Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐẤTXÃ ĐA TỐN HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI, TỶ LỆ 1:5000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 33 trang )

BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐẤT
XÃ ĐA TỐN HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỶ LỆ 1:5000
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là thành phần
quan trọng nhất của môi trường sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nhất là đối với
ngành nông nghiệp. Bản đồ đất là một loại bản đồ chuyên đề, trên đó thể hiện
các loại đất và sự phân bố theo không gian của chúng cho một đơn vị hành
chính. Để quản lý tốt quỹ đất nông nghiệp đồng thời có định hướng đúng đắn
trong quá trình sử dụng đất cần phải phân loại đất và xây dựng được bản đồ đất.
Bản đồ đất là tài liệu điều tra cơ bản được sử dụng là các căn cứ khoa học, là cơ
sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thiết kế nông nghiệp, lâm nghiệp
và đánh giá đất.
Xã Đa Tốn nằm ở phía Nam huyện Gia Lâm, cách trung tâm huyện 5
km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã
716,05 ha, toàn xã có 2.239 hộ 12.291 người sống tập trung tại 5 thôn. Đa Tốn
là xã ngoại thành Hà Nội, có vị trí thuận lợi cho phát triển về nông nghiệp, công
nghiệp và thương mại dịch vụ. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng
và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương. Tuy nhiên nguồn thu nhập chính của người dân vẫn là
từ nông nghiệp. Do đó việc Điều tra và xây dựng bản đồ đất của xã bằng công
tác kiểm tra, nghiên cứu đất đai, và tính hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất
nông nghiệp của xã là hết sức cần thiết. \
Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, sự đồng ý của xã Đa Tốn, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS: Trần Văn Chính, chúng tôi tiến hành “Điều tra và xây dựng bản đồ
đất của xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:5000”


II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các yếu tố hình thành đất tại xã Đa Tốn

a. Mẫu chất:
Mẫu chất phù sa hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng có đặc điểm:
thủy chế thất thường, có năm lũ lớn có năm lũ nhỏ nên đất phù sa sông Hồng có


sự biến động lớn về thành phần cơ giới trên bề mặt cũng như theo chiều sâu
phẫu diện.
Đất đai của xã Đa Tốn chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm
của hệ thống sông Hồng. Đất có thành phần cơ giới dao động từ thịt nhẹ đến thịt
trung bình do đó phù hợp với nhiều loại cây trồng (cây ăn quả,lúa nước, hoa
màu, rau,...)
b. Thực vật.
- Thực vật tự nhiên: Từ lâu đời dưới tác động của con người thảm thực
vật của tự nhiên đã bị khai phá thay thế bằng thảm cây trồng. Thực vật tự nhiên
chỉ có cây cỏ mọc hoang dại và các cây thân hòa thảo khác.
chủ yếu là các loại cây trồng trong nông nghiệp, như lúa, ngô, các loại
rau, các loại cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh và hệ thống cây xanh trong các
khu dân cư.
- Cây trồng: Cây trồng chủ yếu là các loại cây trồng trong nông nghiệp,
như lúa, ngô, các loại rau, các loại cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh và hệ
thống cây xanh trong các khu dân cư.
c. Khí hậu
Khí hậu ở xã Đa Tốn mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong
năm có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 và
mùa đông rét, khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 23,40 C; trung bình tháng
cao nhất là 28,80C (tháng7), trung bình tháng thấp nhất là 16,20C (tháng1).
- Số giờ nắng: Trung bình 1.833 giờ/năm; trong tháng 7 có số giờ nóng cao
nhất (265 giời) và tháng 3 có số giờ nắng ít nhất (70 - 90 giờ).
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700 mm; tuy nhiên mưa
không đều trong năm, từ tháng 5 đến tháng 8 lượng mưa chiếm tới 75% lượng
mưa cả năm và trong các tháng 11,12 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 82% và ít thay đổi trong
các tháng (thường dao động từ 78 - 87%).
- Chế độ gió: Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên Đa Tốn chịu tác
động chủ yếu của gió Đông Nam kèm gió nóng Tây Nam khô nóng trong các
tháng 6,7,8,9 và gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn, rét vào các tháng
12,1,2,3.
Với đặc điểm thời tiết khí hậu như trên cho phép trên địa bàn xã có thể
phát triển đa dạng hóa cây trồng, gieo trồng nhiều vụ trong năm.
*Thủy văn:


- Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Đa Tốn chủ yếu được cung cấp bởi
sông Cầu Bây và khoảng 50 ha ao hồ, đầm. Nhìn chung nguồn nước mặt trên
địa bàn xã đáp ứng cơ bản nhu cầu nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nguồn
nước mặt đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải
sinh hoạt chưa được sử lý triệt để chảy vào sông, ao hồ trên địa bàn xã.
- Nước ngầm: Do nằm gần sông Hồng nên nước ngầm ở Đa Tốn mạch nông,
thuộc loại từ mềm đến rất mềm, nhưng hàm lượng sắt trong nước khá cao, cần
phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
d. Địa hình
Đặc điểm nổi bật của địa hình ở Đa Tốn là tương đối bằng phẳng, tiểu
địa hình chủ yếu là vàn, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 3,0 3,5 m. Độ dốc địa hình chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Khu vực Đông Bắc
có độ cao lớn hơn (bình quân 3,5 - 3,8 m), khu vực Tây Nam cao trung bình 3,0

- 3,5 m; các khu dân cư cao trung bình 4,0 - 5,0 m.
Với đặc diểm địa hình của xã như trên cho phép xây dựng các khu sản
xuất hàng hóa tập trung quy mô thích hợp đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong địa bàn xã không có
các sông, hồ tự nhiên lớn do đó thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
e. Thời gian:
Có từ hàng nghìn năm trước.
f. Con người
Trong công cuộc phát triển người dân của xã đã có những tác động rất sâu
sắc đến việc khai thác và sử dụng đất.
- Tác động tốt: “đất nào cây nấy” trồng cây phù hợp với tính chất đất mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng hợp lý các loại phân bón bón vào đất để bổ
sung dinh dưỡng cho cây trồng. Áp dụng các tiến bộ KH-KT vào trong sản xuất
nhằm đạt năng suất cao.
- Tác động xấu: trồng cây chưa phù hợp với đất, bón nhiều phân hóa học
và bón không cân đối giữa các chất dinh dưỡng dẫn đến đất bị chai cứng. Bên
cạnh đó, do sự phát triển của nhiều ngành diện tích đất bị o nhiễm đang ngày
càng tăng.
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và biến động đất đai tại xã Đa Tốn
trong những năm gần đây


a. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 489,48 ha,
chiếm 66,18% diện tích tự nhiên; diện tích tăng 50,32 ha so với năm 2010
(439,16 ha), chi tiết các loại đất trong nhóm như sau:
 Đất sản xuất nông nghiệp:
Đất sản xuất nông nghiệp diện tích 427,30 ha, chiếm 57,78% diện tích tự
nhiên, chiếm 87,30% đất nông nghiệp, cụ thể như sau:
- Đất trồng cây hàng năm 219,03 ha chiếm 29,62% diện tích tự nhiên. Trong đó

đất trồng lúa diện tích 157,34 ha chiếm 21,27%; diện tích đất trồng cây hàng
năm khác 61,69 ha, chiếm 8,34% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất trồng cây lâu năm có diện tích 208,28 ha chiếm 28,16% diện tích đất tự
nhiên.
 Đất nuôi trồng thuỷ sản:
Đất nuôi trồng thủy sản diện tích 9,79 ha, chiếm 1,32% diện tích đất tự nhiên,
chiếm 2,00% diện tích đất nông nghiệp.
 Đất nông nghiệp khác:
Đất nông nghiệp khác có diện tích 52,38 ha chiếm 7,08% diện tích đất tự nhiên,
chiếm 10,70% diện tích đất nông nghiệp.
b. Biến động đất đai của xã Đa Tốn trong giai đoạn 2010-2014
Diện tích: ha
Chỉ tiêu

DT xã Đa Tốn
DT xã Đa Tốn
(số liệu năm 2010)
(số liệu năm
2014)
Tổng diện tích đất tự nhiên
716,05
739,58
I.Đất nông nghiệp
NNP
439,16
489,48
1.Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
421,04
427,30

1.1Đất trồng cây hàng năm
CHN
373,44
219,03
1.1.1Đất trồng lúa
LUA
321,17
157,34
1.1.2Đất cây hàng năm khác
HNK
52,27
61,69
1.2Đất trồng cây lâu năm
CLN
47,60
208,28
2.Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
17,30
9,79
3.Đất nông nghiệp khác
NKH
0,82
52,38
Nguồn: phòng địa chính Xã Đa Tốn
Phân tích biến động:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Đa Tốn năm 2014 là 739,58 ha, biến
động tăng 23,53 ha so với hai kỳ kiểm kê năm 2010 (716,05 ha). Biến động
từng loại đất cụ thể như sau:



 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp năm 2014 là 489,48 ha, biến động tăng 50,32 ha so kỳ
kiểm kê năm 2010 (439,16 ha)Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp:
Năm 2014 là 427,30 ha, biến động tăng 6,26 ha so với kỳ kiểm kê năm
2010 (421,04 ha). Đất trồng lúa: Năm 2014, diện tích đất trồng lúa là 157,34 ha.
Diện tích đất trồng lúa năm 2014 giảm 163,83 ha so với kiểm kê năm 2010
(321,17 ha). Đất trồng cây hàng năm khác: Năm 2014, diện tích đất trồng cây
hàng năm khác là 61,69 ha, biến động tăng 9,42 ha so với kiểm kê năm 2010
(52,27 ha)
- Đất trồng cây lâu năm:
Năm 2014, diện tích đất trồng cây lâu năm là 208,28 ha, biến động tăng
160,68 ha so với năm 2010 (47,60 ha)
- Đất nuôi trồng thủy sản:
Năm 2014 là 9,79 ha, biến động giảm 7,51 ha so với kỳ kiểm kê năm
2010 (17,30 ha)
- Đất nông nghiệp khác:
Đất nông nghiệp khác năm 2014 là 52,38 ha, biến động tăng 51,56 ha so
với năm 2010 (0,82 ha)

3.Các phương pháp phân loại đất
c. Phân loại đất theo phát sinh (xây dựng bởi Docuchaev – Nga)
- Cơ sở khoa học chính là học thuyết theo sự hình thành đất của
V.V.Docuchaev
- Nội dung được tóm tắt: Sự tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành
đất sẽ hình thành nên các quá trình diễn ra trong đất (sau này được gọi là quá
trình hình thành và biến đổi đất) để tạo nên các loại đất khác nhau.
- Phân loại đất theo phát sinh dựa vào các yếu tố hình thành đất, quá trình
hình thành đất và cấu tạo phẫu diện.

d. Phân loại đất theo Soil Taxonomy (hệ thống phân loại đất của Hoa
Kỳ)
- Cơ sở khoa học của phương pháp là dựa trên những đặc tính, tính chất
hiện tại của đất.
- Nội dung: nghiên cứu sự hình thành đất, các tính chất đất và tầng chẩn


đoán.
e. Phân loại đất theo FAO-UNESCO
- Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào học thuyết phát sinh đất của V.V.Docuchaev
+ Dựa vào những tính chất hiện tại của đất về hình thái, lý tính, hóa
tính. Về bản chất các tính chất hiện tại của đất là sản phẩm của quá
trình phát sinh hoặc biến đổi diễn ra trong đất, là chỉ tiêu dùng để định
lượng tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán.
(Tầng đất là cơ sở để xác định tầng chẩn đoán. Có các tầng đất cơ bản và các
tầng chuyển tiếp được kí hiệu bằng các kí hiệu riêng. Tầng chẩn đoán
(diagnostic horizons) là tầng đất có đặc tính hình thái và tính chất cần định
lượng, kết quả định lượng cho phép xác định tên tầng chẩn đoán.)
- Phương pháp này đánh giá đúng bản chất của các quá trình hình thành và
các tính chất hiện tại của đất và chúng là cơ sở để bố trí cây trồng và thực
hiện các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất.
- Đây là phương pháp phân loại đất có tính khoa học và mang ý nghĩa thực
tiễn cao.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Nội dung
a. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu: Phân loại đất và xây dựng bản đồ đất xã Đa Tốn nhằm thống kê
số lượng, chất lượng tài nguyên đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,

quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại đất được sử dụng vào mục
đích nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu là 427,30 ha đất nông nghiệp của xã Đa Tốn
+ Tổng số phẫu diện đã đào: 13
+Số phẫu diện chính: 13
+Số phẫu diện phụ: 0
+Số phẫu diện phân tích: 3
- Nội dung:
+ Điều tra nông hộ và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
+ Phân loại đất theo phát sinh học và xây dựng bản đồ đất cho xã Đa Tốn


b. Vị trí địa lý của vùng điều tra:
Xã Đa Tốn nằm ở phía Nam huyện Gia Lâm, cách trung tâm huy ện 5
km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km.
- Phía Bắc: tiếp giáp thị trấn Trâu Quỳ và Học Viện nông nghiệp Việt
Nam
- Phía Nam giáp xã Bát Tràng.
- Phía Tây giáp xã Đông Dư.
-

Phía Đông giáp xã Kiêu Kỵ

-

Tọa độ địa lý : 20˚59’8’’B
105˚56’3’’Đ
c. Tài liệu kĩ thuật dùng để điều tra và các tài liệu tham kh ảo :


- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1:5000
- Giáo trình Xây dựng bản đồ đất, Đỗ Nguyên Hải, 2007.
- Giáo trình Thổ Nhưỡng, Trần Văn Chính, 2006.
-

Giáo trình thực tập Thổ Nhưỡng.

-

Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoach sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ đầu ( giai đoạn 20112015) huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội.

- Báo cáo thuyết minh Quy hoạch nông thôn mới xã Đa Tốn huy ện Gia
Lâm giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020
- Báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và
biến động đất đai từ năm 2010 đến 31/12/ 2014.

2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra dã ngoại
- Thu thập các tài liệu,số liệu về điều kiện về đất đai (đặc điểm khí
hậu, thổ nhưỡng, tình hình và diện tích sử dụng đất...), điều kiện
kinh tế - xã hội trong khu vực nghiên cứu được thu th ập từ các


nguồn có sẵn từ các phòng, ban chức năng của xã và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của xã Đa Tốn.
- Khoanh vẽ bản đồ, khảo sát thực địa, điều chỉnh địa điểm đào phâu
diện, đào và mô tả phẫu diện đất, lấy mẫu đất
b. Điều tra tình hình sản xuất của nông hộ
Tính hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

- Tổng chi phí (C): bao gồm tổng các loại chi phí phục vụ cho m ột LUT
hay một hê thống sản xuất
TCP = CPTG + Dp + LĐg
Trong đó:
TCP: Tổng chi phí
CPTG: Chi phí trung gian
Dp: Khấu hao tài sản cố định
LĐg: Lao động gia đình
CPTG = VC + DVP + LĐt + LV
Trong đó:
VC: Chi phí vật chất ( giống, phân bón, thuốc bảo v ệ th ực vật)
DVP: Dịch vụ phí (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, vận tải, khuy ến
nông...)
LĐt: Lao động thuê
LV: Lãi vay ngân hàng
- Tổng thu nhập: được quay ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu
được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra
TTN = SL x GB
Trong đó:
TTN: Giá trị sản xuất


SL: Sản lượng thu được
GB: Giá bán sản phẩm

- Thu nhập thuần: tổng thu nhập - tổng chi phí ( bao gồm cả công lao
động)
TNT = TTN - TCP
Trong đó:
TTN: Giá trị sản xuất (Tổng thu nhập)

TCP: Tổng chi phí ( tính cả lao động gia đình)
TNHH: Thu nhập hỗn hợp ( tính cả công lao động gia đình)
LĐGĐ: Lao động gia đình
- Thu nhập hỗn hợp: Tổng thu nhập - tổng chi phí trung gian và khấu
hao tài sản cố định ( không kể chi phí công lao động gia đình)
c. Các chỉ tiêu để phân loại
- Dựa vào hình thái đất: màu sắc, độ dày tầng đất...
- Dựa vào tính chất vật lý: TPCG, kết cấu đất, độ xốp...
- Dựa vào tính chất hóa học: pH, OM, K, P, N...
- Dựa vào đặc tính sinh học: Vi sinh vật, nguyên sinh động vật đất và hoạt
động của chúng.
- Do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu chúng tôi chỉ nghiên
cứu và đánh giá chất lượng đất thông qua các tính chất hóa học: pH H2O, OC%,
P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, Tính chất vật lý là thành phần cơ giới. Còn các tiêu
chí khác chúng tôi không có điều kiện đi sâu nghiên cứu trong báo cáo này.

IV.

KẾT QUẢ PHÂN LOẠI

1.Bảng phân loại
Xã Đa Tốn chủ yếu là đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm.


Địa hình bằng phẳng, tiểu địa hình chủ yếu là vàn, vàn thấp nên khả năng hạn
hán, ngập lụt ít xảy ra. Thành phần cơ giới hầu hết là nhẹ do đó phù hợp với
nhiều loại cây trồng (cây ăn quả,lúa nước, hoa màu, rau,...)

Bảng phân loại đất xã Đa Tốn
STT

I

Tên đất

Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Phẫu diện

Nhóm đất phù sa sông Hồng không
được bồi tụ hàng năm

1

Đất phù sa bị glây

1.1 Đất phù sa bị glây nông nhẹ

01,02,03,
04,05,07

1.2

Đất phù sa bị glây sâu

09,11,13
2

Đất phù sa bị loang lổ đỏ vàng
06,08,10,12


2.Mô tả

Bản tả phẫu diện : ĐT01
Địa điểm: Thôn Thuận Tốn

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng

Tiểu địa hình: vàn thấp

M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’35’’B

Độ dốc chung: cấp 1 (0 o -3o)

105 o55’38’’Đ
Cây trồng: trồng Lúa

Năng su ất: 2,5 t ạ/sào

Ngày mô tả: 02/12/2015

Ph ẫn di ện chính: có phân tích

Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây nông nhẹ (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)


Ảnh cảnh quan và hình thái phẫu diện
ĐT01


Đặc điểm phân tầng
-Tầng 1(0-10cm) : Đất có màu nâu

sáng (ẩm 7,5YR-5/4; khô 7,5YR 3/3),
TPCG thịt pha cát, đất ướt, ít dính và có
cấu trúc viên hạt, đất xốp (5 -15%), có
lẫn nhiều rễ lúa, vỏ ốc , đất bị glây,
chuyển lớp dần dần về màu sắc.
-Tầng 2 (10– 25 cm): Đất màu nâu đen
(ẩm 7,5YR-3/2; khô 7,5YR 3/2),TPCG:
thịt pha cát, đất ướt, kết cấu viên hạt,
ít dính, ít xốp, có rễ lẫn rễ lúa và vỏ
ốc, bị glây, chuyển lớp dần dần về màu
sắc.
-Tầng 3 (25 – 55 cm): Đất có màu nâu
sẫm (ẩm 7,5YR 4/3; khô 7,5YR 4/2),
TPCG: thịt , ướt, có kết cấu cục khối,
đất không dính, ít xốp, bị glây, chuy ển
lớp dần dần về màu sắc.
-Tầng 4 (55 – 79 cm): Đất có màu nâu
tươi (ẩm 7,5YR 4/4; khô 7,5YR 4/3),
TPCG: thịt pha sét ,đất ướt, đất kết cấu
cục khối, không dính, đất ít xốp, bị glây,
chuyển lớp dần dần về màu sắc
-Tầng 5 (79– 110 cm): Đất có màu
nâu xám (ẩm 7,5YR 3/4 ; khô 7,5YR
5/3), TPCG: thịt pha sét, đất ướt, kết
cấu cục khối, không dính, rất ít xốp,
đất bị glây.



Bản tả phẫu diện : ĐT02
Địa điểm: Thôn Thuận Tốn
Tiểu địa hình: vàn

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng
M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng

Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Ph ẫu di ện chính: không phân tích

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’41’’B
105 o55’55’’Đ

Nước mạch: có
Ngày lấy mẫu: 01/12/2015

TVTN: cỏ, dương xỉ, rau muống dại
Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây nông nhẹ (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)
Ảnh cảnh quan và hình thái phẫu
diện ĐT02

Đặc điểm phân tầng
-Tầng 1 (0 – 15 cm): Đất có màu
nâu (ẩm 10YR 3/3; khô 7,5YR
3/3 ), TPCG: thịt pha cát, đất ướt,
kết cấu viên hạt, không dính, đất

khá xốp, có lẫn nhiều rễ cây rau
muống, cỏ, có vỏ ốc, chuyển lớp
rõ ràng về màu sắc.
-Tầng 2 (15 – 27 cm): nâu vàng
(ẩm 10YR 4/2; khô 7,5YR 4/4),
TPCG: thịt pha cát min, đất ướt, kết
cấu cục khối, ít dính, ít xốp, có lẫn
ít rễ cỏ, chuyển lớp rõ ràng về màu
sắc.
-Tầng 3 (27– 56 cm): xám xanh
(ẩm 10YR 6/3 ; khô 7,5YR 7/3),
TPCG: thịt pha sét, đất ướt, kết cấu
cục khối, ít xốp, bị glây, có vệt


loang lổ sắt (5%). Chuyển lớp từ
từ, về màu sắc.
-Tầng 4 (56 – 76 cm): nâu xám
(ẩm 10YR 7/1; khô 7,5YR 7/1),
TPCG:thịt pha sét, đất ướt, kết cấu
cục khối, rất ít xốp, có loang lổ
vàng(5%)

Bản tả phẫu diện : ĐT03
Địa điểm: Thôn Đào Xuyên
Tiểu địa hình: vàn

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng
M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng


Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Ph ẫu di ện chính: không phân tích

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’46’’B

Ngày lấy mẫu: 01/12/2015

105 o56’11’’Đ
TVTN: cỏ dại xuyến chi

Cây tr ồng: tr ồng cây gi ống

Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây nông nhẹ (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)

Ảnh cảnh quan và hình thái phẫu

Đặc điểm phân tầng

diện ĐT03

-Tầng 1 (0 - 15 cm): Đất có màu nâu
sẫm (ẩm 10YR 3/2; khô 7,5YR 4/2),
TPCG: thịt pha cát mịn, đất ẩm, kết
cấu viên hạt, đất rất bở, rất xốp, có
lẫn nhiều rễ cỏ và vỏ ốc, có hang


giun,

chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 2 (15 – 26 cm): màu nâu xám
(ẩm 10YR 3/3; khô 7,5YR 5/3),
TPCG: thịt pha cát thô, đất ẩm, kết
cấu viên hạt, ít bở hơn tầng trên, đất
xốp (5 – 15%), có lẫn ít rễ cỏ dại, có
kết von màu đen của Mn ( <5%),
chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 3 (26 – 41 cm): màu nâu tươi
(ẩm 10YR 4/2; khô 7,5YR 4/4), thành
TPCG:thịt pha cát, đất ẩm, kết cấu
cục khối, hơi chặt và ít xốp, chuyển
lớp rõ ràng về màu sắc.
-Tầng 4 (41 – 69 cm): màu xám sáng
(ẩm 10YR 5/3; khô 7,5YR 7/2 ),
TPCG: thịt pha sét, đất ẩm, kết cấu
cục khối, chặt, ít xốp, có loang lổ
vàng (<5%), bị glây, chuyển lớp rõ
ràng về màu sắc.
-Tầng 5 (69– 100 cm): màu xám
trắng có vệt vàng (ẩm 10YR 6/4; khô
7,5YR 8/2), TPCG: sét, đất ẩm, kết
cấu cục khối, đất chặt, rất ít xốp, có
loang lổ vàng nâu (15%), bị glây.


Bản tả phẫu diện : ĐT04
Địa điểm: Thôn Lê Xá
Tiểu địa hình: vàn


Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng
M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng

Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Ph ẫu di ện chính: không phân tích

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’37’’B

Ngày lấy mẫu: 02/12/2015

105 o57’11’’Đ
Cây trồng: Lúa

Năng su ất: 2 t ạ/sào

Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây nông nhẹ (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)


Ảnh toàn cảnh và hình thái phẫu diện
ĐT04

Đặc điểm phân tầng
-Tầng 1 (0 – 15 cm): Đất có màu
nâu sẫm (ẩm 7,5YR 4/2; khô 10YR
3/2), TPCG: thịt pha cát, đất ẩm,
xốp (5 -15%), có lẫn nhiều rễ lúa
và cỏ , đất ít chặt, chuyển lớp từ từ
về màu sắc

-Tầng 2 (15 – 30 cm): Đất màu
nâu đậm (ẩm 7,5YR 3/3; khô 10YR
3/2), TPCG: thịt pha cát ,kết cấu
cục khối, đất ẩm ít hơn tầng trên,
đất chặt, ít xốp, chuyển lớp rõ
ràng về màu sắc.
-Tầng 3 (30 – 60 cm): Đất có màu
nâu ánh vàng (ẩm 10YR 5/2; khô
10YR 5/3), TPCG: thịt pha sét, đất
ẩm, ít dính, đất rất chặt, ít xốp, bị
glây; chuyển lớp rõ ràng về màu
sắc.
-Tầng 4 (60 – 100 cm): Đất có
màu xám xanh (ẩm: 10YR 6/1, khô:
10YR 6/1), TPCG: sét ,đất ẩm, rất
chặt, rất ít xốp, bị glây, có nhiều
vệt loang lổ màu vàng.

Bản tả phẫu diện : ĐT05
Địa điểm: Thôn Đào Xuyên
Tiểu địa hình: vàn

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng
M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng


Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Ph ẫu di ện chính: không phân tích


Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’32’’B

Ngày lấy mẫu: 02/12/2015

105 o56’19’’Đ
TVTN: cỏ dại, khoai nước
Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây nông nhẹ (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)
Ảnh toàn cảnh và hình thái phẫu
diện ĐT05

Đặc điểm phân tầng
-Tầng 1 (0 - 12 cm): Đất có màu
nâu đậm (ẩm 7,5YR 3/3; khô 7,5YR
3/2), TPCG: thịt pha cát mịn, đất
ẩm, kết cấu viên hạt, chặt, ít xốp,
có lẫn rễ cỏ, chuyển lớp từ từ về
màu sắc.
-Tầng 2 (12 – 25 cm): Đất màu nâu
(ẩm 7,5YR 4/2; khô 7,5YR 4/3),
TPCG: thịt pha cát, đất ẩm, kết cấu
cục khối, hơi chặt, ít xốp, có lẫn ít
rễ cỏ, chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 3 (25 – 42 cm): Đất có màu
nâu nhạt (ẩm 7,5YR 4/1; khô 7,5YR
4/3), TPCG: sét, kết cấu cục khối,
chặt, có lẫn rất ít rễ cỏ ,chuyển lớp
rõ ràng về màu sắc.
-Tầng 4 (42 – 90 cm): Đất có màu
xám xanh (ẩm 10YR 5/1; khô 7,5YR

7/1), TPCG: sét, đất ẩm, kết cấu
cục, rất chặt, rất ít xốp, bị glây .


Bản tả phẫu diện : ĐT 06
Địa điểm: Thôn Thuận Tốn
Tiểu địa hình: vàn

M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng

Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)
Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o58’56’’B
105 o55’37’’Đ
Cây trồng: ổi

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng
Ph ẫu di ện chính: có phân tích
TVTN: cỏ gừng
Ngày lấy mẫu: 02/12/2015
Năng su ất: 7 t ạ/sào

Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị loang lổ đỏ vàng
(Pb)
Tên đất theo FAO: Cambic Fluvisols (FLb)


Ảnh toàn cảnh và hình thái phẫu

Đặc điểm phân tầng


diện ĐT06

-Tầng 1 (0 – 25 cm): Đất có màu nâu
thẫm (ẩm 10YR 3/3; khô 10YR 5/3),
TPCG: cát pha thịt, đất ẩm, kết cấu
viên hạt, bở, xốp (5 -15%), có lẫn
nhiều rễ cây ổi, cỏ, có hang giun,
chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 2 ( 25 – 50 cm): vàng nâu (ẩm
10YR 6/6; khô 10YR 4/4), thịt pha cát,
ẩm,kết cấu viên hạt, chặt, ít xốp, có
lẫn ít rễ cây,có kết von cứng màu đen
của sắt, bị loang lổ đỏ vàng(5%)
chuyển lớp rõ ràng về màu sắc.
-Tầng 3 (50 – 80 cm):nâu tươi (ẩm
10YR 5/8; khô 10YR 5/4), thịt pha cát,
ẩm, kết cấu cục khối, chặt, ít xốp, có
kết von màu đen, bị loang lổ đỏ
vàng(>15%) chuyển lớp từ từ về màu
sắc.
-Tầng 4 (80 – 105 cm): nâu vàng (ẩm
10YR 5/6; khô 10YR 6/5), cát pha thịt,
ẩm, kết cấu cục khối, ít chặt, xốp, có
kết von màu đen của sắt, bị loang lổ
đỏ vàng
Bản tả phẫu diện : ĐT07

Địa điểm: Thôn Lê Xá

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng


Tiểu địa hình: vàn thấp

M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng


Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Phẫu diện chính: không phân tích

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’25’’B
105 o56’31’’Đ
Cây trồng: Lúa

Ngày lấy mẫu: 02/12/2015

TVTN: cỏ gừng
Năng su ất: 2,5 t ạ/sào

Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây nông nhẹ (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)
Ảnh toàn cảnh và hình thái phẫu

Đặc điểm phân tầng

diện ĐT07

-Tầng 1 (0 - 10 cm): Đất có màu nâu
sẫm (ẩm 7,5YR 3/4; khô 7,5YR 3/3),
TPCG: thịt pha cát, đất ẩm, kết cấu

viên hạt, bở, có lẫn nhiều rễ lúa,
chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 2 (10 – 21 cm): Đất màu nâu
đậm (ẩm 7,5YR3/3; khô 7,5YR 4/2),
TPCG: thịt pha cát, đất ẩm, kết cấu
viên hạt, ít chặt, xốp (5 – 15%), có
lẫn ít rễ lúa, sự chuyển lớp từ từ về
màu sắc.
-Tầng 3 (21 – 44 cm): Đất có màu
nâu nhạt (ẩm 5YR 3/4 ; khô 7,5YR
4/5) TPCG: thịt pha sét, đất ẩm, kết
cấu cục khối, chặt, ít xốp, chuyển lớp
rõ rệt về màu sắc.
-Tầng 4 (44 – 100 cm): Đất có màu
xám xanh (ẩm 10YR 5/2; khô 7,5YR
6/2), TPCG: sét, đất ẩm, kết cấu cục
khối, rất chặt, rất ít xốp, bị glây


Bản tả phẫu diện : ĐT08
Địa điểm: Thôn Đào Xuyên
Tiểu địa hình: vàn

Mẫu chất: Phù sa sông Hồng

Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)
Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’05’’B
105 o55’34’’Đ
TVTN: cỏ


Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng
Phẫu diện chính: không phân tích
Nước mạch: có
Ngày lấy mẫu: 02/12/2015
Cây tr ồng: ổi, rau mu ống

Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị loang lổ đỏ vàng
(Pb)


Tên đất theo FAO: Cambic Fluvisols (FLb)
Ảnh toàn cảnh và hình thái phẫu

Đặc điểm phân tầng

diện ĐT08

-Tầng 1 (0 - 16 cm): Đất có màu nâu
thẫm (ẩm 10YR 3/2 ; khô 10YR 4/1),
TPCG: thịt pha cát, đất ẩm, kết cấu
viên hạt, bở, xốp, có lẫn nhiều rễ cây
ổi, rau muống, bị loang lổ đỏ vàng
(<5%), chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 2 (16 – 26 cm): nâu tươi (ẩm
10YR 3/3 ; khô 10YR 5/2), thịt pha
cát, ẩm, viên hạt, ít chặt, ít xốp, lẫn ít
rễ cây, bị loang lổ đỏ vàng (5%),
chuyển lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 3 (26 – 47 cm): xám sáng (ẩm
10YR 7/6; khô 10YR 6/2), đất thịt,

ẩm, cục khối, rất chặt ,ít xốp, lẫn ít
rễ cây, bị loang lổ vàng, chuyển lớp
rõ ràng về màu sắc.
-Tầng 4 (47 – 80 cm): vàng cam (ẩm
10YR 7/8 ; khô 10YR 5/7), thịt pha
sét, ẩm, cục khối, đất rất chặt, rất ít
xốp,có loang lổ đỏ vàng (15%), có
kết von sắt(<5%),chuyển lớp rõ ràng
về màu sắc.
-Tầng 5 (80 – 105 cm):nâu đỏ (ẩm
10YR 6/8 ; khô 10YR 6/4), thịt pha
sét, ẩm, cục khối, đất rất chặt, rất ít
xốp, có loang lổ vàng (>15%) Có kết


von sắt.
Bản tả phẫu diện : ĐT 09
Địa điểm: Thôn Thuận Tốn

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng

Tiểu địa hình: vàn thấp

M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng

Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Ph ẫu di ện chính: có phân tích

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o59’41’’B

105 o55’55’’Đ
Cây trồng: Lúa

Ngày lấy mẫu: 01/12/2015
TVTN: cỏ, xuyến chi
Năng su ất: 2 t ạ/sào

Tên đất Việt Nam: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị glây sâu (Pg)
Tên đất theo FAO: Gley Fluvisols (FLg)


Ảnh toàn cảnh và hình thái phẫu

Đặc điểm phân tầng

diện ĐT09

-Tầng 1 (0 - 16cm): Đất có màu nâu
(ẩm 7,5YR 3/3; khô 7,5YR 3/3),
TPCG: thịt pha cát, đất ẩm, kết cấu
viên hạt, bở, xốp(5 -15%), có lẫn
nhiều rễ cỏ, có hang giun, chuyển
lớp từ từ về màu sắc.
-Tầng 2 (16 - 30 cm): nâu đậm (ẩm
7,5YR 3/2; khô 7,5YR 4/2), thịt pha
cát, đất ẩm, kết cấu cục, hơi chặt, có
lẫn ít rễ cây, chuyển lớp từ từ về
màu sắc.
-Tầng 3 (30 - 55 cm): nâu sáng (ẩm
5YR 5/3 ; khô 7,5YR 4/3), thịt pha cát

mịn, đất ẩm, kết cấu cục khối, đất
chặt, ít xốp, chuyển lớp rõ ràng về
màu sắc.
-Tầng 4 (55 – 70 cm): nâu xám (ẩm
10YR 6/3 ; khô 7,5YR 5/2), thịt pha
sét, đất ẩm hơn tầng trên, kết cấu
cục khối, chặt, ít xốp, bị glây, chuyển
lớp rõ ràng về màu sắc.
-Tầng 5 (70 – 100 cm): xám xanh
(ẩm 10YR 6/2 ; khô 7,5YR 6/1), thịt
pha sét, đất ẩm, kết cấu cục khối,
đất chặt, ít xốp, bị glây


Bản tả phẫu diện : ĐT 10
Địa điểm: Thôn Khoan Tế

Địa hình toàn vùng: Bằng phẳng

Tiểu địa hình: vàn thấp

M ẫu ch ất: Phù sa sông H ồng

Độ dốc chung: cấp 1 (0o -3o)

Ph ẫu di ện chính: không phân tích

Tọa độ vị trí phẫu diện: 20o58’31’’B
105 o56’13’’Đ


Nước mạch: có
Ngày lấy mẫu: 02/12/2015

TVTN: cỏ, dương xỉ, rau muống dại
Tên đất VN: Đất PSSH không được bồi hàng năm bị loang lổ đỏ vàng
(Pb)
Tên đất theo FAO: Cambic Fluvisols (FLb)


×