Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Pages from bao cao trac dia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.11 KB, 3 trang )

3

I.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ

Môn học Thực tập trắc địa tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công tác nghiên
cứu khảo sát địa hình bằng các dụng cụ trắc địa và thể hiện địa hình, địa vật lên bản
đồ. Từ đó nắm vững được các điều kiện địa hình, củng cố các kiến thức lí thuyết đã
học trong Trắc địa đại cương và nâng cao kĩ năng thực hành.

II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Thời gian thực tập: Từ 06/08/2016 đến 14/08/2016
Địa điểm thực tập: Phường 12, đường 3/2, TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT
Dụng cụ: Máy thủy bình, mire, thước dây

III. CẤU TẠO CỦA MÁY THỦY BÌNH
3.1. Các bộ phận chính của máy

Hình 1. Các bộ phận chính của máy thủy bình
1. Kính mắt giúp người đo nhìn được ảnh, số đọc mia trên lưới chỉ chữ thập.
2. Kính vật phóng to ảnh, số đọc mia.


4

3. Ốc điều ảnh Cho phép người đọc nhìn ảnh rõ nét khi ảnh ở xa hoặc gần.
4. Vi động ngang đưa chỉ đứng của màng chỉ chữ thật sang trái hoặc sang phải.
5. Ốc cân máy.
6. Bọt thủy tròn để kiểm tra độ cân bằng của máy.
3.2. Cấu tạo hình học của máy thủy bình


Máy thủy bình có 3 trục chính (hình 2): Trục quay của máy VV; trục ngắm của ống
kính CC.
Các trục trên của máy thủy bình phải đảm bảo các điều kiện hình học sau:
- Trục quay máy VV vuông góc với trục ngắm của ống kính CC
- Truc ngắm của ống kính CC, song song với mặt nước biển
Nếu các điều kiện hình học này không thỏa mãn sẽ gây ra sai số cho kết quả đo. Chính
vì vậy trước khi mang máy đi đo ta cần kiểm nghiệm máy để loại trừ hoặc giảm thiểu
ảnh hưởng của các sai số đó đến kết quả đo.

Hình 2. Cấu tạo hình học của máy thủy bình
C-C: Trục Ống Kính

V-V: Trục Đứng

1. Vật Kính 2. Ốc Điều Quang 3. Dây Chữ Thập 4. Thị Kính 5. Bàn Độ Ngang
6. Ốc Cân Máy 7. Bộ Tự Động


5

3.3. Cấu tạo của chân máy
Chân máy thủy bình (hình 3) là một cái giá 3 chân để đặt máy lên trên khi đo đạc.
Mặt chân đế (1) máy là miếng hợp kim nhôm, có hình tam giác đều khoét rỗng ở
giữa bằng vòng tròn với bán kính khoảng 3cm. Chân máy có thể nâng cao hoặc hạ
xuống thấp theo ý muốn của người đo nhờ vào 3 ốc khóa chân máy (2).

Hình 3: Cấu tạo chân máy

IV. PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG MÁY VÀ CÁCH ĐỌC MIRE
4.1. Phương pháp cân bằng máy

a. Dựng chân máy và lắp máy lên chân
Bước 1: Mang chân máy ra khu vực đo và đặt máy vào điểm đứng máy. Nâng chân
máy cao hay thấp theo ý muốn của người đứng máy, khóa 3 ốc khóa chân máy lại,
dang chân máy ra, dựng chân máy sao cho vững chắc và mặt đế chân máy tương đối
ở vị trí nằm ngang để dễ dàng cho việc cân bằng máy.
Lưu ý: Khi dựng chân máy không nên để chân máy dang rộng quá, sẽ dễ trượt chân
máy và dẫn đến đổ máy. Không nên dựng chân máy đứng quá, sẽ dễ đổ máy.Nên để
chân máy có độ dốc vừa phải để đảm bảo máy vững chắc. Khoảng cách giữa ba chân
của chân máy tương đối là 0.6m



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×