Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT CẦU HẦM TẠI Ban điều hành dự án cầu Thanh Trì - Tổng công ty xây dựng ThăngLong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 122 trang )

Lời nói đầu
Thực tập cán bộ kĩ thuật là một đợt giúp sinh viên thâm nhập thực tế sản
xuất ở các đơn vị. Đợt thực tập này rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, một mặt
giúp sinh viên làm quen với các công việc thực tế sản xuất, tiếp cận với những vấn
đề chuyên môn, kĩ thuật trong lĩnh vực xây dựng Cầu Đường. Mặt khác, nó còn
giúp sinh viên củng cố, bổ xung, kiểm nghiệm lại những kiến thức đã học trong
nhà trường thông qua các hoạt động thực tế ở các cơ sở sản xuất.
Khoá 48 chuyên ngành Cầu Hầm bắt đầu nhiệm vụ thực tập tại cơ sở sản
xuất tại cơ sở sản xuất từ ngày 22/08/2007 đến 22/09/2007. Nhóm em được phân
thực tập tại Ban điều hành dự án cầu Thanh Trì - Tổng công ty xây dựng Thăng
Long.
Tuy thời gian thực tập tại đây không nhiều nhưng được sự quan tâm, hướng
dẫn và chỉ đạo tận tình của các chú các anh trong phòng em đã được làm quen học
hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức về thực tế, nó rất
có ích cho quá trình công tác sau này của bản thân em.
Em viết báo cáo này trên cơ sở hướng dẫn của các thầy cô trong bộ môn,
các chú các anh trong Ban điều hành cùng với sự quan sát, học tập một cách
nghiêm túc của bản thân.

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2007

1


PHẦN I:
NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. Mục đích:
Giao thông vận tải là huyết mạch trong nền kinh tế. Nước ta hiện nay đang
trên xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế Thế Giới giao thông vận tải lại càng
thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình. Ngày nay nhà nước đang rất


chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho nên đòi hỏi một lượng lớn kĩ sư
giỏi đủ sức làm các công trình lớn đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của nền
kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng.
Trong đợt thực tập này bộ môn Cầu Hầm – Trường Đại Học Xây Dựng
đã tạo điều kiện cho sinh viên thực tập thực tập tại các công ty xây dựng các công
trình giao thông cũng như các công ty tư vấn thiết kế.
Mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập:
+ Giúp sinh viên biết cách áp dụng phần lý thuyết đã được trang bị trong
nhà trường vào các công việc thực tế như: Khảo sát thiết kế, các bước lập hồ sơ
thiết kế và tổ chức thi công một công trình cụ thể:


Nắm bắt được tổng quát những chi tiết trong công việc thiết kế cầu,

những yêu cầu cụ thể trong các giai đoạn thiết kế: lập dự án khả thi, thiết kế kĩ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập hồ sơ đầu thầu…


Hiểu biết thêm về sự quan hệ giữa việc thiết kế cầu với những vấn

đề xã hội, môi trường…


Quan sát học hỏi việc áp dụng công nghệ tin học vào công việc thiết

kế cầu.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen làm quen và tạo quan hệ tốt với các
Cơ quan trong ngành giao thông vận tải, cũng như các công ty tư vấn và công ty
công trình giao thông góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ công việc
sau khi tốt nghiệp.

2


+ Tổng hợp các kiến thức đã học phục vụ cho bước làm thiết kế đồ án tốt
nghiệp trong thời gian tới.
II. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Nghiêm túc thực hiện nội quy giờ giấc, kỷ luật và biện pháp đảm bảo an
toàn lao động của cơ quan nơi thực tập.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của cán bộ cơ quan và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
+ Tích cực tìm hiểu, học tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhà trường
giao.
+ Tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí cán bộ đi trước trong
chuyên môn để phục vụ các bước làm đồ án tốt nghiệp.
+ Kết thúc đợt thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập và bảo vệ báo
cáo thực tập của mình.

3


PHẦN II:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY XD THĂNG LONG
VÀ DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ-GÓI THẦU SỐ 3
I. Giới thiệu về chung tổng công ty xây dựng Thăng Long
Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long được thành lập ngày 6 / 7 / 1973, một
tổ chức xây dựng chuyên ngành cầu lớn của Việt Nam ra đời. Cây cầu Thăng
Long là biểu tượng sức mạnh của những người thợ cầu với tổng cộng chiều dài
cầu cho cả 3 loại đường xe lửa, Ôtô và xe thô sơ gần 11000 mét đã được hoàn
thành vào năm 1985. Hiện nay, Cầu Thăng Long là cây cầu lớn nhất nước ta, là
niềm tự hào của các lớp thợ cầu Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Ngày 19 /

12/1984, Xí nghiệp Liên hiệp Thăng Long đổi tên thành " Liên hiệp các xí
nghiệp xây dựng cầu Thăng Long ". Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, để
phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ chế mới Liên hiệp các xí
nghiệp xây dựng cầu Thăng Long đổi tên thành " Tổng công ty xây dựng cầu
Thăng Long" vào ngày 11/ 3 / 1992.
Mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng giao thông,
thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp; Ngày 22 / 4 / 1998, Tổng công ty đổi tên lại
thành

" Tổng công ty xây dựng Thăng Long"
Tổng công ty xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước thành

lập theo nghị định 90/Ttg - của Thủ tướng chính phủ, trực thuộc Bộ Giao thông
vận tải. Qua 33 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty được xếp vào loại
Tổng công ty mạnh của ngành xây dựng nói chung và ngành giao thông nói riêng.
Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty là xây dựng và thiết kế các công trình
giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến nay, Tổng công ty thực hiện
kinh doanh đa ngành nghề, đa sản phẩm trong đó mũi nhọn là các sản phẩm xây
dựng hạ tầng giao thông.Tổng công ty tham gia đấu thầu và làm tổng thầu xây
dựng nhiều dự án lớn của chính phủ Việt Nam và các nước ngoài như: Cầu Sông
Gianh; Dự án cải tạo các cầu trên Quốc lộ I (Cầu Hoàng Long, Cầu Phù Đổng,
4


Cầu Như nguyệt, Cầu Giẽ vượt,.....); Dự án cải tạo các cầu đường sắt Hà Nội - Hồ
Chí Minh (Cầu Bạch Hổ, Cầu Trường Xuân,.......); Dự án cải tạo Quốc lộ 5, Quốc
lộ 10 (Cầu Kiền, gói R5), Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài – Bắc Ninh; Cảng hàng không
Quốc tế Nội Bài, cầu Yên Lệnh, v.v.
Tổng công ty thực hiện quản lý cấp trên đối với các đơn vị thành viên,
hướng các đơn vị phát triển theo định hướng chung của Tổng công ty. Đồng thời

Cơ quan Tổng công ty thực hiện trực tiếp kinh doanh (Thi công xây lắp, xuất
nhập khẩu, tổng thầu xây lắp). Cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên
thực hiện hạch toán độc lập. Với truyền thống 33 năm hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng hạ tầng giao thông. Tổng công ty xây dựng Thăng Long đã đào tạo
được đội ngũ quản lý, kỹ sư có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn và hàng nghìn
công nhân lao động lành nghề. Trong quá trình đổi mới vươn lên Tổng công ty đã
đầu tư hàng trăm tỉ đồng mua sắm thiết bị thi công, luôn luôn đi đầu trong áp
dụng khoa học và công nghệ mới, tiên tiến. Các đơn vị xây dựng trong Tổng công
ty thành thục áp dụng các công nghệ mới hiện đại để xây dựng cầu đường như
công nghệ thi công cầu dầm SUPER Tee, dầm Prebeam, dầm hộp đúc hẫng cân
bằng, dầm cầu dây văng lắp hẫng, cọc khoan nhồi đường kính lớn,....
Nhiều công trình do Tổng công ty xây dựng đã được chính phủ công nhận
là công trình đạt chất lượng cao như: Cầu Sông Gianh, Cầu Triều Dương, Cầu
Nậm Măng (Lào), Sân đỗ T1 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài,....Tổng công ty
đã được Đảng và Nhà nước phong tăng nhiều danh hiệu cao quý:
+ 1 Huân chương Hồ Chí Minh
+ 1 Huân chương độc lập hạng nhì
+ 11 huân chương lao động hạng nhất
+ 18 Huân chương lao động hạng nhì
+ 49 Huân chương lao động hạng ba
+ 8 Cờ thưởng của chính phủ
+ 1 Huân chương lao động hạnh nhì cho tổ chức Công đoàn
+ 1 Huân chương lao động hạnh nhì cho tổ chức ĐTNCSHCM
5


+ 3 Công ty được phong đơn vị anh hùng lao động
+ 3 Cá nhân được phong anh hùng lao động
+ 9 Huy chương chất lượng cao
Thế kỷ XX là thế kỷ là thế kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng

thấy, làm cho kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, giá trị sản xuất vật chất tăng
hàng chục lần so với thế kỷ trước. Thế kỷ XXI sẽ có nhiều biến đổi, khoa học và
công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng
và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hướng vào việc
nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hoá trên thị trường. Tổng công ty xây dựng Thăng Long tiếp tục đẩy
mạnh ứng dụng các công nghệ mới hiện đại của thế giới trong ngành xây dựng,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn mới.

6


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THĂNG LONG

7


Hội đ
ồng quản trị
Tổng giám đ
ốc

Kĩs tr ởng

Văn phòng

Phòng
tài chính kếtoán

Phòng

tổchức cán bộ

Các phó tổng G.Đ

Các ban đ
iều hành:
1. Ban Vĩnh Tuy
2. Ban Thanh Trì
3. Ban Đ ờng 188
4. Ban Cần Thơ
5. Ban TPHCM- Trung L ơng
6. Ban Nội Bài-Bắ
c Ninh

Trung tâ
m XNK
đ
ầu t xâ
y dựng và lao động
Trung tâ
m
quản lý các dự án

Phòng
kỹ thuật công nghệ
Phòng
kinh tế-kếhoạch
Chi nhánh TCT
ở Miền Nam


Kếtoán tr ởng

Công ty
Cầu 1 Thăng Long

Công ty XD và PT
công nghệThăng Long

Công ty TV&XD Thăng Long

Các đ
ơn vịthành viên

Liên doanh vớ i n ớ c ngoài

II. Gii thiu v ban iu hnh d ỏn cu Thanh Trỡ
8


PHN GIAO NHIM V NM 2007

9

Phạm Trung Thành
Kĩs thiết kế

Nguyễn Hữu Giang
Kĩs giám sát

Trần Thụ

Kĩs giám sát

Bù i Bì
nh D ơng
Kĩs giám sát

Nguyễn Minh Phúc
Phó kĩs tr ởng

Nguyễn Hữu Mạnh
Kĩs thiết kế

Nguyễn Văn Hạnh
Kĩs phụ trách K.L

Trần Xuâ
n Huyên
Phó G.Đ công tr ờng

Đ ỗ Xuâ
n Giao
Kĩs tr ởng

Trịnh Xuâ
nĐ ô
Kĩs thiết kế

Trần Đ ức Trí
Phụ trách an toàn


Bù i Bì
nh Sơn
Giám đốc công tr ờng

Giám đốc Nguyễn Bì
nh

Tổng công ty xâ
y dựng Thăng Long

sơ đồ t ổc hức ban điều hành

Nguyễn Trung Quâ
n
Kĩs giám sát

Chu Văn Đ ịnh
Lái xe

Đặ
ng Văn Tâ
n
Kếtoán

Đ ỗ Văn Hiệp
Phụ trách hành chính


ST
T

1
2

Họ và tên
Nguyễn Bình
Bùi Bình Sơn

Chức danh
Giám đốc
Phó giám đốc

Nhiệm vụ
- Phụ trách chung
- Phụ trách đôn đốc thi công trên
công trường.
- Phụ trách kĩ thuật công trường.
- Quyết định các giảI pháp kĩ thuật,
giảI pháp thiết kế.

3

Đỗ Xuân Giao

Kĩ sư trưởng

- Phụ trách công tác siêu âm cọc.
- Phụ trách thiết kế bản vẽ thi công,
tổ chức thi công.
- Phụ trách kĩ thuật công trường.
- Quyết định các giải pháp kĩ thuật,

giải pháp thiết kế
- Đôn đốc hoàn thiện, nghiệm thu kỹ
thuật phục vụ công tác thanh toán.
- Tham gia các cuộc họp với kỹ thuật
hàng tuần với thầu phụ.
- Tham gia họp tuần,tháng với tư

4

Trần Thụ

Kĩ sư giám sát

vấn.
- Phụ trách thiết kế giám sát thi công
đường.
- Phụ trách công ty XD số 2, cơ khí

5

Nguyễn Minh Phúc

4, cầu 7.
Phó kĩ sư trưởng - Lập tiến độ.
- Tham gia họp tuần, tháng với tư
vấn.
- Phụ trách các loại vật tư, vật liệu.
- Phụ trách bản vẽ hoàn công.
- Làm công tác thiết kế theo sự phân


10


6

Trần Xuân Huyên

Phó G.Đ công

công của kĩ sư trưởng.
- Phụ trách kiểm soát Request hàng

trường

ngày.
- Phụ trách các công ty XD số 10,

7
8

Bùi Bình Dương
Nguyễn Hữu Giang

Kĩ sư giám sát
Kĩ sư vật liệu

cầu 9 và cổ phần 12.
- Phụ trách cầu 5, 1 và số 6.
- Kiểm soát, giám sát các vật liệu.
- Lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ chuyển

giai đoạn thi công.

9
10

Trịnh Xuân Đô
Nguyễn Trung Quân

Kĩ sư giám sát

- Nén mẫu thí nghiệm.
- Phối hợp với ông Huyên giám sát

Kĩ sư giám sát

cầu 9, cổ phần 12.
- Phụ trách đo đạc, khảo sát của công
ty TVTK Thăng Long.

11
12
13

Nguyễn Hữu Mạnh
Phạm Trung Thành
Nguyễn Văn Hạnh

Kĩ sư thiết kế

- Giám sát đường cùng ông Thụ

- Làm công tác thiết kế dưới sự phân

Kĩ sư thiết kế

công của kĩ sư trưởng.
- Làm công tác thiết kế dưới sự phân

Kĩ sư khối

công của kĩ sư trưởng.
- Phụ trách khối lượng thanh toán.

lượng

- Phụ trách hồ sơ hoàn công.
- Phụ trách đời sống ban.

14

Trần Đức Trí

Cán bộ an toàn

- Thủ quỹ ban.
- Phụ trách công tác an toàn.
- Biên dịch tài liệu, hồ sơ, văn thư

15

Đặng Văn Tân


Kế toán

lưu trữ.
- Kế toán ban.
- Văn thư lưu trữ.
- Công tác hành chính.

16

11

Chu Văn Định

Lái xe

- Phô tô sắp xếp hồ sơ hoàn công.
- Lái xe ban.


III. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN CẦU THANH TRÌ - GÓI THẦU SỐ 3
1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN.
1.1.

Đặc điểm địa hình.

Địa hình khu vực tuyến đi qua được chia làm ba khu vực chính đó là khu
vực có dân cư sinh sống, khu vực ao và khu vực đồng lúa. Đặc biệt là 2/3 tuyến

bám theo đường Pháp Vân cũ nên trong quá trình thi công phải đảm bảo giao
thông hiện tại.
1.2.

Đặc điểm địa chất.

Địa chất của khu vực tuyến đi qua có đặc trưng của địa chất vùng đồng
bằng Bắc Bộ đó là những lớp địa chất yếu ở phía trên có độ sâu đến ~30 m. Theo
kết quả khoan thăm dò địa chất ở khu vực tuyến đi qua gồm có 7 lớp bao gồm:
(tính theo thứ tự từ trên xuống).
Lớp 1: Lớp đất đắp từ trung bình cứng đến cứng.
Lớp 2: Lớp sét trung bình cứng đến cứng có chiều dày thay đổi từ 1,9 m ÷
7,4 m.
Lớp 3: Lớp cát mịn phù sa rất xốp có tỷ trọng trung bình, chiều dày lớp
thay đổi từ 1,08 m ÷ 23,3 m và phân bố không đều dọc theo tuyến.
Lớp 4: Lớp sét hữu cơ từ dẻo đến dẻo mềm có chiều dày thay đổi từ 13,6 m
÷ 30,5 m.

Lớp 5: Lớp sét pha cát, sét từ dẻo đến dẻo mền, phân bố không đều dọc
theo tuyến, có chiều dày thay đổi từ 2,8 m ÷ 19,3 m.
Lớp 6: Lớp sét cứng đến rất cứng, thỉnh thoảng pha cát, có chiều dày thay
đổi từ 1,7 m ÷ 6,4 m.
Lớp 7: Lớp cát mịn, một vài nơi có pha cát trung bình, có tỷ trọng trung
bình, có chiều dày thay đổi từ 9 m ÷ 31,2 m. Phân bố không đều dọc theo tuyến.
1.3.

Đặc điểm thủy văn.

Đặc điểm thủy văn của khu vực tuyến có đặc điểm thủy văn của khu vực đồng
bằng Bắc Bộ, có mùa mưa rơi vào tháng 6,7 và 8 trong năm, tuy nhiên lượng mưa


12


không lớn và thời gian mưa không kéo dài chỉ cục bộ một vài ngày nên có thể
khẳng định là không ảnh hưởng đến thời gian thi công của dự án.
2.

GIỚI THIỆU QUY MỘ DỰ ÁN.
Quy mô dự án.

2.1.

Xây dựng đường cao tốc dẫn lên Cỗu Thanh Trì (Cỗu Sông Hồng) ở phía
Thanh Trì (phía Đông) với tổng chiều dài là 6193,5 m. Công trình bao gồm xây
dựng một cầu cạn và ba cầu khác và ba nút giao. Dự án cũng bao gồm xây mới
đường gom.
Điểm đầu dự án Km 0 + 000, điểm cuối dự án Km 6 + 193,50. Trong đó:
Phần cầu gồm:

-

+ Cầu cạn nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ (gồm 2 cầu song song). (Km 0

+ 536,50 ÷ Km 1 + 111,50) và các cầu nhánh A, B và D.
+ Cầu vượt sông Kim Ngưu (gồm 2 cầu song song) và 2 cầu trên

đường gom. (Km 1 + 647,0 ÷ Km 1 + 746,0).
+ Cầu vượt nút giao đường Nguyễn Tam Trinh (gồm 2 cầu song song).


(Km 3 + 775,0 ÷ Km 3 + 825,0)
+ Cầu vượt nút giao đường Lĩnh Nam (gồm 2 cầu song song). (Km 5 +

607,0 ÷ Km 5 + 657,0)
Tổng chiều dài cầu bằng: Trên tuyến chính 774 m, trên đường gom 99m, trên
đường nhánh 374 m, bề rộng cầu B = 10,1 m ở các cầu nhánh, B = 26,1 ÷ 58,4 m
ở các cầu trên tuyến chính và B = 15,1 m ở các cầu trên đường gom.
-

Phần đường gồm có cống và đường:
Đường và cống trên tuyến chính và đường gom: Tổng chiều dài 5994,5

m. Chiều rộng B = 60 ÷ 70 m đoạn từ Km 0+ 000 đến Km 1 + 111,5. B = 70 ÷
115 m đoạn từ Km 1 + 111,5 ÷ Km 6 + 193,5. Móng nền đường đều được gia cố
bằng đệm cát, cọc cát D = 40 cm và bấc thấm D = 10 cm.
2.2.

13

Những đặc điểm chính của công tác thi công.

-

Thi công 2.300 m2 cầu dầm hộp BT DƯL, cọc bê tông đổ tại chỗ.

-

Thi công 25.300 m2 cầu dầm I BT DƯL, cọc bê tông đổ tại chỗ.



-

Thi công 5.300 m2 cầu bản lỗ (bản rỗng) bê tông cốt thép, cọc bê tông

đổ tại chỗ.
-

Thi công 1.200.000 m3 nền đường đắp.

-

Xử lý móng nền đường trong khu vực nền đất yếu bằng đệm cát dày

>1m và 1.730.000m cọc cát đường kính 40 cm và 2.500.000 m bấc thấm.
-

Thi công 450 m cống chui (cống hộp) cho người đi bộ và cho xe cơ

giới, và cống tròn cỡ lớn nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước/ tưới tiêu hiện có.
-

Thi công 25.300 m hệ thống thoát nước mặt đường và bên đường bằng

cống tròn bê tông cốt thép và rãnh chữ U.
-

Thi công 380.000 m2 kết cấu mặt đường bê tông asphalt bao gồm lớp

-


móng dưới, lớp móng trên, lớp móng trên tưới nhựa, lớp đệm bê tông

asphalt và các lớp mặt.
-

Hoàn thành một phần công tác thi công đường tiếp giáp với Gói thầu 1

và tiến hành bố trí giao thông tạm thời để thông xe cầu Thanh Trì vào cuối tháng
6/2006.
-

Công tác chống xói như trồng cỏ hoặc bảo vệ mái dốc bằng tường đá

xây vữa hoặc bảo vệ bề mặt bằng đá xây vữa.
-

Thi công các công trình phụ trợ đường bộ như lan can bảo vệ, bó vỉa bê

tông, vỉa hè bê tông, sơn kẻ đường, biển báo và hàng rào.
3.

Thi công hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu cho phần đường.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT QUY MÔ.
3.1.

Cầu vượt nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Cầu vượt nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ gồm có một cầu vượt trên tuyến
chính và ba cầu dẫn nối từ cầu vượt trên tuyến chính xuống các tuyến nhánh

A,B,D.
3.1.1. Cầu vượt trên tuyến chính. ( Từ Km 0 + 536,50 đến Km 1 + 111,50).
-

Cầu gồm có 2 cầu chạy song song, một cầu bên phía trái (cầu trái) và

một cầu bên phía phải (cầu phải), mép hai cầu cách nhau 0,9 m. (đi theo chiều từ
Km 0 + 000 đến Km 6 + 193,50)
14


-

Chiều dài cầu trái L = 575 m (tính từ mố A1 đến trụ P18L).

-

Chiều dài cầu phải L = 575 m (tính từ mố A1 đến trụ P18R).

a. Kết cấu phần trên.
-

Sơ đồ kết cấu nhịp:
+ Cầu trái: (35 + 8x33 + 2x35 + 5x28 + 2x33) m.
+ Cầu phải: (35 + 8x33 + 2x35 + 5x28 + 2x33) m.

-

Kết cấu nhịp dạng giản đơn, toàn cầu có 296 phiến dầm PCI DƯL, mỗi


nhịp có 2x(6 ÷ 13) phiến dầm, chiều dài dầm thay đổi từ (28 ÷ 35) m.
-

Sơ đồ kết cấu bản mặt cầu liên tục hóa: (tính từ mố A1 đến P18)
+ Cầu trái:

35+(2x33)+(3x33)+(3x33)+(2x35)+(2x28)+(2x28)+(28+33+33) =575 m.
+ Cầu phải:

35+(2x33)+(3x33)+(3x33)+(2x35)+(2x28)+(2x28)+(28+33+33) =575 m.
+ Bản mặt cầu dùng bản BTCT dày 20 cm đổ tại chỗ, dùng bản t = 8

cm làm ván khuân đáy.
-

Trắc dọc trên mặt đứng dốc: i = 0,777 %

-

Mặt cắt ngang cầu:
+ Tổng chiều rộng cầu: B = (26,1 ~58,84) m
+ Độ dốc ngang i = 2 %

-

Cấu tạo lớp mặt cầu gồm: (tính từ trên xuống)
+ Lớp bê tông asphalt dày t = 70 mm
+ Lớp phòng nước dày t = 5 mm

b. Kết cấu phần dưới.

-

Móng mố bằng các cọc khoan nhồi φ = 1,5 m, có chiều dài L = 40 m, số

lượng cọc trong móng mố n = 18 cọc. Mố A1 nằm trên bờ. Cao độ đỉnh bệ mố A1
cách mặt đất tự nhiên 0,52 m. Kích thước bệ hình chữ nhật, chiều dài 26,1 m,
chiều rộng 10,5 m, chiều dày bệ móng thay đổi, ở mép dày 1,7 m, ở tim tường
thân dày 2,0 m.
15


-

Móng các trụ bằng cọc khoan nhồi φ = 1,0 m, có chiều dài thay đổi từ

39m đến 42m, số lượng cọc thay đổi từ 17 cọc đến 32 cọc. Tổng số lượng cọc của
các trụ n = 421 cọc. Móng các trụ P1L-P4L, P1R-P4R, P8L-P10L nằm trên bờ,
móng các trụ P5L-P7L, P11L-P18L, P12R-P18R nằm dưới hồ, móng các trụ P5RP7R, P11R một phần nằm dưới hồ một phần nằm trên đường giao thông hiện tại,
móng các trụ P8R-P10R một phần nằm trên bờ một phần nằm trên đường giao
thông hiện tại. Đỉnh bệ móng nằm cách mặt đất tự nhiên từ 0,8 m đến 1,0 m, kích
thước bệ hình chữ nhật, chiều rồng và chiều dài của các bệ thay đổi, ở mép dày 1,5
m, ở tim bệ dày 1,8 m.
-

Đường vào mố A1 đắp cao trên mặt đất hiện tại ~6,482 m có gia cố

bằng cọc cát trước khi đắp.
3.1.2. Cầu trên nhánh A.
a. Kết cấu phần trên
-


Toàn cầu dài 102 m gồm 2 liên, mỗi liên có 3 nhịp dầm bản lỗ rỗng liên

tục sử dụng bê tông cốt thép thường đúc tại chỗ, sơ đồ nhịp (3x17 = 51,0) m +
(3x17 = 51,0) m, mặt cầu rộng 11,1 m. Dầm bản lỗ rỗng có chiều cao h = 1,0 m.
-

Trắc dọc trên mặt đứng dốc: liên 1 i = 6%, liên 2 i= 0,51%. Độ dốc

ngang cầu: liên 1 i = 9%, liên 2 i = 9% ~2,93%.
-

Cấu tạo lớp mặt cầu gồm: (tính từ trên xuống).
+ Lớp bê tông asphalt dày t = 70 mm.
+ Lớp phòng nước dày t = 5 mm.

b. Kết cấu phần dưới.
-

Móng mố bằng cọc khoan nhồi φ = 1,5m, có chiều dài 40 m. Móng mố

có 18 cọc. Mố AAB1 nằm dưới hồ. Mố của cầu nhánh A sử dụng chung với cầu
nhánh B. Cao độ đỉnh mố cách cao độ đất hiện tại của đáy hồ 0,7 m. Kích thước bệ
hình chữ nhật chiều dài 22,0 m, chiều rộng 10,5 m, chiều dày bệ thay đổi, ở mép
dày 1,7 m, ở tim tường thân dày 2,0 m.

16


-


Móng các trụ bằng cọc khoan nhồi φ = 1,0 m, có chiều dài 40 m, mỗi trụ

có 9 cọc. Các trụ PA1-PA5 đều nằm dưới hồ, đỉnh bệ trụ nằm cách mặt đất tự
nhiên đáy hồ từ 0,447m đến 0,78m, kích thước bệ hình chữ nhật 7,0 m x 6,0 m,
chiều dày thay đổi ở mép bệ dày 1,5 m, ở tim bệ dày 1,8 m.
-

Đường vào mố đắp cao trên mặt đất hiện tại đáy hồ đến 7,816 m.

3.1.3. Cầu trên nhánh B.
a. Kết cấu phần trên
-

Toàn cầu dài 119 m gồm 2 liên, liên 1 có 3 nhịp dầm bản lỗ rỗng liên

tục sử dụng bê tông cốt thép thường đúc tại chỗ, sơ đồ nhịp (3x17 = 51,0) m, liên
2 có 4 nhịp dầm bản lỗ rỗng liên tục sử dụng bê tông cốt thép thường được đúc tại
chỗ (4x17 = 68,0) m, mặt cầu rộng 10,1 m. Dầm bản lỗ rỗng có chiều cao h = 1,0
m.
-

Trắc dọc trên mặt đứng dốc: liên 1 i = 6%, liên 2 i = 1%. Độ dốc ngang

cầu: liên 1 i = 5,185% ~ - 3,995%, liên 2 i =- 3,995% ~ 7,055% ~ 9% ~ 8,417% ~
5,312%.
-

Cấu tạo lớp mặt cầu gồm: (tính từ trên xuống).
+ Lớp bê tông asphalt dày t = 70 mm.

+ Lớp phòng nước dày t = 5 mm.

b. Kết cấu phần dưới.
-

Móng mố bằng cọc khoan nhồi φ = 1,5m, có chiều dài 40 m. Móng mố

có 18 cọc. Mố AAB1 nằm dưới hồ. Mố của cầu nhánh B sử dụng chung với cầu
nhánh A. Cao độ đỉnh mố cách cao độ đất hiện tại của đáy hồ 0,7 m. Kích thước bệ
hình chữ nhật chiều dài 22,0 m, chiều rộng 10,5 m, chiều dày bệ thay đổi, ở mép
dày 1,7 m, ở tim tường thân dày 2,0 m.
-

Móng các trụ bằng cọc khoan nhồi φ = 1,0 m, có chiều dài 40 m, mỗi trụ

có 9 cọc. Các trụ PB1-PB6 đều nằm dưới hồ, đỉnh bệ trụ nằm cách mặt đất tự
nhiên đáy hồ từ 0,732 m đến 1,092 m, kích thước bệ hình chữ nhật 7,0 m x 6,0 m,
chiều dày thay đổi ở mép bệ dày 1,5 m, ở tim bệ dày 1,8 m.
17


-

Đường vào mố đắp cao trên mặt đất hiện tại đáy hồ đến 7,816 m.

3.1.4. Cầu trên nhánh D.
a. Kết cấu phần trên.
-

Toàn cầu dài 136 m gồm 2 liên, mỗi liên có 4 nhịp dầm bản lỗ rỗng liên


tục sử dụng bê tông cốt thép thường đúc tại chỗ, sơ đồ nhịp (4x17 = 68,0) m +
(4x17 = 68,0) m, mặt cầu rộng 10,1 m. Dầm bản lỗ rỗng có chiều cao h = 1,0 m.
-

Trắc dọc trên mặt đứng dốc: liên 1 i = 6%, liên 2 i = 1%. Độ dốc ngang

cầu: liên 1 i = 5% ~ 4,917%, liên 2 i = 4,917% ~ 2,409%.
-

Cấu tạo lớp mặt cầu gồm: (tính từ trên xuống).
+ Lớp bê tông asphalt dày t = 70 mm.
+ Lớp phòng nước dày t = 5 mm.

b. Kết cấu phần dưới.
-

Móng mố bằng cọc khoan nhồi φ = 1,5m, có chiều dài 40 m. Móng mố

có 9 cọc. Mố AD1 nằm trên bờ. Cao độ đỉnh mố cách cao độ đất hiện tại 2,02 m.
Kích thước bệ hình chữ nhật, chiều dài 10,5 m, chiều rộng 10,5 m, chiều dày bệ
thay đổi, ở mép dày 1,7 m, ở tim tường thân dày 2,0 m.
-

Móng các trụ bằng cọc khoan nhồi φ = 1,0 m, có chiều dài 39 m, Các trụ

PD1-PD6 đều nằm dưới hồ, mỗi trụ có 6 cọc, đỉnh bệ trụ nằm cách mặt đất tự
nhiên đáy hồ từ 0,682 m đến 1,419 m, kích thước bệ hình chữ nhật 7,0 m x 6,0 m,
chiều dày thay đổi ở mép bệ dày 1,5 m, ở tim bệ dày 1,8 m. Trụ PD7 một phần
nằm dưới hồ một phần nằm trên bờ, trụ có 8 cọc, đỉnh bệ trụ nằm cách mặt đất tự

nhiên 0,769 m, kích thước bệ hình chữ nhật 16,5m x 6,0m, chiều dày thay đổi ở
mép bệ dày 1,5m, ở tim bệ dày 1,8m.
-

Đường vào mố đắp cao trên mặt đất hiện tại đến 5,893 m.
Bảng tổng hợp danh mục thi công kết cấu phần trên
nút giao thông Pháp Vân- Cầu Giẽ

18


Toàn cầu cạn Pháp vân có 296 phiến dầm, gồm ba loại có chiều dài khác nhau
L1=28m, L2=33m, L3=35m. Tương ứng với chiều cao H1=1.5m, H2=1.65m,
H3=1,75m và các loại dầm này bố trí ở các nhịp được thể hiện dưới bảng sau:
TT

Nhịp dầm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18

A1 - P1
P1 - P2
P2 – P3
P3 – P4
P4 – P5
P5 – P6
P6 – P7
P7 – P8
P8 – P9
P9 – P10
P10 – P11
P11 – P12
P12 – P13
P13 – P14
P14 – P15
P15 – P16
P16 – P17
P17 – P18

4.

L=28 (m)


Loại dầm
L=33 (m)

L=35 (m)
35m

33m
33m
33m
33m
33m
33m
33m
33m
35m
35m
28m
28m
28m
28m
28m
33m
33m

Số lương
dầm
12
15
15
15

16
16
17
18
19
21
25
14
14
14
14
19
16
16

Tổng số dầm
từng loại
Loại 28m
có:
75 chiếc.

Loại 33m
có:
163 chiếc.

Loại 35m
có:
58 chiếc.

BIỆN PHÁP THI CÔNG (KẾ HOẠCH CHUNG).

4.1.
-

Tại nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Mặt bằng ở khu vực này rất chật hẹp và có nhiều hồ, ao cho nên nhà

thầu sẽ tận dụng tối đa những khoảng mặt bằng trống sát nhánh C, D của dự án để
bố trí trạm chộn bê tông, trạm điện, … Nhà thầu còn thuê thêm một phần đất
không thuộc dự án của công viên Yên Sở để bố trí các hạng mục phục vụ thi công
như bãi đúc dầm, bố trí trạm trộn, để phục vụ thi công dầm I BTDƯL của cầu cạn
Pháp Vân, cầu qua sông Kim Ngưu, mố trụ của các cầu trên tuyến và các công
trình cống.

19


Nhà thầu san lấp một phần hồ nằm sát đường Pháp Vân – Cầu Giẽ để bố

-

trí văn phòng tư vấn và nhà ở thi công. Khu vực hồ ao ở phía bên nhánh A, B được
đắp đê bao quanh sau đó hút cạn nước để thi công nền đường và mố trụ. Những
phạm vi công trường gần đường giao thông hiện tại và giáp với khu dân cư sẽ
được dựng hàng rào dây thép bao quanh để đảm bảo an ninh cho công trường.
4.2.

Tại cầu vượt sông Kim Ngưu.

Tại đây mặt bằng phục vụ thi công mố trụ nằm trong dự án nên nhà thầu

được phép sử dụng, còn mặt bằng sử dụng cho đúc dầm I BTDƯL nhà thầu đúc tại
bãi đúc dầm của cầu cạn Pháp Vân sau đó vận chuyển đến, ngoài ra tại công
trường này sẽ bố trí thêm một số kho chứa vật liệu tạm.

20


Phần III:
NHẬT KÍ THỰC TẬP
Quá trình thực tập của nhóm bao gồm các mốc thời gian cùng với các công việc
được thực hiện như sau:
* Ngày 20/08/2007
Tập trung tại phòng P28H2 nghe phổ biến nội dung thực tập và phân về các đơn
vị thực tập.
* Ngày 21/08/2007
Nhóm được thầy hướng dẫn đưa đến và giao cho ban điều hành dự án cầu Thanh
Trì quản lí.
* Ngày 22/08/2007
Bắt đầu thực tập chính thức tại Ban điều hành dự án cầu Thanh Trì- Tổng công
ty xây dựng Thanh Long. Theo lịch làm việc của ban và hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật,
sau khi xem xong đề cương thực tập tốt nghiệp chú Giao phụ trách hướng dẫn đã xác
định phương hướng của đợt thực tập là trình tự và các bước lập một hồ sơ từ giai đoạn
tiền khả thi đến giai đoạn thiết kế kĩ thuật thi công công trình cầu và thi công các hạng
mục công trình cầu đường, lịch làm việc thống nhất: buổi sáng 7h30’ đến 11h30’, buổi
chiều 13h đến 17h từ thứ 2 đến hết thứ 6 ( nghỉ thứ 7 và CN ).
* Ngày 23/08/2007
Nghe cán bộ kĩ thuật trong ban nói về tổng quan dự án cầu Thanh Trì và giới
thiệu về Gói thầu 3-Cầu cạn Pháp Vân. Ý nghĩa của nó với đời sống nhân dân và sự
phát triển của xã hội.
21



* Ngày 24/08/2007
Nhóm được các anh đưa ra công trường để trực tiếp quan sát quá trình thi công:
đúc dầm ( cấu tạo bãi đúc, cấu tạo ván khuôn, thép…), lao lắp dầm. Thực tế thấy quy
mô của dự án và ý nghĩa của nó.
* Ngày 27/08/2007 đến ngày 29/08/2007
Bắt đầu nghiên cứu tiêu chuẩn phục vụ thi công dự án cầu Thanh Trì- Gói thầu 3:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu cầu cống- TCVN 22 TCN
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 272-05
- Japanese Standart for substructures of Bridges
* Ngày 30/08/2007 và 31/08/2007
Tính toán thiết kế dầm 33m bằng Excel với sự hướng dẫn của các anh trong
phòng kĩ thuật.
* Ngày 03/09/2007 đến ngày 07/09/2007
Nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thi công trụ và kết cấu nhịp của dự án cầu Thanh Trìgói thầu số 3.
* Ngày 10/09/2007 đến ngày 14/09/2007
Xem xét quá trình thi công thực tế tại các công trường, cụ thể tại các công ty cầu
7, cầu 9, cầu 10. Các công trường đang thực hiện việc đúc và lao lắp các dầm.
* Ngày 17/09/2007 đến ngày 20/09/2007
Tìm hiểu các tài liệu cho việc viết báo cáo thực tập.
Sơ bộ viết báo cáo thực tập để cán bộ phụ trách của Ban xem xét hướng dẫn và
thông qua chỉnh sửa giúp hoàn thiện nội dung báo cáo.
* Ngày 21/09/2007
Đến ban điều hành xin nhận xét và chữ kí xác nhận kết thúc đợt thực tập.

22


PHẦN IV:

CHUYÊN ĐỀ THI CÔNG DẦM 33M
A. Giới thiệu chung:
I. Phương pháp thi công.
Dầm bê tông dự ứng lực được thi công đúc tại chỗ trên bệ đúc ở hiện trường,
và được căng kéo cáp dự ứng lực sau khi mẫu bê tông được nén trong phòng thí
nghiệm đạt 90% cường độ 28 ngày thiết kế.
II. Vật liệu chính ( Danh mục vật liệu và đặc điểm kỹ thuật )
Danh mục vật liệu yêu cầu cho công tác thi công dầm của cầu cạn Pháp vân
được tính sơ bộ trong bảng sau:
STT

Vật liệu

Mô tả

1

Cốt thép

SD 295A

Khối lượng
Dự kiến
1302.4 Tấn

2

Cáp dự ứng
lực
Bát Neo

Số nêm neo
Lò xo neo
Đế neo
Ống Gen

Cáp dọc

12T-12.7 449.42 Tấn

Cáp dọc
Cáp dọc
Cáp dọc
Cáp dọc
ID.65mm

12T-12.7
12T-12.7
12T-12.7
12T-12.7
12T-12.7

2810 Cái
33720 Cái
2810 Cái
2810 Cái
41440 m

Mác A
VK thép


40 MPa

6845 m3
8 bộ

3
4
5
6
7
8
9
10

23

Bê tông
Ván khuôn
Chất tẩy rửa
ván khuôn

Chi tiết

Nhà cung cấp
(Nhà sản xuất)
Thép Hải phòng, Vinaus,
Hoà phát, VSC Posco
PC Southern Steel
Malaysia
Liuzhou VLM

Pressing C0.
Công ty cơ điện công
nông
Trạm trộn được duyệt
Công ty trực tiếp thi công
Tham khảo phụ lục IV


Ghi chú:
Trong công tác thi công Dầm bao gồm các cốt thép thường, Cáp dự ứng
lực, neo, sử dụng cho mỗi phiến dầm chỉ được sử dụng một nhà sản xuất .
Cấp phối bê tông tiêu chuẩn cho công tác thi công Dầm I. Được thí
nghiệm tại trạm cung cấp bê tông Transmeco.

Mác

Gma
x
(mm)

Độ
sụt
(cm)

Cốt
liệu

A

20


10±2

A

Tỷ
Trọng lượng đơn vị (kg/m3)
lệ Nước Xi
Cốt
Cốt
N/X
măn
liệu
liệu
(%)
g
mịn.
thô
33.3 153
460
715
1098

A

20

10±2

A


33.5

154

460

714

1096

Phụ gia
Tên
Tỷ lệ
(C*%)
Sikament
3000.10
MBTSP8S

1.1L/100
kg XM
1.1L/100
kg XM

Ghi chú:
• Cường độ tiêu chuẩn (tối thiểu.28ngày) = 400 kg/cm2
• Cốt liệu A - Đá Dăm (Mỏ đồng ao Phủ lý)
• Cốt liệu A - Đá dăm (Mỏ Kiện Khê Phủ lý)
• Cốt liệu A– Cát vàng sông Lô
• Xi măng – PC40 Bút sơn

III. Máy và thiết bị.
Máy và thiết bị được nêu trong bảng sau đây dùng cho thi công một phiến dầm
hay nói cách khác là dùng cho một bệ đúc dầm.
Tên
Ván khuôn
Xe mix

Nhà xản xuất
Việt Nam
Trung quốc

Mô tả
Thép
5 m3

Số lượng
01bộ
04 chiếc

Cẩu 16 Tấn
Gầu đổ BT
Đầm rung
Đầm dùi
Máy bơm nước
Bao Tải

KH-125
Việt Nam
Trung Quốc
Trung Quốc

Trung Quốc
Việt nam

≥16 Tấn
Thép V=0.8m3
1 KW
D30-D70
H=30m
Sợi

01 chiếc
01 Chiếc
18 Chiếc
03 Chiếc
01 Chiếc
120 m2

24

Sử dụng
Đúc Dầm
Chở Bê
tông
Đúc dầm
Đổ bê tông
Đầm BT
Đầm BT
Bảo dưỡng
Bảo dưỡng



Thùng chứa nước
Kích thuỷ lực
Máy cắt
Dụng cụ đo

Việt nam
Trung Quốc
Việt nam
Việt nam

≥1m3
ZPE-170,YCW-250B
1200 V/phút
Bộ đo tiêu chuẩn

01 Chiếc
2 Chiếc
1 Chiếc
5 Cái

Palăng xích

Việt Nam

01 tấn

02

Giá nâng


Việt nam

Thép tự chế

2 Chiếc

Máy bơm vữa
Trung Quốc
≥10 Kg/cm2
ống bơm
VSL
Cao su
Thùng chưa nước
Việt nam
≥2m3
Máy thuỷ bình
Thuỵ Điển
NAK2
B. QUÁ TRÌNH THI CÔNG DẦM 33M
I. Công tác đúc dầm
1. Sơ đồ phát triển

25

01 chiếc
2Chiếc l=5m
01 Chiếc
01 chiếc


Bảo dưỡng
Cáp dọc
Cắt cáp
Căng kéo
cáp
Căng kéo
cáp
Căng kéo
cáp
Bơm vữa
Bơm vữa
Bơm vữa
Đo độ vồng


×