Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN RY NINH II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.44 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Sinh vieân thöïc hieän: LÊ ĐÌNH BỐN

“Tên đề tài: …THỰC TẬP NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN RY NINH II

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
(Cơ sở tiếp nhận SV)
………………………………………………
………………………………………………

Xác nhận của cơ sở tiếp nhận SV thực tập
(Ký tên, đóng dấu)
………………………………………………
………………………………………………

LỜI NÓI ĐẦU

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Thực tập tốt nghiệp là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của các
Trường Đại Học, Trường Cao Đẳng. Trong thời gian thực tập, sinh viên có điều kiện được tiếp
xúc với thực tế sản xuất, được trau rồi, bổ xung, kiểm nghiệm lại kiến thức đã tiếp thu được trong
nhưng năm học đã qua. Đây là cơ hội tốt để sinh viên có thể làm quen với công việc thực tế, giúp


họ tự tin để nhanh chóng bắt nhịp được với môi trường thực tế sản xuất sau khi ra trường. Đối với
sinh viên ngành điện công nghiệp. Được thực tập tại Nhà máy thuỷ điện Ry Ninh II là một niềm
vinh dự lớn lao, là một cơ hội quý báu để nắm bắt quá trình sản xuất, vận hành thực tế của Nhà
máy thuỷ điện. Là cơ hội tốt để có thể liên hệ, vận dụng kiến thức lý thuyết các môn chuyên
ngành điện công nghiệp, vào thực tế sản xuất điện năng. Đồng thời đây còn là dịp để mỗi sinh
viên tìm hiểu, nắm vững các sơ đồ nối dây, nguyên lý làm việc của các trang thiết bị chính trong
Nhà máy thuỷ điện, phương thức vận hành chung của toàn Nhà máy và vai trò phát điện của Nhà
máy trong hệ thống điện quốc gia.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đã tận tình quan tâm hướng dẫn
chúng em trong suốt đợt thực tập vừa qua. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà máy thuỷ điện Ry
Ninh II, phân xưởng vận hành, tổ sản xuất đã tận tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành tốt
chương trình thực tập của mình.
Sau đây là bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em sau thời gian thực tập tại Nhà máy. Với
sự hiểu biết còn bỡ ngỡ, chắc chắn báo cáo của em còn nhiều khiếm khuyết, em rất mong các
thầy cô, các bạn học viên giúp đỡ để bản báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

CÁC TỪ VIẾT TẮT
2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

-

H1, H2, H3: Tổ máy số 1; tổ máy số 2; tổ máy số 3.

-


MC: Máy cắt.

-

MF: máy phát.

-

DCL: Dao cách ly.

-

DNĐ: Dao nối đất.

-

MBA: Máy biến áp.

-

ĐĐHTĐ: Điều độ hệ thống điện.

-

TBA: trạm biến áp.

-

B40: Điều độ điện lực Gia Lai.


-

A3: Trung tâm điều độ hệ thồng điện Miền trung.

-

E41: Trạm biến áp 110KV biển hồ Gia lai.

-

I6: Trạm biến áp 35KV Nhà máy TĐ RyNinh 2.

-

C: Thanh cái.

-

TI: Máy biến dòng điện.

-

TU: Máy biến điện áp.

-

CS: Chống sét van.

-


CC: Cầu chì.

-

FCO: Cầu chì tự rơi.

-

VH & XLSC: Vận hành và xử lý sự cố.

-

BVRL: Bảo vệ rơ le.

-

NVVH: Nhân viên vận hành.

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY
3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

1. Giới thiệu chung :
Một quần thể kiến trúc hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Một công trình công

nghiệp của ngành điện lực Việt Nam, là công trình thủy điện đa chức năng bao gồm các nhiệm
vụ: Chống lũ, phát điện, tưới tiêu. Đây là nơi sản xuất và cung cấp nguồn năng lượng cho hệ
thống điện lực nhằm phục vụ cho phần nào sự thiếu hụt của điện năng của Việt Nam nói chung và
cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2002, với tổng diện tích mặt bằng Nhà máy 13,6 ha bao
gồm cả hồ chứa nước. Công trình thủy điện xây dựng trên suối Ry Ninh, của nhánh sông Sê San
bắt nguồn từ vùng núi Tiên Sơn thuộc huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai chảy theo hướng Đông Nam Tây Bắc và nhập vào sông chính cách vị trí thác Ialy 3km về phía hạ lưu. Công trình thủy điện Ry
Ninh II thuộc thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách quốc lộ 14 khoảng 22km.
Dự án công trình thủy điện Ry Ninh II có tổng công suất lắp máy P = 8,1 MW điện lượng
trung bình hàng năm của cả Nhà máy khoảng 38,7 triệu kwh. công trình thủy điện Ry Ninh II khi
đi vào vận hành sẽ góp phần nâng cao sản lượng điện đáp ứng được phần nào sự thiếu hụt về
công suất của hệ thống điện hiện nay, đảm bảo theo tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai
đoạn 2010-2015 có xét đến triển vọng năm 2025. đồng thời việc xây dựng dự án thủy điện sẽ góp
phần phát triển kinh tế khu vực huyện Chư Păh nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung. Dự án sẽ tạo
ra công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như tạo điều kiện dịch vụ cho nhu cầu của
công trường. Sau khi công trình đưa vào vận hành ngoài việc cấp điện cho khu vực và hệ thống
quốc gia, cùng với hệ thống các dự án thủy điện đã được quy hoạch trong khu vực. Dự án còn có
H1 điều tiết lũ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước tạo điều kiện phát triển thủy sản, du lịch,
có ý nghĩa góp phần bổ sung cho sự phát triển kinh tế của khu vực Tây Nguyên nói riêng và nền
kinh tế nói chung.
*Về tọa độ địa lý của thủy điện Ry Ninh 2: Ry Ninh 2 nằm ở 14*1'00" đến 14*20'30" vĩ
độ bắc .107*46'37" đến 108*3'00" độ kinh đông.
2. Các nhiệm vụ :
Nhiệm vụ chống lũ nhiệm vụ trị thuỷ suối Ry Ninh, chống lũ lụt giảm nhẹ thiên tai cho
vùng thị trấn Yaly, suối Ry Ninh là một nhánh của sông Sê San chiếm khoảng 55% lượng nước
trên hệ thống sông Sê San.
Nhiệm vụ phát điện thuỷ điện Ry Ninh là công trình nguồn điện giúp thêm phần nào của
hệ thống điện Việt Nam. Nhà máy có 3 tổ máy với công suất lắp đặt 8.1 MW. Công trình nguồn
và lưới truyền tải điện này đã góp phần nâng cao sự ổn định, an toàn và kinh tế cho hệ thống
điện, tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân, thúc đẩy quá

trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp: Hàng năm khi bước vào mùa khô, Nhà
máy đảm bảo duy trì xả xuống hạ lưu với lưu lượng trung bình không nhỏ, và vào thời kỳ đổ ải
cho nông nghiệp đầy đủ. Nhờ vậy các trạm bơm có đủ nước phục vụ cho nông nghiệp gieo cấy
kịp thời. Ngoài việc điều tiết tăng lưu lượng nước về mùa kiệt cho hạ lưu phục vụ tưới tiêu còn
góp phần đẩy mặn ra xa các cửa sông, nên đã tăng cường diện tích trồng trọt ở các vùng này.
CHƯƠNG II
SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN-THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Sơ đồ lưới điện Nhà máy:
Như sơ đồ nhất thứ thì ta có 3 tổ máy phát điện có tổng công suất 8,1 M. Để vận hành các
tổ máy trước tiên phải đảm bảo các điều kiện:
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

+Phải đủ cột áp, điện tự dùng, lưu lượng nước về lòng hồ, tất cả dao cách ly, máy cắt, hệ
thống kích từ, dầu thủy lực, nước làm mát, phải đảm bảo trước khi khởi động.
+Ta lần lượt khởi động 3 tổ máy, ví dụ khởi động tổ máy H1 khi đạt tốc độ 750 vòng/
phút. Đóng máy cắt 601 vào , tăng công suất bằng cách mở cánh hướng. Cánh hướng nước đạt
với công suất không vượt quá định mức 2700.
2. Chức năng của thiết bị và khí cụ điện:
2.1 Máy biến áp:
Máy biến áp hay máy biến thế, gọi gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền
đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết
qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường

điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ
cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn
từ phụ thuộc tần số làm việc.





Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao
như thép silic, permalloy,... và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ
I.
Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi không
khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng khác với hai loại
nói trên, và không coi là biến áp thật sự.

Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây
như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ
cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại
<1 thì gọi là hạ thế.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến
áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.
Biến áp cũng là một linh kiện điện tử quan trọng trong kỹ thuật điện tử và truyền thông.
nguyên tắc hoạt động:



Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (cảm ứng điện)
5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến
thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ
cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường.
Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.
Khi
,
,
,

,
, ,
là số vòng quấn, hiệu điện thế, dòng điện và từ thông
trong mạch điện sơ cấp và thứ cấp (primary và secondary) thì theo Định luật Faraday ta có:

nếu

=

thì

,

ngoài ra


Như vậy

(máy biến thế lí tưởng).

Ví dụ, 1 máy biến thế có công suất 400 W, tỉ lệ biến thế 80:5
Phía sơ cấp 80 V, 5 A, 160 vòng
 Phía thứ cấp 5 V, 80 A, 10 vòng


* phân loại máy biến áp
Cấu tạo: MBA một pha và MBA ba pha
Chức năng: MBA hạ thế và MBA tăng thế
Cách thức cách điện: MBA lõi dầu, lõi không khí...
Nhiệm vụ: MBA Điện lực, MBA dân dụng, MBA hàn, MBA xung...
Công suất hay hiệu điện thế
Công việc kiểm tra xem xét bên ngoài Máy biến áp bao gồm :
- Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện ,sứ đầu vào.
- Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không.
- Kiểm tra màu sắc trung bình dầu phụ ,mức nước dầu trong bình dầu phụ và các sứ có dầu ,áp
lực dầu trong các sứ.
- Kiểm tra trị số của nhiệt kế ,áp kế.
- Kiểm tra trang bị làm mát và trang bị tái sinh dầu liên tục..
a. Cấu tạo:
- Gồm có hai cuộn dây : Cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi biến áp gồm
nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và tăng cường từ thông qua
mạch.
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


SV: Lê đình Bốn

- Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc
ngược lại.
- Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ điện.
b. Nguyên tắc hoạt động:
Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lí:
Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ
trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu
điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông
qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.
Công dụng của Máy biến áp là truyền tải và phân phối điện năng trong hệ thống điện
- Muốn giả M tổn hao dP = I2.R trên đường dây truyền tải có hai phương án:
Phương án 1: Giảm điện trở R của đường dây (R = r.l/S)
- Muốn giảM R ta tăng tiết diện dây dẫn S, tức là tăng khối lượng dây dẫn, các trụ đỡ cho đường
dây, chi phí xây dựng đường dây tải điện rất lớn ( phương án này không kinh tế)
Phương án 2:Giảm dòng điện I chạy trên đường dây truyền tải.
- Muốn giảm I ta phải tăng điện áp, ta cần dùng Máy tăng áp vì đối với Máy biến áp U1I1 = U2.I2 (
phương án này kinh tế và hiệu quả hơn)
Máy biến áp còn được dùng rộng rãi :
Trong kỹ thuật hàn, thiết bị lò nung, trong kỹ thuật vô tuyến điện, trong lĩnh vực đo lường. trong
các thiết bị tự động, làM nguồn cho thiết bị điện, điện tử , trong thiết bị sinh hoạt gia đình v.v.
2.3 Máy cắt:
Giới thiệu :Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt mạch điện cao áp (trên 1000V). Ngoài nhiệm vụ
đóng cắt dòng điện phụ tải phục vụ cho công tác vận hành, máy cắt còn có chức năng cắt dòng
ngắn mạch để bảo vệ các phần tử của hệ thống điện.

7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Máy cắt là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện có điện ở trạng thái bình thường và tự
động đóng cắt mạch điện khi có sự cố. Mắt cắt thực hiện đóng cắt bằng bộ truyền động: bằng tay
hoặc tự động.
Yêu cầu của máy ngắt:
- Cắt tự động và đủ nhanh đây là hai yêu cầu quan trọng của máy ngắt.
- Làm việc tin cậy.
- Có khả năng thực hiên đóng lập lại.
- Kích thước nhỏ, dễ kiểm tra và thay thế.
- An toàn khi cắt (không gây cháy...
Thực hiện thao tác máy cắt để đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch (dòng điện, số lần đóng cắt)
theo quy định của nhà chế tạo hoặc Đơn vị quản lý vận hành
Máy cắt phải được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác
Máy cắt SF6 nguyên lý hoạt động dập hồ quang, độ dẫn nhiệt tốt, phục hồi độ bền điện
cao. Khí SF6 mang điện tích âm, không cháy, không độc có khả năng dập hồ quang gấp 3 lần
không khí
2.2 Máy biến dòng TI:

Định nghĩa:
8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn


Là thiết bị biến đổi dòng điện có trị số lớn và điện áp cao xuống dòng điện tiêu chuẩn 5A hoặc
1A. Điện áp an toàn cho mạch đo lường và bảo vệ.
Nguyên lý làm việc :
Ở mạch điện xoay chiều, nguyên lý làm việc của máy biến dòng tương tự máy biến áp.
Đặc điểm làm việc của máy biến dòng khác với máy biến áp:
Khi làm việc, cuộn dây thứ cấp của máy biến áp có thể để hở mạch còn cuộn dây thứ cấp của BI
không cho phép. Vì khi hở mạch sẽ sinh ra điện thế nguy hiểm cho công nhân phục vụ và cách
điện của máy biến dòng. Từ cảm của máy biến dòng thay đổi còn từ cảm của máy biến áp là hằng
số.
2 dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp của máy biến dòng không phụ thuộc vào phụ tải mà chỉ phụ
thuộc vào dòng điện sơ cấp, còn của máy biến áp thì phụ thuộc hoàn toàn vào phụ tải.
Các chế độ làm việc của máy biến dòng:
– Chế độ ngắn mạch của dòng sơ cấp, mạch thứ cấp phụ tải Z2.
Tỷ số giữa dòng ngắn mạch sơ cấp trên dòng định mức gọi là bội số dòng của B I:
Khi n lớn, sai số máy biến dòng tăng, sai số phụ thuộc vào dòng thứ cấp I2 hoặc tải Z2. Sai số
dòng điện thường đạt giá trị <10%, ký hiệu là n10.
– Chế độ hở mạch thứ cấp của BI.
Ở chế độ làm việc định mức (mạch thứ cấp có tải Z2), dòng từ hóa rất bé, dưới1% I1đm ,
biên độ từ cảm trong lõi thép rất bé(0,06 ÷ 0,1T) . Dòng I2 có tác dụng khử từ, cân bằng với I1.
Nếu thứ cấp hở mạch(I2 = 0), vai trò khử từ của nó không còn, toàn bộ stđ I1W1 làm nhiệm vụ từ
hóa lõi thép, làm lõi thép rất bão hòa nên són của từ cảm B( có dạng gần xung vuông, trị số lớn vì
cuộn dây thứ cấp 2 có số vòng lớn, nó sẽ cảm ứng ra điện áp U2 có biên độ rất cao(cỡ vài chục
KV) và gây nguy hiểm cho người và thiết bị thứ cấp máy biến dòng không được phép hở mạch
phía thứ cấp và không cần cầu chì bảo vệ phía thứ cấp.
Để chống bão hòa trong mạch từ, người ta chế tạo máy biến dòng có khe hở không khí là
máy biến dòng tuyến tính, giảm hằng số thời gian điện từ, giảm từ thông dư trong mạch từ sau sự
cố 1 cách nhanh chóng.
2.5 Dao cách ly
Là thiết bị khí cụ điện có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được nhằm tăng cường về ổn
định về tâm lý cho công nhân sữa chữa đường dây và thiết bị , dao cách ly chỉ có thể đóng cắt

dòng không tải,dao cách ly thường được bố trí trên cột ,trong lưới điện cao áp, dao cách ly ít khi
đặt riêng rẽ mà thường được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện. dao cách ly được chế tạo nhiều
chủng loại kiểu cách khác nhau,có dao cách ly ngoài trời ,trong nhà ,dao cách ly 1, 2 ,3 , trụ sứ ,
dao cách ly lưới chém thẳng ,quay ngang , dao cách ly 1 cực ( cầu dao 1 lửa ). 3 cực ( cầu dao
9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

liên động ). Dao cách ly thường được đóng mở bằng tay thông qua cơ cấu chuyển động đặt trên
cột.

2.6 Van chống sét:
Chống sét van được lắp đặt trên dây dẫn của đường điện cáo áp trên không, nhằm giảm
rủi ro chọc thủng cách điện do quá điện áp khí quyển (phóng điện sét) và do quá điện áp thao tác.

a. Cấu tạo : Có vài bộ phận cơ bản là chung cho tất cả các loại chống sét van đường dây.
Tuy nhiên, mỗi chống sét van đường dây lại có một cấu hình khác nhau và phải được thiết kế cho
từng ứng dụng cụ thể. Thậm chí trong một dự án có thể cần tới vài cấu hình khác nhau tuỳ thuộc
vào vị trí và phương thức đấu nối chống sét. Bộ phận kết nối và định hướng của chống sét phải
được thiết kế cho từng vị trí lắp đặt cụ thể. Tuy nhiên một chống sét van đường dây có những
thành phần cơ bản như sau:
Kẹp máng: Bộ phận này giống như bộ phận nối dây dẫn với chuỗi cách điện.
Khớp nối mềm: Là bộ phận rất quan trọng quyết định tuổi thọ của chống sét, nó loại trừ ứng lực
trên chống sét do chuyển động của dây dẫn gây ra.
Shunt: Bộ phận dẫn điện từ dây dẫn đến chống sét van, giúp cho khớp nối mềm không phải dẫn
dòng điện.
Thân chống sét: Thân của chống sét được thiết kế hàng loạt, phải xác định rõ chống sét chỉ để

dẫn xung sét hoặc cả xung sét và xung quá áp do thao tác đóng, cắt thiết bị gây nên.
Bộ phận ngắt khi sự cố: Trong trường hợp chống sét van bị sự cố, khi đó chống sét van trở thành
10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

điểm ngắn mạch trên đường dây, bộ phận ngắt khi sự cố sẽ hoạt động (tương tự cầu chì) cách ly
chống sét van với đất.
b. Nguyên lý : Chống sét van đường dây dùng để bảo vệ đường dây có nguyên lý hoạt
động khác so với hầu hết các kiểu chống sét khác. Đối với chống sét van đường dây, dòng điện
sét được dẫn trên dây dẫn. Đối với các trường hợp chống sét khác, dòng điện sét được cách ly
khỏi dây dẫn.
Nếu không có chống sét van bảo vệ, khi xảy ra sét đánh trực tiếp vào cột điện hoặc dây chống sét,
dòng điện sét sẽ đi qua dây thoát sét xuống đất. Nếu tổng trở nối đất lớn thì điện áp giáng trên
tổng trở nối đất cột điện lớn vượt quá khả năng chịu đựng của cách điện dây dẫn, có thể xảy ra
hiện tượng phóng điện ngược trên cách điện.
Phóng điện ngược: Là hiện tượng xuất hiện hồ quang bắt đầu từ dây nối đất cột điện vòng qua
cách điện tới dây pha mang điện Hiện tượng này có thể xuất hiện khi sét đánh trực tiếp vào cột
điện hoặc vào dây chống sét trên không, tại nơi đó có tổng trở đất tương đối cao, khả năng thoát
sét kém. Nó được biết đến như hiện tượng phóng hồ quang ngược bởi vì nó có chiều ngược với
hồ quang được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Hiện tượng phóng điện ngược thường kèm theo chọc thủng hoặc làm tổn thương cách điện đường
dây. Trong trường hợp này, máy cắt phải hoạt động để loại trừ sự cố.
Ngay lập tức, theo sau quá trình phóng điện ngược là quá trình phóng điện xuôi tần số công
nghiệp dọc theo đường dẫn đã bị ion hóa do phóng điện ngược gây nên (xem hình 3). Hồ quang
tần số công nghiệp này chỉ được dập tắt khi rơle bảo vệ đường dây tác động cắt máy cắt đầu
nguồn. Điều này sẽ gây nên một sự cố thoáng qua trên đường dây, nếu cách điện được phục hồi

hoặc sự cố vĩnh cửu nếu như cách điện bị phá hủy. Nếu có một chống sét van được lắp trên pha
này thì dòng sét sẽ đi qua chống sét van vào dây dẫn sẽ không có hồ quang do phóng điện ngược
gây ra dẫn đến không xuất hiện hiện tượng ion hóa và không xẩy ra phóng điện tần số công
nghiệp. Trong các trường hợp sử dụng chống sét van đường dây sẽ ngăn chặn được hiện tượng
chọc thủng cách điện và do đó loại trừ các sự cố do quá điện áp khí quyển gây nên.
c. Các vị trí đặt chống sét van :
Việc xác định vị trí lắp đặt chống sét van nhằm khai thác hiệu quả số chống sét van hiện có và đạt
được một suất sự cố trong giới hạn cho phép không phải là đơn giản.
Thực tế, nếu trên một đường dây không có dây chống sét và không lắp đặt chống sét van, thì khả
năng chọc thủng cách điện khi bị sét đánh trực tiếp vào dây pha là 100%. Mặt khác, nếu trên
đường dây có dây chống sét và có lắp chống sét van trên tất cả các dây pha của tất cả các vị trí
cột thì khả năng xảy ra chọc thủng cách điện khi sét đánh trực tiếp vào dây pha là 0%.
Bất kỳ kiểu lắp CSV nào khác nằm giữa 2 kiểu trên đều làm giảm khả năng xảy ra chọc thủng
cách điện. Tuy nhiên, nếu không có nghiên cứu về việc hạn chế dòng sét thì khả năng bị phóng
điện chọc thủng là một ẩn số. Hầu hết các nhà sản xuất CSV đường dây đều có thể tính được khả
năng phóng điện hồ quang nếu họ được cung cấp một số đặc tính (thông số) của hệ thống.
Có thể sử dụng các phần mềm kiểu như EMTP/ATP để nghiên cứu về giảm dòng sét. Một số nhà
tư vấn/đơn vị tư vấn có thể cung cấp dịch vụ này. Thông thường, vấn đề bảo vệ quá điện áp là
một quyết định vừa kinh tế vừa kỹ thuật.
2.7 Dây nối đất:
Dây nối đất dùng để nối chống sét van với nối đất cột. Việc kiểm tra dây nối đất rất quan
trọng để chắc chắn rằng dây nối đất không bao giờ tiếp xúc với dây pha.
a. vấn đề nối đất:
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn


Khi mới lắp đặt dây chống sét, người ta cố gắng làm sao tổng trở nối đất của cột là thấp nhất
có thể. Tổng trở nối đất cao có thể gây ra điện áp giáng đáng kể trên cột điện trong quá trình sét
đánh sẽ xuất hiện hiện tượng phóng điện ngược gây sự cố. Nguyên tắc chung ở đây là “Tổng trở
nối đất càng cao thì nguy cơ phóng điện ngược vào chuỗi cách điện càng lớn, càng có nhiều sự cố
khi có sét”.
Khi lắp đặt chống sét van trên một cột điện, tính quan trọng của việc nối đất sẽ bớt đi và có thể
coi như bị loại trừ. Nếu lắp chống sét van trên cả ba pha, trị số điện trở nối đất không còn quan
trọng nữa.
Tại vị trí lắp đặt chống sét van có điện trở nối đất càng lớn, dòng điện sét càng bị dẫn vào dây
pha sang vị trí có điện trở nối đất nhỏ để thoát xuống đất, dòng điện này không gây ra ảnh hưởng
xấu nào đối với dây dẫn pha.
khả năng chọc thủng cách điện với cấu trúc cột đứng,điện áp 230kv ,điện trở nối đất 50
sét đánh.
Vị trí đặt chống sét.
Khả năng phóng điện.
Không có dây CS và CSV
100 %
Không có dây CS và CSV đặt trên cùng.
88 %
Không có dây CS và CSV trên tất cả các 87 %
pha.
Không có bất kì CSV nào.chỉ có DCS
21 %
Có dây CS và CSV lắp trên cùng 1 pha trên 18 %
tất cả các cột.
có dây CS và CSV đặt trên tất cả các pha
0.0 %
của tất cả các cột

khi bị


3.Thông số kỉ thuật của các thiết bị .
3.1 Giới thiệu sơ đồ (có phụ lục đính kèm).
Trạm biến áp OPY 35KV Nhà máy thủy điện RyNinh 2 (ký hiệu là I6). Truyền tải công suất
từ nguồn là ba tổ máy H1;H2;H3 lên lưới điện 35 KV tỉnh Gia Lai qua đường dây 372-I6; 373-I6
đến trạm 110KV Biển hồ Gia Lai (E41), trong trường hợp tổ máy phát công suất.
Đường dây 372; 373 truyền tải điện năng về trạm 35KV(I6) Nhà máy thủy điện RyNinh 2
cung cấp điện tự dùng cho nhà máy thủy điện RyNinh 2 (I6), khi tổ máy dừng, để bảo dưỡng, sửa
chữa.
3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị trạm OPY 35KV.
3.2.1 :Máy biến áp chính T1;T3.
Số lượng 02 cái.
Loại: Máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây, đặt ngoài trời.
Tiêu chuẩn: IEC-76.
Mã hiệu: TCO.
Công suất định mức: 3600 KVA.
Điện áp định mức cuộn cao áp (HV): 38,5KV.
Điện áp định mức cuộn hạ áp (LV): 6,3KV.
12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Phạm vi điều chỉnh cuộn cao áp: + - 2x2,5%.UđmKV
Dòng điện danh định cuộn cao áp: 53,98A.
Dòng điện danh định cuộn hạ áp: 329,9A.
Tần số danh định: 50Hz.
Tổ đấu dây: Y/Δ-11

Kiểu làm mát: ONAN (tự nhiên).
Điện áp ngắn mạch: Uk=6,87%.
Hệ số công suất: 0,85.
Tổn thất ngắn mạch: 24,986W.
Dòng điện không tải: 0,3%.
Tổn thất không tải: 3,940W.
Khối lượng: 10.000kg (Dầu: 2075kg).
3.2.2 : Máy biến áp chính T2.
Số lượng 01 cái.
Loại: Máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây, đặt ngoài trời.
Công suất định mức: 4000 KVA.
Điện áp định mức cuộn cao áp (HV): 38,5KV.
Điện áp định mức cuộn hạ áp (LV): 6,3KV.
Phạm vi điều chỉnh cuộn cao áp: + - 2x2,5%.UđmKV
Dòng điện danh định cuộn cao áp: 60A.
Dòng điện danh định cuộn hạ áp: 366,57A.
Tần số danh định: 50Hz.
Tổ đấu dây: Y/Δ-11
Kiểu làm mát: ONAN (tự nhiên).
Điện áp ngắn mạch: Uk=7,23%.
Khối lượng: 9.840kg.
3.2.3 : Máy cắt khí SF6 35KV 331;332;333;371.
Số lượng: 04 cái.
Kiểu: EDF_SK 1-1
Nước sản xuất: Ấn độ.
Điện áp danh định: 36KV.
Dòng điện danh định: 630A.
Tần số danh định: 50Hz.
Dòng điện cắt danh định 3s: 31,5KA.
13



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Số pha: 03.
Thời gian đóng: 48,2ms.
Thời gian cắt: 27,6ms.
Áp lức khí SF6: 7.0bar (Ở 20oC).
Hệ số đảm bảo: 1,5
Trình tự vận hành: 0 - 0,3s - CO - 3 min - CO.
Nguồn điều khiển cuộn dây đóng, cắt: 220VDC.
Nguồn điều khiển động cơ lên dây cót: 220VAC.
Nguồn sấy: 220VAC.
Trọng lượng: 850kg.
3.2.4 Dao cách ly (DCL)
+

Loại: SGF36n100+1E. 1 dao nối đất
Số lượng: 04 cái.
Nước sản xuất: Ấn độ.
Điện áp danh định: 36KV.
Dòng điện danh định: 630A.
Tần số danh định: 50Hz.
Số pha: 03

+.

Loại: SGF36n100+1E. 2 dao nối đất

Số lượng: 02 cái.
Nước sản xuất: Ấn độ.
Điện áp danh định: 36KV.
Dòng điện danh định: 630A.
Tần số danh định: 50Hz.
Số pha: 03

3.2.5 : Máy biến dòng điện (TI).
+

Máy biến dòng điện kiểu CT35-2C5.OD1 B.(100:5)
Số lượng: 03 bộ.
Cách điện: bằng dầu.
Điện áp danh định: 35KV.
Tần số danh định: 50Hz.
Công suất: 20VA.
Tỷ số biến dòng điện: 100:5:5
Cấp chính xác: 0,5/5P:1.0
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Dòng điện thứ cấp danh định: 5A.
Khối lượng: 110kg ( Dầu 29kg).
+

Máy biến dòng điện kiểu CT35-4C5.OD1 C.(200:5)

Số lượng: 01 bộ.
Cách điện: bằng dầu.
Điện áp danh định: 35KV.
Tần số danh định: 50Hz.
Công suất: 20VA.
Tỷ số biến dòng điện: 200:5:5
Cấp chính xác: 0,5/5P:1.0
Dòng điện thứ cấp danh định: 5A.
Khối lượng: 165kg ( Dầu 40kg).

3.2.6 : Máy biến điện áp (TU).
+

Máy biến điện áp kiểu: PT35-1ZHODIP 1P.
Số lượng: 03 cái.
Nước sản xuất: Việt Nam.
Cách điện: Bằng dầu.
Điện áp danh định: 35KV
Tần số danh định: 50Hz.
Tỷ số biến điện áp: 3500:√3:100√3:100:3.
Cấp chính xác: 0,5.
Công suất: 200VA.
Khối lượng: 95kg (Dầu 20kg).

+

Máy biến điện áp kiểu: PT35.
Số lượng: 02 cái.
Nước sản xuất: Nga.
Cách điện: Bằng dầu.

Điện áp danh định: 35KV
Tần số danh định: 50Hz.
Tỷ số biến điện áp: 3500:√3:100√3:100:3.
Cấp chính xác: 0,5.
Công suất: 200VA.
Khối lượng: 95kg (Dầu 20kg).

3.2.7 : Chống sét van (CS).
15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Kiểu: UHS-ZnO
Số lượng: 04 bộ
Dòng phóng: 10KA.
Tần số danh định:50Hz.
3.2.8 : Cầu chì tự dơi(FCO).
Kiểu:
Tần số danh định: 50Hz.
3.2.9 : Thiết bị chính đường dây 35KV.
Sứ cách điện treo: 35KV.
Dây dẫn: AC-300.
Dây chống sét: TK-50.
3.3: Mô tả tủ điều khiển tại chỗ thiết bị đóng cắt.
3.3.1 : Tủ điều khiển tại chỗ máy cắt.
Gồm 04 tủ đặt tại 4 máy cắt 331;332;333;371, ở ngoài trạm OPY 35KV.
Trong đó bao gồm:

- 01 công tác chuyển mạch chọn cấp lệnh điều khiển ký hiệu: S12.
LOCAL: Điều khiển tại chỗ.
REMOTER: Điều khiển từ xa.
- 01 công tắc chuyển mạch chọn lệnh điều khiển đóng, cắt máy cắt ký hiệu:S13.
CLOSE: lệnh điều khiển đóng máy cắt.
TRIP: lệnh điều khiển cắt máy cắt.
- 01 bộ đếm số lần đóng cắt (counter): .
- Cờ chỉ trạng thái đóng của MC: ON - I đỏ.
- Cờ chỉ trạng thái cắt của MC: OFF - O xanh.
- Cờ chỉ trạng thái tích năng lò xo.
- 01 đồng hồ chỉ thị áp lực khí SF6 ở nhiệt độ định mức: 20oC.
- 02 ATM F3, F4 cấp nguồn cho động cơ tích năng và bộ sấy của tủ.
3.3.2 Tủ điều khiển tại chỗ DCL:
Gồm 06 tủ đặt tại 6 DCL 331-1;332-1;333-1;371-1;371-7;TU371-7. Ngoài trạm OPY 35KV.
Trong đó bao gồm:
- Hệ thống tiếp điểm liên động của DCL.
3.3.3 : Tủ điều khiển tại chỗ DNĐ.
Gồm 08 tủ đặt tại 8 DNĐ: 331-15;332-15;333-15;371-15;371-76;TU371-75;371-14; TU37178: Đặt ngoài trạm OPY 35KV.
16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Trong đó bao gồm:
- Hệ thống tiếp điểm liên động của DNĐ.
3.3.4 : Tủ điều khiển tại chỗ TUC31.
Gồm 01 tủ đặt tại TUC31 ngoài trạm OPY 35KV.
Trong đó bao gồm:

- 01 Áptomat cấp tín hiệu cho hệ thống đo lường.
- 01 Áptomat cấp tín hiệu cho hệ thống bảo vệ.
3.3.5 : Tủ điều khiển tại chỗ TU371.
Gồm 01 tủ đặt tại TU371 ngoài trạm OPY 35KV.
Trong đó bao gồm:
- 01 Áptomat cấp tín hiệu cho hệ thống đo lường của công tơ đo đếm.
3.3.6 : Tủ điện máy biến dòng MBA.
Gồm 03 tủ đặt tại TI 331; 332;333. Ngoài trạm 35KV.
Trong đó gồm: Hệ thống hàng kẹp đấu các đầu thứ cấp của TI.
3.3.7 : Tủ điện máy biến dòng đường dây 371.
Gồm 01 tủ đặt tại TI 371. Ngoài trạm 35KV.
Trong đó gồm: Hệ thống hàng kẹp đấu các đầu thứ cấp của TI đường dây 35KV.
3.3.8 : Tủ điện công tơ đo đếm điện năng.
Trong đó bao gồm: Công tơ đo đếm điện năng, lấy tín hiệu từ TI371 và TU371.
3.4: Hệ thống tủ điều khiển, đo lường và BVRL trạm 35KV.
Các tủ đặt tại phòng Điều độ tại Nhà điều hành Nhà máy thủy điện RyNinh2.
Bao gồm 05 tủ:
01 tủ TRMP1: tủ điều khiển, đo lường và BVRL máy biến áp T1.
01 tủ TRMP2: tủ điều khiển, đo lường và BVRL máy biến áp T2.
01 tủ TRMP3: tủ điều khiển, đo lường và BVRL máy biến áp T3.
01 tủ LRMP1: tủ điều khiển, đo lường và BVRL đường dây.
01 tủ REMOTER PANEL: tủ giám sát, điều khiển bằng máy tính.
3.5 : Chức năng BVRL và phương thức đo lường.
3.5.1 : Khối bảo vệ máy biến áp T1;T2;T3.
Bảo vệ so lệch máy biến áp bằng rơle 87T: Chống sự cố ngắn mạch bên trong MBA, trong
vùng bảo vệ.
Bảo vệ nội bộ MBA bằng rơle hơi 96, và rơle áp suất 63.
Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây MBA bằng rơle 26W .
Bảo vệ nhiệt độ dầu MBA bằng rơle 26O.
17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

Bảo vệ quá tải cho MBA bằng bảo vệ rơle 49.
Bảo vệ chống sét đánh lan truyền vào MBA bằng bảo vệ chống sét van:
CS3T1;CS3T2;CS3T3.
Bảo vệ quá bằng rơle 59
Bảo vệ kém điện áp bằng bảo vệ rơle 27.
Bảo vệ tần số bằng bảo vệ rơle 81.
3.5.6 : Khối bảo vệ thanh cái 35KV(C31).
Bảo vệ thanh cái C31 bằng bảo vệ chống chạm đất thanh cái 64B (lấy tín hiệu từ cuộn tam
giác hở của TUC31).
Bảo vệ cho TUC31 bằng bộ cầu chì tự rơi FCO-TUC31.
3.5 .7 : Khối bảo vệ đường dây 35KV .
Bảo vệ khoảng cách đường đây 35KV (I6) bằng bảo vệ khoảng cách 21, với 4 vùng tác động.
(Z1;Z2;Z3;Z4).
Bảo vệ quá dòng và bảo vệ quá dòng cắt nhanh bằng rơle 50,51.
Bảo vệ chống sét đánh thẳng bằng hệ thống: cột, kim thu sét và hệ thống nối đất.
Bảo vệ quá bằng rơle 59
Bảo vệ kém điện áp bằng bảo vệ rơle 27.
Bảo vệ chống sét đánh lan truyền vào TU371 bằng bảo vệ chống sét van:
3.5.8 : phương thức đo lường.
Đo lường các đại lượng điện áp, dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng, điện
năng tác dụng, điện năng phản kháng...bằng công tơ ba pha ba phần tử, (nhưng đấu 2 phần tử) lấy
tín hiệu từ TU371 và TI 371.

CHƯƠNG III

THAO TÁC VẬN HÀNH, XỬ LÝ SỰ CỐ TRẠM 35KV.
I.QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tổ chức việc khắc phục sự cố hoặc các hiện tượng bất thường đối với từng thiết bị riêng của
trạm, phải tuân thủ theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị đó.
2. Trong vận hành nếu ca trực vận hành phát hiện có hiện tượng không bình thường ở các thiết bị
như: nhiệt độ MBA tăng cao, có hiện tượng phóng điện qua sứ, áp suất khí SF6 thấp hay bất kỳ
trục trặc, thiếu sót hư hỏng nào của thiết bị thì phải báo ngay cho điều độ B40, lãnh đạo nhà máy
để có biện pháp xử lý kịp thời và ghi lại đầy đủ vào sổ nhật ký về diễn biến sự cố bất thường.
Các hư hỏng nhỏ nằm trong khả năng xử lý của vận hành thì có thể xử lý, sửa chữa để vận
hành an toàn. Việc ngừng hay tiếp tục vận hành chờ xử lý do trưởng ca, trưởng kíp xem xét quyết
định.
18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

3. Việc cắt điện cô lập các thiết bị để sửa chữa và sau đó đưa vào phải thực hiện theo đúng nội
dung và trình tự của phiếu thao tác.
4. Các sự cố thuộc máy biến áp chính do những bảo vệ rơle tác động được đề cập trong quy trình
vận hành và xử lý sự cố máy biến áp lực:
- Bảo vệ so lệch khối MF-MBA (87GT).
- Bảo vệ so lệch MBA chính (87T).
- Bảo vệ quá tải MBA chính (51T).
- Bảo vệ rơle hơi (96).
- Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu MBA chính tăng cao bằng rơle 26W;26O.
- Bảo vệ mức dầu MBA chính bằng rơle 33.
- Bảo vệ quá, kém điện áp (27,59).
- Bảo vệ tần số bằng bảo vệ rơle 81.

II: THAO TÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
1. Thao tác máy cắt
1.1 Thực hiện thao tác máy cắt để đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch (dòng điện, số lần đóng cắt)
theo quy định của nhà chế tạo hoặc Đơn vị quản lý vận hành.
1.2 Máy cắt phải được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác.
1.3 Máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng (theo quy trình vận hành máy cắt hoặc
hướng dẫn của nhà chế tạo) trong các trường hợp sau:
a) Đã cắt tổng dòng ngắn mạch đến mức quy định;
b) Số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định;
c) Số lần thao tác đóng cắt đến mức quy định;
d) Thời gian vận hành đến mức quy định;
đ) Thông số vận hành không đạt các tiêu chuẩn của nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn quy định.
1.4 Chỉ cho phép thao tác máy cắt khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt và không chạm đất. Trong
trường hợp có chạm đất mạch điều khiển, chỉ cho phép tiến hành thao tác máy cắt khi xử lý sự
cố.
1.5 Sau khi thao tác máy cắt, nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt,
nhân viên vận hành phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng thái và khoá mạch điều khiển của máy cắt.
1.6 Trước khi thao tác di chuyển máy cắt hợp bộ từ vị trí vận hành sang thí nghiệm hoặc ngược
lại, nhân viên vận hành phải kiểm tra trạng thái mở của máy cắt hợp bộ.
1.7Việc đóng cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được một trong các yêu cầu sau:
a) Các dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn và chỉ đóng dao tiếp địa hoặc
tiếp địa di động ở một phía của máy cắt này;
b) Nếu đóng dao cách ly một phía của máy cắt, phải cắt tất cả các tiếp địa của ngăn máy cắt
này. Lưu ý các mạnh liên động, tự động được trang bị kèm.
19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn


Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của tín hiệu và đo lường mà không cần kiểm
tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong các trường hợp sau:
a) Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này;
b) Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện bằng
điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm);
c) Thực hiện thao tác xa hoặc thao tác trong điều kiện thời tiết xấu.
Đối với các máy cắt đã có tổng dòng cắt ngắn mạch hoặc có số lần cắt ngắn mạch đến mức quy
định, nhưng khi cần thiết, sau khi đã kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn vận hành và được sự đồng ý
của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật đơn vị quản lý vận hành thiết bị thì cho phép được cắt
sự cố thêm.
2. Thao tác dao cách ly
Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn
dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban
hành. Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:
a) Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;
b) Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất;
c) Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã
đóng;
d) Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;
đ) Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;
e) Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện;
g) Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không,
các đường cáp phải được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép theo quy định đối với từng
loại dao cách ly.
h) Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện
từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình nhanh
chóng và thao tác dứt khoát.
Trước khi thực hiện thao tác tại chỗ dao cách ly thì phải kiểm tra đủ các điều kiện để đảm bảo
không xuất hiện hồ quang gây nguy hiểm khi thao tác. Điều kiện thao tác dao cách ly tại chỗ theo

quy trình vận hành của dao cách ly do đơn vị quản lý vận hành ban hành.
a. Trình tự thao tác dao cách ly hai phía máy cắt như sau:
a) Trường hợp một phía máy cắt có điện áp, một phía không có điện áp
- Khi thao tác mở dao cách ly: Mở dao cách ly phía không có điện áp trước, mở dao cách ly
phía có điện áp sau;
- Khi thao tác đóng dao cách ly: Đóng dao cách ly phía có điện áp trước, đóng dao cách ly
phía không có điện áp sau;
b) Trường hợp hai phía máy cắt đều có điện áp
- Khi thao tác mở dao cách ly: Mở dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ít ảnh hưởng đến
chế độ vận hành của hệ thống điện trước, mở dao cách ly kia sau;
20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

- Khi thao tác đóng dao cách ly: Đóng dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ảnh hưởng
nhiều đến chế độ vận hành của hệ thống điện trước, đóng dao cách ly kia sau.
b. Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không
được gây hư hỏng dao cách ly. Trong quá trình đóng (hoặc cắt) dao cách ly nghiêm cấm cắt (hoặc
đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.
c. Ngay sau khi kết thúc thao tác, dao cách ly cần được kiểm tra vị trí các lưỡi dao đã đóng
cắt hết hành trình hoặc tiếp xúc tốt trừ trường hợp thao tác xa đối với trạm điện, nhà máy điện
không người trực vận hành.
3. Thao tác dao tiếp địa
d. Trước khi thao tác đóng dao tiếp địa, phải kiểm tra đường dây hoặc thiết bị điện đã mất
điện (căn cứ thông số điện áp) và trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn
toàn.
e. Phải kiểm trạng thái tại chỗ các dao tiếp địa đã được mở hết trước khi thao tác đưa

đường dây hoặc thiết bị điện vào vận hành.
4. Thao tác đường dây
Thao tác cắt điện đường dây
Thao tác cắt điện đường dây thực hiện theo trình tự sau:
4.1 Kiểm tra trào lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều chỉnh công
suất, điện áp, chuyển phụ tải các trạm điện nhận điện từ đường dây này.
4.2 Lần lượt cắt tất cả các máy cắt các đầu đường dây hoặc nhánh rẽ theo trình tự phía xa
nguồn điện trước, phía gần nguồn điện sau.
4.3 Lần lượt cắt các dao cách ly các đầu đường dây, nhánh rẽ.
4.4 Đóng dao tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ.
4.5 Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của đường dây (nếu có).
4.6 Đơn vị điều độ bàn giao đường dây cho các Đơn vị quản lý vận hành. Đơn vị quản lý
vận hành tự thực hiện các biện pháp an toàn, treo biển báo theo quy định an toàn điện hiện hành.
Thao tác đóng điện đường dây
Thao tác đóng điện đường dây thực hiện theo trình tự sau:
4.7 Đơn vị quản lý vận hành thông báo cho cấp điều độ có quyền điều khiển xác nhận tình
trạng và giao trả đường dây để đưa vào vận hành. Nội dung bàn giao như sau: “Đã kết thúc công
tác trên đường dây, người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động trên đường dây,
đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện”.
4.8 Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của đường dây (nếu có).
4.9 Cắt tất cả các dao tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ.
4.10

Lần lượt đóng các dao cách ly các đầu đường dây, nhánh rẽ.

4.11

Lần lượt đóng các máy cắt các đầu đường dây, nhánh rẽ theo trình tự sau:

a) Đối với đường dây hình tia chỉ một đầu có điện: Đóng điện đầu có điện trước;


21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

b) Đối với đường dây mạch vòng các đầu đều có điện: Đóng điện đầu xa nhà máy điện
trước, khép vòng hoặc hòa đồng bộ đầu gần nhà máy điện sau. Nếu có khả năng xảy ra quá điện
áp cuối đường dây, đóng điện đầu có điện áp thấp hơn trước, khép vòng hoặc hòa đồng bộ đầu
kia sau.
4.12
Điều chỉnh lại công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây
vào vận hành.
Các biện pháp an toàn đối với đường dây
4.13
Đường dây trên không vận hành ở chế độ đóng điện không tải từ một nguồn hoặc
ở chế độ dự phòng, phải mở dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng thái mở.
4.14
Đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được giao cho đơn vị
đăng ký làm việc. Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, nội dung bàn giao phải bao gồm:
a) Đường dây đã được cắt điện (chỉ rõ tên và mạch), các vị trí đã đóng tiếp địa (chỉ rõ tên
trạm, nhà máy, vị trí đóng tiếp địa). Cho phép làm các biện pháp an toàn để đơn vị công tác bắt
đầu làm việc;
b) Thời điểm phải kết thúc công việc;
c) Nếu đường dây hai mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm biện
pháp cần thiết để chống điện cảm ứng;
d) Các lưu ý khác liên quan đến công tác.
4.15

Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp địa đã đóng, tháo gỡ biển báo khi
chưa có lệnh của người ra lệnh thao tác.
4.16
Nếu do điều kiện công việc cần phải cắt các dao tiếp địa cố định đường dây mà
vẫn có người công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay
thế trước khi cắt các dao tiếp địa này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các dao
tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di động.
4.17
Trừ trường hợp có sơ đồ hiển thị trạng thái trên màn hình điều khiển, nhân viên
vận hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường dây và thiết bị liên quan đến đường dây tại
trạm điện hoặc nhà máy điện ra sửa chữa phải thao tác trên sơ đồ nổi các bước thao tác như trong
phiếu và treo biển báo, ký hiệu tiếp địa đầy đủ. Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác,
lệnh cho phép làm việc. Trong phiếu công tác và sổ nhật ký vận hành ghi rõ số lượng tiếp địa đã
đóng, số đơn vị tham gia công việc sửa chữa và các đặc điểm cần lưu ý khác.
4.18
Sau khi đã kết thúc công việc sửa chữa đường dây và thiết bị liên quan đến đường
dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện, đơn vị quản lý vận hành phải khẳng định người và phương
tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động. Đơn vị quản lý vận hành giao trả đường dây, thiết bị
ngăn đường dây của trạm điện hoặc nhà máy điện cho cấp điều độ ra lệnh đóng điện. Nội dung
báo cáo giao trả đường dây phải bao gồm:
a) Công việc trên đường dây (ghi tên đường dây và mạch), trên thiết bị ( ghi tên thiết bị của
ngăn xuất tuyến tại trạm điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số mấy) đã thực hiện xong;
b) Tất cả các tiếp địa di động tại hiện trường đã gỡ hết;
c) Người của các đơn vị công tác đã rút hết;
d) Đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng nhận điện, xin trả đường dây,
thiết bị để đóng điện.
22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


SV: Lê đình Bốn

4.19
Nếu trong khi cắt điện đường dây đã thực hiện các biện pháp như thay đổi kết dây
nhất thứ, thay đổi nhị thứ thì khi đóng điện lại đường dây này, nhân viên vận hành phải tiến hành
kiểm tra, thay đổi lại kết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ cho phù hợp.
5 . Thao tác thanh cái
Trước khi thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải thực hiện các việc sau:
a) Kiểm tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, các dao tiếp địa cố định đã được
cắt hết;
b) Dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để đóng điện thử thanh cái dự phòng.
Nếu không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm đấu thích hợp để đóng
điện vào thanh cái dự phòng.
5.1 Trước khi thao tác chuyển đổi thanh cái phải thực hiện các việc sau:
a) Kiểm tra bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần thiết) theo
quy định của Đơn vị quản lý vận hành (lưu ý: sau khi kết thúc thao tác, phải đưa bảo vệ so lệch
thanh cái trở lại làm việc);
b) Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Nếu thao tác dao
cách ly được thực hiện tại chỗ, phải cắt điện mạch điều khiển của máy cắt liên lạc trong thời gian
thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu;
c) Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước
thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá tải máy cắt
liên lạc.
5.2 Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi
thanh cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp
với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.
6 . Thao tác máy cắt vòng thanh cái
6.1 Tại các trạm điện có trang bị máy cắt vòng, Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao
tác mẫu áp dụng cho thao tác dùng máy cắt vòng thay cho một máy cắt khác và ngược lại.

6.2 Phiếu thao tác mẫu dùng máy cắt vòng thay cho một máy cắt khác và ngược lại phải ghi
rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của
trạm điện hoặc nhà máy điện.
7 .Thao tác khép mạch vòng
7.1 Chỉ được phép khép kín một mạch vòng trong hệ thống điện khi tại điểm khép mạch
vòng đã chắc chắn đồng vị pha và cùng thứ tự pha. Ở các cấp điều độ cần có danh sách các điểm
có thể khép mạch vòng và được lãnh đạo cấp điều độ duyệt.
7.2 Điều kiện khép mạch vòng trên hệ thống điện:
a) Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: 300;
b) Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: U  10%.
7.3 Thao tác khép mạch vòng lớn phải kiểm tra điều kiện góc lệch pha và chênh lệch điện
áp theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không kiểm tra được góc lệch pha thì phải có
tính toán trước để kiểm tra góc lệch pha.
23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

7.4 Lưu ý đến hoạt động của bảo vệ rơ le và tự động, thay đổi trào lưu công suất và điện áp
trong hệ thống điện khi khép mạch vòng.
8 Thao tác mở mạch vòng
8.1 Trước khi thao tác mở mạch vòng, phải điều chỉnh giảm công suất hoặc dòng điện qua
máy cắt là nhỏ nhất. Đối với mạch vòng lớn, phải tính toán kiểm tra không bị quá điện áp phục
hồi của máy cắt trước khi thực hiện thao tác mở mạch vòng này.
8.2 Khi thao tác tách các hệ thống điện ra vận hành độc lập, các cấp điều độ phải cùng phối
hợp để điều chỉnh công suất giữa các nhà máy hoặc cân bằng công suất các hệ thống điện sao cho
duy trì được tình trạng vận hành bình thường của các hệ thống điện sau khi mở vòng mất liên kết
hệ thống.

III.SỰ CỐ VÀ CÁCH XỬ LÝ
1 Sự cố áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 1 của các máy cắt .
a.Hiện tượng.
- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30T, 30L: Đèn báo áp lực khí SF6 giảm thấp cấp 1 “sáng”.
- Còi báo tín hiệu sự cố kêu.
b.Nguyên nhân.
- Do áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 1 so với quy định.
- Do tín hiệu tác động nhầm.
c.Xử lý.
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ LRMP.
- Kiểm tra các thông số vận hành của máy cắt.
- Kiểm tra giá trị áp suất khí SF6. Nếu giá trị áp suất bình thường (xấp xỉ 7,0 bar) do tín hiệu
tác động nhầm. Tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu.
- Nếu áp suất khí thiếu thì tiến hành cô lập máy cắt theo quy trình.
- Báo điều độ B40, lãnh đạo và phân xưởng vận hành kiểm tra xử lý tìm nguyên nhân gây tụt
áp suất ngăn ngừa sự phát triển. Sau đó tiến hành nạp bổ sung khí theo quy định sau khi đã tìm ra
và xử lý nguyên nhân gây tụt áp suất.
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành.
2. Sự cố áp suất khí SF6 thấp cấp 2 của các máy cắt.
a.Hiện tượng.
- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30T, 30L: Đèn báo áp lực khí SF6 giảm thấp cấp 2, “sáng”.
- Tiếp điểm khí SF6 trong MC mở ra. (khóa mạch thao tác của MC).
- Còi báo tín hiệu sự cố kêu.
b.Nguyên nhân.
- Do áp suất khí SF6 giảm thấp cấp 2 so với quy định.
- Do tín hiệu tác động nhầm.
c.Xử lý.
24



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Lê đình Bốn

- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ LRMP.
- Kiểm tra các thông số vận hành của máy cắt.
- Kiểm tra giá trị áp suất khí SF6. Nếu giá trị áp suất bình thường (xấp xỉ 7,0 bar) thì do tín
hiệu tác động nhầm. Tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu.
- Nếu áp suất khí thiếu thì tiến hành cô lập máy cắt theo quy trình.
- Báo điều độ B40, lãnh đạo và phân xưởng vận hành kiểm tra xử lý tìm nguyên nhân gây tụt
áp suất ngăn ngừa sự phát triển. Sau đó tiến hành nạp bổ sung khí theo quy định sau khi đã tìm ra
và xử lý nguyên nhân gây tụt áp suất.
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành.
3. Sự cố mất tích năng lò xo của máy cắt.
a.Hiện tượng.
- Trên tủ LRMP, TRMP: Đèn báo tích năng lò xo máy cắt “BKR SPRING CHARGED” tắt.
b.Nguyên nhân.
- Hư hỏng bộ phận tích năng (Phần điện hoặc cơ khí).
- Do báo nhầm.
c Xử lý.
Kiểm tra các thông số vận hành của máy cắt.
Kiểm tra tại tủ máy cắt ngoài trạm, nếu bộ chỉ vị trí tích năng lò xo vẫn chỉ đúng. Do báo tín
hiệu nhầm. Tiền hành tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu.
Nếu bộ chỉ vị trí tích năng lò xo tại tủ máy cắt báo mất tích năng lò xo.
- Báo lãnh đạo và phân xưởng vận hành kiểm tra xử lý tìm nguyên nhân gây mất tích năng lò
xo ( kiểm tra nguồn của động cơ tích năng, kiểm tra động cơ tích năng), ngăn ngừa sự phát triển.
Sau đó tiến hành lên tích năng lò xo theo quy định sau khi đã tìm ra và xử lý nguyên nhân gây
mất tích năng.
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành.
4. Sự cố mất nguồn tích năng lò xo của máy cắt.

a. Hiện tượng.
- Trên bảng báo tín hiệu sự cố 30T, 30L: Đèn báo mất nguồn tích năng lò xo máy cắt “sáng”
- Còi báo tìn hiệu sự cố kêu.
b.Nguyên nhân.
- Do mất nguồn vào động cơ tích năng lò xo, hoặc do chạm chập mạch điều khiển...
- Áptomat cấp nguồn MC cắt bị hỏng.
- Do báo nhầm.
c.Xử lý.
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ LRMP.
- Kiểm tra các thông số vận hành của máy cắt.
25


×