Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bao cao mon SPSS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.75 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

BÁO CÁO THỐNG KÊ
TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI

SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI DÂN TP.HCM
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN

Giảng viên giảng dạy: Lâm Thị Ánh Quyên
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Ánh -1655010007
Thái Trọng Nghĩa -1655010068
Đinh Ngọc Yến Nhi - 1655010074
Phạm Nguyễn Ngọc Thảo - 1655012047
Nguyễn Thị Minh Trang - 1655010123
Nguyễn Thành Vinh – 1655010140

TPHCM, tháng 4 năm 2018


Bảng tần số
Bảng 1: Đã có nghe qua về việc chính quyền tp.HCM đưa ra quyết định phân loại rác
thải chưa?

-

-

Trong 60 người tham gia khảo sát, có 42 người có nghe và 18 người chưa nghe
qua việc chính quyền TP.HCM ra quyết định phân loại rác thải tại nguồn trên


đại bàn thành phố tương ứng với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 70% và 30%.
Trong số người trả lời khảo sát số người có nghe qua việc ban hành quy định
trên chiếm tỷ lệ cao nhất.

Bảng 2 : Hiện tại đã biết phân loại rác thải chưa?


-

Trong 60 người tham gia khảo sát, có 38 người đã biết phân loại rác và 22
người chưa biết, chiếm tỷ lệ phần trăm tương ứng là 63,3% và 36,7%.
Trong số những người tham gia khảo sát, số người đã biết phân loại rác chiếm
tỷ lệ cao nhất.

Bảng đa phương án
Bảng 3: Ý kiến về những tác hại của việc không phân loại rác tại nguồn.

- Có 150 lượt người trả lời: có 43 lượt chọn tác hại không phân loại rác là ô
nhiễm môi trường - chiếm tỷ lệ 28.7%, 39 lượt chọn là tốn kém ( thời gian, nhân
công,...) cho giai đoạn xử lý rác thải tại nhà máy - chiếm tỷ lệ 26.0%, 34 lượt chọn
ảnh hưởng đến sự an toàn của người thu gom rác - chiếm tỷ lệ 22.7%, 34 lượt chọn
tạo điều kiện cho côn trùng, động vật mang bệnh truyền nhiễm phát triển dẫn đến
bùng nổ dịch bệnh - chiếm 22.7%.
- 71.7% người chọn tác hại không phân loại rác là ô nhiễm môi trường, 65%
người chọn tác hại là tốn kém ( thời gian, nhân công,...) cho giai đoạn xử lý rác thải tại
nhà máy, 56.7% người chọn tác hại là ảnh hưởng đến sự an toàn của người thu gom
rác, 56.7% người chọn tác hại là tạo điều kiện cho côn trùng, động vật mang bệnh
truyền nhiễm phát triển dẫn đến bùng nổ dịch bệnh.



Bảng chéo
Bảng 4: Mối quan hệ giữa nơi đang sống và việc ủng hộ hay phản đối việc phân loại
rác thải tại nguồn?

-Trong 24 người ở nhà riêng, có 23 người ủng hộ và 1 người phản đối việc
phân loại rác thải tại nguồn, tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 95.8% và 4.2%.
-Trong 50 người ủng hộ việc phân loại rác thải tại nguồn, có 23 người ở nhà
riêng, 16 người ở phòng trọ và 11 người ở chung cư, chiếm tỷ lệ tương ứng là 46%,
32% và 22%.
-Trong 51 người tham gia trả lời khảo sát có 23 người ở nhà riêng ủng hộ việc
phân loại rác thải tại nguồn chiếm tỷ lệ 45.1%.
- Điểm khác biệt: So sánh nhóm ở nhà riêng và nhóm ở phòng trọ
Ủng hộ: 100 - 95.8 = 4.2
Phản đối: 4.2 - 0 = 4.2
=> Ít có sự khác biệt giữa nhóm người ở nhà riêng với nhóm người ở phòng trọ
về việc ủng hộ phân loại rác tại nguồn.


Bảng 5: Mối quan hệ giữa giới tính và việc ủng hộ hay phản đối việc phân loại rác
thải tại nguồn

-Trong 20 người là nam trả lời khảo sát, có 19 người ủng hộ và 1 người phản
đối việc phân loại rác thải tại nguồn, tương ứng với tỷ lệ 95% và 5%.
-Trong 50 người ủng hộ việc phân loại rác tại nguồn, có 19 người nam và 31
người nữ chiếm tỷ lệ tương ứng 38% và 62%.
-Trong 51 người tham gia trả lời khảo sát, có 19 nam ủng hộ việc phân loại rác
thải tại nguồn chiếm tỷ lệ 37,3%.
-Điểm khác biệt: So sánh nhóm nam và nhóm nữ
Ủng hộ: 100 - 95 = 5
Phản đối: 5 - 0 = 5

=> Ít có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc ủng hộ hay phản đối việc phân
loại rác thải tại nguồn.


Chi-square
Bảng 6: Thống kê suy diễn. Mối quan hệ giữa giới tính và việc ủng hộ hay phản đối
việc phân loại rác thải tại nguồn

-Chi-Square = 1.581
-50% ô có tần số kỳ vọng nhỏ hơn 5
-Sig. = 0.209
=> Chấp nhận Ho ( 2 biến không có mối quan hệ với nhau/ không có sự khác
biệt giữa các nhóm giới tính đối với việc ủng hộ phân loại rác thải tại nguồn). Kết quả
không mang ý nghĩa thống kê.


T-test
Bảng 7: So sánh trị trung bình của hai nhóm nam và nữ trong việc cảm thấy phức tạp
của phân loại rác thải tại nguồn.

-Những người nam (N=26) cảm thấy việc phân loại rác thải có mức độ phức
tạp với điểm trung bình là 2.77.
-Những người nữ (N=34) cảm thấy việc phân loại rác thải có mức độ phức tạp
với điểm trung bình là 3.62.
-Kiểm định về sự bằng nhau của phương sai:
Sig. = 0.674 > 0.05 => Phương sai bằng nhau
t = -3.798
Sig. = 0.000
=> Chấp nhận H1. Kết quả mang ý nghĩa thống kê. Nam giới cảm thấy việc
phân loại rác thải tại nguồn phức tạp hơn nữ giới.


Anova
Bảng 8: So sánh trị trung bình của bốn nhóm người dưới đây


-Những người trước chưa phân loại hiện tại đã phân loại rác (N=18) cảm thấy
việc phân loại rác thải có mức độ phức tạp với điểm trung bình là 3.56
-Những người trước có phân loại hiện tại không còn phân loại nữa (N=2) cảm
thấy việc phân loại rác thải có mức độ phức tạp với điểm trung bình là 3.50
-Những người hiện tại vẫn còn phân loại rác (N=11) cảm thấy việc phân loại
rác thải có mức độ phức tạp với điểm trung bình là 3.73
-Những người chưa từng phân loại rác (N=29) cảm thấy việc phân loại rác thải
có mức độ phức tạp với điểm trung bình là 2.86
-Kiểm định về sự đồng nhất của phương sai: Sig. = 0.73 > 0.005
=> Phương sai bằng nhau (thỏa mãn điều kiện sử dụng được ANOVA)
-Kiểm định ANOVA:
F = 3.633
Sig. = 0.018 < 0.05
=> Chấp nhận H1. Kết quả mang ý nghĩa thống kê (có sự khác biệt về việc cảm
thấy độ phức tạp phân loại rác giữa các nhóm người trước chưa phân loại hiện tại đã
phân loại rác, trước có phân loại hiện tại không còn phân loại nữa, hiện tại vẫn còn
phân loại rác và chưa từng phân loại rác)


Bảng tương quan
Bảng 9: Xác định mối tương quan giữa tuổi tác và mức độ tạp của việc phân loại rác
tại nguồn.

r = - 0.090
Sig. = 0.496 > 0.05 => Hai biến không có mối tương quan.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×