Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện do acinetobacter baumannii và hiệu quả áp dụng một số biện pháp dự phòng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐOÀN QUANG HÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
DO ACINETOBACTER BAUMANNII
VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG,
2011 - 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐOÀN QUANG HÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH
VIỆN
DO ACINETOBACTER BAUMANNII
VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DỰ


PHÒNG
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG,
2011 - 2013
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 97 20 163

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
GS.TS. Nguyễn Văn Kính
PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung


HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do
chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được tác giả nào công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Đoàn Quang Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................
CHƯƠNG 1..........................................................................................................
TỔNG QUAN......................................................................................................

1.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện...................................................
1.1.1. Khái niệm và phân loại nhiễm khuẩn bệnh viện............................
1.1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện...............................................
1.1.3. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện...............................................
1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii........................................
1.2.1. Tình hình nhiễm A.baumannii.....................................................
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng nhiễm khuẩn do Acinetobacter....................
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm kháng kháng sinh của A.baumannii
....................................................................................................
1.2.4. Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn do A.baumannii...........
1.3. Giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện..................................
1.3.1. Một số biện pháp cơ bản trong phòng chống nhiễm khuẩn
bệnh viện....................................................................................
1.3.2. Vai trò của vệ sinh tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh
viện.............................................................................................
1.3.3. Vai trò của vệ sinh bề mặt trong phòng chống nhiễm khuẩn
bệnh viện....................................................................................


1.3.4. Một số biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phòng ngừa
A.baumannii...............................................................................
CHƯƠNG 2........................................................................................................
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................


2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu......................................
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu...................................................................
2.1.3. Thời gian nghiên cứu...................................................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.............................................
2.3. Nội dung và biến số nghiên cứu........................................................
2.3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện............
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp cải thiện nhiễm khuẩn bệnh viện..............
2.4. Hạn chế của nghiên cứu....................................................................
CHƯƠNG 3........................................................................................................
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................

3.1. Thực trạng và các yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện
do A.baumannii tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương, năm 2011.....................................................
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................
3.1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức cấp cứu,
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, năm 2011.....................
3.1.3. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii tại khoa
Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,
năm 2011....................................................................................
3.1.4. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến thực trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện do A.baumannii tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương................................................


3.1.5. Thực trạng hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.......................................

3.2. Kết quả áp dụng một số biện pháp, kỹ thuật cải thiện hoạt
động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương.......................................................................
3.2.1. Kết quả xây dựng mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
....................................................................................................
3.2.2. Đánh giá hiệu quả cải thiện nhiễm khuẩn bệnh viện trên các
khía cạnh can thiệp....................................................................
CHƯƠNG 4........................................................................................................
BÀN LUẬN........................................................................................................

4.1. Thực trạng và các yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện
do A.baumannii tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương, năm 2011.....................................................
4.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu..........................................
4.1.2. Tỷ lệ và đặc điểm mắc nhiễm khuẩn bệnh viện do
A.baumannii tại khoa Hồi sức cấp cứu......................................
4.1.3. Yếu tố nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii
tại khoa Hồi sức cấp cứu..........................................................
4.2. Kết quả áp dụng một số biện pháp, kỹ thuật cải thiện hoạt
động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương.....................................................................
4.2.1. Hệ thống quản lý nhiễm khuẩn bệnh viện..................................
4.2.2. Hiệu quả can thiệp vệ sinh tay..................................................
4.2.3. Hiệu quả can thiệp vệ sinh bề mặt.............................................
4.2.4. Hiệu quả chương trình đào tạo.................................................
4.2.5. Đánh giá hiệu quả giảm thiểu nhiễm khuẩn..............................
KẾT LUẬN......................................................................................................
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ.............................................
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A.baumannii
ADN
APIC

Acinetobacter baumannii
Deoxyribonucleic Acid
Association for Professionals in Infection Control and
Epidemiology (Hiệp hội Kiểm soát nhiễm khuẩn và dịch

BN
BS
BV
CC - ĐTTC
CDC

tễ học Hoa Kỳ)
Bệnh nhân
Bác sỹ
Bệnh viện
Cấp cứu - Điều trị tích cực
Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm


CSHQ
CSYT
CTĐT
DC
ĐD
ĐT
ĐTTC
HSCC
HSTC
KQNC
KS
KSDP
KSNK
MRSA

giám sát và phòng bệnh Hoa Kỳ)
Chỉ số hiệu quả
Cơ sở y tế
Chương trình đào tạo
Dụng cụ
Điều dưỡng
Đào tạo
Điều trị tích cực
Hồi sức cấp cứu
Hồi sức tích cực
Kết quả nghiên cứu
Kháng sinh
Kháng sinh dự phòng
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Methicillin-Resistant Staphylococcus Aureus (Nhiễm Tụ


NC
NCS
NK
NKBV
NKH
NKQ
NKTMM

cầu vàng kháng Methicillin)
Nghiên cứu
Nghiên cứu sinh
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn huyết
Nội khí quản
Nhiễm khuẩn thông mạch máu


NKTN
NKVM
NVYT
OR
ÔTMM
SENIC

Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn vết mổ
Nhân viên y tế
Odds ratio (Tỷ số chênh)

Ống thông mạch máu
Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control

TBYT
THA
TM
TMTT
TT
VPBV
VRE

(Chương trình Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện)
Thiết bị y tế
Tăng huyết áp
Tĩnh mạch
Tĩnh mạch trung tâm
Thông tiểu
Viêm phổi bệnh viện
Vancomycin-Resistant Enterococci (Khuẩn Cầu ruột

VSKK
VST
WHO

kháng Vancomycin)
Vệ sinh khử khuẩn
Vệ sinh tay
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)



DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân.........................................57
Bảng 3.2. Các can thiệp và điều trị chính trên bệnh nhân nghiên cứu............59
Bảng 3.3. Chỉ số sử dụng dụng cụ...................................................................60
Bảng 3.4. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSCC.........................................60
Bảng 3.5. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo giới......................................61
Bảng 3.6. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo bệnh kèm theo.....................63
Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn bệnh viện...................................63
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí (n = 299).........................64
Bảng 3.9. Số lần nhiễm khuẩn bệnh viện........................................................64
Bảng 3.10. Thời gian điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu..................................64
và thời gian nằm viện của các vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện..........................64
Bảng 3.11. Chi phí điều trị của nhóm có và không có....................................65
nhiễm khuẩn bệnh viện....................................................................................65
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii theo vị trí.............67
(n = 102)..........................................................................................................67
Bảng 3.13. Số lần nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii...........................67
Bảng 3.14. Tỷ lệ mới mắc theo từng loại nhiễm khuẩn bệnh viện..................67
do A.baumannii...............................................................................................68
Bảng 3.15. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii theo giới.........68
Bảng 3.16. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii.........................68
theo bệnh kèm theo..........................................................................................68
Bảng 3.17. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii.........................69
theo can thiệp...................................................................................................69
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kỹ thuật can thiệp..........................................70
và nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii....................................................70
Không NKBV..................................................................................................70



Có NKBV........................................................................................................70
Bảng 3.19. So sánh chỉ số sử dụng dụng cụ giữa 2 nhóm có và không có
nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii theo loại can thiệp................71
Bảng 3.20. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii......74
Bảng 3.21. Thời gian điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu và.............................74
thời gian nằm viện của các vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii....74
Bảng 3.22. Chi phí điều trị của nhóm có và không có....................................75
nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii (triệu đồng).....................................75
Bảng 3.23. Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với viêm phổi bệnh viện..76
do A.baumannii...............................................................................................76
Viêm phổi bệnh viện do A.baumannii.............................................................76
Bảng 3.24. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết............77
do A.baumannii...............................................................................................77
Bảng 3.25. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu do
A.baumannii..........................................................................................78
Bảng 3.26. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn......................78
do A.baumannii nơi đặt thông mạch máu........................................................78
Bảng 3.27. Chỉ số nguy cơ của các biến liên quan đến...................................79
nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii.........................................................79
Bảng 3.28. Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn về điều kiện làm việc............80
và vệ sinh tay tại các khoa lâm sàng...............................................................80
Bảng 3.29. Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm sàng (n = 8)81
Bảng 3.30. Nhu cầu tập huấn và mức độ tiếp nhận thông tin.........................82
kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế(n = 259).......................................82
Bảng 3.31. Kiến thức đúng của nhân viên y tế................................................83
về kiểm soát nhiễm khuẩn (n = 259)...............................................................83
Bảng 3.32. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn...............................................84
trước và trong khi điều trị của nhân viên y tế..................................................84



Bảng 3.33. Nhận xét của nhân viên y tế về các yếu tố ảnh hưởng..................84
đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (n = 259)..............................85
Bảng 3.34. Hiệu quả can thiệp đối với điều kiện vệ sinh tay..........................88
Bảng 3.35. Kiến thức của các đối tượng nghiên cứu......................................89
về thực hiện vệ sinh tay, trước - sau can thiệp................................................89
Bảng 3.36. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo thời gian trong ngày,....................90
trước - sau can thiệp........................................................................................90
Bảng 3.37. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo nghề nghiệp, trước - sau can thiệp
...............................................................................................................91
Bảng 3.38. Đánh giá tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo chỉ định,.........................91
trước - sau can thiệp........................................................................................91
Bảng 3.39. Đánh giá tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay................................................92
theo mức độ cơ hội cần vệ sinh tay, trước - sau can thiệp...............................92
Bảng 3.40. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo tình trạng mang găng,..................92
trước - sau can thiệp........................................................................................92
Bảng 3.41. Hiệu quả can thiệp đối với điều kiện vệ sinh khử khuẩn bề mặt. .93
Bảng 3.42. Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu..............................94
về vệ sinh khử khuẩn bề mặt, trước - sau can thiệp........................................94
Bảng 3.43. Đánh giá tuân thủ thực hành.........................................................94
vệ sinh khử khuẩn bề mặt tại bệnh viện, trước - sau can thiệp.......................94
Bảng 3.44. Hiệu quả giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức cấp
cứu.........................................................................................................96
Bảng 3.45. Hiệu quả giảm thiểu nhiễm khuẩn theo vị trí nhiễm khuẩn tại khoa
Hồi sức cấp cứu.....................................................................................96
Bảng 3.46. Hiệu quả giảm số lần nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii tại
khoa Hồi sức cấp cứu............................................................................97
Bảng 4.1. Tỷ lệ - Tỷ suất mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện............................99
tại các điểm nghiên cứu...................................................................................99



Bảng 4.2. So sánh chi phí điều trị của nhiễm khuẩn bệnh viện.....................107


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Bệnh lý nền của bệnh nhân nghiên cứu......................................
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về bệnh kèm theo của bệnh nhân nghiên cứu.............
Biểu đồ 3.3. Căn nguyên nhiễm khuẩn bệnh viện...........................................
tại khoa Hồi sức cấp cứu (n = 299).................................................................
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo tuổi..........................
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii theo
số can thiệp............................................................................................
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa thời gian đặt dụng cụ và chỉ số sử dụng
dụng cụ ở nhóm có nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii...............
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa thời gian đặt dụng cụ và chỉ số sử dụng
dụng cụ ở nhóm không có nhiễm khuẩn bệnh viện do A.baumannii
...............................................................................................................
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa số ca nhiễm khuẩn bệnh viện.........................
do A.baumannii và số ngày điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu........................
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức Kiểm soát nhiễm khuẩn.....................................


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn bệnh viện.........................................................................
* Nguồn: Bộ Y tế (2012) [2]...................................................................................................................
Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước...............................................................
có thu nhập cao......................................................................................................................................
Hình 1.3. Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước...............................................................
có thu nhập thấp và trung bình.............................................................................................................


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là nhiễm khuẩn mà bệnh nhân mắc
phải trong thời gian nằm viện là một trong những nguyên nhân chính gây ra tỷ
lệ mắc, tử vong cao cho các bệnh nhân tại các bệnh viện trên thế giới. Nhiễm
khuẩn bệnh viện đang là gánh nặng cho người dân cũng như cho các cơ sở y tế
khám chữa bệnh khi làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, biến chứng, tăng ngày
nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh
vật, tăng chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ
thống y tế. Tại liên minh châu Âu, tỷ lệ tử vong hàng năm do bị nhiễm các
chủng vi khuẩn kháng thuốc là 25.000 ca và tại Mỹ là hơn 63.000 ca. Theo
điều tra của Tổ chức y tế thế giới được tiến hành ở 55 bệnh viện tại 14 nước
cho thấy, tỷ lệ NKBV trung bình là 8,7%, Tây Địa Trung Hải: 11,8%; Đông
Nam Á: 10,0%; Châu Âu: 7,7% và Tây Thái Bình Dương: 9,0%. Trong đó
viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiết niệu. Mỗi năm tại Mỹ tiêu tốn 5,7 tỉ

Đô-la cho chi phí chăm sóc bệnh nhân, cao hơn rất nhiều chi phí cho công tác
phòng chống bệnh cúm [1]. Tại Việt Nam, NKBV cũng đang trở thành nỗi lo
chính trong quá trình điều trị lâm sàng khi thiệt hại kinh tế bao gồm chi phí
điều trị là rất lớn. Trong đó, NKBV xảy ra tại các khoa Hồi sức cấp cứu
(HSCC) với tỷ lệ cao hơn so với các khoa khác trong bệnh viện, thường gấp 2
- 3 lần. Ở Việt Nam, hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình NKBV tại
khoa HSCC của các bệnh viện bệnh truyền nhiễm, do đó khó có thể so sánh
và đánh giá chất lượng thực hiện các biện pháp phòng chống NKBV, cũng
như chưa phân tích đầy đủ các yếu tố nguy cơ liên quan đến NKBV để có
biện pháp thích hợp và kịp thời nhằm giảm nguy cơ NKBV.
Acinetobacter baumannii (A.baumannii) là một trong những vi khuẩn
Gram âm hiện nay được quan tâm của nhiều nhà y khoa trên thế giới, do khả


2
năng gây bệnh nặng, kháng kháng sinh, chi phí điều trị, thời gian nằm viện và
tử vong cao hơn so với các trường hợp NKH do các tác nhân khác. Nhiễm
khuẩn bệnh viện do A.baumannii hay gặp ở khoa Hồi sức cấp cứu, trên bệnh
nhân nặng, có nhiều thủ thuật xâm lấn như thở máy, đặt catheter trong mạch
máu, đặt thông tiểu, những bệnh nhân có phẫu thuật hay bị bỏng.
A.baumannii là một vi khuẩn có đặc tính sinh học đặc biệt, có thể sống được ở
cả môi trường khô ráo lẫn ẩm ướt, nhờ khả năng bám dính của màng sinh học
do vi khuẩn tạo ra, giúp vi khuẩn gắn chặt vào bề mặt dụng cụ, môi trường và
bảo vệ vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tồn tại lâu dài, thu nhận,
tích lũy gen kháng kháng sinh và trở thành tác nhân gây khó khăn trong điều
trị và kiểm soát lây nhiễm.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện tuyến cuối của
chuyên ngành Truyền nhiễm, tỷ lệ thu dung và điều trị rất cao, thường xuyên
quá tải. Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện còn nhiều bất cập. Nguy cơ nhiễm khuẩn
bệnh viện thường ở mức cao, đặc biệt là tại khoa HSCC.

Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về
dịch tễ học của NKBV do A.baumannii tại khoa HSCC, Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương, các yếu tố nguy cơ liên quan đến NKBV do
A.baumannii và tác nhân gây NKBV do A.baumannii từ đó đề xuất các biện
pháp can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ NKBV góp phần nâng cao chất lượng
điều trị của Bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện
do A.baumannii tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung
ương, năm 2011.
2. Đánh giá kết quả áp dụng một số biện pháp, kỹ thuật cải thiện hoạt
động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung
ương.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.1. Khái niệm và phân loại nhiễm khuẩn bệnh viện
Ngay từ thời Hypocrate đã có nhiều tài liệu mô tả những dịch bệnh và
hội chứng bệnh thường xuất hiện ở những nơi thiếu điều kiện vệ sinh như
bệnh viện, cơ sở chăm sóc người già, bệnh viện tế bần, nhà tù và nơi tập trung
đông người mà ít thấy hơn ở cộng đồng những nơi con người sống tự do hoặc
riêng lẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), NKBV được định nghĩa như sau:
“NKBV là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị
tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong
giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ
kể từ khi người bệnh nhập viện” [2].

Nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế được gọi chung là nhiễm khuẩn
bệnh viện. Tất cả các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ
mắc NKBV. Đối tượng có nguy cơ NKBV cao là trẻ em, người già, bệnh nhân
suy giảm hệ miễn dịch, thời gian nằm điều trị kéo dài, không tuân thủ nguyên
tắc vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị, nhất là không tuân thủ rửa tay và sử
dụng quá nhiều kháng sinh [3].
Nguyên nhân của NKBV thường gặp có thể do Staphylococci,
Acinetibacter spp, Pseudomonas aeruginosa (P.aeruginosa), Klebsiella
pneumoniae (K.pneumoniae), Escherichia coli (E.coli) và nấm [4], [5], [6].


4
Để chẩn đoán NKBV người ta thường dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn
chẩn đoán cho từng vị trí NKBV (hình 1.1), ví dụ như nhiễm khuẩn vết mổ
sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng
mạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu...

Hình 1.1. Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn bệnh viện
* Nguồn: Bộ Y tế (2012) [2]

Hiện nay, theo hướng dẫn từ Trung tâm giám sát và phòng bệnh Hoa
Kỳ (CDC) [7] và các Hội nghị quốc tế đã mở rộng định nghĩa ca bệnh cho các
vị trí nhiễm khuẩn khác nhau và hiện đang được áp dụng để giám sát NKBV
trên toàn cầu. Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học
đã xác định có khoảng 50 loại NKBV khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện.
1.1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện
Hiện nay NKBV là một vấn đề nghiêm trọng tác động đến sức khỏe
toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới về NKBV từ năm 1995 đến
2010 cho thấy: Tỷ lệ NKBV tính chung cho các quốc gia có thu nhập cao nằm

trong khoảng từ 5% - 12% (hình 1.1) và tỷ lệ chung cho tất cả các quốc gia
này vào khoảng 7,6% [8]. Theo ước tính của Trung tâm phòng chống và kiểm
soát bệnh châu Âu, hàng năm có khoảng 4.100.000 bệnh nhân bị NKBV và
khoảng 37.000 trường hợp tử vong. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện
chiếm 26,6% [9]. Phần lớn các trường hợp là nhiễm khuẩn tiết niệu (80%) có
liên quan đến việc sử dụng ống thông bàng quang; Tiếp theo là nhiễm khuẩn
vết mổ, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và một số nhiễm


5
khuẩn khác (bao gồm tiêu chảy do Clostridium difficile) [2], [10], [11], [12].
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất (36%), tiếp theo là nhiễm
khuẩn vết mổ (20%), nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi (11%) [13]. Các yếu tố
nguy cơ nhiễm khuẩn phổi bệnh viện là: Bệnh hô hấp mạn tính, đặt nội khí
quản, mở khí quản, phẫu thuật [14]. Có mối liên quan giữa thông khí hỗ trợ
và tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cao; Có thông khí hỗ trợ tỷ lệ nhiễm khuẩn hô
hấp cao hơn so với những người không thông khí hỗ trợ, đồng thời tỷ lệ
nhiễm khuẩn phổi - phế quản tăng lên theo thời gian thở máy [15], [16], [17],
[18], [19], [20]. Thông khí cơ học được coi là yếu tố nguy cơ chính liên quan
đến viêm phổi bệnh viện, làm tăng thời gian điều trị của bệnh nhân [21], [22],
[23], [24], [25]. Viêm phổi liên quan thở máy làm tăng tình trạng bệnh tật, tỷ
lệ tử vong và chi phí điều trị của bệnh nhân [26], [27], [28]. Tỷ lệ tử vong ở
bệnh nhân mắc viêm phổi bệnh viện cao hơn đáng kể so với bệnh nhân không
mắc (45,5% so với 32,2% tương ứng p = 0,004) [29]. Nhiễm khuẩn tiết niệu
chiếm khoảng 1/3 số ca nhiễm khuẩn bệnh viện [30]; Có mối liên quan giữa
đặt thông tiểu và nhiễm khuẩn tiết niệu, những người có đặt thông tiểu có tỷ
lệ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn so với những người không có đặt thông tiểu;
Thời gian mắc NKTN tăng lên theo thời gian đặt ống thông tiểu [15], [19],
[23], [31], [32]. Có mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với tình trạng vết
mổ; Nhiễm khuẩn vết mổ ở phẫu thuật sạch (OR = 2,7, p < 0,01) thấp hơn

phẫu thuật nhiễm bẩn (OR = 6,0, p < 0,01) [15]. Nhiễm khuẩn vết mổ đang là
một vấn đề y tế quan trọng tại các bệnh viện, trong đó mật độ nhiễm khuẩn
vết mổ cao nhất ở phẫu thuật ruột non, đại tràng và ruột thừa [33]. Catheter
tĩnh mạch trung tâm là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn
huyết bệnh viện; Làm tăng thời gian nằm viện, chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong
cao [34]. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử vong ở các đơn vị Hồi sức
tích cực. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan nhiều tới việc sử dụng các thiết bị,


6
dụng cụ y tế can thiệp như thông tiểu, catheter lòng mạch, thở máy,... đặc biệt
trong các đơn vị Chăm sóc đặc biệt [27], [28], [35].

Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước
có thu nhập cao
* Nguồn: WHO (2011)[7]

Tỷ lệ NKBV ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp dao động từ
5,7% - 19,9% và tỷ lệ chung là khoảng 10,1/ 100 bệnh nhân (hình 1.2) [5], [36].
Trong đó nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) chiếm tỷ lệ cao nhất (29,1%), nhiễm
khuẩn tiết niệu (23,9%), nhiễm khuẩn huyết (19,1%), đường hô hấp (14,8%) và
các nhiễm khuẩn khác là 13,1% [7]. Đặc biệt tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh ở các
nước đang phát triển cao hơn 3 - 20 lần so với các nước phát triển [3].
Mặc dù trên thế giới đã phát triển nhiều phương pháp công nghệ cao,
rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc cồn vẫn là biện pháp quan trọng nhất để
duy trì vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa NKBV. Tuy nhiên, do sự gia tăng của vi
khuẩn kháng kháng sinh, việc thực hiện kiểm soát nhiễm trùng thực hành
nhiều nơi còn chưa được thực hiện đầy dủ, NKBV vẫn là một trong những



7
nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở hầu hết các quốc gia. Do đó các chiến
lược, chính sách và giáo dục tiếp tục tập trung vào việc quản lý và kiểm soát
các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện là vô cùng cần thiết [37].
Tại Việt Nam, NKVM xảy ra 5% - 10% trong số khoảng 2 triệu người
bệnh được phẫu thuật hàng năm. NKVM là loại nhiễm khuẩn thường gặp
nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện [3]. Các yếu
tố nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn vết mổ như tuổi cao, phẫu thuật cơ quan
nhiễm bẩn như đại tràng, thời gian phẫu thuật lâu làm tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn vết mổ [38].

Hình 1.3. Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình
* Nguồn: WHO (2011)[7]

Có rất nhiều tác nhân gây NKBV và sự tác động của các tác nhân này
cũng rất khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân, các bệnh viện, khoa điều trị và
giữa các quốc gia bao gồm: Vi-rút viêm gan B, C (lây qua đường tiêm truyền,
chạy thận nhân tạo và phẫu thuật nội soi). Vi-rút Rota và các vi-rút đường ruột
(lây truyền qua đường phân - miệng) [2], [7]. Một số loại ký sinh trùng như


8
Giardia lamblia và nhiều loại nấm Candida albicans, Aspergillus spp.,
Cryptococcus neoformans và Cryptosporidium gây nhiễm khuẩn cơ hội cho
các bệnh nhân sau khi điều trị kháng sinh dài ngày, trên các bệnh nhân bị suy
giảm miễn dịch và có thể lây truyền dễ dàng trong bệnh viện. Hiện nay vi
khuẩn là một trong những căn nguyên quan trọng hàng đầu gây NKBV bao
gồm như C.perfringen là nguyên nhân gây bệnh hoại thư sinh hơi trong bệnh
viện. Tỷ lệ các vi khuẩn gây bệnh phân lập được hiện diện ở 2 nhóm vi khuẩn:

Trực khuẩn Gram âm là 78,1% [7] và cầu khuẩn Gram dương là 21,9% [39].
Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là Staphylococci,
Acinetibacter spp, P.aeruginos, K.pneumoniae, E.coli và nấm; Các tác nhân
này đã kháng nhiều loại kháng sinh [40], [41], [42], [43].
Vi khuẩn Gram dương điển hình là S.aureus (sống ký sinh trên da và
mũi) là nguyên nhân gây nhiều loại nhiễm khuẩn trong bệnh viện như viêm
phổi, xương, tim và nhiễm khuẩn huyết [4]. Đặc biệt trong 10 năm vừa qua
các vi khuẩn Gram âm như: E.coli, K.pneumoniae, P.aeruginosa và
A.baumannii là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn nặng trong các
bệnh viện như nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt
khi các vi khuẩn này đã kháng lại các nhóm kháng sinh thế thệ mới đắt tiền
được sử dụng để điều trị như Cephalosporin và Carbapenem, là kháng sinh
mạnh nhất hiện nay và gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Điều
này đe dọa thực sự đến hiệu quả điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện trên
toàn thế giới [45]. Nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm gây ra chiếm 65,38%, do vi khuẩn
Gram dương chiếm 34,62% [46]. Trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), là vi
khuẩn Gram âm, ưa khí thuộc họ Pseudomonadaceae. Người bệnh nhiễm
khuẩn được phát hiện thấy trực khuẩn mủ xanh ở phổi, mặt trong bàng quang,
bể thận, buồng tử cung, thành ống dẫn lưu và bề mặt kim loại máy tạo nhịp
tim. Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh bỏng chủ yếu là


9
trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng, trong đó trực khuẩn mủ xanh đã kháng
hầu hết các kháng sinh thông thường [2]. Trong một nghiên cứu ở khoa Hồi
sức tích cực, Bệnh viện An Giang thấy vi khuẩn gây viêm phổi thở máy tại
khoa Hồi sức tích cực là các vi khuẩn Gram âm chiếm 52% gồm
Enterobacter, Proteus, Klebsiella, E.coli, Pseudomonas spp; Tiếp theo là 2 vi
khuẩn Gram dương Staphylococcus spp và Streptococcus spp, tỷ lệ theo thứ

tự 14 và 19%; Nấm (15%) [47].
1.1.3. Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn liên quan đến các hoạt động chăm sóc và khám chữa
bệnh trong các cơ sở y tế (CSYT) là một trong những yếu tố hàng đầu đe dọa
sự an toàn của người bệnh trong các cơ sở y tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay với sự gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, viêm gan vi-rút B, C và các
bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ gây dịch, người bệnh đứng trước nguy cơ có
thể bị mắc thêm bệnh khi nằm viện hoặc khi nhận các dịch vụ y tế từ NVYT
và những người trực tiếp chăm sóc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh như chính
bệnh nhân mà họ chăm sóc. Các yếu tố nguy cơ quan trọng của nhiễm khuẩn
bệnh viện là chấn thương gãy xương hở, thủ thuật catheter tĩnh mạch trung
tâm, thông khí cơ học và tràn dịch màng phổi [48], [49], [50]. Đối với trẻ sơ
sinh, một số yếu tố nguy cơ gây NKBV là tuổi thai, bất thường bẩm sinh, cân
nặng khi sinh, thở máy, catheter tĩnh mạch ngoại vi, trung tâm, dinh dưỡng và
thời gian nằm viện [51]. Có bốn loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất là:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn
vết mổ và nhiễm khuẩn huyết [10].
Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước
của Tổ chức y tế thế giới ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% - 10% người bệnh
nhập viện [46]. Tỷ lệ NKBV ở các bệnh viện đa khoa cao hơn ở các bệnh viện
chuyên khoa [41].


10
Một số điều tra ban đầu về NKBV ở nước ta cho thấy tỷ lệ NKBV hiện
mắc từ 3% - 7% tùy theo tuyến và hạng bệnh viện. Càng ở bệnh viện tuyến
trên, nơi có nhiều can thiệp thủ thuật, phẫu thuật thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng
lớn [38], [47], [52], [53]. Các khu vực có tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh
viện cao nhất là khoa Hồi sức tích cực và khoa Thần kinh [13], [42].
Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu bệnh nhân bị NKBV, làm

90.000 người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ Đô-la viện phí. Nghiên cứu về hiệu
quả của Chương trình kiểm soát NKBV SENIC (Study on the Efficacy of
Nosocomial Infection Control) năm 1970 - 1976 đã khẳng định Chương trình
kiểm soát NKBV, bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm 33%
NKBV. Từ đó, nhiều bệnh viện đã cải tiến các biện pháp kiểm soát NKBV và
đã đạt được nhiều thành công [1]. Từ năm 2007, Hiệp hội KSNK và dịch tễ
học Hoa Kỳ APIC (Association for Professionals in Infection Control and
Epidemiology) đã đưa ra mục tiêu “Hướng đến không có nhiễm khuẩn bệnh
viện”.
Một nghiên cứu đối với bệnh nhi tại 21 bệnh viện ở Mexico cho thấy tỷ
lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 9,8%, với các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến là
viêm phổi (25%), nhiễm khuẩn huyết (19%) và nhiễm khuẩn đường tiểu
(5%). Các bệnh viện tuyến dưới có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp hơn
nhưng thường tập trung vào nhiễm khuẩn vết mổ [54].
Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ, có ít tài liệu
và giám sát về NKBV được công bố. Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắt
ngang (point prevalence) mang tính khu vực do Vụ Điều trị, Bộ Y tế (nay là
Cục Quản lý khám, chữa bệnh) đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên
901 bệnh nhân trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỷ lệ NKBV là 11,5%,
trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các NKBV. Điều tra
năm 2001 xác định tỷ lệ NKBV là 6,8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi


×