Tải bản đầy đủ (.doc) (240 trang)

SỰ CHUYỂN đổi từ NGÔN NGỮ văn học SANG NGÔN NGỮ điện ẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.63 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐOÀN TIẾN LỰC

SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ
NGÔN NGỮ VĂN HỌC SANG NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH
(Trong một số văn bản truyện kể văn học Việt Nam
và văn bản truyện kể điện ảnh chuyển thể tương ứng)
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 62.22.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN
HOA
2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO
TÂM


HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các
kết luận khoa học chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.


Tác giả luận án


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
7. Đóng góp về lí luận và thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ của luận án......................5
8. Bố cục của luận án................................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI ......................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................................7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh trong sự
đối chiếu-so sánh trên thế giới..................................................................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh trong sự
đối chiếu-so sánh ở Việt Nam.................................................................................13
1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI.............................................18
1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về kí hiệu và việc xác định nội hàm các khái niệm
‘ngôn ngữ’, ‘ngôn ngữ nghệ thuật’, ‘văn bản’, ‘văn bản truyện kể’.......................18
1.2.2. Một số vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh............24
1.2.3. Một số vấn đề lí thuyết về biểu tượng và lời đối thoại..................................31
1.2.4. Một số vấn đề lí thuyết về chuyển đổi ngôn ngữ..........................................42
TIỂU KẾT............................................................................................................. 48
Chương 2: TỪ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN BẢN TRUYỆN KỂ VĂN HỌC
ĐẾN BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN BẢN TRUYỆN KỂ ĐIỆN ẢNH..............49

2.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ SỐ LƯỢNG BIỂU TƯỢNG KHI VBTKVH ĐƯỢC
CHUYỂN THỂ SANG VBTKĐA..........................................................................49


iii
2.2. MIÊU TẢ NHỮNG XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH, BIẾN ĐỐI BIỂU
TƯỢNG KHI VBTKVH ĐƯỢC CHUYỂN SANG VBTKĐA..............................53
2.2.1. Chuyển dịch từ biểu tượng từ VBTKVH sang VBTKĐA.............................53
2.2.2. Cắt giảm biểu tượng ở VBTKVH nguồn......................................................82
2.2.3. Sáng tạo thêm biểu tượng ở VBTKĐA chuyển thể.......................................86
2.3. LÍ GIẢI CHO NHỮNG XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH VÀ BIẾN ĐỔI BIỂU
TƯỢNG KHI VBTKVH CHUYỂN THỂ SANG VBTKĐA.................................90
2.3.1. Từ biểu tượng trong VBTKVH đến biểu tượng trong VBTKĐA: những chi
phối từ sự bất tương đồng về mã ngôn ngữ.............................................................90
2.3.2. Từ biểu tượng trong VBTKVH đến biểu tượng trong VBTKĐA: những chi
phối từ sự bất tương đồng về thông điệp ở VBTKVH nguồn và ở VBTKĐA........95
2.3.3. Từ biểu tượng trong VBTKVH đến biểu tượng trong VBTKĐA: sự bất tương
đồng về chủ thể sáng tạo.......................................................................................101
TIỂU KẾT...........................................................................................................104
Chương 3: TỪ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN BẢN TRUYỆN KỂ VĂN HỌC
ĐẾN ĐỐI THOẠI TRONG VĂN BẢN TRUYỆN KỂ ĐIỆN ẢNH................106
3.1. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ LỜI ĐỐI THOẠI TRONG CÁC
VBTKVH NGUỒN VÀ VBTKĐA CHUYỂN THỂ............................................106
3.1.1. Thống kê-đối ứng tổng số lời đối thoại trong các VBTKVH nguồn trong các
VBTKĐA chuyển thể tương ứng..........................................................................107
3.1.2. Khảo sát những biến đổi về số lượng lời đối thoại khi VBTKVH chuyển thể
sang VBTKĐA.....................................................................................................108
3.2. MIÊU TẢ CÁC XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI, BIẾN ĐỔI LỜI ĐỐI THOẠI
KHI VBTKVH ĐƯỢC CHUYỂN THỂ SANG VBTKĐA..................................112
3.2.1. Chuyển lời đối thoại từ VBTKVH nguồn sang VBTKĐA chuyển thể........112

3.2.2. Cắt giảm lời đối thoại ở VBTKVH nguồn..................................................122
3.2.3. Sáng tạo thêm lời đối thoại ở VBTKĐA chuyển thể...................................127
3.3. LÍ GIẢI CHO NHỮNG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI, BIẾN ĐỔI LỜI ĐỐI
THOẠI KHI VBTKVH ĐƯỢC CHUYỂN THỂ SANG VBTKĐA.....................134


iv
3.3.1. Từ đối thoại trong VBTKVH đến đối thoại trong VBTKĐA: những bất tương
đồng ở nhân vật và ngữ cảnh giao tiếp..................................................................134
3.3.2. Từ đối thoại trong VBTKVH đến đối thoại trong VBTKĐA: những bất tương
đồng về mã ngôn ngữ...........................................................................................147
TIỂU KẾT...........................................................................................................156
KẾT LUẬN.........................................................................................................158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................161
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................162


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng hệ thống, đối ứng các biểu tượng trong VBTKVH nguồn và
VBTKĐA chuyển thể............................................................................51
Bảng 2.2: Số lượng các sự kiện được chuyển dịch, không được chuyển dịch,
được sáng tạo thêm khi VBTKVH được chuyển thể sang
VBTKĐA..............................................................................................52
Bảng 3.1: Số lượng lời đối thoại trong các VBTKVH nguồn và VBTKĐA
chuyển thể tương ứng..........................................................................107
Bảng 3.2: Số lượng lời đối thoại được sáng tạo thêm ở VBTKĐA chuyển thể,
không được chuyển sang VBTKĐA chuyển thể và được chuyển
sang VBTKĐA chuyển thể..................................................................109

Bảng 3.3: Các xu hướng chuyển lời đối thoại từ VBTKVH sang VBTKĐA
.............................................................................................................112


vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:

Mô hình cấu trúc kí hiệu của Ferdinand de Saussure..........................18

Hình 1.2:

Mô hình cấu trúc kí hiệu của Charles Sanders Peirce..........................19

Hình 1.3:

Mô hình cấu trúc phân tầng của kí hiệu-huyền thoại của Roland
Barthes.................................................................................................21

Hình 1.4:

Sơ đồ cấu trúc các lớp nghĩa của văn bản............................................24

Hình 1.5:

Mối quan hệ cấp bậc từ biểu tượng tâm lí đến biểu tượng nghệ thuật.......33

Hình 1.6 :


Hình ảnh cuộc đối thoại giữa vợ Sài và những người đồng đội của anh
............................................................................................................40

Hình 1.7:

Hệ thống dịch ba giai đoạn của Eugene Nida......................................43

Hình 1.8 : Lược đồ quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học............................47
Hình 2.1:

Biểu đồ thể hiện mức độ khác nhau của các xu hướng chuyển dịch,
biến đổi biểu tượng khi VBTKVH được chuyển thể sang VBTKĐA
............................................................................................................53

Hình 2.2:

Từ cấu trúc phân tầng của biểu tượng ngôn từ đến cấu trúc phân
tầng của biểu tượng hình ảnh điện ảnh................................................54

Hình 2.4:

Cận cảnh chổi được châm vào bếp than..............................................56

Hình 2.3:

Toàn cảnh Diệu cầm chổi....................................................................56

Hình 2.5:

Toàn cảnh chổi bắt lửa cháy bùng bùng..............................................56


Hình 2.6:

Trung cảnh Diệu cầm chổi lửa, xông vào đánh nhau...........................56

Hình 2.7:

Cận cảnh Diệu cầm chổi lửa, phang thẳng vào mặt Tuấn “chợ”..........56

Hình 2.8:

Cận cảnh Diệu ném chổi lửa vào gian hàng........................................56

Hình 2.9:

Cận cảnh Diệu điên cuồng cùng lửa....................................................56

Hình 2.10: Cận cảnh Nhân đứng ở xa nhìn Diệu đang điên cuồng đốt chợ...........56
Hình 2.11: Cận cảnh nụ hôn..................................................................................59
Hình 2.12: Cận cảnh hình ảnh lưng trần của người nam người............................59
Hình 2.13: Cận cảnh hai bàn tay đầy máu của người đỡ đẻ...................................61
Hình 2.14: Cận cảnh vẻ mặt biểu hiện sự ghê sợ của người thợ gặt khi nhìn
thấy quái thai.......................................................................................61


vii
Hình 2.15 Cận cảnh vẻ mặt thất thần của bà Thảo nhìn thấy con dâu đẻ ra
quái thai...............................................................................................61
Hình 2.16: Cận cảnh bà Thảo ngất sau khi nhìn thấy con dâu đẻ ra quái thai.......61
Hình 2.17: Cảnh quái thai được để trên bè chuối và thả trôi sông (được quay

bằng cỡ cảnh toàn viễn)......................................................................61
Hình 2.18: Cận cảnh Thủy cầm và dần nắm chặt hơn trái ổi trong tay..................64
Hình 2.19: Cận cảnh những trái ổi chín.................................................................64
Hình 2.20: Cận cảnh bày tay Thủy đưa những trái ổi ra trước mặt Hòa, ánh
mắt Hòa vô cảm..................................................................................64
Hình 2.21: Sơ đồ chuyển dịch biểu tượng tương đương về nghĩa...........................66
Hình 2.22: Sao ngồi trên thuyền, kể lại câu chuyện về đường tình duyên bất
hạnh của mình.....................................................................................67
Hình 2.23: Sao ngồi trên thuyền, buông tay chèo, thoái mặc giữa dòng sông.
............................................................................................................67
Hình 2.24: Hình ảnh đám rước dâu bằng thuyền qua sông (Đám cưới của Sao).........68
Hình 2.25: Hình ảnh Tào bỏ làng, sang sông với Sao...........................................68
Hình 2.26: Sao đứng ở bến sông ngóng vọng về phía bên kia bờ sông (chờ
mong chồng về)...................................................................................68
Hình 2.27: Lãng ngồi ở bờ sông bên này ngóng vọng về phía bên kia sông –
phía có Sao (Khi này, Sao đã sang sông về với mẹ) đẻ)......................68
Hình 2.28: Sơ đồ chuyển dịch biểu tượng theo hướng thu hẹp ý nghĩa nghĩa
............................................................................................................70
Hình 2.29, 2.30: Những người đàn bà ngồi ở bến nước..........................................72
Hình 2.31: Bến nước và đàn bà.............................................................................72
Hình: 2.32: Bến nước và đàn bà.............................................................................72
Hình 2.33: Đàn bà và bến nước.............................................................................73
Hình 2.34: Các cô gái làng Đông và bến nước......................................................73
Hình 2.35: Hạnh xuống bến Không Chồng định tự vẫn........................................73
Hình 2.36: Nguyễn Vạn treo cổ chết ở bến Không Chồng....................................73
Hình 2.37: Sơ đồ chuyển dịch biểu tượng theo hướng mở rộng ý nghĩa...............75


viii
Hình 2.38: Cận cảnh mưa thối đất.........................................................................77

Hình 2.39: Đại cảnh nưóc mênh mông, núi thấp lè tè...........................................77
Hình 2.40: Cận cảnh ngôi nhà trôi trên/trong nước ).............................................77
Hình 2.41: Toàn cảnh trâu chết vì nước ngập, không có cỏ ăn..............................77
Hình 2.42: Cận cảnh gà chết trong nước...............................................................77
Hình 2.43: Cận cảnh quạ rình xác chết trong mưa................................................77
Hình 2.44: Cận cảnh xương trong nước................................................................77
Hình 2.45: Cận cảnh Kìm vượt nước len trâu........................................................78
Hình 2.46: Cận cảnh Kìm vượt mưa, chèo thuyền chở bố đi tìm nơi có đất..........78
Hình 2.47: Toàn cảnh cánh đồng sau khi nước rút................................................79
Hình 2.48: Toàn cảnh lúa lên xanh tốt trên cánh đồng sau khi nước rút................79
Hình 2.49: Toàn cảnh xác bà Hai được treo trên cành cây xóc chéo giữa cánh
đồng nước mênh mông........................................................................79
Hình 2.50: Cận cảnh từng giọt thân xác bà Hai nhỏ xuống cánh đồng nước
mênh mông..........................................................................................79
Hình 2.51: Đặc tả những giọt thân xác của bà Hai nhỏ xuống, hòa tan vào
nước....................................................................................................79
Hình 2.54: Cận cảnh bà Thoa với bàn tay đạng bị chảy máu................................87
Hình 2.55: Cận cảnh máu (từ tay bà Thoa) nhỏ xuống mắt con cá đang nằm
trên thớt...............................................................................................87
Hình 2.57: Bà Hơn bị ông Vạn đi làm về bắt gặp..................................................88
Hình 2.56: Bà Hơn cầm con gà mái của mình ghẹo con gà trống của ông Vạn
đang bị nhốt trong lồng.......................................................................88
Hình 2.58: Bà Hơn cho con gà mái của mình vào lồng cùng với con gà trống
của ông Vạn.........................................................................................88
Hình 2.59: Ông Vạn lôi con gà mái của bà Hơn ra khỏi lồng................................88
Hình 2.60: Ông Vạn thấy con gà trống của mình ghẹ con gà mái của bà Hơn
............................................................................................................89
Hình 2.61: Ông Vạn vồ bắt con gà trống của mình đem nhốt vào.........................89



ix
Hình 2.62: Bà Hơn ôm con gà trống của ông Vạn chờ đợi ông Vạn trong đêm
............................................................................................................89
Hình 2.63, 2.64: Máy lia từ cận chiếc nón đầy hoa tương tư của Quy theo
những bông hoa rơi xuống thân xác của Dĩnh.....................................94
Hình 2.65: Máy hướng lên cao quay hình ảnh bầu trời vần vũ mây trắng............94
Hình 2.66: Máy cao, úp xuống quay toàn cảnh thân xác Dĩnh phủ đầy những
bông hoa tương tư trắng cũng con khỉ con phủ phục ở bên.................94
Hình 2.67: Cấu trúc nghĩ chủ đề của VBTKVH “Mùa len trâu”...........................96
Hình 2.68: Cấu trúc nghĩ chủ đề của VBTKVH “Một cuộc biển dâu”..................96
Hình 2.69: Cấu trúc nghĩa chủ đề của VBTKĐA chuyển thể “Mùa len trâu”.............97
Hình 2.71: Cấu trúc chủ đề của VBTKĐA “Bến Không chồng”.........................100
Hình 2.72: Lươc đồ quá trình chuyển dịch từ biểu tượng ngôn từ văn học
sang biểu tượng hình ảnh điện ảnh....................................................103
Hình 3.1:

Biểu đồ so sánh số lượng lời thoại trong VBTKVH nguồn và
trong VBTKĐA chuyển thể tương ứng..............................................108

Hình 3.2:

Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của ba xu hướng chuyển đổi,
biến đổi số lượng lời đối thoại trong sự đối ứng số lượng lời đối
thoại của VBTKVH nguồn và VBTKĐA chuyển thể (theo số liệu
từng trường hợp cụ thể).....................................................................110

Hình 3.3:

Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của ba xu hướng chuyển đổi, biến
đổi số lượng lời đối thoại trong sự đối ứng số lượng lời đối thoại của

VBTKVH nguồn và VBTKĐA chuyển thể (theo số liệu tổng)...............111

Hình 3.4:

Hưng “mã” mở cửa sổ chớp xem là ai ở ngoài thì thấy Hương “ga”.........126

Hình 3.5:

Hưng “mã” mở chính, Hương “ga” đi vào........................................126

Hình 3.6:

Châu “điên” chực đi vào theo Hương “ga” thì Hưng “mã” lấy túi đồ
cần bán từ tay Châu “điên” và đẩy Châu điên ra, không cho vào nhà.
..........................................................................................................126

Hình 3.7:

Hưng “mã” lấy tiền định đưa cho Hương “ga” nhưng rồi lại thôi.
Hưng “mã” nói: - Để anh ra đưa tiền cho nó....................................126


x
Hình 3.8:

Hưng “mã” huýt sáo gọi Châu “điên ” đang ngồi chờ lấy tiền ở ngoài.
...........................................................................................................126

Hình 3.9:


Hưng “mã” đưa tiền cho Châu “điên ”, bảo Châu “điên” “Về trước
đi.” rồi đóng cửa lại..........................................................................126

Hình 3.10 : Hình ảnh thoại trường cuộc đối thoại của Lãng với mẹ.....................129
Hình 3.11: Hình ảnh bà Kía và ông Chúng ngồi nói chuyện với nhau................132
Hình 3.12: Cận cảnh nét mặt bà Cảnh sau những giây phút gần gũi với chồng
..........................................................................................................133
Hình 3.13: Sơ đồ cấu trúc cốt truyện chính theo thời gian tự sự trong
VBTKVH“Phiên bản” và VBTKĐA “Hương Ga”............................141
Hình 3.14: Sơ đồ cấu trúc cốt truyện chính trong VBTKVH “Mùa len trâu”,
“Một cuộc biển dâu” và VBTKĐA “Mùa len trâu”...........................143
Hình 3.15: Mô hình tương tác-giao tiếp văn học của Chatman...........................144
Hình 3.16: Đồ hình “những chặng đường vượt qua của việc đọc”......................145
Hình 3.17: Cận cảnh khuôn mặt Quỳ sau khi nghe câu hỏi của Thương.............149
Hình 3.18: Trong lúc nghe Tân kể nguyên do sự tình, Hương Ga nhìn thấy
máu chảy xuống tay Tân....................................................................150
Hình 3.19: Cận cảnh máu tươi đang chảy xuống bàn tay Tân (điểm nhìn theo
mắt của nhân vật Hương Ga).............................................................150


xi

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
- VBTKVH: Văn bản truyện kể văn học
- VBTKĐA: Văn bản truyện kể điện ảnh


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ nói/viết là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Nhưng con người không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói/viết mà còn giao tiếp bằng
các loại ngôn ngữ khác, thậm chí “khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn
ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời” [Nguồn: Vi.wikipedia.org]. Ngày nay,
sự phát triển của công nghệ hiện đại trong truyền thông đã góp phần mở rộng, phát
triển thêm các kênh giao tiếp trước đây vốn chưa có và tác động vào (thậm chí đã
làm biến đổi đổi bản chất) một số kênh giao tiếp truyền thống. Cùng với đó, các loại
ngôn ngữ khác như ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ cơ thể.v.v…
với những ưu thế của mình đang lấp đầy những khiếm khuyết của ngôn ngữ nói/viết
để hoạt động giao tiếp của con người ngày một đa dạng và hiệu quả hơn. Thực tiễn
này đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu mới cho ngôn ngữ học và để phù hợp với
quy luật phát triển chung của các phương tiện giao tiếp, nghiên cứu ngôn ngữ ngày
càng cần phải được mở rộng phạm vi theo hướng liên ngành, khẳng định và dành vị
trí xứng đáng cho các loại phương tiện ngôn ngữ khác bên cạnh phương tiện ngôn
ngữ nói/viết.
1.2. Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật có mối quan hệ mật thiết và
biểu hiện rõ nhất cho mối quan hệ đặc biệt này là hiện tượng chuyển thể từ văn bản
văn học sang văn bản điện ảnh diễn ra phổ biến từ khi điện ảnh mới ra đời cho đến
ngày nay. Xét ở phương tiện biểu đạt, ngôn ngữ văn học là nghệ thuật ngôn từ, là
phương tiện của hoạt động giao tiếp văn chương còn ngôn ngữ điện ảnh nghệ thuật
của hình ảnh động và âm thanh, là phương tiện của hoạt động giao tiếp điện ảnh.
Bởi vậy, trong sự chuyển đổi từ văn bản văn học/ngôn ngữ văn học sang văn bản
điện ảnh/ngôn ngữ điện ảnh, sự tương đồng hay khác biệt của hai loại ngôn ngữ
(phương tiện giao tiếp) này sẽ được biểu lộ ra rõ nhất.
1.3. Nghiên cứu liên ngành ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong nghiên cứu
khoa học bởi khả năng làm tăng tính hiệu quả của hoạt động nghiên cứu. Trong Hội
thảo “Nghiên cứu liên ngành trong Khoa học Xã hội và Nhân văn” tổ chức tại Hà



2

Nội tháng 12 năm 2009, PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế (Trường Đại học
KHXH&NV), từ việc dẫn ra những công trình nghiên cứu mà theo ông sở dĩ trở
thành kinh điển là do sử dụng phương pháp liên ngành, khẳng định: “Nghiên cứu
liên ngành là nhu cầu, là thuộc tính của mọi khoa học xã hội và nhân văn”. Trên thế
giới, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt nhịp được với thực tiễn nghiên cứu của ngôn ngữ
học, mở rộng phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ đến các loại hình ngôn ngữ-phương
tiện giao tiếp như ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh dựa trên nền tảng lí thuyết kí hiệu
học với sự mở rộng nội hàm của khái niệm ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu với các
công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là Berger (1972) với Ways of seeing,
Yuri Lotman (1976) với Semiotics of the Cinema và The Structure of the Artistic
Text (1971/1977), Roland Barthes (1977) với Image Music Text, Marcel Danesi
(2004) với Messages, Signs, and Meanings, Gunther Kress và Theovan Leeuwen
(2006) với Reading Images: The Grammar of Visual Design, Albert Mehrabian
(2007) với Nonverbal Communication, Peggy Albers (2008) với Theorizing Visual
Representation in Children’s Literature v.v… Tuy vậy, ở Việt Nam, chưa có công
trình nghiên cứu chuyên sâu nào tiếp cận, so sánh các loại hình ngôn ngữ nghệ
thuật, các hoạt động giao tiếp nghệ thuật theo hướng liên ngành.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự
chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh” (trong một số văn bản
truyện kể văn học Việt Nam và văn bản truyện kể điện ảnh chuyển thể tương ứng)
với mong muốn những đóng góp của luận án sẽ có nhiều hữu ích cả về lí luận và
thực tiễn đối với việc nghiên cứu về hai loại ngôn ngữ- hai phương tiện giao tiếp
phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật là ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ điện ảnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn
học sang ngôn ngữ điện ảnh” (Trong một số văn bản truyện kể văn học Việt Nam và
văn bản truyện kể điện ảnh chuyển thể tương ứng), mục đích nghiên cứu của chúng

tôi là làm rõ những tương đồng và biến đổi về mặt ngôn ngữ khi văn bản truyện kể


3

văn học được chuyển thể sang văn bản truyện kể điện ảnh, từ đó làm rõ hơn những
điểm tương đồng và khác biệt của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những chuyển dịch, biến đổi ở phương diện ngôn ngữ khi văn bản truyện kể
văn học được chuyển thể sang văn bản truyện kể điện ảnh và những yếu tố chi phối
đến sự chuyển dịch, biến đổi đó.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ của một văn bản nghệ thuật là một hợp phần của nhiều yếu tố trong
những biểu hiện vô cùng phong phú và phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
án, chúng tôi chỉ tập trung vào làm rõ (1) Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang
ngôn ngữ điện ảnh nhìn từ sự chuyển đổi biểu tượng (vì biểu tượng trong văn bản
nghệ thuật là những kí hiệu thẩm mỹ, thể hiện rõ nhất giá trị biểu đạt phong phú của
phương tiện ngôn ngữ) và (2) Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ
điện ảnh nhìn từ sự chuyển đổi đối thoại (vì đối thoại là thành phần quan trọng trong
ngôn ngữ kể chuyện có ở cả ngôn ngữ kể chuyện văn học và ngôn ngữ kể chuyện
điện ảnh, thể hiện rõ nhất cho sự tương giao giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện
ảnh).
4.2. Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu
Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn ở những trường hợp
văn bản truyện kể văn học là tiểu thuyết hay truyện ngắn văn học Việt Nam chuyển
thể sang văn bản truyện kể điện ảnh Việt Nam (phim truyện điện ảnh). Tiểu thuyết,
truyện ngắn và phim truyện điện ảnh đều là những văn bản truyện kể (và thực tế xu
hướng chuyển thể này cũng là phổ biến hơn cả) sẽ thuận hơn cho việc đối chiếu, so
sánh trong nghiên cứu.

Chúng tôi cũng giới hạn phạm vi ngữ liệu nghiên cứu là các văn bản truyện kể
điện ảnh chuyển thể là phim truyện điện ảnh có màu (không nghiên cứu các trường hợp
văn bản truyện kể điện ảnh là phim đen trắng vì trong điện ảnh, màu sắc là một phần


4

quan trọng của ngôn ngữ hình ảnh) và là các bộ phim được đánh giá cao về chất lượng
(qua các giải thưởng đạt được) và/hoặc thu hút sự chú ý của dư luận.
Cụ thể, các ngữ liệu được lựa chọn để khảo sát, nghiên cứu gồm:
STT
1

VBTKVH nguồn
“Thương nhớ đồng quê” (1992)

VBTKĐA chuyển thể
“Thương nhớ đồng quê” (1995)

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Phim truyện của đạo diễn Đặng Nhật

2

“Những người thợ xẻ” (1989)

Minh
“Những người thợ xẻ” (1999)


3

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
“Ba người trên sân ga” (1990)

Phim truyện của đạo diễn Vương Đức
“Đời cát” (1999)

(Truyện ngắn của Hữu Phương)

Phim truyện của đạo diễn Nguyễn Thanh

“Bến Không chồng” (1990)

Vân
“Bến Không chồng” (2000)

Tiểu thuyết của Dương Hướng

Phim truyện của đạo diễn Lưu Trọng

5

“Ngôi nhà xưa” (1992)

Ninh.
“Mùa ổi” (2001)

6


Truyện ngắn của Đặng Nhật Minh
“Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
“Người đàn bà mộng du” (2003)

hành” (1983)

Đạo diễn: Nguyễn Thanh Vân

4

7

Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
“Mùa len trâu” và “Một cuộc biển “Mùa len trâu” (2005)
dâu” (1962)

Phim truyện của đạo diễn Nguyễn Võ

8

Hai truyện ngắn của Sơn Nam
“Tiếng kèn môi sau bờ rào đá” (1999)

Nghiêm Minh
“Chuyện của Pao” (2006)

9


Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
“Trăng nơi đáy giếng” (2001)

Đạo diễn: Ngô Quang Hải
“Trăng nơi đáy giếng” (2008)

10

Truyện ngắn của Trần Thùy Mai
“Mười ba bến nước” (2004)

Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
“Mười ba bến nước” (2008)

11

Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh
“Cánh đồng bất tận” (2005)

Đạo diễn: Đặng Thái Huyền
“Cánh đồng bất tận”(2010)

12

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
“Phiên bản” (2009)

Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình
“Hương Ga” (2014)


Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

Đạo diễn: Cường Ngô

5. Nhiệm vụ nghiên cứu


5

Để đạt được những mục đích nghiên cứu như trên, các nhiệm vụ nghiên cứu
được xác định cần phải giải quyết là:
- Xác định cơ sở lí luận cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu;
- Khảo sát sự tương đồng và biến đổi của biểu tượng và đối thoại trong văn
bản truyện kể điện ảnh chuyển thể so với văn bản truyện kể văn học nguồn;
- Xác định cơ sở lí giải cho những tương đồng và biến đổi về mặt ngôn ngữ
(ở yếu tố ngôn ngữ biểu tượng và đối thoại) khi văn bản truyện kể văn học được
chuyển thể sang văn bản truyện kể điện ảnh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu liên ngành với việc vận dụng tri thức
của các ngành/phân ngành khoa học như kí hiệu học, ngôn ngữ học, lí luận điện ảnh
và lí luận văn học. Tuy nhiên, nền tảng lí thuyết chính vẫn là của ngôn ngữ học.
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp miêu tả và
phương pháp so sánh.
Phương pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích ngôn cảnh, thủ pháp phân
bố) được sử dụng để phân xuất đối tượng (biểu tượng, đối thoại) thành những mặt,
những bộ phận để khảo sát, nhận thức các thuộc tính khác nhau của đối tượng
nghiên cứu.
Phương pháp so sánh được sử dụng để phát hiện cái mức độ nhiều, ít về số
lượng, cái chung và cái riêng, điểm tương đồng và điểm khác biệt của đối tượng
nghiên cứu.

7. Đóng góp về lí luận và thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ của luận án
7.1. Về mặt lí luận
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần:
- Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lí luận về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện
ảnh (ở các thành phần/cấp độ kí hiệu biểu tượng, đối thoại) và sự tương giao về mặt
ngôn ngữ của các văn bản truyện kể, ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật.
- Góp thêm những kiến giải mang tính quy luật về quá trình tư duy và tiếp
nhận ngôn ngữ ngôn từ và ngôn ngữ hình ảnh, về quá trình giải mã, lập mã ngôn


6

ngữ trong hoạt động giao tiếp cũng như bản chất của hoạt động giao tiếp văn học,
giao tiếp điện ảnh.
7.2.Về mặt thực tiễn
- Giúp làm rõ hơn giá trị của hướng tiếp cận liên ngành trong việc phân tích
cấu trúc của các loại hình văn bản khác nhau, các phương tiện ngôn ngữ khác nhau,
định hướng cho việc tiếp nhận văn bản nghệ thuật theo đúng đặc trưng thể loại,
ngôn ngữ của nó.
- Đóng góp thêm một công trình nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng liên ngành,
một tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu về phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
hình ảnh, ngôn ngữ tổng hợp;
- Giúp cho các nhà sáng tác văn học, biên kịch điện ảnh và đạo diễn có thêm
những lí luận trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là làm việc với những văn bản điện
ảnh chuyển thể.
8. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Chương 2: Từ biểu tượng trong văn bản truyện kể văn học đến biểu tượng

trong văn bản truyện kể điện ảnh
Chương 3: Từ đối thoại trong văn bản truyện kể văn học đến đối thoại trong
văn bản truyện kể điện ảnh


7

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sự kiện chiếu phim có thu tiền ở nhà hàng Grand Café trên đại lộ CapucinesParis vào ngày 28 tháng 12 năm 1895 của anh em Louis Lumière đánh dấu sự ra đời
của loại hình nghệ thuật thứ bảy-điện ảnh, thỏa đáp ước mơ về “một loại hình nghệ
thuật tổng hợp, nhất quán, có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn những phương tiện
biểu hiện để miêu tả thực tiễn một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn cả bên trong, bên
ngoài của thế giới và con người” [Trần Duy Hinh (2006): 9]. Và cũng gần như ngay
thời điểm đó, người ta nhận ra văn học là một nguồn tư liệu sẵn có, dồi dào có thể
chuyển hóa thành phim. Cho đến nay, khó có thể thống kê hết được đã có bao nhiêu
văn bản truyện kể văn học (VBTKVH) được chuyển thể thành văn bản truyện kể
điện ảnh (VBTKĐA) chỉ biết rằng hầu hết các tác phẩm văn học kinh điển trên thế
giới đã ít nhất một lần được chuyển thể thành VBTKĐA và rất nhiều rất nhiều nữa
các tác phẩm văn học ít nổi tiếng hơn cũng vậy. Thực tiễn này thu hút nhiều nghiên
cứu về mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh, về sự tương đồng và khác biệt trong
phương tiện và cách thức biểu đạt của hai loại hình nghệ thuật được đánh giá là đại
chúng nhất này.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh trong
sự đối chiếu-so sánh trên thế giới
1.1.1.1. Trong các công trình nghiên cứu lí thuyết
Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh trong sự đối
chiếu-so sánh có lẽ được đề cập sớm nhất trong các công trình nghiên cứu lí thuyết

về điện ảnh (cùng với nỗ lực khẳng định điện ảnh là một loại hình nghệ thuật độc
lập) vì điện ảnh ra đời sau và có ảnh hưởng nhiều từ văn học (và các loại hình nghệ
thuật khác). Ở các công trình nghiên cứu lí thuyết về điện ảnh, các nhà nghiên cứu
thường so sánh và chỉ ra những tương đồng, ảnh hưởng giữa văn học/ phương tiện,


8

cách thức biểu đạt của văn học và điện ảnh/phương tiện, cách thức biểu đạt của điện
ảnh. Ricciotto Canudo (1923/1993) trong bài viết nổi tiếng “Reflections on the
Seventh Art" đã dựa vào đặc trưng của các loại hình nghệ thuật là động/tĩnh, không
gian/thời gian, tạo hình/ tiết tấu và phân chia sáu loại hình nghệ thuật văn học (khi
đó ông gọi là thơ ca), âm nhạc, múa, kiến trúc, hội họa, điêu khắc thành hai nhóm.
Nhóm loại hình nghệ thuật thứ nhất có các đặc tính thời gian, tĩnh và tiết tấu, gồm
âm nhạc, thơ và múa. Nhóm loại hình nghệ thuật thứ hai có các đặc tính không gian,
động, tạo hình gồm kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Từ đó, Ricciotto Canudo gọi
điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy-loại hình nghệ thuật tổng hợp (mang tất cả các đặc
tính của cả hai nhóm loại hình nghệ thuật trên. Những tiêu chí phân loại nghệ thuật
của Ricciotto Canudo được coi là những nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về
đặc trưng của các loại hình nghệ thuật (thực chất là đặc trưng của các phương tiện
biểu đạt), trong đó có văn học và điện ảnh.
Các công trình nghiên cứu đề cập gần hơn, trực tiếp hơn về mối liên hệ giữa
văn học/ ngôn ngữ văn học và điện ảnh/ ngôn ngữ điện ảnh là của Béla Balázs
(1930), Sergei Eisenstein (1949), Marcel Martin (1955). Trong “The Spirit of
Film”, Béla Balázs (1930) chỉ ra rằng “Điện ảnh không những phản ánh hiện thực
mà còn đi sâu vào thế giới tình cảm tâm linh của con người, có đặc tính thi ca,
tượng trưng, ẩn dụ, trữ tình” [Balázs, B. (1930/2010): 95]. Còn trong “Film Form:
essays in Film Theory”, Sergei Eisenstein (1949) khi nghiên cứu về thi pháp điện
ảnh đã chỉ ra mối liên hệ giữa ngữ pháp dựng/ biên tập (montage) trong điện ảnh và
trong văn học (mà theo ông thực chất là điện ảnh đã kế thừa được từ tiểu thuyết văn

học). Chiếu ứng vào sự chuyển nghĩa trong văn học (theo Sergei Eisenstein, là cách
dùng một từ hoặc một ngữ theo một cách khác với cách thường dùng), Sergei
Eisenstein liên hệ, so sánh với hiệu quả có được từ những chuỗi cận cảnh (close-up)
qua lại và thủ pháp song song trong dựng phim nhằm tạo ra tiết tấu, không khí và
nhấn mạnh hình tượng điện ảnh. Năm 1955, Marcel Martin đánh dấu một bước phát
triển vượt bậc trong lí luận về ngôn ngữ điện ảnh khi công bố ở Paris cuốn sách lí
luận nổi tiếng “Le langage cinématographique” (Ngôn ngữ điện ảnh). Trong công


9

trình nghiên cứu này, Marcel Martin đã đi sâu vào phân tích và trình bày một cách
có hệ thống những vấn đề quan trọng nhất của ngôn ngữ điện ảnh cùng với những
đặc trưng của nó. Khi liên hệ, so sánh điện ảnh với văn học và cách thức biểu đạt
của loại hình nghệ thuật này, Marcel Martin nhận định: “Trong khi thơ ca có sự bất
đồng ghê gớm giữa từ ngữ và vật thể mà nó biểu nghĩa: sự gìn giữ tính trung thực
đối với thế giới hiện thực đã day dứt tất cả các nhà thơ. Với nhà thơ thì cả những
thực thể sinh tồn lẫn những vật vô tri đều lên tiếng nói, nhưng anh ta chỉ coi mình là
kẻ trung gian giữa những thứ đó với con người, một kẻ bắt mối bất lực đến nỗi họ
chỉ luôn muốn đóng khung trong im lặng (…). Trong điện ảnh, cả những thực thể
sống động lẫn những vật vô tri đều hành động và cất tiếng nói: giữa chúng với
người xem không có kẻ trung gian. Ở đây chỉ có sự giao lưu trực tiếp. Dấu hiệu và
vật mà nó hàm nghĩa là thống nhất ” [Martin, M. (1955/2006): 9].
Sau này, trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh dưới ánh sáng
của lí thuyết kí hiệu học, các nhà nghiên cứu Christian Metz (1968), Yuri Lotman
(1973), James Monaco (1981) tiếp tục làm rõ thành phần và quy tắc kết cấu của
ngôn ngữ điện ảnh nhằm đem đến những nhận thức rõ hơn về bản thể của điện ảnh.
Ở những công trình nghiên cứu này, những nhận định về sự tương đồng hay khác
nhau giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh thường xuất hiện (không có tính
hệ thống) như những liên hệ, phụ giúp cho việc làm sáng rõ một luận điểm nào đó

về ngôn ngữ văn học hay ngôn ngữ điện ảnh.
Christian Metz được coi là người sáng lập nên kí hiệu học điện ảnh căn cứ
vào những quan niệm về kí hiệu của Ferdinand de Sausure. Ông cho rằng điện ảnh
là một hệ thống kí hiệu và hoàn toàn có thể dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ
học để nghiên cứu ngôn ngữ điện ảnh. Christian Metz đã để xây dựng kí hiệu học
điện ảnh. Trong những nghiên của mình về kí hiệu điện ảnh, Christian Metz đã chỉ
ra những đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh như: (1) Ngôn ngữ điện ảnh không có
thành phần nguyên tố li tán; (2) Đơn nguyên cơ bản của điện ảnh thể hiện ở sự
liên tục, không thể phân tầng, chia cắt đối với diện biểu đạt của điện ảnh, tức là
hình tượng màn ảnh liên tục, khó phân bổ hình thức thông thường; (3) Hình tượng


10

màn ảnh không giống với chữ số, càng không giống với từ tố, mà tương đương với
một câu hoàn chỉnh… Và khi so sánh kí hiệu trong điện ảnh với kí hiệu trong văn
học, Christian Metz cho rằng “Văn học ẩn ý, điện ảnh thể hiện” (Christian Metz ,
1968:10). Những nhận định của Christian Metz có thể cần phải thận trọng xem xét
lại nhưng đó là những nền tảng quan trọng của kí hiệu học điện ảnh, gợi mở ra
hướng nghiên cứu quan trọng và hữu dụng về ngôn ngữ điện ảnh, kí hiệu trong
điện ảnh… Nhà nghiên cứu Yuri Mikhailovich Lotman cũng có những nghiên cứu
chuyên sâu về ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và kí hiệu học điện ảnh nói riêng
qua các công trình lí luận tiêu biểu của ông là “Semiotics of Cinema” (1973) và
“The Structure of the Artistic Text” (1977) . (Cả hai cuốn sách kể này của Lotman
đều đã được dịch sang tiếng Việt: quyển “Semiotics of Cinema” (tên dịch tiếng
Việt là “Kí hiệu học điện ảnh”) được Bạch Bích dịch từ bản tiếng Pháp và được
Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam xuất bản năm 1997; quyển “The
Structure of the Artistic Text” (tên dịch tiếng Việt là “Cấu trúc văn bản nghệ
thuật”) được Trần Ngọc Vương, Trịnh Bà Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007). Ở “Semiotics of Cinema”, Yuri

Mikhailovich Lotman đã phân tích khá sâu về sự tồn tại song song của hai loại kí
hiệu là kí hiệu ngôn từ và kí hiệu hình ảnh. Từ đó, ông chỉ ra sự ảnh hưởng qua lại
của hai loại tín hiệu này trong các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là văn học và điện
ảnh. Trong “The Structure of the Artistic Text” (1973), xét ở phương diện cấu trúc
văn bản, Yurri Mikhailovich Lotman đã đề cập đến vấn đề “cảnh” (scene) trong
văn học và cảnh trong điện ảnh để làm rõ những tương đồng và khác biệt về đơn
vị cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ văn học, văn bản điện ảnh
và văn bản văn học. James Monaco có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
ngôn ngữ điện ảnh là “How to read the Film?”xuất bản năm 198. Trong “How to
read the Film?”, James Monaco dựa trên cơ sở ngôn ngữ học để nghiên cứu về kí
hiệu trong điện ảnh, ngôn ngữ điện ảnh. Phân biệt đặc trưng của kí hiệu hình ảnh
và kí hiệu ngôn từ, James Monaco cho rằng: “Người đọc một trang sách sáng tạo
ra hình ảnh, người đọc một bộ phim thì không nhưng cả người đọc sách và người


11

đọc phim đều phải tư duy để hiểu những tín hiệu mà họ tiếp nhận từ đó hoàn tất
quá trình hiểu tác phẩm” [James Monaco (1981): 22]. Quan tâm đến vấn đề mối
quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu, James Monaco chỉ ra:
“Trong văn học, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái biểu đạt là trung tâm chủ đạo
của nghệ thuật: nhà thơ xây dựng công trình nghệ thuật bao gồm một bên là sự tập
hợp các âm thanh (cái biểu đạt) và một bên là nghĩa (cái được biểu đạt), và mối
liên hệ giữa chúng có thể rất hấp dẫn. Nhưng trong phim, cái biểu đạt và cái được
biểu đạt gần như giống nhau”[James Monaco (1981): 35]. Từ đây, ông cho rằng
“điều tuyệt vời nhất ở văn học là ta có thể tưởng tượng, điều tuyệt vời nhất ở điện
ảnh là ta không thể làm như vậy” [James Monaco (1981):37].
Bên cạnh đó, còn có nhiều bài báo khoa học viết về ngôn ngữ điện ảnh, kí
hiệu học điện ảnh trong mối quan hệ đối chiếu, so sánh với ngôn ngữ văn học.
Zachar Alexander Laskewicz (2008) trong “Literature and Film: representation of

Narrative Using Verbal and Non-Verbal Discourse”, nghiên cứu mối quan hệ giữa
“giao tiếp văn học” và “giao tiếp điện ảnh” đã chỉ ra: “Hai hình thức diễn ngôn này
là hoàn toàn đối lập nhau, sử dụng những hệ thống kí hiệu hoàn toàn khác nhau khi
giao tiếp. Văn học đưa người đọc vào trong một quá trình tương tác hai bên, mà ở
đó người đọc tương tác với một tác phẩm nhất định và ngữ cảnh hóa nó vào trong
thế giới của riêng họ ở tốc độ phù hợp với bản thân họ. Thường đó được coi là một
quá trình năng động khi mà đọc và hiểu một tác phẩm viết được coi là cần một nỗ
lực tương đối từ phía độc giả. Ngược lại, nghệ thuật của giao tiếp điện ảnh sử dụng
một quá trình tương đối bị động khi mà “người xem” ngồi xuyên suốt một câu
chuyện phim với một loạt các diễn viên, hiệu ứng âm thanh và âm nhạc. Quá trình
giao tiếp được coi là trực tiếp hơn và theo một nghĩa nào đó thì bị hạn chế hơn hình
thức viết. Điều này gây những khó khăn cho người làm phim khi chuyển tải những
câu chuyện “viết” như thế sang “kịch bản” có thể làm phim” [nguồn:
]. Linda Catarina Gualda (2010) trong bài viết
Literature and Cinema: Link and Confrontation (Vol.3-2010, Matrizez Journal. ), từ
sự tổng hợp nhận định của các nhà nghiên cứu Calvino, Brito, Lopes, đã chỉ ra sự
khác nhau giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh: “ Nếu ở ngôn ngữ văn học,


12

hình ảnh cuộc sống, con người được hiển hiện qua sự hình dung của người đọc thì ở
ngôn ngữ điện ảnh, cuộc sống, con người được mô phỏng bằng hình ảnh trực quan
và từ hình ảnh trực quan mới lại suy ra lời biểu thị; nếu ở ngôn ngữ văn học, tư duy
và sự tưởng tượng chính là biểu hiện của sự giao tiếp với thế giới của tác phẩm thì ở
điện ảnh, biểu hiện của sự giao tiếp diễn ra ở chính sự suy luận từ hình ảnh”
[Gualda, L. C. (2010): 209-210].
Điểm lại những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh và kí hiệu học
điện ảnh có thể thấy những nghiên cứu về điện ảnh gần như không tách rời với
những nghiên cứu về ngôn ngữ văn học, thậm chí những lí thuyết của ngôn ngữ

học, kí hiệu học trở nên thực sự đắc dụng khi vận dụng vào nghiên cứu ngôn ngữ, kí
hiệu điện ảnh, soi sáng và làm rõ những vấn đề của ngôn ngữ và kí hiệu điện ảnh
(trong sự tương đồng và khác biệt với ngôn ngữ văn học).
1.1.1.2. Trong các công trình nghiên cứu vận dụng lí thuyết
Mối liên hệ giữa văn học/ ngôn ngữ văn học và điện ảnh/ ngôn ngữ điện ảnh
và những tương đồng, khác biệt của hai loại hình nghệ thuật/ ngôn ngữ này qua hoạt
động chuyển thể từ VBTKVH sang VBTKĐA được một số nhà nghiên tìm hiểu dưới
ánh sáng của một số lí thuyết như lí thuyết liên văn bản hay lí thuyết phiên dịch.
Một số nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề chuyển thể từ VBTKVH sang
VBTKĐA dưới ánh sáng của lí thuyết liên văn bản tiêu biểu là Robert Stam (2000) ,
Mireia Aragay (2005) và Gemma Lospez (2005), Linda Hutcheon (2006), Thomas
Leitch (2012), v.v… Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu này hướng
vào xem xét và làm rõ những biểu hiện của biến đổi liên văn bản giữa VBTKVH
nguồn và VBTKĐA chuyển thể, từ đó làm rõ mối quan hệ liên văn bản giữa văn bản
văn học nguồn và văn bản điện ảnh chuyển thể: “Trong phim chuyển thể, vẫn tồn tại
những trích dẫn, vay mượn nhưng nó đã được tái sử dụng qua sự “nhào nặn” bởi tư
duy nghệ thuật khác” [Hutcheon, L. (2006): 8]
Ở một hướng tiếp cận khác, một số nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết của
phiên dịch học vào nghiên cứu sự chuyển đổi từ VBTKVH sang VBTKĐA theo
quan điểm phiên dịch liên kí hiệu (intersemiotics translation) của Roman Jakobson,
chẳng hạn như Corinne Lhermite (2005), Rachel Weissbrod (2006), Irini Stathi


×