Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tử vong trong ngộ độc cấp trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.41 KB, 57 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TN HNG

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và các
yếu tố
nguy cơ tử vong trong ngộ độc cấp trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Trung ơng
Chuyờn ngnh

: Nhi Hi sc

Mó s

: CK 62721650

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA II

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Trng Th Mai Hng

H NI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAPCC:


American Asociation of Poison Control Centers

WHO:

Hiệp hội các trung tâm chống độc Hoa Kỳ
World Health Organization

NĐC:
HSCC:
NĐTP:
TTCĐ BVBM:
HC BVTV:
BV Nhi TW:

Tổ chức y tế thế giới
ngộ độc cấp
Hồi sức cấp cứu
ngộ độc thực phẩm
Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai
Hóa chất bảo vệ thực vật
Bệnh viện Nhi Trung ương

BV:
BV NĐ I:
BV NĐ II:

Bệnh viện
Bệnh viện Nhi đồng I
Bệnh viện Nhi đồng II



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
ƯCƠHNG1: TỔNG QUAN.................................................................................................3
1.1. Đại cương về ngộ độc cấp......................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất độc và ngộ độc cấp.....................3
1.1.2. Vài nét về lịch sử ngộ độc cấp........................................................4
1.2. Tình hình ngộ độc cấp............................................................................5
1.3. Đặc điểm ngộ độc cấp ở Việt Nam.........................................................8
1.4. Nguyên nhân ngộ độc cấp ở trẻ em........................................................9
1.4.1. Hoàn cảnh ngộ độc cấp...................................................................9
1.4.2. Tác nhân gây ngộ độc....................................................................11
1.5. Sự hấp thu và thải trừ của chất độc trong cơ thể..................................12
1.5.1. Sự hấp thu......................................................................................12
1.5.2. Sự thải trừ chất độc.......................................................................14
1.6. Biểu hiện lâm sàng của NĐC...............................................................15
1.6.1. Triệu chứng toàn thân....................................................................15
1.6.2. Triệu chứng tổn thương các bộ phận.............................................16
1.6.3. Các hội chứng ngộ độc..................................................................17
1.7. Điều trị NĐC ở trẻ em..........................................................................18
1.7.1. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.....................................................19
1.7.2. Điều trị đặc hiệu về chống độc......................................................21
1.7.3. Điều trị triệu chứng, hồi phục các rối loạn chức năng..................23
ƯCƠHNG2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu.................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.......................................................24
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................25



2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................25
2.2.2. Tiến hành nghiên cứu....................................................................25
2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin...................................................................30
2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................30
2.5. Kỹ thuật khắc phục sai số và nhiễu......................................................30
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu....................................................31
ƯCƠHNG3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................32
3.1. Đặc điểm dịch tễ học............................................................................32
3.1.1. Tuổi................................................................................................32
3.1.2. Giới................................................................................................33
3.1.3. Địa dư............................................................................................33
3.1.4. Đường nhiễm.................................................................................33
3.1.5. Thời gian trước khi đến viện.........................................................34
3.1.6. Nguyên nhân NĐC........................................................................34
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trongngộ độc cấp ở trẻ em..........36
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng ngộ độc cấp................................................36
3.2.2. Điều trị...........................................................................................37
3.3. Một số yếu tố nguy cơ trong ngộ độc cấp ở trẻ em..............................37
3.3.1. Kết quả điều trị..............................................................................37
3.3.2. Các mối liên quan..........................................................................39
ƯCƠHNG4:DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chất giải độc đặc hiệu.....................................................................23

Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu mục tiêu 1.......................................................25
Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu mục tiêu 2.......................................................29
Bảng 3.1: Phân bố theo địa dư........................................................................33
Bảng 3.2: Phân bố theo đường nhiễm.............................................................33
Bảng 3.3: Tác nhân gây ngộ độc.....................................................................35
Bảng 3.4: Phân bố hoàn cảnh theo tác nhân gây ngộ độc...............................35
Bảng 3.5: Phân bố hoàn cảnh ngộ độc theo nhóm tuổi...................................36
Bảng 3.6: Phân bố hoàn cảnh ngộ độc theo giới.............................................36
Bảng 3.7: Phân bố theo điều trị.......................................................................37
Bảng 3.8: Phân bố kết quả điều trị theo hoàn cảnh nhiễm độc.......................38
Bảng 3.9: Phân bố kết quả điều trị theo tác nhân gây ngộ độc.......................38
Bảng 3.10: Liên quan giữa tử vong và nhóm tuổi...........................................39
Bảng 3.11: Liên quan giữa tử vong và địa dư.................................................40
Bảng 3.12: Liên quan giữa tử vong và hoàn cảnh ngộ độc.............................40
Bảng 3.13: Liên quan giữa tử vong và tác nhân gây ngộ độc.........................40
Bảng 3.14: Liên quan giữa tử vong và thời gian nhập viện............................41
Bảng 3.15: Liên quan giữa tử vong và mức độ nặng khi vào viện.................41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Động học của chất độc................................................................15
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi..............................................................32
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới........................................................................33
Biểu đồ 3.3: Phân bố theo thời gian................................................................34
Biểu đồ 3.4: Hoàn cảnh ngộ độc.....................................................................34
Biểu đồ 3.5: Phân bố theo triệu chứng............................................................36
Biểu đồ 3.6: Phân bố theo kết quả điều trị......................................................37
Biểu đồ 3.7: Phân bố kết quả điều trị theo phương pháp điều trị....................39



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc cấp (NĐC) là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật, tử vong và để lại ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em không chỉ ở nước ta
mà còn ở các nước phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới
(WHO), trong năm 2004 ngộ độc cấp gây ra hơn 45000 ca tử vong ở trẻ dưới
20 tuổi- chiếm 13% số ca tử vong do ngộ độc trên toàn thế giới. Tỉ lệ tử vong
do ngộ độc ở các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập trung bình cao
gấp bốn lần tử vong do ngộ độc cấp ở các nước phát triển [1]. Còn theo
thống kê củaHiệp hội các trung tâm chống độc Hoa Kỳ (AAPCC), cứ 13
giây có một ca phơi nhiễm với chất độc, từ 1995 - 2002, mỗi năm có hơn 2
triệu ca (8 - 9 ca/1000 dân) bị ngộ độc được báo cáo. Riêng năm 2002 có
2380028 ca ngộ độc, tăng so với năm 2001 là 4,9%, trong đó trẻ em chiếm
65,7%. Tử vong 1153 ca, trong đó tỉ lệ tử vong ở trẻ em chiếm 9,1% [2].
Điều này đã gây tiêu tốn khoảng 81 triệu USD mỗi năm cho ngộ độc cấp [3].
Ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số lượng người bị ngộ
độc cấp ngày một tăng caotrong đó đặc biệt là trẻ em. Theo nghiên cứu của
Long Nary được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương (BV Nhi
TW)11/1997 - 10/2001 có 258 bệnh nhi NĐC chiếm tỉ lệ 0,3% số bệnh nhi
nhập viện, tử vong 22 bệnh nhi chiếm 8,6% [4]. Tỉ lệ tử vong do ngộ độc ở
trẻ em Việt Nam năm 2007 chiếm 2% trong các nguyên nhân tai nạn thương
tích gây tử vong [5] trong khi nghiễn cứu của Nguyễn Thị Dụ và cộng sự tỉ
lệ này là 3,3% [6].
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị ngộ độc đặc biệt là trẻ dưới 06 tuổi vì
bản chất tò mò, hiếu động nên trẻ luôn leo trèo, tìm cách mở các nắp hộp ,
nếm các đồ vật trong tầm tay, luôn khám phá môi trường xung quanh và ăn



2

những thứ có thể ăn được, đồng thời khi bị ngộ độc trẻ rất dễ bị ảnh hưởng
lâu dài đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần do cơ thể trẻ đang trong giai
đoạn phát triển, cấu trúc và chức năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh nên
chịu sự tác động mạnh mẽ của các độc chất, điển hình như ngộ độc chì.Bên
cạnh đó do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các loại hóa chất trong
nông nghiệp, công nghiệp, các hóa chất bảo quản và chế biến thực phẩm
đang được sử dụng tràn lan. Sự nhập khẩu và lưu thông ngày càng nhiều các
loại thuốc, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, trong đó có một lượng đáng kể các
thuốc kém phẩm chất, thuốc giả và những thuốc, hóa chất nhập lậu không rõ
nguồn gốc càng làm tăng các vụ ngộ độc.
Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương đã có một số đề tài về ngộ độc ở trẻ em
tuy nhiên các đề tài mới chỉ dừng lại ở mức riêng lẻ về một loại độc chất cụ thể
mà chưa có tính khái quát chung. Vì thế nhằm làm giảm bớt tỉ lệ NĐC ở trẻ em
cũng như làm giảm tỉ lệ tử vong do NĐC gây nên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tử vong
trong ngộ độc cấp trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với 02 mục tiêu:
1.

Nhận xét các đặc điểm dịch tễ học lâm sàng trong ngộ độc cấp ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

2.

Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tử vong trong ngộ độc cấp ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về ngộ độc cấp.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất độc và ngộ độc cấp.
Chất độc là chất khi đưa vào cở thể một lượng nhỏ trong điều kiện
nhất định có thể gây hậu quả độc hại cho cơ thể sống từ mức độ nhẹ (đau
đầu, nôn...) đến mức độ nặng (hôn mê, co giật…),và nặng hơn có thể dẫn
đến tử vong [7].
Lượng hóa chất vào trong cơ thể một lần gọi là liều.Liều có thể gây độc
gọi là liều độc. Liều nhỏ nhất có thể gây độc là ngưỡng của liều độc. Paracelsus
(1493-1541) đã nói “tất cả mọi chất đều là chất độc, không có chất nào không
phải là chất độc. Liều lượng thích hợp sẽ phân biệt được chất độc và thuốc” [8].
Phơi nhiễm với chất độc có nghĩa là tiếp xúc với chất độc đó [7].
Ngộ độc là một tổn thương ở cơ quan nội tạng hay rối loạn chức năng
sinh học của cơ thể do phơi nhiễm với hóa chất của môi trường [9].
Ngộ độc cấp là một tình trạng xảy ra cấp tính do cơ thể bị nhiễm chất
độc sau một hoặc vài lần tiếp xúc với chất độc trong thời gian ngắn làm tổn
thương các cơ quan trong cơ thể với các mức độ khác nhau tùy theo số lượng
chất độc đưa vào cơ thể, đường xâm nhập và thời gian nhiễm độc [8].
Ngộ độc bán cấp xảy ra sau nhiều ngày hoặc vài tuần, thời gian điều trị
ngắn thường để lại di chứng [10].
Ngộ độc mạn là ngộ độc xảy ra sau nhiều lần phơi nhiễm với chất độc
trong nhiều tháng, nhiều năm, sau nhiều lần phơi nhiễm với chất độc do sự
tích lũy dần chất độc trong cơ thể, làm thay đổi sâu sắc về cấu trúc và chức


4

phận tế bào. Ví dụ các tác nhân gây ung thư, gây đột biến gen, gây quái thai,

suy giảm chức năng không hồi phục…[10].
1.1.2. Vài nét về lịch sử ngộ độc cấp.
Từ “chất độc” (poison) lần đầu xuất hiện trong văn học Anh những năm
1930 được mô tả như một loại nước uống có thành phần độc chết người. Tuy
nhiên, lịch sử về chất độc (poison) và ngộ độc (poisoning) đã có có hàng
ngàn năm trước đó.
Cùng với những hiểu biết mới về thế giới tự nhiên, con người dần dần
phát hiện ra chất độc và tách chiết chất độc từ cây cỏ, nọc độc và khoáng chất.
- Cây độc: aconite (củ ấu tàu), cyanide (vỏ sắn, măng tươi, prunus
specise), opium (cây thuốc phiện), strychnine (mã tiền).
- Độc vật và cá độc: canthrides (sâu ban miêu), cá nóc, bọ cạp, rắn độc,
cá độc đuôi gai, ong đốt…
- Chất khoáng độc: antimony, arsenic, đồng, chì, thuỷ ngân…
Với những độc chất trên, người cổ xưa thường dùng để săn bắn, tiến
hành chiến tranh, ám sát.... Những tài liệu được viết trong các sách Ai Cập
cổ đại khoảng 1500 trước công nguyên đã cho thấy điều này. Tranh vẽ trong
các hang ở của người đi săn Masai Kenya, họ sống từ 1800 năm trước đây,
cho thấy họ sử dụng cung tên độc (với chất độc gắn vào mũi tên) để làm tăng
hiệu quả cho những vũ khí săn giết động vật hay đối phưong, một trong
những độc chất ấy là chất Strophantin chiết xuất từ một loại cây Strophantus
giống chất digitalis. Việc dùng tên có tẩm độc đã xuất hiện ở nhiều dân tộc
cổ xưa như Ấn Độ, Hy Lạp và lưu truyền trong các sách cổ đại. Bên cạnh
nhu cầu đó thì các thầy thuốc Hy Lạp và La Mã cổ đại đầu tiên đãphân loại
và định hướng độc chất. Phân loại đơn giản của họ dựa vào nguồngốc của
độc chất: chất độc trong dộng vật, chất độc trong thực vật và chất độc trong
khoáng chất...


5


Những thầy thuốc Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng đồng thời đi tìm những
thuốc giải độc chung cho các loại chất độc như gây nôn, đất thánh và những
thứ làm mê hoặc rồi đến các biện pháp rửa dạ dày.
Sau này một số loại antidotes chung khác thường được sử dụng giải độc
như bánh mỳ đốt cháy, sữa magnesia, trà đặc, đất sét và than hoạt. Và cho tới
giữa năm 1900 có nghiên cứu chứng minh rằng than hoạt có tác dụng hấp
thụ chất độc và trở thành chất giải độc chung có hiệu quả cho tới nay [11].
Trong và sau chiến tranh thê giới thứ II, các thuốc và các hoá chất mới
phát triển nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực làm cho
nguy cơ nhiễm độc và chết do ngộ độc ngày càng nhiều, để đáp ứng khẩn
cấp với các vấn đề về ngộ độc do vô tình hay cố ý.
Năm 1952, một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 51% tai nạn trẻ em là do ăn
uống phải những chất có khả năng gây độc. Nghiên cứu này đã dẫn đến việc
thành lập Trung tâm Chống độc đầu tiên ở Chicago vào năm 1953và đến
năm 2002 có 64 Trung tâm Chống độc ở khắp nước Mỹ [12].
Ở Việt Nam,với tiền thân là tổ Hồi sức Chống độc được thành lập năm
1994 thuộc khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, khoa Chống độc Bệnh
viện Bạch Mai được Bộ Y tế ra quyết định thành lập vào ngày 15/12/1998
[13], đây là khoa đầu tiên ở Việt Nam chuyên về độc chất học lâm sàng, đã
cứu sống nhiều bệnh nhân bị NĐC cả ở người lớn và trẻ em.Tháng
17/09/2003 khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chính thức phát triển thành
Trung tâm Chống độc (TTCĐ) với những chức năng nhiệm vụ cao hơn…Tại
Bệnh viện Nhi Trung Ương, khoa Cấp cứu chống độc dù mới được thành lập
từ khoa Cấp cứu lưu cũ theo quyết định số 141 ngày 28/01/2014 nhưng cũng
đã góp phần điều trị cho rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc.
1.2. Tình hình ngộ độc cấp.
Thế giới


6


- Tại Mỹ, mỗi ngày, hơn 300 trẻ tại Mỹ tuổi từ 0-19 được điều trị tại
khoa cấp cứu, có 2 trẻ tử vong do hậu quả của ngộ độc [14]. Mỗi năm
AAPCC báo cáo 1,6 triệu trẻ em và vị thành niên từ 0 - 19 tuổi tiếp xúc với
chất độc, chiếm khoảng 65% trong số các ca nhiễm chất độc được báo cáo.
Trong đó, trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi chiếm khoảng 79%, trẻ em tuổi từ 6 - 12
chiếm khoảng 10% và vị thành niên chiếm khoảng 11%. Các ca nhiễm độc
chất được báo cáo ở các bé gái có 47% ở tuổi thiếu niên và 55% trong độ
tuổi vị thành niên [15]. Dữ liệu của AAPCC công bố năm 2012 cho thấy 57
Trung tâm chống độc của Mỹ xử lí 3,3 triệu ca, trung bình hơn 9000 ca mỗi
ngày và các trung tâm này phải tiêu tốn 81 triệu USD mỗi năm. Trẻ dưới 6
tuổi chiếm khoảng 1/2 số ca phơi nhiễm. Tổng cộng 2937 ca tử vong được
báo cáo, trong đó hơn 20,46% ca dưới 6 tuổi. Thuốc an thần, thuốc tim
mạch, opioids, acetaminophen là các tác nhân chính gây tử vong. Phơi nhiễm
chất độc nặng tăng 4,6% mỗi năm từ sau năm 2000,80% ca do vô ý, 16% do
cố ý. 10% số ca nghi ngờ có ý định tự tử [16]. Báo cáo năm 2017 tại Mỹ cho
thấy cứ 14,9 giây lại có một ca ghi nhận ngộ độc và có 6,4 trường hợp ngộ
độc trên tỉ lệ 1000 dân số trong đó cứ 1000 trẻ em bị ngộ độc lại có 39,1
trường hợp dưới 6 tuổi [17]. Số ca nghi ngờ ngộ độc ở trẻ em khoảng 40000
ca vào khoa cấp cứu ở England và Wales, với khoảng 1/2 được nhập viện
cho theo dõi, điều trị. Phần lớn các ca ngộ độc do không cố ý, đặc biệt ở trẻ
dưới 5 tuổi, dùng quá liều và lạm dụng chất gặp ở những trẻ lớn hơn. Hiếm
khi trẻ em bị người lớn cố ý đầu độc. Tử vong do ngộ độc đang giảm, chỉ có
2 ca tử vong năm 2006 so với tỉ lệ chết 85% năm 1976 nhờ có sự áp dụng
các vỏ bao bảo vệ, giảm hàm lượng viên aspirin, acetaminophen và các
phương tiện điều trị hiệu quả, sự hỗ trợ từ NPIS (the national poisons
information service) qua điện thoại cũng như dữ liệu điện tử…Những lời
khuyên thích hợp này đã làm giảm tỉ lệ nhập viện không cần thiết và giảm tỉ
lệ bệnh tật và tử vong [18].



7

- Theo tổng kết của WHO, năm 1999 có hơn 3 triệu ca ngộ độc với
251881 ca tử vong trên thế giới, trong đó 99% các ca ngộ độc nặng đe dọa
tính mạng xảy ra ở các nước đang phát triển [19].
- Theo các báo cáo tại Hội nghị GINC (Global Information Network
Chemical) lần thứ 7 tại Tokyo Nhật Bản từ 18 - 20/04/2001 cho thấy tỉ lệ bị
ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật tại một số nước Châu Á:
+ Myanma: từ tháng 01 – 11/2000 có 18 ca ngộ độc.
+ Trung Quốc: từ 1992 – 1995 có 241094 ca ngộ độc trong đó 22545
ca tử vong
+ Ấn Độ: năm 1986 có 1531 ca ngộ độc và tử vong là 349 ca.
Việt Nam:
Tỉ lệ NĐC khác nhau tùy các bệnh viện.
Theo thống kê của Vụ điều trị- Bộ Y tế, số NĐC ở 39 bệnh viện trong
cả nước năm 1996 là 9524 ca, tử vong 273 ca (2,86%); năm 1997 có 10372
ca, tử vong 335 ca (3,23%) [20].
Bệnh viện Nhi đồng I (BV NĐ I) trong 4 năm 1997- 2001 có 1025 trẻ bị
NĐC phải nhập viện, tử vong 1,3%, di chứng 0,2% [21].
Bệnh viện Nhi đồng II (BV NĐ II) trong 3 năm 1999- 2001 cho thấy số
lượng bệnh nhi ngộ độc ngày càng tăng (1999 là 55 bệnh nhi, 2000: 79 bệnh
nhi, 2001: 131 bệnh nhi) [22].
Theo số liệu 8 tháng năm 2001 của khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai cho
thấy bệnh nhân bị NĐC vào khoa là 692 trường hợp trong đó trẻ dưới 14 tuổi
chiếm 7% [23].
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương theo nghiên cứu từ 11/1997 – 10/2001
có 258 bệnh nhi NĐC chiếm 0,3% số bệnh nhi nhập viện, tử vong 22 bệnh



8

nhi chiếm 8,6% [4]. Tỉ lệ NĐC đã có sự giảm rõ rệt trong những năm gần
đây đến năm 2013 là 0,06% tổng số bệnh nhân nhập viện còn năm 2014 tỉ lệ
này là 0,08% [24].
1.3. Đặc điểm ngộ độc cấp ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Đăng Phương Kiệt tại BV Nhi TW trong 9 năm
(1970-1978) cho thấy tuổi ngộ độc cấp ở trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi nhưng
nhiều nhất là 1- 4 tuổi (48,5%), 5- 15 tuổi chiếm 33,8%, trẻ bú mẹ chiếm
17,7%; lứa tuổi còn bú (dưới 12 tháng tuổi) chủ yếu là ngộ độc thuốc
(89,2%), từ 4 tuổi trở lên đa số là ngộ độc thức ăn (68,6%) [25].
Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Anh về ngộ độc cấp trẻ em làm tại Bệnh
viện Saint-Paul Hà Nội trong 2 năm 1993, 1994 cho thấy NĐC hay gặp ở nội
thành (71,6%), nam nhiều hơn nữ (60% và 40%); lứa tuổi hay gặp là 1- 5
tuổi (43,3%) mà nguyên nhân do thiếu hiểu biết, thiếu thận trọng của bố mẹ
và do trẻ ở tuổi này hay tò mò, tự tử chiếm tỉ lệ khá cao là 20%, chủ yếu do
cha mẹ mắng hoặc cãi nhau với anh chị em; thuốc là tác nhân hàng đầu gây
ngộ độc (43,3%), tiếp theo là ngộ độc thức ăn (30%), hóa chất (26,7%); tử
vong 01 ca chiếm 1,7% [26].
Long Nary nghiên cứu trên 285 trẻ bị NĐC tạiBV Nhi TW trong 4 năm
1997- 2001 cho thấy trẻ 1- 5 tuổi bị NĐC chiếm đa số là 66,7%, trẻ 6- 10
tuổi 13,5%; trẻ 11- 15 tuổi chiếm 13,2%; ngộ độc do thuốc và hóa chất
không khác nhau về giới, nhưng ngộ độc do ăn thực phẩm độc và do rắn cắnong đốt thì nam nhiều hơn nữ; ngộ độc chủ yếu do vô ý (78,3%), trẻ tự tử
chiếm 6,6%; hóa chất là tác nhân hàng đầu gây NĐC (62,4%), kế đến là
thuốc (20,9%), thực phẩm độc (11,2%), nọc độc (5,5%); đường nhiễm độc
chủ yếu là đường tiêu hóa (94,2%); tỉ lệ tử vong chiếm 8,6% [4].
Nguyễn Thị Kim Thoa nghiên cứu trên 1025 trẻ bị NĐC phải nhập viện
Nhi đồng I trong thời gian 4 năm thấy: NĐC thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
(52,5%), nam nhiều hơn nữ, đường vào phổ biến là đường tiêu hóa (73%);



9

nguyên nhân ngộ độc ở nhóm dưới 6 tuổi có thể do tự tử, tác nhân theo thứ
tự phổ biến là thuốc 47,2%, không do thuốc 41,2%, thức ăn 10,7%, tỉ lệ tử
vong 1,3%, di chứng 0,2% [21].
Phạm Thị Kim Loan và cộng sự nghiên cứu về NĐC trẻ em ở bệnh viện
Nhi đồng II 1999-2001 thấy: NĐC chủ yếu gặp ở trẻ trai (58,9%)và lứa tuổi
nhỏ (1- 3 tuổi chiếm 33%), hoàn cảnh chủ yếu gây ngộ độc là nhầm lẫn
(50,6%) và tai nạn (34,7%) [22].
Trương Mai Hồng và cộng sự nghiên cứu 300 trẻ bị NĐC tại Bệnh viện
Nhi Trung Ương trong 03 năm từ 2012- 2014 cho thấy: NĐC gặp chủ yếu ở
trẻ nhỏ dưới 5 tuổi 70%, gặp ở trẻ trai và trẻ gái như nhau, gặp ở nội thành
nhiều hơn ngoại thành, tỷ lệ mắc cao nhất vào tháng 5, 6, 7, 8. Đường vào
của độc chất chủ yếu là ngộ độc qua đường ăn uống 91%. Hoàn cảnh xảy ra
ngộ độc chủ yếu do trẻ vô tình 98,3% [24].
Năm 2016, nghiên cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
cho thấy: Trẻ em bị ngộ độc cấp vào cấp cứu ở TTCĐ gặp trong độ tuổi từ
15 tháng đến 18 tuổi, hay gặp nhất là nhóm tuổi vị thành niên (63,5%). Tỉ lệ
nam/nữ = 1,1/1.Đường ngộ độc chủ yếu là qua đường tiêu hóa (71%). Tỉ lệ
trẻ ngộ độc do cố ý khá cao (47%), trong đó chủ yếu do tự tử (85/94 ca,
90,4%), ngoài ra là lạm dụng rượu, ma túy (8,5%) và đầu độc (1,1%). Ngộ
độc do cố ý đặc biệt gặp nhiều ở lứa tuổi vị thành niên (60,6% ngộ độc do cố
ý), không gặp ở nhóm trẻ nhỏ [27].
1.4. Nguyên nhân ngộ độc cấp ở trẻ em:
Khi nói đến nguyên nhân NĐC trẻ em chúng ta luôn phải xét tới 2 khía
cạnh hoàn cảnh ngộ độc và tác nhân gây ngộ độc.


10


1.4.1. Hoàn cảnh ngộ độc cấp.
1.4.1.1. Không cố ý.
Theo AAPCC trẻ ngộ độc do không cố ý là 92,7% [2], theo Trương Thị
Mai Hồng là 98,3% [24], theo Nguyễn Thúy Anh là 79,9% [28], của BV NĐ
II là 95% [22].
Gồm các trường hợp sau:
Trẻ vô tình ăn uống phải chất độc.
+ Trẻ nhỏ lấy được thuốc, hóa chất, thực phẩm độc trong tầm tay cho
vào miệng và bị ngộ độc.
+ Trẻ ăn uống nhầm chất gây độc tưởng nhầm chất tẩy rửa là nước…
Theo Đặng Phương Kiệt tỉ lệ là 20,4% [25], theo Nguyễn Thúy Anh là
18,3% [26].
Người lớn dùng cho trẻ gây ngộ độc:
+ Tự mua thuốc cho trẻ uống để điều trị.
+ Cho trẻ ăn thực phẩm độc: cá nóc, cóc, sắn…
+ Dùng chất gây ngộ độc cho trẻ do nhầm lẫn: tưởng dầu là nước.
Theo Đặng Phương Kiệt tỉ lệ là 20,46% [25], theo Long Nary là 12,4% [4].
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP):
+ Do ăn phải thực phẩm độc: dựa theo lời khai của gia đình.
+ Do ăn thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn: dựa vào bệnh sử và lâm
sàng phù hợp, đặc biệt tính chất nhiều người ăn cùng cũng bị tương tự.
+ Ăn thức ăn dính chất bảo vệ thực vật: dựa vào bệnh sử, lâm sàng đặc
trưng, và các xét nghiệm đặc hiệu.
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa, NĐTP chiếm tỉ lệ 10,7% [21] còn theo Vũ
Thị Mai là 16,5% [27].
Rắn cắn- côn trùng đốt.


11


Do vô tình hoặc nghịch phá bị rắn cắn- côn trùng đốt:
Theo Nguyễn Thị Kim Thoatỉ lệ là 18,6% [21], theo Long Nary là 32%
[4], theo Trương Thị Mai Hồng tỉ lệ này là 6,3% [24] còn tại BV Bạch Mai là
27% [27].
Ngộ độc do sai lầm trong điều trị: thầy thuốc dùng quá liều, dùng
thuốc có chống chỉ định ở trẻ, dùng nhầm thuốc cho trẻ.
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa tỉ lệ là 24,8% [21], theo Long Nary là 0,8% [4].
1.4.1.2. Cố ý
Theo AAPCC ngộ độc do cố ý ở trẻ em chiếm 5,6% [2], theo Long
Nary tỉ lệ là 8,5% [4] còn theo Vũ Thị Mai tỉ lệ này rất cao 47% [27].
Trẻ chủ tâm dùng các chất có thể gây độc, gồm:
Tự tử:
Theo Đặng Phương Kiệt có 4 trẻ ngộ độc do tự tử từ 9-15 tuổi, chiếm 2,3%
[25], theo Nguyễn Thúy Anh là 20% [28], theo nghiên cứu của Trương Mai
Hồng có 02 ca [24] còn tại BV Bạch Mai tỉ lệ này lên tới 85 ca (42,5%) [27].
Lạm dụng rượu, ma túy quá liều gây độc.
Nghiên cứu của Vũ Đình Thắng có 02 ca [22] còn của Vũ Thị Mai là
08 ca [27].
1.4.1.3. Đầu độc
- Cha mẹ ép trẻ ăn uống chất độc.
- Người ngoài cố ý đầu độc trẻ.
Theo Long Nary, tỉ lệ này là 1,9% [6], theo Trương Mai Hồng tỉ lệ này
là 1,5% [24] còn tại BV Bạch Mai là 1,1% [27] .
1.4.2. Tác nhân gây ngộ độc
Gồm 5 nhóm lớn:


12


1.4.2.1. Nhóm thuốc: thuốc an thần, thuốc giảm đau…
Theo Nguyễn Thúy Anh, thuốc là tác nhân hàng đầu gây ngộ độc cấp ở
trẻ em, chiếm 43,3% [28]. Theo Gupta, thuốc đứng hàng thứ hai với tỉ lệ
21,8% [29] còn theo Vũ Thị Mai tỉ lệ này chỉ có 6,5% [27].
1.4.2.2. Nhóm hóa chất: thuốc trừ sâu, thuốc chuột, xăng dầu, acid, base,
chất tẩy rửa…
Theo một nghiên cứu của Anh, hóa chất gây ra biểu hiện lâm sàng cấp
tính và trầm trọng nhất [30]. Đây cũng là tác nhân hay gặp nhất trong nghiên
cứu tại BV Bạch Mai đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật (HC BVTV) [27].
1.4.2.3. Nhóm chất gây nghiện: heroin, rượu, . . .
Nghiên cứu của Vũ Đình Thắng có 02 ca [22] còn Vũ Thị Mai là 08 ca [27].
1.4.2.4. Nhóm ngộ độc thực phẩm.
Ở các nước phát triển, NĐTP tương đối ít xảy ra, theo báo cáo của
AAPCC 2002, NĐTP chiếm 1,8% [2]. Ở nước ta, NĐTP rất hay gặp, theo
Trương Thị Mai Hồng tỉ lệ là 38,7% [24], theo Nguyễn Thúy Anh là 30%
[26] còn theo Vũ Thị Mai là 16,5% [27].
1.4.2.5. Nọc độc: rắn cắn, côn trùng đốt.
Nghiên cứu của Vũ Thị Mai có 54 ca [27] còn nghiên cứu tại BV Nhi
TW là 19 ca [24].
1.5. Sự hấp thu và thải trừ của chất độc trong cơ thể [10]
1.5.1. Sự hấp thu
Chất độc vào cơ thể qua 3 đường chính: tiêu hóa, hô hấp, da và niêm mạc.
Đây là những đường hấp thu tự nhiên khi cơ thể tiếp xúc với môi trường
* Đường tiêu hoá:
Ngộ độc qua đường tiêu hóa ở trẻ em hay gặp nhất chiếm 70% [31]. Do
ăn phải, uống phải.
Trẻ nhỏ thường tình cờ ăn hoặc uống phải chất độc, còn người lớn uống


13


để tự tử. Đây là đường vào thường gặp của thuốc trừ sinh vật hại[7].
Sau khi nuốt phải chất độc xuống dạ dày, chất độc ngấm qua thành ruột
vào máu. Một số chất độc ở lại ruột lâu hơn sẽ ngấm vào máu nhiều hơn và
gây tình trạng ngộ độc nặng hơn đặc biệt khi chất độc có cấu trúc giống với
chất dinh dưỡng của cơ thể.
Tác nhân bao gồm:
- Các dược phẩm.
- Các hoá chất: chất ăn mòn, hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu
diệt cỏ, diệt côn trùng, thuốc chuột…).
- Thực vật (nấm độc, lá ngón, sắn tàu, lá trúc đào, mã tiền, phụ tử…).
- Động vật (mật cá trắm, thịt cóc, cá độc: cá nóc…)
* Đường hô hấp:
Chất độc dạng khí, hơi, bụi, khói hay nhỏ giọt có thể qua hơi thở vào
miệng, mũi và đi xuống dường hô hấp vào trong phổi, còn phần lớn hơn sẽ
đọng lại ở miệng, họng, mũi và có thể nuốt vào. Một người có thể hít phải
chất độc ở trong nhà mà không khí không lưu thông, hay trong khi phun
thuốc trừ sâu mà không mang bảo hộ lao động thích hợp. Trẻ hít phải chất
độc, đặc biệt là những chất dễ bay hơi như thuốc trừ sâu, nếu khi bảo quản
nút không kín, bếp ga, lò sưởi, khí CO... phòng thông khí không tốt dễ gây
ngộ độc, đặc biệt trẻ sơ sinh hít phải rất dễ ngộ độc. Ngộ độc theo đường này
thường gây tổn thương trực tiếp tới cấu trúc và chức năng cơ quan hô hấp, bên
cạnh các tác động toàn thân của chất độc dochất độc vào phổi rồi vào máu rất
nhanh do niêm mạc hấp thu có diện tích rất rộng 80- 100 m2 bằng 50 lần diện
tích da và khoảng cách giữa diện hấp thu với tuần hoàn chỉ khoảng 1- 2 micro
met. Thường gặp NĐC qua đường hô hấp do các khí độc (cacbon monoxid CO,
sunfurơ SO2, khí gas…), ngộ độc heroin bằng đường hít…
Ở Mỹ, ngộ độc qua đường hô hấp chiếm 5% [31].
* Đường da và niêm mạc:



14

- Da là một mô phức tạp nhiều lớp chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể.
Da hầu như không thấm với phần lớn ion và dung dịch nước, tuy nhiên một vài
chất độc có thể qua da và niêm mạc gây độc cho cơ thể như phospho hữu cơ,
một số dung môi, clo hữu cơ, mỡ salicylat, cồn, long não…Tùy theo từng vùng
lớp biểu bì sẽ có độ dày khác nhau. Chỗ dày thì nhiều keratin hơn. Lớp này tạo
lên hàng rào của biểu bì tuy nhiên cũng là nơi dự trữ chất độc. Một số dung
môigây tổn hại lớp lipid (aceton, ether…) sẽ làm tăng tính thấm của da. Các
chất không gây tổn hại lớp lipid (dầu oliver, ether có chuỗi dài…) sẽ làm giảm
tính thấm của da. Ngộ độc qua đường này chiếm tỉ lệ 8,7% [31].
- Bị cắn, đốt: rắn độc cắn, côn trùng, ong đốt. Một chất độc gây tổn
thương da sẽ qua da nhanh hơn một chất độc không gây tổn thương da.
- Ngộ độc do đưa trực tiếp vào máu: tiêm tĩnh mạch một số dược phẩm,
tiêm chích ma tuý quá liều.
1.5.2. Sự thải trừ chất độc
Chất độc đưa vào cơ thể được thải trừ qua nhiều đường:
* Thải trừ qua đường hô hấp: các chất bay hơi như aceton, acid cyanhydric,
benzen, xăng, ethanol, ether, cacbon monoxid (CO)…
* Thải trừ qua thận:
Sự thải trừ chất độc qua thận phụ thuộc vào:
- Nồng độ chất độc trong máu và sự phân bố chất độc trong cơ thể.
- Thể tích dịch đi qua ống thận.
- Tình trạng thận và pH nước tiểu.
- Độ tan trong nước của các chất độc.
 Thải trừ qua thận thường dùng các biện pháp như: thận nhân tạo, lọc
màng bụng.
- Dùng các chất kháng độc:
Các chất kháng độc khử độc theo 4 cơ chế:



15

- Tạo thành với chất độc một chất trơ, ngăn cản hấp thu, loại trừ được
qua đường tiêu hoá (than hoạt, magie sunphat).
- Ngăn cản chất độc tới cơ quan đích: thúc đẩy sự thải trừ chất độc hoặc
ức chế tổng hợp những chất chuyển hoá có hoạt tính mạnh (EDTA, BAL).
- Đẩy chất độc ra khỏi đích tác dụng: N – actylcystein, methionin…
- Sửa chữa những hậu quả của chất độc gây ra ở phía sau đích tác dụng:
calcium, acid folinic, glucagon, glucose, xanh methylen, vitamin B6, vitamin K.

Nguồn độc

Nước, bụi

Khí (hít, thở)

Thực phẩm, thuốc
(ăn,uống)
80%

Đường vào
cơ thể

Vận chuyển,
chuyển hoá, phân
phối

Da


Cơ quan khác

Tiêu hoá

Hô hấp

Máu

Gan

Ruột

Thận

Đào thải Mồ hôi, tóc

Nước tiểu

Biểu đồ 2.1. Động học của chất độc

Phân


16

1.6. Biểu hiện lâm sàng của NĐC
Thức ăn nhiễm khuẩn, thuốc, hóa chất khi vào cơ thể gây nhiễm độc
cho nhiều cơ quan trong cơ thể cho nên triệu chứng lâm sàng cuả NĐC rất
phong phú và đa dạng.

Tuy vậy, tùy theo loại chất độc gây ra mà có những triệu chứng ngộ độc
riêng, nếu chú ý phát hiện có thể giúp ta hướng tới nhiễm độc loại gì.
1.4.3. Triệu chứng toàn thân
Trẻ bị NĐC có thể sốt cao dễ bị nhầm với bệnh nhiễm trùng khác, đôi
khi hạ thân nhiệt, tỉnh hay mê, da xanh tái [32].
1.4.4. Triệu chứng tổn thương các bộ phận
Tùy theo các loại độc chất mà có những biểu hiện tổn thương các cơ
quan khác nhau và thời gian xuất hiện khác nhau.
a) Tổn thương cơ quan tiêu hóa.
Tổn thương răng lợi do ngộ độc các muối kim loại nặng: chì, thủy ngân,
arsen, bisthmus…
Khô miệng do giảm tiết nước bọt: ngộ độc atropin, các chất kháng
histamin…
Tăng tiết nước bọt: ngộ độc thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, muối kim loại…
Các chất độc qua đường uống hầu hết đều gây tổn thương niêm mạc dạ
dày, ruột làm cho trẻ bị nôn, đau bụng, ỉa chảy, đặc biệt hay gặp tronng ngộ
độc thức ăn.
Tổn thương gan với triệu chứng vàng da, thường do ngộ độc lân hữu
cơ, carbon, gây suy gan cấp do ngộ độc arsen, nấm độc…
b) Tổn thương cơ quan hô hấp:
Khó thở, tím tái.
Rối loạn nhịp thở, ngừng thở gặp trong ngộ độc thuốc phiện, cồn, benzin…
c) Tổn thương cơ quan tim mạch:


17

Mạch chậm gặp trong ngộ độc digital…
Choáng, trụy mạch gặp trong ngộ độc penixillin, barbituric, CO, nọc rắn…
d) Tổn thương cơ quan thận:

Thường gây suy thận cấp với triệu chứng thiểu niệu, vô niệu gặp trong
ngộ độc các kim loại nặng, colistin, neomycin, gentamycin…
e) Tổn thương cơ quan hệ thần kinh:
Co giật, hôn mê, gặp trong ngộ độc các thuốc an thần, thuốc ngủ, sắn,
Wofatox…
f) Rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan thường gặp trong ngộ
độc các loại. Các triệu chứng này không đặc hiệu nhưng nói lên mức độ
nặng của bệnh.
g) Thay đổi huyết học bao gồm tăng, giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu… Các thay đổi này ít đặc hiệu, thường là biến chứng hoặc sau điều trị
lọc máu…
1.4.5. Các hội chứng ngộ độc [7],[33],[37]
Triệu chứng của NĐC nói chung và ở trẻ em nói riêng rất đa dạng tuy
nhiên có thể quy về một số hội chứng sau:
1.4.5.1. Hội chứng kháng cholinergic
Triệu chứng: nói sảng, tim nhanh, da khô, đỏ, đồng tử giãn cố định,
tăng huyết áp, bụng chướng, giảm co bóp cơ trơn, ứ nước tiểu, kích thích co
giật, ảo giác, suy hô hấp…
Thuốc và chất độc: atropin, belladone, scopolamin, antihistamin, chống
trầm cảm, homatropin, lá cà độc dược.
1.4.5.2. Hội chứng kháng men cholinesteraza
Triệu chứng:


18

- Muscarin: tăng tiết nước bọt, nước mắt, mồ hôi, co đồng tử, nôn, cò
cử, tiêu chảy, tim chậm hay nhanh, hạ hay tăng huyết áp, rối loạn nhịp, đái
không tự chủ.
- Nicotin: co giật cơ, yếu liệt cơ, chuột rút, suy hô hấp, phù phổi cấp,

tim nhanh, tăng huyết áp.
- Thần kinh trung ương: vật vã, kích thích, mất điều hòa vận động, co
giật, mất ngủ, hôn mê, mất phản xạ thần kinh.
Thuốc và chất độc: thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, carbamat, physostigmin.
1.4.5.3. Hội chứng giao cảm ( adrenalin)
Triệu chứng: kích thích, co giật, tăng huyết áp, tim nhanh, ảo giác, có
thể loạn nhịp, hạ huyết áp với cafein.
Thuốc và chất độc: amphetamin, aminophylin, cafein, cocain, dopamin,
ephedrin, adrenalin, phencyclidin.
1.4.5.4. Hội chứng opioids
Triệu chứng: lờ đờ, trì trệ, đồng tử co nhỏ, thở chậm hay ngừng thở, hạ
huyết áp.
Với norepidrin: run rẩy, phấn kích, co giật.
Đáp ứng naloxon: giãn đồng tử, tỉnh lại.
Thuốc và chất độc: nhóm opioides: heroine, opi, fentanyl, methadone,
morphine, codeine…
1.4.5.5. Hội chứng ngoại tháp
Hội chứng parkinson: nói khó, loạn ngôn, cơn vận nhãn cầu, cứng đơ,
run rẩy, vẹo cổ, ưỡn cong người, la hét, cứng hàm, co thắt thanh hầu.
Thuốc và chất độc: acetophenazine, butaperazine, chlorpromazine,
haloperidol, promazine, primperan…


19

1.4.5.6. Hội chứng hemoglobin
Triệu chứng: đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, co giật, hôn
mê, da tím đỏ, viêm dạ dày ruột, máu màu socola (MetHb) hoặc đỏ tươi
(cyanhemoglobin).
Thuốc và chất độc: CO, cyanide, sắn…

1.4.5.7. Hội chứng sốt khói kim loại
Triệu chứng: xanh, sốt, nôn, buồn nôn, đau cơ, đau dầu, khô họng, mệt
lả, bạch cầu tăng, suy hô hấp.
Khói oxide của: đồng thau (brass), cadminum đồng (cupper), sắt,
magie, thủy ngân, kẽm…
1.5. Điều trị NĐC ở trẻ em [32],[33],[34],[35],[36],[37],[38]
Nguyên tắc điều trị NĐC ở trẻ em cũng như người lớn, gồm 3 nguyên
tắc cơ bản:
- Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
- Giải độc.
- Điều trị triệu chứng để hồi phục các chức năng sống.
Cần nhấn mạnh rằng bất kì một trẻ ngộ độc nào, tuy rằng trước mắt
chưa có biểu hiện nặng, nhưng vẫn cần được theo dõi và điều trị một cách
khẩn trương và toàn diện, vì thường rất khó xác định số lượng chất độc đã
xâm nhập vào cơ thể và có một số chất độc có biểu hiện muộn.
1.5.1. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể
Chất độc qua da, niêm mạc, tóc, mắt:


×