Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

đề cương môn phương pháp nghiên cứu trong công tác xã hội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.45 KB, 11 trang )

Hệ thống nội dung ôn tập
1. Thế nào là nghiên cứu công tác xã hội? Nêu các mục đích của nghiên cứu

công tác xã hội.
Nghiên cứu trong công tác xã hội là một cuộc điều tra về hệ thống các vấn đề thuộc
lĩnh vực công tác xã hội.
Khám phá: đây là mục đích cơ bản là khi một người quan tâm về vấn đề
chưa được nghiên cứu hoặc khi người đó chuẩn bị một nghiên cứu kĩ hơn,
hoặc muốn phát hiện và tim ra các phương pháp mới
• Mô tả: Nghiên cứu khoa học xã hội nhóm mục đích mô tả sự kiện hiện
tượng người nghiên cứu quan sát trực tiếp và mô tả những gì quan sát trong
khoa học vô cùng cẩn thận có kiểm soát mô tả khoa học cũng thường chính
xác tỉ mỉ hơn mô tả thông thường.
• Giải thích: nếu một nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu tại sao người A đối xử
tồi tệ với người B thì mục đích của nghiên cứu là giải thích hơn là chỉ mô tả
hiện tượng.


2. Tại sao phải tiến hành nghiên cứu công tác xã hội?

Một cô gái sống ở thành phố A cùng gia đình và 2 con mèo.Hàng
ngày, cô hiếm khi thả 2 chú mèo ra ngoài và luôn cảm thấy có lỗi vì đã
“giam lỏng” chúng. Khi gia đình cô chuyển về nông thôn, cô bắt đầu mở cửa
với hy vọng hai chú mèo sẽ ra ngoài chơi. Tuy nhiên, hai chú mèo bước tới
cửa một cách cẩn thận, nhìn ra bên ngoài một lát và sau đó quay lại phòng
khách và nằm xuống. Cô gái kết luận rằng chúng ta không nên cảm thấy có
lỗi về việc luôn “giam lỏng” các chú mèo trong nhà bởi vì thậm chí khi
chúng có cơ hội ra ngoài, chúng vẫn không thật sự muốn ra ngoài chơi.
• Bạn có cảm thấy cô gái này đã có kết luận vội vã?
• Khái quát hóa quá mức: Cô gái chỉ quan sát 2 chú mèo đã từng bị
“giam lỏng” trong nhà.


• Quan sát lựa chọn: Cô gái chỉ quan sát 2 chú mèo.
• Quan sát không chính xác: Cô gái chỉ quan sát các chú mèo tại cửa ra
vào một lần duy nhất.
• CTXH liên quan tới con người, là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp ở
cả cấp cá nhân và cấp cộng đồng, xã hội. Nghề CTXH liên quan tới nhiều



người từ các nguồn gốc khác nhau và thúc đẩy sự tham gia xã hội và kinh tế
của những người yếu thế, thiệt thòi, kém phát.
• Yêu cầu đối với sinh viên và nhân viên CTXH: Hiểu rõ các đặc điểm
của thân chủ (Cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức…). Hiểu rõ các khía cạnh
khác nhau của điều kiện xã hội và tính hiệu quả của các chương trình, chính
sách hỗ trợ thân chủ và giải quyết các vấn đề xã hội. Phát triển hệ lý thuyết,
giả thuyết liên quan tới các vấn đề và nguyên nhân của các vấn đề mà thân
chủ của họ gặp phải
• Tầm quan trọng của nghiên cứu trong CTXH: Các bằng chứng nghiên
cứu là cơ sở rất cần thiết cho các quyết định và chiến lược can thiệp trong
CTXH hiệu quả và phù hợp đối với từng trường hợp, từng vấn đề. Nghiên
cứu là chìa khóa của sự phát triển không ngừng của lý thuyết và cơ sở kiến
thức, phương pháp của thực hành CTXH. Nghiên cứu là một trong những
lĩnh vực cần thiết của thực hành CTXH và là một trong những tiêu chuẩn
thực hành của Nhân viên CTXH. Theo AASW (2013), nhân viên CTXH cần
hiểu rõ vai trò của nghiên cứu và đánh giá trong việc đạt được và tạo ra các
kiến thức mới cho thực hành. Nghiên cứu trong CTXH không chỉ mang lại
lợi ích cho nhân viên CTXH mà còn cho mọi người, cho xã hội
3. Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu công tác xã hội với thực hành

công tác xã hội. Cho ví dụ.
Mối quan hệ giữa nghiên cứu công tác xã hội với thực hành công tác xã hội

là mối quan hệ không thể tách rời.
Đối với Nghiên cứu công tác xã hội sẽ là một cuộc điều tra về hệ thống các
vấn đề thuộc lĩnh vực công tác xã hội.
Từ việc điều tra các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội thì người nhân viên công
tác xã hội có thể nắm bắt được tình hình mới từ các nghiên cứu để có thể bằng các
chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ của mình để trợ giúp hỗ trợ cho thân chủ của mình.
Ví dụ: vấn đề mới của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tự kỉ.
4. Nêu các hướng nghiên cứu trong công tác xã hội. Cho ví dụ



Nhận diện đo lường các nhu cầu về dịch vụ
Đánh giá đo lường các dịch vụ và đáp ứng nhu cầu


Hướng nghiên cứu nhằm kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động can thiệp
trong công tác xã hội.
• Tích lũy kết quả của các hoạt động kĩ thuật cụ thể trong cung cấp dịch vụ
với các nhóm đối tượng của CTXH
• Tập trung phương pháp luận trong công tác xã hội.
Ví dụ: dịch vụ chăm sóc trẻ đặc biệt


5. Phương pháp quan sát là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp quan sát.

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực
nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực
tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
* Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:
– Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp

và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi
chép lại thông tin.
– Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong
hiện tại (quá khứ và tương lai không quan sát được). Tính boa trùm của quan sát bị
hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh
hưởng tính chủ quan của người quan sát.
Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này
thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm
chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.
6. Lựa chọn một chủ đề nghiên cứu công tác xã hội mà anh/chị quan tâm,

lựa chọn phương pháp quan sát phù hợp để thu thập thông tin về chủ đề
đó. Lý giải nguyên nhân tại sao anh/chị lựa chọn loại quan sát đó.
Thực trạng trẻ em nghiện smartphone:
Quan sát chuẩn mực và quan sát không tham dự
Quan sát chuẩn mực:

Yếu tố nào của đối tượng có ý nghĩa cho quá trình nghiên cứu.

Tình huống nào trong các tình huống có tầm quan trọng nhất
trong quá trình nghiên cứu.




Lập kế hoạch cụ thể cho quan sát từ khâu xác định khách thể
cho tới đối tượng quan sát nội dung chi tiết cho việc quan sát.


7. Thế là nào là phỏng vấn sâu? Anh/chị hãy xây dựng một bảng hướng dẫn


phỏng vấn sâu thu thập thông tin cho một chủ đề công tác xã hội mà
anh/chị quan tâm.
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên
cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận
thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu





Dựa trên một sườn thông tin cần PV
Tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu.
Có thể phát triển các câu hỏi mới
Trình tự phỏng vấn các câu hỏi không cần theo thứ tự.

Các dạng câu hỏi thường dùng trong phỏng vấn
Câu hỏi có cấu trúc
Câu hỏi mở
Câu hỏi dạng miêu tả:
Mô tả chung chung
Dựa vào kinh nghiệm của đối tượng nghiên cứu
Đặt giả thiết, tình huống với các đối tượng
Tìm hiểu qua ngôn ngữ địa phương

Câu hỏi so sánh/tương phản.









Đối với câu hỏi mở:
Là loại câu hỏi không đưa ra trước các câu trả lời.
Đối tượng NC được trả lời tự do theo ngôn ngữ của họ, với kinh
nghiệm cuộc sống và quan điểm của họ.

Áp dụng:
 " Các sự kiện mà nhà NC không quen thuộc
 " Các quan điểm, thái độ, niềm tin, kinh nghiệm của người cung
cấp TT.
Ví dụ khi nhà tham vấn phỏng vấn những gia đình có trẻ tự kỉ:




Chị cho biết tại sao chị không đưa con mình tới trung tâm giáo

dục đặc biệt.
Theo chị, làm thế nào để người dân ở xã ta lại không cho con
em mình theo học tại các trung tâm giáo dục đặc biệt khi biết con bị tự kỉ ?

Chị có thể miêu tả hành vi hằng ngày của cháu không?

Chị có ý kiến gì về việc dùng video để tuyên truyền cho người
dân về tác hại của việc không cho trẻ tự kỉ đến các trung tâm giáo dục đặc
biệt không?



Câu hỏi dựa theo kinh nghiệm: hỏi về kinh nghiệm của chính đối tượng:
“Chị hãy cho biết chị trò chuyện với cháu hằng ngày như thế nào?”
Câu hỏi giả thiết: Khi đối tượng chưa có kinh nghiệm về vấn đề mà người
NC đề cập đến: “Chị có dự định sẽ cho cháu theo học tại trung tâm giáo dục trẻ đặc
biệt không?”
Miêu tả ngôn ngữ địa phương:“Ở đây người ta thường gọi trẻ tự kỉ là
gì?”“Bệnh bẩn người có nghĩa là gì?”
8. Phương pháp phân tích tài liệu là gì? Phương pháp này có thể áp dụng

trong những bước nào khi thực hiện một nghiên cứu công tác xã hội?
Khái niệm tài liệu
– Tài liệu là những hiện vật mang lại cho con người những thông tin về vấn
đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Tài liệu còn dung để truyền tin hoặc bảo lưu
thông tin.
– Tài liệu gồm có hai loại: Tài liệu viết và tài liệu không viết.
+ Tài liệu viết: Bút ký, thư từ, sách báo, các bảng thống kê, báo cáo…
+ Tài liệu không viết: Các hiện vật, công cụ sản xuất, phim ảnh, băng ghi
âm, ấn phẩm nghệ thuật, di tích lịch sử – văn hoá…
Phân tích tài liệu là:
Phân tích tài liệu thực chất là cải biến mục đích thông tin có sẵn trong các tài
liệu hay nói cách khác là xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra thông
tin cần thiết nhằm giải đáp những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định


Phương pháp được áp dụng trong bước:
















Tìm kiếm tài liệu
Việc đầu tiên cần phải làm tốt trong một đề tài nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu.
Lúc khởi đầu, có vẻ như mọi sự đều rối bù, lộn xộn, không có trật tự, các tài
liệu, thông tin tìm được chưa giúp tìm thấy một hướng đi rõ ràng. Nhưng điều
đó không đáng lo ngại, vì theo thời gian, bạn có thể lọc dần, loại bỏ những tài
liệu không cần thiết, những hướng không khả thi, để tập trung vào những vấn
đề trọng tâm nhất và phù hợp nhất.
Trong giai đoạn này, đừng mất thời gian đọc kĩ từng tài liệu tìm thấy được. Chỉ
cần lưu trữ và sắp xếp trật tự, rõ ràng, ghi chú thông tin tham khảo đầy đủ để
tiện dụng về sau.
Thời gian cho giai đoạn này có thể dao động trong khoảng từ ba đến sáu tuần,
tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi người. Không nên chỉ thụ động sử
dụng những gì được cung cấp sẵn, mà cần huy động mọi nguồn lực có thể có.
Đọc và chọn lọc tài liệu;
Sau khi đã có được một lượng tài liệu tương đối, bạn cần đọc để chọn lọc lại.
Cần đọc tất cả các bài đã có. Đánh dấu những ý quan trọng. Ghi chú, tóm tắt
một cách có hệ thống. Sắp xếp theo một trật tự phù hợp với thói quen và/hoặc ý
đồ trình bày của mình.

Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong tương
quan với thời gian tìm kiếm tài liệu ở trên, giai đoạn này kéo dài khoảng hai
tuần.
Viết tổng quan tài liệu trong nghiên cứu;
Một đề tài khoa học thường, nếu không muốn nói là luôn, cần có đề cương
nghiên cứu. Hoặc ít nhất cũng nên có một bài tổng quan tài liệu (literature
review/revue de la littérature) để có cái nhìn tổng quát về vấn đề cần nghiên
cứu.
9. Anh/chị hiểu thế nào về nguyên tắc “Những người tham gia nghiên cứu là

tự nguyện” trong nghiên cứu công tác xã hội? Cho ví dụ.
NC CTXH đòi hỏi người tham gia cung cấp các thông tin cá nhân- có thể
những thông tin này chính bạn bè người thân của họ cũng không biết.
• Những người tham gia cần nhận thức được rằng họ đang tham gia vào một
nghiên cứu
• Người tham gia nghiên cứu có thể đồng ý bằng lời hoặc bằng văn bản.



10. Anh/chị hiểu thế nào về nguyên tắc những người tham gia nghiên cứu se

không bị tổn hại/tổn thương vì bất cứ lý do nào trong nghiên cứu công tác xã
hội? Cho ví dụ.
Thông tin thu được của NC CTXH có thể bao gồm: những tổn thương về thể
chất , tinh thần, các hành vi bạo lực xâm hại hoặc những đặc điểm thai độ cá nhân
mà những người tham gia nghiên cứu không muốn tiết lộ hoặc nhớ lại
Các thông tin không được công bố trong các nghiên cứu có thể giúp người
tham gia lấy lại hình ảnh của họ.
Hiểu được rõ về vấn đề nghiên cứu ( thông tin nào có thể gây tổn thương- sử
dung nguyên tắc ẩn danh).

Chuẩn bị sẵn các phương án hỗ trợ an toàn trong trường hợp cần thiết.
11. Anh/chị hiểu thế nào về nguyên tắc Bảo mật những thông tin mang tính

chất nhạy cảm trong nghiên cứu công tác xã hội? Cho ví dụ.
Thông tin nhạy cảm là gì?



Những vấn đề liên quan tới an toàn của người tham gia nghiên cứu
Gợi lại hồi ức gây tổn thương về tâm lí cho người cung cấp thông tin

Làm thế nào?



Đảm bảo tính khuyết danh của người tham gia nghiên cứu
Người tham gia nghiên cứu cần được biết về những thông tin họ cung cấp sẽ
được công bố trong các báo cáo/ ấn phẩm nghiên cứu

12. Anh/chị hiểu thế nào về độ tin cậy đối với các nghiên cứu CTXH? Cho ví

dụ
 Độ tin cậy là chỉ số thể hiện sự tương đồng giữa điểm đạt từ thang đo với

thực tế
 Phản ánh sự nhất quán về kết quả giữa các lần đo khác nhau về cùng một
đặc điểm trên cùng một khách thể nghiên cứu
Ví dụ về độ tin cậy: mức độ hài long của NKT về hòa nhập công đồng
Ví dụ: để đo mức độ hài lòng về nghề nghiệp của NKT, một nhà nghiên cứu
đặt ra 3 câu hỏi: Bạn có thích xem ca nhạc không? Trong hai loại bánh và



Hamburgers, bạn thích ăn loại bánh nào? Và ban yêu thích diễn viên nào trong
bộ phim Avenger: End game? Các kết quả trả lời câu hỏi trên không thay đổi
trong một chuỗi thời gian, chứng minh rằng 3 câu hỏi đó có độ ổn định
(Reliability). Tuy nhiên, câu hỏi ở đây đặt ra là các câu hỏi trên có độ chuẩn
xác (Validity) không? Câu trả lời ở đây là KHÔNG. Bởi vì, các câu hỏi
đó không đo mức độ hải lòng về nghề ngiệp của các cá nhân NKT.
13. Anh/chị hiểu thế nào về tính hiệu lực đối với các nghiên cứu trong

CTXH? Cho ví dụ
Tính hiệu lực được đánh giá một cách định tính , là những xem xét về công tác tổ
chức và thực hiện nghiên cứu có đúng qui trình và thao tác cần thiết để sảy ra sai
xót hay không
Đánh giá về ưu nhược điểm của nghiên cứu của tác giả là những lưu để người đọc
hiểu kết quả nghiên cứu được tìm thấy trong điều kiện nghiên cứu như thế nào
đồng thời để định hướng thực hiện cải tiến trong các nghiên cứu tiếp theo
14. Các bước tiến hành một nghiên cứu CTXH?

I - Giai đoạn chuẩn bị.
1. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu trong CTXH.
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu trong CTXH.
1.2 Xây dựng tên đề tài nghiên cứu trong CTXH.
2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu trong CTXH.
4. Xác định các biến số nghiên cứu trong CTXH.
5. Thao tác hóa khái niệm.
6. Xây dựng thang đo
II-Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin
1. Lập kế hoạch tổ chức nghiên cứu.

1.1 Chọn thời điểm nghiên cứu.
- Lựa chọn những điều kiện thuận lợi để tiến hành nghiên cứu.


1.2 Liên hệ với chủ thể được khảo sát.
- Trước khi tiến hành nghiên cứu thì cần phải liên hệ trước với cá nhân (nhóm),
cơ quan lãnh đạo để thông báo những tiến trình của khảo sát và cách thức thực
hiện.
1.3 Tổ chức in ấn tài liệu và chuẩn bị tài chính.
- Kinh phí cho nghiên cứu CTXH bao gồm:
+ Trả thù lao cho tác giả điều tra (về chuẩn bị, tiến hành điều tra thử, về chỉ
đạo chung đối với việc phân tích lý luận...)
+ In và gửi bảng hỏi (lưu ý: số lượng bảng hỏi thường được in vượt 30% so
với dự định và phải kiểm tra kỹ lưỡng không được có lỗi in), mua sắm các thiết bị
cần thiết (giấy, phong bì, các văn phòng phẩm...)
+ Trả thù lao cho các chỉ đạo viên, điều tra viên...
+ Kinh phí vận tải, điện tử, điện thoại, điện tín.
+ Kinh phí sử lý số liệu
+ Kinh phí tập huấn cho các chỉ đạo viên và các điều tra viên
1.4 Lập biểu đồ tiến hành khảo sát.
- Chức năng của biểu đồ là tập hợp tất cả mọi yếu tố và mọi khâu của nghiên
cứu trong CTXH vào một cơ chế thống nhất và hoàn chỉnh, vận hành hài hòa với
mục đích đặt ra từ việc chuẩn bị cho đến khi kết thúc sử lý các số liệu.
- Trong biểu đồ:
+ Dự kiến các cách xác định, sự qua lại giữa những người tham gia chuẩn bị,
nêu rõ khi nào và ở đâu sẽ tiến hành khảo sát thử, vào thời hạn nào sẽ xử lý kết
quả.
+ Biểu đồ còn đề cập đến các chỉ đạo viên và các điều tra viên sẽ cư ngụ ở
đâu? sử dụng những phương tiện nào để liên lạc.
+ Thông qua biểu đồ, có bản đồ về nơi tiến hành khảo sát, xác định địa danh

những điểm dân cư có các cụm được nghiên cứu, có các tuyến đường giao thông,
các tiểu khu mà những chỉ đạo viên chịu trách nhiệm.


+ Biểu đồ xác định thời hạn các công việc tính toán tương ứng và các tương
tác giữa các điều tra viên và trung tâm tính toán.
2. Tổ chức tập huấn các điều tra viên
2.1 Lựa chọn điều tra viên
- Đảm bảo đủ các chỉ đạo viên và điều tra viên.
- Các chỉ đạo viên và điều tra viên phải có trình độ học vấn tương ứng với nội
dung của cuộc nghiên cứu trong CTXH.
- Các chỉ đạo viên và điều tra viên là những người có kinh nghiệm trong CTXH.
- Các chỉ đạo viên và điều tra viên là những người đòi hỏi tính cởi mở, gần gũi
quần chúng, tôn trọng giá trị của đối tượng khảo sát...
- Có khả năng trí lực để tiếp thu đầy đủ các kiến thức cần thiết trong tình huống
bất ngờ, phải có khả năng linh hoạt, có khả năng giao tiếp và gần gũi nhiều loại
người, nhiều loại nghề nghiệp đi tới cảm nhận những hệ thống giá trị của họ.
- Biết lắng nghe, ăn mặc gọn gàng, phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, có hình
thức bề ngoài dễ gây cảm tình, cởi mở, đáng tin cậy. Có sức chịu đựng về tâm lý để
khi bị kích động vẫn bình tĩnh xử lý, có sức khỏe để tập trung tư tưởng trong quá
trình làm việc.
- Có thói quen tự do tư tưởng, không bảo thủ, hẹp hòi.
- Phải là người có nhiều thời gian rỗi khi tập huấn và tiến hành nghiên cứu.
2.2 Những điều cần tập huấn cho điều tra viên và cách tập huấn.
* Cách tập huấn:
Có thể truyền thụ cho các chỉ đạo viên và điều tra viên theo 2 cách:
+ Một là tổ chức các khóa học tại nơi công tác.
+ Hai là truyền thụ bằng những buổi hướng dẫn trong không gian làm việc
hoặc kết hợp trong thời gian làm việc.
* Những điểm cần tập huấn:

+ Hiểu được chương trình, hệ phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành điều
tra, biết cách ghi phiếu, kiểm tra kết quả ghi trong phiếu.


- Chú ý các tình huống:
+ Gặp người quá nhiệt tình. > Ghi nhận các ý kiến một cách nghiêm túc, kìm
hãm sự nhiệt tình của họ để kiểm tra xem đâu là câu trả lời sai
+ Khi gặp những người lừng chừng. > cần phải xem những nguyên nhân nào
làm cho họ lừng chừng, sau đó giải thích kỹ cho họ về cuộc điều tra, điều tra viên
có thể giữ bí mật cho họ, (nhất là những người nhiều tuổi) bằng cách: không ghi
tên tuổi, đánh dấu chéo, ký hiệu, để cho họ không phải viết.
+ Khi gặp người từ chối thẳng thừng. > điều tra viên không được bỏ đi mà
phải kiên trì thuyết phục, khéo léo tế nhị để kích thích họ trả lời.
3. Triển khai thu thập thông tin
- Yêu cầu cơ bản ghi trong giai đoạn này thực hiện chính xác những điều kiện đã
dự kiến bao gồm:
+ Tuân thủ chính xác hệ phương pháp thu thập số liệu.
+ Trong khi tiến hành thu thập thông tin, luôn cần những chỉ đạo viên kiểm tra
viên.
+ Kiểm tra nhịp độ điều tra của các điều tra viên, vì nếu không đúng tiến độ
thì thường dẫn đến quá tả, tức là không đảm bảo xác thực và chính xác.
III - Xử lý thông tin và trình bày báo cáo.

15. Xây dựng một thiết kế nghiên cứu cho một chủ đề về công tác xã hội mà

anh/chị quan tâm.




×