Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

NHU cầu THAM vấn tâm lí của học SINH dân tộc LỰ,TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, HUYỆN KHOP,TỈNH XAYABURY,NƯỚC CHDCND LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.87 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỢI
----------------

LASI INSOUPHA

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH
DÂN TỘC LỰ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG,
HUYỆN KHOP, TỈNH XAYABURY, NƯỚC CHDCND LÀO
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã sô: 8.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Xuân Liễu

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tác giả viết đề tài xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới: Các Thầy
(Cơ) giáo trường Đại học Sư phạm Hà nội.
Quý thầy cô giáo trong Khoa Tâm lí - Giáo dục học đã nhiệt tình giảng
dạy và giúp đỡ em trong suốt năm tháng học cao học.
Xin chân thành cảm ơn TS. Cao Xuân Liễu Người hướng dẫn luận văn,
đã tận tình chỉ bảo trong quá trình hồn thành luận văn.
Ban giám hiệu và các Thầy (Cô) giáo ơ trường THPT huyện KHOP,
tỉnh XAYABURY, NƯỚC CHDCND LÀO đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
trong quá trình nghiên cứu thực trạng.
Tác giả cũng xin được cảm ơn các em học sinh của trường THPT huyện
KHOP, tỉnh XAYABURY, NƯỚC CHDCND LÀO đã cộng tác nhiệt tình


trong quá trình nghiên cứu thực trạng.
Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đờng nghiệp đã quan tâm, đợng viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn

LASI INSOUPHA


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng luận văn này do chính bản thân tác giả thực
hiện, số liệu trong luận văn là có thực do quá trình tác giả nghiên cứu thực
trạng tại trường THPT, huyện KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND
LÀO. Nếu vi phạm tác giả xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của phòng
Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà nội.

Tác giả luận văn

LASI INSOUPHA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
4. Khách thể nghiên cứu....................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH..............................................................................................4
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................4
1.1.1 Vài nét lịch sử nghiên cứu về tham vấn tâm lí trên thế giới:..................4
1.1.2 Vài nét nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lí ơ Việt Nam và nước
CHDCND Lào...................................................................................................5
1.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý.........................................................................7
1.2.1. Khái niệm nhu cầu...................................................................................7
1.2.2 Đặc điểm nhu cầu....................................................................................9
1.2.3 Các mức độ của nhu cầu........................................................................10
1.2.5. Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trung học phổ thông.................11
1.3. Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trường trung học phổ thông......19
1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT dân tộc Lự ơ trường THPT
huyện KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào..................................19
1.3.2. Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh dân tộc Lự, trường THPT huyện
KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào.............................................20
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh
trung học phổ thông......................................................................................22


1.4.1. Yếu tố ảnh hương từ phía bản thân học sinhTHPT...............................22
1.4.2. Yếu tố ảnh hương từ những nhà tham vấn tâm lý trong các trường
THPT...............................................................................................................23
Tiểu kết chương 1..........................................................................................25
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26
2.1 Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu.........................................26
2.1.1 Vài nét về tỉnh XAYABURY..................................................................26
2.1.2 Vài nét về dân tộc Lự.............................................................................26
2.1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu................................................................27

2.2 Tổ chức nghiên cứu.................................................................................28
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu lý luận....................................................................28
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng...............................................................28
2.3. Các phương pháp nghiên cứu..............................................................29
2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bàn:....................................29
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................29
2.3.3 Phương pháp điều tra..............................................................................30
2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học................................31
Tiểu kết chương 2..........................................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CÂU THAM
VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH DÂN TỢC LỰ Ở THPT HỤN KHOP,
TỈNH XAYABURY, NƯỚC CHDCND LÀO..............................................33
3.1. Khó khăn tâm lý cần được tham vấn của học sinh dân tộc
Lự ở trường trung học phổ thông huyện KHOP, tỉnh XAYABURY,
nước CHDCND Lào....................................................................................33
3.2. Các mặt biểu hiện về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh dân tộc Lự ở
trường THPT huyện KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào...........45
3.2.1 Nhu cầu tham vấn về các vấn đề học tập...............................................45


3.2.2 Nhu cầu tham vấn tâm lý trong quan hệ giao tiếp với bạn bè................49
3.2.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý về quan hệ với gia đình.................................52
3.2.4. Nhu cầu tham vấn tâm lý về giới tính...................................................54
3.3. Nhu cầu về các hình thức tở chức tham vấn tâm lý............................57
3.4. Biện pháp tổ chức tham vấn tâm lý cho học sinh................................65
3.4.1 Cơ sơ để xây dựng biện pháp.................................................................65
3.4.2 Biện pháp tổ chức tham vấn tâm lý cho học sinh dân tộc Lự ơ trường
THPT huyện Khop, tỉnh Xayabury, nước CHDCND Lào..............................66
Tiểu kết chương 3..........................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ..............................................................75

PHỤ LỤC.......................................................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TVTL

: Tham vấn tâm lý

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sơ

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

XH


: Xã hội

CHDCND Lào : Nước Cợng Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Những khó khăn tâm lí ơ HS dân tợc Lự THPT........................33

Bảng 3.2.

Những khó khăn tâm lí vấn đề học tập ơ HS dân tộc Lự THPT
.....................................................................................................34

Bảng 3.3.

Những khó khăn tâm lí về quan hệ giao tiếp với bạn bè ơ
HS dân tợc Lự THPT..................................................................38

Bảng 3.4.

Những khó khăn tâm lí trong quan hệ giao tiếp với các
thành viên trong gia đình ơ HS dân tợc Lự THPT......................41

Bảng 3.5.

Những khó khăn tâm lí trong vấn đề giới tính ơ HS dân tộc
Lự THPT.....................................................................................43


Bảng 3. 6.

Nhu cầu tham vấn về các vấn đề học tập ơ HS THPT dân tộc Lự
.....................................................................................................45

Bảng 3. 7. Nhu cầu tham vấn trong quan hệ giao tiếp với bạn bè ơ HS
dân tộc Lự THPT........................................................................49
Bảng 3. 8.

Nhu cầu tham vấn về quan hệ với gia đình ơ HS dân tợc Lự THPT
.....................................................................................................52

Bảng 3. 9.

Nhu cầu tham vấn về vấn đề giới tính ơ HS dân tộc Lự THPT.........54

Bảng 3.10. Lý do khiến cho học sinh cần phải được tham vấn tâm lý................57
Bảng 3.11. Lý do khiến cho học sinh lựa chọn “ Có hay khơng cũng
được ” trong tham vấn tâm lý.....................................................58
Bảng 3.12. Cách giải qút những khó khăn tâm lí của HS dân tợc Lự...........60
Bảng 3.13. Các yếu tố chủ quan ảnh hương đến nhu cầu tham vấn tâm
lý của học sinh.............................................................................62
Bảng 3.14. Các yếu tố khách quan ảnh hương đến nhu cầu tham vấn
tâm lý của học sinh......................................................................64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự thay đổi lớn lao trong nền kinh tế thế giới nói chung và tại nước
CHDCND Lào nói riêng đã kéo theo sự thay đổi về nhiều mặt trong đời sống

gia đình, nhà trường và xã hội, bên cạnh những mặt tích cực mà sự phát triển
mang lại thì cũng khơng ít những mặt tiêu cực vẫn cịn tờn tại, đặc biệt trong
số đó cũng phải kể đến đó là những vấn đề tâm lý mà các em học sinh hiện
nay đang gặp phải. Thực tế cho thấy có rất nhiều tình huống các em gặp phải
trong cuộc sống mà không biết chia sẻ với ai, không biết phải giải quyết thế
nào và dẫn đến những mâu thuẫn khác nhau trong cuộc sống.
Nước CHDCND Lào có 49 dân tợc. Dân tợc Lự là mợt trong số dân tộc
của nước CHDCND Lào, định cư và sống ơ miền Bắc của Lào, có tiếng nói,
phong tục tập quán riêng, cùng với các nhóm dân tợc có tiếng nói Lào – Tay,
dân tợc Lự di dân bợ lạc và di chuyển từ phía nam và đông nam bợ của Trung
Quốc địa bàn quản lý của mình 12 Phăn Na đi vào các tỉnh miền Bắc của Lào
cuối thế kỷ XIII trơ đi. Hiện nay phần lớn dân tộc Lự sống tại nước
CHDCND Lào chủ yếu định cư và sống ơ các tỉnh miền Bắc như: Tỉnh Phông
Sa Ly, tỉnh Luông Năm Tha, tỉnh Bo Kẹo, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Xay Nha Bu
Ly, tỉnh Luông Pha Bang. Nếu so với dân số trong cả nước thì thấy rằng dân
tợc Lự có phần trăm chiếm đến 3%. Dân tợc Lự có tiếng nói tḥc nhóm tiếng
Lào – Tay. Ngồi ra họ cịn có chữ viết riêng gọi là chữ Thăm Lự (chữ phật
Lự), phần lớn sẽ thấy trong chữ Lá Cọ nhưng có đặc điểm giống như chữ Phật
giáo (chữ nhà Phật). Thay Lự hoặc Tay Lự là mợt nhóm dân tợc Tày có nơi
dân cư xưa trong vùng 12 Păn Na có đặc trưng dân tợc đợc đáo nhất như:
dùng tiếng nói của dân tợc và cịn có văn hóa riêng trong cách mặc, lễ hợi
mang bản sắc dân tộc...

1


Đối với học sinh dân tộc Lự ơ trường THPT huyện Khop, tỉnh
Xayabury, nước CHDCND Lào là địa bàn huyện vùng sâu vùng xa, tuy nhiên
kinh tế nơi đây cũng đang ngày mợt đổi mới, văn hóa được du nhập đa dạng
từ nhiều vùng miền tạo nên những thay đổi ơ cả hai mặt, và chính điều này

dẫn đến những ảnh hương khơng nhỏ trong việc hình thành và phát triển tâm
lý của các em học sinh vùng dân tộc Lự nói chung và các em học sinh ơ
trường THPT huyện Khop, tỉnh XayYaBuRy, nước CHDCND Lào nói riêng.
Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường là quãng thời gian vô cùng quan
trọng và là dấu ấn trong cuộc đời học tập của các em học sinh. Đối với học
sinh THPT thì những khó khăn tâm lý có thể nảy sinh và biểu hiện ơ các mặt
sau: Trong học tập; trong các mối quan hệ (với bạn, với thầy cô giáo, với
người thân…); trong hoạt đợng hướng nghiệp; những khó khăn liên quan đến
đặc điểm tâm lý cá nhân của các em. Khi các em học sinh gặp phải những khó
khăn nêu trên và nếu được tham vấn cũng như tháo gỡ kịp thời thì chắc chắn
sẽ giúp các em tự tin phát triển bản thân mình mợt cách tốt hơn.
Vấn đề đặt ra lúc này là tìm hiểu xem những khó khăn tâm lí của các
em là gì? Nhu cầu tham vấn tâm lí của các em ơ mức độ nào? Lĩnh vực nào
cần được tham vấn nhiều nhất ? Từ đó sẽ có những cách thức tổ chức các hoạt
động tham vấn tâm lý phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nhu
cầu tham vấn tâm lí của học sinh dân tộc Lự, trường trung học phổ thông
huyện Khop, tỉnh XayYaBuRy, nước CHDCND Lào làm đề tài nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học
sinh dân tộc Lự đang học ơ trường trung học phổ thông, huyện KHỌP, Tỉnh
XAYABURY, nước CHDCND Lào. Trên cơ sơ đó đề xuất mợt số biện pháp

2


hiệu quả tổ chức tham vấn tâm lý cho học sinh ơ trường học phổ thông,
Huyện KHOP, Tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào.
3. Đối tượng nghiên cứu

Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trường trung học phổ thông dân
tộc Lự, Huyện KHOP, Tỉnh XAYABURY, Nước CHDCND Lào.
4. Khách thể nghiên cứu
-

150 học sinh dân tộc Lự đang học lớp 10, 11, và 12 ơ trường trung

học phổ thông huyện KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào
-

Các cán bộ và giáo viên tại trường trung học phổ thông, huyện

KHOP, Tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

-

Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trường học

phổ thông dân tộc Lự huyện KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào
-

Đề xuất một số biện pháp nhằm tổ chức công tác tham vấn tâm lí

cho học sinh dân tộc Lự ơ trường trung học phổ thông huyện KHOP, tỉnh
XAYABURY, nước CHDCND Lào
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh
trường trung học phổ thông dân tộc Lự huyện KHOP, tỉnh XAYABURY, nước
CHDCND Lào
7. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu lí luận



Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

-

Điều tra bằng phiếu hỏi

-

Phỏng vấn

-

Chuyên gia



Phương pháp xử lí số liệu

3



Sử dụng phần mềm Excel để xử lí số liệu điều tra thu thập được từ bảng
hỏi. Các số liệu này là cơ sơ cho việc phân tích và đánh giá nhu cầu tham vấn
tâm lý của học sinh.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHU CẦU THAM VẤN
TÂM LÝ CỦA HỌC SINH
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Vài nét lịch sử nghiên cứu về tham vấn tâm lí trên thế giới:
Người đầu tiên đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu cầu và ý
nghĩa của nó đối với hoạt đợng của con người là D.N.Uznadze trong cuốn
sách “ Tâm lí học đại cương ” xuất bản năm 1940. Theo ông khi xuất hiện
một nhu cầu nào đó thì chủ thể sẽ hướng sức lực của mình vào hiện thực
khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Trong những hành vi hàng ngày của
mình con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp mà
còn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp cao và mỗi cá nhân thì nhu cầu
lại được thể hiện ơ các mức độ khác nhau.
Từ đầu thế kỷ XIX, Small đã thấy nhu cầu chính là cơ sơ để hình thành
nên những hoạt đợng tâm lí của cá nhân. Cuối thế kỷ XIX, S.Freud trong lý
thuyết bản năng của con người cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu. Theo
Freud, lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định
rằng, tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc mong muốn những nhu
cầu của cơ thể.
Đại diện tiêu biểu cho trường phái tâm lí học nhân văn là A.Maslow,
ông cho rằng : “ Con người có những nhu cầu chân chính về sự lệ tḥc,về
giao tiếp, về tình u, về lịng kính trọng…”. Đó là những nhu cầu mang đậm
tính lồi người. Như vậy, theo ơng “ tính người ” của nhu cầu được hình thành
trong quá trình phát sinh loài người.

4



Ông Herry Murray cho rằng: Nhu cầu là “ một động lực xuất phát từ cơ
thể và sự tác động qua lại với các tình huống xã hợi chính là nhằm mục đích
đáp ứng nhu cầu của cơ thể, phải có sự cải tổ nhằm mục đích đạt được sự
thích ứng ”. Theo thút của ơng thì ơ mỗi người lại có những mức đợ nhu
cầu tâm lý khác nhau và cường đợ cũng khác nhau. Có thể người này có nhu
cầu cao nhưng ơ người khác thì mức đợ lại giảm. [9]
X.L.Rubinstêin cho rằng nhu cầu là: “ một thành tố của động cơ, nhu
cầu sẽ được biểu hiện thơng qua nhiều mặt, đó là xúc cảm, tình cảm, ý chí,
hứng thú, niềm tin. ”
Vì vậy thực tế nhu cầu là xuất phát điểm của một loạt các hiện tượng
tâm lí, tuy nhiên khi nghiên cứu về nhân cách chúng ta không nên xuất phát từ
nhu cầu mà phải khám phá ra quá trình nảy sinh và biểu hiện của nhu cầu,
đồng thời phải thống nhất các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với yếu
tố chủ quan (trạng thái tâm lí của chủ thể) trong quá trình hoạt đợng nhằm
thỏa mãn nhu cầu.
Như vậy ta có thể nhận thấy rằng, nhu cầu của con người vừa mang
tính chủ đợng, vừa mang tính tích cực, như vậy có thể thấy rằng nhu cầu
chính là khi chủ thể mong muốn đạt đươc, nhưng để đạt được những nhu cầu
đó thì lại có điều kiện đặt ra; mặt khác nhu cầu sẽ thúc đẩy chủ thể tích cực
tìm kiếm đối tượng, phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu. Chính từ
hai mặt này mà ta thấy được sự hình thành và phát triển của nhu cầu. Khi đề
cập đến nhu cầu A.N.Leonchiev cho rằng, nhu cầu của con người sẽ được cải
biến và sản xuất ngay cả trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, và đó cũng
giúp ta hiểu được bản chất các nhu cầu của con người.
1.1.2 Vài nét nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lí ở Việt Nam và
nước CHDCND Lào.
Ở Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về vấn đề nhu cầu tham vấn tâm
lí của đối tượng học sinh THPT đã được một số tác giả thực hiện: Tác giả

5


Trần Thị Minh Đức [1]và Đỗ Hoàng (2006) trong nghiên cứu về tham vấn
học đường nhìn từ góc đợ giới đã đề đưa ra nội dung về sự khác biệt giữa nhu
cầu tham vấn học đường giữa học sinh nam và nữ. Theo nhóm tác giả, nhà
tham vấn học đường cần nắm được những nội dung nhu cầu khác nhau giữa
học sinh nam và học sinh nữa, từ đó mới đưa ra được nội dung tham vấn phù
hợp, nghiên cứu được các tác động của mối quan hệ tham vấn, khi làm việc
với học sinh thì nhà tham vấn là nam hay nữ cũng đem lại hiệu quả là khác
nhau cho mỗi trường hợp cần được tham vấn… Từ đó đề xuất việc nâng cao
nhận thức về thế giới của các nhà tham vấn học đường thơng qua các khóa
học lấy thế giới làm trung tâm trong quá trình tham vấn.
Các tác giả Trương Bích Nguyệt (2003) [6], Võ Thị Tích [10](2004) đã
nghiên cứu nợi dung và hình thức tham vấn trong nhà trường cũng như yêu
cầu về phẩm chất và năng lực của nhà tham vấn, từ đó đã đưa ra kết luận cần
thiết thành lập phòng tham vấn trong nhà trường, bên cạnh đó cần phải có
chuyên viên tham vấn có trình đợ chun mơn về tâm lí giáo dục, ngồi ra
phải có mợt số phẩm chất cần thiết như: dễ gần và thân thiện, có thái đợ tôn
trọng, biết thông cảm và chia sẻ, bảo mật thông tin.
Mặc dù ngành tham vấn có lịch sử từ rất lâu nhưng thực chất mới được
đưa vào ơ nước CHDCN Lào trong những năm gần đây chủ yếu mới chỉ dừng
lại ơ hình thức tự phát của việc ra đời các dịch vụ tư vấn sức khỏe, gia đình...
Bơi vậy, hầu như khơng có tài liệu nào ghi lại sự phát triển của ngành
tham vấn ơ Lào. Như vậy, những đề tài nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm
lí của học sinh - sinh viên khá ít chỉ có một số tác giả ơ trường Đại học Quốc
gia Lào nghiên cứu về vấn đề này như: “ Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh
viên năm thứ nhất ơ trường Đại học Quốc gia Lào ” của tác giả SySouVanh
SYPHOMPHAKDEE


(2000)

[8] kết quả nghiên cứu cho thấy: 800 sinh

viên năm thứ nhất ơ trường Đại học Quốc gia Lào có nhu cầu tham vấn tâm lí
6


ơ mức độ cao đặc biệt là về việc chọn nghề, mối quan hệ với bạn bè, mối
quan hệ giữa sinh viên dân tộc với sinh viên ơ thành phố... “ Nhu cầu tham
vấn tâm lí của học sinh trường Đại học Quốc gia Lào” của tác giả Jittakorn
INSEACHIANGMAI. 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các cán bộ 206
người và sinh viên 1285 người tại trường Đại học Quốc gia Lào thấy rằng nhu
cầu tham vấn trong học tập là quan trọng nhất và có xu hướng sẽ được vận
dụng nhiều nhất, tiếp theo là nhu cầu tham vấn về việc chọn nghề và thế giới
riêng của mọi cá nhân và vấn đề gốc mà sinh viên gặp phải có nhiều cái đó là:
về kinh tế, học hành, việc sắp xếp thời gian học và kết quả nghiên cứu đó sẽ
góp phần giúp cho việc thiết kế phục vụ tham vấn hợp lí và đáp ứng được nhu
cầu của sinh viên ơ Trường ĐHQG Lào trong khoá tiếp theo... [4]
Như vậy, có thể thấy rằng nhu cầu về tham vấn tâm lí trong xã hội hiện
nay là rất lớn, nhất là ơ lứa tuổi học sinh trường THPT, mà hoạt động tham
vấn một cách chuyên nghiệp cả ơ Việt Nam lẫn nước CHDCND Lào còn rất
mới mẻ cả về nghiên cứu lý luận và thực tiễn và đặc biệt là các trường THPT.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn này chúng tôi triển khai đề tài “ Nhu cầu
tham vấn tâm lí của học sinh dân tộc Lự ơ trường trung học phổ thông huyện
KHOP, tỉnh XAYABURY, nước CHDCND Lào ” nhằm tìm hiểu về nhu cầu
cần được tham vấn tâm lí của các em nơi đây và để góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt đợng của phịng tham vấn trong các trường phổ thông hiện nay.
1.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý.
1.2.1. Khái niệm nhu cầu.

Murray cho rằng : sự xuất hiện nhu cầu dẫn đến những thay đổi hóa
học trong não và do tác đợng của chúng mà diễn ra hoạt đợng tư duy và tình
cảm. Bất kỳ nhu cầu nào cũng gây ra trong cơ thể sự căng thẳng nhất định, mà
việc giải tỏa nó chỉ bằng cách thỏa mãn nhu cầu. Như vậy nhu cầu phóng ra
các kiểu hành vi nhất định, mang lại sự thỏa mãn cần tìm

7


Theo A.N. Leonchiev (1903 – 1979) thì nhu cầu là: Mợt trạng thái của
con người, cần mợt cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung sống
và hoạt đợng. Nhu cầu có vai trị định hướng đờng thời là động lực bên trong
kích thích hoạt động của con người. Theo Từ điển TLH của Nguyễn Khắc
Viện thì nhu cầu là “ Điều cần thiết để bảo đảm tờn tại và phát triển. Được
thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu
của cá nhân, có nhu cầu chung của tập thể, khi hịa hợp khi mâu thuẫn; có nhu
cầu cơ bản, thiết yếu, có thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình đợ phát triển của
XH mà biến đổi. [8]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: [2]“ Nhu cầu chỉ có được chức năng
hướng dẫn khi có sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể ”. Nhu cầu là thành tố
quan trọng tạo nên xu hướng nhân cách của cá nhân, cùng với các thành tố
khác như hứng thú, niềm tin, thế giới quan, lý tương thì nhu cầu là sự bợc lợ
ra bên ngồi của xu hướng. A.G. Covaliop tiếp cận khái niệm nhu cầu với tư
cách là nhu cầu của nhóm XH. Ơng cho rằng: “ Nhu cầu là sự địi hỏi của các
cá nhân và của nhóm XH khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để
sống và để phát triển. Nhu cầu quy định sự hoạt động XH của cá nhân, các
giai cấp và tập thể ”. Như vậy, dù là nhu cầu cá nhân hay nhu cầu XH, nó vẫn
là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của con người đối với hoàn cảnh sống.
Nhìn chung, các quan niệm về nhu cầu đã trình bày ơ trên đều có sự
tương đờng ơ nhiều điểm: Khẳng định nhu cầu của con người và xã hội là một

hệ thống đa dạng, bao gồm nhu cầu tồn tại, nhu cầu chính trị, nhu cầu phát
triển, tôn giáo… Nhu cầu của con người xuất hiện như những địi hỏi khách
quan của xã hợi , do xã hợi quy định, đồng thời nhu cầu mang tính cá nhân với
những biểu hiện phong phú và phức tạp. Nhu cầu là hình thức tờn tại của mối
quan hệ giữa cơ thể sống và thế giới xung quanh, là nguồn gốc của tính tích
cực, mọi hoạt động của con người đều là quá trình tác đợng vào đối tượng

8


nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó. Do vậy, nhu cầu được hiểu là trạng thái cảm
nhận được sự cần thiết của đối tượng đối với sự tồn tại và phát triển của mình.
Nhu cầu khi được thỏa mãn sẽ tạo ra những nhu cầu mới ơ mức độ cao hơn,
con người sau khi hoạt động để thỏa mãn nhu cầu thì phát triển, và nảy sinh ra
nhu cầu cao hơn nữa. Và như vậy, nhu cầu vừa được coi là tiền đề, vừa được
coi là kết quả của hoạt động. Nhu cầu là tiền đề của sự phát triển. Trên cơ sơ
tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của
đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa của tác giả Nguyễn Quang Uẩn [11]: “ Nhu
cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự
đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển ”.
1.2.2 Đặc điểm nhu cầu
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: Khi chủ thể gặp đối tượng được ý
thức là có giá trị để thỏa mãn nhu cầu của mình và có điều kiện thực hiện
phương thức thỏa mãn thì nhu cầu đó trỏ thành đợng cơ thúc đẩy chủ thể hoạt
động nhằm vào đối tượng. Đối tượng của nhu cầu nằm ngồi chủ thể, đờng thời
là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Đối tượng đáp ứng nhu cầu chỉ
bộc lộ khi chủ thể tiến hành hoạt đợng, nhờ vậy mà nhu cầu có được tính đối
tượng và chính bản thân vật thể được nhận biết nghĩa là được chủ thể hình dung
tư duy lại trơ thành đợng cơ có chức năng thúc đẩy hướng dẫn hoạt động. Khi
đối tượng của nhu cầu được chủ thể ý thức thì nhu cầu thực sự là mợt sức mạnh

nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn hoạt động. Tính đối tượng của
nhu cầu được xuất hiện trong hoạt đợng có đối tượng của chủ thể.
Nợi dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó
quy định. Kết quả nghiên cứu của Đacuyn cho thấy: Nếu chỉ dùng một loại lá
cây để ni mợt loại sâu thì sau này con sâu đó không ăn loại lá cây khác,
mặc dù loại lá cây đó rất thích hợp cho việc ni sống nó. Trong phòng thí
nghiệm của Pavlov, Xitovit cũng đã dùng sữa bò để ni mợt con chó ngay từ

9


khi nó mới lọt lịng mẹ đến khi lớn. Về sau con chó này chỉ biết ăn sữa bị mà
“dửng dưng”, “cự tuyệt” với bánh mì và thịt.
1.2.3 Các mức đợ của nhu cầu
Nhu cầu có thể tờn tại ơ nhiều mức đợ khác nhau, mỗi tác giả lại có
cách phân chia mức độ nhu cầu khác nhau.
Căn cứ vào tính tích cực, nhu cầu biểu hiện ơ ba mức đợ: lịng ham
muốn, lịng say mê, đam mê. Ngồi ra nhu cầu cịn được biểu hiện ơ hai mức
đợ cao, thấp khác nhau:
Mức độ cao: nhu cầu đã đủ mạnh, trơ thành nội lực thúc đẩy con người
hoạt động. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chọn cách phân loại mức
độ của nhu cầu.
Mức độ thấp: chủ thể nhận thức được đối tượng của nhu cầu nhưng
nhu cầu chưa đủ mạnh để thúc đẩy con người hoạt động.
1.2.4 Sự hình thành nhu cầu
Sự hình thành nhu cầu có điểm khác nhau giữa các nhà TLH phương
Tây và các nhà TLH Macxit.
Theo quan điểm của tâm lí học Macxít, trong quá trình hoạt đợng của
con người đã hình thành nên nhu cầu và phát triển đạt đến mực mức độ nhất
định, bên cạnh đó con người cũng tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm

vươn tới sự thỏa mãn nhu cầu và từ đó nhu cầu mới cũng được hình thành và
phát triển.
A.N. Leonchiev và các nhà TLH Macxit khẳng định mối quan hệ chặt
chẽ giữa nhu cầu và hoạt động: “ Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của
hoạt động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển
trong hoạt đợng ”. A.N. Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ
giữa nhu cầu và hoạt động: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt đợng. Ơng giải thích

10


như sau: “ Hoạt động nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề
cho hoạt động, nhưng ngay khi chủ thể bắt đầu hành đợng thì lập tức xảy ra
sự biến hóa của nhu cầu và sẽ khơng cịn giống như khi nó tờn tại mợt cách
tiềm tàng, tờn tại “ tự nó ” nữa. Sự phát triển của hoạt đợng này đi xa bao
nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động (tức là nhu cầu) cũng chủn hóa bấy
nhiêu thành kết quả của hoạt đợng ”.
Như vậy, bản chất của nhu cầu là:

“ sự đòi hỏi của chủ thể về mợt đối

tượng nào đó cần được thỏa mãn để tổn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu
cầu mới ”
1.2.5. Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh trung học phổ thơng.
1.2.5.1. Khó khăn tâm lý
Những đặc điểm tâm lý của quá trình phát triển lứa tuổi học sinh trường
học phổ thông là tiền đề cơ bản cho những khó khăn tâm lý đặc trưng của lứa
tuổi này. Trong cuộc sống, khi giải quyết công việc nhất định hoặc khi giao
tiếp với người khác, thường xuất hiện những khó khăn bên ngồi, từ phía đối
tượng hoặc nảy sinh từ các điều kiện khách quan. Tuy nhiên, cũng không ít

trường hợp xuất hiện các khó khăn bên trong, được nảy sinh từ các trạng thái
tâm lý cá nhân, khi đối mặt với đối tượng hoạt động hoặc giao tiếp. Nếu trạng
thái tích cực sẽ tạo ra sự hưng phấn tâm lý, nhờ đó cá nhân sẽ đạt hiệu quả
cao trong hoạt động và giao tiếp. Ngược lại, nếu trạng thái tiêu cực, căng
thẳng, lo âu sẽ tạo ra ơ cá nhân các khó khăn, rào cản tâm lý, ảnh hương xấu
đến hoạt động và phát triển của cá nhân.
Dương Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh định nghĩa: Khó khăn tâm lý ơ học
sinh THPT là khó khăn trong học tập, đó là những lo lắng về phát triển tâm
sinh lý của bản thân, khó khăn trong việc định hướng tương lai nghề nghiệp
cho bản thân, khó khăn trong quan hệ với cha mẹ, thầy cơ và bạn bè...[3]

11


Với ý nghĩa này, những khó khăn tâm lý thường xuất hiện trong những
hoạt động chủ đạo của học sinh và tương ứng với những đặc điểm phát triển
tâm lý và nhân cách của lứa tuổi này. Nhìn chung phần lớn các em đều gặp
phải những khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt đợng của mình như
trong học tập, trong quan hệ với thầy cô giáo, trong quan hệ với cha mẹ, quan
hệ với bạn bè…
Mợt số khó khăn trong học tập: hoạt động học tập giữ vị trí rất quan
trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của lứa tuổi học sinh THPT. Việc
học tập của HS ơ lứa tuổi này trơ nên khó khăn khi hoạt đợng học tập ơ
trường của HS biến thành hình thức, bị coi nhẹ. Lúc này HS bắt đầu có hứng
thú mạnh mẽ đối với lĩnh vực khác hơn là đối với học tập. Điều này có nghĩa
là HS khơng coi việc lĩnh hội tri thức giữ vị trí quan trọng hơn so với các giá
trị khác đang hình thành trong HS. Có nhiều HS khơng xác định đúng nhiệm
vụ chính của mình trong giai đoạn này là học tập, cũng có nhiều HS do
phương pháp lĩnh hợi tri thức khơng đúng hay do gặp mợt hồn cảnh khó
khăn nào đó mà lơi là học tập nên kiến thức bị hổng, HS mất hứng thú học

tập, học tập sút kém, dần dần chán học, từ đó muốn tìm hứng thú ơ những lĩnh
vực khác. Thậm chí cịn có mợt số HS bỏ học. Bước vào tuổi dậy thì, sự cân
bằng thân thể và tinh thần bị phá vỡ, những biến đổi thể chất sâu sắc bắt đầu
và thân thể có mợt vóc người khác, mợt sức mạnh mới được tăng cường, các
hình dáng rõ nét hơn.
Ở lứa tuổi này, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, HS biết
lập luận giải qút vấn đề mợt cách có căn cứ. Song không phải lúc nào tư
duy của HS cũng là sự suy nghĩ có phê phán. Số mơn học, giờ học tăng lên rõ
rệt và áp lực từ phía cha mẹ, thầy cô giáo cũng tăng. Hơn nữa, việc định
hướng tương lai cũng đã rõ nét hơn. Lúc này việc học tập đã trơ thành gánh
nặng cho HS. Việc phải học và phải học cho giỏi là mục đích sống còn đối với

12


mỗi em. Vì vậy, việc bài kiểm tra bị điểm kém, không như ý muốn của bản
thân HS và của cha mẹ là điều không thể tương tượng nổi. Việc thi trượt là
điều không thể chấp nhận được. Những HS thi khơng đỗ ln cảm thấy day
rứt vì đã dập tắt hy vọng của cha mẹ, phụ lòng mong mỏi của thầy cơ giáo.
Đau đớn, xấu hổ vì thua kém bạn bè lại không được sự cảm thông của bố mẹ
khiến cho nhiều HS cảm thấy thất vọng, chán chường và đã có những hành
đợng liều lĩnh, nguy hại đến bản thân. Không ít HS do áp lực của việc học,
việc thi cử mà sinh ra đau bụng, đau đầu, b̀n nơn, chóng mặt, mất ngủ, kém
ăn… Như thế, những khó khăn trong lĩnh vực học tập là mợt thách thức với
tâm lý còn non nớt của học sinh ơ lứa tuổi này.
Mợt số khó khăn trong quan hệ với thầy cơ: Đó là những mâu thuẫn,
xung đợt giữa HS với GV. Học sinh muốn được đối xử như người lớn, trong
khi đó thầy cơ giáo chưa kịp thay đổi kiểu ứng xử, từ đó dẫn đến tình trạng
bất hịa giữa HS và giáo viên. Một số thầy cô giáo cịn lạm dụng quyền của
mình ngăn cấm, hạn chế tính tích cực của HS, thiếu sự đồng cảm với học

sinh. Tuy nhiên, có thể vì khơng hiểu HS nên các giáo viên thường cho là các
em tụ tập, đàn đúm, có những lời nói nặng nề, trì chiết, xúc phạm HS, điều
này khiến cho HS cảm thấy ấm ức, bất bình, thiếu tin tương thầy cơ. Có
những lúc các giáo viên có thái đợ thiếu tơn trọng HS, sử dụng những biện
pháp sai lầm như thô bạo trong đối xử; phê bình, đánh đập, cơ lập trẻ với tập
thể, đuổi khỏi lớp… tạo nên tâm lý đối kháng, mất niềm tin nơi HS.
Mợt số khó khăn trong quan hệ với cha mẹ: Thứ nhất đó là sự cách biệt
thế hệ. Sự cách biệt đó thể hiện sự khơng ăn khớp nhau giữa lối sống, quan
niệm về giá trị, quan niệm về chuẩn mực, các cách thức ứng xử… Tuy nhiên,
sự cách biệt đó khơng phải là điều đáng lo ngại vì sự khác biệt đó thường chỉ
xảy ra ơ mợt số lĩnh vực hoạt động cụ thể. Thứ hai là mâu thuẫn giữa khả
năng của HS với sự kỳ vọng của cha mẹ các em. Những cha mẹ đặt nhiều kỳ

13


vọng vào con luôn cảm thấy con học chưa hết khả năng. Họ cho rằng con họ
sẽ học tốt hơn, thậm chí đạt thành tích cao hơn các bạn khác nếu chăm học
hơn, nếu họ có điều kiện giám sát chặt chẽ thời gian học, vui chơi và nghỉ
ngơi của con hơn… Từ đó, họ ḅc con cái phải học thêm để nâng cao trình
đợ hiểu biết. Tuy nhiên, nếu kỳ vọng của cha mẹ không dựa trên thực tế năng
lực, trí tuệ, sức khỏe, sơ thích, nguyện vọng của con mình cũng như mơi
trường sống học tập xung quanh và điều kiện dạy dỗ, kiểm soát của chính cha
mẹ thì tùy vào những hồn cảnh cụ thể sẽ hình thành ơ trẻ tính ích kỷ, nói dối,
kiêu căng, hiểu biết phiến diện hoặc có những biểu hiện của sự rối nhiễu tâm
thế. Thứ ba, có sự mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái ơ lứa tuổi này. Sự không
nhất quán giữa phát triển thể chất với cương vị xã hội của HS đã tạo ra một sự
căng thẳng trong các em. Lứa tuổi này là quãng thời gian các em bắt đầu phải
giải qút các xung đợt vì lệ thuộc. HS phải học cách thoát khỏi sự quá lệ
tḥc vào gia đình và phải tìm kiếm sự tự chủ ơ mợt mức đợ nào đó. Thứ tư,

gia đình đối với HS là mơi trường bình thường mà ơ đó nó có thể phát triển
đầy đủ; nhưng bắt đầu bước vào lứa tuổi này, gia đình khơng cịn thỏa mãn đủ
cho hoạt động của các em. Các công việc gia đình làm cho HS chán ngán, các
em ít vui lòng giúp cha mẹ mà thích đi dạo chơi với bạn bè. Nhiều HS mất
tính ngoan ngoãn, dễ tự ái và đơi khi tỏ ra khó chịu. Thứ năm là, bước vào
tuổi đầu thanh niên, HS thường cảm thấy mình đã lớn, trong tâm trí HS tinh
thần danh dự và lòng tự trọng đã nảy nơ, nhiều bậc cha mẹ đã vơ tình hay cố ý
có những lời nói hoặc hành đợng xúc phạm “danh dự” HS. Học sinh thường
có những phản ứng tiêu cực như cãi lại, vứt bỏ cơng việc khơng làm nữa, giận
dỗi, khóc lóc. Thứ sáu, trong cuộc sống vẫn thường gặp những bậc cha mẹ
không chịu lắng nghe con mình. Thường thì cha mẹ nào cũng tự coi mình là
người đứng đầu, biết hết mọi chuyện và lúc nào cũng đúng và cuối cùng là
mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng tiền của trẻ với sự đáp ứng của cha mẹ.

14


Mợt số khó khăn nảy sinh từ quan hệ bạn bè: bạn bè có vai trị rất lớn
đối với học sinh lứa tuổi đầu thanh niên. Vì vậy mà những vấn đề trục trặc
nảy sinh trong quan hệ bạn bè có thể bùng phát thành những xung đợt lớn.
Đưa đến cho HS sự khó chịu hơn cả là sự phê phán của bạn bè. Hình phạt
nặng nề nhất là sự tẩy chay cơng khai hay bí mật của nhóm bạn. Sự đơn độc
là trải nghiệm nặng nề và hầu như không chịu đựng nổi với trẻ. Điều này đã
đẩy HS đến chỗ đi tìm những người bạn mới ngồi lớp học, ngồi nhà trường
và mợt số HS đã bị lơi kéo bơi những “nhóm”, những “bè đảng” tự phát dưới
nhiều hình thức và ơ đây HS có thể trải nghiệm những bi kịch thực sự của
c̣c đời. Tóm lại, trong bước quá độ vươn lên làm người lớn, trong quá trình
hình thành và khẳng định “ cái tơi ” có ý nghĩa xã hội, HS lứa tuổi đầu thanh
niên gặp khơng ít khó khăn, trơ ngại trong mọi mối quan hệ XH mà HS phải
vượt qua, và những khó khăn này là rất đặc trưng cho lứa tuổi này.

Một số khó khăn nợi tâm: Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có,
giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế của HS. Mặc dù HS đã có những
quyền hạn nhất định do người lớn đã phần nào tôn trọng , để HS tự do hơn
trước. Tuy vậy, các em vẫn chưa phải là người trương thành, và chưa thể
ngang hàng với người lớn. Trong khi đó các em lại muốn bình quyền với
người lớn. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế.
Mặt khác, do tự ý thức phát triển mạnh, các em thường lựa chọn một khuôn
mẫu, một tiêu chuẩn đạo đức riêng để đánh giá hành vi của mình. Nhưng do
kinh nghiệm cịn ít, hiểu biết cịn hạn chế nên các em có thể hình thành những
khái niệm, những biểu tượng sai lầm, non nớt. Đây là biểu hiện giữa nhu cầu
tự giáo dục và khả năng thực hiện nhu cầu đó.
Mâu thuẫn giữa nợi dung ý thức và hình thức hành vi của HS. Nhiều
khi ý muốn và hành động của các em trái ngược hẳn nhau, đây là biểu hiện

15


của tính kém ổn định, là một trong những nguyên nhân mà người lớn chưa
công nhận sự trương thành của các em.
Thời kỳ này HS rất quan tâm tới ngoại hình của mình. Trong thời kỳ
này, những thay đổi gây ấn tượng về ngoại hình và có ý nghĩa quan trọng
nhằm gia tăng sự chấp nhận của bạn bè cùng trang lứa có thể khiến mối quan
tâm đến hình ảnh thân thể của mình ơ các em sâu sắc thêm. Mợt số HS có
cảm giác lo lắng, bất an về mợt bợ phận nào đó trên cơ thể mình phát triển
không được cân đối; một số em “mất ăn, mất ngủ” vì cho rằng mình là mợt cơ
gái xấu xí, mợt chàng trai thấp lùn…
Khó khăn của học sinh về mặt tình cảm: Vào lứa tuổi này tình cảm của
HS rất sâu sắc, sự mất mát đối với các em là rất nặng nề, khó vượt qua nổi
nếu khơng được sự nâng đỡ của người lớn. Nhiều HS đã quá đau khổ, buồn
bã, bỏ ăn, nhiều em đã bị tổn thương tâm lý, tạo ra sự mất cân bằng về tâm lý

kéo theo một số phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm như rối loạn giấc ngủ, các,
các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, quấy rối, đánh nhau, đau bụng…
Khó khăn về mặt nhận thức: HS ơ lứa tuổi này còn chưa hiểu đầy đủ
khái niệm, các em mới chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngồi khơng bản chất
làm đặc điểm chủ yếu của khái niệm. Sai lầm này không những ảnh hương
đến việc nắm kiến thức ơ nhà trường mà còn ảnh hương đến cả những phẩm
chất đạo đức và phẩm chất ý chí của các em.
Khó khăn tiếp theo thể hiện trong cảm giác người lớn của HS:
Tâm lý “ mình đã khơn lớn ” và nguyện vọng tự lực, tự quyết, muốn
phấn đấu nhanh chóng vươn lên làm người lớn đã làm nảy nơ trong tâm trí
của các em tinh thần danh dự và lòng tự trọng.
1.2.5.2.Tham vấn và tham vấn tâm lý

16


Trên thế giới, ngành tham vấn đã khá phát triển và có lịch sử lâu đời.
Vậy việc sử dụng thật ngữ



tham vấn



đang cịn nhiều tranh luận, chưa

thống nhất và có nhiều nhà tham vấn đã khẳng định rằng như sau:
Theo Ngô Minh Uy [12] , Tham vấn là một hoạt động tương tác giữa
người tham vấn và thân chủ, nhằm hỗ trợ giúp đỡ thân chủ giải quyết những

khó khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi. Theo tác giả Bùi Thị Xuân
Mai[5]: Tham vấn tâm lí là một hoạt động mà nhà chuyên môn bằng kiến
thức, hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu hiểu những cảm xúc,
suy nghĩ, hành vi của đối tượng giúp họ khai thác ng̀n lực, tiềm năng cho
quá trình giải qút.
Trong từ điển Tâm lí học, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện [13] hiểu tham vấn
là: quá trình các chuyên gia chẩn đoán, tìm hiểu ngun nhân và từ đó có thể
đưa ra những phương hướng để giúp đỡ thân chủ.
P.K.Onner cho rằng, tham vấn là mợt quá trình vì vậy địi hỏi nhà tham
vấn phải dành thời gian nhất định và sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng khác
nhau để giúp đỡ thân chủ tìm hiểu, xác định vấn đề và đưa ra các lựa chọn
phù hợp.
J.Mielke

(1999): Tham vấn là một quá trình

nhằm giúp đỡ thân chủ

cải thiện c̣c sống của họ bằng cách khai thác nhận thức và thấu hiểu những
suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của thân chủ.
Như vậy, quá trình tham vấn nhằm giúp cho thân chủ tự nhận thức được
vấn đề mà bản thân họ đang gặp phải, thân chủ tự nhìn nhận và đánh giá vấn đề
của bản thân và từ đó tự đưa ra các giải pháp phù hợp với bản thân họ, nhà
tham vấn chỉ là người trợ giúp và khơi dậy tiềm năng của thân chủ và tuyệt đối
không đưa ra lời khuyên cho thân chủ nhằm đảm bảo yếu tố khách quan.
Tham vấn là sự trợ giúp: Trợ giúp trong quá trình tham vấn là giúp thân
chủ những cơng cụ, phương tiện tâm lí để họ tự giúp chính bản thân họ, giúp
17



×