Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ở BỆNH NHÂN hội CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.19 KB, 56 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH ANH T

ĐáNH GIá CHấT LƯợNG CUộC SốNG
ở BệNH NHÂN HộI CHứNG RUộT KíCH
THíCH
TạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI
Chuyờn ngnh

: Ni khoa

Mó s

: 8720107

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Trn Ngc nh

H NI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt

Tiếng việt



HCRKT

Hội chứng ruột kích thích

CLCS

Chất lượng cuộc sống

BANC

Bệnh án nghiên cứu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

IBS-D

Irritable bowel syndrome
with diarrhoea

Hội chứng ruột kích thích thể
tiêu chảy

IBS-C


Irritable bowel syndrome
with constipation

Hội chứng ruột kích thể táo
bón

IBS-M

Irritable bowel syndrome
with a mixture of both
diarrhoea and constipation

Hội chứng ruột kích thích thể
hỗn hợp

IBS-U

Unsubtyped Irritable bowel
syndrome

Hội chứng ruột kích thích thể
không phân loại

HR-QOL

Health related quality of life Chất lượng cuộc sống liên
quan tới sức khỏe

IBS-SSS


Irritable bowel syndromeseverity scoring system

Thang điểm chỉ số mức độ
nặng của hội chứng ruột kích
thích

IBS-QOL

Irritable bowel syndromequality of life questionaire

Bộ câu hỏi chất lượng cuộc
sống ở bệnh nhân hội chứng
ruột kích thích

WHO

World health organization

Tổ chức y tế thế giới

FODMAPs

Fermentable
Các carbohydrat chuỗi ngắn
oligosaccharides,
kém hấp thu
disaccharides,
monosaccharide and polyols


IL

interleukin

Cytokin do bạch cầu tiết ra

5-HT

5-hydroxytryptamine

Serotonin

CRH

Corticotropin realeasing
hormone

Hormon giải phóng
corticotropin


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Đại cương về hội chứng ruột kích thích................................................3
1.1.1. Định nghĩa......................................................................................3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu.........................................................................3
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học......................................................................5
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh học...........................................5
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.................................................11

1.1.6. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích............................................13
1.1.7. Điều trị..........................................................................................14
1.1.8. Đánh giá mức độ nặng của HCRKT.............................................16
1.2. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích............16
1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống nói chung.................................16
1.2.2. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.....18
1.2.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội
chứng ruột kích thích và bộ câu hỏi IBS-QOL.............................19
1.2.4. Tình hình nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội
chứng ruột kích thích....................................................................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............22
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................23
2.3.2. Cỡ mẫu.........................................................................................23


2.3.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................23
2.3.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu....................................................24
2.3.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ thu thu thập số liệu..........26
2.4. Xử lý và phân tích số liệu....................................................................28
2.5. Sai số và cách khống chế.....................................................................28
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................29
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................30
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu.......................30
3.1.2. Đặc điểm về giới của nhóm đối tượng nghiên cứu.......................30

3.1.3. Đặc điểm về thể bệnh HCRKT của nhóm đối tượng nghiên cứu..31
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của nhóm đối tượng nghiên cứu......31
3.1.5. Đặc điểm mức độ nặng triệu chứng lâm sàng của nhóm đối tượng
nghiên cứu....................................................................................31
3.2. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu.......32
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................35
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................35
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cách cho điểm từng câu trả lời trong bộ câu hỏi IBS-QOL...........25
Bảng 2.2. Cấu trúc bộ câu hỏi IBS-QOL trên 8 lĩnh vực................................25
Bảng 2.3. Biến số, chỉ số, phương pháp và công cụ thu thập số liệu..............26
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.................................................30
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính...................................................30
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh...................................................31
Bảng 3.4. Đặc điểm thời gian mắc bệnh.........................................................31
Bảng 3.5. Đặc điểm mức độ nặng của triệu chứng lâm sàng..........................31
Bảng 3.6. Đặc điểm CLCS của nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo thang
điểm IBS-QOL..............................................................................32
Bảng 3.7. Đặc điểm CLCS phân bố theo giới tính..........................................32
Bảng 3.8. Đặc điểm CLCS phân bố theo nhóm tuổi.......................................33
Bảng 3.9. Đặc điểm CLCS phân bố theo thời gian mắc bệnh.........................33
Bảng 3.10. Đặc điểm CLCS phân bố theo mức độ nặng của triệu chứng
theo IBS-SSS.................................................................................34
Bảng 3.11. Mối tương quan giữa các khía cạnh CLCS của thang điểm IBSQOL với mức độ nặng của HCRKT theo điểm IBS-SSS...............34


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế của FODMAPs trong sinh bệnh học của HCRKT................9


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ruột kích thích(HCRKT) là một rối loạn chức năng đường
tiêu hóa thường gặp. Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi từ 9- 23% tùy thuộc vào tiêu
chuẩn được lựa chọn để sử dụng trong chẩn đoán ở các nghiên cứu khác nhau
là khác nhau [1]. HCRKT được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng hoặc khó
chịu và sự thay đổi thói quen đi đại tiện thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau
như tiêu chảy, táo bón, hoặc tiêu chảy xen kẽ với táo bón từng đợt, kèm theo
đó là sự thay đổi tính chất phân tương ứng mà không có bất kì một tổn thương
thực thể hay một rối loạn sinh lý nào có thể giải thích được [2], [3]. Mặc dù
các triệu chứng của bệnh đã được các thầy thuốc mô tả từ cách đây hơn 300
năm nhưng cho tới nay, sinh bệnh học của HCRKT vẫn còn chưa được sáng
tỏ. Các nhà khoa học đã khẳng định bản chất đa yếu tố liên quan trong sinh
bệnh học của HCRKT bao gồm rối loạn vận động ruột, tăng mẫn cảm tạng, sự
mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn điều hòa trục ruộtnão, liên quan tới chế độ ăn, hệ vi khuẩn đường ruột và một số yếu tố tâm lý
xã hội. HCRKT được khẳng định là một bệnh lý lành tính, tuy nhiên những
triệu chứng đường tiêu hóa lại diễn ra dai dẳng kéo dài, mà cho tới nay lại
chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó để lại một gánh nặng lớn về
kinh tế- xã hội, ảnh hưởng tới CLCS của bệnh nhân. Tác động về mặt kinh tế
trực tiếp liên quan tới chi phí điều trị kéo dài tốn kém ước tính 10 tỉ đô la mỗi
năm và gián tiếp liên quan tới gia tăng số ngày nghỉ việc và suy giảm năng
suất hiệu quả lao động ước tính mất 20 tỉ đô la mỗi năm [4]. Tác động về mặt
tâm lý xã hội, liên quan đến những rối loạn tâm lý đi kèm như lo âu, trầm
cảm, người bệnh luôn cảm thấy tự ti, lo sợ, xa lánh các mối quan hệ xã hội
[5], [6], [7], [8], [9]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc

sống ở người bệnh HCRKT sử dụng nhiều thang điểm khác nhau đều cho


2

thấy người bệnh HCRKT có CLCS thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với nhóm
người khỏe mạnh bình thường cũng như nhóm bệnh nhân mắc các bệnh mạn
tính như đái tháo đường, bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh trào ngược dạ dày
thực quản. Trong số đó, IBS-QOL đã được chứng tỏ là một thang điểm
chuyên biệt phù hợp với bệnh, đánh giá đúng đắn và hợp lý những tác động
của triệu chứng đường ruột trong HCRKT tới CLCS của người bệnh [10].Tuy
nhiên, ở Việt Nam chưa có dữ liệu nghiên cứu về tình hình CLCS ở bệnh
nhân HCRKT. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chất lượng
cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích tại bệnh viện Đại học Y
Hà Nội” nhằm hai mục tiêu:
1.

Nhận xét chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích
thích thể táo bón.

2.

Nhận xét chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích
thích thể tiêu chảy.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về hội chứng ruột kích thích.
1.1.1. Định nghĩa.
Hội chứng ruột kích thích(HCRKT) được định nghĩa là một tình trạng
rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đau
bụng hoặc khó chịu, và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không có bất kì một
tổn thương thực thể hay một rối loạn sinh hóa nào tìm thấy có thể giải thích
cho những triệu chứng này [2], [3].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu.
Trên thế giới:
Những rối loạn chức năng ruột - đại tràng bao gồm các triệu chứng: đau
bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện kéo dài (phân lỏng, táo bón hoặc táo bón, phân
lỏng luân phiên) đã được nhiều thầy thuốc mô tả từ lâu và được gọi bằng các
tên khác nhau:
Năm 1673 Guyon. L đã nói tới chứng đau bụng đầy hơi.
Năm 1830, Howslip là tác giả đầu tiên đã mô tả chứng co thắt đại tràng.
Trong một thời gian dài, hội chứng này được xem là có nguyên nhân viêm
nhiễm ở đại tràng với nhiều tên gọi như: viêm đại tràng mạn tính, viêm đại
tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng chức năng…
Năm 1922, Hurst cho rằng gọi “viêm đại tràng” là không xác đáng vì
không thấy tổn thương viêm thực thể.
Năm 1944, Pefers và Bargen đề nghị gọi là chứng đại tràng kích thích
hay rối loạn thần kinh đại tràng.
Năm 1962, Chaudray và Truelove lần đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu lâm
sàng của HCRKT và nhận thấy rằng không chỉ có những rối loạn chức năng ở


4

đại tràng mà còn có rối loạn chức năng của ruột non nên gọi chứng bệnh này
là HCRKT. Tên gọi này được dùng cho đến nay.

Năm 1994, tại hội nghị quốc tế về tiêu hóa ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
để chẩn đoán HCRKT (còn được gọi là tiêu chuẩn Rome I [11].
Năm 2000, tại hội nghị quốc tế về tiêu hóa ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
Rome II cho chẩn đoán HCRKT [11].
Năm 2006, tại hội nghị quốc tế về tiêu hóa ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
Rome III cho chẩn đoán HCRKT với các tiêu chuẩn ngắn gọn hơn để tiện áp
dụng trong thực tế lâm sàng [11].
Năm 2016, tiêu chuẩn Rome III được chỉnh sửa bởi một nhóm các
chuyên gia đa quốc gia về rối loạn chức năng dạ dày ruột cho ra đời tiêu
chuẩn Rome IV.
Ở Việt Nam:
Năm 1961, Hà Văn Ngạc đã nghiên cứu về hội chứng lỵ và đưa ra nhận
xét: ngoài hội chứng lỵ có tổn thương thực thể còn có hội chứng lỵ mà kết quả
soi trực tràng hoàn toàn bình thường, được cho là có nguyên nhân thần kinh.
Năm 1996, Hà Văn Ngạc – Lại Thị Ngọc đã nghiên cứu điều tra bệnh đại
tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) ở 7934 người lớn có vẻ ngoài
bình thường và kết luận rằng: khám lâm sàng và hỏi bệnh cho kết quả không
có sự khác biệt lớn so với phương pháp khám lâm sàng kết hợp với cận lâm
sàng. Những người mắc HCRKT có đặc điểm: mặc dù biểu hiện nhiều triệu
chứng lâm sàng phối hợp với nhau, thời gian mắc bệnh lâu nhưng sức khỏe
không giảm sút.
Tiếp theo là nghiên cứu của các tác giả Ngô Đức Thành (1996), Nguyễn
Thị Nhuần (1999), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2008) đã đưa ra nhận xét: các
triệu chứng lâm sàng ít khi đứng đơn độc mà thường phối hợp với nhau trên
một người bệnh, làm tăng khả năng chẩn đoán HCRKT. Mức độ nặng của
bệnh không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh dài hay ngắn.


5


1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học.
HCRKT là một bệnh lý đường ruột phổ biến trên toàn thế giới. Tỉ lệ hiện
mắc ước tính từ 9-23% dân số, thay đổi giữa các khu vực và các quốc gia do
sự khác biệt về quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên
cứu để chẩn đoán. Tỉ lệ này thấp nhất ở các nước Đông Nam á(7%), và cao
nhất ở các nước Nam Mỹ [12], [1]. Đối tượng đã được xác định là có tỉ lệ mắc
HCRKT cao là nữ giới, trẻ tuổi (< 50 tuổi), [2], [13], [1], [14]. Một nghiên
cứu tiến hành ở Anh sử dụng tiêu chuẩn Manning đã xác định tỉ lệ hiện mắc
HCRKT nói chung ở Anh là 17%, với tỉ lệ hiện mắc của nữ và nam lần lượt là
23% và 11% [15]. Một cuộc khảo sát khác ở Australia đưa ra kết quả tỉ lệ hiện
mắc HCRKT nếu sử dụng tiêu chuẩn Manning là 14%, theo tiêu chuẩn
ROME I là 7%, theo tiêu chuẩn ROME II là 4% [16]. Một nghiên cứu khác,
tiến hành theo dõi trên gần 4000 người dân Anh trong vòng 10 năm liên tục
đã ước tính tỉ lệ mới mắc HCRKT trung bình là 1.5% mỗi năm [17]. Trong
một báo cáo gần đây, K van de houte và cộng sự nghiên cứu trên 1012 người
dân Bỉ đã cho thấy tỉ lệ HCRKTđược chẩn đoán theo định nghĩa cổ điển là
17,6%, gấp 3 lần so với tỉ lệ mắc HCRKT đáp ứng đủ tiêu chuẩn ROME IV
về các mặt thời gian diễn biến, tần suất và mức độ nặng(5,5%) trong khi
những tác động tới chất lượng cuộc sống và việc sử dụng dịch vụ y tế giữa hai
nhóm này là tương tự nhau [18].
Tại Việt Nam, chưa có dữ liệu nghiên cứu trên cộng đồng để đưa ra được tỉ
lệ mới mắc và hiện mắc của HCRKT. Một vài nghiên cứu trên những bệnh nhân
có triệu chứng tiêu hóa tại các phòng khám như nghiên cứu của Hà Văn Ngạc
(2000) trên 730 bệnh nhân phát hiện 176 bệnh nhân bị HCRKT với tỉ lệ 24,1 %.
Nghiên cứu của Lại Ngọc Thi(1996) trên 1979 bệnh nhân thì tỉ lệ này là 17,3%,
trong đó tỉ lệ nam/nữ là 1/1,6, tuổi thường gặp là 30-60 tuổi chiếm 75,2 %.
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh học.
Mặc dù các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích đã được mô tả
trong y văn từ cách đây hơn 300 năm nhưng cho đến nay, nguyên nhân và cơ



6

chế sinh bệnh học của HCRKT vẫn còn chưa được sáng tỏ. HCRKT được các
nhà khoa học xem như là một bệnh lý đa yếu tố, nhiều yếu tố khác nhau góp
phần vào sinh bệnh học của HCRKT từ những bất thường ở ngoại biên như:
sự tăng mẫn cảm tạng, rối loạn vận động ruột, phản ứng viêm tại chỗ, sự
không dung nạp với thức ăn, suy giảm chức năng hàng rào biểu mô đường
ruột, thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, cho tới những bất thường ở trung ương
như sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, đáp ứng bất thường của
trục ruột não và trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận với stress, [2],
[13], [19]. Sự ảnh hưởng và tương tác qua lại của các yếu tố này vẫn còn chưa
được hiểu biết rõ ràng.
1.1.4.1. Sự rối loạn vận động ruột.
Nhiều nghiên cứu tiến hành đo áp lực trong lòng ruột từ trực tràng lên
đến đại tràng sigma đã cho thấy có hiện tượng rối loạn vận động của đại tràng
ở bệnh nhân HCRKT. Các rối loạn vận động này là không giống nhau giữa
cacstheer HCRKT khác nhau. Bệnh nhân HCRKT thể tiêu chảy có sự tăng
vận chuyển các chất từ ruột non sang đại tràng và tăng mức độ vận động của
từng đoạn ruột, nguyên do có thể là để đáp ứng với sự gia tăng các kích thích
từ môi trường hoặc bên trong lòng ruột như stress, thức ăn đặc biệt là thức ăn
giàu chất béo, thức ăn cay nóng... Ngược lại, bệnh nhân HCRKT thể táo bón
lại có sự giảm vận chuyển các chất từ ruột non sang đại tràng và giảm vận
động của từng đoạn ruột [20].
1.1.4.2. Tăng mẫn cảm ruột.
Các nhà khoa học đã xác định được rằng bệnh nhân HCRKT có những
bất thường về nhận cảm đau, đặc biệt là tăng mẫn cảm tạng. 50-70% bệnh
nhân HCRKT có ngưỡng đau thấp hơn so với nhóm chứng khỏe mạnh khi có
sự thay đổi áp lực và thể tích trong lòng ruột.
1.1.4.3. Sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột.

Hệ vi khuẩn đường ruột là một quần thể vi khuẩn với số lượng biến đổi
ước chừng khoảng vi khuẩn, gấp 10 lần so với tổng số lượng tế bào trong cơ


7

thể. Quần thể vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa
thức ăn, lên men các carbohydrate không được tiêu hóa để sản xuất các acid
béo chuỗi ngắn cho cơ thể sử dụng, biến đổi sinh học của các acid mật liên
hợp, tổng hợp một số vitamin nhất định, phân hủy oxalat từ chế độ ăn, thủy
phân urea bởi hoạt tính của urease, tham gia vào sự cân bằng nitrogen của cơ
thể, huấn luyện, điều hòa và phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay từ
giai đoạn sau sinh, bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Quần thể vi khuẩn
đường ruột hình thành và phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngay từ
khi sinh ra bao gồm cách thức sinh: sinh thường hay sinh mổ, nuôi con bằng sữa
mẹ hay sữa công thức, và liên tục biến đổi trong quá trình sống chịu ảnh hưởng
của việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, chế độ ăn, lạm dụng rượu,
và tiếp xúc với các vi sinh vật từ môi trường sống. Hệ vi khuẩn đường ruột cũng
thay đổi theo giới, tuổi và vùng địa lý [21].
Mặc dù hệ vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong việc duy trì
sức khỏe của cơ thể con người, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng chúng
đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý
khác nhau tại đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa, như đái tháo đường type 1,
đái tháo đường type 2, hen phế quản, xơ vữa động mạch, ung thư đại trực tràng,
bệnh lý ruột do viêm và bệnh lý đường ruột chức năng [22], [23], [21].
Nhiều nghiên cứu ở bệnh nhân HCRKT cho thấy có sự thay đổi thành
phần của hệ vi khuẩn đường ruột so với người bình thường khỏe mạnh biểu
hiện ở sự gia tăng tỉ lệ Fimucutes/ Bacteroidetes và sụt giảm chủng loài
Lactobacillus hay Bifidobacterium [24]. Sự mất cân bằng này của quần thể vi
khuẩn đường ruột và sự tương tác của chúng với các thành phần trong thức ăn

đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh và triệu chứng của HCRKT. Tăng số
lượng của loài Fimicutes, một chủng vi khuẩn tiết nhiều men protease gây
tăng kích thích các thụ thể cảm giác tạng ở ruột, dẫn tới biểu hiện đau bụng
trên lâm sàng [25], [26]. Bên cạnh đó, Lactobacillus và Bifidobacterium, là
các chủng vi khuẩn đã được chứng minh có tác động chống viêm trong đường


8

ruột lại suy giảm góp phần làm gia tăng các phản ứng viêm trên bệnh nhân
HCRKT [27], [28]. Sự thay đổi thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột cũng
gây nên những rối loạn đáp ứng của hệ miễn dịch tại chỗ và toàn thân với tác
nhân gây bệnh. Các nhà khoa học đã quan sát thấy ở bệnh nhân HCRKT có sự
thay đổi biểu lộ gen dẫn đến gia tăng hoạt hóa các tế bào bạch cầu hạt ưa base
và lympho T. Nồng độ các cytokin gây viêm như IL6, IL8, IL1 và TNFɑ cũng
gia tăng đáng kể trong máu ở những bệnh nhân này, do đó mà gây nên những
đáp ứng miễn dịch bất thường [29], [30].
1.1.4.4. Dị ứng và không dung nạp thức ăn.
Có tới khoảng 50% số bệnh nhân HCRKT có than phiền là triệu chứng
của họ nặng lên sau bữa ăn. Simren và cộng sự nghiên cứu trên 330 bệnh
nhân HCRKT bằng bộ câu hỏi triệu chứng liên quan tới 35 thực phẩm khác
nhau, kết quả cho thấy có tới 63 % bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa
liên quan tới bữa ăn, đặc biệt là với các thực phẩm giàu tinh bột và chất béo,
cà phê, rượu và chất cay [31]. Hayes và cộng sự tiến hành một cuộc khảo sát
chế độ ăn trên 135 bệnh nhân HCRKT cũng cho thấy 90% bệnh nhân quy kết
triệu chứng của họ là do các loại thực phẩm nhất định; trong số đó 9,6% bệnh
nhân tự kiêng các sản phẩm từ sữa, 7.5% bệnh nhân kiêng các loại trái cây và
5.2% bệnh nhân kiêng rau củ [32]. Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy
sự dị ứng hay quá mẫn với một số loại thực phẩm cụ thể có thể khởi phát hay
làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường ruột vốn có thông qua các phản

ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, sự không dung nạp đối với nhóm thực phẩm
chứa nhiều carbohydrat chuỗi ngắn kém hấp thu cũng là một vấn đề đáng
quan tâm trong cơ chế bệnh sinh của HCRKT. Nhóm thực phẩm này được gọi
chung là FODMAPs gồm các carbohydrat mạch ngắn chứa biến đổi từ 1 cho
đến 10 phân tử đường đơn như mono-saccaride, di-saccaride, oligo-saccaride,
và các polyol như sorbitol, manitol... khi không được hấp thu ở ruột non sẽ
dẫn tới hai hiệu ứng. Một là làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột gây giữ
nước, tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột. Hai là những chất này


9

khi được vận chuyển tới đại tràng sẽ bị lên men bởi vi khuẩn làm tăng sinh
hơi. Hai hiệu ứng này giải thích được hầu hết các triệu chứng đường ruột của
HCRKT như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy và tăng trung tiện. Một chế độ
ăn giàu chất béo và chất xơ cũng có thể là nguyên nhân cho những triệu
chứng tương tự trong HCRKT [33].

Hình 1.1. Cơ chế của FODMAPs trong sinh bệnh học của HCRKT [34].
1.1.4.5. Yếu tố tâm lý xã hội.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong số những bệnh nhân bị HCRKT, có
khoảng 50-90% người có triệu chứng tâm lý bất thường như: lo âu, băn khoăn
lo lắng, hay quên, nóng nảy... Những rối loạn tâm lý này có thể khởi phát
hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường tiêu hóa của HCRKT. Stress
làm gia tăng CRH- một hormon của vùng dưới đồi, có tác động làm tăng nhu
động ruột và thúc đẩy phản ứng viêm tại ruột. Bên cạnh đó, CRH còn có tác
động làm biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thay đổi sự tiết dịch, tính mẫn cảm


10


tạng và dòng máu tới niêm mạc ruột, gây nên triệu chứng của HCRKT. Do
vậy, stress, và những rối loạn tâm lý, không chỉ là hậu quả và gánh nặng của
HCRKT đối với xã hội, mà còn được xem là một yếu tố góp phần vào sinh
bệnh học của HCRKT [35], [36].
1.1.4.6. Phản ứng viêm mức độ thấp và HCRKT sau nhiễm trùng.
Sau một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính do tiếp xúc với các vi sinh
vật gây bệnh, đa số người bệnh có thói quen đại tiện trở về bình thường. Một
số sẽ phát triển thành HCRKT với tỉ lệ mắc mới từ 3.6- 36.2%, cao hơn rõ rệt
so với tỉ lệ này là 0.3- 10.2% ở nhóm chứng [37]. Bệnh nhân sau nhiễm trùng
đường tiêu hóa có nguy cơ cao phát triển thành HCRKT, đặc biệt ở những
bệnh nhân trẻ tuổi, có rối loạn tâm lý phối hợp như lo âu hoặc trầm cảm, thời
gian nhiễm trùng kéo dài, sốt kéo dài, tiêu chảy nặng. Về mặt sinh bệnh học,
người ta đã xác định được những bệnh nhân HCRKT sau nhiễm trùng có sự
gia tăng các tế bào lympho, tế bào ưa chrome nội tiết trong biểu mô đại trực
tràng và sự gia tăng nồng độ serotonin sau bữa ăn có liên quan tới triệu chứng
của HCRKT [33].
1.1.4.7. Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.
Một trong những chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu tham gia vào việc
điều tiết vận động của đại tràng là Serotonin (5-hydroxytryptamine:5-HT)
thông qua hai receptor đặc hiệu trên đương tiêu hóa là 5-HT3 và 5HT4.Khoảng 5% 5-HT có ở hệ thần kinh trung ương, 95% còn lại tập trung
nhiều nhất ở ống tiêu hóa, tiết ra bởi các tế bào ưa chrome của biểu mô niêm
mạc ruột, nơ-ron thần kinh, tế bào cơ trơn, tế bào Mast. 5-HT có hoạt tính gây
co thắt cơ trơn, tăng nhu động ruột, thay đổi cảm nhận đau nội tạng và kích
thích bài tiết nước và điện giải vào lòng ruột. Sự thay đổi nồng độ 5-HT ở
bệnh nhân HCRKT gây nên những triệu chứng lâm sàng khác nhau ở những
thể bệnh HCRKT khác nhau [38], [19].


11


1.1.4.8. Rối loạn điều hòa trục ruột- não.
Các thụ cảm thể cảm giác ở ruột sẽ thu nhận những kích thích từ môi
trường thông qua hệ thần kinh tự chủ truyền thông tin về vùng não chi phối
cho tạng ruột để nhận biết, xử lý và có đáp ứng điều tiết sự vận chuyển, hấp
thu, bài tiết của đường tiêu hóa một cách phù hợp. Do vậy, những rối loạn nhu
động hay bài tiết, hấp thu tại ruột gây nên những triệu chứng lâm sàng của
HCRKT có thể là do rối loạn điều hòa ở một hay nhiều vị trí trong đường
truyền thông tin hai chiều giữa hệ thần kinh ruột(đường tiêu hóa) và hệ thần
kinh trung ương(não, tủy sống).
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.
1.1.5.1. Đặc điểm lâm sàng.
HCRKT được đặc trưng bởi ba triệu chứng chính là đau bụng, rối loạn
đại tiện và chướng bụng, đầy hơi.
- Triệu chứng đau bụng thường được mô tả là cảm giác đau lan tỏa
không có vị trí đau nhất định hoặc có thể khu trú dọc theo khung đại tràng và
vùng quanh rốn. Tính chất đau cũng rất đa dạng, có lúc âm ỉ, có lúc rất dữ dội
rồi trở về bình thường, cũng có lúc chỉ cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu,
đau có thể triền miên nhiều ngày, cũng có thể chỉ đau 1-2 ngày, nhưng đều dai
dẳng, tái đi tái lại. Đau tăng lên sau ăn hoặc khi ăn thức ăn lạ không hợp với
người bệnh, khi thần kinh căng thẳng, lo âu. Đau giảm khi trung tiện, đại tiện
hoặc nghỉ ngơi thoải mái.
- Rối loạn đại tiện thể hiện ở thay đổi thói quen đại tiện và thay đổi tính
chất phân. Bệnh nhân có thể đi phân lỏng, phân táo, hoặc đi phân lỏng xen kẽ
phân táo từng đợt.


12

+ Phân lỏng: Đi ngoài nhiều lần trong ngày(>3 lần), phân có thể lỏng

hoặc nát, có thể có nhầy nhưng không có máu, lượng phân mỗi lần thường ít
nhưng tổng lượng phân trong ngày thì bình thường(không quá 200g).
+ Táo bón: Đi ngoài <3 lần một tuần, phân cứng, khuôn nhỏ, có khi lổn
nhổn giống phân dê kèm theo chất nhầy bọc ngoài phân. Bệnh nhân thường
kèm theo đau bụng, thời gian đại tiện lâu và cảm giác không đi hết phân
- Chướng bụng, đầy hơi: người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, ậm ạch
khó chịu, dặc biệt sau ăn làm bệnh nhân không muốn ăn, kèm theo sôi bụng,
trung tiện nhiều. Khi ợ hơi được hoặc trung tiện được thì cảm thấy dễ chịu.
Người bệnh có thể có kèm theo những biểu hiện triệu chứng ngoài
đường tiêu hóa như rối loạn thần kinh thực vật: Khi thay đổi thời tiết người
bệnh thường hay đau đầu, ra mồ hôi chân tay, dễ hồi hộp; rối loạn tâm lý:
Người bệnh có trạng thái thần kinh không ổn định, dễ xúc cảm, hay lo lắng
mất ngủ, trí nhớ kém, run tay, mệt mỏi; rối loạn về tiết niệu và sinh dục: đi
tiểu nhiều lần, có cảm giác tức bàng quang, ở nữ có đau bụng kinh, đau khi
giao hợp...
Mặc dù các triệu chứng cơ năng trên diễn biến kéo dài nhưng thể trạng
của người bệnh vẫn bình thường, không sút cân. Do tính chất mãn tính và hay
tái phát nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
1.1.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng.
Các thăm dò cận lâm sàng rất cần thiết giúp loại trừ các bệnh lý tổn
thương thực thể đường tiêu hóa và các bệnh lý viêm mạn tính đường tiêu hóa.
Tất cả các thăm dò ở người bệnh HCRKT phải bình thường hoặc có thể phát
hiện những dấu hiệu có tính chất lành tính như túi thừa đại tràng, các polyp


13

nhỏ... mà các tổn thương này không đủ để giải thích tình trạng nặng với nhiều
triệu chứng của bệnh HCRKT.
- Xét nghiệm công thức máu và hóa sinh máu trong giới hạn bình thường.

- Xét nghiệm phân không có hồng cầu, vi khuẩn gây bệnh.
- Chụp X-quang đại tràng không thấy hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc
bất thường của đại tràng. Thường thấy hình ảnh rối loạn nhu động co bóp ở
đại tràng như tăng vận động, ngấn ngang sâu, co thắt hình ống, giảm vận động
(hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn).
- Nội soi đại tràng: niêm mạc ruột có tăng tiết nhầy, tăng co thắt hoặc
giảm nhu động, có thể có xung huyết nhẹ và không có hình ảnh tổn thương
bệnh lý.
- Sinh thiết để làm mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường.
1.1.6. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.
1.1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định.
Lâm sàng
Tiêu chuẩn Rome IV dễ dàng áp dụng trong thực tế lâm sàng [39]. Chẩn
đoán HCRKT khi bệnh nhân có đau bụng thường xuyên tái phát ít nhất 1 ngày
mỗi tuần trong 3 tháng, với khởi đầu triệu chứng trước đây ít nhất 6 tháng và
kết hợp với 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây:
 Đau bụng có liên quan với đi đại tiện.
 Thay đổi về số lần đi đại tiện.


14

 Thay đổi về hình thức và hình dạng của phân.
Cận lâm sàng.
Không có một xét nghiệm nào đặc hiệu cho việc chẩn đoán HCRKT do
đó việc chẩn đoán thường kết hợp triệu chứng lâm sàng với các xét nghiệm
cận lâm sàng để loại trừ các bệnh thực thể như:
 Xét nghiệm máu: để loại trừ những bệnh có thiếu máu.
 Xét nghiệm phân: để lại trừ những bệnh viêm đại tràng do vi khuẩn và
ký sinh trùng gây nên.

 Nội soi đại tràng: để loại trừ những bệnh thực tổn như u, polyp, viêm
loét đại trực tràng chảy máu,…
 X quang khung đại tràng với thuốc cản quang: có thể loại trừ những
bệnh thực tổn như: u, polyp, viêm, loét đại tràng,…
 Sinh thiết niêm mạc để xét nghiệm mô bệnh học: để loại trừ viêm đại
tràng collagen (viêm đại tràng vi thể, viêm đại tràng lympho).
 Thử nghiệm dung nạp lactose: để loại trừ những trường hợp không
dung nạp lactose do thiếu có chọn lọc enzyme lactase.
1.1.6.2. Các thể bệnh hội chứng ruột kích thích.
Theo tiêu chuẩn ROME IV, các thể bệnh HCRKT được phân loại như
sau [39]:
 HCRKT thể tiêu chảy(IBS-D): phân lỏng chiếm ưu thế, số lần đại tiện
phân lỏng ≥ 25% số lần đại tiện và số lần đại tiện phân rắn < 25% số lần đại tiện.


15

 HCRKT thể táo bón(IBS-C): táo bón chiếm ưu thế, số lần đại tiện phân
rắn ≥25% số lần đại tiện và số lần đại tiện phân lỏng < 25% số lần đại tiện.
 HCRKT thể hỗn hợp (IBS-M): phân lỏng, táo bón xen kẽ, số lần đại
tiện phân rắn ≥ 25% số lần đại tiện và số lần đại tiện phân lỏng ≥ 25% số lần
đại tiện.
 HCRKT thể không phân loại (IBS-U): không phân loại, số lần đại
tiện phân rắn < 25% số lần đại tiện và số lần đại tiện phân lỏng < 25% số lần
đại tiện.
Theo thời gian bệnh nhân bị HCRKT có thể chuyển dạng giữa các thể
bệnh, trong đó phổ biến nhất là từ IBS-C hoặc IBS-D sang IBS-M, chuyển dạng
giữa IBS-C và IBS-D ít xảy ra hơn, sự thay đổi này thường thấy ở phụ nữ.
Chú ý:
 Phân rắn: type 1 và type 2 theo thang điểm Bristol (phụ lục 1).

 Phân lỏng: type 6 và type 7 theo thang điểm Bristol.
 Phân bình thường: type 3, type 4 và type 5 theo thang điểm Bristol.
1.1.6.3. Đánh giá mức độ nặng của hội chứng ruột kích thích.
1.1.7. Điều trị.
HCRKT là một bệnh lý rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, nguyên
nhân và sinh bệnh học vẫn còn chưa được sáng tỏ, cho đến hiện tại, việc điều
trị HCRKT chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng, nhằm mục đích cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người bệnh, mà vẫn chưa có một phương pháp nào có
thể điều trị khỏi bệnh. Các phương pháp điều trị tác động vào những yếu tố
khác nhau trong cơ chế sinh bệnh học của HCRKT, bao gồm điều trị dùng


16

thuốc và điều trị không dùng thuốc.
- Điều trị không dùng thuốc được xem là điều trị cơ bản đối với HCRKT:
+ Chế độ ăn uống: bệnh nhân cần hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu
sinh hơi như khoai lang, thức ăn có đường lactose, thức ăn nhiều chất béo, các
loại gia vị như hạt tiêu, ớt,.. các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,
các thức ăn có nhiều cellulose khó tiêu như cam, xoài, mít... Khi ăn nên nhai
kĩ, ăn chậm, không nên ăn quá nhiều một lúc.
+ Luyện tập thể dục thường xuyên phù hợp với sức khỏe của mỗi người góp
phần cải thiện nhu động ruột và do đó cải thiện những triệu chứng của HCRKT.
+ Thói quen đi đại tiện: Người bệnh được hướng dẫn luyện tập thói quen
đại tiện ngày một lần, vào một giờ nhất định, thường là vào buối sáng. Trước khi
đi ngoài cần làm động tác xoa bụng để kích thích cảm giác đi ngoài. Nếu đi
ngoài phân lỏng nhiều lần cũng phải luyện tập nhịn để đi ít lần hơn.
+ Liệu pháp tâm lý: Cần phải thiết lập được mối quan hệ tin cậy, thân
thiện giữa thầy thuốc và bệnh nhân ngay từ đầu và trong quá trình khám bệnh
để người bệnh yên tâm điều trị. Thường xuyên nhắc với bệnh nhân HCRKT là

một bệnh lành tính, không có nguy cơ ung thư, và phải kiên trì điều trị lâu dài.
Người thầy thuốc phải cùng chia sẻ và cùng tìm hướng giải quyết những vấn
đề do HCRKT gây ra ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như các mối quan hệ của
gười bệnh.
- Điều trị dùng thuốc:
+ Điều trị táo bón: nhóm thuốc nhuận tràng.


17

+ Điều trị chống tiêu chảy: thuốc chống tiêu chảy loperamid, thuốc đối
kháng thụ thể 5-HT3, thuốc kháng cholinergic.
+ Điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột bằng các probiotic.
+ Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
1.1.8. Đánh giá mức độ nặng của HCRKT.
Thang điểm IBS-SSS đã được chứng tỏ là một thang điểm có giá trị và
được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ nặng của HCRKT [40]. Mức độ
nặng của HCRKT được đánh giá thông qua 5 câu hỏi về mức độ đau bụng,
chướng bụng, sự thỏa mãn về thói quen đại tiện, và tác động của HCRKT tới
cuộc sống của bản thân người bệnh, do chính người bệnh tự đánh giá theo
thang điểm 100. Tổng điểm cuối cùng sẽ được phân thành 3 nhóm: HCRKT
mức độ nhẹ(75-175), HCRKT mức độ trung bình (175-300) và HCRKT mức
độ nặng(trên 300). Điểm IBS-SSS dưới 75 được xem là ngưỡng của người
bình thường và điểm IBS-SSS cải thiện từ 50 điểm trở lên được xem là có đáp
ứng với điều trị.
1.2. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.
1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống nói chung.
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về CLCS. Theo WHO, CLCS
được định nghĩa là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của
người đó, theo những chuẩn mực về văn hóa và sự thẩm định xã hội mà người

đó đang sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kì vọng và những
mối quan tâm, lo lắng của người đó [41]. Một nghiên cứu của viện khoa học
công nghệ thông tin thống kê cơ sở dữ liệu từ 1982- 2005 cho thấy có hơn
55000 trích dẫn sử dụng thuật ngữ “ chất lượng cuộc sống” như một thuật ngữ
chung đại diện cho nhu cầu của con người cũng như mức độ hài lòng hay không


18

hài lòng của một cá nhân hay một nhóm người cảm thấy được từ các lĩnh vực
sống khác nhau. Theo tác giả Oleson M, CLCS là mức độ hài lòng, thỏa mãn
của con người trong lĩnh vực mà họ cho là quan trọng nhất trong cuộc sống. Tùy
theo lĩnh vực nào của cuộc sống được xem là quan trọng nhất và mức độ hài
lòng thỏa mãn của một người về lĩnh vực đó sẽ quyết định CLCS của họ. Vì vậy,
khi một người không hài lòng về một lĩnh vực không được họ xem là quan trọng
thì CLCS của người đó gần như không bị ảnh hưởng.
Như vậy CLCS là một khái niệm rộng và đa chiều, đề cập tới nhiều lĩnh
vực khác nhau, về sức khỏe, môi trường và kinh tế(thu nhập, trình độ học vấn..).
CLCS là một yếu tố đang ngày càng được chú trọng tới trong việc đánh
giá ảnh hưởng của bệnh và hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh. Ảnh
hưởng của bệnh tới CLCS phản ánh một phần gánh nặng bệnh tật của bệnh
đó. Mục đích lý tưởng của điều trị bệnh là người bệnh có một sức khỏe bình
thường. Mà theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO), sức khỏe
bình thường phải là “sự thoải mái hoàn toàn về tinh thần, thể chất và xã hội”,
do đó, có một chất lượng cuộc sống bình thường sau điều trị bệnh là một mục
tiêu quan trọng không kém so với nâng cao tỉ lệ sống sót và giảm thiểu tỉ lệ tử
vong. Thêm vào đó, với sự phát triển của nền y tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, đặc biệt với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới
trong chẩn đoán và điều trị bệnh đã góp phần làm gia tăng tuổi thọ trung bình
của người dân, đặt ra một thách thức cho nền y tế là phải nỗ lực đẩy mạnh các

biện pháp để đáp ứng nhu cầu nâng cao CLCS. Trong lĩnh vực y tế, liên quan
tới đánh giá tác động của bệnh và điều trị bệnh tới CLCS, thì sức khỏe là lĩnh
vực chủ yếu cần được quan tâm và đo lường. Vì vậy mà khái niệm “chất
lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe” (HRQOL) đã ra đời, dần dần được
sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu y học. HRQoL dao động từ các khía
cạnh mang giá trị tiêu cực của cuộc sống, bao gồm cả cái chết, cho đến các


19

khía cạnh mang giá trị tích cực hơn như là thực hiện được vai trò hoặc cảm
thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Cấu trúc của HRQOL gồm 3 phần cốt lõi:
thể chất, tinh thần, xã hội. Mỗi phần lại được xem xét trên nhiều khía cạnh.
Các khía cạnh của lĩnh vực tinh thần là: suy nghĩ tích cực, suy nghĩ tiêu cực,
và các hành vi. Các khía cạnh của lĩnh vực xã hội là: công việc, địa vị và quan
hệ cá nhân. Việc đánh giá CLCS của người bệnh có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, cung cấp những thông tin phản ảnh trạng thái hiện tại của một cá nhân
phải trải qua một bệnh cụ thể nào đó, từ đó cho thấy được tầm ảnh hưởng và
cả gánh nặng bệnh tật của bệnh trên các lĩnh vực khác nhau, để đưa ra được
những biện pháp can thiệp phù hợp hiệu quả, không chỉ điều trị bệnh, cải
thiện sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần, xã hội, giúp
người bệnh có được một CLCS gần như bình thường.
1.2.2. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.
HCRKT được khẳng định là một bệnh lý lành tính, không đe dọa đến
tính mạng cuộc sống người bệnh, tuy nhiên những triệu chứng đường tiêu hóa
lại dai dẳng kéo dài, các phương pháp điều trị chủ yếu là giải quyết triệu
chứng, mà chưa có điều trị đặc hiệu, vì vậy mà ảnh hưởng rất lớn tới CLCS
người bệnh. Những triệu chứng đường tiêu hóa, mà ở HCRKT đặc biệt lại là
những triệu chứng liên quan tới thay đổi thói quen đại tiện và tính chất phân
là một vấn đề nhạy cảm, gây khó chịu cho bệnh nhân. Người bệnh phải dành

thời gian nhiều hơn cho vấn đề đại tiện, cũng như tới nhiều cơ sở y tế khác
nhau để chẩn đoán và điều trị bệnh, cho nên luôn cảm thấy phiền toái và mặc
cảm, xấu hổ vì thói quen đại tiện của mình, cũng như hình ảnh của bản thân
trước mắt người khác và khi giao tiếp với mọi người. Họ lo lắng, chán nản, và
dễ tức giận với những người xung quanh. Hơn nữa, vì những triệu chứng liên
quan tới chế độ ăn, người bệnh HCRKT luôn phải để ý theo dõi loại thực
phẩm cũng như số lượng thực phẩm ăn vào, vì vậy mà cảm thấy không được


×