Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP tại Công ty Thương Mại Xuân Hoà – Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.78 KB, 33 trang )

Báo cáo thực tập 2015

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu hướng hội
nhập cùng với xu thế toàn cầu hóa và trình độ phát triển ngày càng cao của nền
kinh tế thế giới. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào, một thành phần quan trọng góp
phần vào sự đi lên của nền kinh tế của một đất nước. Hoà chung với sự phát triển
đó, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có những cơ hội, thuận lợi đáng kể mà
còn phải đương đầu với không ít những thách thức và khó khăn. Và để đứng vững
trên con đường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì kế toán là một phần
không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu cầu của Học viện cũng như yêu cầu của thực tế đối với sinh
viên đó là: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế, nhà trường gắn với xã
hội”. Với sự giúp đỡ của công ty Thương Mại Xuân Hoà – Cao Bằng và sự hướng
dẫn của TS. Trần Thị Ngọc Hân, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp
của mình. Báo cáo bao gồm 3 phần như sau:
-

Phần 1: Khát quát về tình hình hoạt động của Công ty Thương Mại Xuân
Hoà – Cao Bằng.

-

Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Thương
Mại Xuân Hoà – Cao Bằng.

-

Phần 3: Một số đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức công
tác kế toán tại Công ty Thương Mại Xuân Hoà – Cao Bằng.


Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý
của của các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán, đặc biệt là TS. Trần Thị Ngọc Hân
cũng như của các cán bộ kế toán Công ty Thương Mại Xuân Hoà – Cao Bằng để
bản Báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 4 tháng 3 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Mai

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

1


Báo cáo thực tập 2015

PHẦN 1: KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THƯƠNG
MẠI XUÂN HOÀ – CAO BẰNG
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG
MẠI XUÂN HOÀ – CAO BẰNG
1.1.1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Thương Mại Xuân Hoà – Cao Bằng
Trụ sở chính: SN 045, Tổ 31, Phố Kim Đồng, Phường Hợp Giang, thành phố Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Mã số thuế: 4800 130 132
Số điện thoại: (026)3.853.017 – (026)3.857.529 – Fax: (026)3.855.219
Ngày thành lập: Công ty Thương Mại Xuân Hoà Cao Bằng thành lập theo quyết
định số 1426/QĐ-UB ngày 24/7/1998 của UBND tỉnh Cao Bằng.

Giấy phép đăng kí kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4800130132 đăng ký lần đầu ngày 25/07/1998. Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày
22/10/2012 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp.
Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Sự đổi mới trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đ ã k h u y ế n
khích nhiều thành phần kinh tế phát triển đặc biệt là thành phần kinh tế tư
nhân.Trong bối cảnh đó, Công ty Thương Mại Xuân Hoà Cao Bằng đã được thành
lập ngày 25/7/1998, theo quyết định số 1426/QĐ-UB ngày 24/7/1998 của UBND
tỉnh Cao Bằng; giấy phép kinh doanh số 4800130132 đăng ký lần đầu ngày
25/7/1998, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 22/10/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Cao Bằng cấp.
Công ty Thương Mại Xuân Hoà Cao Bằng là doanh nghiệp tư nhân hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho
bạc nhà nước, ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

2


Báo cáo thực tập 2015

tại: SN 045, Tổ 31, Phố Kim Đồng, Phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh
Cao Bằng.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được tóm tắt qua những giai
đoạn như sau:
Trước năm 1998
Công ty chỉ là một tổ chức kinh doanh nhỏ với diện tích cửa hàng là 60m 2 tại
thị xã Cao Bằng. Sau đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng và thị

hiếu của khách hàng ngày càng phong phú, đồng thời cửa hàng tìm kiếm được
nhiều đầu mối kinh doanh và bạn hàng. Từ đó, Chủ cửa hàng quyết định phát triển
về quy mô và hình thức kinh doanh, lên kế hoạch phát triển thành lập công ty.
Từ năm 1998 tới năm 2001
Công ty Thương Mại Xuân Hoà Cao Bằng được thành lập ngày 25/7/1998
theo quyết định số 1426/UB – ngày 24/7/1998 của UBND tỉnh Cao Bằng.
Những năm đầu hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn do eo hẹp về tài
chính, ít kinh nghiệm và tay nghề người lao động cũng như đội ngũ cán bộ còn hạn
chế nên chỉ dừng lại ở việc mở 2 cửa hàng kinh doanh, bảo dưỡng xe máy ngay tại
thị xã Cao Bằng.
Từ năm 2002 đến năm 2005
Quá trình kinh doanh ngày càng phát triển, tạo được lòng tin và thoả mãn
được nhu cầu của khách hàng, đồng thời gây dựng được thương hiệu. Cơ cấu tổ
chức của công ty được kiện toàn, đảm bảo tính đồng bộ, khoa học, gọn nhẹ. Tạo
điều kiện để công ty mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh; thành lập chi
nhánh ở 10 huyện, thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Từ năm 2005 tới năm 2008
Công ty tiếp tục phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng
kinh doanh. Công ty mở thêm 2 chi nhánh kinh doanh buôn bán xe máy ở 2 huyện
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; đồng thời mở 2 cửa hàng kinh doanh oto tại thị xã Cao
Bằng.
Từ năm 2008 đến 2010

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

3


Báo cáo thực tập 2015


Qua quá trình nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường kết hợp với
khả năng tài chính của mình, công ty đã mở rộng ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực
kinh doanh: xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công trình giao thông và
chuẩn bị mặt bằng.
Từ năm 2010 đến nay
Công ty tiếp tục phát triển, mở rộng thêm quy mô, ngành nghề kinh doanh.
Nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề, kinh nghiệm của công nhân viên; đáp
ứng được yêu cầu, đạt được sự tin cậy và hài lòng của các khách hàng, công ty và
doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, ở thành phố Cao Bằng công ty đã có 6 cửa hàng trưng bày và bán ô
tô, xe máy với công nghệ tiên tiến bảo đảm năng lực lắp ráp và các dịch vụ sau bán
hàng. Tại 12 huyện, thị trong tỉnh cũng đều có sự hiện diện của Xuân Hoà thông
qua các đại lý cung cấp dịch vụ xe máy với cơ sở hạn tầng được nâng cấp, trang
thiết bị hiện đại. Đồng thời, lĩnh vực xây dựng ngày càng được tín nhiệm rộng rãi
và phát triển với 16 tổ đội tham gia thi công các công trình.
1.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động của công ty và định hướng
phát triển trong tương lai của công ty
1.1.3.1. Những thuận lợi
+ Được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách, góp phần
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
+ Công ty nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng; được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước và tỉnh
+ Trụ sở của công ty nằm ở trung tâm thành phố Cao Bằng, thuận lợi cho việc
phát triển buôn bán thương mại giữa công ty với các khách hàng và nhà cung cấp
+ Đội ngũ cán bộ có trình độ, công nhân lành nghề. Hơn một nửa số cán bộ
công nhân viên của công ty có trình độ từ cao đẳng trở lên, được đào tạo nghiệp vụ
thường xuyên.
1.1.3.2. Những khó khăn
+ Cao Bằng là một tỉnh miền núi, biên giới. Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, gây
khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm đối tác làm ăn, thu hút đầu tư.

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

4


Báo cáo thực tập 2015

+ Trình độ dân trí chưa cao, thu nhập bình quân thấp cũng là một yếu tố tác
động đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
+ Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, mang tính
chất truyền thống. Sản phẩm của địa phương chưa trở thành hàng hoá.
Đây chính là những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại
địa phương.
1.1.3.3. Định hướng phát triển trong tương lai của công ty
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn của địa phương nơi công ty sản xuất
kinh doanh. Công ty đã vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai như
sau:
+ Nghiên cứu mở rộng thị trường kinh doanh: không chỉ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh mà còn mở rộng kinh doanh sang các tỉnh lân cận.
+ Tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư, nhà cung cấp để mở rộng sản phẩm, mặt
hàng kinh doanh.
+ Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách chăm lo cho người lao động như:
đảm bảo mức lương, thưởng cho công nhân viên. Thực hiện nhiều chương trình ủng
hộ mang ý nghĩa xã hội như: ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, tri ân những
người có công; thành lập các quỹ từ thiện, quỹ khuyến học,…
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY
THƯƠNG MẠI XUÂN HOÀ – CAO BẰNG
1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Theo đăng ký kinh doanh, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên các nghành
sau:

 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác:
+ Kinh doanh ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp máy.
+ Máy khai khoáng, xây dựng.
 Bảo dưỡng, sửa chữa oto và xe có động cơ khác:
+ Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa, trung đại tu oto, mô tô, xe máy, xe
đạp máy, máy khai khoáng – xây dựng.
 Buôn bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của oto và xe có động cơ khác:
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

5


Báo cáo thực tập 2015

+ Kinh doanh vật tư, phụ tùng, linh kiện thay thế các bộ phận phụ trợ của:
oto, mô tô, xe máy, xe đạp máy, máy khai khoáng – xây dựng.
 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Xây dựng công trình nhà cửa dân dụng và công nghiệp
+ Xây dựng công trình thuỷ lợi, đập, kè
+ Xây dựng, lắp đặt đường ống cấp thoát nước, xử lý nước thải dân dụng,
công nghiệp
+ Xây dựng công trình đường dây tải điện đến 35KV và trạm biến áp
 Xây dựng công trình giao thông:
+ Xây dựng, sửa chữa công trình giao thông (Cầu, đường, cống)
 Chuẩn bị mặt bằng:
+ San, đào, đắp mặt bằng công trình, xử lý nền móng công trình
+ Gò hàn, kết cấu thép xây dựng
 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê

 Bán buôn tổng hợp:
+ Kinh doanh dịch vụ thương mại
+ Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
 Trồng rừng và chăm sóc rừng:
+ Dịch vụ du lịch và sinh vật cảnh
+ Cho thuê oto du lịch, vận tải
Tuy công ty có đăng ký nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng lĩnh vực
kinh doanh chủ yếu của công ty là buôn bán, bảo dưỡng, sửa chữa oto và xe có
động cơ khác; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, giao thông; chuẩn bị mặt
bằng. Các lĩnh vực kinh doanh này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu
trên Báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị, chiếm 95% trong cơ cấu sản phẩm
dịch vụ của Công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

6


Báo cáo thực tập 2015

Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất – kinh doanh chính trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng. Do yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và khác hàng, việc tổ chức sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và tuân theo các
quy định của pháp luật.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, công ty Thương Mại Xuân Hoà Cao Bằng
có một số đặc điểm sản xuất – kinh doanh như sau:
+ Chịu tác động của cơ chế thị trường: Doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu
cầu thị yếu của thị trường, vận dụng tốt quan hệ cung cầu.
+ Khách hàng của doanh nghiệp đến từ nhiều nơi trong tỉnh, có khả năng

kinh tế và thói quen tiêu dùng khác nhau; có trình độ dân trí khác nhau nên doanh
nghiệp phải có đầy đủ thông tin để ra các quyết định đúng đắn.
+ Doanh nghiệp vừa là người mua, vừa là người bán, vừa là người sản xuất
nên phải nắm chắc các chính sách tín dụng, tận dụng tốt các nguồn vốn chiếm dụng
cũng như đảm bảo không bị mất vốn do khách hàng không trả được tiền hàng, cân
bằng giữa nợ phải thu và phải trả.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUÂN HOÀ – CAO BẰNG
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

7


Báo cáo thực tập 2015

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

P. GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH - TỔ CHỨC – KINH
DOANH

P. GIÁM ĐỐC
Q.LÝ KỸ THUẬT – THIẾT BỊ, VẬT TƯ

PHÒNG
TỔ CHỨC KẾ HOẠCH


PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI VỤ

PHÒNG
K.THUẬT – THIẾT BỊ, VẬT
TƯ – THÍ NGHIỆM

CÁC ĐỘI THI CÔNG

THIẾT BỊ THI CÔNG

KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM –
CÔNG TRÌNH (KCS)

1.3.2. Vai trò chức năng của từng phòng ban
(1) Giám đốc công ty
Ông Trương Xuân Hoà, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động và chịu trách nhiệm
pháp lý về các hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
(2) Phó Giám đốc tài chính – tổ chức – kinh doanh:
+ Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua
phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

8



Báo cáo thực tập 2015

+ Tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tiến hành các thủ tục và tham gia đấu thầu.
Quản lý tình hình kinh doanh tại các chi nhánh, đại lý. Đề xuất các ý tưởng kinh
doanh cho giám đốc.
+ Giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện công việc của phòng tổ chức kế
hoạch, phòng kế toán tài vụ.
(3) Phó Giám đốc quản lý kỹ thuật – thiết bị, vật tư
+ Tham mưu cho Giám đốc và quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng;
- Công tác quản lý vật tư, thiết bị;
- Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các công
trình, dự án;
- Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công; kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình.
- Soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình;
+ Giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện công việc của phòng kỹ thuật – vật
tư, thiết bị - thí nghiệm.
(4) Phòng tổ chức kế hoạch
+ Theo dõi và quản lý các biến động nhân sự trong doanh nghiệp.
+ Điều phối các hoạt động sản xuất – kinh doanh theo chiến lược và mục tiêu
mà doanh nghiệp đã đề ra.
(5) Phòng kế toán tài vụ
+ Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh của doanh nghiệp
+ Hạch toán chi phí, doanh thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng như sự
biến động của doanh thu, chi phí.
+ Theo dõi sự biến động của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ Giải quyết các vấn đề về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
các hoá đơn – chứng từ.
+ Lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị

(6) Phòng kỹ thuật – thiết bị, vật tư – thí nghiệm

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

9


Báo cáo thực tập 2015

+ Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư , thiết bị phục vụ việc thi công các
công trình của doanh nghiệp
+ Tham mưu công tác xây dựng quy định các phương pháp thử nghiệm và
kiểm tra chất lượng. Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
+ Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp
với năng lực của công ty.
+ Chủ trì tổ chức kỹ thuật thi công các công trình do công ty làm chủ đầu tư
và thực hiện;
(7) Bộ phận thiết bị thi công
+ Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc,
thiết bị và công tác bảo hiểm cho máy móc, thiết bị.
+ Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các
đơn vị thi công của công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong
công tác quản lý vật tư, thiết bị như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên
liên,..
(8) Các đội thi công
+ Thực hiện thi công các công trình của doanh nghiệp
(9) Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm – công trình (KCS)
+ Thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình;
+ Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp
mà công ty chọn. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả. Tổ chức đánh

giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thống.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
THƯƠNG MẠI XUÂN HOÀ CAO BẰNG
1.4.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

10


Báo cáo thực tập 2015

Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2012

2013

2014

CL
2014/201
3

Tổng doanh thu
Trong đó:

153.056

109.874


107.668

-2.206

-2%

+ Doanh thu ngành TM

103.249

54.777

36.728

-18.049

-32,9%

+ Doanh thu XDCB

49.807

55.097

70.940

15.843

28,8%


666

1.094

1.047

-47

-4,3%

Chỉ tiêu

Lợi nhuận kế toán trước
thuế TNDN

% tăng

Trong các năm qua, tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty có nhiều
biến động. Tổng doanh thu năm 2014 đạt 107.668 triệu đồng, giảm 2.206 triệu
đồng (2%) so với năm 2013. Trong đó:
+ Doanh thu lĩnh vực thương mại – dịch vụ năm 2014 là 36.728 triệu đồng,
giảm 18.049 triệu đồng (32,9%) so với năm 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ
khó khăn chung của nền kinh tế
+ Doanh thu lĩnh vực xây lắp năm 2014 là 70.940 triệu đồng, tăng 15.843
triệu đồng (28,8%) so với năm 2013
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN của công ty năm 2014 là 1.047 triệu
đồng, giảm 47 triệu đồng (4,3%) so với năm 2013.
Do tác động từ khó khăn chung của nền kinh tế nên tình hình kinh doanh của
công ty trong năm 2014 bị biến động, làm lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ (4,3%) là

điều hợp lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần có các biện pháp để đẩy mạnh công
tác bán hàng, tăng doanh thu lĩnh vực thương mại trong năm tới.
1.4.2. Tình hình tài chính
1.4.2.1. Tình hình tài sản

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

11


Báo cáo thực tập 2015

ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ
trọng %

2014
Giá trị
Tỷ
trọng %

Tài sản ngắn hạn

65.703


76,32

37.381

66,21

-28.322

- 43,11

Tài sản dài hạn

20.383

23,68

19.080

33,79

-1.303

- 6,39

Tổng TS

86.086

100


56.461

100

-29.625

- 34,41

2013

CL
2014/201
3

%
tăng,
giảm

Năm 2014 tổng tài sản của công ty là 56.461 trđ. Trong đó, tài sản ngắn hạn
(TSNH) là 37.381 trđ chiếm tỷ trọng 66,21% và tài sản dài hạn (TSDH) là 19.080
trđ chiếm tỉ trọng 33,79%
Năm 2013 tổng tài sản là 86.086 trđ. Trong đó, TSNH là 65.703 trđ chiếm
76,32%, TSDH là 20.383 trđ chiếm 23,68%.
So sánh giữa năm 2014 với năm 2013 tổng tài sản của công ty giảm 29.635
trđ tương ứng với tỉ lệ giảm 34,41%, trong đó TSNH giảm 28.322 trđ tương ứng
43,11% và TSDH giảm 1.303 trđ tương ứng 6,39%. Nguyên nhân là do khó khăn
chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, công ty
phải thu hẹp quy mô sản xuất – kinh doanh, làm cho tổng tài sản của công ty giảm.
1.4.2.2. Tình hình nợ phải trả


Chỉ tiêu
Nợ phải trả

59.896

70.544

40.257

ĐVT: triệu đồng
CL
% tăng,
2014/2013
giảm
-30.278
-42,92

Nợ ngắn hạn

59.896

70.544

40.257

-30.278

Năm

2012


2013

2014

-42,92

Nợ phải trả của công ty đều là nợ ngắn hạn (không có nợ dài hạn). Nợ phải
trả năm 2014 giảm 30.278 trđ so vs năm 2013, tương ứng 42,92%. Đây là một tín
hiệu tích cực cho thấy công ty đã có sự tự chủ về mặt tài chính, giảm thiểu được rủi
ro tài chính. Tuy nhiên, nợ phải trả giảm có thể không khuếch đại được tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu khi công ty làm ăn có lãi.
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

12


Báo cáo thực tập 2015

Năm

2012

2013

2014

Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn (trđ)

51.041

65.703

37.381

Nợ ngắn hạn (trđ)

59.896

70.544

40.257

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần)

0,85

0,93

0,93

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty không có sự biến động lớn qua các
năm. Năm 2014 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giữ ở mức 0,93 < 1. Tức là, tài sản
ngắn hạn của công ty không đủ để bù đắp các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp
cần có các biện pháp huy động vốn hiệu quả hơn nữa, làm cho hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn > 1 trong những năm tiếp theo.


Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

13


Báo cáo thực tập 2015

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUÂN HOÀ CAO BẰNG
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Công ty Thương Mại Xuân Hoà – Cao Bằng áp dụng mô hình kế toán tập
trung. Doanh nghiệp chỉ tổ chức 1 phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp,
chi tiết, kiểm tra công tác kế toán, lập báo cáo kế toán; bố trí nhân viên kế toán tại
các chi nhánh để thu thập, phân loại chứng từ, gửi về phòng kế toán theo định kì để
doanh nghiệp hạch toán và lưu trữ.
Sơ đồ minh hoạ
Kế toán trưởng

Kế toán bán hàng
kiêm kế toán vật
tư – hàng hóa

Thủ kho
kiêm thủ
quỹ

2.1.1. Chức năng của bộ máy kế toán
- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hàng ngày và các sự kiện kinh tế khác.
- Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác

nhau.
- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu
cầu của người ra các quyết định.
Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt
thông tin và giải thích các thông tin kế toán cần thiết, đưa ra những định hướng tài
chính cho việc ra các quyết định kinh doanh của nhà quản trị
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán tại công
ty
Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

14


Báo cáo thực tập 2015

+ Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo
công ty về tất cả hoạt động của phòng kế toán tài vụ.
+ Nắm bắt toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp để thường xuyên báo
cáo, tham mưu cho giám đốc.
+ Tham gia ý kiến với giám đốc về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng
lương, khen thưởng, kỷ luật nhân viên kế toán, thủ kho – thủ quỹ trong công ty.
+ Thực hiện công tác quản lý chung phòng kế toán. Kiểm tra việc ghi chép
chứng từ, sổ sách hàng ngày của kế toán viên để phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp
thời.
+ Tập hợp số liệu để tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo cáo kế toán,
thống kê.
+ Cuối kì, lập báo cáo tài chính theo quy định, chế độ kế toán. Lập báo cáo
quản trị khi có yêu cầu
+ Thực hiện tất cả các phần hành không có kế toán riêng như: kế toán tiền, kế

toán lương, kế toán TSCĐ, kế toán công nợ.
Kế toán bán hàng kiêm kế toán vật tư – hàng hóa
+ Theo dõi số lượng hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ.
+ Theo dõi doanh thu chi tiết cho từng loại hàng hoá, dịch vụ bán ra.
+ Hằng ngày theo dõi, phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn của hàng hóa cả
về số lượng và giá trị trên các sổ tổng hợp và chi tiết.
+ Định kì kiểm kê, đối chiếu số liệu với thủ kho và lập các báo cáo tổng hợp
nhập – xuất – tồn, biên bản kiểm kê,…
Thủ kho kiêm thủ quỹ
+ Hằng ngày, quản lí, bảo quản hàng hóa trong kho. Căn cứ vào phiếu nhập,
phiếu xuất của kế toán, tiến hành nhập kho, xuất kho theo yêu cầu.
+ Định kì tiến hành kiểm kê hàng hóa
+ Hằng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thu, chi tiền
và vào sổ quỹ tiền mặt.
+ Cuối ngày đối chiếu số tiền trong két với sổ quỹ của kế toán tổng hợp, in
sổ quỹ ra, đóng thành quyển để lưu giữ.
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

15


Báo cáo thực tập 2015

2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUÂN
HOÀ CAO BẰNG
2.2.1. Chế độ, chuẩn mực, chính sách kế toán áp dụng
2.2.1.1. Chế độ kế toán áp dụng
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính về Chế
độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 của Bộ Tài Chính về hướng

dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.1.2. Chuẩn mực kế toán áp dụng
Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các doanh nghiệp sẽ thực hiện áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông
dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực
kế toán.
2.2.1.3. Các chính sách kế toán áp dụng
Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể
được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Công ty Thương Mại Xuân Hoà Cao Bằng áp dụng các chính sách kế toán
sau:
(1) Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01/… đến ngày 31/12/…
(2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)
(3) Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
(4) Phương pháp kế toán hàng tồn kho
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: trị giá hàng mua được ghi nhận theo
nguyên tắc giá gốc
Giá
tế

thực

Giá mua

HH = ghi

mua vào

Các


trên + thuế

hóa đơn

khoản

Các khoản CP

Chiết

khấu

không + PS trong quá – thương mại, giảm

được hoàn lại

trình mua

giá (nếu có)

+ Tính giá HTK xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Trị giá HTK cuối kỳ = Tồn đầu kỳ
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

+ Nhập trong kỳ

-Xuất trong kỳ
16



Báo cáo thực tập 2015

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên
(5) Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ
+ TSCĐ được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc
+ TSCĐ được trình bày theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại
+ Nguyên giá TSCĐ mua sắm được xác định theo giá mua hoặc giá trị quyết
toán công trình (trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế
(Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các CP khác liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng theo QĐ số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 Bộ Tài Chính: phương pháp khấu hao đường
thẳng theo thời gian sử dụng ước tính
(6) Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay
+ Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ khi
phát sinh, trừ khi được vốn hoá
+ Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ
điều kiện được vốn hoá.
(7) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
+ CP thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào CPSXKD trong kỳ
để đảm bảo khi CP phát sinh thực tế không gây đột biến cho CPSXKD trên cơ sở
đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa DT và CP.
Khi các CP đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành
ghi bổ sung hoặc ghi giảm CP tương ứng với phần chênh lệch.
(8) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
(9) Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
+ Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ được kết chuyển vào DT hoặc

CP tài chính trong năm tài chính.

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

17


Báo cáo thực tập 2015

+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm
cuối năm được để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại
để xóa số dư.
(10) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
DT của doanh nghiệp thực hiện trong kì là DT bán hàng và cung cấp dịch vụ.
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều
kiện sau:
+ Đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm - hàng hóa, dịch vụ cho người mua.
+ Không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
+ DT được xác định tương đối chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng và cung cấp dịch vụ
+ Xác định được CP liên quan đến giao dịch bán hàng
Trường hợp cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì DT được ghi nhận
trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT của kì
đó.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
2.2.2.1. Hệ thống chứng từ được sử dụng trong doanh nghiệp
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh

tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Chứng từ về tiền lương : Bảng chấm công; Bảng chấm công làm thêm giờ;
Bảng thanh toán tiền lương; Bảng thanh toán tiền thưởng; Bảng thanh toán tiền làm
thêm giờ; Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; Bảng phân bổ tiền lương và bảo
hiểm xã hội.
Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, hàng hoá; Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, hàng hoá;
Bảng kê mua hàng; Bảng phân bổ vật tư, công cụ, dụng cụ; Thẻ kho;.....
Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng,...
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

18


Báo cáo thực tập 2015

Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh
toán tiền tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền; Uỷ nhiệm thu/chi;
Giấy báo có; Giấy báo nợ; Bảng kiểm kê quỹ; Bảng kê thu tiền;....
Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý
TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ, Hợp đồng mua bán TSCĐ;....
Ngoài ra còn có chứng từ bắt buộc khác như: Hoá đơn GTGT; Hóa đơn bán
hàng thông thường; Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn;....
2.2.2.2. Quy định về lập chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD ở đơn vị
đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế
toán.
Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau:
 Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.

 Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.
 Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.
 Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.
 Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
 Số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số.Tổng
số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.
 Chữ kí, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan
đến chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập đầy đủ
số liên, lập 1 lần cho tất cả các liên theo cùng 1 nội dung. Hiện tại, doanh nghiệp
lập chứng từ bằng máy tính và bằng tay, trường hợp có sai sót cần chỉnh sửa thì
được lập bằng tay.
Ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần
để trống, không tẩy xoá, sửa chữa, không viết tắt.
Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rời ra khỏi cuống. Không được
hủy bỏ chứng từ khi chưa được phép.
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

19


Báo cáo thực tập 2015

Sử dụng bút bi hoặc bút mực để kí chứng từ, chứng từ chi tiền phải kí theo
từng liên. Chữ kí của một người phải thống nhất và giống với chữ kí đã đăng kí,
nếu không đăng kí thì chữ kí lần sau phải khớp với chữ kí các lần trước đó. Không
kí khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người kí.
2.2.2.3. Quy định về luân chuyển chứng từ chung
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển
đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng kiểm tra và kí chứng từ
kế toán hoặc trình Giám đốc kí duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản, nhập dữ liệu vào phần mềm.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện tại hệ thống TK của doanh nghiệp được xây dựng dựa theo hệ thống TK
quy định trong quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
Doanh nghiệp tiến hành theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, nhà cung cấp,
khách hàng lớn, ...
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
2.2.4.1. Hình thức kế toán: Nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh


BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

20


Báo cáo thực tập 2015

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số
liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật
ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù
hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời
vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh

Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt
sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.4.2. Phần mềm kế toán sử dụng
Công ty Thương Mại Xuân Hoà sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Chấp hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài
Chính về Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện tại doanh nghiệp tiến hành
lập hệ thống báo cáo như sau:
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

21


Báo cáo thực tập 2015

+ Bảng Cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng Cân đối tài khoản
Ngoài ra, Doanh nghiệp còn lập “Bảng

Mẫu số B01 – DNN
Mẫu số B02 – DNN
Mẫu số B09 – DNN
Mẫu số F01 – DNN
tổng hợp thanh toán thuế và các

khoản phải nộp NSNN” theo mẫu số F 02 – DNN (Ban hành theo QĐ số
144/2011/QĐ – BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài Chính).

Kì lập báo cáo: theo năm dương lịch
Thời hạn nộp báo cáo: 3 tháng sau ngày kết thúc kì kế toán năm
Trách nhiệm lập báo cáo: Kế toán trưởng
2.3. CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP
2.3.1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền
Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp
Chứng từ được lập bởi kế toán bán hàng, nhân viên bán hàng; sau khi đã
kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, đầy đủ sẽ được kế toán phản ánh, nhập nghiệp vụ vào
máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ kế toán có liên
quan.
Đối với nghiệp vụ tăng tiền mặt, sử dụng phiếu thu, lập 3 liên.
Đối với nghiệp vụ giảm tiền mặt, sử dụng phiếu chi, lập 3 liên.
 Liên 1: Giữ tại cuống.
 Liên 2: Lưu chứng từ.
 Liên 3: Giao cho người nộp tiền, nhận tiền.
Đối với các nghiệp vụ TGNH, sử dụng UNT, UNC, séc. Sau khi tiền được
chuyển, ngân hàng sẽ gửi cho doanh nghiệp GBN, GBC thông báo tiền đã được
chuyển, kèm theo giấy báo hạch toán chi tiết về số tiền trong tài khoản của doanh
nghiệp.
Kế toán đối chiếu số liệu ở sổ sách của doanh nghiệp với giấy báo hạch toán
chi tiết của ngân hàng. Nếu có sự chênh lệch do kế toán doanh nghiệp thì kế toán
tiến hành sửa chữa, nếu sự chênh lệch là do ngân hàng thì kịp thời liên lạc với ngân
hàng để xử lí.

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

22


Báo cáo thực tập 2015


Tiến hành kiểm kê quỹ định kì (5 – 7 ngày), đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ
sách, lập biên bản kiểm kê. Cuối kì, in sổ quỹ trên máy ra 2 tờ riêng và lấy đầy đủ
chữ kí của kế toán, thủ quỹ.
Sổ quỹ in ra được đóng thành 2 quyển, 1 quyển do thủ quỹ lưu giữ, 1 quyển
kế toán lưu giữ cùng với chứng từ gốc.
Biên bản kiểm kê quỹ cũng được in ra và đóng thành quyển.
Nghiệp vụ tăng tiền

Nghiệp vụ giảm tiền:

Nợ TK 111, 112

Nợ 156, 211, 331, 642,...

Có TK 131, 411, 511,...

Có TK 111, 112

* Trình tự ghi chép các sổ kế toán, nhập phần mềm
+ Kế toán chọn “Nghiệp vụ”  “Quỹ”  “phiếu thu/ phiếu chi” để nhập
chứng từ là phiếu thu, phiếu chi. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu sang sổ quỹ
tiền mặt, sổ cái TK 111, sổ nhật ký chung.
+ Kế toán chọn “Nghiệp vụ”  “Ngân hàng”  “Nộp tiền vào tài khoản hay
Séc/uỷ nhiệm chi” để nhập các nghiệp vụ thu chi tiền qua ngân hàng. Phần mềm tự
động chuyển số liệu sang sổ tiền gửi ngân hàng, sổ cái TK 112, sổ nhật ký chung.
2.3.2. Phần hành kế toán vật tư, hàng hoá
Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán vật tư, hàng hoá tại doanh nghiệp
* Phương pháp tính giá doanh nghiệp áp dụng
+ Tính trị giá hàng hoá nhập kho theo phương pháp giá gốc

+ Tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước
+ Kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết
theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
* Nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá nhập kho
Dựa vào kế hoạch mua vật tư, hàng hoá đã được duyệt và lượng tồn kho thực
tế; doanh nghiệp tiến hành các thủ tục mua vật tư, hàng hoá khi được sự đồng ý
của ban lãnh đạo.
Sau khi liên hệ với nhà cung cấp, hàng được chuyển đến; thủ kho kiểm nhận
vật tư. Kế toán kho tính trị giá vật tư nhập kho, lập phiếu nhập kho dựa vào hoá đơn
mua hàng và các chứng từ vận chuyển; chuyển hoá đơn cho kế toán tổng hợp để
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

23


Báo cáo thực tập 2015

theo dõi thuế GTGT. Kế toán kho vào sổ tổng hợp và chi tiết hàng hoá theo từng
loại. Thủ kho theo dõi số lượng bằng thẻ kho
* Nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hoá
Dựa vào hoá đơn bán hàng (kiêm phiếu xuất kho), hoá đơn GTGT, đề nghị
xuất hàng đã được duyệt để xuất kho hàng hoá
Thủ kho tiến hành xuất kho hàng theo đề nghị giao cho khách hàng hoặc đối
tượng vận chuyển.
* Nghiệp vụ phân bổ công cụ, dụng cụ:
Công cụ, dụng cụ được phân bổ theo số tháng sử dụng trong kỳ
Mức phân bổ
trong kỳ

=


Giá trị CCDC
Số kỳ pb

x Số tháng SD

* Trình tự ghi chép sổ kế toán, nhập phần mềm
+ Mua vật tư, hàng hóa về nhập kho:
 Nếu vật tư, hàng hóa chưa có trong danh mục, thì kế toán phải khai
báo danh mục vật tư, hàng hóa vào phần mềm: kế toán chọn “danh
mục”  “vật tư, hàng hóa”  “Ctrl + N” để khai báo danh mục vật tư,
hàng hóa mua về.
 Sau đó, chọn “Nghiệp vụ”  “mua hàng”  “mua hàng” để nhập liệu
nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu
sang sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Mua vật tư, hàng hóa không qua kho:
Kế toán chọn “Nghiệp vụ”  “mua hàng”  “mua hàng không qua kho” để
nhập liệu nghiệp vụ phát sinh. Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu sang sổ nhật ký
chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Đối với công cụ, dụng cụ: thực hiện các bước như sau
(1) Khai báo danh mục công cụ, dụng cụ: chọn “danh mục”  “công cụ, dụng
cụ”  “Ctrl + N” để thêm mới danh mục
(2) Kế toán chọn “Nghiệp vụ”  “Công cụ dụng cụ”  “ghi tăng CCDC”

Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

24


Báo cáo thực tập 2015


(3) Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán chon “nghiệp vụ”  “quỹ” 
“phiếu chi” để hạch toán hóa đơn mua CCDC
Nếu chưa thanh toán thì kế toán chọn “Nghiệp vụ”  “Tổng hợp”  “chứng
từ nghiệp vụ khác” để hạch toán hóa đơn mua CCDC.
(4) Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ công cụ, dụng cụ: kế toán chọn
“nghiệp vụ”  “công cụ dụng cụ”  “phân bổ CCDC”  “Ctrl +N”  chọn tháng
cần phân bổ để tiến hành nghiệp vụ phân bổ.
Phần mềm sẽ tự động hạch toán nghiệp vụ phân bổ công cụ dụng cụ và
chuyển số liệu sang các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp có liên quan.
2.3.3. Phần hành kế toán TSCĐ
Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp
* Nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua ngoài:
Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong doanh nghiệp, căn cứ vào kế
hoạch đầu tư,bộ phận có nhu cầu lập“đơn mua sắm TSCĐ”.
Khi kế hoạch được duyệt, doanh nghiệp kí “hợp đồng mua TSCĐ” với người
cung cấp. Căn cứ vào hợp đồng kế toán làm thủ tục cho người đi mua. Trong quá
trình mua bán, giá mua và mọi CP phát sinh đều được kế toán theo dõi.
Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ quyết toán thanh toán tiền và
lập “biên bản thanh lý hợp đồng”. Kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ và
vào sổ kế toán.
* Nghiệp vụ giảm TSCĐ do thanh lý
Những TSCĐ cũ, hao mòn, lạc hậu sẽ bị loại bỏ. Khi muốn thanh lý TSCĐ,
bộ phận sử dụng phải lập “đơn xin thanh lý TSCĐ” gửi lên ban giám đốc, nêu rõ:
 Lý do xin thanh lý, nhượng bán.
 Các loại TSCĐ xin thanh lý, nhượng bán.
Sau khi đơn được duyệt, doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý, chịu
trách nhiệm xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng, giá trị còn lại, giá trị thu hồi,
CP thanh lý của TSCĐ đó. Sau đó lập “biên bản xác định hiện trạng”. Ban giám
đốc ra “quyết định cho phép thanh lí”. Kế toán lập “biên bản thanh lý TSCĐ” và

ghi sổ kế toán.
Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ49/21.07

25


×