạI BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG Từ
THáNG 1/2016 ĐếN THáNG 12/2017
Chuyờn ngnh : Nhi khoa
Mó s

: 60720135

CNG LUN VN THC S Y HC

NGI HNG DN KHOA HC:
1. GS. TS PHM NHT AN
2. TS. NGUYN VN LM


HÀ NỘI – 2017
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1 Khái niệm và sinh bệnh học của sốt........................................................3


1.1.1 Khái niệm về sốt...............................................................................3
1.1.2 Sinh bệnh học của sốt.......................................................................3
1.2 Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em....................................................5
1.3 Căn nguyên sốt kéo dài ở trẻ em.............................................................5
1.4 Những căn nguyên gây sốt kéo dài ở trẻ em...........................................6
1.4.1 Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp gây sốt kéo dài ở trẻ em:..........6
1.4.2 Các bệnh do virut và ricketsia ở trẻ em:.........................................16
1.4.3 Bệnh do kí sinh trùng.....................................................................17
1.4.4 Sốt kéo dài do bệnh tổ chức tân.....................................................18
1.4.5 Sốt kéo dài do các bệnh của mô liên kết........................................19
1.4.6 Sốt kéo dài do nguyên nhân khác...................................................20
1.4.7 Sốt kéo dài mà căn nguyên không xác định...................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........22
2.1 Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................22
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:.....................................................22
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................22
2.2 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................22
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................22
2.2.2 Chọn mẫu:......................................................................................22


2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh:......................................................22
2.4 Các biến số cận lâm sàng......................................................................25
2.5 Xử lý số liệu: số liệu được nhập và xử lý phân tích theo SPSS 16.0....26
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................27
3.1 Đặc điểm chung.....................................................................................27
3.1.1 Phân bố theo tuổi............................................................................27
3.1.2 Phân bố theo giới............................................................................27
3.1.3 Phân bố theo địa dư........................................................................27
3.1.4. Phân loại theo nhóm nguyên nhân................................................28

3.2. Các đặc điểm lâm sàng.........................................................................29
3.2.1.Mức độ sốt theo nguyên nhân........................................................29
3.2.2.Tính chất sốt theo nguyên nhân......................................................30
3.2.3Đặc điểm khỏi phát sốt theo nguyên nhân......................................30
3.2.4. Lâm sàng theo từng nhóm nguyên nhân.......................................31
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................31
3.3.1.Thay đổi bạch cầu theo căn nguyên...............................................31
3.3.2. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trung bình theo căn nguyên.....32
3.3.3. Huyết sắc tố trung bình theo nguyên nhân....................................32
3.3.4. Nồng độ CRP trung bình theo nguyên nhân..................................33
3.3.5. Xét nghiệm giúp chẩn đoán căn nguyên.......................................33
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................35
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................37
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều hòa thân nhiệt bị
rối loạn trước tác động của tác nhân gay sốt làm tăng “ ngưỡng thân nhiệt”
Sốt kéo dài là thuật ngữ chỉ những người bệnh có nhiệt độ đo ở trực
tràng trên 37,8°C ở trẻ nhỏ hoặc trên 38°C ở trẻ lớn trong thời gian ít nhất là 2
tuần mà vẫn chưa chẩn đoán được bệnh nên được gọi là là sốt không rõ
nguyên nhân (fever unkown origin - FUO).
Theo các tài liệu, các nghiên cứu có nhiều nguyên nhân gây sốt kéo dài
song chủ yếu là nguyên nhân nhiễm trùng sau đó là nhóm các nguyên nhân
khác như bệnh của tổ chức tân, bệnh mô liên kết…

Trên thế giới sốt kéo dài căn nguyên nhiễm trùng thường chiếm tỷ lệ
cao: nghiên cứu của Elise Wiliam – bệnh viện Boston Mỹ là 51% và các
nghiên cứu khác cũng cho tỷ lệ lớn hơn 50%.
Ở Việt Nam theo Nguyễn Văn Lâm nghiên cứu 112 trường hợp sốt kéo
dài tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2002-2003 có
tới 55,36% căn nguyên do nhiễm trùng.
Trong thực hành lâm sàng có những trường hợp chẩn đoán sốt kéo dài
không tìm được căn nguyên mà lỗi bắt nguồn từ người thầy thuốc đã bỏ qua
một dấu hiệu nào đó hoặc do trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hiếm gặp….mà chưa
thể phân lập chính xác được tác nhân gây bệnh.
Ngày nay mặc dù có nhiều phương tiện chẩn đoán xét nghiệm với kỹ
thuật hiện đại nhưng việc chẩn đoán căn nguyên sốt kéo dài vẫn còn là vấn đề
khó, người bệnh còn phải làm nhiều xét nghiệm, có khi phải lặp đi lặp lại xét
nghiệm, các xét nghiệm có lúc còn chưa hợp lí, hiệu quả giúp ích cho chẩn
đoán còn chưa cao.


2

Trên thế giới sốt kéo dài thay đổi theo thời gian, địa dư, điều kiện kinh
tế, xã hội…. thường được theo dõi và cập nhập.
Ở nước ta nghiên cứu về sốt kéo dài ở trẻ em còn chưa nhiều vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên
bệnh nhân sốt kéo dài căn nguyên nhiễm khuẩn ở trẻ em tại bệnh viện nhi
Trung Ương từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017” với hai mục tiêu:
1.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi sốt kéo dài.

2.


Tìm hiểu đặc điểm của một số căn nguyên thường gặp gây sốt kéo
dài do nhiễm khuẩn ở trẻ em.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm và sinh bệnh học của sốt.
1.1.1 Khái niệm về sốt.
Bình thường thân nhiệt của người khỏe mạnh không hoàn toàn giống
nhau, có thể thau đổi ít nhiều dựa vào các hoạt động của cơ thể và thời gian
trong ngày. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiế tranh luận về sốt nhưng định nghĩa
sau đâu được hầu hết các tác giả chấp nhận: Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ
của cơ thể được xác nhận khi nhiệt độ đo ở trực tràng trên 37,8ºC (ở trẻ bú
mẹ) và trên 38ºC (ở trẻ lớn hơn) do hậu quả của sự rối loạn trung tâm điều
nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng ‘ngưỡng thân nhiệt’.
Cần chú ý rằng nhiệt độ đo qua đường miệng tấp ơn nhiệt độ đo ở hậu
môn 0,5 ° C-0,6ºC và cao hơn ở nách khoảng 0,2-0,3ºC. Ở người bình thường
thân nhiệt thấp nhất vào khoảng 2-4h sáng và cao nhất vào khoảng 17h. Ngoài
ra thân nhiệt còn phụ thuộc vào tình trạng thần kinh, nội tiết, tiêu hóa….
1.1.2 Sinh bệnh học của sốt.
Bình thường nhiệt dộ của cơ thể được hằng định bởi sự can bằng giữa
quá trình sinh nhiệt (chuyển hóa cơ bản, co cơ, chuyển hóa các chất…) và thải
nhiệt (truyền nhiệt, bốc hơi, đối lưu…) được điều hòa bằng cơ chế thần kinh
nội tiết qua các thụ thể cảm nhiệt mà cơ quan trung tâm nằm ở vùng dưới đồi.
Cơ chế sinh bệnh học của sốt rất phức tạp, có thể tóm tắt như sau: các
chất gây sốt ngoại sinh (có nguồn gốc vi khuẩn, virut, nấm, các phản ứng
miễn dịch….) khi vào cơ thể kích thích bạch cầu (chủ yếu là các đại thực bào

và bạch cầu đơn nhân) sản sinh ra chất sinh nhiệt nội sinh Interleukin-1 (IL-1
là đa peptid có trọng lượng phân tử bằng 15000 dalton). IL-1 gắn vào các
neuron cảm nhiệt ở vùng dưới đồi làm kích thích tổng hợp Prostaglandin


4

nhóm E (PGE) từ các acid arachidonic, chủ yếu là PGE1. PGE1 hoạt hóa quá
trình sinh nhiệt và các cơ chế giữ nhiệt bằng cách thúc đẩy quá trình hóa học
phức tạp. Ngoài ra các tế bào dòng tủy xương, các tế bào xơ, tế bào cơ vân, tế
bào gan và các neuron ở não cũng gây nên các biến đổi sau:
Hoạt hóa tế bào T hỗ trợ gây cảm ứng tổng hợp IL2 (là chất gây ra hiện
tượng đáp ứng miễn dịch quá mức của tế bào T đơn dòng), làm tăng sản sinh
kháng thể. Tác động này đạt tối ưu ở nhiệt độ 39,5ºC.
Tăng hoạt động tế bào tủy xương, hoạt hóa bạch cầu trung tính và bạch
cầu đơn nhân gây cảm ứng phóng thích tiểu thể và kích thích cơ chế oxy hóa
diệt khuẩn của bạch cầu trung tính.
Tăng quá trình tổng hợp protein (đặc biệt là bổ thể và protein phản ứng C)
ở gan làm giảm nồng độ sắt và kẽm trong máu.
Hoạt hóa các nguyên bào xơ để tổng hợp ra các chât tạo keo gây thoái
biến tiêu hủy cơ bắp do huy động các acid amin từ cơ qua cơ chế thủy phân
protein với vai trò trung gian của PGE1 và cyclo-oxygenase (gây đau cơ trong
sốt) hoạt hóa các neuron gây ngủ, sóng chậm, đặc biệt IL1 chứa trong các tế
bào sao được giải phóng khi tổn thương não có thê dẫn đến sốt, ngủ gà và ngủ
kéo dài.
Lợi ích của sốt: Sớ ở mức độ nhất định tỏ ra có lợi cho người bệnh trong
một sốt bệnh nhiễm trùng và một số hình thái viêm khớp mãn tính… các đáp
ứng miễn dịch tăng lên khi thân nhiệt cao cùng với quá trình dị hóa liên quan
đén việc huy động các acid amin từ cơ. Những sự kiện này diễn ra thông qua
vài trò của IL1 và quá trình tổng hợp các Prostaglandin E. Những người già

yếu, suy giảm miễn dịch, trẻ em suy dinh dưỡng…. Khi mắc các bệnh nhiễm
trùng có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, và điều này được nhận định như là một
tiên lượng xấu.


5

Tác hại của sốt: Sốt cao, hoặc sốt kéo dài làm gia tăng nhiều quá trình
chuyển hóa và tiếp theo là teo cơ bắp, mất trọng lượng thông qua vai trò trung
gian của IL1, nhịp tim gia tăng và tăng tiết mồ hôi làm mất thêm nhiều muối
nước. Sốt có thể thúc đảy các cơn co giật ở người động kinh hoặc gây co giật
ở trẻ em. Ở người cao tuổi đang mắc bệnh tim hay bệnh mạch máu não thì sốt
đặc biệt nguy hiểm vì làm tình trạng bệnh nặng thêm.
1.2 Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em.
Đặc điểm cơ bản nhất của điều hòa thân nhiệt ở trẻ em là trung tâm điều
hòa thân nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt cao ngay cả khi
nhiễm khuẩn nhẹ và ngược lại. Diện tích da tính theo cân nặng của trẻ em
rộng hơn, mạng mao mạch dưới da nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt
dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Do cơ thể trẻ đang phát triển trẻ
luôn hiếu động, nên quá trình sinh nhiệt cao hơn. Ở lứa tuổi dậy thì, có rất
nhiều biến động mạnh mẽ về thần kinh và nội tiết do vậy quá trình điều hóa
thân nhiệt ở trẻ cũng rất dễ bị rối loạn. Ngoài ra ở trẻ nhỏ còn có thể bị mắc
những bệnh bẩm sinh do rối loạn cơ quan điều nhiệt như bệnh thiểu sản hay
bất sản tuyến mồ hôi, loạn sản ngoại bì gây sốt kéo dài.
1.3 Căn nguyên sốt kéo dài ở trẻ em.
Sốt kéo dài có thể gặp trong rất nhiều bệnh, nhiều khi là biểu hiện chính
gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên các căn nguyên gây sốt
kéo dài khác nhau theo địa dư, điều kiện kinh tế, xã hội…
Ở các nước phát triển:
- Theo nghiên cứu của Larson và cộng sự nghiên cứu 105 trường hợp sốt

kéo dài cho kết quả 31% là căn nguyên nhiễm trùng, bệnh tổ chức tân là 31%,
bệnh mô liên kết 9% các nguyên nhân khác chiếm khoảng 17% và không tìm
thấy nguyên nhân là 12%.


6

- Theo nghiên cứu của Knockaert và cộng sự nghiên cứu 109 trường hợp
sốt kéo dài cho kết quả 23% là căn nguyên nhiễm trùng, bệnh tổ chức tân là
7%, bệnh mô liên kết 20% trong khi các nguyên nhân khác chiếm 24% và
không tìm thấy nguyên nhân là 26%.
Ở các nước đang phát triển:
- Ở Ấn Độ theo Kejariwal và cộng sự nghiên cứu 100 trường hợp sốt kéo
dài thấy nguyên nhân nhiễm trùng chiếm 53%, bệnh tổ chức tân chiếm 17%
bệnh mô liên kết là 11% và các nguyên nhân khác là 5% không tìm thấy
nguyên nhân là 14%.
- Ở Nigeria theo Akpede và cộng sự thấy nguyên nhân nhiễm trùng là
34% trong các trường hợp sốt kéo dài và nguyên nhân nhiễm khuẩn màng não
chiếm 6.5 % và nhiễm trùng tiết niệu chiế 11,4%.
- Ở Việt Nam theo Nguyễn Văn Lâm nghiên cứu 112 trường hợp sốt kéo
dài tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2002-2003 có
tới 55,36% căn nguyên do nhiễm trùng.
1.4 Những căn nguyên gây sốt kéo dài ở trẻ em.
1.4.1 Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp gây sốt kéo dài ở trẻ em:
1.4.1.1 Nhiễm khuẩn tiết niệu:
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu bao gồm:
thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Sốt kéo dài thường xảy ra ở trẻ em
viêm đài bể thận. Tùy theo độ tuổi mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm
đường tiết niệu có những điểm khác nhau, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm
đường tiết niệu càng kín đáo, khó phát hiện. Viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể

bắt đầu chỉ là sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, có khi sốt cao, cũng có khoảng 10-15
% bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm.Trẻ quấy khóc nhiều, kém chơi, biếng
ăn, nôn hoặc tiêu chảy bất thường, kéo dài không rõ nguyên nhân. Đau khi đi
tiểu, có thể tiểu dắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong khoảng một thời gian


7

ngắn. Trẻ càng lớn thì hiện tượng này càng rõ nét hơn do trẻ nhận thức được.
Nước tiểu có thể bị đục, khai nồng khi trẻ bị viêm đường tiểu.Chẩn đoán xác
định dựa vào xét nghiệm tế bào niệu và cấy nước tiểu.
1.4.1.2 Thương hàn :
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hoá,
do trực khuẩn Salmonella (S. typhi và S. paratyphi A, B) gây nên.Các triệu
chứng lâm sàng có thể điển hình hay không điển hình. Trẻ thường sốt kéo dài,
sốt cao biểu đồ sốt dạng cao nguyên, mạch nhiệt phân ly, rối loạn tiêu hóa
kiểu ỉa lỏng, gan to lách to, có thể thấy hồng ban trên da. Nhiễm độc thần
kinh:là triệu chứng nổi bật, biểu hiện bằng nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai,
nói ngọng, tay run bắt chuồn chuồn. Điển hình là trạng thái typhos (bệnh nhân
nằm bất động, vẻ mặt vô cảm thờ ơ tuy vẫn nhận biết các kích thích từ môi
trường xung quanh, mắt nhìn đờ đẫn). Nặng hơn bệnh nhân li bì, mê sảng,
chẩn đoán xác định:căn cứ lâm sàng bệnh nhân sốt kéo dài,có rối loạn tiêu
hoá, kèm gan, lách to. Xét nghiệm thấy: Bạch cầu bình thường hoặc giảm,
bạch cầu đa nhân trung tính (N) giảm, bạch cầu ái toan (E) giảm hoặc
mất,hồng cầu và tốc độ lắng máu ít thay đổi.Cấy máu:Là xét nghiệm có giá trị
chẩn đoán xác định.Cấy tuỷ xương: cần làm khi lâm sàng nghi ngờ thương
hàn nhưng cấy máu 2 - 3 lần âm tính.Cấy phân, cấy dịch mật, cấy nước
tiểu.Chẩn đoán huyết thanh:Phản ứng Widal.
1.4.1.3 Các ổ nhiễm khuẩn mạn tính đường tai mũi họng:
Nhiễm khuẩn đường mũi họng là rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Thường gặp

nhất trong nhóm này là viêm mũi họng mãn tính (viêm Va, amydal cấp mãn
tính) viêm xoang mãn tính, viêm tai xương chũm mãn tính. Trẻ có thể biểu
hiện lâm sang khác nhau tùy mức độ bệnh, và tình trạng của trẻ. Sốt, quấy
khóc viêm long đường hô hấp trên là các triệu chứng thường gặp. Viêm
đường mũi họng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy


8

trước bệnh nhi sốt kéo dài việc khám tai mũi họng cẩn thận là rất quan trong.
Trẻ có thể cần thêm các cận lâm sang để chẩn đoán, điều trị và theo dõi
như:nội soi tai mũi họng, chụp xquang, chụp CT.
1.4.1.4 Mycoplasma
Mycoplasma là vi khuẩn nhỏ nhất còn có khả năng sinh sản, không có
vách tế bào, khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau.
Mycoplasma gây bệnh ở người, có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm
mạc đường sinh dục như Mycoplasma pneumoniae gây bệnh hô
hấp. Mycoplasma

hominis,

Mycoplasma

genitalium và Mycoplasma

(Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Lâm sàng trẻ
thường biểu hiện sốt nóng cơn, thường sốt nhiều ngày, ăn uống kém kèm theo
các triệu chứng đường tiêu hóa khác như nôn buồn nôn mất nước, thở
nhanh,ho dai dẳng, có thể có triệu chứng Tai-mũi-họng. Nhưng chú ý là bệnh
cảnh có thể thay đổi như đau cơ, triệu chứng da, đau khớp hoặc viêm khớp.

Kèm theo VP và thiếu máu tan máu phải hướng tới chẩn đoán viêm phổi do
Mycoplasma pneumonie.Các biến chứng có thể gặp nhưng hiếm: tràn dịch
màng phổi, abcès phổi. Di chứng có thể tồn tại là giãn phế quản hoặc viêm
tiểu phế quản tắc nghẽn.
1.4.1.5 Abcess gan đường mật:
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em có giun chui ống mật chủ, hoặc do sỏi. Lâm
sàng thấy:Đau cơn hạ sườn phải.Sốt cao 39 – 40 độ, kèm theo rét run. Sốt
giao động.Da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng. Thường khó thăm khám vì hạ
sườn phải phản ứng, có thể thấy gan to, thường là thùy trái, mật độ chắc, mặn
nhẫn,Dấu hiệu rung gan và Ludlow có song ít hơn áp xe gan do a míp. Cận
lâm sàng:BC tăng, BC đa nhân trung tính tăng.Bilirubin máu tăng
cao,Photphattaza kiềm tăng,Nước tiểu có sắc tố mật.XQ không chẩn bị thấy


9

bóng gan to,Chụp mật qua da: có thấy hình ảnh ổ áp xe, Siêu âm: Thấy hình
ảnh các ổ áp xe và sỏi.
1.4.1.6 Abcess phổi:
Áp xe phổi là một tình trạng nung mủ, hoại tử chủ mô phổi .Bệnh thường
xảy ra sau viêm phổi, dị vật đường thở. Lâm sàng theo tiến triển của bệnh.
Giai đoạn nung mủ kín:biểu hiện Giai đoạn này chỉ có ho khan hoặc có khi
khạc ít đàm. Triệu chứng đau ngực âm ỉ, đau sâu và tăng lên khi ho hay thở
sâu, ít khó thở trừ khi thương tổn phổi lan rộng hay do tình trạng nhiễm độc
nhiễm trùng nặng.Bệnh nhân Sốt cao, rét run, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, vẻ
mặt hốc hác, nước tiểu ít, sẫm màu.Xét nghiệm thấy bạch cầu tăng, bạch cầu
đa nhân tăng, máu lắng cao.Chụp phim phổi có thể thấy một hình mờ tròn hay
bầu dục, thường gặp ở đáy phổi phải hơn.Giai đoạn khái mủ:Sau thời gian
nung mủ khoảng 5-7 ngày tùy loại vi khuẩn, bệnh nhân đau ngực tăng lên, ho
nhiều, tình trạng suy sụp, hơi thở hôi, có thể có khái huyết trước rồi sau đó

đau ngực và ho nhiều rồi ộc ra nhiều mủ, thường rất hôi thối, có trường hợp
chỉ ho ra mủ ít, từng bãi đặc như hình đồng xu và keó dài. Sau khi ộc mủ thì
người cảm thấy dễ chịu hơn, sốt giảm, đau ngực giảm dần.Giai đoạn nung mủ
hở:Sau thời gian từ 3-5 ngày,tình trạng nhiễm trùng giảm dần, dấu cơ năng
giảm nếu có điều trị tốt. Nhưng thường là hội chứng nhiễm trùng kéo dài, thể
trạng suy sụp nhiều do mủ chưa được tống ra hết gây viêm nhiễm kéo dài và
có khi lan rộng thêm, do điều trị không đúng hay sức đề kháng xấu. Biểu hiện
suy hô hấp mạn, ngón tay hình dùi trống.Khám phổi ở giai đoạn này có hội
chứng hang vởi ran ẩm to hạt, âm phổi hang và cơ thể nghe được tiếng ngực
thầm.Chụp phim phổi thấy có một hình hang tròn, bờ dày, có mức hơi- nước.
Quan trọng nhất là xét nghiệm đàm để tìm nguyên nhân gây bệnh khi chưa xử
dụng kháng sinh.


10

1.4.1.7 Cốt tủy viêm:
Cốt tủy viêm là tình trạng nhiễm trùng của xương, thường là của vỏ hoặc
tuỷ xương, do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. thường diễn biến
cấp tính, sốt cao rét run, sưng nóng đỏ vùng tổn thương. Khi có ban đỏ vùng
da tại chỗ kèm sưng phồng phần mềm thường do mủ đã vượt qua vỏ xương,
màng xương lan vào phần mềm, khớp lân cận có thể bị viêm. Xét nghiệm
máu có tăng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính, máu lắng và protein C
phản ứng (CRP) tăng. Xquang giai đoạn sớm: sưng nề phần mềm, dấu hiệu
phản ứng màng xương. Dấu hiệu tiêu xương thường muộn hơn, có thể gặp
hình ảnh tiêu xương có bờ viền phản ứng rõ, hình mảnh xương chết. Siêu âm
cho phép phát hiện sưng nề phần mềm, đặc biệt các apxe cơ kèm theo. Để
chẩn đoán sớm trong 24-48 giờ đầu có thể dùng phương pháp chụp xạ hình
xương 3 pha dùng 99 Tc-MDP. Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ
cũng có giá trị cao để chẩn đoán những tổn thương xương, phần mềm do viêm

xương, đặc biệt ở vị trí khó chẩn đoán. Chọc hút bằng kim mù hoặc dưới
hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp lấy bệnh phẩm soi tươi, nuôi cấy tìm vi
khuẩn, làm kháng sinh đồ phục vụ điều trị.
1.4.1.8 Abcess não:
Abcess não là ổ viêm sinh mủ trong nội sọ,thường thứ phát sau viêm
màng não mủ, tắc mạch nhiễm khuẩn, viêm tai xương chũm, chân thương sọ
não bệnh nhân biểu hiện hội chứng nhiễm khuẩn kéo dài trên 2 – 3 tuần, sốt,
đau đầu. Hội chứng tăng áp lực sọ não: đau đầu, nôn thay đổi ý thức(kích
thích, lơ mơ, ngủ gà, bán mê, hôn mê). Hội chứng thần kinh khu trú : liệt dây
VII trung ương, liệt nửa người (áp xe ở bán cầu não). Mất ngôn ngữ (biến
chứng từ viêm xương chũm, áp xe thuỳ thái dương). Thất điều, rung giật nhãn
cầu, cứng gáy (áp xe tiểu não).Cận lâm sàng: Soi đáy mắt 60 – 70% có phù
gai thị. Công thức máu tăng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng tốc độ lắng


11

máu, hematocrit tăng ở bệnh nhân có Fallot 4. Chọc dò dịch não tuỷ cần thận
trọng, chống chỉ định khi có phù gai thị, khi áp lực sọ não tăng cao. Chụp cắt
lớp điện toán xác định chẩn đoán: ổ áp xe có hình tròn, hoặc oval có ranh giới
rõ nhất là khi chụp cắt lớp vi tính có cản quang, xác định được vị trí, kích
thước ổ áp xe.
1.4.1.9 Nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính,gây ra do vi
khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa
tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao.Khám bệnh nhân thấy: Sốt là
triệu chứng rất thường gặp, có thể kèm theo rét run hoặc không. Trong những
trường hợp nặng, người bệnh có thể hạ thân nhiệt. Nhịp tim nhanh, thở nhanh,
có thể thay đổi tình trạng ý thức phù, gan lách to. Triệu chứng ổ nhiễm khuẩn
khởi điểm:

+ Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Áp xe gan, viêm túi mật, viêm ruột, viêm đại
tràng, thủng ruột hay các ổ áp xe khác.
+ Nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu: Viêm đài bể thận, áp xe thận, sỏi thận
có biến chứng, áp xe tuyến tiền liệt.
+ Nhiễm khuẩn vùng tiểu khung: Viêm phúc mạc vùng tiểu khung, áp xe
buồng trứng-vòi trứng.
+ Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp xe
phổi…
+ Nhiễm khuẩn mạch máu do các đường truyền tĩnh mạch, các catheter
mạch máu, thiết bị nhân tạo nhiễm khuẩn.
+ Nhiễm khuẩn tim mạch: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe cơ tim,
áp xe cạnh van tim.
+ Các nhiễm khuẩn da và niêm mạc.
- Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan: Suy gan, suy thận…


12

Cận lâm sàng thấy:
- Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.
- Xét nghiệm huyết học: Số lượng bạch cầu máu ngoại vi > 12 G/l hoặc
< 4 G/l hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), rối loạn
đông máu (INR > 1.5 hoặc aPTT > 60 giây)
- Xét nghiệm sinh hóa: Giảm oxy máu động mạch: PaO2/FIO2 < 300,
creatinin tăng, tăng bilirubin máu, tăng men gan, protein phản ứng C (CRP)
thường > 150 mg/l, tăng procalcitonin > 1,5 ng/ml
- Các xét nghiệm khác đánh giá tổn thương cơ quan theo vị trí nhiễm
khuẩn khởi điểm như xét nghiệm dịch não tủy, tổng phân tích nước tiểu,
Xquang ngực, siêu âm…
1.4.1.10 Lao ở trẻ em:

Các thể lâm sang:Lao sơ nhiễm:Các triệu chứng thường kín đáo, nếu có
thường mệt mỏi, sốt về chiều nhiệt độ không cao, kém ăn, gầy yếu không tăng
cân, ho khúc khắc kéo dài, hạch cơ ức đòn chũm sưng lớn, ban đỏ dạng nốt,
viêm kết giác mạc. IDR dương tính, có tiếp xúc nguồn lây, X quang có hình
ảnh lao sơ nhiễm .Lao phổi:Các triệu chứng cũng thường kín đáo, nếu có biểu
hiện như viêm phổi,sốt, ho, ho có đàm, gầy yếu sụt cân, không cải thiện với
kháng sinh điều trị .Lao màng phổi:Có tràn dịch màng phổi, có thể cả hai bên,
dịch màu vàng chanh, chủ yếu tế bào lympho, có thể phát hiện vi khuẩn lao
trong 1/2 trường hợp qua nuôi cấy.
Lao kê: Đây là thể lao nặng, lao toàn thân, tổn thương nhiều cơ quan, do
vi khuẩn lan tràn theo đường máu, tổn thương đặc hiệu trên X quang phổi với
hình ảnh dạng hạt kê. Lâm sàng: sốt cao, sốt kéo dài, chán ăn, sụt cân, gan,
lách, hạch lớn, xuất hiện các dấu hô hấp, thở nhanh, khó thở, ho, nghe được
ran khắp cả hai phế trường, có thể kèm các dấu hiệu của lao màng não. Các
thể lao ngoài phổi: Lao hạch: lao hạch ngoại biên, hạch sâu, thường gặp trong


13

lao trẻ em, vi khuẩn xâm nhập hạch theo đường bạch huyết, hạch thường thấy
ở cổ, đầu, cơ ức đòn chũm. Thường biểu hiện nhiều hạch, diễn biến sưng lớn
từ từ, không đau, chắc và dính, không điều trị hạch tiến triển thành áp xe lạnh
và dò mủ màu vàng nhạt, để lại sẹo ngoài da.Lao màng bụng thường nằm
trong bối cảnh lao đường tiêu hoá, lao ruột, lao phúc mạc, gồm sốt, biếng ăn,
đau bụng lâm râm tái đi, tái lại, bụng chướng, bụng báng, dịch khu trú hoặc tự
do ổ bụng.Lao màng não:bộc phát sau giai đoạn khu trú các củ lao tại não, củ
lao vỡ vào màng não gây lao màng não. Diễn tiến qua 3 giai đoạn giai đoạn1:
Khởi đầu thay đổi tính tình, nếu đi học thì học kém đi, chán ăn, buồn nôn,
nôn, sốt. Từ 1 - 4 tuần sẽ xuất hiện các biểu hiện thần kinh của gia đoạn
hai.Giai đoạn 2: Trẻ kích thích, đau đầu, cứng cổ, Kernig, brudzinski, kèm các

dấu liệt dây thần kinh sọ não (III, IV, VI, VII, VIII). Trẻ có thể nói lua, không
nói được, mất định hướng, liệt nữa người, cử động bất thường và co giật .Giai
đoạn 3: Đây là giai đoạn rối loạn chức năng não: bệnh nhi lơ mơ, hôn mê, hay
có tư thế mất não hoặc bóc vỏ não, thở không đều, đồng tử dãn, nằm bất
động.Lao cột sống:Đau cột sống âm ỉ, tại một điểm cố định, dai dẳng, đau
nhiều về chiều tối, hạn chế vận động, khó quay, khó cúi, khó vặn người, biến
dạng cột sống, sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi. Tổn thương tiến đến áp xe lạnh,
xuất hiện liệt do chén ép tuỷ. X quang cột sống: phá huỷ đốt sống, hẹp khe
khớp.Lao khớp hang:Đau khớp háng âm ỉ, đau nhiều về chiều và đêm, hạn
chế vận động khớp, đi lại khó khăn, biến dạng khớp thường là một bên, sốt về
chiều, mệt mỏi. X quang khớp háng hai bên: tổn thương đầu xương đùi, ổ
khớp, hẹp khe khớp.
Các thể lao hạch, lao màng não, lao phúc mạc…chẩn đoán xác định dựa
vào xquang phổi, soi cấy tìm vi khuẩn lao, làm phản ứng mantoux, ELISA,
PCR…


14

1.4.1.11 Các bệnh do xoắn khuẩn leptospira
Leptospitosis là xoắn khuẩn họ Leptospiraceae, soi tươi dưới kinh hiển
vi nền đen thấy xoắn khuẩn hình sợi dài, mảnh có 15-30 vòng xoắn nhỏ rất sát
nhau, 2 đầu thường cong hình chữ C. Kích thước: 4-30 mm 0,1-0,2mm di
động mạnh theo kiểu xoáy và bật thẳng như lò xo. Xoắn khuẩn có khả năng
xuyên qua da và niêm mạc, nhất là da bị xây xước. Bắt mầu Gram âm, ưa khí,
mọc chậm ở các môi trường nuôi cấy, pH thích hợp 7,2-7,5, nhiệt độ 28300C. Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do xoắn khuẩn Leptospira
gây ra. Lây truyền chủ yếu qua đờng da, niêm mạc.
Đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân và
hội chứng tổn thương gan, thận. Sau khi qua da và niêm mạc, Leptospira vào
máu gây nhiễm khuẩn huyết, kéo dài khoảng 5-7 ngày, tương ứng với giai

đoạn khởi phát. Sau đó Leptospira khu trú vào các tạng: Gan, thận, màng não,
tim, phổi, thượng thận và gây tổn thương các tạng này. Giai đoạn này kéo dài
7-8 ngày, tương ứng với thời kỳ toàn phát. Thường từ ngày thứ 8 của bệnh,
xoắn khuẩn thải ra ngoài qua đường nước tiểu.Tổn thương gan trong
leptospirosis gây triệu chứng vàng da. Nguyên nhân do tổn thương mạch máu
nuôi dưỡng tế bào gan dẫn đến hoại tử tế bào và do độc tố xoắn khuẩn gây
huỷ hồng cầu.Tổn thương thận: Chủ yếu là tổn thương ống thận gây thiểu-vô
niệu, ure và creatinin máu tăng và là nguyên nhân chính gây tử vong. Nguyên
nhân gây tổn thương ống thận là do thiếu oxy máu và do tác động trực tiếp
của nội độc tố Leptospira.Xuất huyết:nguyên nhân là do độc tố làm tổn thương thành mạch và một phần do đông máu nội mạch.Bệnh cảnh lâm sàng là
sốt kiểu làn sóng, đau cơ bắp, xuất huyết, vàng da, gan to lách to ấn đau đái
đỏ và có viêm màng não….
Xét nghiệm đặc hiệu:


15

Soi trực tiếp: Soi tươi dưới kính hiển vi nền đen, bệnh phẩm lấy từ máu
(trong 5 ngày đầu của bệnh), dịch não tuỷ, nước tiểu ly tâm v.v.. thấy xoắn
khuẩn di động.
Nuôi cấy ở môi trường đặc hiệu (Terkich) hoặc tiêm truyền cho chuột
lang.Chẩn đoán huyết thanh: Phản ứng ngưng kết tan Martin - Pettit, làm hai
lần cách nhau 7 ngày. Phản ứng dương tính khi huyết thanh lần hai có hiệu giá
tăng gấp 4 lần huyết thanh lần 1 hoặc làm 1 lần hiệu giá kháng thể cao trên
1/1000.
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang cho kết quả nhanh.
Phản ứng ELISA nhậy, đặc hiệu.
Chẩn đoán dựa vào phản ứng bất động của vi khuẩn trên kính hiển vi nền
đen, hoặc cấy máu, nước tiểu, dịch não tủy.
1.4.1.12 Nhiễm listeria:

Vi khuẩn Listeria monocytogenes là một trực khuẩn gram (+) rất di
động, không có vỏ, không sinh nha bào và là một vi khuẩn nội bào. Listeria
monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người,
chủ yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh. Chúng gây ra viêm màng não, viêm màng não
- não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nước trong, viêm kết mạc, nhiễm
trùng tiết niệu... Listeria monocytogenes gây bệnh thể ẩn là phổ biến nhất.
Nếu phụ nữ có mang thì thường biểu hiện là sốt, hội chứng giả cúm, hoặc nhiễm
khuẩn tiết niệu. Bệnh có thể hoàn toàn yên lặng nhưng đưa lại nhiễm khuẩn cho
thai nhi qua đường rau thai và dẫn tới sẩy thai hay đẻ non, trẻ ra đời đã mắc
bệnh. Ở trẻ sơ sinh do mẹ truyền cho bé qua nhau thai, với bệnh cảnh nhiễm
khuẩn huyết, vàng da, ban đỏ, suy hô hấp… và có thể viêm màng não.
Chẩn đoán dựa vào: nhuộm soi trực tiếp, có thể tìm thấy trực khuẩn
Gram dương nội tế bào và ngoại tế bào. Cấy vào thạch máu ủ môi trường ở
40°C để làm phong phú vi khuẩn hoặc cấy vào môi trường chọn lọc (có axit


16

nalidixic), xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất di động ở 200°C,
catalase (+), ngưng kết với kháng huyết thanh Listeria.
1.4.1.13 Nhiễm Brucella:
Brucella là trực khuẩn gram âm, có dạng hình que, không di động, kích
thước 0,5 đến 0.7 X 0.6 đến 1.5 micro mét. Bệnh lây từ súc vật sang người,
các vi khuẩn chinh gồm: Brucella abortus (ở trâu, bò), B. suis (ở chó) và B.
melitensis (ở dê). Thường là bệnh lây sang người qua thịt (công nhân lò mổ),
qua rau thai động vật sinh sản (bác sĩ thú y, nông dân đỡ đẻ) hoặc ăn phải sữa
hay phomat chưa tiệt trùng.
Bệnh khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông
thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi,
sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ. Còn có thể có đau

đầu, đau bụng, đau lưng, chán ăn, táo bón và đau khớp. Có thể gặp viêm mào
tinh hoàn ở 10% nam giới. Thể mạn tính thường có kiểu sốt làn sóng: từng
đợt sốt xen kẽ đợt không sốt. Đôi khi triệu chứng này kéo dài hàng năm với
bệnh cảnh liên tục hay từng đợt. Bệnh thường lây qua xúc vật, do uống sữa
tươi, với bệnh cảnh sốt kéo dài, đau đầu, đau xương khớp, vó thể nổi ban đỏ,
gan lách hạch to.
Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh (phản ứng tủa của Rait).
1.4.2 Các bệnh do virut và ricketsia ở trẻ em:
1.4.2.1 Bệnh sốt kéo dài do nhiễm virus Epstein Barr.
Bệnh thường gặp ở trẻ 2-10 tuổi với bệnh cảnh sốt kéo dài chủ yếu về
chiều , viêm đau họng, hạch to, gan lách to, có hoặc không có vàng da.
Đặc biệt xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng và tỉ lệ Monocyte thường
cao 10-30%, phản ứng ngưng kết Paul – Bunnell (+)
1.4.2.2 Các viêm gan virut.
Một số trường hợp không điển hình có thể khởi đầu bằng sốt nhẹ kéo dài
và suy nhược cơ thể, khám thường thấy gan to, ấn đau.


17

Chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm tìm dấu
ấn đặc hiệu (macker) của các virut viêm gan.
1.4.2.3 Bệnh do Ricketsia.
Ricketsia là vi sinh vật sống ở đường tiêu hóa ở một số côn trùng và gây
bệnh cho người với biểu hiện bệnh là sốt kéo dài và viêm phổi. Các bệnh cảnh
gây ra bởi ricketsia thường là sốt kéo dài, phát ban, sưng hạch toàn thân và có
vết côn trùng cắn đốt tạo vết loét.Chẩn đoán xác định dựa vào các xét nghiệm
huyết thanh tìm kháng thể đặc hiệu.
1.4.2.4 Nhiễm HIV và bệnh AIDS.
Biểu hiện của nhiễm HIV/AIDS rất đa dạng và thay đổi theo tiến trình

nhiễm trùng. Đầu tiên là hội chứng nhiễm trùng cấp sau đó là nhiễm trùng
không triệu chứng biểu hiện bằng sốt kéo dài trong nhiều năm và chấm dứt
cuộc sống người bệnh bằng các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh ác tính.
Dấu hiệu toàn thân: sốt kéo dài, viêm họng, viêm hạch, hạch ngoại biên,
chán ăn, tiêu chảy, thể trạng suy kiệt….
Dấu hiệu thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tủy….
Dấu hiệu ngoài da: phát ban đỏ, viêm loét niêm mạc….
Chẩn đoán xác định dựa vào huyết thanh chẩn đoán và PCR.
1.4.3 Bệnh do kí sinh trùng.
1.4.3.1 Bệnh sốt rét:
Chiếm hàng đầu trong các bệnh kí sinh trùng gây sốt kéo dài.
1.4.3.2 Bệnh do amip:
Hay gặp nhất là biến chứng áp xe gan do amip.
1.4.3.3 Các viêm phổi và viêm màng não do nấm:
Bệnh thường xảy ra trên các trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm
sinh hay mắc phải hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài.
Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm và cấy tìm nấm.


18

1.4.3.4 Các bệnh do giun sán:
Ở Việt Nam bệnh do giun đũa và giun móc thường gây sốt kéo dài với
bệnh cảnh phong phú như: tình trạng nhiễm độc, tăng bạch cầu ưa acid, hội
chứng loeffer ở phổi, nhiễm trùng đường mật do giun đũa....
1.4.4 Sốt kéo dài do bệnh tổ chức tân.
1.4.4.1 Các bệnh máu và cơ quan sinh máu.
Bệnh bạch cầu cấp.
Bệnh diễn biến đa dạng thường gặp ở thể giảm bạch cầu.Biểu hiện lâm
sàng là sự không đáp ứng chức năng của 3 dòng tế bào máu và sự thâm nhiễm

vào tủy xương
Chẩn đoán xác định dựa vào huyết tủy đồ.
Bệnh u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin.
Thường biểu hiện sốt thất thường, thiếu máu, đau xương khớp , gan lách
hạch to.
Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết hạch.
Bệnh huyết tán:thường gặp ở các thể huyết tán mãn tính. Biểu hiện là
tình trạng thiếu máu tan máu mãn tính: thiếu máu, vàng da, lách to.Chẩn đoán
xác định dựa vào điện di huyết sắc tố.
1.4.4.2 Các khối u
Các khối u của tổ chức bào thai
Ở trẻ em hàng đầu phải chú đến khối u của tổ chức bào thai như: u
nguyên bào thần kinh, u nguyên bào thận.
Ung thư gan nguyên phát:là bệnh liên quan chặt chẽ với viêm gan virut
B từ sơ sinh
U não:thường là các u ở vùng hạ khâu não gây sốt kéo dài dai dẳng
trước khi có các biểu hiện khác.


19

Bệnh tăng võng ác tính:Bệnh cảnh giống với bệnh bạch cầu cấp thường
có kèm theo các tổn thương da dạng nốt sẩn, gan lạch hạch luôn luôn to rõ rệt
và có thương tổn sớm ở tủy xương gây suy tủy.Chẩn đoán xác định dựa vào
sinh thiết da hoặc sinh thiết hạch với hình ảnh tăng sinh tế bào liên võng nội
mô nguyên thủy ác tính với ưu thế là tổ chức tân bào.
U nhầy tâm nhĩ:là bệnh hiếm gặp, dễ nhầm với viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn bán cấp với triệu chứng như sốt dai dẳng, đau khớp, tắc mạch ngoại vi,
nghe tim có tiếng thổi tha đổi theo tư thế. Chẩn đoán xác dịnh dựa vào siêu
âm tim, thông tim, chụp cắt lớp vi tính.

Các khối u khác: U tụy tạng, u phổi, u đại tràng, ung thư da ... đều có thể
gây sốt kéo dài ở trẻ em.
1.4.5 Sốt kéo dài do các bệnh của mô liên kết
1.4.5.1 Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em: thường xảy ra ở trẻ 3-5 tuổi với
biểu hiện sốt kéo dài, đau nhiều khớp, đặc biệt khi vận động, có thể có hạch,
lách to, phát ban biểu hiện nhiều đợt. Việc xác định chẩn đoán dựa vào xét
nghiệm sinh hóa, huyết học (thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ, tăng bạch
cầu trung tính, máu lắng tăng cao, điện di protein thấy tăng thành phần alpha
2 và gamma globulin, phản ứng Rosetter (+) trong 40% các trường hợp) và
nếu bệnh diễn biến kéo dài có thể thấy biến loạn nhẹ ở khe khớp trên phim
chụp Xquang.
1.4.5.2 Bệnh tạo keo hay gặp ở trẻ em là bệnh do luput ban đỏ rải rác
Luput ban đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất đối với trẻ em
là khoảng 8-15 tuổi, nữ nhiều hơn nam.
Biều hiện lâm sàng là sốt kéo dài nhiều tuần không đáp ứng với kháng
sinh và gầy sút cân nhiều điển hình nhất là tổn thương đa dạng mà đặc biệt là
tổn thương hình cánh bướm ở mặt.Xét nghiệm máu lắng tăng, các globulin


20

miễn dịch tăng nhất là gamma và alpha 2, albumin huyết tương giảm và tỷ lệ
A/G <1, có sự hiện diện của kháng thể kháng nhân và tế bào Hargraver.
1.4.5.3 Hội chứng Wissler Fanconi
Bệnh đặc trưng là triệu chứng sốt cao từng đợt kéo dài hàng tháng, hàng
năm, đôi khi kèm theo đau khớp, nổi ban, sưng hạch nhưng mất đi rất nhanh
mà không để lại hậu quả gì, không ảnh hưởng đến toàn trạng.
1.4.5.4 Bệnh Sarcoid: triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt kéo dài, đau khớp đau
hạch trung thất, tổn thương da dạng nốt và có thể tổn thương gan lạch hạch xét
nghiệm thường có tâng globuline máu và tăng men chuyển angiotensin

Chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh tổ chức học đặc hiệu qua sinh thiết
da hạch cơ hoặc gan.
1.4.6 Sốt kéo dài do nguyên nhân khác.
1.4.6.1 Sốt kéo dài do nguyên nhân thần kinh và tâm thần.
Sốt kéo dài có thể xảy ra ở trẻ em sau nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung
ương (như sau viêm màng não, viêm não...) hoặc kèm theo các dị tật não bé
não úng thủy... sau chấn thương sọ não...Trẻ thường sốt thất thường, không có
dấu hiệu nhiễm khuẩn và ít ảnh hưởng đến toàn trạng. Sốt kéo dài do nguyên
nhân tâm lí thường xảy ra ử trẻ có các biểu hiện rối loạn tâm căn, lo âu, mệt
mỏi, mất ngủ, đau đầu, đau bụng...mà không xác định đượng căn nguyên cụ
thể nào.
Ở trẻ em thường hiếm khi có sốt kéo dài giả tạo (sốt kéo dài do người
bệnh hoặc người nhà bệnh nhân tạo ra)
1.4.6.2 Sốt kéo dài do nguyên nhân chuyển hóa và di truyền
Có thể gặp sốt kéo dài trong bệnh cường giáp mặc dù triệu chứng thất
thường, có thể lu mờ trước các triệu chứng khác.
Sốt kéo dài có thể gặp do bệnh thiểu sản hay loạn sản tuyến mồ hôi, loạn
sản ngoại bì...


21

Sốt kéo dài có thể gặp trong các bệnh viêm tuyến giáp không đặc hiệu.
Sốt kéo dài do thuốc :đây là một nguyên nhân không hiếm gặp và cần
hỏi kĩ tiền sử dùng thuốc trong các bệnh nhân sốt kéo dài. Các thuốc có thể
gây sốt kéo dài là: một số kháng sinh, chủ yếu là các kháng sinh nhóm
betalactam, sulfonamid, muối brom, các thuốc có asenic, muối iod,
babiturat...Việc chẩn đoán xấc định dựa vào diễn biến lâm sàng, mối liên quan
giữa việc dùng thuốc và cơn sốt.
đặc biệt sốt do dị ứng với kháng sinh dễ nhầm với sốt do nhiễm khuẩn ,

việc chẩn đoán rất khó khăn, cần tìm thêm các yếu tố dị ứng khác.
Sốt kéo dài do một số bệnh hiếm gặp: bệnh crohn, các bệnh gây tắc
mạch ở phổi.
1.4.7 Sốt kéo dài mà căn nguyên không xác định
Trong nhóm này một số có thể khỏi sau một thời gian (tự khỏi, sau điều
trị kháng sinh, điều trị corticoid...) một số có thể tử vong mà không phải tất cả
có thể xác định được căn nguyên qua giải phẫu tử thi.


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập viện từ tháng 01/2016
đến tháng 12/2017 tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi trung ương với chẩn
đoán lâm sàng lúc vào viện là sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Các bệnh nhân sốt trên 14 ngày, ngày nào cũng sốt mà chưa tìm được
nguyên nhân.
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện Nhi TW
Thời gian nghiên cứu: tháng 02/2017 đến tháng 04/ 2018
Thời gian lấy số liệu: tháng 08/ 2017 đến tháng 02/2018
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu.
2.2.2 Chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện: lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh:

Nhiễm trùng tiết niệu: lâm sàng thấy tiểu dắt, tiểu buốt, nước tiểu đục,
xét ngiệm thấy hồng cầu, bạch cầu niệu. Chẩn đoán xác định khi cấy nước
tiểu giữa dòng thấy vi khuẩn >10 5 / ml.
Viêm nhiễm đường tai mũi họng: trẻ mệt mỏi, chán ăn, đau rát họng,
đặc biệt là đau tăng khi nuốt, có thể kèm ho. Chẩn đoán xác định khi thăm
khám thấy biểu hiện đường tai mũi họng có tổn thương, họng đỏ sưng to,
màng nhĩ tai phù nề có dịch, cấy dịch hoặc nuôi cấy định danh vi khuẩn.


×