Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐẶC điểm CT CONEBEAM và một số yếu tố LIÊN QUAN đến kế HOẠCH điều TRỊ RĂNG NANH hàm TRÊN NGẦMTẠI BỆNH VIỆN RĂNG hàm mặt TRUNG ƯƠNG hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
******

ĐẶC ĐIỂM CT CONEBEAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RĂNG NANH
HÀM TRÊN NGẦM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2018
NHÓM 9
1. Trần Quang Hiếu
2. Lê Mỹ Linh
3. Nguyễn Thị Hồng
4. Ngô Thùy Linh
5. Trần Phương Nga
6. Đôn Thu Hương
7. Đặng Thị Thu Hương
8. Nguyễn Phúc Minh

Hà Nội – 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1.

Răng nanh ngầm.........................................................................................3


1.1.1. Sự hình thành và phát triển bình thường của răng nanh vĩnh viễn hàm
trên................................................................................................................................... 3
1.1.3. Nguyên nhân răng nanh hàm trên ngầm.................................................................4
1.1.4. Các biến chứng do răng nanh hàm trên ngầm không điều trị.........................5
1.2.

Phim CT Conebeam và ứng dụng trong răng hàm mặt...............................7

1.2.1. Khái niệm và nguyên lý của chụp CT Conebeam...............................................7
1.2.2. Ứng dụng của CT Conebeam trong khảo sát răng ngầm..................................8
1.3. Các giải pháp điều trị cho răng ngầm:............................................................10
1.4. Một số yếu tố liên quan đến quyết định phẫu thuật lấy bỏ, chỉnh nha răng nanh
hàm trên ngầm và tiên lượng điều trị chỉnh nha:......................................10
1.5. Một số nghiên cứu về răng nanh hàm trên ngầm............................................11
1.5.1. Thế giới............................................................................................................................... 11
1.5.2. Việt Nam............................................................................................................................. 12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................13
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................................................... 13
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................................... 13
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu......................................................................13
2.3. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................13
2.4. Mẫu nghiên cứu..............................................................................................14
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu........................................................................................................ 14
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:............................................................................................... 14
2.5. Các biến số nghiên cứu...................................................................................14
2.5.1. Biến số nghiên cứu mục tiêu 1................................................................................... 14
2.5.2. Biến số nghiên cứu mục tiêu 2................................................................................... 17
2.6. Quản lí và phân tích số liệu............................................................................18



2.7. Sai số và phương pháp hạn chế......................................................................18
2.8. Quy trình thu thập số liệu:..............................................................................18
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu:.............................................................................19
CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................20
3.1. Một số đặc điểm hình ảnh của răng nanh vĩnh viễn hàm trên ngầm trên phim
CT Conebeam...........................................................................................20
3.1.1. Tỉ lệ răng nanh hàm trên ngầm theo giới...............................................................20
3.1.2. Phân bố răng nanh hàm trên ngầm theo vị trí......................................................20
3.1.3. Tình trạng phát triển của răng nanh hàm trên ngầm:.........................................20
3.1.4. Tình trạng răng nanh sữa tương ứng:......................................................................21
3.1.5. Vị trí trong - ngoài của răng nanh hàm trên ngầm:............................................21
3.1.6. Vị trí răng nanh hàm trên ngầm theo chiều đứng...............................................21
3.1.7. Góc của răng nanh hàm trên ngầm với đường giữa...........................................22
3.1.8. Các biến chứng thường gặp của răng nanh hàm trên ngầm............................22
3.2. Một số yếu tố liên quan tới kế hoạch điều trị..................................................23
3.2.1. Kế hoạch điều trị răng nanh hàm trên ngầm:.......................................................23
3.2.2. Nguyên nhân chính lấy bỏ răng nanh hàm trên ngầm:.....................................23
3.2.3. Liên quan giữa vị trí và hướng xử trí răng nanh ngầm:....................................23
3.2.4. Phân loại độ khó của răng nanh hàm trên ngầm trong nhóm có khả năng
chỉnh nha:.................................................................................................................... 25
Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN.........................................................................26
DỰ KIẾN KẾT LUẬN............................................................................................27
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ....................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố răng nanh hàm trên ngầm theo vị trí:.........................................20

Bảng 3.2. Tình trạng phát triển của răng nanh hàm trên ngầm:...............................20
Bảng 3.3. Tình trạng răng nanh sữa tương ứng răng nanh hàm trên ngầm..............21
Bảng 3.4. Vị trí trong - ngoài của răng nanh hàm trên ngầm:..................................21
Bảng 3.5. Vị trí răng nanh hàm trên ngầm theo chiều đứng:...................................21
Bảng 3.6. Góc của răng nanh hàm trên ngầm với đường giữa:................................22
Bảng 3.7. Các biến chứng gây ra bởi răng nanh hàm trên ngầm:.............................22
Bảng 3.8. Vị trí và mức độ tiêu chân răng:..............................................................22
Bảng 3.9. Khả năng lấy bỏ hay chỉnh nha và sự phân bố theo tuổi:........................23
Bảng 3.10. Nguyên nhân chính lấy bỏ răng nanh ngầm:.........................................23
Bảng 3.11. Độ khó nhóm răng nanh ngầm có hướng xử trí chỉnh nha:....................25


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ răng nanh hàm trên ngầm theo giới............................................20
Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa góc răng nanh hàm trên ngầm với đường giữa và
hướng xử trí.......................................................................................23
Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa mức độ che phủ của răng nanh hàm trên ngầm với
chân răng bên cạnh và hướng xử trí:..................................................24
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa vị trí trong ngoài của răng nanh hàm trên ngầm và
hướng xử trí.......................................................................................24
Biểu đồ 3.5. Tiên lượng mức độ khi thực hiện điều trị...........................................25


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh u răng là nguyên nhân gây răng nanh hàm trên ngầm trên CT
Conebeam.................................................................................................5
Hình 1.2. Hình ảnh tiêu thay thế ở thân răng nanh hàm trên ngầm............................7
Hình 1.3. Nguyên tắc hoạt động của máy CT Conebaem..........................................8
Hình 1.4. Hình ảnh CT Conebeam trong khảo sát răng nanh hàm trên ngầm............9



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT Conebeam (Cone Beam

Chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón

Computed Tomography):
CT (Computed Tomography):
CEJ (Cementoenamel junction):
DICOM (Digital Imaging and

Chụp cắt lớp vi tính
Ranh giới men - cement
Hình ảnh kĩ thuật số và giao thức truyền

Communications in Medicine):
Răng nanh hàm trên ngầm,

thông tin trong y học
Răng nanh vĩnh viễn hàm trên ngầm

Răng nanh ngầm:
R:

Răng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Răng nanh hàm trên là một trong những răng chìa khóa của sự phát triển bộ
răng vĩnh viễn, ở vị trí giao nhau của các răng cửa và các răng hàm nhỏ khiến răng
nanh đóng vai trò quan trọng cả về chức năng và thẩm mỹ. Trong thực hành lâm
sàng, các bác sĩ nha khoa thường phải đối mặt với nhiều dạng mọc răng bất thường,
trong đó khó khăn nhất là tình trạng răng ngầm. Răng nanh vĩnh viễn hàm trên mọc
ngầm là hiện tượng tương đối phổ biến, tỉ lệ chỉ đứng sau răng khôn [ CITATION
Geo11 \l 1033 ]. Tuy nhiên, không giống như răng khôn, các răng nanh hàm trên lại
có vai trò hết sức quan trọng. Chính bởi vậy, việc điều trị răng nanh vĩnh viễn hàm
trên ngầm đòi hỏi một kế hoạch phức tạp bao gồm sự kết hợp chặt chẽ giữa phẫu
thuật trong miệng và chỉnh nha để đưa ra quyết định bảo tồn hay lấy bỏ, nếu bảo tổn
thì làm thế nào để đưa được răng nanh về đúng vị trí trên cung hàm, tránh làm tổn
thương các chân răng lân cận; cũng như nếu lấy bỏ thì cách thức ra sao để ít gây
sang chấn nhất cho các cấu trúc giải phẫu xung quanh. Muốn chẩn đoán chính xác
và định hướng điều trị đúng đắn, các bác sĩ cần có đầy đủ thông tin về tình trạng
răng nanh hàm trên ngầm dựa trên các đặc điểm lâm sàng và Xquang giúp xác định
được vị trí, tư thế của răng nanh hàm trên ngầm trong xương hàm và tương quan với
các răng và cấu trúc kế cận.
Trước đây, với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường quy như phim
cận chóp, phim cắn, panorama,… chỉ cho các hình ảnh 2 chiều nên việc định vị răng
nanh hàm trên ngầm và đánh giá tương quan với các răng kế cận gặp nhiều khó
khăn, thiếu tính chính xác. Hiện nay với sự xuất hiện của các kỹ thuật chụp cho
hình ảnh 3D như CT Scanner (Computed Tomography Scanner - Chụp cắt lớp vi
tính), CT Conebeam (Computed Tomography Conebeam - Chụp cắt lớp với chùm
tia hình nón) cho các hình ảnh theo 3 chiều trong không gian thì việc đánh giá răng
nanh hàm trên ngầm có thể được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.
Trong đó CT Conebeam là kỹ thuật 3D thể hiện tính ưu việt hơn cả trong việc chẩn
đoán và điều trị răng nanh hàm trên ngầm.


2


Việc sử dụng CT Conebeam để đánh giá các đặc điểm của răng nanh hàm trên ngầm
từ lâu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu về răng nanh hàm trên ngầm cũng như sử dụng CT Conebeam
trong nghiên cứu về răng nanh ngầm. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đặc điểm CT Conebeam và một số yếu tố liên quan đến kế hoạch điều trị
răng nanh hàm trên ngầm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội,
năm 2018” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm răng nanh vĩnh viễn hàm trên ngầm bằng CT Conebeam
của bệnh nhân tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, năm 2018.
2. Đánh giá một số yếu tố trên CT Conebeam liên quan đến kế hoạch điều
trị răng nanh vĩnh viễn hàm trên ngầm.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Răng nanh ngầm
1.1.1. Sự hình thành và phát triển bình thường của răng nanh vĩnh viễn hàm trên
Hình thành mầm răng
Bắt đầu khoáng hóa
Kết thúc khoáng hóa
Mọc răng
Đóng chóp răng
1.1.2. Khái niệm về răng ngầm

Tháng thứ 5 thai kì
4 - 5 tháng
6 - 7 tuổi
11 - 12 tuổi

13 - 15 tuổi

Răng mọc ngầm là răng không mọc một phần hoặc hoàn toàn, do răng khác,
xương hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của răng đó. Tuỳ theo tư thế giải phẫu của
răng mà có các kiểu ngầm (theo Ủy ban phẫu thuật miệng của Mỹ 1971). Việc chẩn
đoán một răng mọc ngầm chỉ khi nào quá tuổi mọc mà không mọc mới được xem là
một răng mọc ngầm [ CITATION Ngu13 \l 1033 ].
Trong điều kiện bình thường, răng sẽ mọc với chân răng đang hình thành
được khoảng 3/4 toàn bộ chiều dài chân răng. Các răng cửa giữa và răng hàm lớn
thứ nhất hàm dưới mọc khi chân răng hình thành ít hơn mốc ở trên, còn răng nanh
và răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới mọc khi có chân răng hình thành nhiều hơn mốc ở
trên. Do đó, nhìn chung, chúng ta có thể dựa vào sự hình thành chân răng để đánh
giá sự mọc răng. Với những răng đã mọc mà chân răng còn kém phát triển thì nên
coi đó là những răng mọc sớm, thường gặp ở các trường hợp răng sữa mất sớm.
Ngược lại, chúng ta sẽ thấy những răng không mọc mặc dù đã hình thành hết
chân răng. Những răng này được coi là răng ngầm. Quá trình mọc bình thường của
răng này phải bị cản trở bởi một số nguyên nhân nào đó. Những nguyên nhân này
bao gồm: chân răng sữa không tiêu, đường mọc răng bất thường, răng thừa, chen
chúc răng, bao răng lớn/nang thân răng, các dạng bệnh lý khác của mô mềm,… Mô
lợi xơ dày sau nhổ răng hoặc sau chấn thương cũng là yếu tố nguy cơ khiến răng
không mọc được.
1.1.3. Nguyên nhân răng nanh hàm trên ngầm


4

a. Nguyên nhân toàn thân
- Yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền chiếm vai trò quan trọng vì có nhiều trường hợp xuất hiện
răng nanh hàm trên ngầm ở các thành viên trong gia đình. Đặc biệt trong các hội

chứng bẩm sinh ví dụ như: khe hở vòm miệng và khe hở môi vòm miệng [CITATION
Adr81 \l 1033 ], bệnh Cherubism, hội chứng Down, loạn dưỡng xương bẩm sinh,
bệnh Crouzon hay hội chứng loạn phát xương sọ [CITATION Adr81 \l 1033 ], hội
chứng Gadner [ CITATION Ede07 \l 1033 ], loạn sản đòn - sọ.
- Thiếu vitamin: thiếu hụt vitamin A và D là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới
sự mất hài hòa răng - hàm là nguồn gốc của tình trạng răng ngầm.
- Rối loạn nội tiết: các rối loạn tăng trưởng ví dụ như bệnh lùn tuyến yên và
giảm năng tuyến giáp [CITATION Adr81 \l 1033 ], dẫn tới sự mọc răng muộn và
tình trạng răng nanh ngầm.
- Bệnh truyền nhiễm: các tác giả ghi nhận sự mọc răng muộn và vài trường
hợp răng ngầm ở bệnh nhân giang mai và lao [ CITATION VõT15 \l 1033 ].
- Tia xạ: xạ trị hàm trên được ghi nhận là một nguyên nhân gây răng nanh
hàm trên ngầm.
b. Nguyên nhân tại chỗ
- Răng cửa bên: Thường bắt gặp hiện tượng răng nanh hàm trên ngầm trong
các trường hợp răng cửa bên nhỏ, thiếu răng cửa bên hay thiểu sản răng cửa bên. Lí
do vì răng nanh chịu ảnh hưởng rất lớn từ răng cửa bên, trong quá trình mọc răng
sinh lí của răng nanh, răng cửa bên đóng vai trò hướng dẫn quan trọng[CITATION
Adr81 \l 1033 ],[CITATION IBr86 \l 1033 ].
- Răng thừa và các thể ngoại lai[ CITATION Adr12 \l 1033 ]: sự có mặt của
các thể ngoại lai như u răng hay răng thừa ngầm là nguyên nhân dẫn tới răng nanh
hàm trên ngầm.


5

Hình 1.1. Hình ảnh u răng là
nguyên nhân gây răng nanh
hàm trên ngầm trên CT
Conebeam


- Nang mọc răng: sự nhiễm khuẩn của túi mầm răng cùng với sự nhiễm
khuẩn tủy răng nanh sữa dẫn tới sự kẹt của mầm răng, giống như nang thân răng.
- Sự chen chúc và không hài hòa của hệ thống răng: khe thưa giữa răng cửa
bên và răng hàm nhỏ thứ nhất đóng lại sớm là nguyên nhân khiến răng nanh hàm
trên mọc muộn và mọc ngầm.
- Sự cản trở của đường mọc răng:
+ Màng niêm mạc phủ trên răng quá dày.
+ Răng nanh sữa không tiêu khi đến tuổi.
+ Nhổ răng nanh sữa sớm.
- Thiếu chỗ do hẹp xương hàm và mất tương xứng giữa răng và hàm.
- Các nguyên nhân tự thân của răng nanh:
+ Sự bất thường sinh răng: Trong các trường hợp sinh men bất toàn
thường thấy các bất thường của thân răng nói chung kết hợp với sự mọc ngầm nhiều
răng. Tình trạng bất thường chân răng nanh hay xảy ra khi răng nanh mọc ngầm đặc
biệt là trường hợp chân răng gập góc.
+ Sự sai lệch vị trí ban đầu và hiện tượng quay của mầm răng.
+ Dính khớp răng.
+ Chấn thương.
1.1.4. Các biến chứng do răng nanh hàm trên ngầm không điều trị[ CITATION
Adr12 \l 1033 ]
Các bệnh lý trên răng nanh sữa
Chân răng sữa bị tiêu đáng kể, thậm chí khi mầm răng vĩnh viễn thay thế vẫn
còn cách xa nó, làm răng sữa lung lay nhiều và thậm chí mất răng sữa mà không thể
thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vấn đề này gây khó khăn cho phục hình vì khoảng
thường quá nhỏ để có thể làm phục hình đẹp.
Hình thành nang


6


Các răng nanh sữa có thể bị chết tủy rất sớm do sâu răng tiến triển, cộng với
mô cứng mỏng và buồng tủy rộng dẫn đến tủy hoại tử và tổn thương cuống có thể
không có triệu chứng gì. Trong điều kiện như vậy, có thể có mối liên quan trực tiếp
giữa bệnh lý vùng cuống và bao răng quanh răng nanh ngầm. Nó có thể kích thích
làm bao răng to lên và có thể nhìn rõ trên phim Xquang cận chóp. Tuy nhiên, bao
răng cũng có thể chuyển thành một nang thân răng không liên quan tới bệnh lý
cuống răng nanh sữa. Trên phim Xquang, khi túi quanh răng lớn hơn 3mm thì được
coi có biểu hiện chuyển thành nang thân răng. Ngoài ra, bản thân tổn thương cuống
mạn tính ở răng nanh sữa cũng có thể trở thành nang chân răng và khi nang to lên sẽ
đẩy lệch các răng xung quanh, bao gồm cả mầm răng nanh vĩnh viễn phía vòm
miệng.
Tiêu chân răng lân cận
Sự tiếp xúc giữa túi răng của răng nanh vĩnh viễn chưa mọc với chân răng
nanh sữa được coi là yếu tố khởi phát quá trình tiêu chân răng. Quá trình tiêu chân
răng này được tiếp tục duy trì bởi quá trình mọc răng vĩnh viễn, di chuyển vào
khoảng trống mới do chân răng sữa bị tiêu đi. Đây là một phần của quá trình chuyển
tiếp bình thường từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Hiện tượng tiêu chân răng vĩnh
viễn do răng nanh hàm trên ngầm cũng vậy, khi hướng mọc của răng nanh ngầm tác
động đến răng vĩnh viễn đã mọc gây hiện tượng tiêu chân. Hiện tượng này sẽ dừng
lại khi răng nanh hàm trên ngầm được lấy bỏ hoặc chuyển hướng mọc.
Xoay và nghiêng các răng lân cận
Việc mọc răng nanh hàm trên ngầm không đúng hướng chèn ép vào chân răng
của các răng lân cận dẫn tới các răng này bị xoay và nghiêng tương ứng. Điều này
cần lưu ý khi chỉnh nha, chưa được phép tác động vào các răng xoay nghiêng này
một khi nguyên nhân là răng nanh hàm trên ngầm chưa được phẫu thuật lấy bỏ hoặc
chỉnh nha.
Sự tiêu thân răng
Hiện tượng này xảy ra khi mất sự toàn vẹn của túi bao thân răng. Điều này
cho phép xương và các mô liên kết tiếp xúc trực tiếp với thân răng. Khi đó, hoạt



7

động của các hủy cốt bào sẽ làm tiêu men răng và được thay thế bởi xương - đây là
quá trình tiêu thay thế. Biểu hiện trên Xquang, ranh giới của răng càng ngày càng
không rõ với độ tương phản của men răng bị giảm và có thể thấy hình ảnh xương
thay thế men răng. Biến chứng này thường thấy ở người trưởng thành.

Hình 1.2. Hình ảnh tiêu thay thế ở
thân răng nanh hàm trên
ngầm[ CITATION Adr12 \l 1033 ]

1.2. Phim CT Conebeam và ứng dụng trong răng hàm mặt
1.2.1. Khái niệm và nguyên lý của chụp CT Conebeam
Chụp CT Conebeam hay còn gọi là chụp cắp lớp vi tính với chùm tia hình
nón, là kỹ thuật chụp cắt lớp ứng dụng riêng cho vùng hàm mặt. Hệ thống máy chụp
này giúp thu nhận được toàn bộ hình ảnh vùng đầu mặt chỉ với 1 lần xoay của ống
phát tia và cảm biến quanh đầu bệnh nhân và cho hình ảnh rõ nét cấu trúc xương,
răng trong không gian 3 chiều với độ chính xác cao (dưới đơn vị milimet).
Nguyên tắc của CT Conebeam dựa trên một nguồn phát tia X và cảm biến
(detector) cố định trên một giàn xoay. Nguồn phát tia X phát ra chùm tia hình nón
xuyên qua đầu bệnh nhân tới bộ phận cảm biến ở phía đối diện. Dàn xoay mang
nguồn phát tia và cảm biến xoay quanh đầu bệnh nhân một vòng 360 độ hoặc đôi
khi chỉ 180 độ hoặc 270 độ. Trong khi xoay, nguồn phát tia truyền tia X theo cách
liên tục hoặc theo xung nhịp cho phép các cảm biến thu được các hình chiếu
Xquang cơ bản. Những hình chiếu 2 chiều này sau đó sẽ được tái tạo thành các hình
ảnh 3 chiều nhờ một thuật toán đặc biệt.



8

Hình 1.3. Nguyên tắc hoạt động của
máy CT Conebaem.
1. Nguồn phát tia; 2. Vật chụp; 3. Trục
quay; 4. Diện cảm biến; 5. Quỹ đạo
quay.

1.2.2. Ứng dụng của CT Conebeam trong khảo sát răng ngầm
CT Conebeam cùng với các kỹ thuật 3D khác đã tạo ra một cuộc cách mạng
về chẩn đoán hình ảnh trong răng hàm mặt, với việc chuyển các hình ảnh chẩn đoán
từ 2 chiều sang 3 chiều, CT Conebeam đã mở rộng vai trò của hình ảnh Xquang,
không chỉ chẩn đoán mà còn có giá trị hướng dẫn can thiệp phẫu thuật. Trong phần
này, chúng tôi chỉ tổng hợp ngắn gọn các giá trị ứng dụng của CT Conebeam trong
khảo sát răng ngầm nói chung và răng nanh hàm trên ngầm nói riêng.
Trong phẫu thuật nhổ bỏ hoặc chỉnh nha răng ngầm, đòi hỏi phẫu thuật viên
phải biết chính xác vị trí răng ngầm trong xương hàm và tương quan với các răng
cũng như các cấu trúc xung quanh. Ở hàm trên thì tương quan của răng nanh ngầm
với răng cửa giữa và răng cửa bên là mối quan tâm hàng đầu. Các thông tin về hình
thái răng như chân răng đã phát triển ở mức độ nào, chân răng cong hay không, trục
răng có thuận lợi cho quá trình chỉnh nha hay không, răng nằm sát vị trí vòm miệng
hay tiền đình, có gần chân răng cửa bên không, có gây tiêu chân răng của các răng
liên quan không, bao thân răng có dày bất thường hay không là các thông tin thiết
yếu giúp quyết định phương thức điều trị, hiệu quả cũng như thời điểm can thiệp
phẫu thuật.


9

Ứng dụng CT Conebeam trong chẩn đoán chính xác vị trí của răng ngầm

được khẳng định trong nghiên cứu của Chaushu S. và cộng sự (2004) và theo tác giả
thì phim CT Conebeam có các giá trị sau[ CITATION Ste04 \l 1033 ]:
- CT Conebeam giúp chẩn đoán chính xác vị trí thân răng và chóp chân răng
ngầm trong không gian 3 chiều. Đây là những thông tin thiết yếu giúp các bác sĩ
phẫu thuật bộc lộ răng hoặc nhổ răng sang chấn tối thiểu. Với các bác sĩ chỉnh nha,
vị trí chóp răng quan trọng hơn vị trí thân răng, nó quyết định hướng tác dụng lực
kéo để đưa răng ngầm về đúng vị trí trên cung hàm và có mô nha chu tối ưu.
- Đánh giá sự tiếp xúc giữa thân răng ngầm với thân và chân răng lân cận
giúp các bác sĩ chỉnh nha đưa ra cơ chế điều trị chỉnh nha hiệu quả nhất, hạn chế tối
đa tai biến do điều trị. Tương quan giữa răng ngầm với các răng lân cận và độ dày
xương phủ ở trên răng ngầm là những thông tin quan trọng hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật
bộc lộ răng.
- Phát hiện các răng thừa và tương quan về không gian với răng ngầm.
- Phát hiện tiêu các chân răng do răng nanh hàm trên ngầm.
- Phát hiện hình thể và chiều dài chân răng bất thường.

Hình 1.4. Hình ảnh CT Conebeam trong khảo sát răng nanh hàm trên ngầm


10

1.3. Các giải pháp điều trị cho răng ngầm:
Trước một bệnh nhân có răng vĩnh viễn mọc ngầm vùng trước đặc biệt là
răng nanh hàm trên ngầm có các sự lựa chọn đó là: quan sát, can thiệp tối thiểu, cấy
chuyển răng tự thân, phẫu thuật bộc lộ răng ngầm phối hợp với thiết bị kéo chỉnh
nha đưa răng ngầm về cung và phẫu thuật lấy bỏ răng ngầm. Trong trường hợp răng
vĩnh viễn mọc ngầm cần đưa về đúng vị trí trên cung hàm, nếu tiên lượng thấy còn
khả năng, biện pháp kéo răng ngầm bằng chỉnh nha sau phẫu thuật bộc lộ được
khuyến cáo sử dụng hơn phương pháp cấy chuyển răng tự thân[CITATION Ngu12 \l
1033 ].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đánh giá các đặc điểm của răng nanh
hàm trên ngầm trong nhóm đối tượng có liên quan đến 2 giải pháp là phẫu thuật lấy
bỏ răng ngầm và phẫu thuật bộc lộ kết hợp với chỉnh nha đưa răng ngầm về cung
răng.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến quyết định phẫu thuật lấy bỏ, chỉnh nha răng
nanh hàm trên ngầm và tiên lượng điều trị chỉnh nha:
-

Tuổi: theo Becker A. và Chaushu S. (2003) [ CITATION Adr03 \l

1033 ], tỉ lệ thành công điều trị chỉnh nha đưa răng nanh hàm trên về cung hàm ở
người lớn (độ tuổi trung bình 28.8) là 69.5% thấp hơn so với độ tuổi trung bình là
13.7 tuổi (100%). Đồng thời tiên lượng cho việc điều trị cũng xấu hơn theo tuổi,
thời gian điều trị cũng kéo dài hơn.
- Góc giữa răng nanh ngầm với đường giữa: Góc giữa trục răng nanh ngầm
(đường thẳng đi qua đỉnh răng và chóp chân răng) với đường giữa mặt > 45 o thì khả
năng cần phẫu thuật lấy bỏ răng nanh ngầm cao hơn[CITATION Ngu12 \l 1033 ],
[ CITATION Moh09 \l 1033 ].
- Độ che phủ của răng nanh ngầm với bên cạnh: các răng nanh vĩnh viễn
hàm trên ngầm có đỉnh răng che phủ đến quá 1/2 chân răng bên cạch gây bất lợi cho
quá trình điều trị chỉnh nha[CITATION Moh09 \l 1033 ].
- Vị trí răng theo chiều trong ngoài không ảnh hưởng đáng kể đến quyết
định lấy bỏ hay chỉnh nha răng nanh hàm trên ngầm[CITATION Moh09 \l 1033 ].


11

- Vị trí răng nanh hàm trên ngầm theo chiều trên dưới (chiều đứng) ảnh
hưởng đến thời gian điều trị chỉnh nha đưa răng về đúng vị trí của nó trên cung
hàm[CITATION Lan11 \l 1033 ].

- Bất thường chân răng: tình trạng chân răng ảnh hướng đến quyết định
hướng điều trị của răng nanh hàm trên ngầm. 100% các trường hợp chân răng dính
khớp, xảy ra nội tiêu hoặc ngoại tiêu, chân răng cong gập góc 90 o được xử lí lấy
bỏ[CITATION Ngu12 \l 1033 ],[CITATION Ran12 \l 1033 ].
- Sự hiện diện của các bất thường gây ra bởi răng nanh ngầm: Răng nang
hàm trên ngầm có những biến đổi bệnh lí (tạo nang, nhiễm trùng,…) được xử trí lấy
bỏ[CITATION Ran12 \l 1033 ].
1.5. Một số nghiên cứu về răng nanh hàm trên ngầm.
1.5.1. Thế giới
Sacerdoti R. năm 2004 đã nghiên cứu về răng nanh hàm trên ngầm và mối
liên quan với các đặc tính sọ mặt và sự bất thường của các răng kế cận như răng cửa
bên nhỏ hay thiểu sản. Tỉ lệ răng nanh hàm trên ngầm là 2.4% và tỉ lệ nam/nữ là
1:3, đồng thời cũng nói đến mối liên hệ giữa răng cửa bên nhỏ/thiểu với răng nanh
hàm trên ngầm[ CITATION Sac04 \l 1033 ].
Năm 2005, Walker L. và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm hình ảnh răng nanh
hàm trên ngầm theo ba chiều không gian bằng CT Conebeam trên 19 bệnh nhân với
27 răng nanh hàm trên ngầm. Trong đó có 92.6% răng nanh hàm trên ngầm ở vòm
miệng. Nghiên cứu cũng khẳng định CT Conebeam thích hợp trong việc chẩn đoán
và điều trị răng nanh hàm trên ngầm [ CITATION Wal05 \l 1033 ].
Theo nghiên cứu của Sridharan K. và cộng sự năm 2010, trên 14069 bệnh
nhân, tỉ lệ gặp răng nanh hàm trên ngầm là 2.6 % ở nam giới và 3.6 % ở nữ, tỉ lệ
răng nanh hàm trên ngầm ở nữ cao hơn nam và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê, tỉ lệ chung cho cả 2 giới là 3%[CITATION Pre \l 1033 ].
Miller R.L. năm 2011 đã sử dụng CT Conebeam để mô tả chính xác vị trí
ban đầu của răng nanh hàm trên ngầm và liên quan giữa vị trí này với thời gian điều
trị chỉnh nha. Kết quả cho thấy: trong số các giá trị khoảng cách và góc của răng
nanh hàm trên ngầm, phát hiện chỉ có vị trí theo chiều đứng của đỉnh răng nanh so


12


với răng kế cận liên quan đến thời gian điều trị có ý nghĩa về mặt thống
kê[CITATION Lan11 \l 1033 ].
Năm 2014, Silva Santos LM. và cộng sự sử dụng CT Conebeam đê mô tả các
đặc điểm của răng nanh hàm trên ngầm và mối liên quan với các cấu trúc lân cận.
Kết quả, trong 79 trường hợp có răng nanh hàm trên ngầm, hầu hết răng nanh hàm
trên ngầm: ở nữ giới (56 trường hợp), một bên (51 trường hợp), và ở vị trí khẩu cái
(53 trường hợp) [ CITATION daS14 \l 1033 ].
1.5.2. Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phú Thắng năm 2012 trên 88 bệnh nhân với
102 răng ngầm độ tuổi từ 9 - 19 thì tỉ lệ răng nanh ngầm là 52%. Về giới tính, răng
nanh hàm trên ngầm gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ là 62.1%[CITATION
Ngu12 \l 1033 ].
Theo nghiên cứu của Võ Trương Như Ngọc, Lương Thị Minh Hằng năm
2014, ở 31 bệnh nhân với 37 răng nanh ngầm, tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ có răng
nanh ngầm hàm trên là tương đương nhau[ CITATION VõT14 \l 1033 ].


13

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có răng vĩnh viễn hàm trên mọc ngầm, đã chụp CT Conebeam và
được điều trị tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, dữ liệu DICOM
(Digital Imaging and Communications in Medicine) được lưu tại khoa Chẩn đoán
Hình ảnh.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân từ 13 tuổi, có răng nanh hàm trên ngầm được điều trị tại Bệnh
viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và có lưu hồ sơ bệnh án năm 2018.
- Dữ liệu DICOM kết quả chụp CT Conebeam có hình ảnh răng nanh hàm

trên đã quá tuổi mọc 2 năm mà vẫn nằm hoàn toàn trong xương hoặc trong niêm
mạc, được bao bọc bởi túi mầm răng.
- Hình ảnh kết quả chụp rõ nét, lấy được toàn bộ hình ảnh cung răng trên từ
mặt phẳng cắn hàm trên đến hết 1/3 dưới của chiều cao xoang hàm trên.
- Phải lấy được rõ nét và đầy đủ hình ảnh của răng nanh ngầm đang khảo
sát trên phim.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp răng nanh ngầm do dị tật khe hở môi - vòm miệng, các
trường hợp răng nanh ngầm nghi ngờ do yếu tố toàn thân, nội tiết như bệnh
Cherubism, hội chứng Down, bệnh lùn tuyến yên, bênh suy giáp,…
- Các dữ liệu DICOM kết quả chụp CT Conebeam có hình ảnh không rõ nét
hoặc lấy thiếu hụt hình ảnh răng nanh cần nghiên cứu.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: tháng 12/2018 – 8/2019.
- Địa điểm: Khoa chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng - Bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Mẫu nghiên cứu


14

2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cắt ngang[ CITATION Hoạ15 \l 1033 ]:
Trong đó:
- n là cỡ mẫu tối thiểu.
- p là tỉ lệ răng nanh ngầm theo nghiên cứu của Sridharan K. và cộng sự
năm 2010[CITATION Pre \l 1033 ], p = 0.03; 1 – p = 0.97.
- α là mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05, tra bảng Z= 1.96

- d là sai số ngẫu nhiên của ước lượng, ở đây chọn d = 0.05
Từ đó tính được n = 44.72 ≈ 45
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 45 bệnh nhân có răng nanh hàm trên ngầm mà
dữ liệu kết quả chụp CT Conebeam của bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:
Lấy mẫu có chủ đích, lựa chọn tất cả các dữ liệu của bệnh nhân thoả mãn
tiêu chuẩn lựa chọn được lưu trong cơ sở dữ liệu của Bệnh viện Răng Hàm Mặt
Trung ương.
2.5. Các biến số nghiên cứu
2.5.1. Biến số nghiên cứu mục tiêu 1
Tên biến

Định nghĩa biến/
Phân loại

Dạng
biến

Phương
pháp thu
thập

Công cụ
thu thập

Tuổi

Tuổi bệnh nhân = 2018 - Định
năm sinh dương lịch (tuổi) tính
Phân loại:

Nhóm 1: 13-18 tuổi
Nhóm 2: trên 18 tuổi

Hồi cứu hồ Bệnh án
sơ bệnh án lưu

Giới tính

Nam
Nữ

Hồi cứu hồ Bệnh án
sơ bệnh án lưu

Định
tính


15

Tên biến

Định nghĩa biến/
Phân loại

Dạng
biến

Phương
pháp thu

thập

Công cụ
thu thập

Dạng răng nanh hàm trên ngầm R13
R23
Hai bên: R13 và R23
(*)

Định
tính

Quan sát

Phim
CTCB

Sự sắp xếp các
răng cửa

Có khe thưa.
Răng đều.
Răng chen chúc
(*)

Định
tính

Quan sát


Phim
CTCB

Vị trí trong
ngoài của răng
nanh ngầm

Phía tiền đình
Phía khẩu cái
Chính giữa
(*)

Định
tính

Quan sát

Phim
CTCB

Vị trí răng nanh Định
ngầm theo chiều Che phủ tới 1/2 độ rộng tính
gần-xa
của chân răng bên cạnh
Che phủ quá 1/2 độ rộng
chân răng bên cạnh
Che phủ hoàn toàn chân

Quan sát


Phim
CTCB


16

Tên biến

Định nghĩa biến/
Phân loại

Dạng
biến

Phương
pháp thu
thập

Công cụ
thu thập

răng bên cạnh
Che phủ quá chân răng
bên cạnh
(*)

Vị trí răng nanh Khoảng cách giữa đỉnh Định
ngầm theo chiều răng nanh với đường ranh lượng
đứng

giới men - xương răng của
các răng kế cận (mm)
(*)

Đo đạc

Phim
CTCB

Sự phát triển
của răng nanh
ngầm

- Hình thành hoàn chỉnh Định
- Hình thành 2/3 chân tính
răng
- Hình thành 1/2 chân
răng
- Hình thành 1/4 chân
răng
(*)

Quan sát

Phim
CTCB

Tình trạng răng
nanh sữa


- Không có răng nanh Định
sữa.
tính
- Không tiêu răng nanh
sữa.
- Răng nanh sữa tiêu tiếp
xúc mầm răng.
- Răng nanh sữa tiêu
không tiếp xúc mầm
răng.

Quan sát

Phim
CTCB


17

Tên biến

Định nghĩa biến/
Phân loại

Dạng
biến

Phương
pháp thu
thập


Công cụ
thu thập

(*)

Hiện tượng tiêu - Không tiêu
Định
chân răng bên
- Tiêu mức độ nhẹ
tính
cạnh
- Tiêu mức độ trung bình
- Tiêu mức độ nặng
(*)

Quan sát

Phim
CTCB

Chân răng cong - Có
- Không

Nhị
phân

Quan sát

Phim

CTCB

Khoảng
mọc răng nanh

- Mất hoàn toàn.
- Thiếu khoảng.
- Đủ khoảng.
(*)

Định
tính

Đo đạc

Phim
CTCB

Góc của răng
nanh ngầm và
đường giữa

Góc giữa trục răng nanh Định
ngầm và đường giữa (độ) lượng
(*)

Đo đạc

Phim
CTCB


2.5.2. Biến số nghiên cứu mục tiêu 2
Tên biến

Định nghĩa biến

Dạng
biến

Phương
Công cụ
pháp
thu thu thập
thập

Kế hoạch điều trị

- Lấy bỏ
- Chỉnh nha

Định
tính

Hồi cứu hồ Bệnh án
sơ bệnh án


18

Nguyên nhân lấy bỏ - Chân răng gập góc

Định
- Nang
tính
- Trục răng không thuận
lợi
- Bất thường khác
(*)

Hồi cứu hồ Bệnh án
sơ bệnh án Phim
và quan sát. CTCB

Mức độ khó khi - Đơn giản
điều trị chỉnh nha - Phức tạp
của răng nanh ngầm (**)

Xử lí
liệu

Định
tính

số Excel

(*) Định nghĩa chi tiết các biến xem phụ lục 2
(**) Định nghĩa chi tiết các biến xem phụ lục 3

Liên quan giữa góc răng nanh với đương giữa và kế hoạch điều trị
Liên quan giữa vị trí trong ngoài của răng nanh ngầm và kế hoạch điều trị
Liên quan giữa mức độ che phủ răng bên cạnh và kế hoạch điều trị

2.6. Quản lí và phân tích số liệu
- Các số liệu sẽ được thu thập theo phiếu nghiên cứu.
- Số liệu sẽ được quản lí bằng phần mềm Excel 2013 và SPSS 20.
- Số sẽ được xử lí theo các thuật toán thông kê y học trên máy tính bằng
phần mềm SPSS 20 để tính toán các thông số thực nghiệm: trung bình, độ lệch
chuẩn. Biến số định tính dược trình bày theo tỉ lệ %. Số liệu được trình bày theo
bảng và biểu đồ minh họa.
- Giá trị p < 0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
2.7. Sai số và phương pháp hạn chế
Sai số
Nguyên nhân
Sai số thông tin
Thu thập thông tin Bộ công cụ chưa
được chuẩn hóa,
sai số chủ quan
khi phân tích phim
của điều tra viên
Nhập liệu
Sơ suất: nhập sai
thông tin, không
thống nhất khi mã
hóa
2.8. Quy trình thu thập số liệu:

Cách khắc phục
Chuẩn hóa bộ
công cụ, tập huấn
điều tra viên bài
bản.
Tập huấn người

nhập liệu, ít nhất
2 người nhập


×