Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìmhiểu mộtsố nhà máy Ximăng,Phụ gia khoáng,Phụ gia hóa hoặc các cơ sở sản xuất Vật liệu kết dính vô cơ, Vật liệu kết dính hữu cơ, Phụ gia hóa trong Tỉnh, Thành phố thuộc quê quán của mình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.52 KB, 27 trang )

Trường Đại Học Thủy Lợi

BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỀ TÀI MÔN
VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Sinh viên :

Vũ Xuân Chung

Mã sv

:

1451130053

Lớp

:

56GT - Đ1

SĐT

:

01647114828

Quê quán :

Nam Dương - Nam Trực - Nam Định



Đề bài 1: Tìm hiểu về một số nhà máy Xi măng, Phụ gia khoáng,
Phụ gia hóa; hoặc các cơ sở sản xuất Vật liệu kết dính vô cơ, Vật
liệu kết dính hữu cơ, Phụ gia hóa trong Tỉnh, Thành phố thuộc quê
quán của mình.
Báo cáo
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy
hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực,
Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển
nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các
ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng;
có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế
tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công
nghiệp dệt may,công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền
thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên
ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định là một trong những
trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ của cả nước và trung tâm thương mại
- dịch vụ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
TP Nam Định là đô thị lớn thứ ba trên toàn miền Bắc chỉ sau Hà Nội và Hải
Phòng từ xưa đến nay.

I- CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GRANIT NAM ĐỊNH
1. Giới thiệu về công ty CP Gạch Granit Nam Định
2. Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần GẠCH GRANIT NAM ĐỊNH.
Tên giao dịch: NAM DINH GRANITE TILE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VID.JSC



Địa chỉ: Lô D4 - D5 Đường 10, Khu công nghiệp Hòa Xá - Tp.Nam Định - Tỉnh
Nam Định
Điện thoại: 03503.847.872 - Fax: 03503.847.871
Website:
Email:
MST: 0600409115
STK: 13001010003034 - Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN - CN.Nam Định

Hình ảnh : Địa chỉ công ty cổ phần gạch Granite Nam Định
Là một trong ít nhà sản xuất gạch Granit đa dạng chủng loại, mẫu mã, kích
thước….thích hợp và làm đẹp cho mọi công trình. Sản phẩm Granit VID được
sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ của Italia. Với đội ngũ
CBCNV giàu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, hệ thống phân phối sản phẩm
rộng khắp có tính chọn lọc sẽ luôn là sự lựa chọn của khách hàng.Sản phẩm đa
dạng tạo sự thoả mãn và phù hợp với nhiều loại công trình từ sự trang nhã đến vẻ
đẹp sang trọng có tính thẩm mỹ cao.


Hình ảnh : một số mẫu gạch Garanit Nam Định
Thị trường chính được xác định là trong nước. Lấy thị trường trong nước làm nền
tảng vững chắc sau đó hướng đến xuất khẩu. Phấn đấu từng bước đạt giá trị xuất
khẩu 50%. Hiện nay công ty đã xuất khẩu một đơn hàng trị giá 25.000 USD sang
Thái Lan được đối tác đánh giá cao. Đến nay, mỗi tháng Công ty đạt được trên 16
tỷ đồng doanh thu và đang có xu hướng tăng dần.Nhạy bén với thị trường, nhanh
chóng chuyển đổi cung cách làm ăn, Công ty CP Gạch Granit Nam Định đã thoát
khỏi những yếu kém, trì trệ trước đây. Từ trong khó khăn, Công ty đang cố gắng
bảo toàn và phát triển đồng vốn, tạo việc làm, ổn định đời sống với mức thu nhập
từ 3 - 15 triệu đồng/người/tháng cho gần 200 lao động.Có thể nói, giành được
chỗ đứng trong thị trường cung ứng nguồn vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản

phẩm gạch granite cao cấp, công ty đã phải vượt qua bao thử thách. Thời gian tới,
Công ty quyết định tiếp tục đầu tư dự án 2 triệu m2 sản phẩm gạch granite cao
cấp, mài bóng nano, đưa tổng công suất NM lên 3,5 triệu m2 sản phẩm/năm. Đó
chính là những nền tảng để công ty vươn lên khẳng định vị thế hàng đầu trong
sản xuất kinh doanh.
Nghành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất, kinh doanh gạch ốp lát granite, ceramic, gạch cotto các sản phẩm
gốm sứ các
+ Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến về vật liệu xây dựng và
các lĩnh vực khác.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị, công nghệ sản
xuất vật liệu xây dựng.
+ Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ thương mại du lịch và các dịch vụ
khác.
+ Kinh doanh các nghành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Công ty được phép hoạt động theo nghành nghề đăng ký kinh doanh, trên lãnh
thổ Việt Nam và nước ngoài.


2. Nhà máy sản xuất Gạch Granite Nam Định
a. Dây chuyền công nghệ sản xuất, công đoạn sản xuất gạch của nhà máy?
Sản xuất các loại gạch Granite trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Italy:

Hình ảnh : Dây chuyền sản xuất gạch Granite
Các loại nguyên liệu như: Đất sét (TB11); Cao lanh (TB22); Fenspat (TB4b và
TB41); Đôlômít (TB7); Ôxít ma nhê (TB31) được nhập về xưởng và được chứa
riêng từng loại nguyên liệu một. Theo bài phối liệu đã được tính toán sẵn có tỷ lệ
% của từng loại nguyên liệu một. Những phần trăm này được cân theo đúng tỷ lệ
bằng cân bán tự động rồi được chuyển vào băng tải tự động, từ đây băng tải đưa
nguyên liệu vào máy nghiền bi sứ. Theo bài phối liệu ta bổ sung thêm nước vào

máy nghiền sao cho bài phối liệu có khoảng 34 đến 35,5% nước đồng thời cho


thêm chất điện giải (thường là Na2P5O10) để làm tăng độ nhớt của hồ nhỏ hơn
25s. Phối liệu được nghiền trong khoảng thời gian từ 12 đến 13 giờ để đạt được
độ mịn của cỡ hạt khi kiểm tra còn sót lại trên sàng một van lỗ/cm2 là nhỏ hơn
2% và tỷ trọng của hồ từ 1600 đến 1690kg/cm3 hồ đã đạt tiêu chuẩn được tháo
xuống bể chứa có khuấy. Từ đây hồ được soi màng đưa đến sàng rung để lọc tạp
chất cặn bẩn, tiếp theo được đi qua bộ phận lọc sắt (khử từ) rồi được chảy xuống
bể chứa trung gian. Từ bể chứa trung gian hồ được bơm pít tông đẩy lên lò sấy
phun, hồ được sấy chuyển thành dạng bột có cỡ hạt khác nhau và có độ ẩm từ 4,5
đến 5,5%. Bột sau khi sấy phun được tháo xuống băng tải qua sàng đi đến két
chứa đơn màu, tại đây bột được ủ lại trong thời gian khoảng 8h để cho độ ẩm của
bột được đồng nhất. Từ đây nếu muốn tạo ra sản phẩm đơn màu thì ta điều khiển
cho bột Silô đơn màu xuống băng tải và được băng tải chuyển đến thùng chứa dự
trữ rồi vào xe xúc đổ bột và đưa vào không ép để ép tạo hình. Còn muốn tạo ra
sản phẩm gạch đa màu thì ta định lượng các loại bột đơn màu bằng máy trộn làm
nhiệm vụ trộn đều các loại bột đơn màu này với nhau sau đó nhờ băng tải và gầu
tải đưa bột đa màu vào silô đa màu. Bột từ Silô đa màu lại được tháo xuống băng
tải ra thùng dự trữ vào xe xúc đổ bột vào khuôn và được ép thành mộc. Mộc sau
khi ép xong được thổi sạch bụi và tiếp tục được đưa đi sấy trong lò sấy đứng để
tăng cường độ mộc
Để có men cần phải gia công men như sau: Các loại nguyên liệu men được
cân định lượng theo đúng tỷ lệ mà bài phối liệu men yêu cầu rồi được đổ máy
nghiền bi 2,4m3 đuợc nghiền trong khoảng 3h khi men đạt tiêu chuẩn thì được
tháo xuống bể chứa có khuấy (trước khi xuống bể chứa men được lọc qua sàng
rung và được lọc sắt qua bộ khử từ) từ bể chứa này men được lọc qua sàng rung
và được lọc sắt qua bộ khử từ (từ bể chứa này men được đưa đi tráng men. Sau
khi được phun lớp chống dính mộc được bộ phận nạp tải vào xe goòng, nhờ hệ
thống xe phà mộc được đưa vào lò Tuynel (trước khi vào sấy mộc được thổi sạch

bụi) để sấy bớt độ ẩm của mộc do quá trình tráng men, phun lớp chống dính, do
độ ẩm của môi trường thấm vào để đảm bảo cho khi vào lò nung độ ẩm của mộc
phải <0,5% Mộc sau khi sấy Tuynel được bộ phận dỡ tải chuyển sang dàn con lăn
và mộc được dàn con lăn đưa qua thiết bị làm sạch và đi vào lò nung.
Sản phẩm sau khi nung được đưa qua các thiết bị phân loại (thiết bị kiểm tra
độ bền cơ học, kiểm tra kích thước, độ cong vênh). Những sản phẩm đạt yêu cầu,
được đưa đi đóng gói và nhập vào kho. Những sản phẩm có độ sai lệch về kích
thước hoặc rỗ bề mặc còn khả năng gia công được, lại được đưa đi mài vát cạnh,
mài bóng sau đó được đưa đi lấy và phân loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn được đưa
đi đóng gói, nhập kho, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ loại bỏ .
b. Nguyên liệu đầu vào của nhà máy sản xuất gạch Granite
Đất sét trắng TB11; Cao lanh TB22; Felspard TB4B ; Felspard TB41;Felspard
TB34; Đôlômit TB7 ; Ôxit magie TB37 ; Bột kẽm TB36; Bột đá vôi TB10 ; Chất
màu ; Chất điện giải ; Nước ; Thạch anh TB2 .


Nguyên liệu sau khi khai thác được tập trung tại kho, bãi chứa, sau được
nghiền nhỏ trộn đều trước khi đóng vào bao. Các bao nguyên liệu phải được bảo
quản trong kho trước khi đưa về nhà máy. Các yêu cầu đối với bột nguyên liệu
trước khi đóng vào bao: phải đảm bảo tính ổn định về thành phần hoá, đồng đều
về màu sắc, cỡ hạt, độ ẩm nằm trong giới hạn.
c. Các loại gạch sản xuất được tại nhà máy gạch Granite:
- Gạch cotto CT 3.01 - 300x300: Giá thành: A1: 96.000VND/m2, A2:
86.600VND/m2
- Gạch cotto CT 4.01 - 400x400: Giá thành: A1: 130.000VND/m2 , A2:
86.900VND/m2
- Gạch granite M 4.01 - 400x400
- Gạch granite M 4.10 - 400x400
- Gạch granite M 5.01 - 500x500
- Gạch granite M 5.13 - 500x500

- Gạch granite M 5.17 - 500x500
- Gạch granite M 6.01 - 600x600
- Gạch granite M 6.10 - 600x600

Hình ảnh: Một số mẫu gạch Granite Nam Định


d. Đặc tính của sản phẩm:
- Dòng sản phẩm sản phẩm gạch COTTO do Công ty gạch GRANIT Nam Định
sản xuất:Gạch cotto do Công ty Gạch Granit Nam Định sản xuất đều có hàng chữ
“ COTTO – VID ” tại vị trí chính giữa mặt sau viên gạch.

Hình ảnh : gạch cotto VID
Đặc trưng riêng của sản phẩm Cotto VID:
+ Gạch đồng chất, màu đỏ tươi sản xuất nguyên bản từ nguyên liệu tự nhiên
(Không pha hóa chất màu)
+ Tuyệt đối không có hiện tượng nổ vôi.+ Khả năng chống nấm mốc rất cao, giữ
bền lâu màu đỏ ban đầu.
+ Chống bám dính, dễ lau sạch các chất màu bám trên bề mặt.
- Đặc tính của sản phẩm dòng sản phẩm Granite cao cấp sản xuất tại nhà máy
gạch Granit Nam Định:
+ Là sản phẩm gạch granit cao cấp được sản xuất trên dây chuyền thiết bị đồng
bộ của Italy, mang phong cách của Châu Âu.
+ Dòng sản phẩm duy nhất trên thị trường không bị trầy sước khi đi giầy dép.
Đồng chất, không tách lớp, luôn giữ được vẻ đẹp ban đầu trong suốt quá trình sử
dụng.
+ Sản phẩm thân thiện với môi trường, không có chất độc hại, không gây lão hóa,
an toàn với người sử dụng và môi trường xung quanh trong suốt thời gian sử
dụng.
+ 100% sản phẩm đã được mài cạnh, sai lệch kích thước nhỏ, màu sắc đồng nhất,

mạch thẳng đều dễ lát.


+ Khả năng chống chịu va đập, nhiệt độ, độ ẩm tốt, thích hợp với khí hậu nóng
ấm của Việt Nam.......

Hình ảnh: Nội thất sau khi sử dụng gạch Granite cao cấp.
II. CÔNG TY CỔ PHẦN VÂN CẦU
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VÂN CẦU.
- Mã số thuế: 0600333674
- Địa chỉ VPGD: Số 269 đường Trần Nhân Tông , phường Ngô Quyền, TP Nam
Định.
- Điện thoại: 03503.86 00 91/868 302 Fax: 03503.860091.
- Email:
NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG VÂN CẦU
- Địa chỉ NM: Xóm 6, xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định


- Điện thoại: 0350.8.621 621 Fax: 0350.3.98 62 26
- Email:
- Webside: vancau.vn
Công ty cổ phần Vân Cầu được thành lập ngày 14/7/2004 theo giấy chứng
nhận ĐKKD số 0703000399 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Nam Định cấp.
Đăng ký thay đổi lần thứ ba số: 0600333674 ngày 08/7/2009.
Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có uy tín trong và
ngoài tỉnh nhiều năm qua. Năm 2012, Công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất
bằng việc xây dựng nhà máy gạch không nung công nghệ cao.
Với công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của Công ty đáp ứng tốt nhu cầu ngày
càng cao của quý khách hàng.
Ngoài sản phẩm mới là gạch không nung công nghệ cao, Công ty chúng tôi vẫn

tiếp tục phát huy thế mạnh trong các lĩnh vực truyền thống là:
- San lấp mặt bằng.
- VLXD các loại (Cát, đá xây dựng các loại).
- Cho thuê máy xây dựng các loại.
- Dịch vụ vận tải thuỷ, bộ.
2. Nhà máy sản xuất gạch không nung Vân Cầu
a. Dây chuyền công nghệ sản xuất, công đoạn sản xuất …. của các nhà máy?
Dây truyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu đầu tiên tại Việt
Nam với công xuất 10 triệu viên/năm. Đi tiên phong trong công cuộc cách mạng
hoá vật liệu xây dựng. Công ty CP Vân Cầu đã mạnh dạn đầu tư và cho ra đời
một thế hệ gạch hoàn toàn mới Gạch không nung công nghệ cao ưu việt vượt
trội :


- Chịu lực tốt hơn.
- Chống thấm tốt hơn.
- Tuyệt đối không cong vênh.
- Xây nhanh hơn, mạch nhỏ, độ gắn kết cao hơn cho tường phẳng, nhẹ, đẹp
hơn.
- Sản xuất không phụ thuộc vào thời tiết.
- Giá thành hợp lí.
- Nguyên liệu và công nghệ hoàn toàn mới thân thiện với môi trường.
- Đạt tiêu chuẩn: TC-M10-220-TCVN 6477:2011
Ngoài ra những ưu việt khác của gạch không nung như:
- Nguyên liệu có sẵn mọi nơi: Phụ gia, xi măng và các mạt đá.
- Hình dáng không cong vênh đẹp hơn gạch đất sét nung truyền thống với
các tính chất cơ sở lý tính tương tự gạch đất sét nung cùng loại, do đó không thay
đổi tập quán sử dụng của đại đa số người dân.
- Giảm thời gian xây dựng tới 4 lần.
- Đặc biệt thay đổi được công nghệ xây bằng cách dán các viên gạch không

nung vào nhau bằng nước xi măng loãng và không cần trát.
- Phù hợp với chiến lược phát triển vật liệu xây dựng không nung của
chính phủ.
- Sử dụng gạch không nung bạn đã góp phần gia giải quyết ô nhiễm môi
trường như sử lý chất thải rắn trong công nghiệp.
- Hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.


- Giảm khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sản
xuất.
- Bảo vệ nguồn nước ngầm do không khai thác đất sét để sản xuất gạch đất
nung.
Đặc biệt gạch không nung thay đổi được công nghệ xây bằng cách dán các
viên gạch không nung vào nhau bằng nước xi măng loãng và không cần trát. Góp
phần làm giảm lượng chi phí đầu tư và hiệu ứng nhà kính của gạch nung truyền
thống.

Hình ảnh: Dây chuyền sản xuất gạch không nung Vân Cầu
Ngoài ra loại dây chuyền này cho ra loại gạch có kích thước theo tiêu
chuẩn của Việt Nam (210x110x55) với hàng lỗ mù nhằm giảm tối thiểu trọng
lượng của viên gạch (thông thường từ 2÷2.2 kg/viên gạch) công nghệ sản xuất.
Loại gạch này mới ra đời không lâu, nó có độ bền cao và được tăng theo thời gian
sử dụng của bức tường. Công nghệ chủ yếu dựa trên nguyên tắc tạo mạch polime
vô cơ với xương polime là (Si) và (Al). Do nó là loại vật liệu mới nên tạm thời
hiện nay loại gạch này chưa được phổ biến rộng rãi nên có thể chấp nhận sử dụng
cho các công trình nhà từ 2 tầng hoặc nhà cấp 4. Trong tương lai có thể sử dụng
cho các nhà cao tầng khác.


Dây chuyền cho loại gạch này bao gồm các thiết bị theo sơ đồ các bước công

nghệ sau:
Bước 1: Hong khô đất làm gạch (bất kỳ loại đất nào): 12%÷15% độ ẩm.
(Hong khô từ nguồn năng lượng tự nhiên trong nhà xưởng)
Bước 2: Nghiền và trộn phụ gia loại đất đã được hong khô ở trên tới độ
min£0.5mm (sờ vào mát tay). Trong đó: Đất chiếm 80% còn vôi bột (phụ gia)
20%. Để thực hiện việc này sử dụng thiết bị nghiền, trộn liên hợp.
Bước 3: ủ hỗn hợp đất + vôi với hàm ẩm từ 15%÷18% - Việc ủ có thể ở
trong nhà xưởng với mặt bằng nền ximăng hoặc bê tông.
Bước 4: Trộn định lượng hỗn hợp đã ủ với cát, chất thải xây dựng hoặc đá
dăm loại nhỏ (kích thước hạt < 3mm) đã là phế liệu và các phụ gia ướt khác.
Thiết bị trộn, định lượng 3 thành khô (đất ủ, phụ gia, cát sông) và 2 thành phần
ướt tăng độ kết dính của mạch polime vô cơ.
Bước 5: ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên
gạch là 550÷650(kg/cm2). Đây là thiết bị tạo hình viên gạch có tính chất quyết
định đến chất lượng, giá thành và năng suất tạo hình viên gạch của nhà máy gạch
dạng này.

Hình ảnh: Gạch không nung được ép thuỷ lực với độ nén cao


b. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung:
Đó là các loại vật liệu bị thải loại qua các quá trình gia công, sản xuất khác
nhau, sẵn có, rẻ tiền, giá thành cho các nguyên vật liệu này thấp khi mà có rất
nhiều nguồn cung cấp do có nhiều ngành công nghiệp thải các loại vật liệu đó:
+ Xỉ than từ các loại lò hơi, lò điện, lò nhiệt luyện do các nhà máy công
nghiệp thải ra.
+ Xỉ quặng thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng thải ra.
+ Đất thải sau sàng lọc từ các khu công nghiệp, khu dân cư
+ Cát sông, bột đá, đá vụn ….


Đề bài 2: Tìm hiểu về một số công trình (Thủy lợi) tiêu biểu trong
Tỉnh, Thành phố thuộc quê quán của mình.
Báo Cáo
I. Tổng quan
Toàn tỉnh Nam Định có 5 hệ thống thủy lợi từng bước được xây dựng và nâng
cấp, bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất. Hiện nay các hệ
thống này được quản lý, điều hành bởi 8 công ty khai thác công trình thủy lợi
(KTCTTL). Các công trình thủy lợi được đầu tư từ rất sớm, từ những năm 1960
đến nay đã có nhiều đợt bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch Thủy lợi (1963, 1967,
1969, 1976, 1995 )
– Hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng; 1973, 1995 – hệ thống thủy nông Xuân Thủy;
Hải Hậu; Nam Ninh và hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà thuộc Nam Định) đến
nay toàn tỉnh Nam Định có 5 hệ thống thủy lợi được quản lý, điều hành bởi 8
công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL).


Các công trình do địa phương quản lý, khai thác và bảo vệ sau phân cấp như
sau:
Cống đầu mối qua đê chính, đê bối và đê dự phòng: 4 cống
Trạm bơm điện: 718 trạm bơm, 1117 máy với tổng công suất 880.960 m3/h
Công trình trên kênh cấp I bao gồm:
- Công trình liên xã: 23 đập điều tiết
- Công trình nội xã : 192 đập điều tiết, 61 cống luồn, xi phông và 27 cầu máng
Công trình trên kênh cấp II gồm:
- Công trình liên xã : 8 cống tiêu
- Công trình nội xã : 950 cống
Cống cấp III và cống khoảnh gồm 37.004 cống, 684 kênh cấp II với tổng
chiều dài 686 km, 34711 kênh cấp III với tổng chiều dài 9243 km. Quá trình phát
triển hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh Nam định cho thấy các hệ thống công
trình thủylợi đã được hình thành như hiện nay là do kết quả của nhiều quá


trình thực hiện các giai đoạn quy hoạch thuỷ lợi, cụ thể như sau:
- Thời kỳ trước năm 1960: Đây là thời kỳ phát triển thuỷ nông với mục tiêu chủ
yếu là dẫn thuỷ nhập điền tạo nguồn chống hạn.


- Thời kỳ những năm 1960-1973: Thuỷ lợi phát triển mạnh nhiều hệ thống thuỷ
nông được xây dựng nhằm mục đích giải quyết chống hạn phục vụ thâm canh vụ
lúa chiêm xuân, giải quyết úng cho các vùng chiêm trũng phía bắc.
- Thời kỳ từ 1973-1994:
Từ 1973 đến 1994: các hệ thống thuỷ nông được đầu tư tăng cường từ đầu
mối tới mặt ruộng, nhằm tưới tiêu chủ động bằng động lực.
- Giai đoạn từ 1995 đến nay: Khu phía bắc sông Đào đã có quy hoạch bổ sung và
nâng cao từ: “Dự án khôi phục và sửa chữa vùng 6 trạm bơm lớn”
Khu phía Nam sông Đào: các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường,
Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đã được bổ sung bằng quy hoạch nâng cao
1995 (đã được Bộ duyệt). Khu vực này phấn đấu với hệ số tưới q= 1,16 l/s/ha. Hệ
số tiêu từ 5,3 l/s/ha đến 5,83l/s/ha, lưu vực tiêu Quần Vinh II phía Nam huyện
Nghĩa Hưng là 6,5l/s/ha.
- Giai đoạn hiện nay: Ngày 15/6/2011 Bộ NN & PTNT đã ra Quyết định số
1296/QĐ-BNN-TCTL về việc phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi hệ thống Bắc Nam
Hà.
Thực trạng năng lực tưới, tiêu hiện nay:
Hệ thống tưới mới đạt từ 0,86 - 1,0 l/s/ha (trong đó yêu cầu là 1,25 l/s/ha); hệ
số tiêu mới đạt khoảng 4 - 5 l/s/ha (yêu cầu là 5,2 - 5,83 l/s/ha),
II. Công ty TNHH một thành viên KTCTTL XUÂN THỦY thuộc Nam Định

Hình ảnh: Công ty TNHH KTCTTL XUÂN THỦY – TT Ngô Đồng – Giao
Thủy – Nam Định



1 Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hệ thống thuỷ nông Xuân Thuỷ nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định Phía Bắc giáp
sông Hồng, phía Tây giáp sông Ninh Cơ, phía Đông & Nam giáp Biển Đông,
phía Tây Nam giáp huyện Hải Hậu. Gồm 39 Xã, 3 Thị trấn thuộc hai huyện Xuân
Trường và Giao Thuỷ, cao trình đất phân bố không đều: Ở xa đầu mối tưới có
một số vùng cao nằm dọc kênh Cồn Giữa, Cồn Nhất, Cồn Năm. Tổng diện tích
đất tự nhiên là 33.760 ha. Trong đó: Đất trong đê: 26.766ha, đất ngoài đê: 6.994
ha. Diện tích đất canh tác là 20.902 ha, trong đó diện tích tưới vùng bãi biển Cồn
Lu –Cồn Ngạn là 4850,8 ha và tiêu là 6.994 ha.

b. Đặc điểm địa hình:
Đặc điểm địa hình hệ thống thủy nông Xuân Thủy được chia làm 3 vùng rõ
rệt:
- Phía Bắc: Địa hình có cao trình bình quân (+0,6) đến (+0,7).
- Phía Nam: Địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam cao trình phổ biến
(+0,7) – (+0,8).
- Địa hình vùng bãi gồm có bãi sông Sò có diện tích 132ha thuộc các xã Giao
Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, Xuân Hòa, Xuân Vinh có cao trình tự nhiên trung
bình (+0,8) đến (+1,0). Vùng bãi Cồn Lu – Cồn Ngạn cao trình trung bình (+0,7).
Nhìn chung ruộng đất thuộc hệ thống thủy nông Xuân Thủy thuộc loại đất trung
bình ít chua, khá về lân, nghèo về đạm, dễ tiêu. Vì vậy phải bồi dưỡng cải tạo
thường xuyên bằng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, thau chua, rửa mặn, tăng
độ phì nhiêu trong đất đồng thời đáp ứng yêu cầu tưới và tiêu nước để đáp ứng
yêu cầu phát triển ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp.
c. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy tiếp giáp với sông Hồng ở phía Bắc, sông Ninh
Cơ ở phía tây và tây nam, vịnh bắc bộ ở phía đông và đông nam. Ngoài ra còn có
sông Ngô Đồng chảy qua trung tâm hệ thống tạo thành các trục tưới, tiêu chính tự

nhiên bao bọc khép kín lưu vực. Các trục này đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của
chế độ thủy triều biển đông. Nguồn nước tưới chính của hệ thống là sông Hồng
và sông Ninh Cơ. Đây là hai con sông có nguồn nước tưới rất dồi dào và thuận
lợi. Độ mặn cao xâm nhập sâu vào cửa sông, kết hợp lượng nước nguồn thấp làm
giảm thời gian mở cống lấy nước phục vụ sản xuất, các cống Chúa, Cồn Nhì, Cồn
Tư, Cồn Năm nửa đầu vụ chiêm hầu như không mở được, cống Ngô Đồng, Tài,


Cát Xuyên mở được thời gian rất ngăn, từ 30’ đến 2h. Theo điều tra nghiên cứu
trên địa bàn, hiện nay nguồn nước lấy được trên sông Ninh Cơ khá ít do hiện
tượng bồi lắng cửa vào sông Ninh. Tại
vị trí cửa vào Mom Rô dòng sông cong tạo bên bồi, bên lở khiến lòng sông hẹp,
tắc nghẽn có chỗ chỉ còn rộng 80 – 100m (tại khu vực cửa Mom Rô). Chính vì
vậy lượng nước phân vào sông Ninh Cơ rất nhỏ, nhất là vào mùa lũ lượng nước
phân vào sông Ninh chỉ đạt 5 – 7% tổng lượng nước của sông Hồng.
2. Hiện trạng công trình thủy nông Xuân Thủy, hiệu quả tưới tiêu gây úng
hạn.

Hình ảnh : hệ thồng tưới tiêu tại Xuân Thủy Nam Định
a) Các chỉ tiêu thiết kế theo quy hoạch 1995
- Tần suất tính toán tưới: P =75%
- Tần suất tính toán tiêu: P = 10%
- Hệ số tưới : q = 1,16 l/s.ha
- Thời gian tưới ải 2 đợt T = 20 ngày
- Hệ số tiêu q = 5,75 l/s.ha
b) Phân vùng tưới, tiêu
Phân vùng tưới tiêu qua các thời kỳ quy hoạch cũ 1995 của hệ thống thủy lợi
Xuân Thủy như sau:



Phân khu tưới: Gồm 8 phân vùng tưới
Lưu vực Đồng Nê – Chợ Đê F = 2.235 ha
Lưu vực Cát Xuyên - Láng F = 3.317 ha
Lưu vực Trà Thượng F = 2.022 ha
Lưu vực Xuân Ninh (Cống Kẹo) F = 480 ha
Lưu vực Ngô Đồng – Cồn Giữa F = 2.690 ha
Lưu vực Cồn Nhất F = 3.994 ha
Lưu vực Cồn Năm – Hàng Tổng F = 3.320 ha
Lưu vực Cồn Ngạn F = 1.215 ha
Phân khu tiêu: Gồm 9 phân vùng tiêu
Khu vực phía Bắc tiêu vào sông Ngô Đồng (sông Sò)
Lưu vực Mã F = 5.057 ha
Lưu vực Thanh Quan F = 2.660 ha
Lưu vực Tàu F = 1.298 ha
Lưu vực Thức Hóa F = 4.140 ha
Khu vực phía Nam tiêu ra biển
Lưu vực Xuân Ninh F = 564 ha
Lưu vực Cồn Tư F = 1.280 ha
Lưu vực Mốc Giang F = 689 ha
Lưu vực Nguyễn Văn Bé F = 11.098 ha
c) Hiện trạng công trình thủy lợi đã xây dựng
Đến nay, qua quá trình đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới, hiện trạng các
công trình thủy lợi của hệ thống Xuân Thủy như sau: Hệ thống công trình của hệ
thống bao gồm 55 cống qua đê sông, đê biển; 62 cống trên kênh cấp I, 133 cống,
đập trên kênh cấp 2 liên xã, 89 kênh cấp I, 87 kênh cấp II liên xã. Ngoài ra còn hệ


thống cống, đập, kênh cấp II, cấp III nội xã. Hầu hết các công trình đã có thời
gian sử dụng quá dài nên đã xuống cấp nhiều, tỉ lệ kênh mương kiên cố hóa còn
thấp.

Từ quy hoạch 1995 đến nay hệ thống kênh mương cấp I cơ bản đã được hoàn
thành kiên cố như kênh Cát Xuyên, Cồn Nhất, Trà Thượng, kênh Trung Linh…
Các công trình còn chưa được xây dựng sau quy hoạch năm 1995 như cống Ngô
Đồng, Cống Tàu, Tây Cồn Tàu, Giao Hùng, Cát Đàm, Quất Lâm hiện đang trong
tình trạng xuống cấp khá nặng cần thiết phải được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây
mới trong giai đoạn tới mới có thể đáp ứng yêu cầu tưới tiêu và phòng chống lụt
bão….
Hiện trạng công trình vùng đê bối thuộc hệ thống thủy nông Xuân Thủy gồm có:
Cống vùng bối tưới thuộc huyện Xuân Trường như Bối số 2 Nam Tiến, thuộc địa
phận xã Xuân Vinh (2,6x4 m), tưới cho 37 ha.
Bối số 2 Nam Tiến thuộc xã Xuân Hòa (1,45x2,5)m tưới 13 ha
Bối số 1 Nam Tiên thuộc xã Xuân Vinh (1,95x3,75)m tưới cho 37 ha
Bối số 4 Xuân Hòa (1,55x2,9) m tưới cho 15 ha
Bối trên đồng 11, bối trên đồng 12…gồm 18 cống khoảnh trên sông 50A-4-2-1C
tại xã Xuân Thượng. Các cống vùng đê thuộc xã Giao Thiện 36 cống với hình
thức cống ngầm, kích thước 1,6x3,5m, vật liệu xây dựng là bêtông với diện tích
tưới là 564ha. Các cống vùng đê bối thuộc xã giao hương gồm các cống thuộc hệ
thống công trình đầu mối cồn 5, cồn 6, 7, 8, Mốc Giang, gồm các cống bối cồn 51 (1,2x3,5)m, bối cồn 5-2 (1,4x3)m, bối cồn 5-3 (1,6x3,5)m, Bối cồn 5-4
(1,4x3,5)m, Bối cồn 5-5 (1,4x3)m. Cống bối Mốc Giang 1 (1,4x3) m, Bối Mốc
Giang 2 (1,2x3,5)m, Bối Mốc Giang 3 (1,6x3,5)m, Bối MG 4 ( 1,4x3)m, Bối MG
5 (1,4x3)m,Bối MG6 (1,6x3,5)m, Bối MG7 (1x3)m, cống Mố Đò (1,4x3)m, cống
30 Màu (1,4x3)m, cống 18 Màu (1,4x3)m, cống Lò Gạnh (1,4x3)m và các cống
cấp III…Tổng công trình vùng bối có 64 cống. Tổng diện tích của vùng Cồn Lu –
Cồn Ngạn cần phục vụ là 4850,8 ha tưới và tiêu cho 6.994 ha. Cống số 10 và
cống Đại Đồng cấp nước ngọt cho 129 ha diện tích khu kinh tế mới giai đoạn
hiện tại và cho 1.215 ha theo quy hoạch đến năm 2020 thuộc bãi Cồn Ngạn hiện
tại có cao độ phổ biến (+0,2) – (+0,5). Thực tế qua nhiều năm khai thác sử dụng,
các cống bị hư hỏng, cần sửa chữa, nâng cấp mới đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu.
d) Đánh giá hiệu quả tưới tiêu của công trình hiện có
- Đánh giá về mặt phân vùng tưới, tiêuTừ những đặc điểm tình hình và qua điều

tra, đánh giá hiện trạng cho thấy việc phân vùng như quy hoạch trước đây là
tương đối phù hợp. Trong quy hoạch lần này cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ, chỉ
thay đổi, điều chỉnh một số vùng nhỏ cho phù hợp với khả năng đầu mối, tình


hình địa hình, thủy thế và phương hướng phát triển dân sinh kinh tế của địa
phương. Trong hệ thống, một số công trình đã xây dựng mới đạt chỉ tiêu thấp với
hệ số tiêu từ 5,00 l/s-ha  5,20 l/s-ha còn thấp hơn mức QHTL 1995 là 5,75 l/sha; hệ số tưới ải q = 1,16 l/s-ha (Riêng vùng Đông Giao Thủy Cồn Ngạn đã nâng
cấp kênh và 1 số hạng mục công trình nhưng cũng còn ở mức thấp so với yêu cầu
phát triển ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp và đứng trước sự biến đổi của
khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Trong khi hệ thống kênh mương và công
trình nội đồng ngày càng bị hư hỏng và xuống cấp, điều kiện tự nhiên lại có nhiều
thay đổi nên tiêu chuẩn thiết kế cần phải được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu
sản xuất.
- Đánh giá hiệu quả tưới, tiêu
Kết quả tưới, tiêu vụ mùa năm 2010: Tổng diện tích tưới chung là: 21.643ha
Tưới, tiêu cho lúa là: 13.666ha;
Tưới tạo nguồn cho rau màu, CCN: 1.934ha
Tưới tạo nguồn cho cây vụ đông trên đất màu và trên đất hai lúa:
3.800ha/3.784ha đạt 100,4%
Tưới, tiêu cho thuỷ sản: 4.920 ha
Tưới, tiêu cho muối: 515 ha
+ Huyện Xuân Trường:
Diện tích tưới tiêu cho lúa là: 5.986 ha
Diện tích tưới phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: 672 ha
Diện tích tưới tạo nguồn cho rau màu, CCN: 590,01 ha
Diện tích tưới tạo nguồn cho cây vụ Đông trên đất 2 lúa và trên đất
màu: 1.793 ha/1.777 ha đạt 100,9%.
+ Huyện Giao Thủy:
Diện tích tưới tiêu cho lúa là: 7.680ha

Diện tích tưới phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: 1.128 ha
Diện tích tưới tạo nguồn cho rau màu, CCN: 1.344,06 ha


Diện tích tưới tạo nguồn cho cây vụ Đông trên đất 2 lúa: 2.007 ha
Diện tích tưới tiêu cho sản xuất muối: 515ha.
e). Một số tồn tại và nguyên nhân gây úng hạn của hệ thống thủy nông Xuân
Thủy
- Tồn tại
+ Về hệ số tưới, tiêu:Hiện nay, mặn cao xâm nhập sâu và cửa sông, kết hợp lượng
nước nguồn thấp làm giảm thời gian mở cống lấy nước phục vụ sản xuất, các
cống như Chúa, Cồn Nhì, Cồn Tư, Cồn Năm, Ngô Đồng, Tài, Cát Xuyên thời
gian lấy nước được rất ít, thời gian mở từ 30’ đến 2h, chính vì vậy các cống lấy
nước không còn đủ năng lực cấp nước được như trước. Đặc biệt mặn đã lên tới
cống số 7 (độ mặn đo được ngày 12/2/2011 tại cống số 7 là 3,9%o. Trên sông
Hồng tại Ngô Đồng ngày 19/1/2011 đã lên tới Smax=23,5% o dẫn tới tình trạng
không đủ nước tưới cho hàng ngàn ha: năm 2009 diện tích hạn của hệ thống thủy
nông Xuân Thủy là 2823 ha, năm 2010 là 4413 ha.
Sau quy hoạch 1995, các chỉ tiêu tính toán thiết kế đã được điều chỉnh: qtiêu
=5,75 ÷ 5,83 l/s/ha. Tuy vậy trong những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp,
nhiều trận mưa lớn vượt tần suất thiết kế xảy ra vào vụ mùa, ảnh hưởng đến việc
tiêu thoát nước của hệ thống. Diện tích úng toàn hệ thống năm 2009 là 2.336 ha,
năm 2010 là 8361,64 ha.
+ Về công trình:
Do công trình thuộc vùng triều nên thường xuyên bị ảnh hưởng nước mặn nên
dây cáp và cánh cống bị han rỉ, công trình bị xuống cấp nhanh. Một số cống xây
dựng đã lâu, qua nhiều năm khai thác, sử dụng đến nay đã bị xuống cấp như Cát
Đàm, Chỉ Nam, Tàu, Ngô Đồng, Tây Cồn Tàu, Giao Hùng, Quất Lâm, cống Cồn
Năm ….
Các công trình cấp 2, đập điều tiết: Một số công trình cống cấp 2, đập điều

tiết đã xuống cấp, hư hỏng nhưng chưa được tu bổ, sửa chữa xây mới như đập
ĐậpHoành Nam, đập giữa CA21, cống đầu 50-5… ảnh hưởng đến quá trình vận
hành phục vụ sản xuất.
Những cửa cống bị bồi lắng thường xuyên và liên tục như cửa cống Kẹo, Tây
Cồn Tàu và Triết Giang B… Cần nạo vét thường xuyên mới đảm bảo phục vụ sản
xuất.
Một số kênh bị bồi lắng và thu hẹp dòng chảy không đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu
như kênh Nguyễn Văn Bé, kênh Mốc Giang, hệ tiêu Tàu
Hệ thống công trình đầu mối và công trình điều tiết trên kênh cho cấp nước nuôi
trồng thủy sản hiện còn thiếu, năng lực tưới tiêu cho nuôi trồng thủy sản còn hạn


chế, hệ thống kênh mương bị bồi lắng nhiều nhất là lại cửa vào sông Vọp lòng
sông bị bồi lắng khá nhiều, mặt cắt sông bị co hẹp. Hệ thống đê quai nuôi trồng
thủy sản còn thiếu và chưa đủ cao trình.
+ Về quản lý, khai thác công trình.
Hệ thống công trình nằm trên hai huyện nên công tác quản lý và bảo vệ gặp rất
nhiều khó khăn.
Một số thông tin về ATNĐ, Bão và các đợt lũ từ trên xuống đôi khi còn chậm.
Thời gian báo cáo trong điều kiện thời tiết bất thường chưa hợp lý.
Việc kiểm tra của Hội đồng hệ thống chưa thường xuyên nên đôi khi việc chỉ đạo
khắc phục khó khăn chưa kịp thời.
Sự điều hành, phối hợp chỉ đạo của các thành viên trong hội đồng hệ thống đôi
lúc còn chồng chéo, phải báo cáo nhiều lần về cùng một số liệu (như tổng số máy
bơm, công suất máy, tổng số kênh mương cấp II, III).
+ Về tình trạng vi phạm:
Tình trạng lấn chiếm dòng chảy, vi phạm hành lang bảo vệ công trình nhất là
những kênh đi qua khu dân cư tình trạng lấn chiếm nhiều hơn, gây ách tắc dòng
chảy như trên kênh Cồn Nhất, Trà Thượng, Cát Xuyên 6…
- Nguyên nhân

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, trong những năm gần đây đặc biệt
vào thời điểm vụ Đông Xuân, mực nước và lưu lượng trên các triền sông xuống
rất thấp, mặn tiến sâu vào các cửa sông, nồng độ mặn tăng mạnh, số cống và số
giờ mở cống lấy nước giảm, mặc dù một số thời điểm mực nước đảm bảo nhưng
nước có độ mặn cao nên các cống không thể mở lấy nước
Hiện nay do thay đổi cơ cấu cây trồng, giống lúa ngắn cây, ngắn ngày nên khả
năng tưới tiêu cũng thay đổi, khả năng chịu ngập kém hơn trước.
Một số công trình đầu mối đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được sửa
chữa nâng cấp kịp thời và triệt để, vì vậy hiệu quả cấp nước bị hạn chế, nhất là
khi dòng chảy sông Hồng xuống thấp về mùa cạn.
Các công trình thủy lợi trước đây được tính toán thiết kế với chỉ tiêu thấp đến
nay không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất.
3. Nhiệm vụ của Quy hoạch
Hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn
bộ diện tích đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng lúa, mạ màu, cây công


nghiệp, cây vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp cũng như các
ngành kinh tế khác và đời sống dân sinh.
Đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt về cả lượng và chất theo tiêu
chuẩn cho 100% dân cư trên địa bàn tỉnh.
Đảm bảo tiêu úng cho diện tích đất phía trong đê của tỉnh, tập trung giải quyết
tiêu cho các vùng thấp, khó tiêu thường úng, ngập hàng năm và hỗ trợ tiêu cho
một phần diện tích ngoài đê.
Duy trì dòng chảy trên các sông trục của hệ thống góp phần giảm thiểu ô
nhiễm, sự cạn kiệt nguồn nước và cải thiện môi trường sinh thái.

III. Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Ý Yên thuộc Nam Định

Hình ảnh: Công ty TNHH KTCTTL Ý Yên – TT Lâm – Ý yên – Nam Định

1. Nhiệm vụ của hệ thống
Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Ý Yên có nhiệm vụ quản lý hệ
thống thủy nông thuộc địa bàn huyện Ý Yên, phụ trách diện tích tưới tiêu nằm
phía Tây bắc tỉnh Nam Định, với diện tích tự nhiên là 24.030 ha, trong đó diện
tích trong đê là: 22.125ha, ngoài bối là: 1.905ha, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp hàng năm là: 15.883 ha.


Hình ảnh: Hệ thống tưới tiêu tại Ý Yên
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Ý Yên không bằng phẳng cao thấp xen kẽ, vùng cao xen lẫn vùng thấp
do đó gây nhiều khó khăn cho công tác thuỷ nông phục vụ sản xuất.
3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Những năm gần đây diễn biến tình hình thời tiết ngày càng phức tạp khó
lường, hạn hán lũ lụt, giông bão với cường độ lớn, phạm vi rộng liên tục xảy ra
gây nhiều khó khăn cho công tác điều hành tưới tiêu.
Sông Đáy là con sông cấp nước và nhận nước tiêu chính cho hệ thống thủy
nông Ý Yên. Những năm gần đây, diễn biến thủy văn trên sông Đáy khá phức tạp
mang nhiều hình thái bất lợi cho công tác phục vụ tưới tiêu của hệ thống. Cụ thể
mực nước trên sông Đáy vào các tháng mùa kiệt luôn ở mức thấp, lưu lượng nhỏ,
trong khi đó, vào mùa mưa mực nước lũ trên sông lại lên nhanh và có xu hướng
rút chậm.
4. Quy mô công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên quản
lý.
Hệ thống thuỷ lợi Ý Yên nằm trong lưu vực hệ thống 6 trạm bơm điện lớn Bắc
Nam Hà, vận hành hoàn toàn bằng động lực. Trên địa bàn toàn huyện Ý Yên có
141 máy bơm điện bơm tiêu trực tiếp ra sông ngoài với tổng lưu lượng là 570.500
m3/h và 532 máy bơm điện cố định, di động và máy dầu của địa phương sẵn sàng
bơm tiêu 2 cầu ứng cứu cho những khu vực cục bộ (khoảng 3.500ha) với tổng lưu



×