Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Trung cấp chính trị: Hoạt động của Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.01 KB, 30 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây
dựng Đảng; là hạt nhân đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách
mạng, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời tôn trọng và phát huy vai trò
của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp
nông dân, đoàn kết chặt chẽ với các tổ chức thành viên khác trong Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam quyết tâm tiến theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục phát huy
vai trò trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng
nông thôn mới. Nhiều phong trào do Hội Nông dân Việt Nam phát động, tổ chức
đạt hiệu quả thiết thực.
Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ
quốc đã cùng với các tầng lớp nhân dân trong xã có nhiều nỗ lực, cố gắng và giành
được nhiều thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nguồn đất canh tác bị thu hẹp, nhiều
nông dân trong xã chuyển đổi nghề nghiệp, một bộ phận không nhỏ lao động ở
nông thôn phải ra thành thị và các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm. Một bộ
phận nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đúng hướng, thành lập được trang
trại… nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Đời sống của nông
dân tuy đã được cải thiện, song ở nhiều vùng nông thôn, nông dân vẫn gặp khó
khăn.


Trong hoạt động thực tiễn, Hội Nông dân xã Yên Đồng cũng còn những hạn
chế, khó khăn do vậy chất lượng hoạt động chưa cao. Việc đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Hội còn chậm và lúng túng. Hội Nông dân xã còn có
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 1


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

nhiều bất cập cả về tổ chức bộ máy, cán bộ cũng như nội dung và phương thức hoạt
động. Đội ngũ Chi hội trưởng nông dân các thôn, xóm còn hạn chế về chất lượng.
Từ những lý do nêu trên và nhằm tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động, đáp ứng chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn,
nhất là Hội Nông dân" góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân
xã, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn xã cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
tôi chọn đề tài “Hoạt động của Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp lớp Trung
cấp lý luận chính trị - Hành chính tại Trường chính trị tỉnh Ninh Bình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động của Hội Nông dân ở cơ sở và chỉ rõ
nội dung hoạt động của Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh
Bình. Qua đó đánh giá thực trạng hoạt động của công tác Hội Nông dân trong giai
đoạn từ năm 2012- 2017 và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường và nâng

cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội Nông dân ở xã Yên Đồng trong thời gian
tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của Hội Nông dân hiện nay.
- Phân tích thực trạng hoạt động của Hội Nông dân xã Yên Đồng, huyện
Yên Mô, tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 2012-2017.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để tăng cường và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động Hội Nông dân xã Yên Đồng trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Về đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Hội Nông dân xã Yên Đồng,
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 2


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

3.2. Về không gian: Khóa luận được nghiên cứu tại Đảng ủy – HĐND UBND xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
3.3. Về thời gian:
Khóa luận đánh giá hoạt động của Hội Nông dân xã Yên Đồng giai đoạn 05
năm từ năm 2012 đến năm 2017.
3.4. Về Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn hiện
nay.
Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp (phân tích tài liệu): thông qua

các nguồn thông tin khác nhau từ sách, báo, tạp chí, báo cáo thường kỳ; phương pháp
khảo sát thực tế cơ sở; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh...

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 3


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG DÂN VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
NÔNG DÂN.

1. Khái quát về Nông dân và Hội Nông dân Việt Nam
1.1. Khái niệm
Nông dân ở nước ta là những người lao động sống ở nông thôn, nghề nghiệp
chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm từ
nông nghiệp.
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam
Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; Đại diện giai cấp nông
dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn đân tộc; Chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt
động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.

1.3. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam
- Tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống cho cán bộ, hội
viên, nông dân.
- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân. Chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân.
- Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ
chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức hội, phát triển và nâng
cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia
giám sát và phản biện xã hội theo quy chế.

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 4


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi
chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
1.4. Cơ cấu tổ chức của Hội nông dân Việt Nam
Hội Nông dân tổ chức theo 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và tương đương,
cấp huyện và tương đương. Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Cơ quan lãnh đạo của Hội và đại biểu dự đại hội các cấp được bầu cử trực
tiếp bằng phiếu kín.

1.5. Nội dung hoạt động của Hội nông dân
- Đẩy mạnh các phong trào nông dân, trực tiếp thực hiện một số chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- Chủ động tham gia vào chương trình quốc gia về XĐGN, vươn lên làm
giàu.
- Phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng hương ước, quy
ước làng, xã, thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn.
- Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, thiết thực để thu hút
và tập hợp đông đảo nông dân tham gia hoạt động Hội.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nông dân và công tác vận
động nông dân
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân Nga đấu tranh giành chính quyền, làm
nên Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và xây dựng chế độ xã hội mới ở nước Nga
Xô viết, V.I.Lênin luôn đánh giá cao vai trò của nông dân và coi liên minh với lực
lượng này là một điều kiện quan trọng để giai cấp vô sản Nga thực hiện thắng lợi
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đánh giá đúng vai trò của nông dân trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa cùng những chủ trương táo bạo, đúng đắn bắt đầu từ nông nghiệp,
nông dân chính là một trong những nguyên nhân đem đến những thành công bước
đầu của chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I.Lênin khởi xướng. Trong các tác
phẩm của mình, V.I.Lênin đã dành hàng nghìn trang để bàn về vấn đề nông nghiệp,
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 5


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô


nông dân. Đó thực sự là một di sản quý báu cho các thế hệ cách mạng đời sau tiếp
tục nghiên cứu, tìm tòi để kế thừa và phát triển.
Thứ nhất, nông dân vừa là những người lao động, vừa là những người tư
hữu nhỏ. Mặc dù khác nhau về trình độ, địa vị kinh tế và lợi ích, nhưng giữa họ có
một điểm chung là đều sinh sống bằng cách làm thuê cho các giai cấp bóc lột ở
nông thôn hoặc là tồn tại bằng chính lao động của bản thân mình với những điều
kiện sẵn có về tư liệu sản xuất chứ không sống bằng việc bóc lột lao động của
người khác.
Thứ hai, nông dân không có hệ tư tưởng độc lập. Tư tưởng của họ luôn dao
động, đầy tính thực tế và phụ thuộc rất lớn vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.
Nông dân chỉ sẵn sàng tin và đi theo giai cấp nào mang lại lợi ích cho họ. Đây có
thể được xem là một đặc điểm quan trọng của nông dân trong bất kỳ giai đoạn nào.
Với bản chất tư hữu và thái độ dao động, ngả nghiêng, người nông dân không dễ
dàng và ngay tức khắc tin theo và ủng hộ giai cấp vô sản được.
Thứ ba, cùng với sự phát triển của cơ cấu kinh tế thì cơ cấu giai cấp nông
dân luôn có sự biến đổi mạnh mẽ. Trước cách mạng xã hội chủ nghĩa, do sự tác
động của cơ chế kinh tế hàng hoá và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ cấu giai cấp
nông dân Nga có sự biến đổi mạnh mẽ. Một phần trong số họ gia nhập vào giai cấp
bóc lột ở nông thôn, một phần lớn trở thành những người lao động làm thuê. Điển
hình trong đó là tầng lớp trung nông. Tầng lớp này có thể do điều kiện vốn có của
mình mà phát triển trở thành những người bóc lột sức lao động của người khác,
nhưng cũng có không ít trung nông không chịu nổi sự cạnh tranh, bị phá sản và
phải tham gia vào đội quân lao động làm thuê. Cách mạng vô sản thành công đã
xoá bỏ sự áp bức, bóc lột giai cấp, xoá bỏ sự thống trị của bọn địa chủ đối với giai
cấp nông dân, nhưng cũng chính điều kiện đó lại giúp cho người nông dân thiết lập
cơ sở để trở thành tiểu chủ.
Thứ tư, giai cấp nông dân tất yếu sẽ đi theo giai cấp vô sản, ủng hộ giai cấp
vô sản tiến hành thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa.Trong xã hội có áp bức, bóc
lột, nông dân là giai cấp bị áp bức, bóc lột một cách nặng nề, bị giam hãm và phải
sống trong những điều kiện thấp kém. Vì vậy, để thay đổi cuộc sống của mình, giai

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 6


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

cấp nông dân chỉ có thể ủng hộ và đi theo con đường cách mạng do giai cấp vô sản
lãnh đạo nhằm xoá bỏ tầng lớp địa chủ và giai cấp tư sản. V.I.Lênin khẳng định:
“Do địa vị kinh tế của mình trong xã hội tư sản, nông dân nhất định phải đi theo
hoặc công nhân, hoặc giai cấp tư sản. Không có con đường trung gian”. Do vậy,
trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để giải phóng mình khỏi ách áp bức,
bóc lột của giai cấp tư sản thì giai cấp công nhân phải cần và có đủ điều kiện để
liên minh với đông đảo quần chúng nhân dân lao động, ở các nước kinh tế lạc hậu,
quần chúng lao động chủ yếu là nông dân. Đồng thời, nhân dân lao động và nông
dân chỉ có thể được giải phóng thực sự khi liên minh với giai cấp công nhân và
chấp nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. “Người nông dân thấy rằng giai cấp
vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh,
là người lãnh đạo tự nhiên của mình”. Bằng con đường “Hợp tác hóa nông
nghiệp”, thông qua hệ thống các hợp tác xã nông nghiệp mà từng bước đưa nông
dân đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, theo V.I.Lênin, nông dân là giai cấp được hình thành từ rất lâu
trong lịch sử. Họ là những người sinh sống và lao động ở nông thôn gắn với các tư
liệu sản xuất nhỏ lẻ, phân tán mà mình sở hữu. Trong các xã hội có áp bức, bóc lột,
cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là những người bị áp bức, bóc lột
nặng nề nhất; do vậy, con đường giải phóng của nông dân chỉ có thể là đi theo giai
cấp vô sản tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và công

tác vận động nông dân
Vận dụng chủ nghĩa Mác về giai cấp nông dân vào điều kiện của Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Xem đây vừa là vấn đề cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài. Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để tăng cường khối liên minh
công - nông, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay từ khi ra
đời, Đảng ta đã đặt ra vấn đề, xây dựng ngay tổ chức của giai cấp nông dân để tập
hợp nông dân. Trong Sách lược vắn tắt của Đảng đã ghi “Đảng phải thu phục cho
được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo”, “phải làm cho các
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 7


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công Hội hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và
ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia”. Trong Chương trình tóm tắt của Đảng cũng
đề ra nhiệm vụ “Đảng phải tập hợp đa số quần chúng nông dân chuẩn bị cách
mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến”. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã
nhìn nhận đánh giá đúng bản chất cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam và
vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng Đảng, Bác Hồ khẳng định vai trò to
lớn của nông dân trong kháng chiến nông dân là lực lượng chủ lực, trong xây dựng
nông dân là cơ bản, ngày nay nông dân là trung tâm nòng cốt trong xây dựng nông
thôn mới. Đảng, Bác Hồ luôn coi trong công tác vận động nông dân xây dựng khối
liên minh Công – Nông –Trí thức. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã ra đường
lối Cách mạng đúng đắn với mục tiêu đầu tiên của Cách mạng là “Độc lập dân tộc,
người cày có ruộng”, đáp ứng đúng yêu cầu tha thiết, nguyện vọng của người nông

dân nên đã dấy lên cao trào cách mạng của công nhân, nông dân.
Trong suốt quá trình cách mạng, đường lối, chủ trương của Đảng đã đáp ứng
được yêu cầu nguyện vọng và lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của giai cấp nông
dân nên họ đã một lòng một dạ theo Đảng, liên minh chặt chẽ với giai cấp công
nhân, đấu tranh cách mạng kiên cường dũng cảm. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng
cho rằng, khi nào đường lối chủ trương của Đảng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng,
lợi ích thiết thực của nông dân thì khi đó phong trào nông dân phát triển mạnh mẽ,
cách mạng dành được nhiều thắng lợi ví dụ như chủ trương “Phá kho thóc của
Nhật để cứu đói”, giảm tô, giảm thuế, cải cách ruộng đất, chuyển đổi cơ chế quản
lý nông nghiệp theo nghị quyết X của Đảng. Ngược lại chủ trương nào, nơi nào,
lúc nào lợi ích nguyện vọng của nông dân không được giải quyết tốt thì nơi đó, lúc
đó tinh thần cách mạng của nông dân bị giảm mà phong trào cách mạng cũng khó
khăn, Bác Hồ đã tổng kết “kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã
ghi rõ, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thực của nông dân nắm vững
nguyên tắc liên minh công - nông thì nơi đó cách mạng đều tiến mạnh”.
Trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, Đảng ta đã xác định trước hết là phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, mục tiêu của công tác vận động nông dân là: Xây dựng giai cấp
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 8


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

nông dân có trình độ nhất định về văn hóa, khoa học kỹ thuật phù hợp với nền sản
xuất theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa công nhân hóa, mọi người
nông dân đều có việc làm với năng xuất chất lượng hiệu quả ngày càng cao, có đời

sống vật chất, tinh thần đáp ứng yêu cầu phát triển về thể lực và trí lực với lối sống
văn minh tiến bộ, hạnh phúc gia đình gắn liền với tình làng nghĩa xóm, quyền lợi
ích đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ, dân chủ đi đôi với kỷ cương phép nước, có
ý thức xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh, xây dựng chính
quyền của dân, do dân, vì dân, có tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước Đảng ta tiếp tục phát huy tinh
thần đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới và điều đó được thể hiện trong
nhiều Nghị quyết của Đảng về giai cấp nông dân, về sản xuất nông nghiệp và nông
thôn. Biểu hiện tập trung nhất tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X (2008), Đảng ta
đã ban hành Nghị quyết số 26 NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, Nghị quyết T.Ư 7 (khoá X) đã đưa ra nhiều
quan điểm chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của đất nước thúc đẩy “nông
nghiệp, nông dân và nông thôn” phát triển một cách toàn diện. Đại hội XII tiếp tục
khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới
là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể. Đây là một trong những định hướng lớn
để sớm đạt được mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng
nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản
xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn, nhất là trong điều kiện nền nông
nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức của quá trình hội nhập.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Đặc điểm tình hình địa phương (cơ quan, đơn vị):
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội xã Yên
Đồng
+ Điều kiện tự nhiên

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 9



Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

Yên Đồng là xã nằm phía Tây Nam huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Phía
Bắc giáp xã Yên Thành, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp xã Đông
Sơn, thành phố Tam Điệp, phía Đông giáp xã Yên Thái.
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.849,36 ha.
Dân số 2.424 hộ, 9.004 khẩu trong đó có 69 hộ với 250 khẩu theo đạo thiên
chúa giáo.
+ Về kinh tế:
Xã Yên Đồng một vùng đồng chiêm trũng của huyện Yên Mô, vì thế lợi thế
của xã Yên Đồng là phát triển thủy sản, hệ thống giao thông nông thôn chưa đồng
bộ. Điều kiện về địa lý, giao thông chưa thuận tiện, nhưng con người và truyền
thống lao động sản xuất sẽ là cơ sở là điều kiện cho sự phát triển kinh tế ở xã Yên
Đồng.
Về sản xuất nông nghiệp.
* Giá trị sản xuất (GDP) 260.203 triệu đồng
- Nông nghiệp: 193.903 triệu đồng
Trong đó:

Trồng trọt 45.914,4 triệu đồng

Chăn nuôi 125.618 triệu đồng
Thủy sản 22.370,6 triệu đồng
- TTCN- Dịch vụ: 66.300 triệu đồng
* Cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp: 74,5%
- TTCN – Dịch vụ: 25,5%

* Sản lượng một số cây, con chủ yếu:
- Cây lương thực 8.169,4 tấn
Trong đó:

Lúa 7.653,4 tấn
Cây lương thực khác 509 tấn

Cây rau mầu 7 tấn
- Gia súc, gia cầm 140.878 con
Trong đó:

Gia súc 16.463 con
Gia cầm 124.415 con

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 10


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

* Cơ cấu lao động:
- Tổng số lao động trong độ tuổi: 4.680 người
+ Số lao động nông nghiệp 3.537 người chiếm 74,6%
+ Số lao động phi nông nghiệp 1.143 người chiếm 25,4 %
Toàn xã có 17 thôn xóm, với 399 đảng viên.
1.2. Khái quát về Hội Nông dân xã Yên Đồng hiện nay
Hội Nông dân xã Yên Đồng trải qua 6 kỳ Đại hội đại biểu, là một trong

những tổ chức chính trị đông đảo hội viên nhất trong xã.
Hiện nay tổng số uỷ viên BCH HND xã là 19 đồng chí trong đó có 15 đồng
chí là đảng viên, 03 đồng chí tham gia cấp ủy xóm, 07 đồng chí là nữ; uỷ viên Ban
Thường vụ là 05 đồng chí. Về trình độ chuyên môn: có 02 đồng chí có trình độ đại
học, 02 đồng chí có trình độ Trung cấp; 02 đồng chí có trình độ Trung cấp lý luận
chính trị, 01 đồng chí có trình độ sơ cấp lý luận chính trị.
Tổ chức Hội: Toàn xã có 17/17 Chi hội/17 thôn, xã trong toàn xã.
Tổng số Hội viên là 1.430 hội viên.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.1. Những Kết quả đạt được (những ưu điểm):
a. Công tác xây dựng tổ chức Hội
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng:
Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng được BCH Hội Nông dân
xã xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. Trong giai đoạn từ
năm 2012-2018, BCH Hội Nông dân xã đến các Chi Hội chú trọng tuyên truyền
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, Điều lệ Hội Nông dân Việt
Nam, các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, của huyện, của xã tới cán bộ,
hội viên nông dân. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội
viên, nông dân. Tập trung triển khai học tập và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
các cấp, các chính sách của địa phương liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Trong giai đoạn từ năm 2012-2018 BCH HND xã đến các Chi Hội đã phối
hợp với các ban, ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền phổ biến chủ trương, Nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội được
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 11


Khóa luận tốt nghiệp


Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

106 buổi, thu hút 13.872 lượt người tham dự. Với phương trâm hướng mạnh các
hoạt động về chi hội, tuyên truyền gắn với vận động, hướng dẫn nông dân thông
qua các mô hình cụ thể, các gương điển hình. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, BCH Hội Nông dân xã đến các Chi Hội đã chú trọng đổi mới các
hình thức tuyên truyền như: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề; sinh hoạt chi hội, liên
chi hội gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật …
Bên cạnh đó BCH Hội đã chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng nông dân để
tham mưu kịp thời cho BCH Đảng ủy xã, UBND xã có chủ trương, biện pháp giải
quyết những đề xuất, kiến nghị của nông dân. Thông qua công tác tuyên truyền,
giáo dục chính trị, tư tưởng góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ,
hội viên, nông dân, khơi dậy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và tinh
thần sáng tạo trong lao động sản xuất, đồng thời phát động hội viên nông dân tích
cực hưởng ứng các phong trào thi đua hành động cách mạng, xây dựng đời sống
văn hoá ở nông thôn, tham gia xây dựng đảng, chính quyền, xây dựng tổ chức Hội
vững mạnh.
- Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội :
BCH Hội Nông dân xã xác định công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh
là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa then chốt quyết định đến hoạt động và phong
trào nông dân. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tổ chức hội, tích cực phát triển
hội viên mới, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hội, lấy lợi ích thiết thực của nông
dân làm động lực thu hút, tập hợp hội viên. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, Hàng năm, BTV Hội Nông dân xã triệu tập đầy đủ 19 đồng
chí là uỷ viên Ban chấp hành xã và chi hội trưởng tham dự tập huấn bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác Hội do tỉnh Hội, huyện Hội tổ chức đảm bảo yêu cầu. Thông
qua tập huấn nghiệp vụ, năng lực cán bộ Hội được nâng lên rõ rệt.
Hiện nay tổng số uỷ viên BCH Hội Nông dân xã là 19 đồng chí trong đó có
15 đồng chí là đảng viên, 03 đồng chí tham gia cấp ủy xóm, 07 đồng chí là nữ; uỷ
viên Ban Thường vụ là 05 đồng chí. Về trình độ chuyên môn: có 02 đồng chí có

trình độ đại học, 02 đồng chí có trình độ Trung cấp; 02 đồng chí có trình độ Trung
cấp lý luận chính trị, 01 đồng chí có trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Trong nhiệm
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 12


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

kỳ đồng chí Chủ tịch Hội chuyển công tác khác và có 08 đồng chí chi hội trưởng
chuyển công tác khác.
Trong quá trình hoạt động, Ban chấp hành Hội Nông dân xã được củng cố
kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ (2012-2017) đã kiện toàn
chức danh Chủ tịch Hội Nông dân xã. Ban chấp hành Hội Nông dân xã kiện toàn
bổ sung 04 đồng chí uỷ viên BCH, 01 đồng chí ủy viên Ban Thường vụ.
Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên luôn được khẳng định là nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác xây dựng Hội vững mạnh, là tiêu chí cơ bản
đánh giá chất lượng chi hội. Trong nhiệm kỳ (2012-2017), 100% chi hội đều chăm
lo, làm tốt công tác phát triển hội viên. Kết quả đã phát triển được 216 hội viên,
nâng tổng số hội viên nông dân toàn xã đến tháng 10 năm 2017 là: 1.430 hội viên;
Chất lượng hoạt động từ Hội Nông dân xã đến các Chi Hội được nâng lên rõ rệt
Trong nhiệm kỳ, Hội Nông dân xã được Ban chấp hành Hội Nông dân huyện Yên
Mô đánh giá xếp loại là đơn vị vững mạnh, xuất sắc. Trong cả nhiệm kỳ có 15/17
Chi hội vững mạnh, đạt tỷ lệ 88,2%, 2 cơ sở đạt loại khá, không còn cơ sở trung
bình và yếu kém.
- Công tác kiểm tra, giám sát.
Công tác kiểm tra, giám sát của Hội được tăng cường, đi vào nề nếp, hiệu
quả được nâng lên, góp phần giữ gìn sự đoàn kết trong tổ chức Hội, nâng cao hiệu

quả lãnh đạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ
công tác Hội và phong trào nông dân. Thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam,
BCH Hội Nông dân xã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể cho từng
tháng, từng quí và cả năm. Trong nhiệm kỳ đã tổ chức 205 cuộc kiểm tra tới các
Chi hội và các Tổ vay vốn với các nội dung: Kiểm tra việc thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiểm tra việc thực hiện
Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Chi Hội, việc quản lý tài chính, các chương trình
dự án, sử dụng các nguồn vốn, Quỹ chi hội, việc sử dụng, thanh toán vốn vay Quỹ
hỗ trợ nông dân, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, vốn vay Ngân hàng NN &
PTNT huyện. Qua công tác kiểm tra, giám sát đã chỉ ra những thiếu sót, ngăn chặn
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 13


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

và hạn chế tiêu cực, sai phạm, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công
tác.
- Công tác thi đua – khen thưởng
Công tác thi đua khen thưởng có tác động lớn tới phong trào nông dân và
hoạt động của Hội. Hàng năm bám sát vào nhiệm vụ chính trị của xã, chỉ tiêu thi
đua của Hội Nông dân huyện giao. Ban Thường vụ Hội Nông dân xã đã xây dựng
nội dung, chỉ tiêu thi đua, tổ chức phát động và ký giao ước thi đua giữa các Chi
hội, cuối năm tổ chức kiểm tra, xét duyệt và đề nghị khen thưởng cho tập thể - cá
nhân hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua. Để kịp thời khuyến khích, động viên,
nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, Ban Thường vụ Hội Nông dân
xã tổ chức Hội nghị tổng kết và biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai

đoạn 2011 – 2016. Việc làm trên có tác dụng khích lệ nhân rộng điển hình tiên tiến,
mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác thi đua – khen thưởng.
Trong nhiệm kỳ (2012-2017) có 01 cá nhân được Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam tặng Bằng khen; 01 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen;
01 cá nhân được BCH Hội Nông dân huyện tặng giấy khen; BCH Hội Nông dân xã
được Tỉnh hội tặng Bằng khen năm 2017, được BCH Hội Nông dân huyện tặng
giấy khen năm 2016; 11 cá nhân được Trung ương Hội tặng Kỷ niệm chương vì
giai cấp nông dân Việt Nam, năm 2018 BCH Hội Nông dân xã được Chủ tịch
UBND tỉnh, UBND huyện tặng Bằng khen có nhiều thành tích xuất sắc trong
phong trào dân vận khéo giai đoạn 2016-2018 và nhiều hình thức khen thưởng
khác. Những thành tích trên đã cổ vũ, động viên, khích lệ, là động lực thúc đấy
công tác Hội và phong trào nông dân xã nhà tiếp tục phát triển.
Năm 2018, Hội Nông dân xã được Huyện ủy, Hội Nông dân huyện chọn là
xã làm điểm Đại hội Đại biểu Hội Nông dân xã nhiệm kỳ 2018-2023.
- Xây dựng tài chính và cơ sở vật chất của Hội
Trong nhiệm kỳ (2012-2017), các chi Hội trong xã đã tăng cường công tác
xây dựng tài chính và cơ sở vật chất của Hội. Các chi hội đều thu, nộp và sử dụng
có hiệu quả hội phí đúng qui định Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. Hàng năm các
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 14


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

chi Hội đã đóng hội phí về Hội Nông dân xã theo đúng kế hoạch giao. Hội Nông
dân xã luôn hoàn thành chỉ tiêu hội phí với Hội Nông dân huyện.
Xây dựng phát triển Quỹ chi hội, Quỹ Ban chấp hành, Quỹ chính là chất keo

gắn kết phong trào, là điều kiện quan trọng để tổ chức các hoạt động của Hội.
Nguồn xây dựng chủ yếu do hội viên tự đóng góp, trích tỷ lệ thu hội phí. Trong
nhiệm kỳ, 100% chi Hội có quỹ hoạt động, bình quân 83.000 đồng/hội viên, nhiều
chi hội có số dư quỹ từ 100.000 - 150.000 đồng/hội viên như: Chi hội nông dân các
xóm: Yên Lạc, Phong Lẫm Bắc, Thừa Tiên, Khê Trung, Khê Hạ, Khê Thượng, Đồi
Khê Hạ, Đông Xá ...
b. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia phát triển nông
nghiệp
- Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững được các các Chi hội và hội viên nông dân
hưởng ứng mạnh mẽ, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế
cao đang là việc làm thường xuyên ở các các Chi Hội và từng hội viên. Trong cả
nhiệm kỳ toàn xã có 7.224 lượt hộ đăng ký tham gia. Qua bình xét đã có 2.111 lượt
hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Hội Nông dân xã đã tổ chức
Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2012- 2016, xây dựng phương hướng nhiệm vụ giai
đoạn 2016-2021. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu
trong sản xuất, kinh doanh giỏi, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học,
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu
như: hộ ông Đào Xuân Tuấn (xóm Dân Mới), hộ ông Nguyễn Văn Đông (xóm
Thừa Tiên), ông Đào Xuân Quang (xóm Tràng Yên); ông Phạm Như Bồn (xóm
Thái Bình); ông Phạm Văn Nhu (xóm Đồi Yên Tế); ông Phạm Đăng Tập (xóm Yên
Lạc); ông Nguyễn Văn Nhanh (xóm Khê Thượng) … BCH Hội Nông dân xã phối
hợp với phòng giao dịch của ngân hàng CSXH huyện; Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT huyện tạo điều kiện cho vay giải ngân kịp thời, tăng cường kiểm tra, đôn
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 15



Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

đốc, thu hồi lãi, gốc đến hạn của các tổ vay, hộ vay. Việc trả lãi, trả gốc ở các tổ tiết
kiệm vay vốn đảm bảo đúng quy định. Hội Nông dân xã có 06 tổ vay vốn với 248
thành viên vay và số dư nợ 5,3 tỷ đồng. BCH Hội Nông dân xã tích cực phối hợp
với Ngân hàng NN&PTNT đến nay thành lập được 06 tổ liên kết và vay vốn cho
214 lượt hộ vay với tổng dư nợ 28,7 tỷ đồng. Công tác quản lý, khai thác sử dụng
Quỹ HTND được quan tâm chỉ đạo. BCH Hội Nông dân xã xây dựng kế hoạch,
tích cực vận động tăng trưởng Quỹ hỗ trợ nông dân, Trong cả nhiệm kỳ tăng
trưởng 26,9 triệu đồng, hiện nay nguồn Quỹ HTND đã được sử dụng cho 07 hội
viên vay để phát triển kinh tế.
Trong nhiệm kỳ (2012-2017), Hội Nông dân xã đã phối kết hợp tổ chức được 46 buổi chuyển giao KHKT cho 6.052 lượt hội viên nông dân tham dự với
nhiều nội dung thiết thực như: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản…
Trong nhiệm kỳ (2012-2017), Hội Nông dân xã phối hợp cùng Phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Yên Mô xây dựng mô hình trồng Chuối Tây Thái Lan kết
hợp nuôi cá tại xóm Giải Cờ với 02 hộ gia đình Hội viên tham gia tổng diện tích 02
ha.
Hội Nông dân xã thành lập Tổ hợp tác dịch vụ thủy sản, Tổ hợp tác Cơ giới
hóa sản xuất nông nghiệp khu Yên Tế.
Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã khyến khích, động viên
nông dân trong xã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp nhau
giảm nghèo, thi đua làm giàu, xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, tích cực
tham gia xây dựng nông thôn mới. Nhiệm kỳ (2012-2017), phong trào nông dân thi
đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của xã, xây dựng củng cố tổ chức Hội ngày càng vững

mạnh, nâng cao vai trò, vị thế của Hội trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã
hội
- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới:
Các Chi Hội Nông dân đã tích cực hưởng ứng, đồng thời vận động nông dân
tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các công trình phúc lợi xã hội theo
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 16


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" , phát huy sức mạnh đoàn kết
toàn dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo " Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng". Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, Hội đã phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp
sức người, sức của, hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình
công cộng, làm thuỷ lợi nội đồng, Nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất, dồn điền
đổi thửa và đẩy mạnh phong trào "Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới".
Hội viên, nông dân trong xã đóng góp làm đường giao thông nông thôn toàn xã đổ
bê tông được 9,47 km đường trục thôn, xóm. Vận động, tuyên truyền Hội viên
đóng góp 3.786 ngày công lao động và 946,29 triệu đồng tiền mặt, hiến đất: 1.800
m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Vận động Hội viên tích cực hiến đất,
hiến ngày công lao động, hiến tiền mặt, hiện vật thực hiện xây dựng, sửa chữa các
nhà văn hóa các xóm, trong cả nhiệm kỳ toàn xã xây dựng được 09 nhà văn hóa
xóm. Đến nay trên địa bàn xã có 100% các xóm có nhà văn hóa thôn, xóm.
Vận động Hội viên đóng góp thực hiện Đề án Dồn điền đổi thửa – Chỉnh

trang đồng ruộng. Tổng số tuyến đường nội đồng, kênh tưới, tiêu chỉnh trang: 164
tuyến, tổng chiều dài: 60.517,5 mét, Tổng khối lượng đào đắp: 128.293,8 m3; tổng
số cống bi các loại: 1.051 cống bi; tổng khối lượng đất đá cấp phối: 12.625 m3 đất
đá cấp phối, tổng kinh phí: 6.572.400.000 đồng; tổng diện tích hiến đất làm chỉnh
trang đồng ruộng: 144.058 m2.
Hội nông dân từ xã đến Chi hội tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phát động phong trào xây dựng “Gia đình
văn hóa”, “Thôn, xóm, làng, phố văn hóa”. Công tác phòng chống tội phạm và các
tai tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông được giữ vững.
- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng
Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hội Nông dân phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tích cực tổ
chức thăm hỏi, động viên và tặng tặng 130 xuất quà trị giá 13.000.000 đồng cho
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 17


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự hoàn thành chỉ tiêu các đợt giao quân
trong các năm. Chỉ đạo các Chi hội nông dân các xóm tổ chức ký cam kết chấp
hành tốt luật An toàn giao thông và thực hiện đón tết cổ truyền vui tươi, lành mạnh,
tiết kiệm. Trong các dịp Tết Nguyên đán, Hội Nông dân xã trích một phần kinh phí
tiết kiệm được tặng Hội viên nghèo còn gặp nhiều khó khăn với tổng số tiền là
1.700.000 đồng.
Hội Nông dân xã vận động nông dân thực hiện tốt chỉ thị số 46 của Chính

phủ về “Cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo trong dịp tết”. Tích cực
tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân hăng hái tham gia dân quân tự vệ, thực
hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm sóc người có công, gương mẫu
chấp hành pháp luật. Tham gia xây dựng địa bàn không có người phạm tội, địa bàn
không ma tuý và phòng chống tai tệ nạn xã hội.
2.2. Nguyên nhân ưu điểm:
- Có đường lối, chủ trương và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng , chính sách
pháp luật của Nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đem
lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.
- Công tác hội và phong trào nông dân của xã luôn được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Hội Nông dân huyện, Đảng ủy, HĐND,
UBND, sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của Uỷ ban MTTQ và các ngành
đoàn thể xã và tạo điều kiện của Ban chi ủy xóm.
- Đội ngũ từ Ban chấp hành Hội Nông dân xã đến các đồng chí Chi hội
trưởng nông dân các xóm luôn đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh trí tuệ tập
thể, sự nỗ lực của toàn thể hội viên nông dân trong xã.
- Hội Nông dân từ xã đến chi hội có nhiều cố gắng đổi mới nội dung và hình
thức hoạt động theo hướng thiết thực và hiệu quả, gần đến từng hội viên, các lợi
ích chính đáng của nông dân được đảm bảo. Có nhiều thành phần kinh tế khác
tham gia vào tổ chức Hội.
2.3. Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Hội và phong trào nông dân
xã trong nhiệm kỳ (2012-2017) còn một số tồn tại, hạn chế đó là:
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 18


Khóa luận tốt nghiệp


Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

- Công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị, pháp luật cho hội viên
nông dân có chi hội, có lúc chưa chú trọng.
- Việc nắm bắt tư tưởng cán bộ hội viên nông dân có lúc chưa kịp thời, còn
có một số hội viên nông dân chưa chấp hành nghiêm quy định của địa phương: như
việc đào đắp, xây dựng nhà trông coi theo Khóa luận chuyển đổi ruộng sâu, ruộng
trũng cấy lúa kém hiệu quả sang cấy lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
xã, vi phạm luật giao thông, chưa tích cực tham gia bảo vệ môi trường, còn tư
tưởng chông chờ, ỷ lại cho Nhà nước.
- Sinh hoạt chi hội ở một số xóm chưa đều, chậm về thời gian, còn nghèo
nàn về nội dung, hình thức nên chưa thu hút được đông đảo hội viên tham gia sinh
hoạt.
- Phong trào thi đua có nơi chưa được triển khai sâu rộng, công tác phát triển
hội viên mới có nơi còn đạt thấp.
2.4. Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực vận động quần chúng của một
bộ phận cán bộ Hội còn yếu; tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm chưa
cao, còn có biểu hiện chủ quan, nóng vội trong tổ chức điều hành, chưa làm tốt
chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền.
- Một số chi hội trưởng, chi hội phó xóm thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều
hành, khả năng thu hút, tập hợp nông dân vào các hoạt động Hội và phong trào
nông dân còn hạn chế.
- Một số đồng chí Chi hội trưởng còn kiêm nhiệm nhiều việc, chưa tập
trung cao cho công tác Hội.
b. Nguyên nhân khách quan
- Một số cấp uỷ thôn, xóm chưa quan tâm đúng mức đến công tác Hội và
phong trào nông dân.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội Nông

dân cấp xã còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ:
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 19


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

1. Phương hướng:
1.1. Phương hướng chung
Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, giữ vững vai trò nòng cốt trong
phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các phong
trào thi đua yêu nước, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông
dân, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, góp phần thực hiện
đạt và vượt chỉ tiêu phát triển KT-XH do Đại hội Đảng bộ xã Yên Đồng lần thứ XXVI
đề ra.
1.2. Phương hướng cụ thể: Phương hướng cụ thể cho giai đoạn năm 2018-2023
như sau:
Một là: Có 95% trở lên hội viên được tuyên truyền phổ biến Chủ trương, nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội.
Hai là. Phát triển 200 hội viên mới nâng tỷ lệ hộ nông dân tham gia tổ chức
Hội đạt trên 75% so với hộ nông dân trên địa bàn toàn xã.
Ba là. Có từ 16/17 chi hội đạt tiêu chuẩn vững mạnh, không có đơn vị yếu
kém. Hội Nông dân xã đạt xếp loại trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiêm
vụ.
Bốn là. 100% Ban Thường vụ Hội Nông dân xã và chi hội trưởng được tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.

Năm là. Xây dựng và duy trì quỹ BCH từ 2-3 triệu đồng trở lên, 100% chi hội
có quỹ hoạt động, bình quân 85.000 đồng /hội viên trở lên.
Sáu là. Trong năm có 50% hộ hội viên nông dân trở lên đăng ký và có 20%25% hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi. Mỗi năm hội nhận và giúp
đỡ từ 2 hộ hội viên trở lên (có địa chỉ cụ thể) vươn lên thoát nghèo.
Bảy là. Tăng trưởng Quỹ hỗ trợ Nông dân hàng năm phấn đấu đạt kế hoạch
Hội Nông dân huyện giao. Phấn đấu mỗi năm tăng trưởng 5 triệu đồng/năm, trong đó
ít nhất 70% là nguồn ủng hộ;
Tám là. 100% gia đình hội viên đăng ký và có 85% đạt danh hiệu gia đình văn
hóa.
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 20


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

Chín là. Tổ chức hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả. Có
01 mô hình trở lên.
Mười là. Hàng năm 90 % hội viên nông dân được chuyển giao KHKT; 10%
hội viên nông dân được dạy nghề và có việc làm.
Mười một là. Hằng năm có từ 01 mô hình kinh tế tập thể (THT/HTX), 01 mô
hình dân vận khéo, 01 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường, 01 mô hình
nông dân nói không với thực phẩm bẩn.
Mười hai là. Tiếp tục duy trì 06 tổ liên kết vay vốn Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Mười ba là. Hàng năm trợ giúp pháp lý cho 10 lượt hội viên nông dân trở lên.
2. Giải pháp:
2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng

Tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới. Gắn công tác tuyên truyền với phong trào hành động
cách mạng để công tác tuyên truyền ngày càng thiết thực, hiệu quả. nhằm nâng cao
nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong mỗi cán bộ, hội viên
nông dân. Gương mẫu chấp hành hương ước, quy ước của địa phương.
Chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị, đề xuất của nông
dân để tham mưu cấp uỷ Đảng có chủ trương, chính sách phù hợp, kịp thời về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Vận động nông dân tích
cực thực hiện cuộc vận động "toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".
Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi
mới nội dung và đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động như tư vấn trực tiếp,
thăm quan mô hình, biểu dương điển hình tiên tiến ở từng lĩnh vực, những tập thể, cá
nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các phong trào thi đua. Xây
dựng và tổ chức các Câu lạc bộ, sinh hoạt chi hội gắn với chuyển giao KHKT, phổ
biến thông tin thị trường. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động CLB nông dân, thu hút các
tầng lớp nông dân vào tham gia hoạt động có hiệu quả.
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 21


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy
sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông
dân

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong hệ thống
chính trị trong tổ chức các phong trào thi đua của Hội và thực hiện các nhiệm vụ
chính trị tại địa phương giúp cho Hội Nông dân thực hiện tốt các nhiệm vụ tại địa
phương.
- Đảng, nhà nước có chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn
diện, đồng bộ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng nhiều vốn cho đầu tư phát triển
sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhằm tăng
thu nhập cho nông dân.
- Đảng và Nhà nước sớm ban hành quy chế, chính sách tạo điều kiện cho tổ
chức Hội Nông dân (nhất là ở cơ sở) hoạt động có hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 61 - KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí
thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”.
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nơi nào cấp ủy Đảng chính quyền chăm lo tạo điều kiện để Hội Nông dân
hoạt động thì nơi đó tổ chức phong trào của Hội dễ dàng hơn, tổ chức của Hội
vững mạnh hơn.
- Phát triển mạnh kinh tế hợp tác và hợp tác xã hỗ trợ nông dân phát triển
sản xuất. Nâng cao dân trí cho nông dân.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giá, bảo hộ sản xuất, hợp đồng trách nhiệm và
bảo hiểm xã hội cho nông dân khi hết tuổi lao động.
2.3. Thường xuyên chăm lo đến đội ngũ cán bộ Hội cả về số lượng và chất
lượng
“Cán bộ nào phong trào ấy”, chi hội nào cán bộ tâm huyết với phong trào thì
chi hội đó hoạt động có hiệu quả. Để thực hiện tốt giải pháp này, xã và Hội Nông
dân cần chú trọng những nội dung sau:
- Hội Nông dân thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
Hội cho cán bộ chi hội

- Kiện toàn Ban chấp hành và đội ngũ cán bộ cơ sở hội để đủ sức điều hành, và
thực hiện các nhiệm vụ
- Tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên
- Tổ chức sinh hoạt giao ban phản ảnh theo định kỳ.
- Khuyến khích cán bộ hội viên thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã,
và phát triển ngành dịch vụ
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 22


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

- Hội Nông dân tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan
tâm nhiều hơn đến nông dân
- Có những chính sách cụ thể giúp nông dân về vốn vay ưu đãi ngân hàng
CSXH với số tiền nhiều hơn để nông dân đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế.
- Tuyên truyền vận động cán bộ hội viên chấp hành tốt các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Chỉ thị, nghị quyết của Hội cấp trên.
2.4. Tăng cường tổ chức các phong trào thi đua của Hội
- Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Tiếp tục đẩy mạnh phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh
giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Phong trào phải thiết
thực, hiệu qủa có tính khả thi cao phù hợp với điều kiện cụ thể ở xã nhà có tác động
thúc đẩy kinh tế - xã hội xã nhà ngày càng phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ
cho nông dân như: chuyển giao KHKT, vốn vay, vật tư nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, con nuôi tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hoá cao, có khả

năng cạnh tranh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tổ hợp sử dụng nhiều lao động nông
dân. Làm tốt chương trình liên kết 4 nhà. Làm tốt chương trình phối hợp với Ngân
hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH huyện tín chấp vốn vay, sử dụng đúng mục đích,
hiệu quả và an toàn đồng vốn, xây dựng các dự án giải quyết việc làm, tín chấp vật tư
nông nghiệp, giúp hội viên có vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các hộ
nghèo. Tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo
hiểm xã hội tự đóng. Tích cực vận động xây dựng Quỹ HTND, quản lý, sử dụng quỹ
đúng mục đích, có hiệu quả. Phấn đấu mỗi năm mỗi hội giúp được 1 - 2 hộ hội viên
thoát nghèo.
- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới:
Tập trung tuyên truyền sâu rộng các Nghị quyết, Đề án về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, về vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân trong việc phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn
2016 - 2020.

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 23


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp xã, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, xây dựng làng, xã văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội . Phấn đấu 100% gia đình hội viên đăng ký và có 85% gia đình hội viên

đạt gia đình văn hoá. Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như: ma
tuý, mại dâm, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng
chống cháy nổ...; Phối hợp với UBND xã, các ngành, đoàn thể tổ chức các họat động
văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng trong hội viên nông dân. Vận động
nông dân tích cực hiến đất, hiến công, đóng góp tiền của xây dựng nông thôn mới,
tham gia các hoạt động từ thiện xã hội.
- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh
Tiếp tục tuyên truyền đến toàn thể hội viên nông dân trong xã hai nhiệm vụ
chiến lược: xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước
"âm mưu diến biến hoà bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Thực hiện hiệu
quả Nghị quyết liên tịch giữa Hội Nông dân với lực lượng công an, quân đội. Tích
cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân hăng hái tham gia lực lượng dân quân
tự vệ, dự bị động viên và thực hiện tốt luật nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương
quân đội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với người có công. Gương mẫu chấp
hành pháp luật, tham gia xây dựng thôn, làng không có người phạm tội, cảm hoá, giáo
dục người phạm tội, lầm lỗi tái hoà nhập cộng đồng.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Hội nông dân từ xã đến các chi hội xóm thường xuyên tuyên truyền, vận động
hội viên nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đóng góp xây dựng các chính sách liên
quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ, hội viên
ưu tú với chi bộ đảng để xem xét, phát triển đảng viên trong tổ chức hội. Phối hợp với
MTTQ tham gia hiệp thương, giới thiệu nhân sự của Hội nông dân ứng cử đại biểu
HĐND. Vận động hội viên nông dân hăng hái tham gia bầu cử thực hiện quyền và
Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 24



Khóa luận tốt nghiệp

Lớp: Trung cấp LLCT-HC K22C Yên Mô

nghĩa vụ công dân. Tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, giám
sát và đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng đảng ngày càng
vững mạnh.
2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy
sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông
dân
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong hệ thống
chính trị trong tổ chức các phong trào thi đua của Hội và thực hiện các nhiệm vụ
chính trị tại địa phương giúp cho Hội Nông dân thực hiện tốt các nhiệm vụ tại địa
phương.
- Đảng, nhà nước có chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn
diện, đồng bộ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng nhiều vốn cho đầu tư phát triển
sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhằm tăng
thu nhập cho nông dân.
- Đảng và Nhà nước sớm ban hành quy chế, chính sách tạo điều kiện cho tổ
chức Hội Nông dân (nhất là ở cơ sở) hoạt động có hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 61 - KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí
thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”.
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nơi nào cấp ủy Đảng chính quyền chăm lo tạo điều kiện để Hội Nông dân
hoạt động thì nơi đó tổ chức phong trào của Hội dễ dàng hơn, tổ chức của Hội
vững mạnh hơn.
- Phát triển mạnh kinh tế hợp tác và hợp tác xã hỗ trợ nông dân phát triển

sản xuất. Nâng cao dân trí cho nông dân.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giá, bảo hộ sản xuất, hợp đồng trách nhiệm và
bảo hiểm xã hội cho nông dân khi hết tuổi lao động.
3. Kiến nghị
3.1. Kiến nghị đối với Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình; Hội Nông dân huyện
Yên Mô.
Đề nghị Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Hội Nông dân huyện Yên Mô tiếp
tục quan tâm, theo dõi và chỉ đạo phong trào Hội Nông dân cấp xã; có cơ chế,
chính sách hỗ trợ cho Hội Nông dân cấp xã nói chung, các Chi hội Nông dân thôn,

Học viên: Phạm Thúc Kinh

Trang: 25


×