Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÔNG TY QUA CÁC BÁO CÁO THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.02 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CÔNG TY QUA CÁC BÁO CÁO THỰC NGHIỆM
I.Đặt vấn đề nghiên cứu:
II.Tổng quan về lý thuyết hiệu quả tài chính:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính
doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài
chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các
nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: i) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là
các hệ số về lợi nhuận; ii) Các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng
trưởng tài sản.
Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử
dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee 2008; Ongore 2011), lợi nhuận trên doanh
thu - ROS (Le & Buck 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt &
Saeed 2011). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính
là ROA, như trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed (2011). Nhìn chung, ROA
và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất. Đáng chú ý là giá trị của hai hệ
số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận trước thuế và
lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu &
Izumida 2008; Le & Buck 2011; Wang & Xiao 2011), một số nghiên cứu khác sử
dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) (Shah, Butt & Saeed
2011; Thomsen & Pedersen 2000), hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (LI, Sun
& Zou 2009; Tian & Estrin 2008); trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi
nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA) nên được dùng. Ngoài
ý nghĩa tài chính khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau như vậy có thể
là do hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở
dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau.
Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất
thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong


đó hệ số đầu được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị
sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số sau được tính là giá trị thị trường của vốn
chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của
tổng tài sản. Do đó, các hệ số này hoàn toàn có thể được sử dụng để đánh giá hiệu
quả của phần vốn sở hữu của Nhà nước, bởi vì nó có thể phản ánh trực tiếp mức
độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.
So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu
quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà
doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua. Vì thế, nhóm này là cách
nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp (Hu
& Izumida 2008). Đối với một số chỉ tiêu cùng nhóm như ROS hoặc ROI, các hệ
số này cũng không đưa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo doanh
nghiệp bởi đó là các thước đo quá khứ và ngắn hạn (Jenkins, Ambrosini & Collier
2011). Trong khi đó, các hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương
lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng
lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai (phản ánh vào giá thị trường của cổ


phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phương pháp định giá cổ
phiếu sử dụng dòng tiền tương lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác
định. Đó cũng là lý do tại sao Tian & Estrin (2008) cho rằng định giá trên thị
trường luôn dựa trên những dòng tiền tương lai và rủi ro kỳ vọng đi kèm.
Tóm lại, hiệu quả tài chính của các công ty có thể được đánh giá thông qua
hai nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE,
Marris và Tobin’s Q. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách
xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể
đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trường những đánh
giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và
tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp.
III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp:

• Thông qua nghiên cứu thực nghiệm: “TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY
SẢN VIỆT NAM” của GS., TS. Nguyễn Thị Cành - Trường ĐH Kinh tế Luật, ĐH Quốc Gia TP.HCM và Th.S Nguyễn Thành Cường – Trường Đại
học Nha Trang.
• Mục tiêu của bài nghiên cứu: là phân tích thực trạng tình hình tài
chính và hiệu quả tài chính của các DN ngành Chế biến thủy sản Việt
Nam giai đoạn 2005-2011.
• Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp phân tích mô tả so sánh
số liệu qua các Tỷ số tài chính và phân tích định lượng mối quan hệ
giữa các Tỷ số tài chính với Hiệu quả tài chính của các DN qua phương
trình Dupont.
• Nguồn số liệu được sử dụng trong bài: được thu thập từ các báo cáo tài
chính của 120 doanh nghiệp Chế biến thủy sản Việt Nam trong giai
đoạn 2005-2011.. Trong đó, có 22 doanh nghiệp niêm yết chiếm 18% và
98 doanh nghiệp chưa niêm yết chiếm 82% trong mẫu nghiên cứu.
• Kết quả nghiên cứu:
Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng tình hình tài
chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Chế biến thủy sản Việt Nam giai
đoạn 2005-2011 được đánh giá qua các Tỷ số tài chính như:
• Khả năng thanh toán được nhóm tác giả đánh giá dựa trên:
tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (R C) và tỷ số khả năng
thanh toán ngắn hạn (RS).
• Khả năng hoạt động được nhóm tác giả đánh giá dựa trên :
vòng quay tổng tài sản (TAU) và vòng quay tài sản ngắn hạn
(SAU).

Khả năng sinh lời được nhóm tác giả đánh giá dựa trên ba
chỉ tiêu sau: tỷ suất sinh lợi tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh
lời vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu
(ROS).

• Rủi ro hoạt động được nhóm tác giả đánh giá bằng hai chỉ
tiêu: hệ số biến thiên của EBIT (H EBIT) và hệ số biến thiên
của ROA (HROA).
• Cấu trúc tài sản được nhóm tác giả đánh giá qua hai chỉ


tiêu sau: tỷ trọng tài sản cố định (LTA) và tỷ trọng tài sản cố
định (FTA).
• Cấu trúc vốn được nhóm tác giả đánh giá qua ba chỉ tiêu: tỷ
số nợ (DA), tỷ số nợ ngắn hạn (SDA) và tỷ số nợ dài hạn
(LDA).
Dựa trên các tỷ số tài chính đã được phân tích ở trên, nhóm tác giả đã đưa
ra nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ số Hiệu quả tài chính và các tỷ số tài chính
khác thơng qua phương trình DUPONT. Cụ thể nhóm đã:
Nghiên cứu HQTC nhằm đánh giá sự tăng trưởng
giá trò doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu (ROE). ROE càng
cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu
có hiệu quả và góp phần làm gia tăng giá trò doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu ROE thấp thì doanh nghiệp khó
khăn trong việc thu hút vốn đầu tư đồng thời làm cho
giá trò doanh nghiệp suy giảm. Theo phân tích Dupont, ROE
chòu ảnh hưởng bởi ROS, TAU và DA của doanh nghiệp
được thể hiện trong phương trình sau đây:

Hình 5 và 12 cho thấy, trong giai đoạn 2005-2011,
HQTC được thể hiện qua chỉ tiêu ROE giảm dần qua các
năm. Năm 2006, bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu sử
dụng tạo ra được 0,1024 đồng LNST, đến năm 2011 chỉ
mang lại 0,0158 đồng LNST, giảm khoảng 84,6%. ROE giảm
mạnh là do TAU và ROS giảm dần qua các năm. Năm

2006, bình quân 1 đồng tài sản sử dụng tạo ra được 3,09
đồng doanh thu thuần thì đến năm 2011 chỉ mang lại 1,97
đồng doanh thu thuần giảm khoảng 36,2%; bình quân 1
đồng doanh thu năm 2006 mang lại 0,0156 đồng LNST thì
đến năm 2011 bò lỗ -0,0275 đồng, giảm khoảng 276,1%.
Như vậy, TAU và ROS đã tác động tiêu cực đến
HQTC của các doanh nghiệp CBTS Việt Nam.

Ngồi hai yếu tố TAU và ROS tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp Chế biến thủy sản Việt Nam, nhóm tác giả cũng đề cập đến một
nhân tố khác cũng hết sức quan trọng khác là tình hình vay nợ của doanh nghiệp
có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này. Cụ thể
nhóm tác giả nnghieen cứu đã đưa ra kết quả nghiên cứu sau:


Qua hình 13 cho thấy, trong giai đoạn 2005-2011, DA bình
quân của các doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Năm
2006, DA của các doanh nghiệp là 59,0%, đến năm 2011 là
69,3%, tăng 17,5%. Trong giai đoạn này, lãi suất cho vay của
các ngân hàng biến động theo chiều hướng gia tăng
mạnh, do đó với sự gia tăng nợ vay đã làm cho các doanh
nghiệp CBTS Việt Nam phải chòu một chi phí lãi vay cao dẫn
đến HQTC của các doanh nghiệp CBTS Việt Nam giảm mạnh
từ 10,24% ở năm 2006 xuống còn 1,58% ở năm 2011. Như
vậy, với nợ vay gia tăng cùng với sự gia tăng của lãi
suất cho vay là nhân tố tác động tiêu cực đến HQTC của
các doanh nghiệp ngành CBTS Việt Nam.

Ngồi ra nhóm tác giả nghiên cứu còn phân tích sự khác nhau tỷ số nợ (DA)
của nhóm doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp chưa niêm yết. Kết quả theo

hình 14 cho thấy:
DA bình quân của nhóm doanh nghiệp niêm yết
(55,7%) thấp hơn nhiều so với nhóm DNCNY (61,6%) và bình
quân toàn ngành; ROS của nhóm doanh nghiệp niêm yết
(4,25%) cao hơn rất nhiều so với nhóm DNCNY (0,20%), ROA
của nhóm doanh nghiệp niêm yết thấp hơn so với nhóm
DNCNY. Đây là những nhân tố đã tác động làm cho hiệu
quả tài chính của nhóm doanh nghiệp niêm yết (16,24%)
cao hơn rất nhiều so với nhóm DNCNY (5,93%) và bình quân
toàn ngành (7,92%).

Cuối cùng, nhóm tác giả nghiên cứu còn cho thấy: “Tỷ số tài chính của nhóm
doanh nghiệp có ROE cao hơn và thấp hơn trung bình ngành”
Hình 15 cho thấy nhóm doanh nghiệp có ROE cao có
các chỉ số RC và RS (1,99; 1,59), TAU và SAU (3,02; 4,62) bình
quân cao hơn so với nhóm doanh nghiệp có ROE thấp (1,90;
1,45) và (2,31; 4,29). Nhưng các chỉ số HEBIT và HROA bình
quân, LTA và FTA bình quân, DA và SDA bình quân của
nhóm doanh nghiệp có ROE cao thấp hơn so với nhóm
doanh nghiệp có ROE thấp. Như vậy, nhóm doanh nghiệp
có ROE cao khả năng thanh toán các khoản nợ tốt hơn,
sử dụng tài sản hiệu quả hơn, hoạt động SXKD ít rủi ro
hơn và có tính tự chủ tài chính cao hơn nhóm doanh nghiệp
có ROE thấp. Nói cách khác, THTC của nhóm doanh
nghiệp có ROE cao lành mạnh hơn so với nhóm doanh
nghiệp có ROE thấp.

Qua phân tích thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2011, nhóm tác giả đã rút ra



các kết luận sau:

Thứ nhất, THTC của các doanh nghiệp CBTS Việt
Nam nói chung có mức độ lành mạnh không cao, thể
hiện rõ nét nhất là hiệu quả tài chính (ROE) của các
doanh nghiệp CBTS Việt Nam nói chung rất thấp.
Thứ hai, DA, TAU và ROS là những nhân tố chủ
yếu gây rủi ro và làm giảm HQTC của các doanh
nghiệp CBTS Việt Nam. DA qua các năm làm cho HQTC
giảm qua các năm; TAU và ROS giảm qua các năm làm
cho HQTC giảm qua các năm. Nguyên nhân giảm là do
hầu hết các doanh nghiệp CBTS Việt Nam là doanh
nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về vốn.
Trong cấu trúc nợ chủ yếu là vốn vay ngân hàng, do
đó, với sự biến động lãi suất cho vay trong giai đoạn
2005-2011 có chiều hướng gia tăng mạnh đã làm cho
các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí lãi vay cao,
bên cạnh đó hàng tồn kho nhiều, không tiêu thụ được
dẫn đến hiệu quả càng giảm sút.
Thứ ba, trong nội bộ ngành CBTS Việt Nam, nhóm
doanh nghiệp niêm yết, nhóm doanh nghiệp có ROE cao
có rủi ro hoạt động thấp hơn so với nhóm DNCNY, nhóm
doanh nghiệp có ROE thấp. Nhóm doanh nghiệp niêm
yết có HQTC cao hơn so với nhóm DNCNY là do nhóm
doanh nghiệp niêm yết có DA thấp hơn, TAU và ROS cao
hơn so với nhóm DNCNY.




Thơng qua nghiên cứu thực nghiệm: “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM” của GS.TS. Nguyễn Thị Cành và Hồng Nguyễn Vân Trang,
Khoa Kinh tế, ĐHQG, TP.HCM.
• Mục tiêu của bài nghiên cứu: là trình bày (i) Tổng quan lý thuyết
về đo lường hiệu quả và xây dựng mơ hình định lượng đánh giá tác
động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
thương mại (NHTM); (ii) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đánh
giá các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam và một số hàm ý.
• Phương pháp nghiên cứu áp dụng: là nghiên cứu định lượng qua
mơ hình kinh tế lượng (mơ hình hồi quy).
• Số liệu chạy mơ hình: là số liệu bảng thống kê về kết quả hoạt động
của 8 NHTM lớn tại Việt Nam từ 2003-2008.
• Kết quả nghiên cứu:
Ở bài nghiên cứu này, trước khi đi vào phân tích các nhân tố tác động đến
hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2008, nhóm tác giả đã
đưa ra Tổng quan về lý thuyết và xây dựng mơ hình định lượng (vì lý thuyết đã
được sơ lược qua ở phần đầu nên ở đây nhóm khơng nhắc lại nữa)
Từ tổng quan về lý thuyết và tham khảo các cách tiếp cận khác nhau về


đánh giá hiệu quả tài chính, nhóm tác giả nghiên cứu đưa ra mơ hình thực nghiệm
đo lường hiệu quả của các NHTM:
Lợi nhuận của các NHTM là thước đo quan trọng
giúp ta đánh giá thành quả hoạt động của ngân
hàng, là khâu then chốt trong phân tích vì lợi nhuận tạo
ra tăng trưởng nội tại tác động đến khả năng huy
động vốn bên ngoài và tạo hình ảnh tốt cho ngân
hàng trên thò trường. Lợi nhuận phụ thuộc vào các

khoản thu nhập và chi phí trong kỳ…. Đo lường hiệu quả
hoạt động của ngân hàng được một số nghiên cứu đề
cập qua mô hình kinh tế lượng (Berger và Patti, 2004) như
hàm hiệu quả hoạt động đo bằng lợi nhuận hoạt động
hay hiệu suất lợi nhuận (FFE) phụ thuộc vào các nhân
tố như cấu trúc vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu (VCSH)
trên tổng tài sản – ECAP), và các yếu tố Zi – Các đặc
trưng của ngân hàng như qui mô của ngân hàng, thu
nhập... và yếu tố ngẫu nhiên e. Hàm tổng quát được
viết dưới dạng:
FFEi = F(ECAPi, Zi) +ei
Việc sử dụng ECAPi như là một thước đo nghòch
đảo của đòn bẩy tài chính là chuẩn mực trong nghiên
cứu ngân hàng bởi có sự quan tâm điều tiết đối với
tỷ lệ vốn. Từ mô hình tổng quát trên, thay thế cho
hàm hiệu quả hoạt động đo bằng hiệu suất lợi nhuận
(FFE) của Berger và Patti, chúng tôi áp dụng hàm hiệu
quả cho các NHTM trong điều kiện Việt Nam bằng thước
đo lợi nhuận kế toán và tỷ suất lợi nhuận của ngân
hàng với lý do đo hiệu suất lợi nhuận rất khó thực
hiện tại Việt Nam. Mô hình kinh tế lượng qua các hàm
hồi qui được xây dựng dưới đây đơn giản hơn, nhưng các
biến độc lập là các đặc trưng của NHTM.
Ở đây sẽ có hai trường hợp đo lường các biến
theo giá trò tuyệt đối về kết quả hoạt động, và đo
lường các biến qua các tỷ số tài chính. Cụ thể là:
Trong trường hợp thứ nhất, biến phụ thuộc là
tổng lợi nhuận, hoạt động ký hiệu là Y sẽ phụ thuộc
vào:
(1) Tổng tài sản – ký hiệu là X1

(2) VCSH – ký hiệu là X2
(3) Hệ số an toàn vốn CAR – ký hiệu là X3;
(4) Tổng thu nhập lãi thuần hay doanh thu ký
hiệu là X4;
(5) Tổng chi phí – ký hiệu là X5
Trong trường hợp thứ hai, hiệu quả đo lường qua
hiệu suất lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản ROA, ta ký hiệu ROA là Y sẽ phụ thuộc vào:
(1) Cấu trúc vốn (VCSH/tổng tài sản) – ký


hiệu là X1
(2) Năng lực quản trò thể hiện qua tỷ lệ chi
phí – thu nhập – ký hiệu là X2
(3) Hệ số an toàn vốn CAR – ký hiệu là X3
Ta có mô hình toán tổng quát: Y=F (Xi)

Các gỉa thuyết nghiên cứu mà nhóm tác giả đưa ra gồm:
Đối với trường hợp thứ nhất: các biến độc lập và phụ thuộc đo
lường bằng giá trị tuyệt đối – quy mơ các chỉ số (trừ hệ số an tồn vốn – CAR).
Biến tổng tài sản của NHTM thể hiện là các tài sản tài chính chủ yếu là các tài sản
trong hoạt động tín dụng, một số dịch vụ và hoạt động đầu tư tài chính mới có sau
này. Tổng tài sản cũng thể hiện quy mơ của một ngân hàng. Trong các giả thuyết
đặt ra, nhóm tác giả giả định rằng chất lượng quản trị của các NHTM Việt Nam đã
được cải thiện và vì vậy việc gia tăng tổng tài sản sẽ làm tăng tương ứng tổng lợi
nhuận hoạt động. Giả thuyết ở đây là:
Giả thuyết 1: Qui mô tổng tài sản có quan hệ
đồng biến với lợi nhuận hoạt động của các NHTM Việt Nam;
Giả thuyết 2: Qui mô VCSH cũng có quan hệ đồng
biến với lợi nhuận, có nghóa là qui mô VCSH càng lớn

lợi nhuận càng cao
Giả thuyết 3: Hệ số CAR (Hệ số an toàn vốn –
CAR đo lường qua tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản
rủi ro. Hiện nay NHNN Việt Nam đã đưa mức giám sát
hệ số an toàn vốn của các NHTM là CAR > 8% và hầu
hết các NHTM đã phải đạt chỉ số này. Số liệu khảo
sát thực tế, số liệu báo cáo của NHNN cũng cho thấy
điều này) có quan hệ nghòch biến với lợi nhuận hoạt
động
Giả thuyết 4: Liệu thu nhập lãi thuần hay doanh thu
cao có tạo ra lợi nhuận cao hay không? Yếu tố chi phí có
tác động trực tiếp đến lợi nhuận suy ra từ công thức
tính lợi nhuận (lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí), tuy
nhiên, mức độ tác động như thế nào, chúng tôi muốn
đưa biến chi phí vào mô hình hồi qui đa biến để xem xét
mức độ tác động của từng nhân tố, từng biến trong
mô hình.
Từ các lập luận và giả thuyết trên, mô hình lý
thuyết xây dựng cho trường hợp thứ nhất sử dụng các biến
đo chỉ số tuyệt đối thể hiện qui mô của các biến thể
hiện qua sơ đồ 1 dưới đây:

Đối với trường hợp thứ hai: hiệu quả đo lường qua hiệu suất lợi nhuận
hay tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA. Lý thuyết về tài chính hoặc mơ hình
Dupont cũng chỉ ra rằng ROA có quan hệ với cấu trúc vốn. Tuy nhiên ở đây cũng
có thể có hai khả năng, nếu sử dụng vốn vay tốt, chất lượng tài sản tốt sẽ tạo ra
ROA cao. Tuy nhiên, như đã nêu, nếu tài sản tăng mà vốn chủ sở hữu tăng chậm
hơn, trong khi quản trị kém sẽ khó tạo ra lợi nhuận cao. Vậy các giả thuyết được



nhóm tác giả đưa ra như thế nào?
Giả thuyết 1: Liệu tăng tỷ trọng VCSH trên tổng tài sản có làm tỷ suất lợi
nhuận ROA của các NHTM Việt Nam tăng?
Giả thuyết 2: Khả năng quản trị kém thể hiện qua tỷ lệ chi phí – thu nhập
cao sẽ làm cho ROA giảm.
Giả thuyết 3: Hệ số CAR có quan hệ nghịch biến với ROA
Từ các câu hỏi và giả thuyết trên, nhóm tác giả đã xây dựng mơ hình trong trường
hợp hai được mơ tả qua sơ đồ 2 dưới đây:


Số liệu chạy mơ hình và kết quả nghiên cứu:
Đối với trường hợp 1:

Số liệu thu thập cho mô hình trên gồm lợi nhuận (biến
phụ thuộc Y=LN), các biến độc lập là tổng tài sản
(X1=TTS), VCSH (X2=VCSH), hệ số an toàn vốn (X3=CAR), tổng
doanh thu hay tổng thu nhập (X4=DT), tổng chi phí (X5=CP). Số
liệu thu thập theo chuỗi thời gian 6 năm (2003 – 2008) của 8
NHTM gồm VCB, AGRIBANK, BIDV, VIETINBANK, ACB, STB,
TECHCOMBANK, EXIMBANK. Tổng số biến là 6 biến, số quan sát
là 48 (8 ngân hàng x 6 năm).
Thể hiện mối quan hệ là phần trăm nên ở đây nhom
tac gia dùng hàm Log. Chạy mô hình Log mối quan hệ giữa lợi
nhuận Y và các biến Tổng tài sản – X1, Tổng VCSH – X2, Hệ
số CAR – X3, Tổng thu nhập – X4 và Tổng chi phí – X5. Số liệu
chạy trên chương trình Eviews cho kết quả bảng kết quảđược
tóm lược qua bảng dưới đây:

Nhóm tác giả đưa ra kết quả sau:


Kết quả bảng trên cho thấy tất cả các biến độc
lập đều có ý nghóa thống kê, có p<0,05 và hệ số
tương quan R khá cao, R2 điều chỉnh bằng 92% cho thấy
việc tăng, giảm lợi nhuận của hoạt động ngân hàng
là do biến động các yếu tố tổng tài sản, VCSH, hệ
số an toàn vốn CAR, tổng thu nhập và tổng chi phí tác
động. Tuy nhiên, trong số 5 nhân tố xem xét thì chỉ có
2 nhân tố tác động dương đó là VCSH và tổng thu
tổng doanh thu từ các hoạt động tín dụng, hoạt động huy
động vốn (thu nhập chênh lệch lãi suất) và các dòch
vụ, đầu tư của ngân hàng. Các nhân tố tác động
nghòch biến gồm tổng tài sản, hệ số an toàn vốn và
tổng chi phí. Điều tất yếu là tăng chi phí sẽ làm giảm
lợi nhuận, nhưng vì sao tăng tổng tài sản và nâng cao
hệ số an toàn vốn CAR thì lợi nhuận lại giảm từ kết
quả mô hình? Số liệu đầu vào thu thập thực tế từ
các NHTM Việt Nam cũng nhận thấy rằng, những ngân
hàng có qui mô lớn hiệu suất lợi nhuận không cao –
đây là một thực tế cho thấy qui mô tổng tài sản tác


động nghòch đến hiệu suất hay biến thiên lợi nhuận.
Chỉ số CAR – hệ số an toàn vốn của các ngân hàng
khảo sát đều đạt chuẩn trên 8% theo qui đònh. Hệ số
CAR càng cao cho thấy rủi ro thấp. Những công cụ tài
chính có rủi ro thấp thường lợi nhuận không cao. Như
vậy kết quả mô hình cũng phù hợp với lập luận và
giả thuyết của mô hình. Mô hình hồi qui đa biến thể
hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và các nhân tố về
qui mô tài sản, VCSH, hệ số CAR, tổng thu nhập hay

doanh thu, tổng chi phí từ kết quả nghiên cứu thực
nghiệm cho các NHTM Việt Nam có dạng sau:
LN=ßâ0+ ßâ1TTS+ ß2VCSH+ ß3CAR+ ß4DT+
ß5CP
Mô hình trên giải thích, khi các yếu tố khác
không đổi tăng VCSH lên 1% sẽ tác động làm cho lợi
nhuận tăng lên 0,73% và khi các yếu tố khác không
đổi, tổng thu nhập (doanh thu) tăng lên 1% sẽ làm cho
lợi nhuận tăng lên 3,68%, nhưng khi các yếu tố khác
không đổi nếu tăng tổng tài sản lên 1% sẽ làm
giảm lợi nhuận 1,09%, khi các yếu tố khác không đổi
nếu tăng hệ số CAR lên 1% sẽ làm giảm lợi nhuận
0,889%, và khi các yếu tố khác không đổi nếu tăng
chi phí lên 1% sẽ làm giảm lợi nhuận xuống 2,297%.

Kiểm định các giả thuyết của mơ hình 1:

Kiểm đònh giả thuyết H1: Qui mô tổng tài sản có quan
hệ đồng biến với lợi nhuận hoạt động của các NHTM Việt
Nam. Kết quả mô hình cho thấy qui mô tài sản giả thuyết H1
bò bác bỏ. Ngay từ khi xây dựng giả thuyết này ở phần lý
thuyết tác giả đã lập luận, nếu quản trò ngân hàng tốt thì
ủng hộ giả thuyết H1 quan hệ đồng biến giữa tổng tài sản
(TTS) và lợi nhuận (LN). Kết quả bác bỏ giả thuyết này, có
nghóa quan hệ nghòch biến thể hiện quản trò ngân hàng Việt
Nam hiện là yếu kém.
Kiểm đònh giả thuyết H2: Qui mô VCSH cũng có quan hệ
đồng biến với lợi nhuận, có nghóa là qui mô VCSH càng lớn
lợi nhuận càng cao. Kết quả mô hình trên đã ủng hộ giả
thuyết 2-VCSH có tác động dương đến lợi nhuận.

Kiểm đònh giả thuyết H3: Hệ số CAR có quan hệ nghòch
biến với lợi nhuận hoạt động. Kết quả mô hình cũng ủng
hộ giả thuyết H3.
Kiểm đònh giả thuyết H4 và H5: Doanh thu hay thu nhập
lãi thuần có quan hệ đồng biến với lợi nhuận. Chi phí có
quan hệ nghòch biến với lợi nhuận. Kết quả mô hình thực
nghiệm cho thấy hai yếu tố tổng doanh thu và tổng chi phí có
tác động mạnh đến lợi nhuận, và các tác động của hai
nhân tố này là ngược chiều. Tuy nhiên, tăng qui mô doanh


thu sẽ có tác động tăng lợi nhuận mạnh hơn là giảm chi phí.
Kết quả này ủng hộ giả thuyết H4 và H5.



Đối với trường hợp 2:

Để cho kết quả phản ánh chính xác hơn ta đưa các biến
về dạng hệ số-các tỷ số tài chính thể hiện suất sinh lời
trên tổng tài sản ROA=Y là biến phụ thuộc, VCSH trên tổng
tài sản là biến cơ cấu vốn ký hiệu CCV=X1, Tỷ lệ chi phí
trên thu nhập (CP/TN)=X2, Hệ số an toàn vốn CAR = X3 là
vốn tự có trên tài sản rủi ro (thể hiện trường hợp 2 của
mô hình lý thuyết nêu trên).
Số liệu thu thập cho trường hợp hai cũng tương tự trường
hợp một là lấy chuỗi thời gian 6 năm cho 8 ngân hàng nêu
trên. Từ số liệu gốc ta tính các hệ số suất sinh lời trên
tổng tài sản ROA, VCSH trên tổng tài sản là biến cấu trúc
vốn (CTV), Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CP/TN), Hệ số an toàn

vốn CAR. Cũng tương tự như trường hợp một, để cho kết quả
thể hiện mối quan hệ % nhom tac gia chuyển số liệu về dạng
Log. Chạy mô hình Log ba biến (Cấu trúc vốn=X1, Tỷ lệ Chi
phí/Thu nhập =X2, Hệ số CAR = X3) trên Eviews cho kết quả sau:
Theo kết quả phụ lục 2 và bảng trên cho thấy các
biến đều có ý nghóa thống kê, p<0,05, hệ số tng quan
khá cao, R2 hiệu chỉnh gần bằng 0,8 chứng tỏ việc biến
động tỷ suất lợi nhuận ROA của các NHTM có tới 80%
được giải thích bởi các yếu tố là cấu trúc vốn, hệ số
an toàn vốn và tỷ lệ= chi phí – thu nhập. Mô hình hồi quy
đa biến từ kết quả trên có thể viết như sau:
ROA= ß0 + ß1CTV + ß2CP/TN + ß3CAR
Mô hình thực nghiệm cho thấy cấu trúc vốn có tác
động thuận đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA, trong khi tỷ lệ chi phí-thu nhập và hệ số an toàn vốn
CAR có tác động nghòch đến ROA. Mô hình các biến tỷ
lệ cũng khá tương đồng với mô hình các biến quy mô.
Theo đó tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản tăng sẽ làm cho
ROA tăng, ngược lại tỷ lệ chi phí – thu nhập cao sẽ làm cho
tỷ suất lợi nhuận ROA giảm và tỷ số vốn trên tài sản
rủi ro cao tức hệ số an toàn cao, rủi ro thấp cũng làm
cho tỷ suất sinh lời giảm, nhưng giảm trong trường hợp
này lại có tác động tích cực (hy sinh lợi nhuận để phát
triển bền vững). Kết quả mô hình giải thích rằng khi các
yếu tố khác không đổi cấu trúc vốn (tỷ lệ VCSH trên
tổng tài sản) tăng lên 1% sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận
ROA tăng lên 0,563%, ngược lại, khi các yếu tố khác
không đổi tỷ lệ chi phí – thu nhập tăng lên 1%, sẽ làm
tỷ suất lợi nhuận ROA giảm 2,09%, và khi hệ số an toàn
vốn CAR tăng lên 1% sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận ROA



giảm là 0,585%.

Kiểm định các giả thuyết:

– Với giả thuyết H1: Tỷ trọng VCSH trên tổng tài sản có
quan hệ đồng biến với lợi nhuận hoạt động của các NHTM
Việt Nam-Kết quả mô hình ủng hộ giả thuyết H1-tức cấu
trúc vốn có tác động dương và tác động tương đối mạnh
đến ROA.
– Giả thuyết H2: Tỷ lệ chi phí-thu nhập có quan hệ nghòch
biến với ROA. Kết quả mô hình
ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết này, với mức tác động nghòch
quá cao. Điều này cho thấy yếu tố về năng lực quản trò
của các NHTM nghiên cứu là kém.
– Giả thuyết H3: Hệ số CAR có quan hệ nghòch biến với ROA.
Kết quả mô hình trên cho thấy CAR tỷ lệ nghòch với ROA –
kết quả này ủng hộ giả thuyết H3.
2/ Nghiên cứu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN PHI TÀI CHÍNH
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của Nhiên cứu là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của cty từ đó đưa ra một số gợi ý đối với các nhà quản trị để nâng cao hiệu quả tài
chính
2.4 PP nghiên cứu
2.4.1: Dữ liệu sử dụng:
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 230 cơng ty CP phi tài chính niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khốn TP.HCM giai đoạn 2011-2013 trong 14 ngành.

2.4.2 Đo lường các biến nghiên cứu Các biến trong nghiên cứu này được lựa chọn
dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây. Cụ thể: - Cấu trúc tài chính
được đo lường thơng qua chỉ tiêu tỉ suất nợ (bằng nợ phải trả trên tổng tài sản). Hiệu quả hoạt động tài chính: được đo lường dựa thơng qua chỉ tiêu tỉ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, do số liệu của chỉ tiêu ROE
khơng theo phân phối chuẩn nên được chuyển đổi sử dụng hàm logarit. - Hiệu quả
hoạt động kinh doanh: được đo lường thơng qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA). Số liệu của chỉ tiêu này cũng khơng theo phân phối chuẩn nên được
chuyển đổi sử dụng hàm logarit. - Rủi ro kinh doanh được đo lường thơng qua độ
lệch chuẩn của lợi nhuận. Số liệu của chỉ tiêu này khơng theo phân phối chuẩn nên
đã được chuyển đổi sử dụng hàm logarit. - Cấu trúc tài sản được đo lường bằng tỉ lệ
giữa tài sản dài hạn trên tổng tài sản. - Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo
lường thơng qua tốc độ tăng của doanh thu. - Qui mơ của doanh nghiệp được đo


lường thông qua doanh thu. Số liệu của chỉ tiêu này không phân phối chuẩn nên
được chuyển đổi sử dụng hàm logarit.
2.4.2 PP nghiên cứu
PP phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp tỷ số (để tính
toán các tỷ số đo lường hiệu quả tài chính ROE,ROA và các tỷ số đo lường các
nhân tố tác động như khả năng thanh toán QR,CR, năng lực ban quản lee MC, chu
kỳ SXKD BS, đòn bẩy tài chính DFL và tỷ lệ vốn NN State và phương pháp phân
tích thống kê để kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, bài
báo sử dụng các phương pháp thống kê mọ tả, ma trận tương quan Pearson, kiểm
tra hiện tượng tự tương quan, kiểm tra đa cộng tuyến và sử dụng phương pháp hồi
quy bội.
2.4.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu:
Mô hình lý thuyết đưa ra là:
-

Các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:


+ Hiệu quả tài chính: mục tiêu cuối cùng của nhà QTTC là tối đa hóa lợi ích của
CSH do đó sau khi kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, nhóm tác giả kiểm tra
tác động của ROA lên ROE.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn: cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H01: Khả năng TTNH không tác động đến hiệu quả tài chính
H11: Khả năng TTNH tác động đến hiệu quả tài chính
+ Đòn bẩy tài chính: cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H02 :Đòn bẩy tài chính không tác động đến hiệu quả tài chính
H12 :Đòn bẩy tài chính tác động đến hiệu quả tài chính
+ Quy mô cty: cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H03: Quy mô cty không tác động đến hiệu quả tài chính
H13: Quy mô cty tác động đến hiệu quả tài chính
+ Chu kỳ SXKD của cty: cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H04 : Chu kỳ SXKD của cty không tác động đến hiệu quả tài chính
H14 Chu kỳ SXKD của cty tác động đến hiệu quả tài chính
+ Tỷ lệ vốn nhà nước : cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H05 : Tỷ lệ vốn nhà nước không tác động đến hiệu quả tài chính
H15: Tỷ lệ vốn nhà nước tác động đến hiệu quả tài chính
+ Ngành: cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H06: Ngành không tác động đến hiệu quả tài chính
H16: Ngành tác động đến hiệu quả tài chính


+ Tỷ số năng lực và quản lý: cặp giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là
H07: Tỷ số năng lực và quản lý không tác động đến hiệu quả tài chính
H17: Tỷ số năng lực và quản lý tác động đến hiệu quả tài chính
2.4.4 Kết quả nghiên cứu và phân tích dữ liệu:
+ Thống kê mô tả:
Tỷ lệ sở hữu vốn NN trung bình khoảng 22,4%, quy mô cty trung bình 2.368.359

trđ, khả năng thanh toán trung bình khoảng 2,91 lần, mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính trung bình là 0,45 lần, tỳ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) trung bình là 9%
trong 3 năm và ROE trung bình là 16,14%, chu kỳ SXKD trung bình khoảng 352
ngày, tỷ số năng lực quản lee trung bình khoảng 12985,67 trđ, khả năng than toán
nhanh đạt mức trung bình 2,19 lần.
+ Kiểm tra tương quan (Bảng 2):
Qua phân tích Bảng 2, có thể nhận thấy các biến số chu kỳ SXKD, đòn bẩy tài
chính, tỷ số năng lực quản lý có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính ROA,
trong đó BS và DFL có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính, còn MC có tác
động cùng chiều đến hiệu quả tài chính.
+ Kiểm tra phân phối chuẩn (Bảng 3): các biến đều tuân theo quy luật phân phối
chuẩn
+ Kiểm tra đa công tuyến (Bảng 4): Theo Bảng 4 có thể nhận thấy rằng hệ số
Torelance biến thiên từ 0,234 đến 0,972 và hệ số VIF biến thiên từ 1,029 đến 4,268
nên trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
+ Kiểm tra sự tương quan (Bảng 5): qua dữ liệu kiểm định Durbin-Watson trên
SPSS có hệ số D= 1,844 nên trong mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
+ Hồi quy bội
Kiểm định sự phù hợp của mô hình ROA: Với R-Square= 0,964 tức là các biến độc
lập trong mô hình giải thích được 96,4% sự thay đổi của hiệu quả tài chính. Mặt
khác thông qua kiểm định ANOVA về sự phù hợp của m ô hình có thể nhận thấy mô
hình hoàn toàn phù hợp để xem xét sự tác động của các biến độc lập đến hiệu quả
tài chính với mức p-Value<5%.
Mô hình và giải thích ý ngĩa của mô hình ROA


Kết quả hồi quy ở Bảng 6 cho thấy hầu hết các biến đều có ảnh hưởng đáng kể đến
hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa 10% trừ 2 biến số ngành và số năm hoạt động
không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Sự tác động của biến độc lập đến
hiệu quả tài chính được giải thích thông qua các hệ số hồi quy:

-

Tỷ lệ vốn NN: Với p-Value=8,6%<10% tức là tỷ lệ vốn NN có tác động đến
hiệu quả tài chính và có tác động ngược chiều với mức ý nghĩa 10%.

-

Quy mô cty: với mức ý nghĩa p-Value rất nhỏ và nhỏ hơn 5% nghĩa là đủ khả
năng để bác bỏ giả thuyết H0. Mặt khác, quy mô công ty có tác động ngược
chiều đến hiệu quả tài chính, nghĩa là quy mô cty càng lớn thì hiệu quả tài
chính càng thấp

-

Đòn bẩy tài chính: mức ý nghĩa thốn kê có tác động âm đến hiệu quả tài
chính. Theo lee thuyết về sự đánh đổi khi sử dụng nợ ở mức tối ưu hóa thì
sẽ cân bằng được lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ nên sử dụng nợ ở
một mức độ nhất định sẽ làm gia tăng hiệu quả tài chính. Mặc dù vậy khi sử
dụng nợ càng nhiều thì rủi ro tài chính gia tăng và những chi phí do áp lực tài
chính gia tăng dẫn đến tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính.

-

Tỷ số năng lực của ban quản lý: p-value<5% tức là năng lực của ban quản lý
có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của công ty. Tỷ số năng lực của
ban quản lý tác động dương đến hiệu quả tài chính hay nói cách khác năng
lực quản lý tác động và ảnh hưởng đến sự thành công của các công ty

-


Chu kỳ SXKD và khả năng thanh toán đều tác động âm đến hiệu quả tài
chính và có ý nghã thống kê ở mức 10%. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý
thuyết: 1 công ty quản lý 2 loại TS lưu động là HTK và KPT khách hàng tốt
khiến cho HTK và KPT khách hàng quay vòng nhanh hơn sẽ giúp cty rút
ngắn chu kỳ SXKD. Từ đó, cty sẽ tiết kiệm các chi phí đầu tư HTK và chi phí
quản lý phải thu khách hàng và tăng lợi nhuận. Mặt khác nếu cty duy trì
KNTTNH thấp tức là tận dụng nợ ngắn hạn để đầu tu. Vì vậy, chi phí tài
chính thấp và lợi nhuận cao.

+ Mô hình hồi quy ROE và ROA:
Qua Bảng 7 có thể nhận thấy rằng ROA có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lời
VCSH và thu nhập trên một CP thường với p-value<5%. Hơn nữa, R-Square=0,634
có nghĩa là ROA giải thích được 63,4% sự thay đổi của ROE. Bên cạnh đó, hê số
của ROA dương chứng tỏ rằng khi ROA tăng sẽ đóng góp vào việc tăng ROE.
=>Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng State, Size, DFL,BS, MC và QR có tác động
đáng kể đến hiệu quả tài chính. Trong đó, State, DFL,BS,QR có tác động âm đến


hiệu quả tài chính hay các công ty muốn gia tăng hiệu quả tài chính cần cố gắng rút
ngắn chu kỳ SXKD bằng cách quản lee HTK và KPT hiệu quả hơn, rút ngắn thờ gian
quay vòng của 2 loại TS ngắn hạn này. Hơn nữa, cần tập trung duy trì khả năng
thanh toán nhanh phù hợp, không nên để các TS có tính thanh khoản cao và KPT
khách hàng ở mức quá lớn so với nợ ngắn hạn làm tăng chi phí cơ hội và giảm hiệu
quả tài chính. Hơn nữa, để tăng hiệu quả tài chính các cty cần chú trọng vào năng
lực của ban quản lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ dương giũa ROA
và ROE hay để tăng tỷ suất sinh lời VCSH các công ty cần áp dụng các biện pháp
để gia tăng khả nâng tạo lợi nhuận của TS đầu tư.

Từ bài nghiên cứu: “ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN PHI TÀI

CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” nhóm rút ra các nhân tố tác động đến Hiệu quả tài chính:

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính mà nhóm tác giả này đưa ra là:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả tài chính (ROA) của các công ty bị ảnh
hưởng đáng kể bởi tỷ lệ vốn nhà nước, đòn bẩy tài chính, năng lực quản lý, quy
mô công ty, khả năng thanh toán nhanh và chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty.
. Trong đó, State, DFL,BS,QR có tác động âm đến hiệu quả tài chính hay các công
ty muốn gia tăng hiệu quả tài chính cần cố gắng rút ngắn chu kỳ SXKD bằng cách
quản lee HTK và KPT hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian quay vòng của 2 loại TS
ngắn hạn này. Hơn nữa, cần tập trung duy trì khả năng thanh toán nhanh phù hợp,
không nên để các TS có tính thanh khoản cao và KPT khách hàng ở mức quá lớn
so với nợ ngắn hạn làm tăng chi phí cơ hội và giảm hiệu quả tài chính. Hơn nữa, để
tăng hiệu quả tài chính các cty cần chú trọng vào năng lực của ban quản lý. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ dương giũa ROA và ROE hay để tăng tỷ suất
sinh lời VCSH các công ty cần áp dụng các biện pháp để gia tăng khả nâng tạo lợi
nhuận của TS đầu tư.



×