Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2018, PHÒNG PHÂN TÍCH TÍN DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 23 trang )

PHÒNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH
NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM

TRƯỜNG HỌC

Các thông tin sử dụng trong bản báo cáo này được lấy từ các nguồn chúng tôi cho rằng đáng tin
cậy, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo tuyệt đối độ chính xác của thông tin. Báo cáo chỉ có
giá trị tham khảo và lưu hành nội bộ ACB.

2018
Báo cáo viên: Trần Sỹ Thiều

=========================================================================================================

Phòng Phân tích tín dụng

Báo cáo viên: Trần Sỹ Thiều


MỤC LỤC
I.

TỔNG QUAN NGÀNH .......................................................................................................... 2

1. Cấu trúc ngành ....................................................................................................................2
a. Sơ lược về quá trình phát triển của ngành giáo dục trên thế giới ........................................2
b. Lịch sử phát triển ngành giáo dục Việt Nam ......................................................................2


2. Quy mô ngành .....................................................................................................................3
II. Phân tích ngành ...................................................................................................................... 3
1. Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối vối ngành ............................................3
a. Giới thiệu các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngành ........................................3
b. Các chính sách bảo hộ, chính sách thuế và quan điểm của Nhà nước đối với ngành...........5
c. Một số chỉ tiêu của ngành..................................................................................................5
2. Cấu trúc ngành ....................................................................................................................8
3. Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực...............................................................................9
4. Suất đầu tư của dự án trường học ..................................................................................... 10
a. Bậc mầm non .................................................................................................................. 10
b. Bậc tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông ....................................................... 11
c. Bậc đại học, cao đẳng...................................................................................................... 12
5. Thực tế ngành giáo dục Việt Nam ..................................................................................... 13
III. VỊ THẾ, TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ........................... 17
1. Vị thế ngành ...................................................................................................................... 17
2. Triển vọng và định hướng phát triển ngành ...................................................................... 18
IV. Phân tích swot .................................................................................................................... 19
V.

Đánh giá ngành ..................................................................................................................... 20
1. Xếp loại .............................................................................................................................. 20
2. Nhận xét: ........................................................................................................................... 20

=========================================================================================================

Phòng Phân tích tín dụng

Báo cáo viên: Trần Sỹ Thiều



TÓM TẮT NỘI DUNG:
- Trường học là một ngành kinh doanh đặc thù, chịu sự chi phối khá lớn bởi các quy định của nhà
nước. Để có thể thành lập một trường học cần đáp ứng được các tiêu chuẩn: vốn đầu tư, quy mô
diện tích xây dựng, chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp…Tùy theo
phương án thành lập (Đại học, THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non…) mà sẽ có các tiêu chuẩn
quy định khác nhau.
-

Có 2 loại hình thức kinh doanh trường học hiện nay: mô hình kinh doanh lợi nhuận và phi lợi
nhuận:
 Mô hình KD lợi nhuận: lợi nhuận kinh doanh chủ yếu hướng về cổ đông, mục tiêu tạo ra lợi
nhuận là một sự ưu tiên chắc chắn đối với các cổ đông góp vốn.
 Mô hình KD phi lợi nhuận: lợi nhuận tạo ra chủ yếu sẽ dành để tái đầu tư cho các hoạt động
nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất…thay vì phân phối cho cổ đông như mô hình lợi nhuận.
 Đứng trên góc độ ngân hàng, khuyến khích tiếp cận mô hình kinh doanh lợi nhuận vì
việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận phân phối cho các cổ đông cũng đồng nghĩa với việc
Trường học có khả năng tự chủ tài chính tốt.

-

Một số thông tin của ngành:
 Theo thống kê của Tổng cục thông kê, sơ bộ năm học 2016 - 2017, cả nước có 42,690
trường giảm 0.5% so với năm học 2015 – 2016, từ hệ mầm non tới đại học. Tổng số giáo
viên, giảng viên là 1,182 ngàn người tăng 1.9% so với năm học 2015 – 2016. Tổng số học
sinh sinh viên là 21,684 ngàn người tăng 1.1% so với năm học 2015 – 2016
 Chính phủ quy định đối với mức trần học phí đối với các hệ đào tạo đại trà công lập từ trung
cấp, cao đẳng, đại học, hệ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ
 Suất đầu tư xây dựng các trường học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, trung học cơ
sở và đại học theo Quyết định 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng
 Số lượng trường mầm non tăng 344 trường và đại học tăng 1 trường trong năm học 2016 –

2017 tăng so với năm học 2015 – 2016. Các hệ đào tạo tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông giảm nhẹ.
 Cùng với việc tăng lên hoặc giảm xuống của các trường học, giáo viên và giảng viên của các
hệ đào tạo cũng có xu hướng giảm tương tự. Chỉ tiêu này đối với hệ mầm non năm học 2016
– 2017 tăng 7.4% và hệ đại học tăng 4.6% so với năm học 2015 – 2016. Các hệ đào tạo tiểu
học, trung học phổ thông và trung học cơ sở không thay đổi nhiều.

-

Dự báo ngành trong tương lai:
 Bên cạnh các trường công lập, mô hình trường học Dân lập ngày càng phát triển tại Việt
Nam do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được giáo dục trong
môi trường có cơ sở vật chất tốt, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng lên.
 Các hệ thống giáo dục quốc tế gia nhập vào hệ thống trường học tại Việt Nam ngày càng
tăng và cũng được sự quan tâm khá lớn của các tầng lớp dân cư. Nhu cầu được đào tạo trong
môi trường và phương pháp học hiện đại để giúp cho các học sinh Việt Nam hoàn thiện các
kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục cũng là một định hướng của các bậc phụ
huynh đối với con em của họ hiện nay.
 Việc thành lập mới hoặc cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút số lượng
học sinh sẽ ngày càng gay gắt hơn đối với hệ thống các trường Dân lập và Quốc tế 
Khuyến khích tiếp cận các trường Dân Lập, Hệ thống trường quốc tế đã hoạt động
lâu năm và có thị trường ổn định.

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

1


-


Định hướng tiếp cận:
 Giao dịch tài khoản: khuyến khích tiếp cận nhiều loại mô hình nhằm gia tăng giao dịch tài
khoản thanh toán và số lượng thẻ.
 Tín dụng: Khuyến khích tiếp cận đối với các trường Dân lập, các trường Quốc tế có uy tín
đã hoạt động lâu năm trong ngành, có nhu cầu đầu tư mở rộng: Vị trí của trường học phải
tập trung ở khu vực đông dân cư, các TP lớn; Trường học hoạt động kinh doanh có lợi
nhuận, có dòng thu ổn định qua các năm và đã có thị trường ổn định ít nhất sau 5 năm hoạt
động; có đội ngũ giáo viên khá/giỏi và có danh tiếng là một trong những ưu tiên lựa chọn.
I. TỔNG QUAN NGÀNH

1. Cấu trúc ngành
a. Sơ lược về quá trình phát triển của ngành giáo dục trên thế giới
-

Châu Âu: Anh là một nước có nền lịch sử giáo dục lâu đời. Hệ thống giáo dục Anh đã có từ
hàng trăm năm nay, là cái nôi của giáo dục hiện đại trên thế giới. Các trường đại học danh
tiếng như Oxford và Cambridge đã hoạt động hơn 800 năm. Cho đến đầu thế kỷ 19, giáo
dục luôn gắn kết chặt chẽ với nhà thờ. Trường học được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo
và tôn giáo đã có những ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển giáo dục. Mục đích của giáo
dục chính quy vào thời điểm đó là đào tạo những học sinh ưu tú cho sự nghiệp trong nhà thờ
và trong chính phủ

-

Châu Mỹ: Nền giáo dục Hoa Kỳ đã phát triển ngay từ khi những nhóm người di cư châu Âu
đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ. Những trường đại học đầu tiên đã được thành lập từ những
năm 1630. Với quan điểm truyền thống là giáo dục thực dụng, nhiều loại hình lớp học và
trường học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của các bộ phận dân cư nhằm mục
đích thiết thực là tồn tại và phát triển trên đất nước được cho là Thế giới mới.


-

Châu Á: Nền giáo dục của Trung Quốc phát triển từ rất sớm. Các triều đại Trung Quốc đã
xem Nho giáo như một nền tảng triết học cho việc cai trị và duy trì chế độ Phong kiến. Đến
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Trung Quốc lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt
do ảnh hưởng của phương Tây, chiến trang xâm lược và nội chiến. Hệ thống trường học
cùng với chương trình giảng dạy theo kiểu phương Tây đã ra đời, chấm dứt nền Nho học tồn
tại hàng ngàn năm. Đến khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949, Đảng cộng sản Trung
Quốc giữ vai trò lãnh đạo toàn diện đối với sự nghiệp giáo dục, theo đó các cấp ủy Đảng chỉ
đạo việc thực hiện các chính sách và điều phối mọi hoạt động giáo dục của ở các cấp chính
quyền và trong mỗi trường học.

b. Lịch sử phát triển ngành giáo dục Việt Nam
-

Cơ sở giáo dục đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách)
là Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua Lý Nhân Tông cho thành lập vào năm 1076. Ban đầu,
Quốc Tử Giám chỉ nhằm dạy con cái vua quan, sau đó mở rộng dần cho những thanh thiếu
niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian.

-

Đến thế kỷ XV-XVI, nền giáo dục VN đã phát triển rực rỡ, các phủ, lộ đều có trường công.

-

Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân xâm lược,
nền giáo dục Nho học được thay thế dần bằng nền giáo dục Pháp – Việt, chủ yếu để đào tạo
người phục vụ cho bộ máy cai trị của người dân


====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

2


Vượt qua những những thách thức gay gắt của giai đoạn đổi mới, quy mô giáo dục Việt
Nam giai đoạn hiện nay tiếp tục tăng. Công tác phổ cập giáo dục có tiến triển tốt.

-

2. Quy mô ngành
Theo thống kê của Tổng cục thông kê, sơ bộ năm học 2016 - 2017, cả nước có 42,690
trường giảm 0.5% so với năm học 2015 – 2016, từ hệ mầm non tới đại học. Tổng số giáo
viên, giảng viên là 1,182 ngàn người tăng 1.9% so với năm học 2015 – 2016. Tổng số học
sinh sinh viên là 21,684 ngàn người tăng 1.1% so với năm học 2015 – 2016. Chi tiết:

-

TT

Nội dung

I
1
2
2
II
1

2
2
III
1
2
2
IV
1
2
2
V
1
2
2
VI
1
2
2

Mầm non và mẫu giáo
Trường học
Giáo viên (nghìn gv)
Học sinh (nghìn hs)
Trường tiều học
Trường học
Giáo viên (nghìn gv)
Học sinh (nghìn hs)
Trung học cơ sở
Trường học
Giáo viên (nghìn gv)

Học sinh (nghìn hs)
Trung học phổ thông
Trường học
Giáo viên (nghìn gv)
Học sinh (nghìn hs)
Cao đẳng, Đại học
Trường học
Giáo viên (nghìn gv)
Học sinh (nghìn hs)
Tổng
Trường học
Giáo viên (nghìn gv)
Học sinh (nghìn hs)

Tổng số

2014-2015
%tăng trưởng

Tổng số

2015-2016
%tăng trưởng

Sơ bộ 2016-2017
Tổng số %tăng trưởng

14,179
216
3,755


2.40%
5.20%
3.90%

14,513
232
3,979

2.40%
7.60%
6.00%

14,863
251
4,410

2.40%
8.10%
10.80%

15,227
392
7,544

-0.40%
1.30%
1.50%

15,254

370
7,790

-0.20%
1.20%
3.30%

15,052
397
7,802

-0.30%
0.10%
0.10%

10,293
313
5,099

0.0%
-1.0%
3.4%

10,312
314
5,139

0.2%
0.3%


10,155
311
5,236

-1.5%
-0.8%

2,386
152
2,440

-0.7%
-0.4%
-3.7%

2,399
151
2,425

-0.5%
-0.7%
-0.6%

2,391
151
2,477

-0.3%
-0.1%
2.1%


436
91
2,364

1.9%
-0.2%
14.7%

445
94
2,119

2.1%
2.3%
-10.4%

229
72
1,760

2.7%
4.0%
0.4%

42,521
1,164
21,202

0.6%

1.1%
3.3%

42,923
1,160
21,451

0.9%
-0.3%
1.2%

42,690
1,182
21,684

-0.5%
1.9%
1.1%

Nguồn: Tổng cục thống kê

II.

PHÂN TÍCH NGÀNH

1. Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối vối ngành
a. Giới thiệu các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của ngành
Văn bản quy định chung:
-


Luật giáo dục 2005

-

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009

-

Nghị định 75/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục

-

Nghị định 32/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-

Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về dự án đầu tư vào lĩnh
vực giáo dục, đào tạo được ưu đãi và Phụ lục ban hành kèm theo

-

Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường.

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

3



-

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015: Quy định về cơ chế thu, quản lý học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 20202021 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2015)

-

Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT_BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 v/v
Hướng dẫn một số điều nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015: Quy định về cơ
chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết
năm học 2020-2021

-

Quyết định số 6200/QD-BGDĐT phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai
đoạn 2016 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/12/2016

Văn bản quy định đối với bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
-

Luật giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012

-

QĐ 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng
lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.


-

QĐ 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng
lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020

-

QĐ Số 64/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành điều kiện và thủ tục thành
lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo,
sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện

-

QĐ 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của trường đại học tư thục; QĐ số 63/2011/QĐ-TTg Về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm
theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ

-

QĐ 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 v/v Ban hành điều lệ trường đại học: quy định về
nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường đại học; hoạt động đào tạo, hoạt động
khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế; giảng viên và người học; tài chính và
tài sản... của các trường. Theo đó, đáng chú ý Điều lệ cho phép các trường quyết định
mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển; quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát
triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển
nhà trường; thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
theo quy định, trong đó một số quan điểm mới về trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở

Việt Nam đã được ban hành.

Văn bản quy định đối với bậc trung học
-

Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 28/3/2011 ban hành điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học

-

Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 28/3/2011 ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

4


-

Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

-

QĐ 47/2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.


-

Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
phổ thông dân tộc nội trú

Văn bản quy định đối với bậc tiểu học
-

Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học

-

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 04/02/2008 của Bộ GD & ĐT Ban hành Quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất
lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

-

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận
trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Văn bản quy định đối với bậc mầm non
-

QĐ 14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ngày 07/4/2008 ban hành Điều lệ trường
mầm non

-


Thông tư 5/2011/TT-BGDÐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non theo QĐ 14/2008/QĐBGDĐT.

-

Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc hợp nhất Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư
thục

-

Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT Ban hành Quy chế công nhận
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

-

QĐ 31/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/10/2005 ban hành Quy định điều kiện tối thiểu cho
các lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi
không đủ điều kiện thành lập trường mầm non

-

QĐ 58/2008/QĐ-BGDĐT ngày 17/10/2008 ban hành Quy định về hoạt động y tế trong
các cơ sở giáo dục mầm non

b. Các chính sách bảo hộ, chính sách thuế và quan điểm của Nhà nước đối với ngành
-

Giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu nhằm góp phần xây dựng con
người, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Với định hướng trên, ngành giáo dục
VN được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong vòng 12 năm qua (từ

1998 - 2010), Nhà nước tăng đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân
sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm
nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao. Bên cạnh tăng ngân sách cho giáo dục, NN có nhiều
chế độ ưu đãi đối với ngành: giao đất, miễn tiền sử dụng đất; cho vay vốn ưu đãi để đầu
tư cơ sở giáo dục; miễn giảm thuế TNDN...

c. Một số chỉ tiêu của ngành
-

Dự báo số lượng dân số ở các độ tuổi đi học, số lượng học sinh, số lượng giáo viên và
lớp học cần có theo các cấp học khác nhau:
(Đvt: nghìn người)

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

5


Tiêu chí

Năm dự báo
2029

2019

Giáo dục tiểu học
- Dân số có tuổi từ 6-10
- Số lượng học sinh
- Số lượng giáo viên cần có

- Số lượng lớp học cần có
Giáo dục trung học cơ sở
- Dân số có tuổi từ 11-14
- Số lượng học sinh
- Số lượng giáo viên cần có
- Số lượng lớp học cần có
Giáo dục trung học phổ thông
- Dân số có tuổi từ 15-17
- Số lượng học sinh
- Số lượng giáo viên cần có
- Số lượng lớp học cần có

2039

7,450
7,629
397
300

6,786
6,949
362
374

6,087
6,233
325
245

5,587

5,084
294
143

5,814
5,291
306
149

4,98
4,535
262
128

3,980
2,567
123
59

4,479
2,889
138
66

3,915
2,525
121
578
(Nguồn: tổng hợp internet)


-

Khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà
năm học 2015 - 2016 theo quy định của CP:
Vùng
1. Thành thị
2. Nông thôn

Năm học 2015 - 2016
Từ 60,000 đến 30,.000 đồng/tháng/học sinh
Từ 30,000 đến 120,000 đồng/tháng/học sinh

3. Miền núi

Từ 8,000 đến 60,000 đồng/tháng/học

-

Từ năm học 2016-2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo hệ số giá tiêu dùng tăng bình
quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

-

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo
dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối
ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các
cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi
mới cơ chế hoạt động) như sau:
(Đv: Nghìn đồng/tháng/sinh viên)
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo


Từ năm học 2015-2016
đến năm học 2017-2018

Từ năm học 2018-2019
đến năm học 2019-2020

Năm học 20202021

1,750

1,850

2,050

2,050

2,200

2,400

4,400

4,600

5,050

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;
nông, lâm, thủy sản
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công

nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật;
khách sạn, du lịch
3. Y dược
-

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo
dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các
khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 như
sau:
(Đvt: Nghìn đồng/tháng/SV)
Khối ngành, chuyên
ngành đào tạo

Năm học
2015-2016

Năm học
2016-2017

Năm học
2017-2018

Năm học
2018-2019

Năm học
2019-2020

Năm học
2020-2021


====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

6


Khối ngành, chuyên
ngành đào tạo
1. Khoa học xã hội, kinh tế,
luật; nông, lâm, thủy sản
2. Khoa học tự nhiên; kỹ
thuật, công nghệ; thể dục
thể thao, nghệ thuật; khách
sạn, du lịch
3. Y dược
-

Năm học
2015-2016

Năm học
2016-2017

Năm học
2017-2018

Năm học
2018-2019


Năm học
2019-2020

Năm học
2020-2021

610

670

740

810

890

980

720

790

870

960

1,060

1,170


880

970

1,070

1,180

1,300

1,430

Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 2021 được xác định bằng mức trần học phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nhân
(x) hệ số sau đây:
Trình độ đào tạo

Hệ số so với đại học
1.5
2.5

1. Đào tạo thạc sĩ
2. Đào tạo tiến sĩ
-

Mức trần học phí đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập:
+ Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại
các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư
như sau:
NHÓM NGÀNH,
NGHỀ

1. Khoa học xã hội,
kinh tế, luật; nông,
lâm, thủy sản
2. Khoa học tự nhiên;
kỹ thuật, công nghệ;
thể dục thể thao, nghệ
thuật; khách sạn, du
lịch
3. Y dược

Năm học
2015-2016
TC


Năm học
2016-2017
TC


Năm học
2017-2018
TC


Năm học
2018-2019
TC



Năm học
2019-2020
TC


Năm học
2020-2021
TC


430

490

470

540

520

590

570

650

620

710


690

780

500

580

550

630

610

700

670

770

740

850

820

940

620


700

680

780

750

860

830

940

910 1,040 1,000

1,140

+ Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại
các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư như
sau: (Đơn vị: 1,000 đồng/tháng/sinh viên)
Từ năm học 2015-2016 đến Từ năm học 2018-2019 đến Năm học 2020năm học 2017-2018
năm học 2019-2020
2021
TC

TC

TC



NHÓM NGÀNH, NGHỀ
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật;
nông, lâm, thủy sản
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật,
công nghệ; thể dục thể thao, nghệ
thuật; khách sạn, du lịch
3. Y dược
-

1,225

1,400

1,295

1,480

1,435

1,640

1,435

1,640

1,540

1,760


1,680

1,920

3,080

3,520

3,220

3,680

3,535

4,040

(Đvt: tỷ đồng)

Chi ngân sách cho giáo dục từ 2008-2016
Tiêu chí
Tổng số
- Trung ương
- Địa phương
Chi xây dựng cơ bản
- Trung ương
- Địa phương

2008
74,017
18,912

55,105
12,500
5,900
6,600

2009
94,635
23,834
70,801
16,160
7,450
8,710

2010
120,785
30,680
90,105
22,225
9,316
12,909

2011
151,200
37,263
113,937
27,161
10,781
16,380

2012

170,349
41,656
128,693
30,174
13,174
17,000

2015
217,826
46,166
171,660
33,756
14,096
19,660

2016

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

7


Tiêu chí
2008
2009
2010
2011
2012
2015

2016
Chi thường xuyên cho giáo
61,517
78,475
98,560
124,039
140,175 184,070
195,604
dục và đào tạo
- Trung ương
13,012
16,384
21,364
26,482
28,482
32,070
34,604
- Địa phương
48,505
62,091
77,196
97,557
111,693 152,000
161,000
(Nguồn: Báo cáo thống kê 2015-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo )

2. Cấu trúc ngành
-

Hệ thống giáo dục VN gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và

trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

-

Giáo dục mầm non giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
+ Giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ... và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ
sở.
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học;
hướng nghiệp để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động.
+ Giáo dục trung học phổ thông nhằm củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục
trung học cơ sở, giúp học sinh lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.
+ Bậc đại học và sau đại học đào tạo những người có kiến thức, trình độ, đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, đóng góp cho đất nước.

-

Theo quy định tại điều lệ trường học tương ứng với mỗi cấp học, đối với các cơ sở giáo dục
VN, có các loại hình trường học sau:

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

8


+ Bậc mầm non: công lập, dân lập và tư thục
+ Bậc tiểu học và trung học: công lập và tư thục

+ Bậc cao đẳng: công lập và tư thục.
+ Bậc đại học: công lập, bán công, dân lập và tư thục
-

Hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo trong nước liên kết đào tạo quốc tế với các trường danh
tiếng ở quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới: ĐH Birmingham - Anh, ĐH Linconl Mỹ... Học sinh, sinh viên theo học tại các trường này được được công nhận là học sinh, sinh
viên của cả trường VN và trường liên kết, bằng cấp có giá trị toàn cầu.

-

Ngoài ra ở nước ta còn có trường học có yếu tố nước ngoài, có thể chia thành 3 dạng cơ bản:
+ Các trường dạy hoàn toàn chương trình nước ngoài, có sự kiểm định của các tổ chức GD
quốc tế, học sinh được cấp bằng quốc tế. Các trường này chủ yếu dạy cho con em người
nước ngoài. Hiện một số trường được phép nhận học sinh Việt Nam.
+ Các trường dạy song song chương trình VN và nước ngoài. Ở chương trình VN, việc
học, thi, lấy bằng cấp của Bộ GD-ĐT VN thì theo quy định chung. Ở chương trình nước
ngoài, tự đội ngũ chuyên môn của mỗi trường chọn lọc, thiết kế hoặc liên kết với các
trường ở nước ngoài xây dựng chương trình theo chuẩn GD của một số quốc gia tiên
tiến.
+ Các trường dạy chương trình VN theo quy định chung và dạy tăng cường một số môn
khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh theo giáo trình tự chọn hoặc tự soạn.

3. Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực

TT

-

Hiện nay ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước phát triền và đổi mới. Từ sau Cách
mạng Tháng Tám (1945) đến nay, nền giáo dục Việt Nam đã thay đổi và phát triển vượt bậc.

Từ một đất nước có tới trên 95% dân số mù chữ thì nay về cơ bản, chúng ta đã phổ cập giáo
dục cơ sở và đang từng bước xã hội hóa giáo dục.

-

Với kỳ vọng “Ngôi trường thông minh” với việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đang
được người dân rất kỳ vọng, thay thế việc giáo dục truyền thống “Nhà trường phấn trắng
bảng đen”. Với việc học hỏi từ các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày càng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
vào tất cả mọi hoạt động của ngành, từ công tác giảng dạy tới công tác chuyên môn,vận
hành.

-

Tuy hệ thống GD nước ta còn khá yếu nhưng sự xuất hiện của các trường liên kết và các
trường học có yếu tốt nước ngoài như RMIT, Fulbright, Raffles, NIIT, APU, Kinder World,
Trường quốc tế dạy bằng tiếng Anh (British international school) và nhiều trường đại học tại
Việt Nam đều có liên két với các chương trình đào tạo của nước ngoài… Danh sách một số
trường đại học có liên kết với nước ngoài tại Việt Nam:

Tên trường

Đối tác nước ngoài
Tổ chức Edexcel
Trường ĐH Sunderland

1

Học viện ngân
Trường ĐH Kinh tế và Luật

hàng
Berlin
Trường ĐH Thành phố Seattle

Quốc gia

Văn bằng

Chuyên ngành
Kinh doanh,
Tài chính Ngân hàng,
Quản lý Tài chính Kế toán.

Anh

BTEC HND
Cử nhân

Đức

Thạc sĩ

Kế toán tài chính và quản trị

Hoa Kỳ

Cử nhân

Quản trị Kinh doanh chuyên ngành,
Quản trị Tài chính


====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

9


TT

2

3

4

5
6

7

8

Tên trường

Đối tác nước ngoài
Trường ĐH Birmingham

Học
viện Trường ĐH Jean Moulin 3
ngoại giao

Trường ĐH Victoria Wellington

Học viện Tài
chính

Văn bằng
Thạc sĩ

Pháp

Thạc sĩ

New Zealand Cử nhân

Chuyên ngành
Tài chính Ngân hàng
Luật, Khoa học Chính trị,
Quan hệ Quốc tế,
Pháp ngữ và Toàn cầu hóa
Quan hệ quốc tế

Trường ĐH Greenwich

Anh

Trường ĐH Nam Toulon - Var

Pháp

Trường ĐH Nam Toulon – Var


Pháp

Viện ĐH Hồng Kông
Trường ĐH Gloucestershire

Hong Kong, Cao đẳng, cử Kế toán, Quản lí tài chính, Quản trị
Anh
nhân
Kinh doanh và chiến lược

Trường ĐH Gloucestershire
Trường ĐH Victoria Wellington
Trường ĐH Leeds Metropolitan

Anh
Thạc sĩ
New Zealand Cử nhân
Anh
Thạc sĩ

Trường ĐH Trường ĐH Staffordshire
Anh quốc Việt
Nam
Trường ĐH Luân Đôn
Trường ĐH
Trường ĐH Nantes
Cần Thơ
Trường ĐH
Công nghệ Sài Trường ĐH Troy

Gòn
Trường ĐH Liege
Viện Khoa học Công nghệ ứng
Trường ĐH
dụng Saskatchewan
Công nghiệp
Trường ĐH Soongsil
TP HCM
Trường ĐH Meiho
Trường ĐH Northcentral
Trường ĐH
FPT

Quốc gia
Anh

Thạc sĩ
Tài chính và đầu tư
Cử
nhân
Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính
thực hành
ài chính doanh nghiệp và Kiểm soát
Thạc sĩ
quản trị

Quản trị Kinh doanh
Quản trị và thương mại
Tài chính và Thương mại quốc tế
Quản trị Kinh doanh quốc tế

Quản lí Tiếp thị, Tài chính Kế toán,
Kế toán và Kinh doanh, Quản trị du
lịch

Anh

Cử nhân

Anh

Cử nhân

Tài chính ngân hàng

Pháp

Thạc sĩ

Khai thác tri thức từ dữ liệu

Hoa Kỳ

Cử nhân

Khoa học máy tính, quản trị kinh
doanh

Bỉ

Thạc sĩ


Khoa học và quản lý môi trường

Canada

Diploma

Quản trị kinh doanh

Hàn Quốc

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

Đài Loan
Hoa Kỳ

Cử nhân
Cử nhân
BETEC
HND

Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh
Kinh doanh chuyên ngành Quản lý,
Marketing và Kế toán
Quản trị Kinh doanh,
Công nghệ thông tin


Tổ chức Edexcel

Anh

Trường ĐH Greenwich

Anh

Cử nhân

4. Suất đầu tư của dự án trường học
(Theo Quyết định 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc công bố Tập suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014):
a. Bậc mầm non

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

10


-

Suất vốn đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo này bao gồm:
+ Chi phí xây dựng nhà lớp học, các hạng mục công trình phục vụ như: kho để đồ, nhà chế
biến thức ăn, nhà giặt quần áo, nhà để xe... và các chi phí để trang trí sân chơi, khu giải
trí...
+ Chi phí trang thiết bị nội thất: giường tủ, bàn ghế, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ,
PCCC...


-

Công trình nhà trẻ, trường mẫu giáo được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn
thiết kế, bao gồm:
+ Khối công trình nhóm lớp: phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng giao nhận trẻ, phòng
nghỉ, phòng ăn, phòng vệ sinh... - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 75% - 85%.
+ Sân chơi và khu vườn - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 10% - 5%.
+ Khối công trình phục vụ: phòng tiếp khách, phòng nghỉ của giáo viên, phòng y tế, nhà
chuẩn bị thức ăn, nhà kho, nhà để xe, giặt quần áo...- tỷ trọng CP đầu tư chiếm 15% 10%.

b. Bậc tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

11


-

Suất vốn đầu tư xây dựng trường tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông này bao
gồm:
+ Chi phí xây dựng nhà lớp học, các hạng mục phục vụ, thể dục thể thao, thực hành...
+ Chi phí trang thiết bị phục vụ học tập, thể thao, PCCC...

-

Công trình được phân chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:
+ Khối học tập gồm các phòng học - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 50% - 55%.
+ Khối lao động thực hành bao gồm các xưởng thực hành về mộc, cơ khí, điện, kho của

các xưởng - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 5%.
+ Khối các hạng mục công trình thể thao - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 15% - 10%.
+ Khối phục vụ học tập gồm hội trường, thư viện, phòng đồ dùng giảng dạy, phòng truyền
thống - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 15% - 10%.
+ Khối hành chính quản trị gồm văn phòng, phòng giám hiệu, phòng nghỉ của giáo viên,
văn phòng Đoàn, Đội, phòng tiếp khách, nhà để xe - tỷ trọng CP đầu tư chiếm 15% 20%.

c. Bậc đại học, cao đẳng

-

Suất vốn đầu tư xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng bao gồm:
+ Chi phí xây dựng các công trình chính và phục vụ của trường, KTX sinh viên
+ Chi phí trang thiết bị nội thất, giảng đường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng giáo viên,
phòng giám hiệu, trang thiết bị thể dục thể thao, y tế, thư viện, thiết bị trạm bơm, trạm
biến thế

-

Suất vốn đầu tư xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
trung học nghiệp vụ được tính cho 1 học viên

-

Công trình xây dựng trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học
nghiệp vụ được chia thành các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:
+ Khối học tập và cơ sở nghiên cứu khoa học bao gồm giảng đường, lớp học, thư viện, hội
trường, nhà hành chính, làm việc - chiếm 50-60% tổng chi phí đối với trường đại học,

====================================================================================

Phòng Phân tích tín dụng

12


học viện, cao đẳng và 40-50% chi phí với trường trung học chuyên nghiệp, trung học
nghiệp vụ.
+ Khối thể dục thể thao gồm phòng tập thể dục thể thao, công trình thể thao ngoài trời, sân
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bể bơi - chiếm 10-15% tổng chi phí đối với trường đại
học, học viện, cao đẳng và 20-15% chi phí với trường trung học chuyên nghiệp, trung
học nghiệp vụ.
+ Khối ký túc xá gồm nhà ở cho học viên, nhà ăn, nhà phục vụ (quầy giải khát, trạm y tế,
chỗ để xe) - 30-25% tổng chi phí đối với trường đại học, học viện, cao đẳng và 35-30%
chi phí với trường trung học chuyên nghiệp, trung học nghiệp vụ.
+ Khối công trình kỹ thuật gồm: xưởng sửa chữa, kho, nhà để ô tô, trạm bơm, trạm biến
thế... - chiếm 5% tổng chi phí .
5. Thực tế ngành giáo dục Việt Nam
Số liệu thống kê ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua
Biểu đồ số lượng giáo viên, giảng viên năm 2016 – 2017 so với 2015 – 2016:

(Nguồn: Bộ GD – ĐT, đvt: người)

+ Số lượng giảng viên các trường Đại học Cao đẳng phân theo trình độ.

(Nguồn: Bộ GD – ĐT, đvt: người)
-

Số lượng trường học năm học 2016 – 2017 so với 2015 – 2016:

====================================================================================

Phòng Phân tích tín dụng

13


(Nguồn: Bộ GD – ĐT, đvt: trường)

+ Trong đó có 706 trung tâm giáo dục thường xuyên, 11,075 trung tâm học tập cộng
đồng, 2,191 trung tâm ngoại ngữ tin học, 10 trường bổ túc văn hóa, 170 trường đại
học công lập, 60 trường đại học dân lập và tư thục, 05 trường 100% vốn nước ngoài,
37 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, 32 trường cao đẳng
sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm
+ Các trường đại học phân bổ theo vùng:

(Nguồn: Bộ GD – ĐT, đvt: trường)
-

Cơ cấu nhóm sinh viên theo ngành:

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

14


Nguồn: Bộ GD – ĐT
-

Số lượng ngành mới mở trong năm 2017:


Nguồn: Bộ GD – ĐT
-

Cơ sở vật chất:

(Nguồn: Bộ GD – ĐT, đvt: phòng học)
+ Trong đó THCS có 127,693 phòng học; THPT có 62,597 phòng học; Mầm non có
186,220 phòng học bao gồm cả phòng học kiên cố, bán kiên cố và phòng tạm.
-

Chất lượng giáo dục (số lượng trường đạt chuẩn Quốc gia):

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

15


(Nguồn: Bộ GD – ĐT, đvt: trường)

+ Trong đó trường Mầm non tăng 631 trường, trường tiểu học tăng 344 trường, trường
THCS tăng 580 trường và THPT tăng 283 trường. Tới 30/06/2017 có 245 cơ sở giáo
dục đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm hoàn thành tự đánh giá, có 46
trường đã được đánh giá ngoài và có 30 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng.
+ Tính tới cuối tháng 08/2017 có 10 chương trình dự án được triển khai trong giai đoạn
2015 – 2020 với mức tổng đầu tư 17,986,760 triệu đồng. Trong đó vốn ODA viện
trợ 172,147 triệu đồng, vay ưu đãi 15,974,799 triệu đồng, vốn đối ứng 1,766,237
triệu đồng. Một số dự án đáng chú ý như dự án “Đổi mới giáo dục phổ thông” (vay
77 triệu USD từ World Bank), dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để

nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” (vay
World Bank 100 triệu USD), dự án “Chương trình phát triển giáo dục trung học giai
đoạn 2” (vay ADB 100 triệu USD).
Mô hình trường học dân lập ngày càng phát triển tại Việt Nam
 Từ những năm thập kỷ 90, số lượng trường dân lập trên cả nước còn rất ít thì tới nay số
lượng này đã tăng lên rất nhiều và trong những năm tới sẽ có xu hướng phát triển hơn
nữa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các trường công lập đang quá tải và với đội ngũ
giáo viên cũng không thua kém các trường công lập, cơ sở vật chất cũng cao hơn thì các
trường dân lập đang dần được các bậc phụ huynh lưu ý cho con cái theo học.
 Một số ưu điểm của trường dân lập so với trường công lập như sau:
+ Với xã hội hiện nay, việc các bậc phụ huynh bận rộn với công việc cuộc sống khiến
cho việc chăm sóc con cái bị hạn chế. Nếu như trong các trường công lập, các học
sinh chỉ để hoàn tất việc học trước khi hết giờ, sau đó phải đấu tranh để đi học thêm
ở những trung tâm hoặc bên ngoài. Còn học sinh tại trường Tư được các giáo viên tổ
chức dạy dỗ, chăm sóc tại trường. Các học sinh được học các khóa học, thi cử, rèn
luyện,… Việc này cũng giúp cho các học sinh mạnh dạn, năng động, tự lập hơn và
nâng cao kỹ năng sống.
+ Với việc quản lý và chăm sóc của các giáo viên thì các phụ huynh cũng sẽ an tâm
hơn. Chất lượng của các giáo viên cũng không thua kém các trường công lập.
+ Với việc các nhà đầu tư, thường là các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm uy tín trong
ngành hợp tác với nhau cùng mở trường dân lập thì cơ sở vật chất của trường cũng
tốt hơn so với các trường công lập.
+ Tại trường dân lập, học sinh được trải nghiệm như một xã hội thu nhỏ. Tuy nhiên
vẫn đảm bảo an toàn bởi sự quản lý chặt chẽ và sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên.
 Nhược điểm của trường dân lập:
+ Do trường dân lập là tự đầu tư do đó học phí sẽ đắt hơn nhiều so với các trường công
lập.
+ Với việc không có sự đầu tư của nhà nước, sự xuất hiện quá nhiều trường dân lập
chất lượng kém, hoặc chạy theo xu hướng lợi nhuận khiến cho công tác giáo dục tại
các trường này kém hiệu quả, chất lượng học sinh không tốt.

Đào tạo quốc tế - xu thế mới của Giáo dục Việt Nam
====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

16


 Thu nhập và đời sống của người dân Việt Nam tăng mạnh trong các năm qua. Do đó xu
hướng cho con cái đi du học đã trở thành điều bình thường. Theo báo cáo “Học tập
tương lai” của HSBC, trung bình 1 năm người Việt chi khoảng 1,8 tỷ USD cho con cái
đi du học, bằng 1% GDP.
 Cũng theo thống kê của báo cáo “Học tập tương lai”, Việt Nam có hơn 110,000 du học
sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới. Trong đó có trên 90% du học sinh là tự túc
với mức học phí 30,000 – 40,000 USD mỗi năm. Như vậy Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD
cho giáo dục quốc tế.
 Đối với đào tạo quốc tế trong nước, có khoảng 20,000 học sinh đang theo học tại các
trường quốc tế tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Từ năm 2018, giáo dục quốc tế được dự
báo sẽ phát triền bùng nổ với các hệ thống trường quốc tế mới tại Việt Nam sau khi nghị
định 86/2018/NĐ-CP ban hành. Theo nghị định 73 trước đó, các trường đào tạo quốc tế
tại Việt Nam chỉ được tiếp nhận 10% học sinh tiểu học và 20% học sinh trung học cơ sở.
Theo nghị định 86 thì các trường quốc tế sẽ được tiếp nhận 50% học sinh người Việt
Nam theo học chương trình nước ngoài.
 Với sự phát triển của đào tạo quốc tế trong nước, xu thế “du học tại chỗ” đang được
nhiều phụ huynh quan tâm. Thay vì du học tại nước ngoài, việc học trong nước với chất
lượng cũng như môi trường quốc tế sẽ giúp cho giáo dục Việt Nam tiếp cận với tri thức
thế giới, giúp học sinh Việt Nam năng động, sáng tạo, chủ động, nâng cao kỹ năng sống.
III. VỊ THẾ, TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Vị thế ngành
-


Tại VN: Giáo dục là quốc sách, việc đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn với VN.
Trong bối cảnh hội nhập toàn diện, VN sẽ có cơ hội tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến,
có điều kiện thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Trong những năm qua, Ngân sách
nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh qua các năm, từ 15,3% năm 2011 lên 20% tổng
chi ngân sách trong các năm từ 2012-2015.

-

Theo đánh giá của Economist Intelligence (EUI) công bố ngày 19/09/2017 về môi trường
học tập chuẩn bị tương lai tốt nhất cho học sinh sinh viên, Singapore là nước đứng đầu Châu
Á, trong đó Việt Nam thuộc nhóm cần cải thiện

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

17


-

Xét về chính sách giáo dục, EIU đánh giá Singapore tốt nhất thế giới, ngay sau đó là New
Zealand và Canada. Với chỉ số này, Hàn Quốc xếp thứ năm, Nhật Bản thứ 12, Hong Kong
thứ 22, Việt Nam thứ 25 (nhóm trung bình) và Trung Quốc thứ 27

-

Theo kết quả khảo sát PISA được thực hiện bởi tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD
về đánh giá học sinh quốc tế phản ánh trên 3 kỹ năng Toán, Khoa học và đọc hiểu của học
sinh. Lần đầu tham gia năm 2012, Việt Nam xếp hạng thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn

Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Điều này
gây không ít ngạc nhiên cho thế giới khi mà VN đang còn là một quốc gia nghèo và có nền
kinh tế kém phát triển. Theo khảo sát mới nhất năm 2018 Việt Nam đứng thứ 21 ngang với
Australia và đứng trên một số cường quốc về Giáo dục như Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Điển,….

2. Triển vọng và định hướng phát triển ngành
+

Tạo hành lang đổi mới giáo dục: Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội và phân
công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

18


quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục
đại học.
+ Bộ GD&ĐT cũng công bố bản dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 120 điều, trong đó có
4 vấn đề nổi cộm gồm: đề xuất tăng lương giáo viên lên thang bảng cao nhất trong hệ thống
lương công chức; miễn học phí bậc THCS; nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học và phân
luồng, định hướng nghề nghiệp THPT
+ Đến năm 2020, Đại học chuyển sang chế độ tự chủ: Ngày 31/12/2017, Nghị quyết 77 của
Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập
chính thức hết hiệu lực. Cho đến thời điểm hiện tại, có 23 trường ĐH đã được giao quyền tự
chủ. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục ĐH, tự chủ được quy định rất rõ
để tạo hành lang pháp lý cho các trường ĐH chuyển sang cơ chế tự chủ từ nay đến 2020.
+ Công tác đào tạo trình độ ngoại ngữ: tháng 12/2017, Thủ tướng ký quyết định phê duyệt,

điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2017-2025. Theo đó, đề án đặt mục tiêu đổi mới việc dạy học ngoại ngữ theo từng cấp như
sau: Giáo dục mầm non, mục tiêu năm 2020 hoàn thành việc ban hành chương trình và học
liệu làm quen ngoại ngữ cho trẻ; Đối với giáo dục phổ thông, năm 2020 hoàn thành chương
trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1, lớp 2. Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12). Đến năm 2025, có
50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và
ngành nghề đào tạo. 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo
viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo...
IV. PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh
-

Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới trong
GD đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội
thuận lợi cho VN có thể nhanh chóng tiếp cận
với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình
GD hiện đại, tận dụng kinh nghiệm quốc tế để
đổi mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa nước ta với các nước khác.

-

Cơ sở vật chất đang được nhà nước, các trường đặc
biệt quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ vào các mặt
của nhà trường đã giúp cho mọi hoạt động giảng
dạy, học tập, vận hành được tốt hơn.

Sau hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt
được trong phát triển KT-XH, sự ổn định chính
trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh hơn

trước. Sự đóng góp về nguồn lực cho phát triển
giáo dục ngày càng tăng.

-

Những người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều
tiềm năng đang hướng về tổ quốc và dân tộc, sẵn
sàng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Điểm yếu
Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so
với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

-

-

Việt Nam có truyền thống hiếu học, với nhiều lứa
học sinh sinh viên tài năng. Điều này đã được thể
hiện rất nhiều tại các cuộc thi quốc tế. Đây là tiền đề
cho sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam.

-

Nhà nước luôn có chính sách bảo hộ, đầu tư, chú
trọng công tác giáo dục, ngày càng xã hội hóa giáo
dục.

-


Chất lượng giảng dạy tốt, ngày càng được nâng cao,
với những giảng viên, giáo viên tâm huyết.

-

-

-

Cơ hội

Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận
dụng kiến thức; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi
và đánh giá lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu gắn kết
giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh
doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú
trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và

-

Thách thức
Ở trong nước, sự phân hóa xã hội có chiều hướng
gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm
dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng
miền ngày càng rõ rệt. Điều này làm tăng thêm
tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục
giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người
học.
Theo khảo sát PISA, Việt Nam đứng thứ hạng

khá cao trong các nước khảo sát. Tuy nhiên theo

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

19


Điểm mạnh
kĩ năng làm việc.
-

Hệ thống giáo dục thiếu tính liên thông giữa các
trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa
phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập
quốc tế. Chưa gắn đào tạo với sử dụng và nhu cầu
của thị trường lao động.

-

Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, là
nguyên nhân của nhiều yếu kém khác, nhiều hiện
tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc
xã hội.

-

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn
nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một
bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển

giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức
nghề nghiệp.

-

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính
sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa
phù hợp. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và lạc
hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn.

-

Việc phân định giữa quản lí nhà nước với hoạt động
quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ.
Công tác quản lí chất lượng, thanh tra, kiểm tra,
giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
gia đình chưa chặt chẽ.
V.

Cơ hội
đánh giá của nhiều người, khảo sát PISA mới
đánh giá được một khía cạnh nhỏ của các học
sinh Việt Nam. Về các kỹ năng mềm như giao
tiếp xã hội, thực hành thực tế, kỹ năng xử lý tình
huống,… của học sinh Việt Nam còn yếu.
-

Sự đổi mới công nghệ đang diễn ra nhanh trên

toàn cầu. Với một nước đang còn nhiều hạn chế,
Việt Nam cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để có thể
bắt kịp tốc độ phát triển của các ứng dụng công
nghệ vào công tác giáo dục.

-

Việt Nam đang ngày càng mở cửa mang lại nhiều
cơ hội cho chúng ta, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
còn nhiều thách thức mà chúng ta đang gặp phải
như trình độ ngoại ngữ, trình độ giao tiếp, trình
độ công nghệ kỹ thuật của nước ta đang thấp hơn
nhiều so với các nước trên thế giới.

ĐÁNH GIÁ NGÀNH

1. Xếp loại
Rất tốt 

Tốt 

Khá 

Trung bình  Hạn chế  Rất hạn chế 

2. Nhận xét:
 Các trường học tại Việt Nam đang ngày càng phát triển khá tốt. Trong đó nhiều trường dân
lập cũng được mở ra nhằm giảm tải cho các trường công lập. Không những thế chất lượng
cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên giảng viên tại các trường này cũng rất tốt.
 Ngoài các trường công lập và dân lập của Việt Nam, nhiều trường quốc tế hoặc có liên kết

với quốc tế cũng ngày càng nhiều và sự cạnh tranh là rất lớn. Khi thu nhập người dân Việt
Nam ngày càng nâng cao thì nhu cầu học tại các trường quốc tế này cũng sẽ tăng lên.
 Ngành trường học là ngành mang nhiều giá trị xã hội, do đó một số lưu ý khi tiếp cận nhóm
ngành này như sau:
+ Tài sản đảm bảo đặc thù, khó chuyển nhượng khi xảy ra rủi ro.
+ Khi tiếp cận cần đánh giá danh tiếng của trường học, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở
vật chất trang thiết bị hiện có.
 Khuyến nghị:
+ Giao dịch tài khoản: khuyến khích tiếp cận các trường học nhằm tăng cường giao dịch
tài khoản thanh toán, phát hành thẻ cho giáo viên, học sinh sinh viên.

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

20


+ Tín dụng: Khuyến khích tiếp cận đối với các trường Dân lập, các trường Quốc tế có uy
tín đã hoạt động lâu năm trong ngành, có nhu cầu đầu tư mở rộng, ưu tiên các đối tượng
khách hàng thỏa các tiêu chí sau:
 Vị trí: ưu tiên các khu vực đông dân cư, các thành phố lớn.
 Trường học có đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
 Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn.
 Hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, có dòng thu ổn định qua các năm, tiềm lực tài
chính tốt.
 Đã có thị trường ổn định ít nhất sau 5 năm hoạt động.

Tài liệu tham khảo:
-


Tổng cục thống kê: />
-

Bộ giáo dục và đào tạo: />
-

Cổng thông tin điện tử Chính phủ: />
-

Bản tin ngành Trường học năm 2016 - ACB.

-

Các website: www.dantri.com.vn, www.vietnamnet.vn, www.tuoitre.vn, …

-

Các thông tin tham khảo khác

====================================================================================
Phòng Phân tích tín dụng

21



×