Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BAO CAO TOM TT d TAI NCKH CA DHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.54 KB, 3 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH CỦA ĐHQGHN
Đề tài: Tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế trong nhóm các nước khu
vực Đông Nam Á
Mã số: KT.13.12
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Thị Bích Thủy
Đơn vị chủ trì: Khoa Kinh tế Phát triển
Thời gian thực hiện: Tháng 11/2013 đến Tháng 9/2014
Tóm tắt kết quả thực hiện:
1. Đặt vấn đề
Tăng trưởng kinh tế bền vững là một trong những mục tiêu hàng đầu của những nước
đang phát triển nhằm nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách chênh lệch
trong thu nhập với các nước phát triển. Tìm hiểu được những nguyên nhân, những yếu tố
quyết định tăng trưởng kinh tế là hết sức quan trọng bởi nó sẽ giúp các quốc gia đưa ra được
những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp. Trong số những yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng, vai trò chính phủ nói chung và chi tiêu chính phủ nói riêng cũng thu hút
được nhiều sự chú ý.
Trong thời kỳ 1990 đến 2012, nhóm các nước ASEAN-5 bao gồm Indonesia,
Malaysia, Philipin, Thái Lan và Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng với
mức bình quân hàng năm là 5,4%. Cũng trong thời kỳ này tỷ trọng chi tiêu của chính phủ
trên GDP bình quân của cả nhóm chiếm 20,5% và chi tiêu của chính phủ tăng với tốc độ
bình quân hàng năm là 6,2%. Có mối quan hệ nào giữa chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng
kinh tế trong nhóm các nước ASEAN-5 thời kỳ này? Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ mối
quan hệ trên và qua đó rút ra những hàm ý chính sách cho chiến lược tăng trưởng của các
quốc gia này trong thời gian tới.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều những nghiên cứu cả trên lý luận và thực tiễn về tác động của chi tiêu
chính phủ đến tăng trưởng kinh tế và cho những kết quả khác nhau. Về mặt lý luận có ba
1


quan điểm trái chiều liên quan đến vấn đề này: ủng hộ, chống đối và quan điểm thứ ba cho


rằng tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào kích cỡ của chi
tiêu chính phủ - tính theo tỷ trọng của chi tiêu chính phủ trên tổng sản lượng nền kinh tế. Khi
kích cỡ chi tiêu của chính phủ còn nhỏ thì tác động tích cực của chi tiêu chính phủ vượt trội
tác động tiêu cực của nó và khi kích cỡ chi tiêu của chính phủ trở nên lớn thì tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế sẽ vượt trội.
Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng ủng hộ cho cả ba
quan điểm lý luận trên. Những nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cựu của chi tiêu chính phủ
đến tăng trưởng kinh tế có thể kể đến như Laudau (1983), Grier và Tullock (1989), Barro
(1991), Engen và Skinner (1992), Ghura (1995), Guseh (1997, Fölster và Henrekson (1999,
2001). Ngược lại cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa chi
tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Kelly (1997), Loizides và Vamvoukas (2005),
Alexiou (2007) Komain và cộng sự (2007), Ranjan và Sharma (2008), Liuet al (2008),
Cooray (2009). Bên cạnh đó cũng có những bằng chứng ủng hộ cho sự tồn tại của kích cỡ
chi tiêu chính phủ tối ưu - kích cỡ chi tiêu chính phủ đem lại tốc độ tăng trưởng cao nhất, có
thể tìm thấy trong nghiên cứu của Pevcin (2008), Hill (2008), Magazzino (2008), Chobanov
và Mladenova (2009), Forte và Magazzino (2010).
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ đến
tăng trưởng kinh tế cho nhóm các nước khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ 1990 đến 2012
và qua đó rút ra những hàm ý chính sách trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của nhóm các
nước này trong thời gian tới.
Nội dung đề tài giải quyết ba vấn đề chính:
- Tổng hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về tác động của chi tiêu chính phủ
đến tăng trưởng kinh tế.
- Đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế cho nhóm các nước
ASEAN-5 trong thời kỳ nghiên cứu.
- Rút ra những hàm ý chính sách trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của nhóm
ASEAN-5 trong thời gian tới.
4. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng và chi tiêu

2


cho đầu tư của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế cho nhóm các nước ASEAN-5 bao gồm
Indonesia, Malaysia, Philipin, Thái Lan và Việt Nam trong thời kỳ từ 1990 đến 2012.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật phát triển mô hình lý
thuyết và phân tích hồi qui trên mô hình được xây dựng. Số liệu được sử dụng cho phân tích
hồi qui được lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank và Asian Development Bank.
5. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế cho nhóm các nước ASEAN-5 thời kỳ 1990-2012. Chi tiêu cho đầu tư có tác động trực
tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc hình thành vốn công và giúp phát triển trữ lượng
vốn của nền kinh tế. Chi tiêu cho tiêu dùng có tác động gián tiếp thông qua ngoại ứng tích
cực của hàng hóa và dịch vụ công được chính phủ cung cấp làm tăng năng suất trong hoạt
động sản xuất của nền kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất một số hàm ý chính
sách cho chiến lược tăng trưởng kinh tế của nhóm các quốc gia này trong thời gian tới.
6. Các công bố liên quan đến kết quả của đề tài
Bài báo khoa học: “Tác động của chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ đến tăng
trưởng kinh tế: Trường hợp ASEAN-5 thời kỳ 1990-2012”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh,
ĐHQGHN, Vol.30, No.1, 2014, tr. 46-52.
7. Kết quả đào tạo của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo phù hợp cho các môn Kinh tế vĩ
mô và Kinh tế phát triển.
Hướng dẫn 1 niên luận cho sinh viên với tên đề tài “Tác động của chính sách chi tiêu
công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990-2012”.
8. Kết luận và kiến nghị
Đề tài đã đánh giá được được tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế
cho nhóm các nước ASEAN-5 thời kỳ 1990-2012 và từ đó rút ra những hàm ý chính sách
cho chiến lược tăng trưởng kinh tế của nhóm các quốc gia này trong thời gian tới. Tuy nhiên
giới hạn nghiên cứu đề tài chưa tìm ra được kích cỡ chi tiêu chính phủ tối ưu đem lại tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao nhất. Đây sẽ là mục tiêu cho những nghiên cứu tiếp theo.

3



×