Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải thương mại và dịch vụ Trường An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.94 KB, 38 trang )

C

A. MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
1.1. sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay có thể thấy ở bất
cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả. Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp
nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Song tất cả đều thể hiện
một mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp đó là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Bởi trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế
thị trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất kích thích mạnh mẽ tới các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến tất cả mọi mặt của
doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao
đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích lũy đầu tư vào sản xuất kinh doanh,
nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, không ngừng nâng
cao lợi nhuận là một việc làm rất cần thiết của tất cả các doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ
Trường An, có thê thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012, 2013
và 2014 là tương đối tốt. Mặc dù công ty mới đi vào hoạt động được một thời gian
ngắn nhưng các năm hoạt động kinh doanh đều có lãi, lợi nhuận của công ty đang
có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này em cũng đã nhận thấy
được những tồn tại của công ty là không nhỏ đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đặc biệt là các chi phí hoạt động kinh doanh luôn ở mức cao (chủ
yếu là giá vốn hàng bán) đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận làm cho lợi


1


nhuận vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, việc thực hiện và tìm kiếm các giải pháp vẫn
còn hạn chế.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của lợi nhuận đối với mỗi doanh nghiệp, vận
dụng những kiến thức đã học ở trường kết hợp với thực tế thu được, trong thời gian
thực tập tại công ty TNHH vận tải và thương mại và dịch vụ Trường An, em đã
chọn nghiên cứu đề tài: “Lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải thương mại và
dịch vụ Trường An”.
1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
+ Nguyễn Thị Nga (ĐH kinh doanh công nghệ Hà Nội -2008): Lợi nhuận và
một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam – Constrexim Holdings.
+ Nguyễn Thị Vân ( ĐH Kinh tế quốc dân – 2001): Lợi nhuận và phương
hướng, biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao lợi nhuận ở Công ty xây dựng II
Thanh hoá.
+ Thực tế tình hình lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải và
thương mại dịch vụ Trường An.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
+ Báo cáo đi sâu phân tích thực trạng lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường
An.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tổng quan về công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ
Trường An
- Nghiên cứu thực trạng lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải và thương mại
dịch vụ Trường An .
- Nhận xét đánh giá thực trạng lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải và thương

mại dịch vụ Trường An
2


- Đề ra một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải và
thương mại dịch vụ Trường An.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình lợi nhuận tại công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường
An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tình hình lợi nhuận và một số giải pháp để làm tăng lợi nhuận.
- Về không gian: Tại công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường
An.
- Về thời gian: từ năm 2012 - 2014
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp luận là học thuyết hay lý luận về phương pháp nghiên cứu. Đó là
hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo xây dựng các nguyên tắc hợp thành
phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng có hiệu quả.
Vận dụng phương pháp luận để tập hợp những lý luận về lợi nhuận của công
ty.
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Việc thu thập thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số
liệu đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại cơ sở nghiên cứu: các tài liệu
liên quan đến công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty thu thập được qua các năm 2012 – 2014.
3



+ Các loại sổ sách liên quan đến doanh thu, chi phí
+ Các tài liệu sách, báo về lợi nhuận, các khóa luận, các đề tài đã nghiên cứu,
các tài liệu trên internet…
- Phương pháp phân tích, xử lý thông tin:
+ Từ những số liệu thu thập được tại công ty sẽ tổng hợp lại thành những số
liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
+ Sử dụng công cụ excell để tính toán những số liệu cần thiết, sau đó dùng
phương pháp so sánh các số tuyệt đối, số tương đối để thấy được tình hình tài chính
và lợi nhuận của công ty qua các năm nghiên cứu.

4


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái quát chung về công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường
An
1.1 Tên và địa chỉ công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An.
- Địa chỉ: Phố Kim Đồng, Phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ.
- Điện thoại: 0976.312.336
- Tài khoản: 2700.201.462.046 Tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- Mã số thuế: 2600699111
1.2. Lịch sử hình thành công ty
Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An là Công ty TNHH
hai thành viên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/4/2009 với
số vốn đăng ký hoạt động là 7 tỷ đồng . Công ty có tư cách pháp nhân riêng, có tài
khoản riêng, thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ trực tiếp quản lý và chỉ đạo.
Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:

* Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành ( Từ năm 2010 đến năm 2012 )
Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An được thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2600699111 do Sở kế hoạch đầu tư
cấp phép. Đây là thời kỳ công ty mới đi vào hoạt động nên mọi tình hình sản xuất
kinh doanh vẫn chưa thật sự ổn định, vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì
thế mà giai đoạn này công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực gia
công, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện thủy bộ. Đây cũng là giai đoạn để công ty
bước đầu có thể đi vào ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng hình ảnh
trên thị trường.
* Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển ( Từ năm 2012 đến nay )
Cùng với sự phát triển và đi lên của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp
sản xuất không ngừng mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Không nằm
5


ngoài vòng quay của nền kinh tế thị trường đang ngày càng đa dạng, sau khi ổn
định hoạt động kinh doanh công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh thêm gia công
cơ khí và đóng tàu. Bắt đầu từ năm 2015 công ty sẽ kinh doanh thêm lĩnh vực khai
thác cát sỏi. Đây là một lĩnh vực hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cao cho công
ty trong thời gian tới. Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã tạo được niềm tin đối
với khách hàng, xây dựng được uy tín trên thị trường.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng, đứng đầu là giám đốc, dưới đó là các phòng ban, cuối cùng là các đội công
trình sản xuất. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Giám đốc

Phòng kế hoạch
kỹ thuật


Phòng

Phòng vật tư
thiết bị

kế toán

Phòng tổ chức
hành chính

Các tổ sản xuất

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc : Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân của công ty chịu
trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
toàn công ty trong từng thời kỳ sản xuất trước công ty và tập thể người lao động.
Mọi quy định của công ty phải được Tổng giám đôc thông qua và xét duyệt.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có
nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thống kê tổng hợp, quản lý quy trình,
quy phạm trong sản xuất kinh doanh như: Giám sát, theo dõi tiến độ sản xuất...
6


- Phòng kế toán tài chính: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc, có
nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính, hạch toán kế toán, giám sát về các hoạt
động kinh tế tài chính của tất cả các bộ phận tài chính trong công ty. Ghi chép, thu
thập số liệu, tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trên cơ
sở đó giúp giám đốc trong việc phân tích hoạt động tài chính. Ngoài ra, phòng kế

toán còn có nhiệm vụ báo cáo thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính
của công ty.
- Phòng vật tư thiết bị: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư đến đơn vị kinh doanh,
quản lý về số lượng, chất lượng các loại vật tư, máy móc thiết bị…
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác liên quan đến vấn đề
nhân sự, có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc việc thực hiện nề nêp, nội quy của cán bộ
công nhân viên, quản lý văn bản, lưu trữ hồ sơ, thi đua, khen thưởng…
- Các tổ sản xuất: Là bộ phận quan trọng nhất của công ty, có nhiệm vụ hoàn
thành các công việc được giao một cách nhanh chóng, đảm bảo đúng tiến độ và
chất lượng công việc.
1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty
- Công ty là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, mở tài khoản tại ngân
hàng và có con dấu riêng để hoạt động. Đứng đầu là giám đốc tự chịu trách nghiệm
trước pháp luật về các nội dung trong đăng ký hoạt động kinh doanh của công ty,
về việc sử dụng các giấy phép, giấy chứng nhận, các giấy tờ khác, về con dấu của
công ty trong giao dịch, về việc rút vốn cổ phần quản lý, sử dụng và theo dõi tài
sản, nguồn vốn.
- Ngành nghề kinh doanh: Công ty chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực
sau:
+ Vận tải đường bộ
+ Sửa chữa, gia công cơ khí.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện vận tải.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng và đóng mới tàu thủy nội địa.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
-Mục tiêu hoạt động:
7


Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh, thu lợi
nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, cải tạo điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và

đời sống cho người lao động; đảm bảo lợi ích của các thành viên trong công ty và
làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước theo luật quy định, thực hiện chủ chương phát
triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà Nước và của địa phương, góp phần
tạo ra của cải cho xã hội và các mục tiêu khác.
1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH vận tải và thương mại
dịch vụ Trường An
1.5.1 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty
Để đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty thì cần
phải biết được tình hình về tài sản – nguồn vốn của công ty đó là như thế nào. Điều
này được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Tài sản – nguồn vốn của công ty Công ty TNHH vận tải và thương mại
dịch vụ Trường An giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: đồng
Năm 2014
CHỈ TIÊU

Số tiền
(đồng)

A.TỔNG
TS
1. TSNH
2. TSDN
B.TỔNG
NV
1. NPT
2. VCSH

Năm 2013
Tỷ

trọng
(%)

Số tiền
(đồng)

Năm 2012
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(đồng)

Tỷ
trọng
(%)

13,318,817,874

100

9,896,445,450

100

10,916,631,034

100


7,567,972,624
5,750,845,250

56.82
43.18

5,355,943,360
4,540,502,090

54.12
45.88

6,513,048,944
4,403,582,090

59.66
40.34

13,318,817,874

100

9,896,445,450

100

10,916,631,034

100


4,991,586,422
8,327,231,452

37.48
62.52

2,003,518,357
7,892,927,093

20.24
79.76

2,555,613,383
8,361,017,651

23.41
76.59

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An)
* Nhận xét:
+ Về tài sản:
8


Tổng tài sản của Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An
có sự biến động không đồng đều qua các năm, nhưng nhìn chung thì trong 3 năm
qua tổng tài sản có xu hướng tăng lên chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty
ngày càng được mở rộng. Trong cả 3 năm thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn hơn tài sản dài hạn. Cụ thể năm 2012, tài sản ngắn hạn chiếm 59.66% còn tài
sản dài hạn chiếm 40.34%. Năm 2013, tài sản ngắn hạn là 54.12%, tài sản dài hạn

là 45.88%. Năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 56.82% và tài sản dài hạn chiếm
43.18%.
Quy mô kinh doanh của công ty có sự biến động chủ yếu là do sự biến động
của tài sản ngắn hạn. Năm 2012, quy mô kinh doanh giảm là do công ty giảm tài
sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng nhưng chỉ tăng nhẹ. Còn năm 2012, Quy mô kinh
doanh tăng khá nhanh so với năm 2012 là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
đều tăng tuy nhiên mức tăng chủ yếu là ở tài sản ngắn hạn.
+ Về nguồn vốn:
Qua số liệu trên cho thấy công ty chủ yếu hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ
sở hữu để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ
sở hữu đều chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm. Cụ thể, năm 2012 là 76.59%, năm
2013 là 79.76%, năm 2014 là 62.52%. Điều này giúp công ty có thể chủ động trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ít phải phụ thuộc vào nguồn vốn
vay, giảm gánh nặng trả nợ cho công ty và tiết kiệm được chi phí cho hoạt động
kinh doanh. Trong khi đó, các khoản nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn. Năm
2013 là một năm tài chính khó khăn, vì thế mà công ty đã cắt giảm các khoản nợ,
thay vào đó là tăng sử dụng vốn chủ sở hữu để đảm bảo hơn về khả năng tài chính
và tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng nhìn chung, từ năm 2012 đến năm 2014
nợ phải trả có chiều hướng tăng lên. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của công ty
ngày càng gia tăng, và cũng chứng tỏ công ty đã tạo được niềm tin, uy tín đối với
các nhà cung cấp vốn.
2.1.5.2 Tình hình chung về kết quả kinh doanh của công ty
9


Trong những năm qua, với ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân
viên, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới các thủ tục hành chính của Nhà nước đã
giúp cho Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An đạt được một số
kết quả như trong bảng dưới đây:

Bảng 2: Kết quả chung về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH vận tải
và thương mại dịch vụ Trường An giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: đồng
CHỈ TIÊU
Tổng
doanh thu
Tổng chi
phí
Tỏng lợi
nhuận

So sánh tốc độ tăng trưởng
Năm 2014/2013
Năm 2013/2012
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%

Năm 2014

Năm 2013

Năm 2012

14,055,617,276

10,080,687,208

11,406,650,248


3,974,930,068

39.43

-1,325,963,040

-11.62

13,158,044,878

9,744,619,289

10,860,788,451

3,413,425,589

35.03

-1,116,169,162

-10.28

897,572,398

336,067,919

545,861,797

561,504,480


-209,793,878

-38.43

167.0
8

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An)
* Nhận xét:
Năm 2012, sau 2 năm đi vào hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty có nhiều tiến triển. Tổng doanh thu đạt 11,406,650,248 đồng, trong đó tổng
chi phí là 10,860,788,451 đồng, và lợi nhuận của công ty là 545,861,797 đồng.
Năm 2013, tổng doanh thu của công ty giảm 1,325,963,040 đồng tức giảm
11,62 % so với năm 2011, tổng chi phí cũng giảm 1,116,169,162 đồng tương ứng
giảm là giảm 10.28%, tuy vậy nhưng mức giảm của tổng chi phí lại thấp hơn mức
giảm của tổng doanh thu làm cho tổng lợi nhuận giảm 38.43%.
Năm 2014 là một năm hoạt động kinh doanh tương đối tốt, so với năm 2013
thì tổng doanh thu của công ty tăng 3,974,930,068 đồng tức là tăng 39.43%, tổng
lợi nhuận cũng tăng 3,413,425,589 đồng tức là tăng 35.03%. Có thể thấy mức tăng
của tổng danh thu lớn hơn mức tăng của tổng chi phí nên tổng lợi nhuận của năm
2014 cũng tăng rất cao tăng 167.08%.

10


Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm đều có lãi, công
ty đạt hiệu quả nhất là năm 2013.
2. Thực trạng lợi nhuận tại Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ
Trường An

2.1. Khái niệm về lợi nhuận
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Ngày nay, các doanh nghiệp buộc phải kinh doanh có hiệu
quả với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và làm tăng giá trị tài sản cho các chủ sở
hữu. Hay nói một cách khác, lợi nhuận không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lợi nhuận:
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx: “ cái phần trội
lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”.
- Karl Marx cho rằng: “ giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ
giá trị của hàng hóa trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả
công của công nhân đã được vật hóa thì tôi gọi là lợi nhuận”.
- Nhà kinh tế học hiện đại P.A Samuelson và W.D.Nordhaus thì lại định
nghĩa rằng: “ Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi
tổng số đã chi ’’ hoặc cụ thể hơn là “ lợi nhuận được định nghĩa như khoản chênh
lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí ’’.
Chúng ta có thể thấy rằng nhờ có lí luận vô giá về giá trị hàng hóa sức lao
động, Marx là người đầu tiên đã phân tích nguồn gốc lợi nhuận một cách khoa học,
sâu sắc và có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị. Theo ông, lợi nhuận là hình thái
chuyển hóa của giá trị thặng dư, lợi nhuận và giá trị thặng dư có sự giống nhau về
lượng và khác nhau về chất.
+ Về lượng, nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị của nó thì lượng lợi nhuận bằng
lượng giá trị thặng dư, nếu giá cả hàng hóa không nhất trí với giá trị của nó thì mỗi
tư bản cá biệt có thể thu được lượng lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng
11


dư, nhưng trong toàn xã hội thì tống số lợi nhuận luôn bằng tổng số giá trị thặng
dư.
+ Về chất, giá trị thặng dư là nội dung bên trong được tạo ra trong lĩnh vực

sản xuấ, là khoản dôi ra ngoài giá trị tư bản khả biến tạo ra. Còn lợi nhuận là hình
thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư thông qua trao đổi, phạm trù lợi nhuận
đã xuyên tạc, che đậy được nguồn gốc quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Kế thừa được những gì tinh tế nhất của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển,
kết hợp với quá trình nghiên cứu sâu sắc nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Karl Marx
đã chỉ rõ được nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và quan điểm về lợi nhuận của ông
hoàn toàn đúng đắn, do đó ngày nay khi nghiên cứu về lợi nhuận chúng ta đều
nghiên cứu dựa trên quan điểm của Marx.
Từ các quan điểm trên có thể khái quát thành một khái niệm chung nhất:
“Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định. Nó là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp ( hay các công ty) và cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp ”.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu đó
2.2. Cách xác định và đánh giá lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và
cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mở
rộng, đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú
và đa dạng nên lợi nhuận được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau.
Lợi nhuận trước
thuế thu nhập
doanh nghiệp

Lợi nhuận hoạt
= động sản xuất
kinh doanh

+


Lợi nhuận

Lợi nhuận

hoạt động +

hoạt động

tài chính

12

khác


2.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là
bộ phận lợi nhuận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận tạo ra trong
doanh nghiệp.
Lợi nhuận hoạt
động sản xuất kinh
doanh

=

Doanh
thu thuần

-


Giá vốn
hàng bán

-

Chi phí
bán hàng

-

Chi phí quản lý
doanh nghiệp

Trong đó:
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ giá trị của sản phẩm
hàng hóa dịch vụ cung ứng trên thị trường được thực hiện trong kỳ sau khi đã trừ đi
các khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, hàng bản bị trả lại (nếu có
chứng từ hợp lệ), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp (nếu có). Đây là bộ
phận doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu, nó quyết định
đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua đã
chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đã thu được tiền hay
chưa.
- Giá vốn hàng bán: là khái niệm dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp để
chỉ giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp thương mại, là giá
thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tiêu thụ
hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phân bổ cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí phục vụ cho việc điều hành và

quản lý chung trong toàn doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã
tiêu thụ trong kỳ.

13


Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản lớn có ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định là phần chênh lệch giữa các
khoản thu và các khoản chi của các hoạt động tài chính và các khoản thuế (nếu có)
bao gồm : hoạt động cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi
tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia từ phần vốn
góp liên doanh.
Lợi nhuận từ
hoạt động tài
chính

Thu nhập
=

Chi phí hoạt

hoạt động

-

tài chính


động tài

-

chính

Thuế
( nếu có)

- Thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động sau:
+ Hoạt động cho vay liên kết: góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi,lãi cho vay,thu từ
hoạt động mua bán chứng khoán…
+ Hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp
vụ ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính.
+ Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là
hoạt động kinh doanh thường xuyên.
+ Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán.
- Chi hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
nhằm nâng cao mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khoản chi như:
+ Chi phí liên doanh, liên kết.
+Chi phí cho thuê tài sản.
+Dự phòng giảm giá chứng khoán.
14


+Chi phí mua bán trái phiếu,tín phiếu, cổ phiếu,kể cả các khoản tổn thất (nếu
có).
+ Giá trị ngoại tệ bán ra, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo chế độ tỷ giá hiện
hành.

2.2.3. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính
trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện như: tài sản dôi thừa tự
nhiên, nợ khó đòi đã xử lí nay đòi được, nợ vắng chủ hoặc không tìm ra chủ được
cơ quan có thẩm quyền ghi vào lãi, thanh lý nhượng bán tài sản cố định, phải thu
khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho...
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác -

Chi phí khác

- Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập từ năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm
nay mới phát hiện ra.
- Chi phí khác là những khoản chi phí và những khoản lỗ do các sự kiện hay
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của đơn vị gây ra như:
+ Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định đem thanh lý, nhượng bán
+ Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng
+ Bị phạt thuế. Truy thu thuế
+ Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ
* Sau khi đã xác định được lợi nhuận trước thuế TNDN, ta xác định lợi
nhuận sau thuế TNDN như sau:
Lợi nhuận

Lợi nhuận
15


Thuế TNDN


Sau thuế

=

trước thuế

TNDN

-

TNDN

phải nộp
trong kỳ

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
a, Tổng lợi nhuận
Tổng mức lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số lãi được tạo
ra trong năm. Chỉ tiêu này được xác định và tập hợp theo từng mảng hoạt động
hoặc theo từng đơn vị thành viên của doanh nghiệp.
b, Tỷ suất lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay
không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn
quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy vậy, tổng lợi nhuận
không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của một doanh nghiệp. Khi

so sánh, đánh giá chất lượng kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau thì việc sử
dụng chỉ tiêu tổng lợi nhuận lại chưa phản ánh được chính xác. Bởi vì, lợi nhuận là
kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu tuyệt đối
và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Hơn nữa, quy mô kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Các doanh nghiệp cùng lợi nếu quy mô sản
xuất khác nhau thì mức lợi nhuận cũng khác nhau.
Do vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp một cách
chính xác, người ta phải kết hợp chỉ tiêu tổng lợi nhuận với chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu

=

16

Tổng lợi nhuận
Tổng doanh thu


Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biểu
hiện giữa tỷ lệ lợi nhuận và doanh thu; cho biết hiệu quả của một đồng doanh thu sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao
chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả, lượng chi phí bỏ ra hợp lý và ngược lại. Nếu ta
đem tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu so sánh với ngành hay các doanh nghiệp cùng
ngành nếu thấp hơn thì có thể do doanh nghiệp bán với giá thấp hơn hoặc doanh
nghiệp đang phải chịu chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

=

tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập
của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản phản ánh: cứ một đồng tài sản đưa vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong điều kiện
bình thường, tỷ suất này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản là tốt, được
sử dụng có hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

=

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đánh giá với
một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, doanh
nghiệp làm ăn có lãi, thu hút được các nhà đầu tư.
2.3. Thực trạng tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH vận tải và thương mại
dịch vụ Trường An


17


Để đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013,
trước tiên có thể đánh giá thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty giai đoạn 2012- 2014:

18


Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2012 - 2014
Đơn vị: đồng
So sánh tốc độ tăng trưởng
Năm 2014
CHỈ TIÊU
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó :Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

Năm 2013

Năm 2012

Năm 2014/2013
Tuyệt đối
%

Năm 2013/2012
Tuyệt đối
%

Bình
quân
%

14,055,617,276

10,080,687,208


11,406,650,248

3,974,930,068

39.43

-1,325,963,040

-11.62

11.01

14,055,617,276
11,554,920,250

10,080,687,208
8,783,320,738

11,406,650,248
9,615,470,828

3,974,930,068
2,771,599,512

39.43
31.56

-1,325,963,040
-832,150,090


-11.62
-8.65

11.01
9.62

2,500,697,026

1,297,366,470

1,791,179,420

1,203,330,556

92.75

-493,812,950

-27.57

18.16

538,362,150

165,503,142

251,134,250

372,859,008


225.29

-85,631,108

-34.10

46.41

811,601,032

683,772,770

812,229,441

127,828,262

18.69

-128,456,671

-15.82

-0.04

1,150,733,844

448,090,558

727,815,729


702,643,286

156.81

-279,725,171

-38.43

26.74

1,150,733,844
253,161,446

448,090,558
112,022,640

727,815,729
181,953,932

702,643,286
141,138,806

156.81
125.99

-279,725,171
-69,931,293

-38.43
-38.43


25.74
17.96

897,572,398

336,067,919

545,861,797

561,504,480

167.08

-209,793,878

-38.43

28.23

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An )

19


2.3.1. Tình hình doanh thu của công ty
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về lợi nhuận của một công
ty. Doanh thu càng cao thì lợi nhuận đạt được cũng sẽ càng cao.
Qua bảng trên cho thấy, doanh thu của Công ty TNHH vận tải và thương mại
dịch vụ Trường An qua các năm nghiên cứu chỉ có doanh thu từ bán hàng và cung

cấp dịch, công ty không có doanh thu từ hoạt động tài chính và từ thu nhập khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH vận tải và
thương mại dịch vụ Trường An thu được là từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các
loại ô tô, máy xúc, cần cẩu, máy lu…; từ các hợp đồng đóng mới các loại tàu
thuyền, các hoạt động sửa chửa, bảo dưỡng tàu thuyền; từ hoạt động gia công máy
dệt…
Bảng 4: Bảng tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: đồng
Khoản doanh
thu
Đóng mới và
sửa chữa tàu
thuyền
Gia công cơ khí
Sửa chữa, bảo
dưỡng phương
tiện vận tải
Ngành nghề
khác
Tổng doanh
thu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền

5,527,687,152

%
48.46

Số tiền
4,834,515,985

%
47.96

Số tiền
6,852,613,245

%
48.75

4,348,192,454
1,285,109,192

38.12
11.27

4,021,735,921
1,058,236,421

39.90
10.50

5,314,609,727

1,455,787,983

37.81
10.36

345,661,442

3.03

166,198,873

1.65

432,606,315

3.08

11,406,650,248

100

10,080,687,208

100

14,055,617,276

100

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An )

Qua bảng trên cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An tập trung chủ yếu ở ngành đóng
mới và sửa chữa tàu thuyền, gia công cơ khí. Tuy rằng, công ty mới hoạt động
được một thời gian ngắn nhưng doanh thu của công ty trong cả 3 năm nghiên cứu
đều khá cao ở ngưỡng trên 10 tỷ đồng. Cụ thể:
Năm 2012, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH
vận tải và thương mại dịch vụ Trường An là 11,406,650,068 đồng, năm 2013 là
20


10,080,687,208 đồng giảm 1,325,963,040 đồng tức là giảm 11.62% so với năm
2012. Điều này cũng hợp lý, bởi vì năm 2013 là năm khó khăn của cả nền kinh tế,
hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường gần như chững lại, điều đó cũng
làm ảnh hưởng đến Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An đã
làm giảm các hợp đồng đóng tàu, các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc
cũng giảm, vì thế mà doanh thu của công ty đã bị giảm. Bước sang năm 2014, cùng
với sự ổn định của cả nền kinh tế, công ty đã tiến hành mua thêm các trang thiết bị,
máy móc phục vụ cho quá trình đóng tàu, gia công máy dệt, xây dựng thêm nhà
xưởng để tiến hành các hoạt động sửa chữa, điều này được thể hiện rõ trong bảng
cân đối kế toán khi mà khoản mục tài sản dài hạn tăng cao trong năm 2014. Có thể
thấy công ty đã chú trọng nhiều vào chất lượng sản phẩm nên trong năm này các
hợp đồng sản xuất tăng lên làm cho doanh thu tăng cao lên tới 14,055,617,208
đồng tương ứng tăng 39.43% so với năm 2013. Các khoản giảm trừ doanh thu qua
các năm đều bằng không nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cũng biến động như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Điều này cho thấy
sản phẩm của công ty là có chất lượng tốt, có uy tín đối với khách hàng.
2.3.2 Tình hình chi phí của công ty
Có thể thấy tổng chi phí của công ty giảm vào năm 2013 và tăng trong năm
2014. Chi phí của công ty chủ yếu thuộc giá vốn hàng bán, một phần là chi cho chi
phí quản lý doanh nghiệp và trả lãi vay.

+ Giá vốn hàng bán: Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong
tổng chi phí của công ty. Vì thế nó ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giá vốn mà thấp thì sẽ làm
tăng lợi nhuận của công ty và ngược lại.
Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 là 9,615,470,828 đồng chiếm
88.53% trong tổng chi phí và chiếm 84.29% trong tổng doanh thu tức là nếu công
ty thu về 100 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 84.29 đồng vốn. Năm 2013 là
8,783,320,738 đồng chiếm 90.14% trong tổng chi phí và chiếm 87.71% trong tổng
doanh thu tức là nếu công ty thu về 100 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 87.71 đồng
vốn. So với năm 2012 thì giá vốn hàng bán của công ty năm giảm 832,150,090
21


đồng tương ứng giảm 8.65%. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng giá vốn hàng bán trong
tổng chi phí và tổng doanh thu thì lại có sự gia tăng, chi phí về giá vốn hàng bán so
với tổng doanh thu là tương đối cao, điều này cho thấy rằng chi phí sản xuất của
công ty vẫn còn rất cao và sẽ làm ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của công ty. Giá
vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng cao như vậy là do việc quản lý vốn của
công ty chưa hiệu quả, trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty vẫn chưa xây
dựng tốt được các định mức tiêu hao nguyên vật liệu dẫn đến việc lãng phí, hơn
nữa năm 2012 là năm tài chính khó khăn vì thế mà giá nguyên vật liệu thường
không ổn định và có xu hướng tăng nên cũng làm cho giá vốn tăng lên.
Năm 2014 giá vốn hàng bán tăng lên là 11,554,920,250 đồng chiếm 89.54%
trong tổng chi phí và chiếm 82.21% trong tổng doanh thu, tăng 2,771,599,512
đồng tức là tăng 31.56% so với năm 2013. Có thể thấy rằng chi phí giá vốn hàng
bán thực tế phải bỏ ra trong năm 2014 nhiều hơn năm 2013 là do doanh thu trong
năm 2014 tăng cao.Tuy nhiên, khi xét về tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi
phí và tổng doanh thu thì giá vốn hàng bán lại giảm. Nếu ở năm 2013 khi công ty
thu về 100 đồng doanh thu sẽ phải chi ra 87.74 đồng vốn thì ở năm 2014 công ty
chỉ phải bỏ ra 82.21 đồng vốn. Điều này chứng tỏ công ty đã có chính sách sản

xuất hợp lý hơn, sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, giá vốn hàng
bán của công ty như vậy vẫn còn khá cao. Vì thế trong thời gian tới công ty cần tìm
ra những biện pháp để giảm thiểu chi phí về giá vốn giúp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn.
+ Chi phí lãi vay: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất của công ty. Năm
2012 là 251,134,250 đồng chiếm 2.35% trong tổng chi phí; năm 2013 chi phí lãi
vay là 165,503,142 đồng chiếm 1.72% trong tổng chi phí, giảm 85,631,108 đồng
tức là giảm 34.1% so với năm 2012. Chi phí lãi vay giảm như vậy là do năm 2013
công ty đã giảm sử dụng nợ trong tình hình kinh tế khó khăn, khi mà hệ thống
ngân hàng có sự bất ổn định; trong năm công ty đã sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu
hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này giúp công ty chủ
động trong sản xuất và giảm thiểu rủi ro.

22


Đến năm 2014, chi phí lãi vay của công ty là 538,362,150 đồng chiếm
4.17% trong tổng chi phí, tăng 327,859,008 đồng tương ứng tăng 225.29% so với
năm 2013. Chi phí lãi vay tăng khá nhiều so với năm 2013 như vậy cũng là hợp lý
bởi vì năm 2014 công ty đã tăng sử dụng nợ nhiều hơn và chủ yếu là dùng nợ dài
hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí lãi vay của công ty qua các năm là không nhiều và có sự biến động
nhưng nhìn chung là đang có xu hướng gia tăng. Có thể thấy chi phí lãi vay cũng là
một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, tuy nhiên khoản chi phí
này của công ty cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên khả năng ảnh hưởng của nó đến
lợi nhuận cũng không nhiều.
+ Chi phí quản lý doanh nghệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là một khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp làm
giảm lợi nhuận của công ty. Các khoản chi cho quản lý doanh nghiệp của công ty
được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5: Bảng các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH vận
tải và thương mại dịch vụ Trường An giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: đồng
Khoản chi phí
Chi phí nhân
viên quản lý
Chi phí đồ dùng
văn phòng
Chi phí khấu hao
tài sản
Chi phí khác
bằng tiền
Tổng chi phí

Năm 2012
Số tiền
%

Năm 2013
Số tiền
%

Năm 2014
Số tiền
%

192,538,482

23.70


150,534,683

22.02

201,525,919

24.83

227,549,821

28.02

189,780,521

27.75

184,625,327

231,852,454

28.55

233,931,924

34.21

249,828,764

30.78


160,288,684

19.73

109,525,642

16.02

175,621,022

21.64

812,229,441

100

683,772,770

100

811,601,032

100

22.75

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch vụ Trường An )
Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 812,229,441 đồng
chiếm 7.61% trong tổng chi phí và chiếm 7.12% trong tổng doanh thu, trong đó chi
phí khấu hao tài sản cố định và chi phí đồ dùng văn phòng là nhiều hơn cả. Năm

2013 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống còn 683,772,770 đồng (chiếm
7.1% trong tổng chi phí và chiếm 6.78% trong tổng doanh thu) giảm 128,456,671
23


đồng tương ứng giảm 15.82% so với năm 2012. Tổng chi phí quản lý doanh ghiệp
giảm như vậy là do các chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng,
chi phí bằng tiền khác đều giảm, chi phí khấu hao tài sản mặc dù có tăng nhưng
không đáng kể. Có những sự biến đổi như vậy là do công ty nhận thấy chi phí quản
lý doanh nghiệp ở năm 2012 khá cao, thêm vào đó là tình hình kinh tế ở nước ta
năm 2013 gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của công ty,
quy mô kinh doanh của công ty thu hẹp nên cán bộ quản lý cũng bị cắt giảm, các
khoản khen thưởng cũng giảm theo.
Đến năm 2014, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên 811,601,032 đồng
(chiếm 6.29% trong tổng chi phí và chiếm 5.77% trong tổng doanh thu) tăng
127,828,262 đồng tức là tăng 18.69% so với năm 2013. Năm 2014, cùng với sự
tăng lên nhanh chóng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nên công ty đã
khen thưởng cho nhân viên quản lý, hơn nữa đó là việc tăng quy mô kinh doanh
cũng cần nhiều cán bộ quản lý hơn nên đã làm cho khoản chi phí này tăng lên, mặc
dù tăng nhưng vẫn thấp hơn năm 2012.
Xét về mặt tỷ trọng thì chi phí quản lý doanh của công ty trong tổng chi phí
và tổng doanh thu đều có xu hướng giảm qua các năm nghiên cứu. Nếu như trong
năm 2012 công ty thu về 100 đồng doanh thu thì sẽ phải bỏ ra 7.12 đồng chi phí thì
năm 2013 công ty chỉ bỏ ra 6.78 đồng chi phí và năm 2014 là 5.77 đồng chi phí.
Mặc dù khoản chi phí này vẫn còn cao nhưng việc giảm tỷ trọng trong tổng doanh
thu như vậy sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty.
+ Chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2012, chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp của công ty là 181,953,932 đồng. Đến năm 2013, chi phí này giảm
xuống 112,022,640 đồng giảm 69,931,293 đồng tương ứng giảm 38.43% so với
năm 2012. Sang năm 2014, khoản chi phí này lại tăng lên 253,161,446 đồng tương

ứng tăng 125.995 so với năm 2013. Chi phí thuế thu nhập phụ thuộc vào lợi nhuận
trước thuế của công ty và trực tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi
phí thuế tăng lên tức là lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên và ngược lại.
2.3.3. Tình hình lợi nhuận của công ty
a, Về tổng lợi nhuận
24


Qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty TNHH vận tải và thương mại dịch
vụ Trường An , ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 là 545,861,797
đồng; đến năm 2103 giảm xuống còn 336,067,919 đồng giảm 209,793,878 đồng
tương ứng giảm 11.62% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế giảm trong năm
2013 là do quy mô kinh doanh giảm nên các hợp đồng đóng tàu ít hơn, các hoạt
động sửa chữa bảo dưỡng phương tiện vận tải cũng giảm làm cho doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm; giá vốn hàng bán cũng giảm nhưng mức
giảm thấp hơn mức giảm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ,
hơn nữa giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu lại tăng cao nên lợi nhuận gộp
cũng giảm tới 27.57% so với năm 2012. Thêm vào đó là các khoản chi phí phát
sinh như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh giảm xuống còn 727,815,729 đồng giảm 279,725,171 đồng tương
ứng giảm 38.43% so với năm 2012. Khoản mục lợi nhuận khác là không có nên lợi
nhuận trước thuế chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
`

Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khá nhanh lên đến

897,572,398 đồng tương tăng 561,504,480 đồng tức là tăng 167,08% so với năm
2013. Có sự tăng lên như vậy là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ năm 2014 tăng cao, giá vốn hàng bán tăng nhưng tăng thấp hơn doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó là tỷ trọng giá vốn hàng bán và chi phí

quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu giảm so với năm 2013, chi phí lãi vay
và mặc dù có tăng nhưng cũng chỉ có ảnh hưởng không nhiều đến lợi nhuận của
công ty. Vì những lí do trên mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn ở mức cao
đạt 1,150,733,844 đồng tăng 702,643,286 đồng tức là tăng 156.81%. Công ty
không có lợi nhuận từ hoạt động khác nên doanh thu từ hoạt động knh doanh chính
là loại nhuận trước thuế.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH vận tải và thương
mại dịch vụ Trường An trong những năm qua đều có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận sau
thuế của công ty chỉ chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng doanh thu, cụ thể: năm
2012 chiếm 4.79%, năm 2013 chiếm 3.33% và năm 2014 chiếm 6.39%. Tổng lợi
nhuận của công ty chỉ chiếm tỷ trọng như vậy là do giá vốn hàng bán và chi phí
25


×