Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

5 bao cao kinh nghiem cac nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.01 KB, 9 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Kinh nghiệm cải cách thuế thu nhập cá nhân của một số nước trên thế giới

Trong những năm gần đây, cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Qua nghiên cứu Luật thuế
TNCN một số nước (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po; Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Anh, Mỹ...) gắn với những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung
trong Luật thuế TNCN của Việt Nam, Báo cáo này trình bày tập trung vào 5 nội
dung sau: (1) giảm trừ gia cảnh; (2) mức thuế suất thuế TNCN; (3) cơ cấu biểu
thuế; (4) thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bất động sản và
(5) thu nhập chịu thuế và thu nhập được miễn thuế.
1. Về giảm trừ gia cảnh
1.1. Khái quát về chính sách giảm trừ của các nước
Hầu hết pháp luật thuế TNCN của các nước đều có quy định về mức giảm
trừ gia cảnh theo các hình thức và cách thức khác nhau. Về phân loại, các khoản
giảm trừ gia TNCN các nước áp dụng được chia thành ba nhóm sau: i) Giảm trừ
chung cho cá nhân người nộp thuế (tương tự như mức giảm trừ 4 triệu
đồng/tháng cho người nộp thuế ở Việt Nam); ii) các khoản giảm trừ cho người
phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, cho bố mẹ... (tương tự như
mức giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng ở Việt Nam) và iii) các khoản giảm trừ có
tính chất đặc thù (ví dụ, giảm trừ cho chi phí y tế, giáo dục…). Cụ thể như sau:
- Các khoản giảm trừ chung: Đây là khoản được loại trừ ra khỏi thu nhập
tính thuế ở mức tương tự nhau, không xem xét đến “hành vi” sử dụng thu nhập
của cá nhân người nộp thuế (khác với các khoản giảm trừ đặc thù trình bày dưới
đây). Trên phương diện lý thuyết, lý do áp dụng các khoản giảm trừ chung


thường xuất phát từ lập luận cho rằng mỗi cá nhân cần phải có một mức thu
nhập nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vì thế thu
nhập đến ngưỡng này nên được miễn thuế. Việc áp dụng các khoản giảm trừ
chung ở nhiều nước còn hướng tới mục tiêu loại trừ các đối tượng có thu nhập
thấp ra khỏi diện phải nộp thuế TNCN, qua đó giảm bớt gánh nặng cho cơ quan
thuế trong việc kê khai, quyết toán thuế, nhất là khi số thuế thu được từ các đối
tượng có thu nhập dưới ngưỡng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi chi phí
quản lý thu đối với các đối tượng này thường không nhỏ. Do nhu cầu sống của
các cá nhân người nộp thuế rất khác nhau (nhu cầu tiêu dùng khác nhau, đặc
điểm tiêu dùng của mỗi vùng mỗi khác…), việc đưa ra mức giảm trừ bao giờ

1


cũng là vấn đề thường có nhiều ý kiến 2khác nhau (dư luận xã hội bao giờ cũng
muốn có quy định ở mức cao)1.
Nhiều nước khi xây dựng mức giảm trừ chung đã có sự phân biệt về đặc
điểm của người nộp thuế, ví dụ như người cao tuổi, người tàn tật được giảm trừ
ở mức cao hơn so với người bình thường (ví dụ, Anh, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po…)
hay là người có gia đình cũng được giảm trừ cao hơn so với người độc thân (ví
dụ, Mỹ, Phi-líp-pin). Ở Trung Quốc, mức giảm trừ còn có sự phân biệt giữa cá
nhân người nộp thuế là người Trung Quốc và người nước ngoài, trong đó người
nước ngoài có mức giảm trừ cao hơn. Một số quốc gia không quy định mức
giảm trừ cho người nộp thuế, song trong biểu thuế quy định mức thuế suất 0%
cho thu nhập chịu thuế dưới một ngưỡng nhất định. Bên cạnh đó, cũng có quốc
gia vừa quy định mức thuế suất 0% vừa quy định mức giảm trừ cho người nộp
thuế, ví dụ như Thái Lan và Ma-lai-xi-a và coi đây như là biện pháp để hỗ trợ
cho người có thu nhập thấp2.
Có quốc gia còn quy định ngưỡng thu nhập khi xác định mức giảm trừ mà
đối tượng nộp thuế được hưởng, thu nhập càng cao thì mức giảm trừ cá nhân

càng giảm (ví dụ Mỹ, Anh). Đối với Anh, đối với người nộp thuế có thu nhập
trên 100 nghìn Bảng/năm thì cứ mỗi Bảng thu nhập tăng thêm trên mức này,
mức giảm trừ sẽ bị giảm 50 xu. Theo đó, người có thu nhập trên 114,95 nghìn
Bảng có mức giảm trừ bằng 0 (Anh quy định mức giảm trừ cho người nộp thuế
đối với năm tài khóa 2011-2012 là 7.475 Bảng, tương đương khoảng 12.100
USD)3. Điều này phần nào phản ánh thêm quan niệm về mức giảm trừ có sự
khác biệt ở các quốc gia.
- Các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc: Là các khoản giảm trừ áp
dụng cho những người mà đối tượng nộp thuế phải nuôi dưỡng (người phụ
thuộc). Tuy nhiên, phạm vi người phụ thuộc của các nước cũng có sự khác biệt
và có các tiêu chí khác nhau. Mức giảm trừ quy định cho người phụ thuộc
thường được quy định thấp hơn so với mức giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế
(tương tự như Việt Nam). Song cũng có nước quy định mức giảm trừ cá nhân
cho người nộp thuế cũng tương tự như người phụ thuộc (ví dụ, Anh và Mỹ).
Nhiều nước khống chế số lượng người phụ thuộc được tính giảm trừ (ví dụ, Thái
Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a..), song cũng có nước không khống chế (ví dụ,
Mỹ, Anh). Cũng có nước không quy định riêng mức giảm trừ cho người phụ
thuộc và cho cá nhân người nộp thuế mà quy định một mức chung (ví dụ, Trung
Quốc…).
- Các khoản giảm trừ đặc thù: Đây là các khoản giảm trừ mà đối tượng
nộp thuế được hưởng khi đáp ứng được một số tiêu chí nhất định, ví dụ như chi
tiêu cho các khoản mục mà nhà nước cần khuyến khích (ví dụ cho y tế, giáo
dục…). Theo đó, phạm vi các khoản giảm trừ này cũng rất đa dạng. Có quốc gia
1

Việc áp dụng mức giảm trừ chung quá cao sẽ thu hẹp diện đối tượng nộp thuế, ảnh hưởng đến hiệu quả của
chính sách thuế TNCN trong việc thực hiện chức năng điều tiết thu nhập trong xã hội.
2

Thu nhập chịu thuế dưới 150 nghìn Baht ở Thái Lan và dưới 2.500 RM ở Ma-lai-xia được áp dụng mức thuế

suất 0%.
3
Nguồn: Stuart Adam and James Browne (2011). “A Survey of the UK Tax System”, Institute for Fiscal Studies.


cho phép giảm trừ các khoản đóng bảo 3hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... để khuyến
khích người dân tham gia các dịch vụ này; có quốc gia cho phép giảm trừ chi
phí giáo dục của con hoặc là có quốc gia cho phép giảm trừ đối với các khoản lãi
tiền vay mua nhà trả góp (để khuyến khích người dân sở hữu nhà) hay là các
khoản đóng góp từ thiện. Khi xây dựng các khoản giảm trừ đặc thù, phần lớn
các nước đều khống chế mức tối đa cho từng loại giảm trừ, ví dụ như cho giáo
dục, y tế… (Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a...)4. Để được hưởng
các khoản giảm trừ này, người nộp thuế phải xuất trình được các chứng từ liên
quan.
1.2. Về quy mô các khoản được giảm trừ
Phương thức quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cũng
rất khác nhau giữa các quốc gia. Có quốc gia quy định một mức cứng tương tự
như Việt Nam (ví dụ, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na...), nhưng có quốc gia quy định
theo tỷ lệ phần trăm (%) thu nhập và khống chế mức giảm trừ tối đa (ví dụ, Thái
Lan, Hàn Quốc...). Quy mô của các khoản giảm trừ được các nước thiết kế chủ
yếu dựa vào quan điểm của từng nước trong chính sách động viên về thuế
TNCN và thường không dựa vào một công thức cụ thể nào. Theo một thống kê
của IMF, quy mô các khoản giảm trừ (so với GDP bình quân đầu người) của các
nước phát triển thường thấp hơn so với các nước đang phát triển.
So với GDP bình quân đầu người, quy mô các khoản giảm trừ cho người
nộp thuế và mỗi người phụ thuộc ở các nước cũng rất khác nhau, song nhìn
chung thường nhỏ hơn 1 lần. Ở In-đô-nê-xi-a, so với GDP bình quân đầu người
năm 2011, mức giảm trừ cho cá nhân mỗi người nộp thuế tương đương 0,527 lần
và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tương đương 0,044 lần. Hệ số này
tương ứng đối với Ma-lai-xi-a là 0,312 lần (người nộp thuế là người tàn tật có hệ

số cao hơn) và 0,035 lần (đối với con đang học phổ thông) và 0,138 lần (đối với
con đang học phổ thông). Ở Thái Lan, tổng các khoản giảm trừ tối đa mà người
nộp thuế được hưởng bằng khoảng 0,526 lần so với GDP bình quân đầu người
của nước này5. Kể từ ngày 1/9/2011, mức giảm trừ cho cá nhân mỗi người nộp
thuế của Trung Quốc là 3.500 NDT/tháng hay 42.000 NDT/năm (trước đó là
2000 NDT/tháng), tương đương khoảng 1,23 lần GDP bình quân đầu người6.
(Phạm vi và mức độ các khoản giảm trừ một số nước được trình bày
trong Phụ lục)
1.3. Điều chỉnh các khoản giảm trừ

4

Có quốc gia áp dụng theo cách khác, ví dụ chính sách thuế TNCN của Mỹ có đưa ra mức tối thiểu tổng các
khoản giảm trừ đặc thù mà người nộp thuế được hưởng và nếu người nộp thuế muốn được hưởng cao hơn mức
này thì phải xuất trình được bằng chứng là trong năm mình đã thực hiện các khoản chi thuộc danh mục các
khoản chi được giảm trừ
5

Số liệu GDP bình quân đầu người của các nước được tính cho năm 2011 từ cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc
tế “World Economic Outlook database”.
6

Theo Luật thuế TNCN của Trung Quốc thì mức giảm trừ cho người nước ngoài được quy định cao hơn (hiện
hành là 4.800 NDT/tháng).


Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia4cảnh thường có sự khác biệt ở các nhóm
nước. Ở các nước phát triển do chính sách thuế TNCN là một sắc thuế quan
trọng nhất trong hệ thống thuế nên tần suất khá thường xuyên và thường điều
chỉnh mỗi năm một lần và có nước nguyên tắcđiều chỉnh được quy định trong

Luật ví dụ như ở Mỹ. Theo quy định của Bộ Luật thu nội địa 1986 của Mỹ thì
mức giảm trừ này được điều chỉnh tăng tương ứng theo chỉ số CPI phát hàng
năm. Cụ thể, mức giảm trừ cá nhân của Mỹ đã được điều chỉnh từ 3.500 USD
lên 3.650 USD năm 2009 và 3.700 năm 2011, riêng năm 2010 mức giảm trừ này
được giữ cố định7 (mức giảm trừ quy định trong Bộ Luật này tại thời điểm ban
hành là 2.000 USD). Tương tự, Luật thuế thu nhập của Anh cũng quy định
nguyên tắc là mức giảm trừ cho cá nhân được điều chỉnh theo tốc độ tăng giá
(Anh không dùng chỉ số giá tiêu dùng mà dùng chỉ số giá bán lẻ) và giao cho Bộ
Tài chính hàng năm công bố và nếu cần thiết Quốc hội có thể quyết định mức
tăng cao hơn mức này thông qua Luật tài chính hàng năm (ví dụ, Finance Act
2011).
Bảng 1. Mức giảm trừ cho người nộp thuế (một năm) và tần suất điều
chỉnh của một số quốc gia
Mỹ
(USD)

2007

3.400

2008

3.500

2009

3.650

2010


3.650

2011

3.700

Anh (Bảng)8
5.225
(10.459 USD)
6.035
(11.184 USD)
6.475
(10.130 USD)
6.475
(10.011 USD)
7.475
(12.104 USD)

Nam Phi
(Rand)
43.000
(6.095 USD)
46.000
(5.575 USD)
54.200
(6.424 USD)
57.000
(7.785 USD)
59.750
(8.536 USD)


Trung Quốc
(NDT)
19.200
(2.524 USD)
24.000
(3.454 USD)
24.000
(3.513 USD)
24.000
(3.545 USD)
42.000
(6.404 USD)

In-đô-nê-xi-a
(triệu Rupi)
2,88
(315 USD)
2,88
(298 USD)
15,84
(1.532 USD)
15,84
(1.743 USD)
15,84
(1.830 USD)

Malaysia
(RM)
8.000

(2.330 USD)
8.000
(2.400 USD)
8.000
(2.271 USD)
9.000
(2.796 USD)
9.000
(2.687 USD)

Nguồn: Tổng hợp từ: Stuart Adam and James Browne (2011).“A Survey of the UK Tax
System”, Institute for Fiscal Studies; Hua Xu và Huiyu Cui (2011).“Personal Income Tax
Policy in China and the United States: A Comparative Analysis và Luật thuế TNCN các nước.
Ghi chú: Tỷ giá quy đổi được lấy từ dữ liệu thông kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế tương
ứng cho từng năm nên mức giảm trừ quy đổi có thể có sự khác biệt giữa các năm do tỷ giá
thay đổi.

Đối với các nước đang phát triển, qua tham khảo về những thay đổi chính
sách thuế TNCN ở các nước này trong 10 năm qua cho thấy tần suất điều chỉnh
các khoản giảm trừ ít thường xuyên hơn so với các nước phát triển và thường
duy trì ổn định trong một thời gian nhất định. Luật thuế các nước này nhìn
chung cũng không quy định cứng tần suất bao lâu sẽ thực hiện điều chỉnh. Đồng
thời, khác với nhiều nước phát triển, phần lớn các nước đang phát triển không
quy định nguyên tắc điều chỉnh mức giảm trừ như một số nước phát triển mà
7

Theo Bộ Luật thu nội địa 1986 (Internal Revenue Code) của Mỹ thì bên khoản giảm trừ cá nhân này, người nộp
thuế còn được hưởng một số khoản giảm trừ đặc thu khác.
8


Áp dụng đối với cá nhân dưới 65 tuổi. Ở Anh mức giảm trừ cá nhân được phân theo độ tuổi: dưới 65 tuổi, từ 65
- 74 tuổi và trên 75 tuổi. Nam Phi, Xin-ga-po cũng phân biệt mức giảm trừ theo độ tuổi.


việc điều chỉnh thường được thực hiện5thông qua việc sửa luật thuế TNCN (ví
dụ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a).
Trung Quốc kể từ khi ban hành Luật thuế TNCN đến nay cũng đã 7 lần
điều chỉnh, trong đó có cả lần điều chỉnh giảm để mở rộng đối tượng nộp thuế
(ví dụ, lần điều chỉnh năm 1986 đã giảm mức miễn trừ gia cảnh từ 800
NDT/tháng xuống 400 NDT/tháng). Gần đây (1/9/2011), mức giảm trừ của
Trung Quốc được điều chỉnh tăng từ 24.000 NDT/năm (áp dụng từ năm 2008)
lên 42.000 NDT/năm (tương đương 6.404 USD hay 1,23 lần GDP bình quân đầu
người năm 2011). Năm 2009, In-đô-nê-xi-a cũng đã thực hiện điều chỉnh mức
giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế từ mức 2,88 triệu Rupi/năm (được áp dụng
từ năm 2001) lên 15,84 triệu rupi/năm (tương đương 1.830 USD hay khoảng
0,527 GDP bình quân đầu người năm 2011). Năm 2010, Ma-lai-xi-a cũng điều
chỉnh mức giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế từ 8.000 RM/năm lên mức
9.000 RM/năm (tương đương 2.687 USD hay khoảng 0,312 lần GDP bình quân
đầu người năm 2011).
Bảng 2: Diễn biễn điều chỉnh mức miễn trừ cơ bản của Trung Quốc
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Năm điều chỉnh
1983
1986
1993
1999
2003
2005
2008
2011

Mức miễn trừ cơ bản (NDT/tháng)
800
400
800
1000
1200
1600
2000
3500 (khoảng 533 đô la Mỹ)

Nguồn: Tổng hợp từ Hua Xu và Huiyu Cui (2011).“Personal Income Tax Policy in
China and the United States: A Comparative Analysis” và Luật thuế TNCN của Trung Quốc.

2. Về mức thuế suất thuế TNCN
Những năm gần đây, nhiều nước đã thực hiện cắt giảm mức thuế suất, kể
cả mức thuế suất luỹ tiến cao nhất và mức thuế suất thấp nhất trong Biểu thuế để
nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, thu hút được lao động
có kỹ thuật cao từ bên ngoài (In-đô-nê-xi-a, Singapore, Ma-lai-xi-a, Ba Lan,
Cộng hòa Séc...). Cá biệt có một số quốc gia nhất đã thực hiện cải cách chính
sách thuế TNCN của mình theo hướng xoá bỏ biểu thuế luỹ tiến và chuyển sang

áp dụng duy nhất một mức thuế suất thuế TNCN với mức khá thấp, nhất là các
nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Ví dụ, Nga áp dụng một mức thuế suất là
13%, Cộng hòa Séc một mức là 15% và Bun-ga-ri một mức là 10%9.
Theo một nghiên cứu điều tra gần đây về thuế TNCN tại 189 nước, nếu
trong giai đoạn 1991-1995, số quốc gia có mức thuế suất cao nhất trong Biểu
thuế TNCN của mình trên 40% chiếm khoảng 32,07% số nước thì đến giai đoạn
2001-2005, tỷ lệ số quốc gia này giảm xuống còn 17,18%. Trong khi đó, tỷ lệ số
9

Việc thu thuế theo phương thức này tuy tạo sự đơn giản trong thực hiện song cũng đang nhận phải một số chỉ
trích liên quan đến việc thực hiện chức năng điều tiết, phân bố lại thu nhập của thuế TNCN


nước có mức thuế suất cao nhất trong 6Biểu thuế TNCN dưới 30% đã tăng từ
35,73% lên 48,79% trong cùng giai đoạn. Cũng có quốc gia gần đây có điều
chỉnh tăng mức thuế suất cao nhất trong Biểu thuế (ví dụ, Anh, Mê-hi-cô) để có
thêm nguồn thu cho ngân sách để khôi phục lại cán cân tài khóa sau khủng
hoảng, song số lượng quốc gia thực hiện theo cách thức này không nhiều.
Bảng 3: Tỷ trọng quốc gia phân theo mức thuế suất cao nhất trong biểu
thuế TNCN (trong tổng số 189)
Tỷ trọng số nước
có mức thuế suất
cao nhất thấp
hơn 30%

Tỷ trọng số nước
có mức thuế suất
cao nhất từ 30%
đến 40%


Tỷ trọng số
nước có mức
thuế suất cao
nhất trên 40%

1991-1995

35,73%

32,2%

32,07%

100%

1996-2000

41,63%

34,47%

23,91%

100%

2001-2005

48,79%

34,03%


17,18%

100%

Tổng cộng

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Klara Sabirianova Peter, Steve Buttrick, and Denvil
Duncan (2010)10

Bảng 4: Mức thuế suất cao nhất trong Biểu thuế TNCN và thuế TNDN
phổ thông một số nước
2007
Ma-lai-xi-a
Phi-líp-pin
Thái Lan
In-đô-nê-xia
Xin-ga-po
Trung Quốc
Ba Lan
CH. Séc
Nam Phi
Mê-xi-cô
Nga
Hàn Quốc
Anh
Mỹ
Việt Nam

2009


2010

2011

TNCN

TNDN

TNCN

TNDN

TNCN

TNDN

TNCN

TNDN

28%
32%
37%
35%
20%
45%
40%
32%
40%

28%
13%
35%
40%
35%
40%

27%
30%
30%
30%
20%
33%
19%
24%
29%
28%
24%
25%
30%
35%
28%

27%
32%
37%
30%
20%
45%
32%

15%
40%
28%
13%
35%
40%
35%
35%

25%
30%
30%
28%
18%
25%
19%
20%
28%
28%
20%
22%
28%
35$
25%

26%
32%
37%
30%
20%

45%
32%
15%
40%
30%
13%
35%
50%
35%
35%

25%
30%
30%
25%
17%
25%
19%
19%
28%
30%
20%
22%
28%
35%
25%

26%
32%
37%

30%
20%
45%
32%
15%
40%
30%
13%
35%12
50%
35%
35%

25%
30%
30%11
25%
17%
25%
19%
19%
28%
30%
20%
22%
26%
35%
25%

Nguồn: Công ty tư vấn kế toán và kiểm toán KPMG (2012). “KPMG’s Individual

Income Tax and Social Security Rate Survey 2011”, OECD (2011). “Tax Database” và tổng
10

Peter, K. S, Buttrick, S and Duncan, D (2010). “Global reform of personal income taxation, 1981-2005:
Evidence from 189 countries”. National Tax Journal Vol. 63, pp. 447-78.
11

Thái Lan đã giảm thuế TNDN xuống 23% từ 1/1/2012 và dự kiến xuống 20% từ 1/1/2013.

12

Hàn Quốc đang xem xét giảm mức thuế suất thuế thu nhập cao nhất trong Biểu thuế TNCN.


hợp. Ghi chú: Mức thuế suất nói trên là mức 7thuế suất trung ương (một số quốc gia còn có
thuế TNCN địa phương).

3. Thu nhập chịu thuế và thu nhập được miễn thuế
Nhìn chung quy định về thu nhập chịu thuế của các quốc gia là tương đối
tương đồng, bao quát các loại thu nhập như: thu nhập từ tiền lãi; thu nhập từ cổ
tức; thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ tiền
lương hưu; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bất động sản; thu nhập từ cho thuê
tài sản và thu nhập khác (thừa kế, quà tặng, tiền bản quyền...).
Phạm vi các khoản thu nhập được miễn thuế cũng có sự khác biệt giữa
các nước. Bên cạnh việc cho phép miễn thuế đối với một số khoản thu nhập
(theo điều ước quốc tế, thu nhập từ giải thưởng...), một số quốc gia còn có quy
định cho phép miễn thuế đối với một số khoản phụ cấp, trợ cấp không mang tính
chất tiền lương, tiền công. Ví dụ, Trung Quốc cho phép miễn thuế đối với trợ
cấp thôi việc đối với người lao động hay trợ cấp xuất ngũ đối với quân nhân, trợ
cấp định cư đối với cán bộ, công chức nhà nước…

Ngoài ra, một số quốc gia còn có quy định thêm một số khoản thu nhập
được miễn thuế có tính chất đặc thù, tùy thuộc vào định hướng chính sách của
mỗi nước, ví dụ có nước cho phép miễn thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Nam Phi, Ác-hen-ti-na...), thu nhập từ các chương trình tiết kiệm nhà ở dài hạn
(Hàn Quốc) hoặc là có doanh nghiệp không thu thuế đối với thu nhập từ chuyển
nhượng vốn (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po...). Một số nước còn cho phép thu nhập của
hộ gia đình sản xuất nông nghiệp (trong phạm vi nhất định) được miễn thuế
(như Hàn Quốc). Một số quốc gia cho phép thu nhập từ việc chuyển nhượng một
nhà, đất duy nhất được miễn thuế (Hàn Quốc, Ốt-xtờ-rây-li-a) để khuyến khích
việc các hộ gia đình cải thiện điều kiện nhà ở.
4. Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự
nguyện chi trả và khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện
Về chính sách TNCN đối với thu nhập từ tiết kiệm hưu trí, tham khảo
kinh nghiệm quốc tế cho thấy có hai phương thức thông dụng được các nước áp
dụng hiện nay. Phương thức thứ nhất là: “miễn thuế – miễn thuế – đánh thuế”
hay là “đánh thuế - miễn thuế – miễn thuế”. Theo phương thức này thì cả phần
thu nhập dùng để đóng góp cho quỹ và lãi thu được từ quỹ được miễn thuế song
thu thuế đối với những khoản lợi ích được hưởng khi rút tiền ra khỏi quỹ.
Phương thức thứ hai là “đánh thuế - miễn thuế – miễn thuế, theo đó các khoản
đóng góp không được khấu trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN nhưng
tiền lãi và những khoản lợi ích cá nhân được hưởng khi rút tiền ra khỏi quỹ đều
được miễn thuế.
Nhiều nước trên thế giới để khuyến khích tiết kiệm hưu trí đã đưa vào
triển khai các chính sách thuế TNCN thuận lợi nhằm đảm bảo các cá nhân trong
quãng thời gian đi làm của mình tích lũy đủ tiền để yên tâm khi về hưu, trong đó
có việc cho miễn hoàn toàn đối với các khoản đóng góp cho quỹ. Ví dụ, Luật
thuế TNCN của Trung Quốc cho phép các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí được


giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Các 8nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Ma-rốc

cũng có quy định tương tự cho phép giảm trừ các khoản đóng góp tham gia các
quỹ hưu trí ra khỏi thu nhập khi tính thuế TNCN.
BỘ TÀI CHÍNH

Phụ lục: Mức giảm trừ cho người cá nhân người nộp thuế và cho người phụ
thuộc của một số quốc gia13
Quốc gia và
mức thu
nhập bình
quân đầu
người
Phi-líp-pin

Giảm trừ cho cá nhân
người nộp thuế

-

Cá nhân độc thân hoặc
đã lập gia đình nhưng ly
thân không có người
phụ thuộc: 20.000
Peso/năm (khoảng 440
USD).

-

Cá nhân đã lập gia đình:
32.000 Peso/năm
(khoảng 700 USD);


-

Mức giảm trừ 15,84 triệu rupiah/năm cho
mỗi cá nhân (tương đương 1800 USD);

-

Giảm trừ 5% tổng thu
nhập nhận được và tối
đa không quá 6 triệu
rupiah/năm
(tương
đương 690 USD).

(2.254 USD)

In-đô-nê-xia
(3.469 USD)

Giảm trừ cho người phụ
thuộc

-

Các khoản giảm
trừ khác

Mỗi người phụ thuộc
được khấu trừ 8.000 Peso

(tương đương 175 USD)
nhưng không vượt quá 4
người;

1,32 triệu rupiah cho vợ Một số khoản đóng
(hoặc chồng);
bảo hiểm xã hội
1,32 triệu rupiah (tương (5% tổng thu nhập
đương 150 USD) cho mỗi nhưng tối đa không
2,4
triệu
người phụ thuộc trong gia quá
rupiah/năm).
đình với tổng số không
vượt quá 3 người.

Thái
Lan (5.281 USD)

Người nộp thuế: 30.000 Bath/năm (tương đương
khoảng 930 USD);

-

Người nộp thuế có thu nhập từ lao động còn
được giảm trừ ở mức
40% thu nhập nhận
được nhưng không quá
60.000 Bạt mỗi năm (xem như là chi phí để
tạo ra thu nhập).

-

Vợ (chồng) người nộp Khoản đóng bảo
thuế: 30.000 Baht/năm hiểm nhân thọ; Lãi
(khoảng 930 USD);
tiền vay cho khoản
Giảm trừ cho con dưới 25 vay mua nhà; Đóng
tuổi và đang đi học: góp vào quỹ bảo
15.000 Baht/năm (khoảng hiểm xã hội của
465 USD) nhưng không Chính phủ; Đóng
góp từ thiện cho
quá 3 người con;
bệnh viện công, tổ
Giảm trừ giáo dục: 2000 chức giáo dục công
Baht mỗi năm (khoảng 60 không vượt quá
USD) cho mỗi người con; 10% phần thu nhập
Giảm trừ cho bố, mẹ: sau khi đã trừ các
30.000 Baht cho mỗi khoản giảm trừ nêu
người với điều kiện bố mẹ trên.
phải trên 60 tuổi và có thu

Mức thu nhập bình quân đầu người và tỷ giá giữa đồng USD và đồng tiền các nước được lấy theo số
liệu năm 2011 của IMF.
13


Quốc gia và
mức thu
nhập bình
quân đầu

người

Giảm trừ cho cá nhân
người nộp thuế

9

Giảm trừ cho người phụ
thuộc

Các khoản giảm
trừ khác

nhập dưới 30.000 Baht.
Ma-lai-xi-a
(8.616 USD)

-

9.000 RM (tương đương
2.690 USD) (cá nhân bị
tàn tật được giảm trừ
thêm 6.000 RM).

-

-

Xin-ga-po
(50.714

USD)

-

Dưới 55 tuổi: 1.000
SGD (khoảng 810
USD);

-

-

Từ 55 tuổi đến 59 tuổi :
3.000 SGD (khoảng
2430 USD);

-

-

Từ 60 tuổi: 4.000 SGD
(khoảng 2440 USD).

-

Giảm trừ cho vợ (hoặc
chồng): 6.000 RM (tương
đương 1.790 USD) và nếu
bị tàn tật được giảm trừ
thêm 3.500 RM;


Giảm trừ chi phí y
tế cho bố mẹ; chi
phí giáo dục cho
bản thân ; chi phí
mua máy tính (ba
năm một lần) ;
Giảm trừ cho con (chưa
giảm trừ cho chi
kết hôn): 1.000 RM học
phí mua sách; chi
phổ thông (tương đương
phí trả lãi tiền vay
300 USD) và 4.000 RM
(tương đương 1.200 USD) mua nhà (có điều
kiện).
nếu đang theo học đại
học, cao đẳng.
Người vợ (hoặc chồng):
Tiền học phí, tiền
2.000 SGD (khoảng 1.620 đóng góp từ thiện,
USD);
tiền đóng góp tham
Con : 4.000 SGD (khoảng gia bảo hiểm xã
hội....
2.440 USD);
Bố, mẹ (ông bà) sống phụ
thuộc: 4.500 -7.000 SGD,
tối đa không quá 2 người.


Trung Quốc Áp dụng mức ngưỡng giảm trừ 3.500 NDT/tháng (tương đương khoảng 533 USD)
(5.183 USD) đối với người nộp thuế là người Trung Quốc và 4.800 NDT/tháng đối với người
nộp thuế là người nước ngoài. Trung Quốc không tách riêng mức khấu trừ cho
người nộp thuế và cho người phụ thuộc như thực tiễn ở nhiều quốc gia khác.
Nguồn: Tổng hợp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×