Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

GIÁM sát BỆNH dại ở đàn CHÓ TRÊN địa bàn TỈNH PHÚ THỌ GIAI đoạn 2011 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM HÙNG

GIÁM SÁT BỆNH DẠI Ở ĐÀN CHÓ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM HÙNG

GIÁM SÁT BỆNH DẠI Ở ĐÀN CHÓ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
Chuyên ngành : Thú y
Mã số

: 24151020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trương Hà Thái
2. TS. Phan Quang Minh

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
1.Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Trương Hà Thái và TS. Phan Quang Minh
2. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian lận tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm

Tác giả luận văn

Phạm Hùng


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài ngoài sự lỗ lực cố gắng của bản thân
tôi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy, cô cũng như
bạn bè đồng nghiệp và sự giúp đỡ của nhiều cá nhân tập thể trong và ngoài
trường. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu
sắc nhất đến quý thầy, cô cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Trước hết tôi xin cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trương Hà Thái và
TS. Phan Quang Minh đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô
giáo trong khoa Thú y; Ban quản lý đào tạo và các thầy, cô giáo bộ môn vi
sinh vật -truyền nhiễm trong thời gian tôi học tập tại Học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng cán bộ công chức
Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Ban quản lý Dự án “Những nghiên

cứu về cúm ở góc độ tương tác giữa người và động vật và những bệnh chung
khác” do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tài trợ
và Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn.
Một lần nữa cho em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý
báu này.
Tác giả luận văn

Phạm Hùng


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1. MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................3
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN.................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 4
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI ...............................................4
2.1.1.Tác nhân gây bệnh ...........................................................................4
2.1.2. Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền .......................5
2.1.3. Đường lây truyền bệnh Dại .............................................................6
2.1.4. Tính cảm nhiễm ..............................................................................6
2.2. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á .....6
2.3. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM ..............................................8
2.3.1. Tình hình bệnh Dại Dại trên người .................................................8
2.3.2. Tình hình bệnh Dại ở động vật .....................................................13
2.4. CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM . . .17
2.4.1. Kết quả đạt được ...........................................................................17

2.4.2. Những khó khăn, thách thức .........................................................19
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............23
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................23
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .....................................24
3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ..............................................................24
3.4. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM .......................................................26
3.4.1. Phương pháp xét nghiệm mẫu ......................................................26
3.4.1.2. Chuẩn bị tiêu bản ....................................................................26


3.4.1.3. Nhuộm huỳnh quang ..............................................................27
3.4.1.4. Đọc kết quả .............................................................................27
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................28
4.1. Tình hình quản lý chó nuôi tại tỉnh phú thọ ........................................28
4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin Dại cho chó ............................................33
4.3. Dịch tễ bệnh Dại ..................................................................................38
4.3.1. Trên người .....................................................................................38
4.3.2. Trên động vật ................................................................................40
4.4. Giám sát virus Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ tháng 3/2016 đến
tháng 12/2016 .............................................................................................45
4.4.1. Công tác tiếp nhận thông tin, điều tra, báo cáo, tổ chức chống dịch ...45
4.4.2. Điều tra các ca điều trị dự phòng bệnh Dại tại các Trung tâm Y tế ......46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................57
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................57
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................62
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ......................................................................62
III. TÀI LIỆU TRANG WEB ..................................................................65
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNN & PTNT
CDC
CN
DFA
ĐN
FAO
HIV
OIE
PBS
PCBD
SARS
WHO

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Centers for Disease Control and Prevention
Cuống não
Kháng thể huỳnh quyang

Đại não
The United Nations Food and Agricalture Organnization
Human Immuno-deficiency Virus
Office Internationale des Epizooties
Phosphate Buffered Saline
Phòng chống bệnh dịch
Severe Acute Respiratory Syndrome
World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2. 1 TÌNH HÌNH BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT Ở
CÁC NƯỚC CHÂU Á ...................................................................8
BẢNG 2.2. SỐ NGƯỜI TIÊM VẮC XIN DẠI VÀ SỐ CA TỬ VONG
DO BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 – 2015 .............9
BẢNG 2.3. BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008-2015 ........................................................................13
BẢNG 2.4. TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG DẠI TRÊN CHÓ CỦA VIỆT
NAM ............................................................................................16
BẢNG 4.1. KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG VẮC-XIN DẠI TẠI CÁC XÃ Ổ
DỊCH DẠI NĂM 2016 .................................................................35


BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI PHÚ THỌ TỪ NĂM 20112016 ..............................................................................................38
BẢNG 4.3. ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN Ổ DỊCH ......................................41
BẢNG 4.4. ĐIỀU TRA, GIÁM SÁT CHÓ NUÔI NHỐT, THẢ RÔNG
TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2016 .............................................49
BẢNG 4.5. GIÁM SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ CHÓ CẮN THEO
MÙA VỤ TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2016 ............................51
BẢNG 4.6. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG DẠI TẠI TỈNH PHÚ

THỌ NĂM 2016 ...........................................................................53
Bảng 4.7. Kết quả xét nghiệm bệnh Dại tại tỉnh Phú Thọ năm 2016 .........55

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC NƯỚC HAY KHU VỰC CÓ
NGUY CƠ MẮC BỆNH DẠI TRÊN THẾ GIỚI – WHO 2013
.........................................................................................................7
HÌNH 2.2. SỐ TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO DẠI Ở NGƯỜI ..........11
THEO KHU VỰC Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-2015 .................11


HÌNH 2.3. TỈNH CÓ SỐ NGƯỜI TỬ VONG VÌ BỆNH DẠI CAO
NHẤT Ở VIỆT NAM (2011– 2015) ...........................................11
HÌNH 2.4. SỐ NGƯỜI ĐI TIÊM VẮC XIN PHÒNG DẠI THEO ......12
KHU VỰC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2015 ..............................12
HÌNH 2.5. PHÂN BỐ LOẠI ĐỘNG VẬT CẮN Ở NGƯỜI ĐẾN TIÊM
.......................................................................................................12
HÌNH 2.6. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC TỈNH CÓ BỆNH DẠI TRÊN
CHÓ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2014 ......................15
HÌNH 2.7. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CHÓ NUÔI VÀ TỶ LỆ ......................16
HÌNH 3.1. MÔ HÌNH ĐIỀU TRA ..........................................................25
HÌNH 3.2. THỜI GIAN ĐIỀU TRA GIÁM SÁT ..................................25
HÌNH 4.1. SỐ LƯỢNG TỔNG ĐÀN CHÓ THEO XÃ TRUNG BÌNH TỪ
NĂM 2011 - 2016 ..........................................................................30
HÌNH 4.2. TỶ LỆ HỘ NUÔI CHÓ ĐƯỢC QUẢN LÝ TRUNG BÌNH TỪ
NĂM 2011 – 2016......................................................................... 31
HÌNH 4.3. TỶ LỆ CHÓ NUÔI ĐƯỢC QUẢN LÝ TỪ NĂM 2011 –
2016.............................................................................................. 32
HÌNH 4.4. SO SÁNH KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG QUA CÁC NĂM 2011
– 2015........................................................................................... 33

HÌNH 4.5. TỶ LỆ TIÊM PHÒNG CHO ĐÀN CHÓ TRUNG BÌNH TỪ
NĂM 2011 - 2016 ..........................................................................37
HÌNH 4.6. SỐ NGƯỜI PHƠI NHIỄM ĐẾN CÁC TRUNG TÂM Y TẾ
ĐIỀU TRỊ ....................................................................................39
HÌNH 4.7. SỐ CA TỬ VONG DO BỆNH DẠI ......................................40
HÌNH 4.8. ĐIỀU TRA GIÁM SÁT CHÓ NGHI DẠI ...........................42
HÌNH 4.9. TRỢ TỬ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM ...................................43
HÌNH 4.10. HÌNH ẢNH DƯƠNG TÍNH VỚI VIRUS DẠI .................44
HÌNH 4.11. ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN Ổ DỊCH .....................................45
Hình 4.12. Số người phải đi điều trị dự phòng trung bình từ năm 2011 - 2016 . . .47



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Hùng
Tên Luận văn: “Giám sát bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2016”
Ngành: Thú y

Mã số: 24151020

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng về tình hình nuôi và công tác quản lý đàn
chó nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đánh giá tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại trên đàn chó nuôi tại tỉnh Phú
Thọ;
- Hiểu rõ đặc điểm dịch tễ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Tăng cường năng lực giám sát và chẩn đoán bệnh Dại trên động vật
tại tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu

 Nội dung:
- Phân tích đặc điểm dịch tễ về bệnh Dại tại Phú Thọ trong trong giai
đoạn 2011 - 2016;
- Xác định và theo dõi, quản lý chó cắn người từ thông tin về các
trường hợp người đi tiêm phòng bệnh Dại;
- Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tập trung chủ
yếu 03 huyện Phù Ninh, Thanh Ba và thành phố Việt Trì.
 Phương pháp xét nghiệm:
- Đối với các trường hợp cho nghi mắc bệnh Dại: Tiến hành lấy mẫu, mẫu
được bao gói qua 3 lớp nilon sạch, để trong hộp xốp có đá lạnh, dán kín; khử
trùng bề mặt ngoài hộp xốp, sau đó mẫu được chuyển về bảo quản trong tủ âm
sâu tại Chi cục Thú y tối đa 48 giờ, sau đó gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y


Trung ương để xét nghiệm.
- Xét nghiệm bằng phương pháp DFA (Kháng thể huỳnh quang trực tiếp)
để sàng lọc các mẫu dương tính với bệnh Dại tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y
Trung ương.
- Gửi mẫu đến Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ
(CDC) để phân tích chuyên sâu.
Kết quả chính và kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và công tác phòng, chống bệnh Dại
từ năm 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:


Công tác điều tra, giám sát và phòng chống bệnh Dại địa bàn tỉnh Phú

Thọ đã được nâng cao qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu: Năm 2011
(tiêm được 39.588/119.784 con, đạt 33,05%); năm 2012 (tiêm được

49.477/135.618 con, đạt 36,46%); năm 2013 (tiêm được 109.602/163.388
con, đạt 67,08%); năm 2014 (tiêm được 124.110/134.140 con, đạt 92,52%);
năm 2015 (tiêm được 78.800/110.736 con, đạt 71,16%).


Từ năm 2011- 2015 qua công tác điều tra, giám sát đã phát hiện 14 ổ

dịch Dại trên động vật, với 30 con chó mắc bệnh.


Công tác điều tra, giám sát và phòng chống bệnh Dại địa bàn tỉnh Phú

Thọ, góp phần làm giảm số ca tử vong vì bệnh Dại trên địa bàn (năm 2016,
tỉnh Phú Thọ có 7.300 trường hợp người điều trị dự phòng bệnh Dại, tăng
1.820 trường hợp so với 2015; có 02 ca tử vong, giảm 01 ca so với năm 2015
và giảm nhiều so với những năm trước đó).
2. Công tác điều tra, giám sát chủ động bệnh Dại năm 2016 với Kết quả
giám sát bệnh Dại trên đàn chó nuôi cho thấy sự lưu hành vi-rút Dại trên các
trường hợp chó nghi mắc Dại tại địa bàn tỉnh Phú Thọ là rất cao ( 44/68
trường hợp chó cắn người mắc bệnh Dại, chiếm 65%). Tuy nhiên, với nỗ lực
của ngành Thú y và ngành Y tế, số người phơi nhiễm đi điều trị dự phòng


bệnh Dại tăng cao, đồng thời số người tử vong trên địa bàn giảm nhiều so với
những năm trước.
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Hung
Thesis title: "Surveillance of rabies in Phu Tho province in 2011-2016"
Major: Veterinary


Code: 24151020

Educational organization: Vietnam Agriculture Academy
Research Objectives
- Determine dog population and dog management in Phu Tho province;
- Determine the couverage of rabies vaccination for dogs in Phu Tho
province;
- Better understand epidemiology patterns of rabies

in Phu Tho

province;
- Strengthen surveillance and diagnostic capacity of animal rabies in
Phu Tho province.
Materials and Methods
• Contents :
- Analyse epidemiology patterns of animal rabies in Phu Tho during the
period from 2011 to 2016;
- Identify, monitore and manage dogs those had bitten humans;
- The study area is Phu Tho province, mainly in Phu Ninh, Thanh Ba
and Viet Tri districts.
• Methodology:
- For suspected rabies dogs: samples were taken, packed with three
clean layers of plastic, put in soft ice cubes, sealed; then disinfected the outer
surface of the foam box, and samples were transfered to preservation in deep-


sounding chests at SDAH for 48 hours, and sentto the National Center for
Veterinary Diagnosis for testing.
- DFA (direct fluorescent antibody) assay for screening for rabiespositive specimens at the National Center for Veterinary Diagnosis.

- Samples were also sent to the Centers for Disease Control and
Prevention (CDC) for in-depth analyses.
Main findings and conclusions
Research resultsshowed that:
1. Livestock situation, situation of vaccination and disease prevention in 2011
- 2015 in Phu Tho province:


Rabies surveillance, investigation and prevention activities of rabies in

Phu Tho province have been improved through the study period: In 2011
(39.588/119.784 dogs vaccinated, accounting for 33.05% dog population); In
2012 (injected 49.477/135.618 dogs vaccinated, accounting for 36.46% dog
population); In 2013 (109,602/163,388 dogs vaccinated, accounting for
67.08% dog population) In 2014 (124,110/134,140 dogs vaccinated,
accounting for 92.52% dog population); In 2015 (78,800/110,736 dogs
vaccinated, accounting for 71.16% dog population).


From 2011- 2015, through surveillance programmes, 14 animal rabies

outbreaks were detected, with 30 infected dogs.


Rabies surveillance and prevention programmes in Phu Tho province

havecontributed to reduction of the number of deaths from rabies in the area
(in 2016, Phu Tho province has 7,300 humans reveived PPE, 1,820 cases
higher compared to 2015, 02 deathscompared to 1 death in 2015 and much
lower than previous years).

2. The active rabies surveillance programme in 2016 showedthat prevalece
rabies in suspected dogs was very high (65%). However, with the efforts of


the veterinary sector and the health sector, the number of people who received
PPE has been increased, while the number of deaths in the area has decreased
significantly compared to previous years.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. MỞ ĐẦU
Bệnh Dại là bệnh do virus Dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh
truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Bệnh Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ thời cổ
xưa, cách đây hơn 3.000 năm và là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy
hiểm truyền lây từ động vật sang người. Bệnh Dại có thể gặp ở tất cả động
vật có vú, có nhiều trong nước dãi của con vật mắc. Bệnh lây truyền sang
người hoặc động vật khác chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết
cắn, vết liếm, vết cào ở da của động vật mắc bệnh Dại rồi tác động vào hệ
thống thần kinh gây ra các triệu chứng đặc trưng là rối loạn thần kinh, điên
cuồng, cắn xé dẫn đến tê liệt toàn thân và chết (Tổ chức thú y thế giới (OIE).
Mặc dù đã có vắc xin điều trị dự phòng để ngăn ngừa bệnh Dại tuy
nhiên cho đến nay, bệnh vẫn là vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo thống kê
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): hàng năm có khoảng 60.000 người tử
vong do bệnh Dại. Phần lớn các ca tử vong do Dại tập trung ở các châu lục
như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. Theo WHO, tỷ lệ chết Dại ở các Châu lục
này chiếm 90% số tử vong trên toàn thế giới, 30-60% số người tử vong là trẻ
em dưới 15 tuổi với phí tổn hàng năm lên tới hàng tỷ đô la. (Dịch tễ học lâm
sàng, Nhà xuất bản Y học).

Tại Việt Nam, hiện nay bệnh Dại vẫn lưu hành và lây lan khắp mọi
miền đất nước. Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam do Dại đứng thứ 14 trên thế giới
Tình hình một số bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam Việt Nam 2007.(Tạp chí Y
học dự phòng). Bệnh xuất hiện đỉnh điểm năm 1995 với 505 trường hợp tử
vong. Ngay sau đó, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị 92/TTg về phòng
chống bệnh Dại (PCBD), nhờ đó công tác giám sát và truyền thông nâng cao,
1


việc quản lý và tiêm phòng cho đàn chó được chú trọng, nhận thức người dân
đã được cải thiện đáng kể, số ca tử vong do Dại đã giảm xuống một cách rõ
rệt vào năm 2003 chỉ còn 34 bệnh nhân (Bộ Y tế (2009), Mười năm thực hiện
chỉ thị 92/TTg về phòng chống bệnh Dại. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).
Tuy nhiên những năm gần đây cùng với sự gia tăng bệnh Dại ở các nước
Châu Á, số bệnh nhân tử vong do Dại ở Việt Nam cũng đã và đang gia tăng cả
về số lượng, địa dư và có diễn biến ngày càng phức tạp. Miền Bắc là nơi có tỷ
lệ tử vong cao nhất và tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong các khu vực, ngược lại
miền Nam có tỷ lệ tử vong thấp nhất và tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Dại cao nhất.
Tỷ lệ tử vong ở lứa tuổi lao động cao nhất, ở nhóm nam cao hơn nữ (p< 0,05),
nhóm dân tộc thiểu số cao hơn so với người Kinh. Hầu hết (85%) ca tử vong
xảy ra ở vùng nông thôn, 100% có tiền sử phơi nhiễm với chó, hầu hết chó
cắn người không được tiêm phòng. 98% số người chết do không đi tiêm vắc
xin phòng Dại sau khi bị động vật cắn, 54% số này do chủ quan, 23% bệnh
nhân thiếu hiểu biết không tiêm vắc xin phòng Dại, phong tục tập quán của
người Việt Nam là nuôi chó thả rông, cơ quan thú y chưa quản lý được tổng
đàn chó. Bệnh Dại có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên vào các tháng mùa hè
thì số lượng BN có tăng hơn các mùa khác ( Dịch tễ học các trường hợp tử
vong do Dại và người điều trị dự phòng bệnh Dại ở Việt Nam, 2012.Tạp chí Y
học dự phòng).
Tại Phú Thọ, công tác tiêm phòng cho đàn chó tại cũng đã được triển

khai hàng năm, tuy nhiên người dân vẫn có thói quen nuôi chó thả rông, cơ
quan Thú y vẫn chưa quản lý được tổng đàn chó dẫn tới vẫn còn chó mắc Dại
cắn người. Từ năm 2011 đến nay có 37 người tử vong do bệnh Dại, trong đó:
năm 2011 có 07 người; năm 2012 có 15 người; năm 2013 có 10 người; năm
2014 có 01 người; năm 2015 có 03 người; năm 2016 có 01 người. Do đó công
tác phòng chống bệnh Dại rất cần sự quan tâm chung tay của Đảng, đoàn thể
và chính quyền các cấp và cộng đồng.
2


Trong thời gian 2015 – 2016, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh
tật Hoa Kỳ (CDC) đã giúp đỡ tỉnh Phú Thọ quản lý, điều tra và giám sát bệnh
Dại nhằm phát hiện sớm, nắm bắt được các trường hợp chó Dại cắn người và
tăng cường quản lý, tiêm phòng cho đàn chó tại tỉnh Phú Thọ. Với những lý
do nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giám sát bệnh Dại trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2016 ”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được thực trạng về tình hình nuôi và công tác quản lý đàn
chó nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đánh giá tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại trên đàn chó nuôi tại tỉnh Phú Thọ;
- Hiểu rõ đặc điểm dịch tễ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Tăng cường năng lực giám sát và chẩn đoán bệnh Dại trên động vật
tại tỉnh Phú Thọ.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu, điều tra, giám sát và phòng chống bệnh Dại sẽ góp
phần nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh Dại, chủ động, kịp thời phát
hiện và xử lý nhanh các ổ dịch trên động vật giảm sự lưu hành mầm bệnh Dại
trên đàn chó; đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những bằng chứng
khoa học để đưa ra các giải pháp phòng, chống bệnh Dại và tiến tới khống chế
và thanh toán bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt hiểu quả cao.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI
Bệnh Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, hướng thần kinh.
Bệnh lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc
bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Dại trên người là sợ nước, sợ gió, co
giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn Dại, tỷ lệ tử vong là 100% (đối
với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh Dại trên người có thể phòng và điều
trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng Dại. Tiêm vắc xin Dại cho cả
người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống
bệnh Dại.
Bệnh Dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống
bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.
2.1.1.Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di
truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi rút Dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất
hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether,
chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng
trong dung dịch cồn, cồn i ốt.
Chẩn đoán bệnh Dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm
sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút Dại. Chẩn đoán xác
định bệnh Dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT),
phân lập vi rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể
(ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh
Dại, nên khi bị động vật nghi Dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều
trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh Dại ở động vật

bằng xét nghiệm.

4


2.1.2. Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền
Ổ chứa vi rút Dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như
chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở
châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó là nguồn
truyền bệnh Dại chủ yếu.
Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi
nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới
một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn,
vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ
vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần
kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước
khi chó có triệu chứng Dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút
đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh
trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang
người là vô cùng hiếm gặp.
Chó nghi Dại thường có các biểu hiện lâm sàng chia thành 2 thể là thể
điên cuồng và thể Dại câm (bại liệt) đôi khi chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ
nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển
sang dạng bị ức chế và bại liệt.
a) Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ
vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi,
chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng
(2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về;
trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác,

kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

5


b) Thể Dại câm: Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc
2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không
cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.
Đối với chó con triệu chứng Dại thường không điển hình nhưng tất cả
các con chó bị mắc bệnh Dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi chó có
triệu chứng Dại đầu tiên.
2.1.3. Đường lây truyền bệnh Dại
Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị
Dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút Dại còn có thể lây truyền từ
người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với
chất tiết của bệnh nhân bị Dại cũng đã được báo cáo.
Ngoài ra, còn có các đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như
lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa vi
rút Dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.
2.1.4. Tính cảm nhiễm
Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi rút Dại ở mức độ
khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là
trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi rút
Dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút Dại nếu được tiêm vắc xin Dại.
2.2. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
CHÂU Á
Bệnh Dại thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi
và Châu Mỹ la tinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hằng
năm có khoảng 59.000 người chết vì bệnh Dại và gây tổn thất cho các nền
kinh tế toàn cầu với chi phí ước tính là 8,6 tỷ đô la mỗi năm. Cũng theo

WHO, nếu không được điều trị dự phòng con số tử vong có thể lên tới
330.304 người mỗi năm. Số ca tử vong tập trung ở các nước đang phát triển
thuộc khu vực Châu Phi (44%), Châu Á (56%) Các nước có số ca tử vong do
6


Dại cao ở Châu Á là Ấn Độ (20.000 người), Trung Quốc (3.300), Băng-la-đét
(1.500), Nê-pan (200). Ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, 8/11 nước có
lưu hành bệnh Dại (trừ Singapor, Malaysia và Brunei Darusalam). Từ năm
2004 đến nay bệnh Dại tại các nước Châu Á, Đông Nam Châu Á đang có
chiều hướng tăng lên và có diễn biến phức tạp. Ở các nước Châu Á mỗi năm
có khoảng 26 triệu người được điều trị sau phơi nhiễm, tính riêng Trung
Quốc, con số người đi điều trị dự phòng là 15 triệu. Trong khi đó tại các nước
Châu Âu, số lượng người đi tiêm phòng Dại hàng năm chỉ trên 71.500 người.
Chủ yếu là các trường hợp tiêm vắc xin điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
(Châu Á 99%, Châu Âu: 94%, Châu Phi: 91%).

Hình 2.1. Bản đồ phân bố các nước hay khu vực có nguy cơ
mắc bệnh Dại trên thế giới – WHO 2013

7


Bảng 2. 1 Tình hình bệnh Dại trên người và động vật ở các nước Châu Á

Nước

Bệnh

Bệnh


Dại

Dại

trên

trên

người

chó

Khai báo bệnh Dại cho
OIE
ĐV
hoang

Brunei
Không Không
Cam pu chia


Indonesia


Lào


Malaysia

Không Không
Myanmar


Philippine


Singapore Không Không
Thái Lan


Việt Nam



Chó

Không









Mèo

Không








Không



Không

Không

Không



Không

Chương

Chương

trình

trình tiêm

giám sát


phòng cho

bệnh

chó












Không
Không





Không



2.3. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM

2.3.1. Tình hình bệnh Dại Dại trên người
Ở Việt Nam bệnh Dại đã lưu hành nhiều năm nay và được báo cáo từ
những năm 1974. Công tác tiêm phòng Dại cho người sau khi bị động vật
nghi Dại cắn cũng đã được tổ chức thực hiện ở các tuyến cơ sở cấp tỉnh/thành
phố, huyện/quận. Tuy nhiên, những thiếu thông tin về tình hình Dại những
năm trước năm 1990 do công tác giám sát, thống kê, báo cáo chưa thực hiện
thường xuyên (Bảng 2.2.).

Bảng 2.2. Số người tiêm vắc xin Dại và số ca tử vong do bệnh dại ở Việt
Nam từ năm 1991 – 2015

8


Số người
Năm

tiêm

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tổng cộng

vắc xin
87.625
145.272
130.604
361.877
441.860
487.125
537.228
487.680
569.558
568.166
552.653
637.185
635.815

607.720
585.251
567.173
450.023
380.450
280.453
303.150
342.731
400.308
371.153
394.979
391.238
10.5423.028

Số ca tử

Ghi chú

vong
282
404
398
505
412
285
160
129
94
90
65

47
34
84
84
82
131
91
68
78
110
98
105
67
78
3.946

- Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có:
2001 chết; Trung bình 400 ca/năm
- Tiêm vắc xin Dại: 1.167.238 người;
trung bình: 233.448 người/năm

Kết quả giám sát bệnh Dại của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
(VSDTTƯ), Bộ Y tế cho thấy liên tục trong khoảng 25 năm qua, năm nào
cũng có người chết do bệnh Dại lây truyền từ động vật sang người và số
người chết do bệnh Dại hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất so với số ca tử vong
của các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam:
- Trong các năm từ 1991-1995, tính trung bình mỗi năm có 400 người
chết do bệnh Dại (cao gấp 8 lần số người chết do bệnh viêm não vi rút và gấp
4 lần so với số người chết do bệnh sốt xuất huyết Dengue). Tỉnh có số ca tử
vong do Dại cao nhất là 131 ca/năm và trên 10 tỉnh/thành phố có từ 45-131 ca

tử vong do Dại/năm.
9


- Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng
cường phòng chống bệnh Dại (PCBD), từ đó công tác PCBD được các cấp
Chính quyền quan tâm hơn và hệ thống tiêm vắc xin Dại cho người bị chó cắn
được tổ chức với quy mô rộng tới nhiều quận/huyện. Đến đầu năm 2007 cả
nước đã có 936 điểm tiêm phòng Dại cho người và tại các điểm tiêm đã có sổ
sách theo dõi, quản lý và báo cáo thường xuyên theo hệ thống Y tế Dự phòng.
Nhờ đó số ca tử vong do bệnh Dại đã giảm đi rõ rệt, đến năm 2003 cả nước
chỉ còn có 34 người bị chết do bệnh Dại và tỉnh có số chết cao nhất là 5
người. Như vậy là trong 12 năm từ 1996-2007, trung bình hàng năm có 107
ca tử vong do Dại, giảm mỗi năm 293 ca so với thời kỳ 1991-1995. Tuy nhiên
số người chết do bệnh Dại vẫn còn cao hơn rất nhiều so với số chết của các
bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác ở Việt Nam.
- Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn triển khai thực hiện chương trình
quốc gia khống chế bệnh Dại. Trong giai đoạn này số ca tử vong có giảm
xuống với trung bình khoảng 95 ca tử vong/năm với khoảng 380.000 người bị
chó cắn phải đi tiêm mỗi năm.

Hình 2.2. Số trường hợp tử vong do Dại ở người
theo khu vực ở Việt nam, giai đoạn 1995-2015

10


×