Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Xây dựng Website quản lý du lịch VI TRAVEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.84 KB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
======***======

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đề tài:Xây dựng Website quản lý du lịch
VI TRAVEL

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên:
Mã sinh viên:

Ths.Ngô Thị Bích Thúy
Phạm Hồng Phi
1041060039

Hà Nội, năm 2019


LỜI MỞ ĐẦU
Nếu bạn là doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực về du lịch chắc hẳn bạn biết rõ
internet là nơi khách hàng của bạn tiếp cận đầu tiên khi họ có kế hoạch nghỉ ngơi thư
giãn. Khách hàng tiềm năng chỉ biết đến khách sạn, dịch vụ tour du lịch hay khu nghỉ
mát của bạn thông qua website. Chính vì thế có thể nói thiết kế Website du lịch thành
công là huyết mạch sống còn của doanh nghiệp liên quan đến du lịch.
Trên thực tế, thiết kế Website du lịch có rất nhiều điểm khác biệt so với thiết kế
Website bán hàng hay website giới thiệu về công ty. Ngoài những tính năng cơ bản để
quản trị website như quản lý tin tức, quản lý menu, Website du lịch còn cần phải có
những tính năng đặc thù để đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng. Nếu website của quý
công ty không thỏa mãn được những yêu cầu đó sẽ rất khó có thể chiếm lĩnh được thị


trường, bởi tính cạnh tranh trong ngành du lịch rất lớn.

2


Chương 1. Giới thiệu ngôn ngữ và công cụ lựa chọn
1.Giới thiệu ngôn ngữ C#
1.1. C# là gì ?
C# (hay C sharp) là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư
của Microsoft vào năm 2000, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott
Wiltamuth.
C# là ngôn ngữ lập trình hiện đại, hướng đối tượng và nó được xây dựng trên nền tảng
của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
C# được thiết kế cho Common Language Infrastructure (CLI), mà gồm Executable Code
và Runtime Environment, cho phép chúng ta sử dụng các ngôn ngữ high-level đa dạng
trên các nền tảng và cấu trúc máy tính khác nhau.
C# với sự hỗ trợ mạnh mẽ của .NET Framework giúp cho việc tạo một ứng dụng
Windows Forms hay WPF (Windows Presentation Foundation), . . . trở nên rất dễ dàng.

1.2. Đặc trưng của C#.
C# là ngôn ngữ đơn giản
Như ta đã biết thì ngôn ngữ C# dựng trên nền tảng C++ và Java nên ngôn ngữ C#
khá đơn giản. Nếu chúng ta thân thiện với C và C++ hoậc thậm chí là Java, chúng ta sẽ
thấy C# khá giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác
được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ
đơn giản hơn. Một vài trong các sự cải tiến là loại bỏ các dư thừa, hay là thêm vào những
cú pháp thay đổi.
3



C# là ngôn ngữ hiện đại
Một vài khái niệm khá mới mẻ khá mơ hồ với các bạn vừa mới học lập trình, như xử lý
ngoại lệ, những kiểu dữ liệu mở rộng, bảo mật mã nguồn..v..v... Đây là những đặc tính
được cho là của một ngôn ngữ hiện đại cần có. Và C# chứa tất cả các đặt tính ta vừa nêu
trên. Các bạn sẽ dần tìm hiểu được các đặt tính trên qua các bài học trong series này.
C# là một ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng(tiếng Anh: Object-oriented programming, viết tắt: OOP) là
một phương pháp lập trình có 4 tính chất. Đó là tính trừu tượng (abstraction), tính đóng
gói (encapsulation), tính đa hình (polymorphism) và tính kế thừa (inheritance). C# hỗ trợ
cho chúng ta tất cả những đặc tính trên. Và để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ có một chương
trình bày về phần này.
C# là một ngôn ngữ ít từ khóa
C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa (gồm khoảng 80 từ khóa và mười mấy
kiểu dữ liệu xây dựng sẵn). Nếu bạn nghĩ rằng ngôn ngữ có càng nhiều từ khóa thì
sẽ càng mạnh mẽ hơn. Điều này không phải sự thật, lấy ví dụ ngôn ngữ C# làm điển hình
nhé. Nếu bạn học sâu về C# bạn sẽ thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm
bất cứ nhiệm vụ nào.
Ngoài những đặc điểm trên thì còn một số ưu điểm nổi bật của C#:


C# có cấu trúc khá gần gũi với các ngôn ngữ lập trình truyền thống, nên cũng khá
dể dàng tiếp cận và học nhanh với C#.



C# có thể biên dịch trên nhiều nền tảng máy tính khác nhau.



C# được xây dựng trên nền tảng của C++ và Java nên nó được thừa hưởng những

ưu điểm của ngôn ngữ đó.



C# là một phần của .NET Framework nên được sự chống lưng khá lớn đến từ bộ
phận này.



C# có IDE Visual Studio cùng nhiều plug-in vô cùng mạnh mẽ.

4


1.3. Các phiên bản C#.
C# 1.0 được phát hành vào tháng 1/2002
C# 1.1 và phiên bản 1.2 được phát hành vào tháng 4/2003
C# 2.0 phát hành vào thánh 11/2005
C# 3.0 phát hành vào tháng 11/2007
C# 4.0 phát hành vào tháng 4/2010
C# 5.0 phát hành vào tháng 8/2012
C# 6.0 phát hành vào tháng 6/2015
C# 7.0 phát hành vào tháng 3/2017
C# 7.1 và 7.2 được phát hành vào tháng 8/2017

2. Giới thiệu ASP.NET MVC
2.1 MVC là gì?
MVC là viết tắt của Model – View – Controller. Là một trong những design pattern.
Được vận hành để tách mã lệnh thành 3 phần riêng biệt. Ở mỗi phần MVC sẽ có những
chức năng đặc thù. Để xử lý các tác vụ mà request gởi tới. MVC làm cho mã lệnh trở nên

trong sáng, dễ phát triển và dễ nâng cấp theo thời gian.
Để làm việc tốt đối với MVC, chúng ta cần nắm thật vững kiến thức OOP. Bản chất của
các framework khác cũng được hình thành trên lý thuyết MVC. Do vậy nếu chúng ta nắm
tốt MVC. Thì ở những framework khác chắc chắn sẽ không cảm thấy khó hiểu.




Model: Là thành phần chịu trách nhiệm xử lý các thao tác trên database. Và gởi trả
kết quả thông qua view.
View: Là phần hiển thị thông tin trên website, sau khi đi qua controller và nhận kết
quả từ phía model thì view là bước cuối cùng để chuyển thông tin tới người dùng.
Controller: Là phần điều hướng các request tới những tác vụ tương ứng. Controller
là một phần không thể thiếu ở bất cứ framework nào. Vì nó có trách nhiệm gởi và
nhận request từ hệ thống tới người sử dụng.

5


2.2 Xuất xứ
Tất cả bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại phòng thí nghiệm Xerox PARC ở
Palo Alto. Sự ra đời của giao diện đồ họa (Graphical User Interface) và lập trình hướng
đối tượng ( Object Oriented Programming) cho phép lập trình viên làm việc với những
thành phần đồ họa như những đối tượng đồ họa có thuộc tính và phương thức riêng của
nó. Không dừng lại ở đó, những nhà nghiên cứu ở Xerox PARC còn đi xa hơn khi cho ra
đời cái gọi là kiến trúc MVC ( viết tắt của Model – Vie w – Controller).
MVC được phát minh tại Xerox Parc vào những năm 70, bởi TrygveReenskaug. MVC
lần đầu tiên xuất hiện công khai là trong Smalltalk-80. Sau đó trong một thời gian dài hầu
như không có thông tin nào về MVC, ngay cả trong tài liệu 80 Smalltalk. Các giấy tờ
quan trọng đầu tiên đƣợc công bố trên MVC là “A Cookbook for Using the Model-ViewController User Interface Paradigm in Smalltalk – 80”, bởi Glenn Krasner và Stephen

Pope, xuất bản trong tháng 8 / tháng 9 năm 1988.
2.3 Kiến trúc mô hình MVC
Trong kiến trúc MVC, một đối tượng đồ họa người dùng(GUI Compone nt) bao gồm 3
thành phần cơ bản: Model, View, và Controller. Model có trách nhiệm đối với toàn bộ dữ
liệu cũng như trạng thái của đối tượng đồ họa. View chính là thể hiện trực quan của
Model, hay nói cách khác chính là giao diện của đối tượng đồ họa. Và Controller điều
khiển việc tương tác giữa đối tượng đồ họa với người sử dụng cũng như những đối tượng
khác.

6


Hình 1.1: Các thành phần chính của mô hình MVC
Khi người sử dụng hoặc những đối tượng khác cần thay đổi trạng thái của đối tượng đồ
họa, nó sẽ tương tác thông qua Controller của đối tượng đồ họa. Controller sẽ thực hiện
việc thay đổi trên Model. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra ở Model, nó sẽ phát thông
điệp ( broadcast message) thông báo cho View và Controller biết. Nhận được thông điệp
từ Model, View sẽ cập nhật lại thể hiện của mình, đảm bảo rằng nó luôn là thể hiện trực
quan chính xác của Model. Còn Controller, khi nhận được thông điệp từ Model, sẽ có
những tương tác cần thiết phản hồi lại người sử dụng hoặc các đối tượng khác

7


Hình 1.2: Mô hình tuần tự của MVC
Ví dụ :
Lấy ví dụ một GUI Component (thành phần đồ họa người dùng) đơn giản là Checkbox.
Checkbox có thành phần Model để quản lý trạng thái của nó là check hay uncheck, thành
phần View để thể hiện nó với trạng thái tương ứng lên màn hình, và thành phần
Controller để xử lý những sự kiện khi có sự tương tác của người sử dụng hoặc các đối

tượng khác lên Checkbox.
Khi người sử dụng nhấn chuột vào Checkbox, thành phần Controller của Checkbox sẽ xử
lý sự kiện này, yêu cầu thành phần Model thay đổi dữ liệu trạng thái. Sau khi thay đổi
trạng thái, thành phần Model phát thông điệp đến thành phần View và Controller. Thành
phần View của Checkbox nhận được thông điệp sẽ cập nhật lại thể hiện của Checkbox,
phản ánh chính xác trạng thái Checkbox do Model lưu giữ. Thành phần Controller nhận
được thông điệp do Model gởi tới sẽ có những tương tác phản hồi với người sử dụng nếu
cần thiết.

2.4 : Đặc điểm mô hình MVC
Cái lợi ích quan trọng nhất của mô hình MVC là nó giúp cho ứng dụng dễ bảo trì, module
hóa các chức năng, và được xây dựng nhanh chóng. MVC tách các tác vụ của ứng dụng
thành các phần riêng lẻ model, view, controller giúp cho việc xây dựng ứng dụng nhẹ
nhàng hơn. Dễ dàng thêm các tính năng mới, và các tính năng cũ có thể dễ dàng thay đổi.
8


MVC cho phép các nhà phát triển và các nhà thiết kế có thể làm việc đồng thời với nhau.
MVC cho phép thay đổi trong 1 phần của ứng dụng mà không ảnh hưởng đến các phần
khác
Sở dĩ như vậy vì kiến trúc MVC đã tách biệt (decoupling) sự phụ thuộc giữa các thành
phần trong một đối tượng đồ họa, làm tăng tính linh động (flexibility) và tính tái sử dụng
(reusebility) của đối tượng đồ họa đó. Một đối tượng đồ họa bấy giờ có thể dễ dàng thay
đổi giao diện bằng cách thay đổi thành phần View của nó trong khi cách thức lưu trữ
(Model) cũng như xử lý (Controller) không hề thay đổi. Tương tự, ta có thể thay đổi cách
thức lưu trữ (Model) hoặc xử lý (Controller) của đối tượng đồ họa mà những thành phần
còn lại vẫn giữ nguyên.
Chính vì vậy mà kiến trúc MVC đã được ứng dụng để xây dựng rất nhiều framework và
thư viện đồ họa khác nhau. Tiêu biểu là bộ thư viện đồ họa của ngôn ngữ lập trình hướng
đối tượng SmallTalk (cũng do Xerox PARC nghiên cứu và phát triển vào thập niên 70 của

thế kỷ 20). Các Swing Components của Java cũng được xây dựng dựa trên kiến trúc
MVC. Đặc biệt là nền tảng ASP.NET MVC Frame work.
2.5 : Ưu/Nhược điểm của mô hình MVC
Ưu điểm :
MVC làm cho ứng dụng trở nên trong sáng, giúp lập trình viên phân tách
ứng dụng thành ba lớp một cách rõ ràng. Điều này sẽ rất giúp ích cho việc
phát triển những ứng dụng xét về mặt lâu dài cho việc bảo trì và nâng cấp
hệ thống.
MVC hiện đang là mô hình lập trình tiên tiến bậc nhất hiện nay, điều mà
các framework vẫn đang nổ lực để hướng tới sự đơn giản và yếu tố lâu dài
cho người sử dụng.
Nhược điểm :
Mặc dù, MVC tỏ ra lợi thế hơn nhiều so với cách lập trình thông thường.
Nhưng MVC luôn phải nạp, load những thư viện đồ sộ để xử lý dữ liệu.
Chính điều này làm cho mô hình trở nên chậm chạp hơn nhiều so với việc
code tay thuần túy.
MVC đòi hỏi người tiếp cận phải biết qua OOP, có kinh nghiệm tương đối
cho việc thiết lập và xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh. Sẽ rất khó khăn
nếu OOP của người sử dụng còn yếu.
MVC tận dụng mảng là thành phần chính cho việc truy xuất dữ liệu. Nhất
9


là với việc sử dụng active record để viết ứng dụng. Chúng luôn cần người
viết phải nắm vứng mô hình mảng đa chiều.

3. Giới thiệu Visual Studio
3.1 Hướng dẫn cài đặt.
- Ngôn ngữ C# được Microsoft phát triển kèm theo IDE (intergrated
development environment) là phần mềm Microsoft visual studio.

- Hiện nay phiên bản mới nhất là Visual Studio mới nhất là phiên bản Visual
Studio 2017.
- Ta có thể download phần mềm tại: />
-

Có 3 phiên bản cho người dung lựa chọn, đối với học sinh, sinh viên, chúng ta
sẽ lựa chọn phiên bản Community 2017 vì nó hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn
cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết.
Sau khi download xong, ta nhận được file cài đặt Visual Studio, khởi chạy file
cài đặt.
Khi chạy file, một cửa sổ thông báo cần download them các nội dung liên
quan, ta đợi cho đến khi download và cài đặt xong.

10


-

Tiếp theo ta chỉ cần chọn Install để cài đặt.

-

Tiếp theo ta lựa chọn thành phần ngôn ngữ và nền tảng cài đặt

11


-

Lựa chọn phiên bản framework hỗ trợ và ngôn ngữ sử dụng:


12


-

Sau khi đã hoàn tất, ta bấm install để cài đặt.
Việc cài đặt sẽ diễn ra hoàn toàn tự động và tốc độ cài đặt phụ thuộc vào tốc độ
mạng internet và cấu hình máy.
Sauk hi cài đặt xong ta tiến hành khởi động lại máy tính.

1.1. Hướng dẫn sử dụng.
- Kích đúp vào biểu tượng chương trình để khởi chạy.
- Giao diện khi chạy chương trình:

-

Để tạo 1 project mới, ta chọn File/new/Project

13


-

Cửa sổ new project hiện lên cho phép ta chọn mô hình để làm việc như
winform, webform,…Ở đây ta lựa chọn Visual C# và ASP.NET web
Application (.NET Framework)

-


Ta đặt tên cho project trong phần Name: TTTN
Vị trí lưu trong phần Location : C:\Users\hungn\Desktop\TTTN\
Tên của Solution trong phần Solution name:
Lựa chọn phiên bản Framework trong phần Framework (thường để mặc định)
Nhấn Ok để khởi tạo project.

14


-

Lựa chọn mô hình MVC và nhấn Ok
Giao diện của chương trình sau khi tạo:

-

Mặc định chương trình sẽ tạo luôn 1 dự án đầu tiên mà ta không cân làm gì cả.
Ta có thể bấm Ctrl+F5 để xem kết quả..

15


Chương 2. Khảo sát hệ thống
2.1 Khảo sát sơ bộ hệ thống
2.1.1 Mục đích
 Nhằm làm rõ yêu cầu hệ thống.
Tiếp cận nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.
 Tìm hiểu chức năng, cách thức hoạt động của hệ thống.
 Thu thập thông tin, sổ sách, mẫu biểu phục vụ cho pha phân tích.
 Thu thập thông tin nghiệp vụ, các quy trình xử lý.

2.1.2 Phương pháp
 Quan sát trực tiếp
 Phỏng vấn
 Nghiên cứu biểu mẫu
2.1.3 Đối tượng khảo sát
 Người quản lý.
 Nhân viên bán hàng.
2.1.4 Kết quả khảo sát sơ bộ
* Qua khảo sát thực tế tại công ty Vitravel, chúng tôi đã thu thập được một số dữ
liệu sau đây:
- Phân tích thiết kế hệ thống thực hiện việc quản lí Tour du lịch trong nước nhằm giúp
cho việc :
- Tổ chức Tour, cũng như việc quản lý một số vấn đề liên quan như khách
hàng,nhân viên, phương tiện,…được tốt hơn, đảm bảo tính chính xác nhanh chóng và
thuận lợi.
- Mỗi Tour du lịch thường lưu trữ các thông tin : MaTour, TenTour, NgayBD,
NgayKT, Gia….
16


- Mỗi khách hàng có thể đăng ký một hoặc nhiều Tour thông tin khách hàng lưu
trữ gồm : MaKH, TenKH, Phai, DiaChi, SDT…
- Công ty sẽ gồm nhiều đại lý ,trong số đó có một đại lý làm trụ sở chính các thông
tin đại lý gồm:MaDL, TenDL, DiaChi, SDT…
- Các đại lý sẽ thực hiện thống nhất việc tổ chức, quản lý và bán vé cho khách
hàng, thông tin vé gồm: MaVe, TenVe…
- Mỗi chuyến du lịch sẽ có một hướng dẫn viên (HDV)du lịch phụ trách hướng
dẫn khách tham quan trong suốt Tour du lịch thông tin HDV gồm: MaHDV, TenHDV,
Phai, DiaChi, SDT…
-Mỗi Tour đều có phương tiện vận chuyển riêng để đảm bảo cho việc tham quan,

thông tin phương tiện gồm: MaPT, TenPT, LoaiPT, SoCho…
- Mỗi Tour du lịch sẽ có nhiều điểm tham quan tại mỗi điểm tham quan khách
hàng sẽ được nghỉ tại khách sạn thông tin điểm tham quan gồm: MaDD, TenDD,
Tinh…,thông tin lưu trữ khách sạn gồm: MaKS, TenKS, DiaChi…
2.2 Xác định yêu cầu hệ thống
2.2.1 Yêu cầu chức năng
Khắc phục được nhược điểm của hệ thống cũ, hệ thống mới cần có các cải biến sau:
-

Quản lý được các vấn đề liên quan đến Tour du lịch bao gồm : Khách hàng,
Nhân viên, Địa diểm , Khách sạn , v...v một cách dễ dàng và thuận tiện hơn
Quản lý được việc công nợ của Khách hàng với Công ti cung cấp dịch vụ du
lịch
Quản lý được việc Thu – Chi của công ti một cách rành mạch, chính xác,
khách quan
Bổ sung thêm việc quản lý các dịch vụ đi kèm trong Tour du lịch bao gồm :
Hoạt động, lịch trình, phí tổn v.v..
Phân loại Tour du lịch theo từng nhóm để dễ dàng quản lý cũng như trích xuất
Bổ sung thêm các thông tin về :
o Tour : Loại hình tour, số người tham gia, số trẻ em, số người lớn, giá
của mỗi người.
o Nhân viên : Mã nhân viên, Tên nhân viên, Tuổi, Giới tính, Địa chỉ, SDT,
Email, Số CMT, Ngày gia nhập, chức vụ...
o Khách sạn : Mã khách sạn, Tên, Loại khách sạn, Giá, Trạng thái , v..v
o Khách hàng : Lưu trữ lại toàn bộ thông tin mà khách hàng cung cấp theo
từng đơn đặt Tour
o Phương tiện : Mã tài xế, Tên tài xế , Loại phương tiện, Giá v.v
o Địa danh : Mã địa danh, Tên địa danh, Mã vùng, Giá, v.v
o Dịch vụ đi kèm : Mã dịch vụ, Tên dịch vụ, giá cho mỗi người v..v
17



o Hướng dẫn viên : Mã HDV, Tên HDV, Tuổi, Địa chỉ, Giới tính, SĐT,
Bằng cấp, v.v.

2.2.2 Yêu cầu phi chức năng
Chương trình được thực hiện và sử dụng trên môi trường WEB nên chỉ cần
người sử dụng có Laptop kết nối mạng Internet là có thể sử dụng dễ dàng nên
không có yêu cầu gì về cấu hình. Điều này làm tăng tính thông dụng và dễ dàng khi
sử dụng Chương trình!
2.2.3 : Một số hình ảnh của Chương trình
-

Màn hình KINH DOANH

18


-

Màn hình KẾ TOÁN

-

Màn hình BÁO CÁO

19


-


Màn hình QUẢN TRỊ

20


Chương 3. Các chức năng của hệ thống

21



×