Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương các loại hợp chất vô cơ – Hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.85 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................2
II. NỘI DUNG.................................................................................................5
1. THỜI GIAN THỰC HIỆN

5

2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

5

Làm thế nào để phát triển toàn diện năng lực của các em trong quá trình
học môn Hóa là câu hỏi luôn được tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn
hóa học của tôi đặt ra trong quá trình giảng dạy. Để giải quyết vấn đề đó
tôi tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân để tìm ra các giải pháp
trong thực tế giảng dạy những năm gần đây.............................................5
Qua khảo sát tại các lớp 9 tôi được phân công giảng dạy trong năm học
2017-2018, tôi thấy năng lực học tập của học sinh còn ra chưa tốt và
chưa đáp ứng với yêu cầu của chương trình. Mặc dù là môn học gắn liền
với thực nghiệm nhưng có rất ít học sinh thích học vì những kiến thức
của bộ môn rất rộng, trừu tượng, khó hiểu, cứng nhắc cần khả năng tư
duy; kiến thức từ lớp 8 lên lớp 9 có phần giao thoa với nhau, nếu các em
hổng các kiến thức nền tảng và cơ bản từ lớp dưới sẽ ngày càng khó
khăn, thiếu hụt cho việc tiếp thu kiến thức ở các chương tiếp theo...........5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................8
1. CĂN CỨ THỰC HIỆN

8

2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN:


8

a) Nội dung, phương pháp:........................................................................8
* Mục tiêu dạy học "chương các loại hợp chất vô cơ" theo sách giáo
khoa hóa học lớp 9....................................................................................8
*Những khó khăn khi dạy và học chương “ Các loại hợp chất vô cơ” lớp
9...............................................................................................................13
*Vận dụng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học
chương “ Các loại hợp chất vô cơ ” lớp 9..............................................14
b)Giải pháp thực hiện:.............................................................................33
1


IV. KẾT LUẬN..............................................................................................34
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

34

2. KẾT LUẬN

40

3. KIẾN NGHỊ

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................43

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta

đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như: tăng cường tích
hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng
kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;
rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay?
Đặc biệt, trong quá trình bùng nổ thông tin, tri thức, nhu cầu cập nhật kiến
thức vô hạn đối với người học. Thêm vào đó, ngoài việc đảm bảo quá trình
dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học
hiện nay còn hướng tới mục tiêu là định hướng hình thành năng lực cho học
sinh.
Dạy học theo phát triển năng lực giải quyết vấn đề cũng như một số mô
hình tích cực khác, giáo viên không được coi học sinh là chưa biết gì trước
nội dung bài học mới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể
biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tối đa kiến thức, kinh
nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn
thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động

2


của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần
so với nội dung cần dạy.
Bên cạnh đó dạy học theo giải quyết vấn đề nhắm tới việc sử dụng kiến
thức, hiểu biết vào thực tiễn; các nhiệm vụ học tập còn nhắm tới sự lĩnh hội
hệ thống kiến thức có sự tích hợp, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời
hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác (ví dụ các năng lực); trong
khi dạy học theo truyền thống lại coi trọng việc xây dựng kiến thức.
Vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi và khác so với dạy
học truyền thống thông qua dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề . Người
giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền thống đã chuyển sang là
người hướng dẫn, học sinh là trung tâm. Đây là cơ hội để học sinh tự phát

triển năng lực của bản thân.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp
tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng
về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm.Tất cả
những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức,
lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Nhằm mục đích phát
triển năng lực học sinh trong việc học tập môn hóa học đặc biệt đối với học
sinh khối 9 trong việc học bộ môn hóa. Tôi đã lựa chọn đề tài là: " Phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương các
loại hợp chất vô cơ – Hóa học lớp 9”.

3


4


II. NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018 trên 2 lớp
9 tương đương tại trường THCS Nghĩa Hà: lớp 9A là lớp thực nghiệm, lớp 9B
là lớp đối chứng đều do cùng một giáo viên dạy. Từ kết quả nghiên cứu này
giáo viên trong tổ chuyên môn có thể áp dụng cho các lớp khác trong khối.
2. Đánh giá thực trạng
Làm thế nào để phát triển toàn diện năng lực của các em trong quá
trình học môn Hóa là câu hỏi luôn được tổ chuyên môn và giáo viên bộ
môn hóa học của tôi đặt ra trong quá trình giảng dạy. Để giải quyết vấn
đề đó tôi tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân để tìm ra các giải pháp
trong thực tế giảng dạy những năm gần đây.

Qua khảo sát tại các lớp 9 tôi được phân công giảng dạy trong năm học
2017-2018, tôi thấy năng lực học tập của học sinh còn ra chưa tốt và chưa đáp
ứng với yêu cầu của chương trình. Mặc dù là môn học gắn liền với thực
nghiệm nhưng có rất ít học sinh thích học vì những kiến thức của bộ môn rất
rộng, trừu tượng, khó hiểu, cứng nhắc cần khả năng tư duy; kiến thức từ lớp 8
lên lớp 9 có phần giao thoa với nhau, nếu các em hổng các kiến thức nền tảng
và cơ bản từ lớp dưới sẽ ngày càng khó khăn, thiếu hụt cho việc tiếp thu
kiến thức ở các chương tiếp theo.
Bên cạnh đó chất lượng đầu vào thấp, học sinh yếu môn toán, lý khó có
khả năng tiếp thu kiến thức môn hóa và không ham thích học hóa. Một số em
lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không năm các kĩ
năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài
tập hóa học. Cùng với đó việc các em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập,
không có phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào
giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động,
không ý thức được tầm quan trọng của chính bản thân mình, còn thụ động
5


trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, các em rất lười suy nghĩ, động
não, từ việc tiếp nhận kiến thức đến kĩ năng làm bài, trình bày bài đều lệ
thuộc vào thầy và dần dần chúng trở thành thoái quen học tập.
Nhiều giáo viên nhận thức chưa đúng về vị trí “trung tâm” của học sinh
trong lớp học, các bài giảng còn khô khan, giáo viên chủ yếu là người giới
thiệu kiến thức chưa kích thích được tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh
và ít quan tâm đến tăng cường liên hệ thực tiễn làm không khí lớp học chưa
được cởi mở, bài học chưa sâu sắc.
Môn Hóa học trong trường phổ thông giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển tri thức. Ngoài việc
truyền đạt những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên còn phải

hướng dẫn học sinh hệ thống hoá lý thuyết hoá học, liên hệ và giải thích các
hiện tượng thực tiễn, ứng dụng trong đời sống, khơi dậy niềm đam mê, tư duy
sáng tạo để học sinh trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học và làm
chủ tri thức của mình. Đồng thời, các thí nghiệm hóa học cũng rất cần thiết
cho dạy môn Hóa học. Nhưng thực tế cho thấy, phương pháp dạy học Hóa
học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tạo hứng thú cho học sinh trong học
tập, mặc dù giáo viên cũng đã cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các tiết học vẫn mang nặng tính chất thông
báo kiến thức và càng ít các tiết học kích thích năng lực khám phá, sáng tạo
của học sinh do yêu cầu nội dung kiến thức quá nhiều giáo viên phải chạy đua
theo thời gian để kịp tiến độ chương trình, nên ít có thời gian để học sinh tự
tìm tòi kiến thức.
a)Kết quả đạt được:
Qua quá trình giảng dạy các lớp 9 tại trường tôi đã rút ra được một số
điều bổ ích như sau:
- Tạo cho các em niềm đam mê học bộ môn.

6


- Phải có kế hoạch giảng dạy và áp dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học vào từng bài cụ thể.
- Phải hướng dẫn kỹ lưỡng để các em nắm thật vững phần kiến thức cơ
bản.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi phong phú nhằm kích thích khả năng tư duy
của các em.
b)Những mặt còn hạn chế:
Qua các năm tham gia giảng dạy cho học sinh lớp 9 tôi nhận thấy:
- Học sinh chưa tập trung vào việc học
- Các em tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa tích cực tham gia

trong các giờ học.
c)Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:
Môn Hóa học trong trường THCS giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển tri thức. Ngoài việc truyền
đạt những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên còn phải hướng
dẫn học sinh hệ thống hoá lý thuyết hoá học, liên hệ và giải thích các hiện
tượng thực tiễn, ứng dụng trong đời sống, khơi dậy niềm đam mê, tư duy
sáng tạo để học sinh trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học và làm
chủ tri thức của mình. Đồng thời, các thí nghiệm hóa học cũng rất cần thiết
cho dạy môn Hóa học. Nhưng thực tế cho thấy, phương pháp dạy học Hóa
học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu tạo hứng thú cho học sinh trong học
tập, mặc dù giáo viên cũng đã cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các tiết học vẫn mang nặng tính chất thông
báo kiến thức và càng ít các tiết học kích thích năng lực khám phá, sáng tạo
của học sinh và ít có thời gian để học sinh tự tìm tòi kiến thức.
7


III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện
- Căn cứ vào văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018
của Bộ GD & ĐT.
- Căn cứ vào công văn của Sở GD và ĐT Quảng Ngãi về việc triển khai
nhiệm vụ năm học 2017-2018.
- Căn cứ vào công văn của PGD và ĐT TP Quảng Ngãi về việc triển
khai nhiệm vụ năm học 2017-2018.
- Căn cứ công văn 92 ngày 18/1/2017 về việc hướng dẫn thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học và sáng kiến trong ngành giáo dục của Sở GD và ĐT
Quảng Ngãi.
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS

- Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của
trường THCS Nghĩa Hà.
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kế hoạch
chuyên môn tổ Tự nhiên.
2. Nội dung, giải pháp và cách thực hiện:
a) Nội dung, phương pháp:
* Mục tiêu dạy học "chương các loại hợp chất vô cơ" theo sách giáo
khoa hóa học lớp 9.
Bài 1, 2 : OXIT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hoá học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
8


+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng
tính va oxit trung tính.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit và lưu huỳnh đioxit.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit
axit.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO,
SO2.
- Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học
của một số oxit.
- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai

chất.
Bài 3, 4: AXIT
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit
bazơ và kim loại.
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H 2SO4 loãng và
H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất
H2SO4 trong công nghiệp.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit
nói chung.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit
HCℓ, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.

9


- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H 2SO4
loãng và H2SO4 đặc, nóng.
- Nhận biết được dung dịch axit HCℓ và dung dịch muối clorua, axit
H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCℓ,H 2SO4 trong phản
ứng.
Bài 7, 8: BAZƠ
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu,

và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit
axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước
(bị nhiệt phân huỷ).
- Tính chất, ứng dụng của natri hiđroxit NaOH và canxi hiđroxit
Ca (OH)2; phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
- Thang pH và ý nghĩa giá trị pH của dung dịch.
Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ
không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất
riêng của bazơ không tan.
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím
hoặc dung dịch phenoℓphtalêin); nhận biết được dung dịch NaOH và dung
dịch Ca (OH)2.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của bazơ.
- Tìm khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH và Ca (OH) 2 tham gia
phản ứng.

10


Bài 9, 10, 11: MUỐI. PHÂN BÓN HOÁ HỌC
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit,
dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở
nhiệt độ cao.
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat
(KNO3).

- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực
hiện được.
- Tên, thành phần hoá học và ứng dụng của một số phân bón hoá học
thông dụng.
Kĩ năng
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra
được kết luận về tính chất hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học
thông dụng.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của
muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
Bài 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối.
Kĩ năng
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.
- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.

11


- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp
chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.
* Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Năng lực tự học…
* Cấu trúc nội dung kiến thức lí thuyết "chương Các loại hợp chất vô
cơ" theo sách giáo khoa hóa học lớp 9.
Bài 1
Bài 2

Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân
loại oxit
Một số oxit quan trọng
Một số oxit quan trọng

Bài 3

Tính chất hóa học của axit
Một số axit quan trọng

Bài 4

Bài 5

Một số axit quan trọng (TT)

Tính chất hóa học của Bazơ
Một số bazơ quan trọng

Bài 6
Một số bazơ quan trọng (TT)

Bài 7

Bài 8

Tính chất hóa học của muối

Một số muối quan trọng
12


Phân bón hóa học

Bài 9
Bài 10

Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
*Những khó khăn khi dạy và học chương “ Các loại hợp chất vô cơ”

lớp 9.
Đối với người học:
– Không nắm vững được lượng kiến thức nền tảng, chủ quan lơ là khi còn
học lớp 8.
– Khả năng tư duy về môn hóa còn yếu, môn hóa các em được học khá muộn
nên chưa hình thành được ý thức học tập môn này.
– Không biết áp dụng các công thức vào giải bài tập.
– Không biết cách ghi chép bài trên lớp, không tập trung nghe giảng bài dẫn
đến khi về nhà không hiểu được nội dung kiến thức.
– Nhiều em nghe giảng trên lớp không hiểu bài nhưng vì bản tính nhút nhát
không hỏi ngay thầy cô bạn bè nên về nhà không hiểu dẫn đến hổng kiến
thức.
– Có những em không thích học môn hóa, không có đam mê, hứng thú với
môn học này từ đó dẫn đến kết quả học tập giảm sút, mất kiến thức gốc.

– Do đây là năm cuối cấp nên có khá nhiều áp lực từ những môn học khác
nữa dẫn đến các em mất tập trung học tập môn Hóa lớp 9.
Đối với người dạy:
Thời lượng dành cho chương ít trong khi đó lý thuyết chương là khá
nhiều, nên nhiều giáo viên sẽ không đào sâu dạy học theo hướng gợi mở, đặt
vấn đề, liên hệ thực tế mà dễ xảy ra trường hợp dạy cho có theo kiểu thông
báo kiến thức chủ yếu dành thời gian cho việc hướng dẫn viết phương trình,
làm bài tập để học sinh làm kiểm tra.

13


*Vận dụng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học
chương “ Các loại hợp chất vô cơ ” lớp 9.
Đề khắc phục các khó khăn trên, việc vận dụng dạy học phát triển năng
lực giải quyết vấn đề soạn theo chủ đề sẽ phát huy hiệu quả: nội dung chương
sẽ được xây dụng lại một cách hệ thống phù hợp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo
mục tiêu về kiến thức kĩ năng đã đề ra, việc xây dụng chủ đề dạy này sẽ giúp
giáo viên lựa chọn được những phương pháp, câu hỏi thích hợp với các đối
tượng học sinh khác nhau, từ đó nâng cao được hiệu quả giảng dạy; dựa vào
chủ đề được xây dựng giáo viên có thể lựa chọn các câu hỏi gắn liền với thí
nghiệm thực hành, gắn liền với thực tiễn để học sinh thấy được sự gần gũi và
cần thiết của việc hiểu biết khoa học trong cuộc sống; bên cạnh đó giáo viên
có thể tích hợp kiến thức các môn học khác nhau để giải thích các vấn đề của
bài học. Học sinh sẽ tích cực hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
- Xây dựng nội dung bài giảng
Để khắc phục tình trạng thụ động của học sinh trong tiết học giáo viên
tiến hành vận dụng các phương pháp dạy hoc như: phương pháp mảnh ghép,
phương pháp học góc, phương pháp nhóm, dạy học dự án... được lồng ghép
trong các bài giảng theo chủ đề; kết hợp các hình ảnh, thí nghiệm, các trò

chơi được tổ chức trong giờ học để học sinh có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng
hơn; đặt các câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh tìm kiếm thông tin kiến thức và
thấy mối liên hệ nội kiến thức với cuộc sống xung quanh; lồng ghép kiến thức
các môn học khác để giải thích các vấn đề bài học.
- Cấu trúc lại các bài học lý thuyết chương "Các loại hợp chất vô
cơ”
Tôi đã cấu trúc lại các bài học lý thuyết chương "Các loại hợp chất vô
cơ" như sau:
Chủ đề 1:

Oxit

( 3 tiết)

Chủ đề 2:

Axit

( 3 tiết)
14


Chủ đề 3:

Bazơ

( 3 tiết)

Chủ đề 4:


Muối

( 3 tiết)

Chủ đề 5:

Mối quan hệ các loại hợp chất vô cơ

( 1 tiết)

Chủ đề 6:

Phân bón hóa học

( 1 tiết)

*Một số ví dụ cụ thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong
chương “ Các loại hợp chất vô cơ” – Hóa học 9
Chủ đề 1: Oxit
Hoạt động 1: Tìm hiểu và nghiên cứu tính chất hóa học của oxit
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Năng lực cần đạt

Nội dung 1: Tính chất hoá học của oxit Bazơ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại HS: Nhắc lại khái niệm NL tái hiện.
khái niệm oxit bazơ, oxit oxit bazơ, oxit axit.
axit


HS: Các nhóm làm thí NL thực hành,NL giải

GV: Hướng dẫn các HS làm nghiệm

quyết vấn đề

thí nghiệm sau:

NL hợp tác.

HS: Làm TN

- Cho vào ống nghiệm mẫu HS: Nhận xét hiện tượng:
vôi sống CaO, thêm vào ống Vôi sống nhão ra, toả
nghiệm 2, 3ml nước, lắc nhiệt dd làm cho quì tím NL giải quyết vấn đề và
nhẹ, dùng ống hút nhỏ vài → màu xanh. Vậy CaO hình thành kiến thức
giọt chất lỏng có trong ống phản ứng với nước → dd
nghiệm trên vào mẫu giấy bazơ
quì tím và quan sát.
HS: Kết luận và viết
GV: Yêu cầu các nhóm HS PTHH.
rút kết luận + Viết PTHH

 Kết luận: Một số oxit

*Lưu ý: số oxit tác dụng bazơ tác dụng với nước →
với nước (to thường):
dung dịch bazơ (kiềm)
Na2O; CaO; K2O; BaO….

PTHH: CaO (r) + H2O (l)
GV: Yêu cầu HS viết PTHH
→ Ca(OH)2 (dd)
của các oxit bazơ trên với
HS: Thực hiện yêu cầu
15

NL giải quyết vấn đề


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Năng lực cần đạt

nước
GV: Hướng dẫn các nhóm HS: Làm thí nghiệm theo
HS làm thí nghiệm: - Cho nhóm
vào ống nghiệm 1: một ít HS: Nhận xét hiện tượng:
bột CuO màu đen..Nhỏ vào - CuO màu đen hoà tan
ống nghiệm 2→ 3ml dd trong dd HCl → dd màu
HCl, lắc nhẹ, quan sát.

xanh lam

GV: Màu xanh lam là màu HS: Viết PTHH
của dd đồng (II) clorua.

CuO + 2HCl → CuCl2 +


GV: Hướng dẫn HS viết H2O
PTPƯ, Gọi 1 HS nêu kết HS: Nêu kết luận
luận
GV: Giới thiệu: Bằng thực HS: Viết PTPƯ:
nghiệm đã chứng minh BaO(r) + CO2(k)



được rằng: Số oxit bazơ BaCO3(r)
(CaO, BaO, Na2O, K2O....)
tác dụng với axit → muối
GV: Hướng dẫn HS viết HS: Kết luận
PTPƯ, Gọi 1 HS nêu kết
luận
* Tiểu kết:
I. Tính chất hoá học của oxit
1. Tính chất hoá học của oxit Bazơ
a) Tác dụng với nước
PTHH: CaO (r) + H2O (l) → Ca(OH)2 (dd)
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước → dung dịch bazơ (kiềm)

16


Lưu ý: số oxit tác dụng với nước (to thường): Na2O; CaO; K2O; BaO…. Có
bazơ tương ứng tan được trong nước.
b) Tác dụng với dd axit
 Kết luận: Oxit bazơ + axit → muối + nước
VD: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Tác dụng với oxit axit
 Kết luận: oxit bazơ + oxit axit → muối
(Đk: oxit bazơ có bazơ tương ứng tan được trong nước.)
VD: BaO(r) + CO2(k) → BaCO3
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Năng lực cần
đạt

Nội dung 2: Tính chất hoá học của oxit axit
GV: Giới thiệu tính chất + HS: Viết PTPƯ

NL giải quyết

hướng dẫn HS viết PTPƯ (biết

vấn đề.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

gốc axit tương ứng với các oxit
axit)

HS: Nêu kết luận

NL sáng tạo.

HS: Viết PTHH xảy ra
GV: Gợi ý để HS liên hệ đến CO2(k) + Ca(OH)2 → CaCO3 +

PTPƯ của khí CO2 với dd H2O
Ca(OH)2 ⇒ hướng dẫn HS viết HS: Nêu kết luận
PTPƯ
GV: Nếu thay CO2 bằng những HS: Viết PTHH
oxit axit như: SO2; P2O5 ….cũng CO2(k) + CaO → CaCO3
xảy tương tự Gọi HS nêu kết
luận
GV: Thông báo đây cũng là tính

NL giải quyết

HS: Hoạt động nhóm, nêu nhận vấn đề.
xét
HS: làm vào vở Bài tập

chất oxit
17


GV: Hãy so sánh tính chất hoá

a) Gọi tên; phân loại

học của oxit axit và oxit bazơ?

b) Những oxit tác dụng

GV: Yêu cầu HS làm Bài tập 1: với nước: K2O; SO3; P2O5
Cho các oxit sau: K2O; Fe2O3; c) Những oxit tác dụng với dd
SO3; P2O5.


H2SO4 loãng: K2O; Fe2O3

a) Gọi tên, phân loại các oxit d) Những oxit tác dụng với dd
trên

NaOH là: SO3; P2O5

b) Trong các oxit trên, chất nào
tác dụng được với:
- Nước? - dd H2SO4 loãng? - dd
NaOH? Viết PTPƯ
GV: Gợi ý oxit nào nào tác dụng
với dd Bazơ.
2. Tính chất hoá học của oxit axit:
a) Tác dụng với nước:
 Kết luận: Nhiều oxit axit + nước → dd Axit
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
b) Tác dụng với Bazơ:
 Kết luận: Oxit axit + dd Bazơ → muối + nước
CO2(k) + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ
 Kết luận: Oxit axit + oxit Bazơ → muối
(Đk: oxit bazơ có bazơ tương ứng tan được trong nước.)
CO2(k) + CaO → CaCO3
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

18


Năng lực cần
đạt


Nội dung 3: Tìm hiểu khái quát về sự phân loại oxit
- Theo dõi nhận biết kiến thức:

GV: Giới thiệu: Căn cứ vào

1.Oxit bazơ: tác dụng với dd axit tổng hợp và giải

tính chất hóa học chia oxit

→ muối+ nước

thành 4 loại: oxit bazơ, oxit
axit, oxit lưỡng tính, oxit trung
tính

NL phân tích-

2. Oxit axit: tác dụng với dd bazơ
→ muối+ nước
3. Oxit lưỡng tính: tác dụng được
với dd axit, dd bazơ → muối +
nước. Vd:ZnO, Al2O3,…
4. Oxit trunh tính: là oxit không tác
dụng với axit, bazơ, nước. VD:
CO, NO…


GV: Gọi HS lấy ví dụ cho

HS: Cho ví dụ về oxit bazơ; oxit

từng loại

axit; oxit lưỡng tính; oxit trung tính

* Kết luận:
4. Dựa vào tính chất học của oxit, người ta phân oxit thành 4 loại:
1. Oxit bazơ:
VD: MgO, K2O...
2. Oxit axit: VD: SO3, P2O5
3. Oxit lưỡng tính: VD: Al2O3, ZnO, …
4. Oxit trung tính: VD: CO, NO, …
Chủ đề 2: Axit
Nội dung 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu

19

quyết vấn đề


GV: Hướng dẫn các nhóm làm HS: Làm TN và quan sát hiện tượng - Năng lực
thí nghiệm: Nhỏ 1 giọt dd HCl → làm đổi màu quì thành đỏ

giải quyết

vào mẫu giấy quì tím → quan sát


vấn đề hình

+ nêu nhận xét.

thành kiến

GV: Tính chất này → nhận biết

thức

axit
Kết luận:
I. Tính chất hoá học của axit
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
Dd axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng

lực

cần đạt

Nội dung 2: Tác dụng với kim loại
GV: Hướng dẫn các nhóm HS HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.

- Năng lực


làm TN: Cho 1 ít kim loại Zn

giải quyết

vào ống nghiệm 1. Cho ít Cu

vấn đề hình

vào ống nghiệm 2. Nhỏ 1→ 2 ml

thành kiến

dd HCl

vào ống nghiệm và HS: Nêu hiện tượng - Ống 1: Bọt thức

quan sát

khí thoát ra, kim loại hoà tan dần

GV: Gọi HS nêu hiện tượng + Ống 2: không có hiện tượng
nhận xét

HS: Nêu kết luận, Viết PTPƯ
2Al(r) + 6HCl(dd) → 2AlCl3(dd) + 3H2
(k)

GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ Fe(r) + H2SO4(dd) → FeSO4(dd) + H2(k)
giữa Al, Fe với dd HCl, dd

H2SO4 loãng.
GV: Gọi HS nêu kết luận
GV: lưu ý: HNO3; H2SO4 đặc
nóng tác dụng với nhiều kim
loại, nhưng không giải phóng H2
20


Kết luận:
2. Tác dụng với kim loại
*Kết luận: Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại → muối và
hiđro.
2Al(r) + 6HCl (dd) → 2AlCl3 (dd) + 3H2 (k)
Fe(r) + H2SO4(dd) → FeSO4(dd) + H2 (k)
*Lưu ý: Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng tác dụng với nhiều kim loại, nhưng
không giải phóng H2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC

Năng lực cần

SINH
Nội dung 3: Tác dụng với bazơ
GV: Hướng dẫn HS làm thí HS: Nhận TT

đạt

nghiệm: Lấy ít Cu(OH)2 vào


quyết vấn đề,

ống nghiệm. Thêm 1,2ml dd HS: Làm TN

quan sát hình

H2SO4. Lắc đều, quan sát trạng

thành kiến

thái màu sắc.

- Năng lực giải

HS: Nêu hiện tượng:

thức

GV: Gọi HS nêu hiện tượng + ống 1: Cu(OH)2 hoà tan → dd
Viết PTPƯ

màu xanh.
HS: Viết PTPƯ

GV: Giới thiệu: phản ứng của Cu(OH)2(r)

+

H2SO4(dd)


axit với bazơ (phản ứng trung CuSO4(dd)+ 2H2O(l)
hoà).

HS: Nêu kết luận

Kết luận:
3. Tác dụng với bazơ:
 Kết luận: Axit tác dụng với bazơ → muối và nước
Phản ứng của axit với bazơ (phản ứng trung hoà)
Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) → CuSO4(dd)+ 2H2O(l)
2NaOH(r) + H2SO4(dd) → Na2SO4 (dd) + 2H2O

21




HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC

Năng lực cần

SINH
đạt
Nội dung 4: Tác dụng với oxit bazơ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính HS: Nhắc lại tính chất hoá học NL tái hiện.
chất của oxit bazơ + viết PTPƯ của oxxit bazơ và viết PTPƯ

- Năng lực giải


của oxit bazơ tác dụng với axit

quyết vấn đề,

GV: Giới thiệu CuO (màu đen);

quan sát hình

ZnO (bột màu trắng); Fe2O3 (bột HS: Nhận TT của GV

thành kiến thức

màu nâu) đều có trong PTN
GV: Hướng dẫn hs tiến hành thí HS: Làm TN
nghiệm cho Fe2O3 tác dụng với HS: Nêu hiện tượng: Fe2O3 hòa
dd HCl.

tan trong dd HCl.

GV: Gọi HS nêu hiện tượng + HS: Viết PTPƯ
Viết PTPƯ

Fe2O3(r)+6HCl(dd) → 2FeCl3(dd) +

GV: Gọi HS nêu kết luận

3H2O
HS: Nêu kết luận


Kết luận:
4. Tác dụng với oxit bazơ
 Kết luận: Axit tác dụng với oxit bazơ → muối và nước
Fe2O3(r) + 6HCl(dd) → 2FeCl3(dd) + 3H2O
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC

Năng lực cần

SINH
đạt
Nội dung 5: Tác dụng với muối
- Hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích, - Nêu mục đích, dụng cụ, - Năng lực giải
dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí hóa chất, cách tiến hành thí quyết vấn đề,
nghiệm nghiên cứu.

nghiệm.

- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: HS: Tiến hành TN
Nhỏ 1 → 2 giọt dd H2SO4 loãng vào HS: Nêu hiện tượng: Xuất
ống nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl2 → hiện kết tủa trắng → phản
Quan sát.

ứng tạo thành BaSO4 không

22

quan sát hình
thành kiến thức



GV: Gọi HS nêu nhận xét và viết tan
PTPƯ => nêu kết luận.

 Muối

+ HS: Kết luận

Axit → Muối mới + Axit mới
H2SO4 +
+

BaCl2



2HCl

BaSO4

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 +
H2O
GV: Nêu điều kiện: Axit sinh ra là
chất khí (axit yếu) hoặc muối tạo
thành không tan.
Kết luận:
2. Muối tác dụng với axit
*Kết luận: Muối + Axit → Muối mới + Axit mới
H2SO4 +


BaCl2

→ 2HCl

+

BaSO4

H2SO4 + Na2CO3 →Na2SO4 + CO2 + H2O
*ĐK: Axit sinh ra là chất khí (axit yếu) hoặc muối tạo thành không tan.
Chủ đề 3: Bazơ
Hoạt động 1: Tìm hiểu và nghiên cứu tính chất hóa học của bazơ (Học sinh
hoạt động nhóm).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC

SINH
Qua những kiến thức đã học, em biết - HS liệt kê các tính chất hóa
bazơ có những tính chất hóa học

học đã được biết qua bài oxit

nào?

Năng lực
cần đạt
NL tái


và bài axit và kiến thức của bài hiện.
nước ở lớp 8.

Vậy bazơ còn có tính chất hóa học

1. Dung dịch bazơ tác dụng với

nào nữa thì chúng ta vào nội dung

chất chỉ thị màu.

bài học.

2. Tác dụng với oxit axit.
23


3. Bazơ tác dụng với axit.
1. Nội dung 1:
Thí nghiệm kiểm chứng các tính

Các nhóm nêu các thí nghiệm

chất đã biết

cho mỗi tính chất (VD)

Nêu các TN chứng minh cho mỗi tính
chất?


1. Dùng dd NaOH để tác
dụng với chất chỉ thị
màu.
2. Sục khí cacbonic vào

NL giải
quyết vấn
đề.
NL sáng
tạo.

dung dịch nước vôi trong.
Em hãy nêu cách tiến hành mỗi thí

3. Đồng (II) hiđroxit tác

nghiệm?

dụng với dd HCl.

GV: Gọi các nhóm báo các cách tiến

- HS tự nêu cách tiến hành TN

hành TN, GV cùng thống nhất

theo nhóm.

phương án tiến hành.


(hoặc tiến hành TN theo SGK)

- GV phát dụng cụ, hóa chất cho các

- HS lắng nghe, cho nhận xét

nhóm (hoặc HS tự chuẩn bị dụng cụ và

NL thực

hóa chất) để làm 3 thí nghiệm kiểm

hành,
- HS chuẩn bị dụng cụ, hóa

chứng:

chất.

NL hợp
tác.

- GV: chú ý với học sinh một số thao
tác thí nghiệm cần thiết như: sử dụng
ống hút, tiến hành thí nghiệm trên đế

NL phân

sứ, cách thổi hơi thở vào dung dịch


- HS lắng nghe, quan sát GV

nước vôi trong.

làm mẫu.

Cho các nhóm làm TN

Các nhóm báo cáo kết quả TN, thống
24

tích- tổng
hợp.


nhất các kết luận rút ra qua mỗi tính

- HS theo nhóm tiến hành thí

chất.

nghiệm, ghi lại hiện tượng xảy
ra và rút ra nhận xét, kết luân
và ghi vào bảng nhóm
Kết luận về tính chất hóa học
của bazơ qua mỗi thí nghiệm.

Kết luận:
1. Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh và làm dung dịch

phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.
2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

PTHH:
3. Bazơ tác dụng với axit.
PTHH:

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH

2. Nội dung 2: Thí nghiệm nghiên cứu.
GV nêu vấn đề: Qua kiến thức ở lớp HS nêu VD: KClO3,
8 em đã biết chất nào dễ bị phân hủy

Năng lực cần
đạt
NL tái hiện

KMnO4, CaCO3…).

khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao?
- GV: Trong thực tế chúng ta thấy có
nhiều chất không bền với nhiệt, nghĩa
là chất đó bị phân hủy khi ta nung


NL sáng tạo

nóng (VD: KClO3, KMnO4,

và giải quyết

CaCO3…). Vậy với các bazơ thì tính

- HS đề xuất phương vấn đề.

chất này được thể hiện như thế nào?

pháp tiến hành thí

- Cho HS quan sát mẫu Cu(OH)2 (chú

nghiệm để tìm hiếu

NL quan sát,

ý màu sắc trước TN)

tính chất trên (hoặc

mô tả, giải

GV đặt vấn đề nhiệt phân Cu(OH)2.

nêu như SGK)


quyết vấn đề

25


×