Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2014 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.68 KB, 19 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRUNG TÂM
TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Số:
/BC - TH
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2014
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. TÌNH HÌNH CHUNG
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 gặp thuận lợi do thời tiết ổn
định, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt; nhiều cơ chế, chính sách
khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành; đăc biệt sự nỗ
lực của toàn ngành trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, tăng trưởng sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản có dấu hiệu phục hồi, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với
năm 2013, trong đó: Nông nghiệp đạt 617,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,86%; lâm nghiệp đạt
23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,09%; thuỷ sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%. Cụ thể
như sau:
Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8
ngàn ha so với năm 2013, nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản
lượng lúa cả nước đạt 44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013. Sản lượng
một số cây lâu năm chủ yếu khác cũng tăng so với năm 2013 như: Sản lượng hồ tiêu ước
đạt 137,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm trước; sản lượng hạt điều ước đạt hơn 300
ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm trước...


Chăn nuôi, theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/10/2014 của Tổng cục Thống kê,
so với cùng kỳ năm 2013 ngoại trừ đàn trâu của cả nước giảm còn lại các loại gia súc,
gia cầm chủ yếu khác đều tăng như: Đàn bò có 5,24 triệu con, tăng 1,5%; đàn lợn có
khoảng 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có khoảng 327,7 triệu con, tăng 3,15%.
Lâm nghiệp, ước diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2014 đạt 220,9 nghìn
ha, tăng 3,7% so với năm 2013; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 440,7 ngàn
ha, tăng 12,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6454 nghìn m3, tăng 15,1% so với năm
2013.
Thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước đạt 6.311 ngàn tấn, tăng 4,8%
so với năm 2013, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2.918 ngàn tấn, tăng 4,1%; sản
lượng nuôi trồng ước đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013.

1


Xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 2,88 tỷ
USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2014 lên 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với
năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 14,50 tỷ
USD, tăng 11,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4%; Giá trị
xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,54 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm
2013.
Kết quả một số chỉ tiêu chính đạt được như sau:
Đơn vị
1. Gieo cấy lúa đông xuân ở miền
Nam

Thực hiện
15/12/2013

Thực hiện

15/12/2014

% so với
C.kỳ 2013

1000 ha

1.089

1.040

95,5

"

993,6

982,8

98,9

2. Thu hoạch lúa mùa ở miền Nam

468,0

422,9

90,4

Trong đó: ĐB sông Cửu Long

3. Gieo trồng cây vụ đông ở miền
Bắc

190,0

163,6

86,1

1000 ha

401,7

414,2

103,1

"

128,6

138,8

108,0

- Khoai lang

"

42,1


41,7

99,0

- Đậu tương

"
1000 ha

45,0

48,1

106,9

213,2

220,9

103,7

23,9

21,7

90,8

1000 tấn


189,3
6.020

199,3
6.311

105,3
104,8

"

2.804

2.918

104,1

"

3.216

3.393

105.5

Tr.USD

27.764

30.867


111,2

"

13.059

14.506

111,1

"

5.871

6.545

111,5

Trong đó: ĐB sông Cửu Long

Trong đó: - Ngô

4. Trồng rừng tập trung
Trong đó: - Rừng phòng hộ đặc
dụng
- Rừng sản xuất
5. Tổng sản lượng thủy sản
Trong đó: - Sản lượng khai thác
- Sản lượng nuôi trồng

6. Kim ngạch xuất khẩu
Trong đó: - Nông sản chính
- Lâm sản chính

1000 ha
1000 ha

"
- Thủy sản
6.693
7.924
118,4
Ghi chú: Các chỉ tiêu về sản lượng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu được ước tính đến
hết tháng 12

2


2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH
2.1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật
2.1.1. Tình hình trồng trọt
2.1.1.1 Tình hình trồng trọt tháng 12
Trong tháng 12, các địa phương miền Bắc tập trung chăm sóc và thu hoạch một
số cây vụ đông trồng sớm, tiếp tục cày lật đất, gieo mạ và chuẩn bị các điều kiện cần
thiết cho vụ sản xuất đông xuân 2015. Các tỉnh miền Nam tập trung thu hoạch lúa mùa,
rau màu vụ hè thu - mùa và xuống giống lúa đông xuân 2014/15.
Tính đến trung tuần tháng 12, các địa phương miền Bắc đã cơ bản kết thúc gieo
trồng cây vụ đông đạt 414,2 ngàn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
diện tích ngô đạt 138,8 ngàn ha, tăng 8%; khoai lang đạt 41,7 ngàn ha, bằng 99%; đậu
tương đạt 48,1 ngàn ha, tăng 6,9%; rau đậu các loại đạt gần 176,3 ngàn ha, tăng 3,7% so

với cùng kỳ năm trước.
Diện tích cây vụ đông các loại của các địa phương miền Bắc năm nay tăng đối
với hầu hết các cây chủ lực như ngô, lạc, đậu tương và rau các loại, chỉ có diện tích
khoai lang xấp xỉ cùng kỳ. Diện tích cây vụ đông tăng chủ yếu do yếu tố thời tiết thuận
lợi trong thời kỳ gieo trồng, giá cả năm nay có tiến bộ hơn so với năm trước.
Các tỉnh miền Nam thu hoạch lúa mùa đạt 423 ngàn ha, bằng 59% diện tích
xuống giống và bằng 90,4% so với cùng kỳ năm trước; riêng các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hoạch đạt hơn 163,6 ngàn ha, bằng 50% diện tích xuống
giống và bằng 86,1% cùng kỳ.
Đồng thời với thu hoạch lúa mùa, các địa phương miền Nam trong tháng đã tập
trung xuống giống đại trà lúa vụ đông xuân, đạt hơn 1.040 ngàn ha, bằng 95,5% so với
cùng kỳ năm trước. Riêng vùng ĐBSCL xuống giống đạt 983 ngàn ha, bằng 99% so với
cùng kỳ năm trước.
2.1.1.2. Kết quả sơ bộ ngành trồng trọt năm 2014
a) Sản xuất lúa
+ Lúa đông xuân: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân trên cả nước năm 2014 đạt
3,12 triệu ha, năng suất bình quân đạt 66,9 tạ/ha, sản lượng đạt 20,85 triệu tấn. So với
vụ đông xuân năm trước diện tích tăng 10,9 ngàn ha (tương đương 0,4%); năng suất
tăng 2,3 tạ/ha (3,5%) sản lượng tăng 78,1 vạn tấn (3,9%). Tính riêng trên địa bàn các
tỉnh/TP miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 1,16 triệu ha, năng suất đạt 62,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 7,26 triệu tấn; diện tích tăng 3,8 ngàn ha, năng suất tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng
tăng 10,6 vạn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1,95 triệu ha, năng suất
đạt 69,5 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13,6 triệu tấn; so với vụ trước diện tích tăng 7,1 ngàn
ha, năng suất tăng 3,2 tạ/ha, sản lượng tăng 67,5 vạn tấn. Đối với địa bàn miền Nam đây
là một trong những vụ lúa đông xuân được mùa nhất từ trước tới nay.
+ Lúa hè thu: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 2,11 triệu ha, năng suất bình
quân đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng đạt 11,24 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 13,2
3



ngàn ha (tương đương -0,6%); năng suất tăng 1 tạ/ha (1,9%) sản lượng tăng 14,2 vạn
tấn (1,3%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 173,9 ngàn ha, năng suất đạt
47,9 tạ/ha, sản lượng đạt 833,1 ngàn tấn, diện tích tăng 1 ngàn ha, năng suất tăng 4,7
tạ/ha, sản lượng tăng 86 ngàn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1,93 triệu
ha, năng suất bình quân đạt 53,7 tạ/ha, sản lượng đạt 10,4 triệu tấn; so với năm trước
diện tích giảm 14,2 ngàn ha (-0,7%), năng suất tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng tăng 56 ngàn
tấn.
+ Lúa thu đông: Tổng diện tích xuống giống đạt 614,6 ngàn ha, năng suất đạt
51,8 tạ/ha, sản lượng đạt xấp xỉ 3,2 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 73,4 ngàn
ha (-10,7%), năng suất tăng 0,5 tạ/ha, sản lượng giảm 348 ngàn tấn (-10%). Đây là vụ
lúa tăng vụ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, lúa thu đông là vụ lúa kết
quả sản xuất khá bấp bênh do nguy cơ bị mất trắng trong mùa lũ ở vùng ĐBSCL vào
thời kỳ thu hoạch. Bộ/ngành khuyến cáo các địa phương chỉ sản xuất trên địa bàn chắc
ăn, làm bờ bao chống lũ và ưu tiên chọn giải pháp luân canh thay vì trồng lúa.
+ Lúa mùa: Tổng diện tích gieo trồng cả nước đạt xấp xỉ 1,97 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 48,7 tạ/ha, sản lượng đạt 9,57 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm
21,1 ngàn ha (-1,1%), năng suất tăng 1,7 tạ/ha, sản lượng tăng 228,7 ngàn tấn (2,4%).
Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 1,18 triệu ha, năng suất đạt 49,6 tạ/ha, sản
lượng đạt 5,85 triệu tấn; so với vụ trước diện tích giảm 3,9 ngàn ha, năng suất tăng 2,1
tạ/ha, sản lượng tăng xấp xỉ 230 ngàn tấn. Các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt
784 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng đạt 3,72 triệu tấn; so với vụ
trước diện tích giảm 17,2 ngàn ha (-2,1%), năng suất tăng 1 tạ/ha, sản lượng giảm 0,3
ngàn tấn.
+ Lúa cả năm: Như vậy, sản xuất lúa cả năm (gộp cả 4 vụ lúa sản xuất trong
năm) của cả nước năm 2014, sơ bộ đạt kết quả như sau: Tổng diện tích gieo trồng đạt
hơn 7,8 triệu ha, năng suất bình quân đạt 57,4 tạ/ha, sản lượng đạt 44,84 triệu tấn; so với
kết quả năm trước diện tích lúa cả năm giảm 96,8 ngàn ha (-1,2%), năng suất tăng 1,7
tạ/ha (3,1%), sản lượng tăng 80,4 vạn tấn (1,8%). Các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo
trồng đạt hơn 2,51 triệu ha, năng suất đạt 55,4 tạ/ha, sản lượng đạt 13,94 triệu tấn; so
với vụ trước diện tích tăng 0,9 ngàn ha, năng suất tăng 1,7 tạ/ha, sản lượng tăng hơn 420

ngàn tấn; các tỉnh miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 5,29 triệu ha, năng suất bình quân
đạt 58,4 tạ/ha, sản lượng đạt gần 30,9 triệu tấn; diện tích giảm 97,7 ngàn ha (-1,8%),
năng suất tăng 1,8 tạ/ha (3,1%), sản lượng tăng 383 ngàn tấn (1,3%).
b) Một số cây hàng năm chính
+ Cây ngô: Diện tích gieo trồng trên cả nước trong năm 2014 đạt 1.178,9 ngàn
ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn; so với năm trước
diện tích tăng 8,5 ngàn ha (tương đương 0,7%); năng suất giảm 0,4 tạ/ha (-0,8%), sản
lượng giảm 5 ngàn tấn (-0,1%).
+ Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 131,7 ngàn ha, năng suất
bình quân đạt 108 tạ/ha, sản lượng ước đạt 14,22 triệu tấn; so với năm trước diện tích
giảm 3,3 ngàn ha (tương đương -2,4%), năng suất tăng 7,4 tạ/ha (7,3%) sản lượng giảm
64 ngàn tấn (-4,7%).
4


+ Cây sắn: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 548,8 ngàn ha, năng suất bình
quân đạt 182,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 10 triệu tấn; so với năm trước diện tích tăng
4,9 ngàn ha (tương đương 0,9%), năng suất tăng 3,4 tạ/ha (1,9%) sản lượng tăng 274
ngàn tấn (2,8%).
+ Cây mía: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 303,6 ngàn ha, năng suất bình
quân đạt 657,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 20 triệu tấn; so với năm trước diện tích giảm 6,8
ngàn ha (tương đương -2,2%); năng suất tăng 9,4 tạ/ha (1,5%), sản lượng giảm gần 155
ngàn tấn (-1,5%).
+ Cây lạc: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 209,2 ngàn ha, năng suất bình
quân đạt 21,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 455,1 ngàn tấn; so với năm trước diện tích giảm
7,2 ngàn ha (tương đương 3,3%); năng suất giảm 1 tạ/ha (-4,3%) sản lượng giảm 36,8
ngàn tấn (-3,8%).
+ Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 111,2 ngàn ha, năng suất
bình quân đạt 14,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 160 ngàn tấn; so với năm trước diện tích
giảm 6 ngàn ha, năng suất giảm 0,1 tạ/ha, sản lượng giảm 9,3 ngàn tấn (-4,5%).

+ Rau các loại: Diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 873 ngàn ha, năng suất
bình quân đạt xấp xỉ 175 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15,3 triệu tấn; so với năm trước diện
tích tăng 25,8 ngàn ha (tương đương 3%); năng suất tăng 2,3 tạ/ha (1,3%), sản lượng
tăng gần 650 ngàn tấn (4,4%).
c) Cây lâu năm chủ yếu
Theo báo cáo ước tính, năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm biến
động không nhiều, ước đạt 3,15 triệu ha, tương đương với cùng kỳ năm trước. Tuy
nhiên, cơ cấu các loại cây trồng có sự biến động phù hợp với điều kiện canh tác của mỗi
vùng, miền và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Một số cây công nghiệp lâu năm, cây
ăn quả cho sản phẩm trong năm 2014 có năng suất, sản lượng đều tăng hơn so với năm
2013 như:
+ Cây hồ tiêu: Năm nay hồ tiêu được giá và do cây này dễ trồng xen nên có xu
hướng phát triển mạnh; sản lượng ước đạt 137,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm
trước.
+ Cây cao su: Tình hình sản xuất tương đối ổn định, nhưng thị trường tiêu thụ
chậm, giá thấp nên sản lượng thu hoạch cầm chừng. Diện tích gieo trồng ước đạt 972
nghìn ha, tăng 1,4%, sản lượng ước đạt 960 ngàn tấn, tăng 1,38% so với năm trước.
Diện tích gieo trồng tăng chủ yếu tăng từ diện tích trồng mới. Diện tích cho sản phẩm
cũng tăng nhưng sản lượng chỉ tăng nhẹ.
+ Cây cà phê: Ước tính năm 2014 diện tích cà phê đạt 639 nghìn ha, tăng 6%;
sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm trước.
+ Cây điều: Hiện đang có xu hướng chuyển đổi đất trồng điều sang trồng các cây
công nghiệp lâu năm khác tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Diện tích gieo trồng ước đạt
303,4 ngàn ha, bằng 98,4%; sản lượng ước đạt hơn 300 ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm

5


trước. Sản lượng thu hoạch tăng do năm nay năng suất cao hơn mọi năm nhờ thời tiết
thuận lợi, ít sâu bệnh.

+ Cây chè búp: Diện tích chè búp năm 2014 ước đạt 131,2 ngàn ha, tăng 1,2% so
với năm trước. Sản lượng ước đạt 960 ngàn tấn, tăng 2,6 % so với năm trước. Đáng chú
ý là trên các địa bàn Thái Nguyên, Yên Bái sản lượng chè năm nay giảm nhẹ so với năm
trước chủ yếu do các địa phương tăng cường trồng mới thay thế giống cũ trên diện tích
già cỗi.
+ Nhóm các cây ăn quả: Năm 2014, nhìn chung đều cho kết quả thu hoạch khá,
trong đó đáng chú ý có các cây như: Cam, quýt, xoài, dứa, chuối, nho... là những loại
cây tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế khá, ước đạt mức tăng trưởng sản lượng đều từ
2,5% trở lên so với năm trước.
2.1.2. Bảo vệ thực vật
Năm 2014, là năm rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc; rét kéo dài, vì vậy lúa vụ
đông xuân sinh trưởng kéo dài, thu hoạch chậm từ 7-10 ngày làm một số diện tích lúa
mùa bị đẩy lùi. Nhìn chung cả nước diễn biến sâu bệnh không phức tạp như những năm
trước, mức độ gây hại của một số sâu bệnh nguy hiểm như bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng giảm mạnh; công tác nắm tình hình dự tính dự
báo dịch hại, tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo địa phương và bà con nông dân tiếp tục
được chủ động phòng trừ kịp thời, hạn chế phun thuốc BVTV, nhất là giai đoạn đầu vụ,
do đó đã làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra,
bảo vệ an toàn sản xuất, đóng góp vào kết quả chung của ngành.
Sơ kết tình hình dịch hại chủ yếu trên lúa trong năm 2014 của Cục Bảo vệ thực
vật, chi tiết như sau:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 1.073 ngàn ha, tăng 49% so với năm
2013, diện tích nhiễm nặng 489,7 ngàn ha, tăng hơn 2 lần so với năm 2013. Sâu phát
sinh gây hại chủ yếu vụ Hè Thu – Mùa tại các tỉnh phía Bắc.
+ Các tỉnh phía Bắc: Sâu phát sinh gây hại trên diện tích nhiễm 982 ngàn ha, tăng
72 % so với năm 2013, trong đó nhiễm nặng 489 ngàn ha, tăng 104% so với năm 2013.
Đặc biệt, gây hại tập trung trong vụ Hè Thu, Mùa, diện tích nhiễm nặng là 320,3 ngàn
ha, tăng 124% so với năm 2013.
+ Các tỉnh phía Nam: Nhìn chung mức độ gây hại thấp. Diện tích bị nhiễm sâu
cuốn lá nhỏ trong năm là 90,6 ha, giảm 39% so với năm 2013, trong đó có 633 ha bị

nhiễm nặng, giảm 78% so với năm 2013.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 472,9 ha, giảm 6% so với năm 2013,
trong đó nhiễm nặng 43,1 ngàn ha, giảm 21% so với năm 2013, diện tích cháy cộng dồn
37 ha, giảm 81% so với năm 2013.
+ Các tỉnh phía Bắc: Diện tích nhiễm 270,6 ngàn ha, giảm 7% so với năm 2013,
nhiễm nặng 29,5 ngàn ha, giảm 22% so với năm 2013, diện tích cháy cộng dồn 37 ha,
giảm 81% so với năm 2013. Các tỉnh có diện tích nhiễm rầy cao, gồm: Hà Nội, Ninh
Bình, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị, Huế...
6


+ Các tỉnh phía Nam: Diện tích nhiễm 202,4 ngàn ha, giảm 6% so với năm 2013,
trong đó diện tích nhiễm nặng 13,663 ha, giảm 16%.
- Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 139 ha, giảm 24% so với năm 2013; Vụ
Đông Xuân nhiễm 40 ha, giảm 25% so với ĐX 2013, tại các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Ninh
Bình. Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh – trỗ trên các giống Bắc thơm số 7,
Nhị ưu 838, KD 18,..
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 1.145 ha (tăng 35% so với năm
2013), nhiễm nặng 18 ha, tăng 41% , bệnh phát sinh chủ yếu trong vụ Hè Thu, tập trung
tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang, An Giang và TP. HCM.
- Bệnh đạo ôn:
+ Đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 289,3 ngàn ha, tăng 8% so với năm 2013, nhiễm
nặng 10.469 ha, giảm 11% với năm 2013, mất trắng 6 ha, giảm 88%.
+ Đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 52,3 ngàn ha, giảm 37% so với năm 2013,
diện tích nhiễm nặng 879 ha, giảm 35%, mất trắng 25 ha. Bệnh gây hại trên lúa tại các
địa phương bị nhiễm đạo ôn lá nặng.
- Bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 105,9 ngàn ha, giảm 22% so
với năm 2013, trong đó nhiễm nặng 8.047 ha, giảm 16%. Bệnh phát sinh trên lúa Mùa
sớm từ giữa tháng 8 và tăng nhanh từ giữa tháng 9 đến cuối vụ chủ yếu trên các giống
lúa thuần và lúa lai.

- Sâu đục thân: Diện tích nhiễm 34.695 ha, giảm 58% so với năm 2013, nhiễm
nặng 1.414 ha, giảm 91%, mất trắng 2 ha, sâu tập trung chủ yếu ở phía Bắc.
- Chuột: Diện tích nhiễm 54,1 ngàn ha, giảm 45% so năm 2013, trong đó nhiễm
nặng 1.575 ha, giảm 81%, mất trắng 31 ha, giảm 97%. Chuột gây hại nặng trên các trà
lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ, gây hại nặng ở những ruộng cạn nước, ven gò đống.
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 151,4 ngàn ha, giảm 25% so với năm 2013,
trong đó diện tích nhiễm nặng 9.476 ha, giảm 24%.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 521,2 ngàn ha, tương đương so với năm 2013,
trong đó nhiễm nặng 50.821 ha, giảm 21%, mất trắng 3 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
phía Bắc.
Ngoài ra, còn có nhện gié, bọ trĩ, sâu năn, sâu phao,…gây hại trên hàng chục
ngàn ha lúa, rải rác trên một số vụ trong năm, trên một số vùng trồng lúa chính với mức
độ gây hại nhẹ hơn các loại sâu bệnh khác.
2.2. Chăn nuôi
2.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi
- Đàn trâu: Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2014 đàn trâu cả nước hiện có
2,5 triệu con, bằng 98,14% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi trâu tiếp tục giảm ở
vùng trung du và đồng bằng do điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp.

7


- Đàn bò: Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2014 cả nước hiện có 5,2 triệu
con bò, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái; đàn bò sữa có 227,6 nghìn con, tăng
22,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Chăn nuôi lợn: Theo kết quả điều tra 01/10/2014 cả nước có khoảng 26,8 triệu
con lợn, tăng 1,9%, trong đó đàn lợn nái có 3,9 triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ
năm trước.
- Chăn nuôi gia cầm: Theo kết quả điều tra 01/10/2014 đàn gia cầm của cả nước
có khoảng 327,7 triệu con, tăng 3,15%, trong đó đàn gà có 246 triệu con bằng 104,9%

so với cùng kỳ năm trước.
- Chăn nuôi khác: Chăn nuôi khác phát triển do có nhu cầu của thị trường. Đàn
dê, cừu hiện có 1,7 triệu con, tăng 26,27% so với cùng kỳ năm trước; Đàn hươu, nai có
63,1 nghìn con tăng 4,6%; Đàn ong có 960,1 nghìn tổ tăng 18,4%; Riêng đàn ngựa có
xu hướng giảm, đạt 66,9 nghìn con giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thịt: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính năm 2014 sản
lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản
lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 292,9 nghìn tấn tăng 2,6%; sản lượng sữa đạt 549,5
nghìn tấn tăng 20,4%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,1%,
sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 875 nghìn tấn tăng 5,3%, sản lượng trứng
gia cầm đạt 8245,9 triệu quả tăng 7,6%, sản lượng mật ong đạt 14,2 tấn, tăng 10,4%;
sản lượng kén tằm đạt 6.760 tấn tăng 6,3% so với năm 2013.
2.2.2. Tình hình dịch bệnh
Dịch cúm gia cầm: Theo Cục Thú y, tính đến ngày 23/12/2014 cả nước còn 2
tỉnh là Trà Vinh và Quảng Ngãi có dịch cúm gia cầm (H5N1);
Dịch lợn tai xanh: Hiện cả nước không có tỉnh nào xuất hiện dịch lợn tai xanh
Dịch lở mồm long móng: Hiện nay, trên cả nước dịch LMLM có tại 08 xã của
huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, 02 xã của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, 04
xã của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, 03 xã của các huyện Lộc Bình và Đình Lập, tỉnh
Lạng Sơn, xã Xuân Lĩnh của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và 10 xã của 02 huyện
Tuy Đức và Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.3. Lâm nghiệp
2.3.1. Thực hiện công tác lâm sinh
Ước tính đến hết 2014 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp như sau:
Diện tích rừng trồng mới tập trung: Ước đạt 220,9 nghìn ha, tăng 3,7% so với
năm 2013, trong đó: Trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 21,7 ngàn ha, giảm 9,2%;
Trồng mới rừng sản xuất đạt 199,3 ngàn ha, tăng 5,3% so với năm 2013;
Diện tích rừng trồng được chăm sóc: Ước đạt 440,7 ngàn ha, tăng 12,7% so với
với năm 2013;
Trồng cây lâm nghiệp phân tán: Ước đạt 155.3 triệu cây, giảm 14,8% so với năm

2013;
8


Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh: Ước đạt 660 ngàn ha, giảm 3,2% so
với năm 2013;
Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 5.880 ngàn ha, tăng 40,3% so với
năm 2013;
Sản lượng gỗ khai thác: Ước đạt 6.456 nghìn m3, tăng 15,1% so với năm 2013.
+ Miền Bắc: Đến nay, các tỉnh miền Bắc đã kết thúc vụ trồng rừng. Tính đến hết
năm 2014, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 159,4 ngàn ha rừng, giảm 3,3% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó Bắc Trung Bộ là vùng có diện tích tăng cao hơn cùng kỳ năm
trước, đạt 46,2 ngàn ha tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó Trung du và
miền núi phía Bắc đạt 96,2 ngàn ha (-9,3%); Đồng bằng sông Hồng đạt 17 ngàn ha
(-9,3%). Những tỉnh có diện tích trồng rừng đạt khá và tiến độ nhanh hơn so với cùng
kỳ năm trước là Nghệ An đạt 15,3 ngàn ha (+30,8%), Quảng Ninh đạt 13,6 ngàn ha
(+16%), Thanh Hóa đạt 11,9 ngàn ha (+4,9%).
+ Miền Nam: Tính đến hết năm 2014 các địa phương miền Nam trồng được 50,7
ngàn ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Tây Nguyên trồng đạt 13,9
ngàn ha (+20,6%), Đồng bằng sông Cửu Long đạt 4,4 ngàn ha (+13%), Vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ trồng đạt 29,3 ngàn ha, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, Đông Nam
Bộ đạt 3.2 ngàn ha (-15,9%). Một số địa phương có diện tích trồng rừng khá là Bình
Định đạt 10,4 ngàn ha tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, Đắk Lắk 4.000 ngàn ha
(+10,9), Bình Thuận đạt 3,5 ngàn ha (+22,6%).
2.3.2. Tình hình cháy và chặt phá rừng
Cháy rừng: Mặc dù các địa phương đã tích cực trong công tác phòng cháy chữa
cháy, tuy nhiên do thời tiết có diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài nên một số tỉnh tại
khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung xảy ra cháy rừng khá nghiêm
trọng. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều như: Yên Bái 692 ha; Bình Định 414
ha; Phú Yên 317 ha; Quảng Trị 236 ha; Lai Châu 211 ha; Nghệ An 176 ha; Đà Nẵng

146 ha; Sơn La 119 ha; Bình Thuận 106 ha. Sơ bộ cả năm 2014 tổng diện tích rừng bị
cháy là 3.157 ha, tăng 173,1% so với năm trước.
Phá rừng: Trong năm một số tỉnh vẫn xảy ra hiện tượng chặt phá rừng, điển
hình là Đắc Nông 133 ha; Sơn La 109 ha; Lâm Đồng 91 ha; Bắc Giang 89 ha; Đắc Lắc
83 ha…Tính cả năm, diện tích rừng bị chặt phá 870 ha, +7,7% so với năm 2013.
2.4. Nghề muối
Diện tích: Tính đến ngày 20/12/2014 diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt
14.814 ha, tăng 625 ha so với cùng kỳ 2013, trong đó: Diện tích muối thủ công ước đạt
11.175 ha; Diện tích muối công nghiệp ước đạt 3.639 ha.
Sản lượng: Sản lượng muối ước đạt khoảng 1.200.942 tấn, tăng 15,6% so với năm
2013, trong đó: Muối sản xuất thủ công ước đạt 826.223 tấn, tăng 10,2% so với năm
2013; Muối sản xuất công nghiệp ước đạt 374.719 tấn, tăng 29,6% so với năm 2013.
Lượng muối tồn: Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất
khoảng 156.120 tấn, trong đó: Miền Bắc tồn 26.595 tấn; Miền Trung tồn 102.287 tấn;
9


Đồng bằng sông Cửu Long tồn 27.238 tấn.
Giá muối: Giá muối ổn định và giữ ở mức hợp lý, cụ thể: Miền Bắc từ 1.300 2.500 đ/kg; Nam Trung bộ: muối thủ công từ 600 – 1.100 đ/kg, muối công nghiệp từ
900 – 1.100 đ/kg; Đồng bằng sông Cửu Long từ 1.000 – 1.700 đ/kg.
2.5. Thủy sản
2.5.1. Khai thác thủy sản
Năm 2014, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được các
ban ngành quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và hỗ trợ
ngư dân đóng tầu công suất lớn đi khai thác vùng biển xa với nhiều nghề đánh bắt hiệu
quả như lưới rê khơi, vây, pha xúc…cùng với yếu tố thời tiết thuận lợi đã mang lại
những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, mực, cá cơm… Trên bờ,
các hoạt động thu mua, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng
đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Ước sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2014 đạt 2.918 ngàn tấn, tăng 4,1 % so

với năm 2013, trong đó: khai thác biển ước đạt 2.712 ngàn tấn, tăng 4 %.
Theo báo cáo của 3 tỉnh ven biển chuyên đánh bắt cá ngừ, sản lượng khai thác cá
ngừ mắt to vây vàng cả năm 2014 tại Bình Định ước đạt 9.419 tấn, tăng 12,6% so với
năm 2013, Phú Yên ước đạt cá ngừ đại dương khai thác khoảng 4030 tấn giảm 11%,
Khánh Hòa ước đạt khoảng 5.164 tấn, giảm so với cùng kỳ năm trước.
2.5.2. Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12 năm 2014 ước đạt 348 ngàn tấn, tăng
14,5 % so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2014
đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5 % so với năm 2013. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể
như sau:
+ Cá Tra: Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cả năm
2014 ước đạt hơn 5.500 ha với sản lượng 1.116 ngàn tấn. Đầu năm 2014, giá cá tra bắt
đầu có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ
nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hoãn quyết định thả nuôi năm 2014 để đợi những tín
hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ
nuôi tiếp tục thả nuôi vụ mới, diện tích nuôi tăng mạnh kể từ tháng 10 đến nay và đã
dần hồi phục gần bằng cùng kỳ năm ngoái cả về diện tích và sản lượng. Hai tỉnh Đồng
Tháp và An Giang có sản lượng cá tra lớn nhất vùng nhưng sản lượng giảm nhẹ so với
cùng kỳ năm trước, Đồng Tháp (-2%), An Giang (-8%). Chỉ riêng Hậu Giang, diện tích
giảm 12% so với cùng kỳ, nhưng sản lượng lại tăng đáng kể, đạt 70.905 tấn, tăng 102%
so với cùng kỳ nguyên nhân là do năm ngoái không được giá nên các hộ dân không thu
hoạch, năm nay giá cá tra tăng nên các hộ thu hoạch nhiều.
+ Tôm Sú: Diện tích và sản lượng tôm sú vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm
2014 đều giảm so với năm trước. Diện tích nuôi tôm sú năm 2014 ước đạt 537 ngàn ha,
giảm 4% so với năm 2013, sản lượng ước đạt 248 ngàn tấn, giảm 3%. Sóc Trăng là tỉnh

10


có diện tích và sản lượng giảm nhiều nhất, diện tích giảm 35% và sản lượng giảm 28%

so với 2013, nguyên nhân là do nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
+ Tôm thẻ chân trắng: Mặc dù mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2001,
đến nay phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long, do thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn, đạt tỷ lệ thành công cao, giá bán
cao. So với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm như thích nghi tốt với môi
trường, khả năng chống chịu dịch bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Do đó, nhiều
hộ nuôi tôm sú đang có xu hướng chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng sau một số vụ
tôm sú thua lỗ. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm
2014 ước đạt 67 ngàn ha, tăng 68% so với năm 2013, sản lượng ước đạt 245 ngàn tấn,
tăng 53%, trong đó: Sóc Trăng và Bến Tre là hai tỉnh có sản lượng lớn nhất vùng, đều
tăng 31% so với năm 2013, cụ thể Sóc Trăng sản lượng đạt 66.400 tấn, Bến Tre sản
lượng đạt 42.200 tấn.
3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp mía đường
Sản xuất: Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, đến ngày
15/12/2014 đã có 34/41 nhà máy đường đi vào sản xuất, các nhà máy đã ép được
2.509.100 tấn mía, sản xuất được 201.330 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng
mía ép giảm 728.400 tấn, lượng đường giảm 66.970 tấn.
Lượng đường tồn: Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/12/2014
là 173.240 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 6.040 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra
từ 15/11/2014 đến 15/12/2014 là 105.170 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 7.710 tấn.
Giá đường: Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 tại nhà máy đường ổn định
như tháng trước, cụ thể như sau: Miền Bắc:
11.500 – 12.450đ/kg; Miền Trung – Tây
Nguyên: 12.100 – 12.400đ/kg; Đông Nam Bộ và ĐBSCL: 11.750 – 12.150đ/kg.
Giá mua mía 10 CCS tại ruộng: Nghệ An: 780.000 – 810.000 đ/T; Cao Bằng,
Sơn La: 870.000đ/T; Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Tây Ninh: 900.000
đ/T; Đồng bằng sông Cửu Long: 750.000 đ/T.
4. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN, PHÂN BÓN
4.1. Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 2,88 tỷ USD, đưa giá
trị xuất khẩu của ngành năm 2014 lên 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 14,50 tỷ USD, tăng
11,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4%; Giá trị xuất khẩu
các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,54 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013.
Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 năm 2014 ước đạt 463 nghìn tấn với giá
trị 239 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2014 đạt 6,52 triệu tấn và 3,04 tỷ
USD, giảm 0,9% về khối lượng, nhưng lại tăng 4,2% về giá trị so với năm 2013. Giá
11


gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 462,99 USD/tấn, tăng 4,92% so với
cùng kỳ năm 2013. Thị trường lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2014 là Trung Quốc với
30,3%. Đáng chú ý nhất là thị trường Philippin có sự tăng trưởng đột biến trong 11
tháng đầu năm với mức tăng gấp 3,68 lần về khối lượng và gấp 3,74 lần về giá trị so với
cùng kỳ năm 2013. Với mức tăng trưởng này, Philippin vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị
trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 21,38%, tiếp đến là Malaysia, Gana và
Indonesia, chiếm thị phần lần lượt là 7,38%; 5,90% và 5,13%.
Cà phê: Tháng 12 năm 2014 xuất khẩu cà phê ước đạt 168 nghìn tấn với giá trị
đạt 338 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 ước đạt 1,73 triệu tấn và
3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so năm 2013. Giá cà
phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm đạt 2.096 USD/tấn, giảm 0,86% so với cùng
kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt
Nam trong 11 tháng đầu năm 2014 với thị phần lần lượt là 13,65% và 10,02%. Thị
trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,57 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về giá trị
so với 11 tháng đầu năm 2013.
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 đạt 129 nghìn tấn với giá
trị 190 triệu USD, với ước tính này năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 1,07 triệu tấn với giá
trị đạt 1,80 tỷ USD, tăng 0,2% về khối lượng nhưng lại giảm 27,7% về giá trị so với

năm 2013. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 1.695 USD/tấn,
giảm 27,33% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là
thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2014 với thị
phần lần lượt là 42,6% và 18,14%, nhưng lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm
2013, cụ thể: Trung Quốc giảm 5,02% về khối lượng và giảm 30,26% về giá trị;
Malaysia giảm 7,85% về khối lượng và giảm 36,96% về giá trị.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 năm 2014 ước đạt 13 nghìn tấn với giá
trị đạt 23 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè năm 2014 ước đạt 134 nghìn tấn với
giá trị đạt 229 triệu USD, giảm 5,3% về khối lượng và giảm 0,2% về giá trị so với năm
2013. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 1.711 USD/tấn, tăng
5,76% so với cùng kỳ năm 2013. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan - thị trường
lớn nhất của Việt Nam với thị phần là 35,47%, tăng 61,25% về khối lượng và tăng
86,19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Ngược lại, thị trường Inđônêxia có tốc độ
giảm mạnh nhất, giảm 54,73% về khối lượng và giảm 56,34% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2013.
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 ước đạt 26 nghìn tấn với giá
trị 169 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu điều năm 2014 đạt 306 nghìn tấn với 2 tỷ
USD, tăng 17,2% về khối lượng và tăng 21,9% về giá trị so với năm 2013. Giá hạt điều
xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 6.553 USD/tấn, tăng 3,81% so với cùng
kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu
điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 32,5%, 14,99% và 11,23% tổng giá trị xuất
khẩu.
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 12 ước đạt 8 nghìn tấn, với giá trị đạt 52
triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2014 lên 158 nghìn tấn với giá trị 1,2 tỷ
12


USD, tăng 19,3% về khối lượng và tăng 35,9% về giá trị so với năm 2013. Giá tiêu xuất
khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 7.679 USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ
năm 2013. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hòa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập

Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan - 5 thị trường lớn nhất nhất của Việt Nam trong 11 tháng
đầu năm 2014 - chiếm 50,06% tổng xuất khẩu của mặt hàng này. Thị trường Hoa Kỳ
tăng 21,76% về khối lượng và tăng 37,88% về giá trị; Singapore tăng 46,94% về khối
lượng và 84,32% về giá trị, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 32,96% về khối
lượng và tăng 56,49% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 88,01% về khối lượng và 2,19
lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12 đạt
655 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu năm 2014 đạt 6,21 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm
2013. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 11 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường
chính đều tăng, ngoại trừ thị trường Trung Quốc giảm 13,35%; Hoa Kỳ và Nhật Bản có
mức tăng trưởng lần lượt là 12,47% và 17,06% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Nhật Bản - 3 thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 11
tháng đầu năm 2014 - chiếm 66,21% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 ước đạt 706 triệu USD, đưa giá trị
xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2013. Hoa Kỳ vẫn duy trì
được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,81% tổng
giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này 11 tháng đầu năm đạt 1,57 tỷ
USD, tăng 18,78% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy
sản sang hầu hết các thị trường khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
với mức tăng tương ứng đạt 9,03%, 34,59% và 12,46%.
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn
trong tháng 12 ước đạt 301 nghìn tấn, với giá trị đạt 102 triệu USD đưa tổng khối lượng
xuất khẩu mặt hàng này năm 2014 đạt 3,29 triệu tấn với giá trị đạt 1,12 tỷ USD, tăng
5,4% về khối lượng và tăng 2,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Trong 11 tháng đầu
năm 2014, giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang hầu hết các thị trường lớn đều
tăng, ngoại trừ thị trường Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc tiếp tục là thị trường
nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn lớn nhất của Việt Nam với 84,65% thị phần.
4.2. Nhập khẩu một số mặt hàng chính
Giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong năm 2014 ước đạt 21,84
tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2013, trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính ước

đạt 16,45 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng năm 2013. Cụ thể, tình hình nhập khẩu của
một số mặt hàng chính như sau:
Phân bón: Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng
12/2014 đạt 393 nghìn tấn với giá trị 112 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân
bón năm 2014 đạt 3,93 triệu tấn, với giá trị nhập khẩu đạt 1,27 tỷ USD, giảm 15,8% về
lượng và giảm 25,3% về giá trị so với năm 2013. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân
đạm URE ước đạt 247 nghìn tấn với giá trị 74 triệu USD, giảm mạnh cả về lượng và giá
trị so với năm 2013 với mức giảm lần lượt là 69% và 72%; khối lượng nhập khẩu phân
SA ước đạt 922 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu 124 triệu USD, giảm 16,4% về lượng và
13


giảm 34,2% về giá trị. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm
52,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, so với 2013 nhập khẩu phân bón từ Trung
Quốc trong 11 tháng đầu năm 2014 đã giảm 16% về lượng và giảm 20,6% về giá trị.
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu trong tháng 12/2014 đạt 84
triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt 774 triệu USD, tăng 3,5% so với năm
2013. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 53% tổng kim ngạch nhập
khẩu. So với năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón từ thị trường này trong 11
tháng đầu năm 2014 tăng 7,5%.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ứơc giá trị nhập khẩu tháng 12/2014 đạt 117 triệu USD,
đưa giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2013. Trong
đó, nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm 26,8%, Campuchia chiếm 11,6%, Hoa Kỳ
chiếm 11,5%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm
10,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị
trường này trong 11 tháng đầu năm 2014 tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 12/2014 đạt 144
nghìn tấn với giá trị 43 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì trong năm 2014 đạt
2 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 636 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và 2,7% về giá trị
so với năm 2013. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính là Úc, chiếm tới 67,5% tổng kim

ngạch nhập khẩu, theo sau là thị trường Hoa Kỳ, chiếm 18,4%.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia
súc và nguyên liệu trong tháng 12/2014 ước đạt 257 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu
năm 2014 đạt 3,23 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2013. Thị trường nhập khẩu chính
của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 39,8% thị phần), Hoa Kỳ (12,6%) và
Trung Quốc (8,4%). Tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị
trường Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2014 đã tăng gấp 2,02 lần so với cùng kỳ
năm 2013.
Cao su: Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 12/2014 đạt 35 nghìn tấn
với giá trị đạt 69 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này năm 2014 đạt 328
nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 658 triệu USD, tăng 4,9% về lượng nhưng giảm 2,4%
về giá trị so với năm 2013. Các thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu bao gồm Hàn Quốc
(chiếm 21,9%), Nhật Bản (16,4%) và Campuchia (10,6%). Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu cao su lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. So
với cùng kỳ năm 2013, tổng khối lượng nhập khẩu cao su từ thị trường này trong 11
tháng đầu năm 2014 đã tăng 10,8%, và giá trị tăng 4%.
Thủy sản: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 12/2014 đạt 93 triệu
USD, đưa giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt 1,05 tỷ USD, tăng 45,9% so với năm 2013.
Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (33,5% thị phần) và Đài Loan (chiếm 7,2% thị
phần). Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 7 của Việt Nam, chiếm
3,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường này
trong 11 tháng đầu năm 2014 đã tăng mạnh (tăng 80,3%) so với cùng kỳ năm 2013.

14


Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 12/2014 ước đạt 35 nghìn
tấn với giá trị đạt 55 triệu USD, đưa tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này năm 2014
đạt 579 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 656 triệu USD, giảm 9,6% về lượng nhưng lại
tăng 9% về giá trị so với năm 2013.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 12/2014 đạt 169
nghìn tấn với giá trị 89 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này năm 2014
đạt 1,56 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 913 triệu USD, tăng 20,5% về lượng và tăng
11,6% về giá trị so với năm 2013.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 12/2014 đạt 549 nghìn tấn
với giá trị đạt 145 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này năm 2014 đạt
4,61 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng gấp 2,11 lần về lượng và 1,78
lần về giá trị so với năm 2013. Braxin, Ấn Độ và Achentina là các thị trường nhập khẩu
chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt 55,3%; 14,8% và 8,4% tổng kim ngạch nhập
khẩu mặt hàng này.
5. THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ NN - PTNT quản lý thực hiện năm 2014 ước
đạt 11.573,25 tỷ đồng, bằng 101,87% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách tập trung khối
lượng thực hiện ước đạt 6.693,25 tỷ đồng, bằng 143,63% kế hoạch; Vốn trái phiếu
Chính phủ khối lượng thực hiện ước đạt 4.880 tỷ đồng, bằng 72,83% kế hoạch. Kết quả
thực hiện như sau :
5.1. Vốn Ngân sách tập trung do Bộ quản lý
5.1.1. Phân bổ vốn đầu tư
Tổng số vốn kế hoạch năm 2014 được giao là 4.660,18 tỷ đồng, trong đó vốn
trong nước 2.960,18 tỷ đồng, vốn ngoài nước 1.700 tỷ đồng. Tháng 6/2014 theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung 200 tỷ đồng vốn trong nước cho các dự án đê
điều.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 79/BNN - KH ngày
10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc phân bổ chi tiết kế hoạch
vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2014 các dự án sử dụng vốn trong
nước và văn bản số 441/BNN-KH ngày 13/02/2014 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch
vốn đầu tư của các dự án ODA gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà
nước và thông báo vốn cho các chủ đầu tư về phân bổ vốn kế hoạch nguồn ngân sách
nhà nước năm 2014.
5.1.2. Kết quả thực hiện

Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách tập trung năm 2014
ước đạt 6.693,25 tỷ đồng, bằng 143,63% kế hoạch, trong đó: Vốn trong nước ước đạt
2.427,79 tỷ đồng, bằng 82% kế hoạch; Vốn ngoài nước ước đạt 4.265,46 tỷ đồng, bằng
250,91% kế hoạch. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

15


5.1.2.1. Vốn thực hiện dự án
Khối lượng thực hiện ước đạt 6.173,16 tỷ đồng, bằng 149,74% kế hoạch năm,
vốn trong nước đạt 1.907,7 tỷ đồng, bằng 78,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt
4.265,46 tỷ đồng, bằng 250,91% kế hoạch, trong đó:
- Đầu tư Thủy lợi: Khối lượng thực hiện năm 2014 ước đạt 3.617,24 tỷ đồng,
bằng 140,74% kế hoạch, vốn trong nước đạt 1.234,3 tỷ đồng, vốn ngoài nước đạt
2.382,94 tỷ đồng. Kết quả thực hiện của một số dự án:
+ Dự án thủy lợi Phước Hòa : Khối lượng thực hiện ước đạt 998,6 tỷ đồng;
+ Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ Phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long WB6 : Khối lượng thực hiện ước đạt 705,5 tỷ đồng;
+ Dự án Quản lý rủi ro thiên tai - WB5: Khối lượng thực hiện ước đạt 370,61 tỷ
đồng;
+ Dự án Thủy lơi đồng bằng sông Hồng - ADB5: Khối lượng thực hiện ước đạt
367,4 tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển nông nghiệp có tưới - WB7: Khối lượng thực hiện ước đạt
155,93 tỷ đồng;
+ Dự án Phan Rí - Phan Thiết: Khối lượng thực hiện ước đạt 169,24 tỷ đồng;
+ Dự án Bắc sông Chu - Nam sông Mã: Khối lượng thực hiện ước đạt 221,5 tỷ
đồng.
Theo báo cáo của các ban quản lý dự án, các công trình dự án thuộc khối thủy lợi
đều đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo khối lượng và chất lượng công trình;
- Đầu tư Nông nghiệp: Khối lượng thực hiện năm 2014 ước đạt 1.077,73 tỷ

đồng, bằng 185% kế hoạch, vốn trong nước đạt 124,89 tỷ đồng, vốn ngoài nước đạt
952,84 tỷ đồng. Kết quả thực hiện một số dự án:
+ Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc:
Khối lượng thực hiện ước đạt 429,73 tỷ đồng;
+ Dự án Ứng dụng công nghệ sinh học (QSEAP): Khối lượng thực hiện ước đạt
398,46 tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2: Khối
lượng thực hiện ước đạt 23,12 tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên:
Khối lượng thực hiện ước đạt 18,3 tỷ đồng;
Các dự án sử dụng nguồn ngân sách trong nước cũng đang khẩn trương đẩy
nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn;
- Đầu tư Lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện năm 2014 ước đạt 728,58 tỷ đồng,
bằng 278,51% kế hoạch, vốn trong nước đạt 81,87 tỷ đồng, vốn ngoài nước đạt 646,71
tỷ đồng. Kết quả cụ thể của một số dự án:
16


+ Dự án Phát triển lâm nghiệp và cải thiện đời sống đồng bào Tây Nguyên ADB2: Khối lượng thực hiện ước đạt 301,68 tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp - WB3: Khối lượng thực hiện ước đạt
291,45 tỷ đồng;
+ Dự án Phát triển lâm nghiệp ở tỉnh Hòa Bình, Sơn La (vay vốn CHLB Đức):
Khối lượng thực hiện ước đạt 48 tỷ đồng;
+ Dự án JCA2 lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện ước đạt 180,64 tỷ đồng.
Các dự án của các Viện, Trường, các Trạm, Trại kiểm lâm cũng đang đẩy nhanh
tiến độ thực hiện.
- Đầu tư Thủy sản: Khối lượng thực hiện năm 2014 ước đạt 374,5 tỷ đồng, bằng
146,35% kế hoạch, trong đó: vốn trong nước đạt 91,53 tỷ đồng, vốn ngoài nước đạt
282,97 tỷ đồng. Kết quả thực hiện của một số dự án:
+ Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững: Khối lượng thực hiện ước

đạt 253 tỷ đồng;
+ Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ
vệ tinh: Khối lượng thực hiện ước đạt 25,48 tỷ đồng;
+ Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ: Khối lượng thực hiện ước đạt
18 tỷ đồng;
+ Nâng cấp, mở rộng cảng cá Bình Đại: Khối lượng thực hiện ước đạt 34 tỷ
đồng;
+ Nâng cấp cảng cá Phan Thiết: Khối lượng thực hiện ước đạt 18,8 tỷ đồng.
- Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo: Khối lượng thực hiện ước đạt 189,11 tỷ đồng,
bằng 93,16% kế hoạch.
- Đầu tư cho Khoa học - Công nghệ: Khối lượng thực hiện ước đạt 40 tỷ đồng,
bằng 100% kế hoạch.
- Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học: Khối
lượng thực hiện ước đạt 16,5 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch.
- Chương trình quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản: Khối lượng thực
hiện ước đạt 25 tỷ đồng, bằng 26,46% kế hoạch.
- Đầu tư khác: Khối lượng thực hiện ước đạt 104,5 tỷ đồng, bằng 106,9% kế
hoạch.
5.1.2.2. Các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách TW:
Khối lượng thực hiện ước đạt 453,6 tỷ đồng bằng 95,9% kế hoạch năm, trong đó :
+ Chương trình nuôi trồng thủy sản: Khối lượng thực hiện ước đạt 98,5 tỷ đồng;
+ Chương trình phát triển giống: Khối lượng thực hiện ước đạt : 99,7 tỷ đồng;
+ Chương trình neo đậu tránh trú bão: Khối lượng thực hiện ước đạt 94,4 tỷ
đồng;
17


+ Chương trình phát triển bảo vệ rừng: Khối lượng thực hiện ước đạt 11 tỷ đồng;
+ Chương trình Biển Đông, Hải Đảo: Khối lượng thực hiện ước đạt 150 tỷ đồng.
5.1.2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia: Khối lượng thực hiện 1,48 tỷ đồng

(Phần khối lượng thu hồi vốn ứng trước).
5.1.2.4. Vốn chuẩn bị đầu tư: Khối lượng thực hiện ước đạt 11 tỷ đồng, bằng
119,57% kế hoạch năm.
5.1.2.5 Bổ sung dự trữ Quốc gia: Khối lượng thực hiện 54 tỷ đồng, bằng 100%
kế hoạch.
5.2. Vốn trái phiếu Chính phủ
5.2.1. Phân bổ vốn
Kế hoạch vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2014 được Thủ tướng
Chính phủ giao là 6.700,2 tỷ đồng, trong đó thu hồi các khoản ứng trước là 902,463 tỷ
đồng của 40 dự án, và được bổ sung 100,2 tỷ đồng trong tháng 6/2014.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 295/BNN-KH ngày
25/01/2014 triển khai giao kế hoạch và thông báo vốn cho các chủ đầu tư theo đúng chỉ
tiêu và cơ cấu vốn được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
giao.
5.2.2. Kết quả thực hiện
Khối lượng thực hiện trong năm 2014 của các công trình thủy lợi đầu tư bằng
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt 4.880 tỷ đồng, bằng 72,83% kế hoạch.
6. HIỆN TRẠNG THỐNG KÊ HÀNG THÁNG
Tháng 12 có 55/63 Sở Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo về Trung tâm Tin học
và Thống kê đúng hạn, còn 8 tỉnh không gửi báo cáo về Trung tâm là Hà Nội, Bắc Ninh,
Thái Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Kon Tum, Kiên Giang trong đó có 53
tỉnh đã cập nhật báo cáo vào phần mềm thống kê trực tuyến.
Để đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin phân tích dự báo tình
hình sản xuất phục vụ công tác điều hành, quản lý của Bộ và của ngành, đề nghị các đơn
vị trực thuộc Bộ và các địa phương chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Vụ Kế hoạch;

- Phát hành trên cổng thông tin Mard.gov.vn;
- Lãnh đạo Trung tâm;
- Lưu VT, TK(2), Dự báo.

Nguyễn Thị Thúy

18


19



×