Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bao cao tt hctn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.45 KB, 2 trang )

BÀI 1. TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VẬT LÍ
CỦA TINH DẦU CAM, BƯỞI
I. Mục tiêu
 Nghiên cứu các phương pháp chiết xuất các tinh dầu vỏ quả: Tách bằng lực cơ học
chưng cất lôi cuốn hơi nước.
 Khảo sát các hằng số vật lý, hóa học của tinh dầu.
 Tinh dầu vỏ cam, bưởi có thành phần limonene cao. Limonene ngoài khả năng gây
ngán ăn trên sâu và côn trùng có hại (được ứng dụng vào việc diệt côn trùng gây hại
mùa màng), còn có dược tính. Limonene đã và đang được quan tâm nghiên cứu hoạt
tính sinh học với khả năng gây độc trên tế bào ung thư (khi sử dụng DMBA, NDEA,
thử nghiệm gây tác động sinh khối u tại vú trên động vật).
II. Phương pháp
 Thực hiện tách chiết tinh dầu bằng phương pháp cơ học.
 Chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp.
 Ôn phương pháp chiết lỏng - lỏng, làm khan hợp chất hữu cơ.
III. Kết quả
 Lượng tinh dầu thu được từ phương pháp cơ học nhiều hơn lượng tinh dầu thu từ
phương pháp chiết chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp.
IV. Trả lời câu hỏi
1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu vỏ quả như cam, bưởi... có
thể thực hiện trong điều kiện nguyên liệu như thế nào? Vì sao?
 Điều kiện nguyên liệu: Nguyên liệu được nghiền nhỏ, ngâm với dung môi trước. Vì:
Nghiền nhỏ để đảm bảo nước có thể xâm nhập vào tế bào, quá trình chuyển khối đẩy
tinh dầu ra khỏi tế bào là tối đa.
2. Phương pháp tách tinh dầu vỏ quả bằng phương pháp cơ học như ép, vắt... có
thể thực hiện trong điều kiện nguyên liệu như thế nào? Vì sao?
 Điều kiện nguyên liệu: Nguyên liệu có thể để ở dạng miếng lớn hoặc nghiền nhỏ.
Vì:
Tinh dầu nằm trong các túi tế bào ngoài mặt vỏ. Khi dùng cơ lực tác dụng thì tinh dầu
dễ dàng tách ra. Miếng lớn dễ dàng cho quá trình tác dụng cơ lực.
3. Nguyên tắc lóng tách hai chất lỏng ra khỏi một hỗn hợp?


 Nguyên tắc dựa trên sự phân bố của chất phân tích vào hai pha lỏng (hai dung môi)
không trộn vào nhau (trong hai dung môi này có một dung môi chứa chất phân tích)
được để trong dụng cụ chiết.


4. Nguyên tắc làm khan hợp chất hữu cơ?
 Chất rắn sau khi kết tinh lại, chất lỏng sau khi chiết hoặc chất khí sau khi thu được
thường lẫn nước hoặc dung môi. Việc loại bỏ nước, dung môi trên được gọi là làm
khan.
 Để làm khan người ta dùng các chất hấp thụ nước (chất làm khan) hoặc cho bay hơi
nước, dung môi để làm khan.
 Quan trọng nhất là chất làm khan. Chất làm khan phải đảm bảo các yêu cầu: Có khả
năng hấp thụ nước cao, quá trình làm khan nhanh; không tương tác với chất được làm
khô; rẻ tiền.
 Có thể chia các chất làm khan thành 3 nhóm:
 Nhóm chất có tính acid: H2SO4 đậm đặc, P2O5.
 Nhóm chất có tính bazơ: NaOH rắn, KOH rắn, CaO khan, K2CO3 khan.
 Nhóm chất trung tính: Na2SO4 khan, CuSO4 khan, MgSO4 khan.
5. Nguyên tắc xác định hằng số vật lí tinh dầu nhằm mục đích gì?
6. Kết quả sắc kí lớp mỏng?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×