Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG TRANG THIẾT bị xét NGHIỆM y tế tại các TRƯỜNG đại học y của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TỐNG THỊ KHUYÊN

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM Y TẾ TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y CỦA VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Y Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.70

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TỐNG THỊ KHUYÊN

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM Y TẾ TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y CỦA VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Y Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ



CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.70

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.........................................................................................4
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................6
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................9
- Đề xuất chính sách sử dụng và quy chế quản lý trang thiết bị xét
nghiệm y tế cho các trường đại học y.......................................................10
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................12
5. Mẫu khảo sát..........................................................................................12
6. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................13
7. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................13
8. Phương pháp nghiên cứu......................................................................13
9. Nội dung nghiên cứu..............................................................................14
10. Cấu trúc luận văn................................................................................14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM Y
TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y...........................................................16

1.1.Một số khái niệm...............................................................................16
1.1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học.............................16
1.1.2. Khái niệm về trang thiết bị y tế.................................19
1.1.3. Hiệu quả và đánh giá hiệu quả trang thiết bị.............22

1.2. Vai trò trang thiết bị sử dụng trong các trường đại học..................23
1.2.1. Nguồn hình thành và công năng sử dụng....................................23
1.2.2. Trang thiết bị - cơ sở hạ tầng cho đổi mới...................................25
1.2.2.3. Nghiên cứu khoa học..................................................................27

1


1.3. Chính sách về trang thiết bị y tế........................................................30
1.3.1. Khái niệm chính sách....................................................................30
1.3.2. Sự tác động của chính sách [22]...................................................33
1.3.3. Chính sách quản lý trang thiết bị y tế.........................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM Y TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y HÀ NỘI.......................................................................................................37
2.1. Chiến lược và chính sách quốc gia phát triển trang thiết bị y tế....37
2.1.1. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành y tế đến
năm 2020..................................................................................................37
2.1.2. Chính sách quản lý trang thiết bị y tế.........................................38
2.1.3. Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn
2002 - 2010..........................................................................42

2.2. Thực trạng sử dụng trang thiết bị xét nghiệm.................................46
46
2.3. Thực trạng quản lý các trang thiết bị của labo................................58

2.4. Thực trạng nguồn nhân lực của các labo..........................................62
Kết luận chương II: TTBXNYT trong trường đại học y đa dạng về chủng
loại với chi phí đầu tư khá đắt đỏ tuy nhiên hiệu quả sử dụng không cao do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưu trình quản lý tác nghiệp chưa chặt chẽ,
từ khâu xác định mục đích mua trong ngắn hạn, dài hạn tới quản lý sử dụng
sửa chữa đòi hỏi phải được hoàn thiện. Liên kết ba mảng hoạt động: đào tạo,
nghiên cứu và khám chữa bệnh đang là một vấn đề thôi thúc.......................67
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM Y
TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y...........................................................68
3.1. Giải pháp về lập kế hoạch, xây dựng quy trình mua sắm, quản lý
tác nghiệp trang thiết bị xét nghiệm (hình 5)..........................................68

2


3.2. Giải pháp tổ chức sử dụng trang thiết bị với tư cách là cơ sở hạ
tầng cho đổi mới.........................................................................................73
3.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng tổ chức của các labo trong các trường
đại học y....................................................................................................73
3.2.2. Về cơ chế liên kết hoạt động giữa các labo trong các trường đại
học y 73
3.2.3. Về vốn đầu tư cho xây dựng labo, mua sắm và bảo trì TTBXN..75
3.2.4. Về xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực quản lý và vận hành....76
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................78
PHỤ LỤC........................................................................................................81

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại TTBXN được sử dụng hàng ngày......................47
Bảng 2.2: Các loại TTBXN được sử dụng hàng tuần......................48
Bảng 2.3: Các loại TTBXN được sử dụng hàng tháng....................49
Bảng 2.4: Các loại TTBXN được sử dụng một vài lần/năm.............49
Bảng 2.5. Các kết quả về đào tạo và nghiên cứu từ hoạt động của
labo..............................................................................50
Bảng 2.6:Nhóm các xét nghiệm thường quy được thực hiện tại các
labo..............................................................................50
Bảng 2.7: Nhóm các xét nghiệm đặc thù được thực hiện tại các
labo..............................................................................51
Bảng 2.8: Nhóm các XN sinh học phân tử được thực hiện tại các
labo..............................................................................52
Bảng 2.9: Các loại TTBXN được sử dụng hàng ngày của các đơn vị
khác..............................................................................53
Bảng 2.10: Các loại TTBXN được sử dụng hàng tuần của các đơn vị
khác..............................................................................54
Bảng 2.11: Các loại TTBXN được sử dụng hàng tháng của các đơn
vị khác..........................................................................56
Bảng 2.12: Các loại TTBXN được sử dụng một vài lần/năm của các
đơn vị khác...................................................................57
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý các trang thiết bị xét nghiệm.......58
của các labo trường Đại học Y Hà Nội...........................................58
Bảng 2.14: Thực trạng sửa chữa khi có TTB hỏng.........................59
Bảng 2.15: Kết quả quan sát tình hình quản lý TTB tại các lab.....60
Bảng 2.16: Phân tích văn bản quản lý trang thiết bị y tế..............60
Bảng 2.17: Phân tích văn bản quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu
chuẩn WHO 2009.........................................................62


4


CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM KHẢO.......................................................91
CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM KHẢO.......................................................95
CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM KHẢO.......................................................98

5


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Mô hình trung tâm liên kết trong trường đại học y.................................................29
Hình 2: Tủ vật tư hóa chất của labo Gen - Protein.............................................................64
Hình 3: Sổ theo dõi hóa chất và tủ đựng hóa chất của labo Gen - Protein........................65
Hình 4: Tủ hóa chất của labo Môi trường............................................................................66

6


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Học, nguyên
cán bộ Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ đã tận tình
giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện thành công luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô tại Viện Chiến lược và Chính
sách Khoa học và Công nghệ, các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tận tâm dạy dỗ, giúp đỡ, chia sẻ những ý kiến thức, kinh nghiệm
quý báu, tạo cho em những điều kiện tốt nhất để học tập và trưởng thành
trong chuyên ngành này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, em, các bạn đồng nghiệp đang
công tác và giảng dạy tại Trường Đại học Y Hà Nội cùng bạn bè và người
thân đã tạo điều kiện, cổ vũ, động viên, khuyến khích trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2002, Bộ Y tế đã ban hành chính sách Quốc gia về trang thiết bị y
tế (TTBYT) 2002 - 2010, trong đó có nhấn mạnh việc tăng cường công tác
quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế nhằm nâng cao năng lực quản lý trang
thiết bị y tế của các cơ sở y tế trong toàn ngành.
Những thành tựu đạt được bắt nguồn từ chính sách đáng ghi nhận, tuy
nhiên vấn đề này vẫn thu hút sự quan tâm không chỉ của riêng ngành y tế mà
là của toàn xã hội bởi tình hình sử dụng không hiệu quả còn tồn tại ở không ít
cơ sở y tế, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên
cứu lớn nhất trong ngành y tế Việt Nam. Nhà trường có quy mô hoạt động lớn
với cơ cấu bao gồm các viện, khoa, bộ môn, trung tâm và bệnh viện thực
hành. Để phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa bệnh,
Nhà trường cũng đã được trang bị nhiều trang thiết bị y tế, đặc biệt là trang
thiết bị xét nghiệm, bằng nguồn kinh phí của nhà nước hoặc nước ngoài thông
qua các đề tài, dự án nghiên cứu với số lượng và chất lượng ngày càng tăng.
Từ năm 2001, một số labo của nhà trường đã được nhà nước đầu tư một số
trang thiết bị phục vụ nghiên cứu: labo Mô phôi, Y sinh học di truyền, Sinh
hóa, Môi trường, Miễn dịch - Sinh lý bệnh, labo trung tâm nghiên cứu Gen Protein với dự án tăng cường trang thiết bị. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử

dụng tốt các trang thiết bị này nhằm phục vụ tối đa cho hoạt động của nhà
trường vẫn là một vấn đề cấp thiết, cần phải có những điều tra và nghiên cứu
cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu nhất trong việc quản lý và khai
thác sử dụng trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa
bệnh một cách hiệu quả.

8


Bên cạnh đó, một câu hỏi khác được đặt ra là với những cơ sở đào tạo y
khác, tình hình sử dụng chủng loại trang thiết bị này diễn ra như thế nào, có
một tình trạng chung tồn tại trong các trường đại học y hay không và nếu có
thì giải pháp được đưa ra là gì nhằm thay đổi thực trạng đó.
Do đặc thù ngành, đa phần các bộ môn lâm sàng của các trường đại học
y đều được đặt tại các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc tỉnh, thành phố theo
cơ chế kết hợp viện - trường do việc đào tạo gắn kết chặt chẽ với công tác
khám chữa bệnh (thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 01/8/2008 của Bộ Y tế về
việc hướng dẫn kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện
thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe
nhân dân). Các máy móc phục vụ cho thăm khám, chẩn đoán trên lâm sàng
thường thuộc sở hữu của bệnh viện, giảng viên của các bộ môn lâm sàng của
Nhà trường đồng thời tham gia khám chữa bệnh và giảng dạy cho sinh viên,
học viên tại bệnh viện. Còn các bộ môn y học cơ sở và cơ bản sẽ được đặt tại
khuôn viên trường và để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, nhà trường được trang bị các máy móc từ nguồn ngân sách nhà nước
(thường thông qua các đề tài, dự án, Bộ Y tế chưa có danh mục quy định các
trang thiết bị y tế thiết yếu cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường
đại học y). Các trang thiết bị này thường rất đắt tiền, chi phí bảo trì, bảo
dưỡng cao, hóa chất sử dụng kèm theo cũng cần chi phí rất lớn. Vì vậy, vấn đề
đặt ra là làm thế nào để sử dụng những trang thiết bị này một cách hiệu quả

nhất để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các
trường đại học y.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất những giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
trang thiết bị xét nghiệm y tế tại các trường đại học y của Việt Nam.

9


Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mô tả thực trạng sử dụng trang thiết bị xét nghiệm phục vụ cho giảng
dạy, nghiên cứu, chẩn đoán, theo dõi điều trị tại các trường Đại học Y Hà Nội
và các trường đại học y của Việt Nam.
- Mô tả thực trạng chính sách quản lý các trang thiết bị xét nghiệm;
- Đề xuất chính sách sử dụng và quy chế quản lý trang thiết bị xét
nghiệm y tế cho các trường đại học y.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với chủ đề về trang thiết bị y tế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
được tiến hành trong thời gian 10 năm gần đây.
Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Mai thực hiện đề tài “Hiệu quả
đầu tư trang thiết bị khoa học - công nghệ trong ngành Y tế”. Tại nghiên cứu
này, tác giả đã trình bày về trực trạng đầu từ trang thiết bị y tế và đánh giá
hiệu quả đầu tư của loại trang thiết bị này [24].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Chúc (2004) với đề tài “Kiểm kê và đánh giá
thực trạng đầu tư trang thiết bị chẩn đoán tại các bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh” đã tiến hành kiểm kê và đánh giá thực trạng đầu tư trang thiết bị chẩn
đoán tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và bước đầu đánh giá về hiệu quả
đầu tư và xác định nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế đối với các bệnh viện
tuyến tỉnh [20].
Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Hà thực hiện đề tài “Điều tra thực trạng

nguồn nhân lực, trang thiết bị, khả năng đáp ứng lâm sàng và nhu cầu đào tạo
của cán bộ labo Y sinh học tuyến tỉnh”. Tác giả đã đánh giá thực trạng
phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công việc xét nghiệm, thực trạng
nguồn nhân lực và trình độ cán bộ sử dụng trang thiết bị y tế trong các khoa
phòng xét nghiệm tại bệnh viện tuyến tỉnh [23].

10


Tác giả Dương Văn Tỉnh (2002) đã nghiên cứu về “Chính sách phát triển
trang thiết bị phục vụ tuyến y tế cơ sở”. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu
phân tích hiện trạng trang thiết bị ở tuyến y tế cơ sở và đưa ra các giải pháp
nhắm khuyến khích phát triển trang thiết bị y tế cho tuyến cơ sở [26].
Một khía cạnh khác cũng được tác giả quan tâm với mục đích cuối cùng
là nâng cao chất lượng trang thiết bị y tế đó là “Nâng cao chất lượng nhập
trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ”. Với chủ đề
này, tác giả Phạm Thị Ngọc Thủy (2010) đã đề xuất xây dựng mô hình tổ
chức thẩm định công nghệ để nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế
[25].
Các nghiên cứu của tác giả nói trên tập trung chủ yếu vào đánh giá thực
trạng đầu tư, sử dụng các trang thiết bị y tế cụ thể tại một số tuyến y tế, đưa ra
các đề xuất, khuyến nghị liên quan tới đầu tư, công tác quản lý, đào tạo nguồn
nhân lực cho các đơn vị của các tuyến này. Tuy nhiên, mảng trang thiết bị y tế
đang được sử dụng tại các cơ sở đào tạo Y tế, đặc biệt là các trường đại học Y,
vẫn là một vấn đề ngỏ. Số lượng các trang thiết bị được đầu tư và sử dụng ở
các đơn vị này tuy không quá lớn và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư chưa được đề xuất một cách có hệ thống. Bởi vậy, nếu có chính sách
phù hợp, quản lý có hiệu quả thì sẽ góp phần không nhỏ trong chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực y tế, nâng cao chất lượng các nghiên cứu của các cơ sở
đào tạo, phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

•Tính mới của đề tài nghiên cứu: Tiếp cận chính sách đổi mới trong
việc xem xét trang thiết bị nói chung và trang thiết bị xét nghiệm (TTBXN)
nói riêng với tư cách là cơ sở hạ tầng cho đổi mới. Đây là cách tiếp cận để xây
dựng các giải pháp quản lý hiệu quả các thiết bị xét nghiệm xét theo khía cạnh
tổ chức cũng như khía cạnh kinh tế, giảm thiểu tối đa sự lãng phí ngân sách
dành cho việc mua sắm trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng
11


cường liên kết nghiên cứu khoa học, đào tạo trong trường đại học ngành y.
4. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát được tiến hành tại các labo sau của trường Đại học Y Hà Nội:
- Labo trung tâm nghiên cứu Gen - Protein
- Labo bộ môn Y sinh học - Di truyền
- Labo bộ môn Hóa sinh
- Labo bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh
- Labo bộ môn Vi sinh
- Labo bộ môn Mô học - Phôi thai học
- Labo bộ môn Ký sinh trùng
- Labo Môi trường.
Tiến hành phỏng vấn qua điện thoại 6 trường Đại học Y của Việt Nam
(dựa trên phiếu hỏi):
- Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ
- Trường Đại học Y Huế
- Trường Đại học Y Hải Phòng
- Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
- Trường Đại học Y Thái Bình
5. Mẫu khảo sát
- Các máy móc trang thiết bị xét nghiệm y tế sử dụng phục vụ cho công

tác giảng dạy và nghiên cứu ở một số bộ môn y học cơ cở, Trung tâm nghiên
cứu Gen - Protein.
- Các văn bản nhà nước và các đơn vị liên quan quy định về việc quản lý
và sử dụng trang thiết bị xét nghiệm y tế trong các cơ sở đào tạo y tế.
- Trang thiết bị và chính sách quản lý trang thiết bị của các trường đại

12


học y.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng trang thiết bị xét nghiệm y tế tại trường Đại học Y
Hà Nội và các trường đại học y khác của Việt Nam diễn ra như thế nào?
- Trường Đại học Y Hà Nội đã có những giải pháp gì trong vấn đề quản
lý trang thiết bị xét nghiệm y tế?
- Cần có những giải pháp chính sách gì nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng và quản lý trang thiết bị xét nghiệm y tế tại các trường đại học y của
Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Một số trường đại học y sử dụng và quản lý trang thiết bị xét nghiệm y
tế chưa có hiệu quả và chưa có chính sách đồng bộ nhằm quản lý việc sử dụng
trang thiết bị xét nghiệm y tế.
- Chính sách dùng chung trang thiết bị cho các đơn vị, bộ môn tại các
trường đại học y có thể nâng cao hiệu quả sử dụng.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích.
* Kỹ thuật thu thập thông tin:
- Thu thập các văn bản chính sách về quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế
- Thống kê các số liệu sẵn có về danh mục các trang thiết bị đang sử
dụng tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2013.

- Thống kê danh mục các xét nghiệm đang thực hiện tại các labo của
trường Đại học Y Hà Nội năm 2013.
- Thảo luận nhóm với các cán bộ khoa học của 8 labo của trường.
13


- Quan sát tình trạng quản lý và sử dụng các trang thiết bị của các Labo.
- Điều tra qua bảng câu hỏi đối với các trường đại học y kết hợp lấy số
liệu từ các nguồn sẵn có.
* Phân tích số liệu:
Các số liệu được phân tích theo quy định về thống kê y sinh học .
9. Nội dung nghiên cứu
- Thống kê số lượng các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội
đang quản lý và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm y tế.
- Thống kê danh mục máy móc và trang thiết bị xét nghiệm của các bộ
môn (có phiếu thống kê kèm theo phần phụ lục) với các thông tin như: Tên
thiết bị, năm sản xuất, năm nhập về và đưa vào sử dụng, mục đích sử dụng,
tần suất sử dụng.
- Tìm hiểu các cơ chế vận hành trang thiết bị xét nghiệm y tế tại các văn
bản nhà nước, của đơn vị quy định về sử dụng trang thiết bị.
- Tình hình bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng trang thiết bị xét nghiệm
của trường.
- Thu thập và thống kê số liệu và tình hình sử dụng trang thiết bị của các
trường đại học Y.
10. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung khoa học,
kết luận và kiến nghị.
Phần nội dung khoa học gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng trang thiết bị xét nghiệm y tế tại các cơ sở đào tạo y

14


Chương 2. Thực trạng chính sách và thực trạng sử dụng trang thiết bị xét
nghiệm y tế tại trường Đại học Y Hà Nội và các trường đại học y khác
Chương 3. Đề xuất những giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng trang thiết bị y tế tại trường đại học y của Việt Nam
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

15


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ XÉT NGHIỆM
Y TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.1.1. Khái niệm
+ Khoa học: Theo Luật khoa học - công nghệ năm 2013, “khoa học là hệ
thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
tự nhiên, xã hội và tư duy”.
+ Nghiên cứu khoa học: cũng theo Luật khoa học - công nghệ 2013,
“nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.
Theo Vũ Cao Đàm [21, tr. 17-19], nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm
những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát triển bản chất sự vật, phát
triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sự sáng tạo phương pháp mới,

phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật, phục vụ cho mục tiêu hoạt
động của con người.
Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động đặc biệt, đặc biệt ở chỗ đó là
công việc tìm kiếm những điều chưa biết và người nghiên cứu hoàn toàn
không thể hình dung được hoặc không thể hình dung thật chính xác kết quả
dự kiến. Điều này hoàn toàn khác biệt với các hoạt động khác trong đời
sống xã hội.

16


Có thể nói nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá trong một thế
giới hoàn toàn chưa được biết đến và kết quả tìm kiếm ra sao cũng không thể
dự kiến một cách chi tiết.
1.1.1.2. Phân loại nghiên cứu khoa học
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học, trong đó có phân loại theo
chức năng nghiên cứu và phân loại theo các giai đoạn nghiên cứu.
a. Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về
nhận dạng sự vật, giúp phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với
sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương
tác; mô tả định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng
nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.
Nghiên cứu giải thích là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn
đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội
dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc, động thái, cấu trúc,
tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
Nghiên cứu giải pháp là nghiên cứu nhằm tìm ra một sự vật mới chưa từng
tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng ở mô tả và giải thích mà luôn hướng
đến sự sáng tạo các giải pháp nhằm biến đổi thế giới.

Nghiên cứu dự báo là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của
sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả
trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có
thể do nhiều nguyên nhân: sai lệch khách quan trong kết quả quan sát, sai lệch
do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của sự vật khác, môi trường
cũng luôn có thể có sự biến động

17


b.

Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu
Theo các giai đoạn của nghiên cứu, người ta chia thành nghiên cứu cơ

bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện những thuộc
tính, cấu trúc, động thái của sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên
hệ giữa sự vật với sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các
khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến hình thành một hệ thống lý thuyết có
giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Nghiên
cứu cơ bản được chia thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên
cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là nghiên
cứu cơ bản tự do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên
cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa bàn đến ý nghĩa ứng
dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã
hội …đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định
hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.

+ Nghiên cứu nền tảng: là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của
một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện
thiên nhiên như địa chất, đại dương, khí quyển, khí tượng, điều tra cơ bản về
kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nên tảng.
+ Nghiên cứu chuyên đề: là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của
sự vật, ví dụ như trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền.
Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến sự hình thành những cơ sở lý thuyết mà
còn dẫn đến ứng dụng thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên
18


cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải
pháp và áp dụng vào sản xuất, đời sống. Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng
nhất của thuật ngữ này, có thể là giải pháp về công nghệ, về vật liệu và tổ
chức quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Tuy
nhiên, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể
đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại
nghiên cứu khác, gọi là nghiên cứu triển khai. Triển khai hay còn gọi là triển
khai thực nghiệm, là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu với
những tham số khả thi về kỹ thuật.
1.1.2. Khái niệm về trang thiết bị y tế
1.1.2.1. Khái niệm:
Theo thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế hướng
dẫn nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng,
diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế, một số
khái niệm về trang thiết bị y tế được hiểu như sau [8]: Trang thiết bị y tế là
các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết, được sử
dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích:
Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp

tổn thương; Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình
khám bệnh, chữa bệnh; Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; Kiểm soát sự thụ thai;
Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong gia dụng và y tế); Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho
hoạt động y tế.
+ Thiết bị y tế bao gồm: Các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị
đồng bộ phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên
cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực y tế.

19


+ Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: Phương tiện chuyển
thương (Xe chuyển thương, xuồng máy, ghe máy chuyển thương, xe ô tô cứu
thương). Xe chuyên dùng lưu động cho y tế (X quang, xét nghiệm lưu động,
chuyên chở vacxin...).
+ Dụng cụ, vật tư y tế gồm: Các loại dụng cụ, vật tư, hoá chất xét
nghiệm được sử dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ.
+ Các loại dụng cụ, vật tư cấy, ghép trong cơ thể gồm: Xương nhân tạo,
nẹp vít cố định xương, van tim, máy tạo nhịp tim, ống nong mạch, ốc tai điện
tử, thuỷ tinh thể (hàng năm tuỳ theo sự phát triển của khoa học vật liệu y học,
Bộ Y tế sẽ có danh mục bổ sung).
1.1.2.2. Phân loại trang thiết bị y tế:
Trong thời đại hiện nay, trang thiết bị y tế đã giúp cho việc chẩn đoán,
điều trị bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả, giảm biến chứng cho nguời
bệnh. Dựa vào nội dung chuyên môn trong y học, trang thiết bị y tế được phân
thành 10 nhóm như sau [4, tr. 335-343]:
- Nhóm 1: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh, bao gồm các thiết bị đặc trưng
là: máy X quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng tử,

chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp cắt lớp position (PET/CT), máy siêu
âm…..
- Nhóm 2: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý, bao gồm: máy điện tâm đồ
(ECG), máy điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não…
- Nhóm 3: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế
bào, máy ly tâm…
- Nhóm 4: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết
bị như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim,
20


máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy…
- Nhóm 5: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điều trị sóng ngắn, tia
hồng ngoại, laser trị liệu.
- Nhóm 6: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO 2, Laser YAG, Nd,
Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser…
- Nhóm 7: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng
phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị
cường nhiệt, thận nhân tạo…
- Nhóm 8: Các thiết bị điện tử y tế phương đông như máy dò huyệt
massage, châm cứu, điều trị từ phổi….
- Nhóm 9: Nhóm thiết bị điện tử y thế thường dùng ở gia đình như huyết
áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử, điện tim…
- Nhóm 10: Nhóm loại thiết bị thông dụng phục vụ cho hoạt động của cơ
sở y tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ
thống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, xử lý nước thải.
Ngoài cách phân loại có tính chất tương đối trên, để đảm bảo sự thống
nhất trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế
cụ thể được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân (có
danh mục trang thiết bị y tế cho các cơ sở chăm sóc khám chữa bệnh tuyến

xã, huyện, tỉnh). Tuy nhiên, trong các cơ sở đào tạo thì không có danh mục
này mà tùy theo điều kiện đầu tư của từng trường mà mua sắm trang thiết bị
để phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về trang
thiết bị xét nghiệm y tế, hiệu quả sử dụng của trang thiết bị xét nghiệm y tế
trong các trường đại học y (nhóm 3 và nhóm 6).

21


1.1.3. Hiệu quả và đánh giá hiệu quả trang thiết bị
Theo từ điển tiếng Việt năm 2013 của nhà xuất bản Đà Nẵng, hiệu quả là
kết quả thực của việc làm mang lại. Hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế trong
các trường Đại học được hiểu là kết quả sử dụng đem lại có tương xứng với
số kinh phí bỏ ra để mua sắm trang thiết bị đó hay không. Các kết quả sử
dụng bao gồm kết quả đạt được trong đào tạo và trong nghiên cứu khoa học.
Sau một thời gian đưa trang thiết bị y tế vào sử dụng, đơn vị phải tiến
hành đánh giá hiệu quả sử dụng và báo cáo với đơn vị quản lý định kỳ 6
tháng, 1 năm theo các chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất sử dụng: Số lần sử dụng trong 6 tháng/1 năm x thời gian
trung bình vận hành trong một lần sử dụng.
- Hiệu suất dương: Là số lần sử dụng dương/tổng số lần sử dụng trong
thời gian 6 tháng/1 năm.
- Số lần hỏng hóc (tổng thời gian) nếu có.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế là hết sức
quan trọng, giúp cho cơ sở y tế nắm được tình hình và từ đó, trên cơ sở tổng
hợp của toàn ngành để tiếp tục xây dựng, vạch kế hoạch đầu tư trong những
năm tiếp theo.
Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng của từng loại trang thiết bị, cần
dựa vào nhiều yếu tố như giá trị lúc mua sắm, độ bền thiết bị, số lượng kỹ

thuật sử dụng trong ngày, trình độ người sử dụng…. Tuy nhiên, trong phạm vi
đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến tần suất sử dụng các trang thiết bị được
đầu tư cho các labo của đơn vị đào tạo và hiệu quả của các trang thiết bị này
đối với hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học y.

22


+ Hiệu quả đào tạo: Hiệu quả đào tạo được thể hiện ở sự đóng góp của
trang thiết bị y tế trong công tác đào tạo và phát triển giáo dục, đào tạo đội
ngũ nhân lực khoa học - công nghệ cả về số lượng lẫn trình độ thông qua các
hoạt động khoa học - công nghệ trên cơ sở được sự hỗ trợ của các thiết bị,
máy móc, nhờ đó mà nội dung chương trình đào tạo, giảng dạy được thay đổi,
nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo nhờ gắn được sâu sát hơn.
+ Hiệu quả khoa học - công nghệ: Hiệu quả khoa học - công nghệ thể
hiện ở mức độ đóng góp của các công trình khoa học vào quá trình giải quyết
các vấn đề khoa học - công nghệ đặt ra trong từng thời kỳ phát triển cụ thể.
Trong ngành y tế, trang thiết bị y tế là phương tiện để xét nghiệm, chẩn đoán,
phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trên thế giới vào Việt Nam dưới hình thức các công trình
nghiên cứu, đề tài, dự án. Một phần nhờ vào sự đóng góp của các trang thiết
bị, thành tựu của khoa học kỹ thuật, các hoạt động khoa học công nghệ cũng
được chính các thành tựu này thúc đẩy phát triển để giải quyết những vấn đề
then chốt về y tế và y học, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe người dân.
1.2. Vai trò trang thiết bị sử dụng trong các trường đại học
1.2.1. Nguồn hình thành và công năng sử dụng
Trang thiết bị y tế là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh trong ngành y tế. Những loại trang
thiết bị này thường có yêu cầu cao về chất lượng kỹ thuật, vệ sinh, yêu cầu

bảo quản nghiêm ngặt theo đúng quy trình tiêu chuẩn và thường có giá thành
rất cao, ví dụ như máy cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp, máy PCR đều có giá
từ mấy chục ngàn đến mấy trăm ngàn USD.

23


×